Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

quy tắc tham gia giao thông đường bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.33 KB, 8 trang )

Những điều cần biết khi tham gia giao thông
1. Khi đến ngã 3, ngã 4 không có đèn xanh, đỏ:
- Trước hết, giảm tốc độ, quan sát.
- Nhường đường cho xe đến từ tay phải.
2. Đến ngã 4 có vòng xuyến:
- Giảm tốc độ.
- Phải chạy ôm bùng binh theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.
- Nhường đường cho xe đến từ bên trái.
3. Đến ngã 4 có đèn xanh, đèn đỏ:
- Gặp đèn đỏ phải dừng lại đúng vị trí quy định, trước vạch trắng kẻ ngang
đường.
- Không được dừng, đậu xe trên phần đường giành cho người đi bộ qua đường.
4. Về sử dụng làn đường:
- Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch
kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn
đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn
đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
- Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn
đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường
bên trái.
- Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải
đi về bên phải.
5. Quy định về vượt xe:
- Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân
cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
- Xe xin vượt chỉ được phép vượt khi không có chướng ngại vật phía trước,
không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước
không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.


- Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía


trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi
xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
- Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được
phép vượt bên phải:
+ Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
+ Khi xe điện đang chạy giữa đường;
+ Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái
được.
- Không được vượt xe trong các trường hợp sau đây:
+ Trên cầu hẹp có một làn xe;
+ Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
+ Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
+ Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
+ Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
6. Quy định về chuyển hướng xe:
- Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có
tín hiệu báo hướng rẽ.
- Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng
phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần
đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho
xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho
người và phương tiện khác.
- Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được
quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.
- Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên
cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi
đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn
đường cong tầm nhìn bị che khuất.
7. Tránh xe đi ngược chiều



- Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hai xe đi ngược
chiều tránh nhau, người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải
theo chiều xe chạy của mình.
- Các trường hợp nhường đường khi tránh nhau quy định như sau:
+ Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ
tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi;
+ Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc;
+ Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có
chướng ngại vật đi trước.
- Xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau không được dùng đèn chiếu xa.
8. Khi qua khúc cua phải chạy xe như thế nào?
- Phải giảm tốc độ.
- Phải giữ đúng phần đường phía tay phải của mình, không được lấn qua phần
đường bên trái.
9. Vạch trắng kẻ giữa lòng đường có ý nghĩa gì:
Ở giữa lòng đường, vạch trắng dọc liên tục (không đứt khoảng) nghiêm cấm
không được lấn qua để vượt xe.
Vạch trắng đứt khoảng được lấn qua để vượt xe có đủ điều kiện để vượt (không
có xe ngược chiều, không có chướng ngại vật, đã phát tín hiệu: đèn, còi cho xe
phía trước.

10. Các trường hợp phải giảm tốc độ.

Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ
thấp hơn tốc độ tối đa cho phép đến mức không nguy hiểm (có thể dừng lại một
cách an toàn) trong các trường hợp sau:
- Có biển cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường.
- Chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế;
- Qua nơi đường bộ giao nhau cùng mức; nơi đường bộ giao cắt đường sắt;

đường vòng; đường có địa hình quanh co, đèo dốc; đoạn đường mà mặt đường
không êm thuận;


- Qua cầu, cống hẹp; khi lên gần đỉnh dốc, khi xuống dốc;
- Qua khu vực có trường học vào giờ học sinh đến trường hoặc tan trường; khu
vực đông dân cư, nhà máy, công sở tập trung bên đường; khu vực đang thi công
trên đường bộ; hiện trường xảy ra tai nạn giao thông;
- Khi có người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường;
- Có súc vật đi trên đường hoặc chăn thả ở sát đường;
- Tránh xe chạy ngược chiều hoặc khi cho xe chạy sau vượt;
- Đến gần bến xe buýt, điểm dừng đỗ xe có khách đang lên, xuống xe.
- Gặp đoàn xe ưu tiên; gặp xe quá khổ, quá tải, xe chở hàng nguy hiểm; vượt
đoàn người đi bộ;
- Trời mưa; sương mù; mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, cát bụi rơi
vãi.
11. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ
trong khu vực đông dân cư.
Loại xe cơ giới đường bộ

Tốc độ tối đa
(km/h)

Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi; ô tô tải có trọng tải dưới 3.500 kG.
50

Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; ô tô tải có trọng tải từ 3.500 kG trở lên; ô tô sơ mi rơ
moóc; ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô chuyên dùng; xe mô tô; xe gắn máy.
40


12. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ
ngoài khu vực đông dân cư.
Loại xe cơ giới đường bộ

Tốc độ tối đa
(km/h)

Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi (trừ ô tô buýt); ô tô tải có trọng tải dưới 3.500 kG.
80

Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi (trừ ôtô buýt); ô tô tải có trọng tải từ 3.500 kG trở lên.
70

Ô tô buýt; ôtô sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô.
60

Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; xe gắn máy.
50

13. Tốc độ tối đa cho phép đối với các loại xe cơ giới khác và xe máy
chuyên dùng.


Đối với các loại xe cơ giới khác như máy kéo, các loại xe tương tự, xe máy
chuyên dùng hiện đang được phép hoạt động thì tốc độ tối đa không quá 30
km/h khi tham gia giao thông trên đường bộ.
14. Tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao
tốc, đường cấp cao, đường khai thác theo quy chế riêng.
Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, đường bộ được thiết kế xây dựng
đạt tiêu chuẩn đường cấp cao, đường khai thác theo quy chế riêng thì người điều

khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu
ghi trên biển báo hiệu đường bộ.
15. Đặt biển báo hiệu tốc độ, biển báo hiệu khu đông dân cư.
1. Việc đặt biển báo hiệu tốc độ thực hiện theo quy định của pháp luật về báo
hiệu đường bộ hiện hành và phải căn cứ vào tình hình thực tế của đoạn, tuyến
đường bộ cho phù hợp.
2. Việc đặt biển báo hiệu “Bắt đầu khu đông dân cư” và “Hết khu đông dân cư”
phải căn cứ vào tình hình dân cư thực tế hai bên đường bộ. Không đặt biển báo
hiệu khu đông dân cư đối với các đoạn tuyến chưa đô thị hóa, dân cư thưa thớt
và tầm nhìn không bị hạn chế.
Các đơn vị quản lý đường bộ phối hợp với chính quyền địa phương các cấp để
thống nhất vị trí cắm biển báo hiệu “Bắt đầu khu đông dân cư” và “Hết khu đông
dân cư” cho phù hợp với thực tế và phù hợp với quy định của pháp luật về báo
hiệu đường bộ hiện hành.

Nguyên tắc vượt xe khi tham gia giao thông

- Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
+ Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
+ Khi xe điện đang chạy giữa đường;
+ Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
- Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
+ Không bảo đảm các điều kiện hi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía
trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được
gây trở ngại đối với xe xin vượt.


+ Trên cầu hẹp có một làn xe;
+ Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
+ Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

+ Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
+ Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Quyền của xe ưu tiên
Điều 22 Luật giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi
qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:

1.
2.
3.
4.
5.

Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng
khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
Đoàn xe tang.
Các xe được quyền ưu tiên kể trên (trừ đoàn xe tang) khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định;
không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu
đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Ngoài ra, Luật giao thông đường bộ còn có những quy định riêng áp dụng đối với các xe được quyền ưu tiên, chẳng
hạn như: Luật giao thông đường bộ cũng nghiêm cấm người tham gia giao thông vượt xe khi gặp xe được quyền ưu
tiên; Các xe được quyền ưu tiên cũng được ưu tiên khi đi qua phà, cầu phao,…
Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ khi đi qua nơi xảy ra tai nạn thì có trách nhiệm chở người bị nạn
đi cấp cứu, nhưng các xe được quyền ưu tiên thì không bắt buộc phải thực hiện quy định này; và luật giao thông
đường bộ cũng nghiêm cấm việc bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử
dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy
định.

Xử lý khi va chạm với xe ưu tiên
Trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông liên quan đến các phương tiện giao thông được quyền ưu tiên đang đi
làm nhiệm vụ khẩn cấp mà người điều khiển phương tiện được quyền ưu tiên không bị thương, phương tiện vẫn tiếp
tục hoạt động được thì cơ quan chức năng lập biên bản tạm giữ các giấy tờ có liên quan, ghi lại biển số phương tiện,
họ, tên, đơn vị công tác của người điều khiển phương tiện; đánh dấu vị trí của phương tiện giao thông, sơ bộ ghi
nhận và chụp ảnh các dấu vết trên phương tiện rồi cho họ tiếp tục đi làm nhiệm vụ. Sau đó, cơ quan chức năng mới
tiến hành điều tra, giải quyết tai nạn giao thông theo quy định.
Kết quả điều tra sẽ là căn cứ để truy cứu trách nhiệm của các bên liên quan. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng: khi thấy có tín
hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề
đường bên phải để nhường đường và không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Chuyển làn thế nào cho đúng?
Tại giao lộ, nếu không có biển báo hướng đi cho các phương tiện (biển 411) thì người lái xe phải đi thế nào
cho đúng?
Câu hỏi 1:


Trên đường phố một chiều có chia làm 2 làn ôtô và xe máy, xe đạp bằng vạch liền ở giữa, hình vẽ trên nền đường và
biển báo 412 (Làn đường dành riêng cho từng loại xe) bên phải đường. Ở gần ngã tư thì lại được chia làm 3 làn
đường bằng vạch đứt và trên nền đường không có các mũi tên chỉ hướng, không biển báo 411 (Hướng đi trên mỗi làn
đường theo vạch kẻ đường).
Một chiếc ôtô đi đúng làn đường ở đoạn trước biển 412 nhưng khi qua biển báo trên thì chuyển sang làn phải ngoài
cùng để rẽ phải, khi rẽ xong thì bị CSGT thổi phạt lỗi đi sai làn đường. Người lái xe nói rằng ở ngã tư các làn đường
là hỗn hợp nên anh ta rẽ phải là đúng. Hỏi pháp luật xử lý như thế nào trong trường hợp này?
Trả lời:
Theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 41) về báo hiệu đường bộ có quy định biển báo 412 là biển
dùng để cho biết làn đường dành riêng cho từng loại xe và các xe phải đi. Và quy định tại khoản 5 Điều 10 Luật giao
đông đường bộ về hệ thông báo hiệu đường bộ có quy định vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí
hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật giao thông đường bộ về quy tắc chung có quy định:

Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải
chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
Như vâây chiếc ôtô trong trường hợp này đã chuyển làn vào làn đường dành cho xe máy và xe đạp là đã vi phạm quy
định tại khoản 1 Điều 9 của Luật giao thông đường bộ (luật GTĐB). Do đó việc CSGT thổi phạt lỗi nêu trên là đúng
quy định pháp luật.
Trong trường hợp này người lái xe ôtô khi muốn rẽ phải hoặc trái thì phải đi ở hai làn trái ngoài cùng cho tới khi qua
hết vạch kẻ đường dành cho người đi bộ rồi mới thực hiện chuyển hướng (rẽ).
Việc chuyển hướng phải tuân theo quy định tại khoản 2 điều 15 luật GTĐB như sau: Trong khi chuyển hướng, người
lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi
trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan
sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
Câu hỏi 2:
Trên đường phố có cầu vượt ngang qua, ở đoạn cuối của cầu vượt giao cắt với đường dưới có cắm biển 412 để phân
làn các phương tiện. Một chiếc ôtô di chuyển đúng làn ở đường phía dưới đến đoạn nhập làn trên vì lưu lượng
phương tiện trên cầu vượt xuống nhiều nên chưa thể chuyển ngay sang làn ôtô được (như trên biển báo 412) mà
phải chạy ở làn trong (xe máy) một đoạn (qua biển báo) mới sang được thì bị CSGT thổi phạt lỗi đi sai làn đường (lái
xe có bật đèn tín hiệu chuyển hướng).
Người lái xe nói rằng theo luật giao thông thì người lái xe chỉ được phép chuyển làn khi có đủ các điều kiện an toàn,
lưu lượng xe quá đông không an toàn nên chưa chuyển làn được vì thế trong trường hợp này không vi phạm. Hỏi
pháp luật xử lý như thế nào trong trường hợp này?


Trong trường hợp không đảm bảo an toàn, lái xe có thể dừng lại tạm thời rồi sau đó đi vào đúng làn đường

Trả lời:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Luật giao thông đường bộ về chấp hành báo hiệu đường bộ có quy định: Người tham
gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
Mặt khác, theo khoản 1 Điều 13 Luật giao thông đường bộ về sử dụng làn đường có quy định:
Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều
khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi

chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
Lý do người lái xe đưa ra là do lưu lượng xe quá đông không an toàn nên chưa chuyển làn là không hợp lý, vì trong
trường hợp không đảm bảo an toàn, lái xe có thể dừng xe tạm thời sau đó di chuyển vào đúng làn đường quy định.
Trong trường hợp này, người lái xe đã không thực hiện chuyển làn ngay theo biển báo mà tiếp tục đi vào làn đường
dành cho xe máy là vi phạm pháp luật và bị xử phạt theo quy định tại khoản c điều 4 nghị định 171/2013/NĐ-CP với
mức phạt từ 800.000 VND đến 1.200.000 VND. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển chiếc ôtô trên còn bị tước
quyền sử dụng Giấy phép lái xe 01 tháng.



×