Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

BASEL và THỰC tế ỨNG DỤNG BASEL tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.83 KB, 20 trang )

BASEL & THỰC TỀ ỨNG
DỤNG BASEL TẠI VIỆT
NAM
[Type the document subtitle]

NGƯỜI BÁO CÁO: LÊ NGỌC BẢO VIỆT


BASEL VÀ THỰC TẾ ỨNG DỤNG BASEL TẠI
VIỆT NAM
I.

SƠ LƯỢC VỀ HIỆP ƯỚC BASEL VỀ AN TOÀN VỐN

Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision - BCBS)
được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát
của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ
hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ 80. Hiện nay, các thành viên của Ủy ban gồm đại diện
ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của các nước: Argentina, Áo,
Bỉ, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Hong Kong, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Luxembourg, Mexico, Hà Lan, Nga, Saudi Arabia, Singapore, Nam Phi, Tây Ban Nha,
Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Mỹ. Ủy ban được nhóm họp 4 lần trong một năm.
Hội đồng thư ký của Ủy ban Basel được đề xuất bởi Ngân hàng Thanh toán Quốc tế ở
Basel, gồm 15 thành viên là những nhà giám sát hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp được biệt
phái tạm thời từ các tổ chức tín dụng tài chính thành viên. Ủy ban Basel và các tiểu ban sẵn
sàng đưa ra những lời tư vấn cho các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng ở tất cả các nước.
Ủy ban Basel không có bất kỳ một cơ quan giám sát nào và những kết luận của Uỷ ban này
không có tính pháp lý và yêu cầu tuân thủ đối với việc giám sát hoạt động ngân hàng. Thay vào
đó, Ủy ban Basel chỉ xây dựng và công bố những tiêu chuẩn và những hướng dẫn giám sát rộng
rãi, đồng thời giới thiệu các báo cáo thực tiễn tốt nhất trong kỳ vọng rằng các tổ chức riêng lẻ sẽ
áp dụng rộng rãi thông qua những sắp xếp chi tiết phù hợp nhất cho hệ thống quốc gia của chính


họ. Theo cách này, Ủy ban khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cận và các tiêu chuẩn chung mà
không cố gắng can thiệp vào các kỹ thuật giám sát của các nước thành viên.
Ủy ban báo cáo thống đốc ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân
hàng của nhóm G10. Từ đó tìm kiếm sự hậu thuẫn cho những sáng kiến của Ủy ban. Những tiêu
chuẩn bao quát một dải rất rộng các vấn đề tài chính. Một mục tiêu quan trọng trong công việc
của Ủy ban là thu hẹp khoảng cách giám sát quốc tế trên hai nguyên lý cơ bản là: (1) không
ngân hàng nước ngoài nào được thành lập mà thoát khỏi sự giám sát; và (2) việc giám sát phải
tương xứng. Để đạt được mục tiêu đề ra, từ năm 1975 đến nay, Ủy ban Basel đã ban hành rất
nhiều văn bản, tài liệu liên quan đến vấn đề này.
Vào năm 1988, Ủy ban đã quyết định giới thiệu hệ thống đo lường vốn mà nó được đề cập
như là Hiệp ước vốn Basel (the Basel Capital Accord) hay Basel I. Hệ thống này cung cấp
khung đo lường rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu 8%. Basel I không chỉ được phổ
biến trong các quốc gia thành viên mà còn được phổ biến ở hầu hết các nước khác có các ngân
hàng hoạt động quốc tế. Đến năm 1996, Basel I được sửa đổi với rất nhiều điểm mới. Tuy vậy,
Hiệp ước vẫn có khá nhiều điểm hạn chế.


Để khắc phục những hạn chế của Basel I, tháng 6/1999, Uỷ ban Basel đã đề xuất khung đo
lường mới với 3 trụ cột chính: (i) yêu cầu vốn tối thiểu trên cơ sở kế thừa Basel I; (ii) sự xem
xét giám sát của quá trình đánh giá nội bộ và sự đủ vốn của các tổ chức tài chính; (iii) sử dụng
hiệu quả của việc công bố thông tin nhằm làm lành mạnh kỷ luật thị trường như là một sự bổ
sung cho các nỗ lực giám sát. Đến ngày 26/6/2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn Basel mới
(Basel II) đã chính thức được ban hành.
Lịch sử vắn tắt của Hiệp ước vốn Basel : (1) Năm 1988, Hiệp ước vốn Basel đầu tiên
( Basel I) ra đời và có hiệu lực từ 1992. (2) Năm 1996, Basel I được bổ sung thêm rủi ro thị
trường (được thực thi chậm nhất vào ngày 1/1/1998). (3) Tháng 6/1999, đề xuất một khung
Hiệp ước vốn mới với chương trình tư vấn lần thứ nhất (First Consultative Package - CP1). (4)
Tháng 1/2001, chương trình tư vấn lần thứ hai (CP2). (5) Tháng 4/2003, chương trình tư vấn lần
thứ ba (CP3). (6) Quý 4/2003, phiên bản mới của Hiệp ước vốn (Basel II) được hoàn thiện. (7)
Tháng 1/2007, Basel II có hiệu lực. (8) Năm 2010, chấm dứt quá trình chuyển đổi.

A. Hiệp ước Basel I – 1988

Ngoài những ảnh hưởng của quá trình tự do hóa tài chính và sự tiến bộ trong công nghệ ngân
hàng cũng như xu hướng đa dạng hóa các sản phẩm tài chính diễn ra rầm rộ vào những thập kỷ
cuối thế kỷ 20, thì yêu cầu xây dựng một nền tảng so sánh hiệu quả hoạt động ngân hàng và
đảm bảo hạn chế rủi ro trong toàn hệ thống thanh toán toán liên ngân hàng toàn cầu là động lực
dẫn đến sự ra đời của Hiệp ước Basel.
1. Mục tiêu của Basel I
Chuẩn mực hóa hoạt động ngân hàng trong trào lưu toàn cầu hóa nhằm củng cố sự ổn định
của toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc tế.
Thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm giảm cạnh tranh
không lạnh mạnh giữa các ngân hàng quốc tế.
2. Tiêu chuẩn của Basel I
(1) Tỉ lệ vốn dựa trên rủi ro - “Tỉ lệ Cook”: tỉ lệ này được phát triển bởi BCBS với mục
đích củng cố hệ thống ngân hàng quốc tế, đối tượng ban đầu là những ngân hàng hoạt động
quốc tế, nhưng sau này đã được thực thi trên hơn 100 quốc gia. Theo tiêu chuẩn này, ngân hàng
phải giữ lại lượng vốn bằng ít nhất 8% của rổ tài sản, được tính toán theo nhiều phương pháp
khác nhau và phụ thuộc vào độ rủi ro của chúng.
Tỉ lệ thoả đáng về vốn (CAR) = Vốn tự có / Tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền (RWA)
Theo đó, ngân hàng có mức vốn tốt là ngân hàng có CAR > 10%, có mức vốn thích hợp
khi CAR > 8%, thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR < 6% và thiếu vốn trầm
trọng khi CAR < 2%.


(2) Vốn cấp 1, cấp 2 và cấp 3: Thành tựu cơ bản của Basel I là đã đưa ra được định nghĩa
mang tính quốc tế chung nhất về vốn của ngân hàng và một cái gọi là tỷ lệ vốn an toàn của ngân
hàng. Tiêu chuẩn này quy định:
Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3
-


Vốn cấp 1 là lượng vốn dự trữ sẵn có và các nguồn dự phòng được công bố, như là khoản
dự phòng cho các khoản vay, bao gồm: Vốn chủ sở hữu vĩnh viễn; Dự trữ công bố (Lợi
nhuận giữ lại); Lợi ích thiểu số (minority interest) tại các công ty con, có hợp nhất báo cáo
tài chính; Lợi thế kinh doanh (goodwill).

-

Vốn cấp 2 (Vốn bổ sung) gồm: Lợi nhuận giữ lại không công bố; Dự phòng đánh giá lại tài
sản; Dự phòng chung/dự phòng thất thu nợ chung; Công cụ vốn hỗn hợp; Vay với thời hạn
ưu đãi; Đầu tư vào các công ty con tài chính và các tổ chức tài chính khác.

-

Vốn Cấp 3 (Dành cho rủi ro thị trường) = Vay ngắn hạn
(3) Vốn tính theo rủi ro gia quyền:

RWA = Tổng (TS có nội bảng x Hệ số rr)+Tổng (TS có ngoại bảng x Hệ số chuyển đổi x Hệ số rr)

Mọi tài sản có đều được cơ quan giám sát tài chính FSA chỉ định một hệ số rủi ro phản ánh
mức độ rủi ro của tài sản. Basel I đưa ra hệ số rủi ro gồm 4 mức: 0%, 20%, 50% và 100%. Hệ
số rủi ro không phản ánh độ nhảy cảm rủi ro của mỗi loại này.
3. Những hạn chế của Basel I
Sau khi rủi ro tín dụng được thiết lập năm 1988, Ủy ban Basel đã chuyển sự chú ý của họ
sang rủi ro thị trường để phán ứng lại các hoạt động kinh doanh chuyên hữu ngày càng tăng của
các ngân hàng thương mại. Năm 1996, Basel I đã được sửa đổi với mục đích tính đến cả phí
vốn đối với rủi ro thị trường. Mặc dù vậy, mới chỉ nhìn nhận được 1 vấn đề và vẫn có khá nhiều
điểm hạn chế.
Thứ nhất, Basel I chỉ đề cập đến rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro lãi suất. Nó đã
không đề cập đến một loại rủi ro đang ngày càng trở nên phức tạp và mức độ ngày càng tăng
lên, đó là rủi ro hoạt động (không có vốn dự phòng rủi ro hoạt động).

Thứ hai, Basel I phân loại rủi ro chưa chi tiết cho các khoản vay. Hệ số rủi ro chưa chi tiết
cho rủi ro theo đối tác (ví dụng khả năng tài chính của khách hàng) hoặc theo đặc điểm của
khoản tín dụng (ví dụ theo thời hạn). Nghĩa là, một khoản nợ đối với tổ chức xếp hạng AAA
được coi như một khoản nợ đối với tổ chức xếp hạng B. nghĩa là rủi ro khác nhau nhưng tỷ lệ
an toàn vốn như nhau.
Thứ ba, Basel I chưa tính đến lợi ích của đa dạng hóa hoạt động. Các lý thuyết về đầu tư
chỉ ra rủi ro sẽ giảm thông qua đa dạng hóa danh mục đầu tư. Tuy nhiên, theo Basel I, quy định


về vốn tối thiểu không khác biệt giữa ngân hàng có hoạt động kinh doanh đa dạng và một ngân
hàng kinh doanh tập trung
B. Hiệp ước Basel II – 1999

Basel II là Hiệp ước quốc tế về tiêu chuẩn an toàn vốn, tăng cường quản trị toàn cầu hóa tài
chính cũng như khai thác tối đa tiềm năng lợi nhuận và hạn chế rủi ro.
Để khắc phục những hạn chế của Basel I, tháng 6/1999, Uỷ ban Basel đã đề xuất khung
đo lường mới với 3 trụ cột chính. Đến ngày 26/6/2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn Basel mới
(Basel II) đã chính thức được ban hành.
1. Mục tiêu của Basel II:
Nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế; Tạo lập và duy trì
một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc tế; Đẩy mạnh việc
chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro.
Hai mục tiêu đầu của Basel II là những mục tiêu chủ chốt của Hiệp ước vốn Basel I. Mục
tiêu cuối cùng là mới, đó là dấu hiệu của việc bắt đầu chuyển dần từ cơ chế điều tiết dựa trên tỷ
lệ, mà đó chỉ là một phần của khung mới, hướng đến một sự điều tiết mà sẽ dựa nhiều hơn vào
các số liệu nội bộ, thông lệ và các mô hình.
2. Tiêu chuẩn của Basel II
Basle II sử dụng khái niệm “Ba trụ cột”:
a) Trụ cột thứ I:
Liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc. Theo đó, tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là

8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I. Tuy nhiên, rủi ro được tính toán theo ba yếu tố chính
mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị
trường. Công thức tính CAR:

So với Basel I, cách tính chi phí vốn đối với rủi ro tín dụng có sự sửa đổi lớn, đối với rủi ro
thị trường có sự thay đổi nhỏ, nhưng hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro tác nghiệp. Cụ
thể:
(1) Rủi ro tín dụng
Theo Basel II, để đo lường và tính toán hệ số rủi ro đối với các khoản mục tài sản có rủi
ro tín dụng có 3 phương pháp: Phương pháp chuẩn , phương pháp xếp hạng nội bộ
• Phương pháp chuẩn:
RWA = Tài sản có x Hệ số rủi ro


Phương pháp này gần giống như Basel I. Tuy nhiên, ở Basel II có đề cập xếp hạng tín
nhiệm, không áp đặt hệ số rủi ro rõ ràng cho từng khoản mục mà còn tùy thuộc khoản
mục đó thực hiện với chủ thể nào, uy tín và xếp hạng tín dụng của chủ thể. Việc xếp
trọng số tín nhiệm bao nhiêu tùy thuộc vào mức độ tín nhiệm của chủ nợ do cơ quan xếp
hạng tín nhiệm qui định.
Điểm khác biệt nữa trong Basel II là:nợ được chia thành 5 nhóm, với trọng số lần lượt lá,
0%, 20%, 50%, 100% và 150%.
• Phương pháp xếp hạng nội bộ:
Ngoài phương pháp chuẩn, Basel II cho phép ngân hàng có thể thêm lựa chọn về phương
pháp xác định dư nợ, xác suất vỡ nợ, kỳ đáo hạn hiệu dụng, tỷ trọng tổn thất tín dụng. Tu
nhiên, ngân hàng áp dung phương pháp xếp hạng nội bộ cần có sự chấp nhận của cơ quan
giám sát NH.
Theo phương pháp này thì có sự khác biệt về yêu cầu vốn tối thiểu giữa các khoản cho
vay đối với các đối tượng khách hàng khác nhau.
RWA = 12,5 x EAD x K. Trong đó:
EAD: Tổng dư nợ khách hàng tại thời điểm khách háng không trả được nợ.

K: Tỷ lệ vốn để dự phòng những trường hợp rủi ro tín dụng không lường trước được
nhưng lại xảy ra.
RWA: Tài sản có rủi ro, được xác định theo từng hình thức cho vay. RWA khác biệt đối
với các khoản vay của SME và doanh nghiệp lớn.
(2) Rủi ro hoạt động
Các ngân hàng được lựa chọn 1 trong 3 cách tính nhu cầu vốn cần thiết dự phòng rủi ro
hoạt động với mức độ phức tạp và nhảy cảm với rủi ro tăng dần, bao gồm: Phương pháp
chỉ số cơ bản_BIA, phương pháp chuẩn_TSA, phương pháp nâng cao_AMA.
• Phương pháp chỉ số cơ bản :
Các NH sử dụng phương pháp này cần phải nắm giữ mức vốn để dự phòng rủi ro hoạt
động bằng mức bình quân tổng thu nhập hằng năm ( >0 ) của thời kỳ 3 năm trước đó,
nhân với tỷ lệ phần trăm cố định (gọi là ).

Với điều kiện: GI > 0 và .
: Vốn dự phòng rủi ro hoạt động theo phương pháp BIA


: Thu nhập hằng năm
: số năm có thu nhập > 0
• Phương pháp chuẩn:
Theo phương pháp TSA, hoạt động NH được chia thành 8 nhòm nghiệp vụ, mỗi nhóm
nghiệp vụ có hệ số β tương ứng.

Vốn dự phòng rủi ro hoạt động theo phương pháp TSA.
Thu nhập hằng năm đối với từng nhóm nghiệp vụ trong 8 nhóm.
• Phương pháp nâng cao:
Yêu cầu vốn được tính dựa trên hệ thống nội bộ đánh giá rủi ro hoạt độngcơ bản của NH.
Hệ thống không chỉ thống kê thiệt hại bên trong và bên ngoài thực tế, mà còn phân tích
theo trình tự thời gian các yếu tố liên quan đến môi trường kinh doanh, môi trường kiểm
soát nội bộ của NH. NH muốn sử dụng phương pháp AMA cần phải được cơ quan giám

sát chủ quản đồng ý và được sự hỗ trợ của cơ quan này. Do đó, phương pháp AMA trở
nên ít thông dụng hơn so với phương pháp TSA.
(3) Rủi ro thị trường
Có 2 phương pháp để đo lường rủi ro thị trường: Phương pháp chuẩn, phương pháp mô
hình nội bộ.
• Phương pháp chuẩn:
Yêu cầu vốn đối phó với rủi ro thị trường sẽ được xem xét đối với từng yếu tố rủi ro: rủi
ro lãi suất, rủi ro trạng thái vốn, rủi ro tỷ giá và rủi ro hàng hóa.
• Phương pháp mô hình nội bộ:
NH muốn sử dụng phương pháp mô hình nội bộ cần phải được cơ quan giám sát NH chấp
nhận. Yêu cầu tối thiểu mà các ngân hàng phải đáp ứng bao gồm:
- Phải có hệ thống quản trị rủi ro tương thích, hiện đại và đầy đủ dữ liệu cần thiết.
- Có đủ số lượng chuyên viên được trang bị kỹ năng sử dụng các mô hình phức tạp không
chỉ trong giao dịch, mà còn trong quản trị rủi ro, kiểm toán.
- Mô hình của NH được cơ quan giám sát đánh giá có chất lượng, đã qua kiểm định về
tính hợp lý và chính xác khi đo lường rủi ro.


Một khi đã được chấp nhân thực hiện phương pháp này, các NH sẽ xây dựng mô hình
quản trị rủi ro theo các tiêu chuẩn. Trên cơ sở những tiêu chuẩn về mô hình quản trị rủi ro
này, các NH sẽ xác định được giá trị VaR của mỗi giao dịch, của các danh mục và của
toàn bộ hoạt động NH. Độ tin cậy của việc tính toán này yêu cầu phải đạt tối thiểu 99%.
b) Trụ cột thứ II:
Liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, Basel II cung cấp cho các nhà hoạch
định chính sách những “công cụ” tốt hơn so với Basel I. Trụ cột này cũng cung cấp một khung
giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro
danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn
lại (residual risk).
Basel II nhấn mạnh 4 nguyên tắc của công tác rà soát giám sát:
Thứ nhất, các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn nội

bộ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó.
Thứ hai, các giám sát viên nên rà soát và đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ và
chiến lược của ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỉ lệ vốn tối thiểu;
giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu họ không hài lòng với kết
quả của quy trình này.
Thứ ba, Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu
theo quy định.
Thứ tư, giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng
không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức
vốn không được duy trì trên mức tối thiểu.
c) Trụ cột thứ III:
Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị
trường. Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin,
từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức
độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình
đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.
Như vậy, quá trình phát triển của Basel và những Hiệp ước mà tổ chức này đưa ra, các
ngân hàng thương mại càng ngày càng được yêu cầu hoạt động một cách minh bạch hơn, đảm
bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và do vậy, hy vọng sẽ giảm thiểu được rủi ro.
3. Ưu điểm của Basel II so với Basel I:
- Về cấu trúc và nội dung: Basel I tập trung vào một giải pháp quản lý rủi ro duy nhất là
“yêu cầu vốn tối thiểu”. Trong khi, Basel II tập trung nhiều hơn vào các phương pháp nội bộ


của chính ngân hàng, đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát và kỷ luật trên nguyên tắc thị
trường.
- Về tính linh động của ứng dụng: Basel I quy định chung một chọn lựa cho tất cả các
ngân hàng. Basel II linh hoạt hơn với một danh sách các phương pháp, các biện pháp khuyến
khích để các nhà quản lý quốc gia và các ngân hàng chọn lựa.
- Về tính nhạy cảm với rủi ro: Basel I đo đạc rủi ro quá sơ bộ. Basel II nhạy cảm hơn với

rủi ro thông qua độ nhạy cảm của yêu cầu vốn đối với mức độ rủi ro tăng lên và sự công khai
bắt buộc một cách chi tiết về độ nhạy cảm rủi ro và chính sách rủi ro.
- Về trọng số rủi ro: Basel I quy định từ 0 – 100 và ưu đãi hơn với các nước thuộc Tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD- Organisation for Economic Co-operation and
Development). Basel II quy định từ 0 - 150 hoặc hơn và không có đặc quyền nào, bao gồm cả
phân cấp bên trong và bên ngoài.
- Về kỹ thuật giảm rủi ro tín dụng: Basel I chỉ hỗ trợ và đảm bảo. Basel II thừa nhận về
kỹ thuật giảm thiểu rủi ro tốt hơn, đưa ra nhiều kỹ thuật hơn như hỗ trợ, đảm bảo, phái sinh tín
dụng, lập mạng lưới vị thế (position netting).
4. Những hạn chế của Basel II:
Mặc dù được coi như một cơ chế quan trọng để đẩy mạnh cải cách và củng cố toàn bộ
công tác điều hành trong lĩnh vực tài chính, nhưng cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại đã cho
thấy những thiếu sót, bất cập của Basel II. Đó là:

- Việc áp dụng các phương pháp quản trị rủi ro tiên tiến chưa có các tiêu chuẩn có thể
được chấp nhận rộng rãi.
- Các phương pháp giám sát, đánh giá rủi ro chưa tính đến các hoạt động của chu kỳ kinh
doanh.
- Các cơ quan quản lý chưa theo kịp tốc độ phát triển mạnh mẽ những sản phẩm dịch vụ
có khoa học công nghệ cũng như mức độ rủi ro cao.
C. SƠ LƯỢC VỀ THỰC TIỂN ÁP DỤNG BASEL TẠI VIỆT NAM:

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, NHNN Việt Nam và các TCTD Việt Nam đã có nhiều
nỗ lực trong việc hoàn thiện hệ thống pháp lý về tiền tệ và hoạt động ngân hàng cũng như nâng
cao năng lực quản trị điều hành, đặc biệt là năng lực quản trị rủi ro của các NHTM tiến dần
từng bước đến các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Theo đó, việc từng bước áp dụng các chuẩn
mực của Basel II được đặc biệt chú trọng, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái
kinh tế toàn cầu thời gian qua.
Việc tiếp cận Basel II đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và chi phí khá cao. Các TCTD phải sử
dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, bao gồm các qui trình, thủ tục và công nghệ thông tin



để đánh giá khách hàng với mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Đối với một nước có hệ thống
ngân hàng mới đang ở giai đoạn phát triển ban đầu như Việt Nam, việc áp dụng Basel II gặp
nhiều khó khăn, thách thức và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập và mở cửa
thị trường dịch vụ tài chính - ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, việc áp
dụng Basel II tại Việt Nam là yêu cầu cấp thiết nhằm tăng cường năng lực hoạt động và giảm
thiểu rủi ro đối với các ngân hàng thương mại (NHTM).
1. Về phía cơ quan quản lý, NHNN:
Chỉ sau 2 năm kể từ khi Luật Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Luật các Tổ chức tín
dụng (TCTD) được ban hành vào năm 1997, những chuẩn mực quốc tế về đảm bảo an toàn lần
đầu tiên đã được Ngân hàng nhà nước nghiên cứu và cụ thể hóa bằng 2 Quyết định: (1) Quyết
định số 296/1999/QĐ-NHNN5 ngày 25/8/1999 quy định về giới hạn cho vay với một khách
hàng của TCTD; và (2) Quyết định số 297/1999/QĐ-NHNN5 ngày 25/8/1999 quy định về các
tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD – Đến ngày 23/4/2003, NHNN có Quyết định
số 381/2003/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Quy định về các tỷ lệ
bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số
297/1999/QĐ-NHNN5 ngày 25/8/1999 của Thống đốc NHNN.
Tiếp theo đến năm 2005, để cụ thể hơn các quy định của Basel, NHNN đã ban hành các
quyết định nhằm thay thế các QĐ 296, 297, bao gồm:
(1) Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an
toàn trong hoạt động của TCTD, trong đó quy định về: Cách xác định Vốn tự có=vốn cấp I +
vốn cấp II; Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài,
phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản "Có" rủi ro.
(2) Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 quy định về phân loại nợ, trích
lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD. Theo
đó, nợ của TCTD được chia làm 5 loại: Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn), Nhóm 2 (Nợ cần chú ý),
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất
vốn).Tương ứng với từng nhóm nợ có các mức trích lập dự phòng khác nhau: Nhóm 1: 0%,
Nhóm 2: 5%, Nhóm 3: 20%, Nhóm 4: 50% và Nhóm 5: 100%. Các quy định tại QĐ 493 đã

tiến dần đến những đánh giá mang các yếu tố định tính và dự phòng được chia thành dự phòng
chung và dự phòng cụ thể đã hướng tới khuôn khổ thuộc dự phòng theo Basel 2.
Các quy định tại QĐ 457 và 493 tuy đã đề cập đến 1 số vấn đề liên quan đến các điều
khoản trong hiệp định Basel nhưng vẫn còn ở mức hạn chế. Chính vì vậy, vào tháng 5/2010,
NHNN đã ban hành Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 về các tỷ lệ bảo đảm an
toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (thay thế QĐ 457 và các sửa đổi có liên quan). Trong
đó ngoài việc quy định lại về việc xác định Vốn tự có= vốn cấp I + vốn cấp II, NHNN đã hướng


dẫn cách xác định tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ và tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất, nâng tỷ lệ an toàn
vốn tối thiểu của tổ chức tín dụng lên 9%.
Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của NHNN ban hành Quy định về các tỷ lệ
bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng;và kèm theo 2 thông tư: (iv) Thông tư
19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010 của NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
13/2010/TT-NHNN; (v) Thông tư 22/2011/TT-NHNN ngày 30/8/2011 của NHNN sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN.
Một số NHTMCP trong những năm qua đã cho thấy do những bất ổn vẫn tiếp tục lan
rộng trong hệ thống tài chính Việt Nam như vấn đề sở hữu chéo, khả năng thanh khoản, ách tắc
trong tín dụng cho sản xuất… đã đòi hỏi phải sự ra đời của những quy định mới. Ngày
20/11/2014, NHNN ban hành Thông tư số 36 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong
hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Thông tư 36). Đây là văn bản
pháp lý tạo lập khuôn khổ pháp lý mới điều chỉnh toàn diện về giới hạn, hạn chế, tỷ lệ bảo đảm
an toàn trong hoạt động ngân hàng. Thông tư 36 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/02/2015. Thông tư
dựa trên Basel I, Basel II, thực tiễn việc áp dụng Thông tư 13, tình hình thị trường tài chính
trong giai đoạn 2010- 2014 cùng với chiến lược phát triển hệ thống TCTD.
Về nội dung, các bộ phận cấu thành cũng như các mục tiêu đối với CAR trong Thông tư
số 36 không khác so với Thông tư số 13 ở công thức tính toán. Điểm khác biệt cơ bản nhất là bổ
sung thêm đối tượng thực hiện là chi nhánh NH nước ngoài theo yêu cầu của Điều 128 Luật
Các TCTD 2010 và khoản mục trái phiếu chuyển đổi trong vốn cấp 2 phải có mức lãi suất cố
định để bảo đảm có tính chất ổn định lâu dài và có đủ những đặc điểm để xác định như vốn chủ

sở hữu thì mới bảo vệ được quyền lợi của người gửi tiền. Tuy vậy, so với chuẩn mực Basel II,
tỷ lệ CAR trong Thông tư số 36 vẫn chưa tính đến rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động trong
tổng tài sản có rủi ro.
Hiện tại, NHNN Việt Nam đang khẩn trương hoàn thiện để ban hành quy định mới về
phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của các tổ
chức tín dụng (thay thế QĐ 493 và các sửa đổi có liên quan). Đây là bước tiến quan trọng trong
việc từng bước áp dụng các chuẩn mực Basel II tại Việt Nam.
2. Về phía các tổ chức tín dụng Việt Nam:
Basel II đã có ảnh hưởng lớn trong việc nâng cao năng lực quản trị điều hành, nhất là
năng lực quản lý rủi ro. Bên cạnh việc tuân thủ các quy định bắt buộc của NHNN, các TCTD
cũng đang rất nỗ lực để hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng mình cho
phù hợp với điều kiện hoạt động cụ thể của mỗi ngân hàng và từng bước tiếp cận với các chuẩn
mực của Basel II. Các NHTM đã chuyển từ quản lý rủi ro thụ động (với các đặc trưng: Quản lý
sau đối với các hoạt động kinh doanh có phát sinh rủi ro; Đơn thuần thực hiện báo cáo các kết


quả đã xảy ra) sang quản lý rủi ro chủ động (với các đặc trưng: Quản lý trước và trong quá trình
của các hoạt động kinh doanh có phát sinh rủi ro; Thực hiện giám sát trong quá trình hoạt động,
cảnh báo những ngưỡng rủi ro; đưa ra các báo cáo rủi ro, phân tích rủi ro). Theo đó:
- Các NHTM đã có bộ phận quản lý rủi ro chuyên biệt, ngoài việc quản lý rủi ro tín dụng,
rủi ro thị trường, các TCTD đã quan tâm đến rủi ro tác nghiệp, một số NHTM lớn như BIDV,
VCB, Vietinbank, Agribank, Techcombank, ACB… đã thành lập bộ phận quản lý rủi ro tác
nghiệp;
- Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Ví dụ: BIDV đang hoàn thiện hệ thống
xếp hạng tín dụng nội bộ theo thông lệ quốc tế với 3 nhóm khách hàng: khách hàng doanh
nghiệp, khách hàng cá nhân và khách hàng là các tổ chức tín dụng. Căn cứ vào các thông tin tài
chính và phi tài chính của khách hàng, BIDV chấm điểm và xếp khách hàng thành 10 loại:
AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C và D. Đối với mỗi hạng khách hàng, BIDV có chính
sách riêng, cụ thể như: chính sách về tiếp thị, chính sách về cấp tín dụng, chính sách về tài sản
đảm bảo…

3. Thực trạng mức đủ vốn của các NHTM Việt Nam trên cơ sở đối chiếu với chuẩn
mực Việt Nam và chuẩn mực quốc tế Basel
Xét trên giác độ quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tình hình thực hiện tỷ lệ an
toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng Việt Nam có thể chia theo 3 giai đoạn như sau:
(1) Giai đoạn thứ nhất: Áp dụng Quyết định 297/1999/QÐ-NHNN5 quy định về các tỷ
lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHTM.
Thời kỳ này, khối NHTM Nhà nước không đảm bảo được mức an toàn vốn tối thiểu. Tại
thời điểm năm 2000, trước thực trạng tỷ lệ nợ xấu quá cao, có nguy cơ dẫn đến sự phá sản của
các NHTM Nhà nước, Chính phủ đã trực tiếp cấp 12.000 tỷ đồng dưới dạng cấp trái phiếu đặc
biệt với thời hạn 20 năm để tăng vốn tự có cho 4 NHTM Nhà nước đưa tổng mức vốn tự có của
khối này lên mức hơn 18.000 tỷ VND, chiếm 51% vốn tự có của toàn hệ thống. (Xem Bảng 1)
Bảng 1: Vốn tự có và hệ số CAR (hệ số an toàn vốn) của các NHTM NN thời điểm
31/12/2005
Ðơn vị : Tỷ VND
STT Tên ngân hàng Tổng TS có

Vốn tự có

CAR (%)

1

VCB

137.721

4.279

7,32


2

CTG

116.373

3.405

5,35

3

BIDV

121.404

3.971

5,51

4

Agribank

179.281

6.411

4,79


5

MHB

12.676

910

8,48


Do thị phần hoạt động của 5 NHTM trên chiếm đến 70-75%; vì vậy, có thể nói sự an toàn
trong hoạt động của nhóm ngân hàng này quyết định sự an toàn của toàn bộ hệ thống NHTM
Việt Nam. Tuy nhiên, xem xét Bảng 1, chúng ta có thể thấy hầu hết các NHTM NN đều chưa
đạt được yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% (trừ MH - Ngân hàng Phát triển Nhà đồng
bằng song Cửu Long). Nếu xét trên toàn bộ hệ thống ngân hàng có thể nhận thấy, trong khi các
NHTM NN gặp khó khă trong việc đạt chuẩn an toàn vốn thì các NHTMCP thời điểm này lại
đảm bảo được mức an toàn vốn.
Bảng 2: Bảng tổng hợp vốn tự có của hệ thống NHTM đến 31/12/2005
Ðơn vị: Tỷ VND
Các định chế tài chính

Tổng nguồn vốn

Vốn tự có

CAR (%)

Hê thống NHTM


872.062

44.030

5,5

NHTM Nhà nước

617.786

23.581

4,1

NHTMCP đô thị

156.140

11.198

8,0

NHTMCP nông thôn

3.043

667

24,0


NH liên doanh

13.192

1.522

12

Chi nhánh NH nước ngoài

81.899

7.059

9,2

Mặc dù các NHTM Việt Nam đã nỗ lực và hầu hết các NHTM cổ phần đều đạt được hệ số
an toàn vốn trên 8%, song nếu so sánh với cách tính hệ số an toàn của Basel II, tức là mẫu số
phải cộng thêm cả vốn dành cho rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động (RRHÐ) thì chắc chắn rất
ít NHTM Việt Nam giai đoạn này đạt được tỷ lệ an toàn vốn ở mức trên 8%.
(2) Giai đoạn hai: Giai đoạn thực hiện Quyết định 457/2005/QÐ-NHNN quy định tỷ lệ
an toàn vốn tối thiểu 8%
Trong giai đoạn này, vốn tự có của các NHTM đã gia tăng nhanh chóng nhờ sự thuận lợi
của môi trường kinh doanh cũng như sự bùng nổ của thị trường chứng khoán thời kỳ 20062008. Nếu xem xét trên số liệu của các NHTM có quy mô hoạt động lớn trong Bảng 3 có thể
nhận thấy nhiều NHTM đạt được yêu cầu về hệ số an toàn vốn 8%.
Bảng 3: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của một số NHTM
Đơn vị: %
CAR
2005


VCB
9,57

CTG
4,36

ARG
0,41

BIDV
3,36

TCB
15,72

STB
15,40

ACB
12.10

EAB
8,94


2006
2007
2008
2009


12,60
9,20
8,90
7,64

5,18
11,62
12,02
8,06

4,90
7,20
7,90
4,86

5,50
6,67
6,50
7,55

17,28
14.30
13,99
9,60

11,82
11,07
12,16
10,09


10,89
13,57
16,19
14,36
12,44
10,75
9,97
N.A
Nguồn: website NHNN

Bên cạnh đó, làn sóng chuyển đổi từ NHTMCP nông thôn sang NHTMCP đô thị
trong giai đoạn này đã khiến cho bức tranh toàn hệ thống ngân hàng về an toàn vốn tồn tại
nhiều gam màu xám. Nếu căn cứ theo Nghị định 141/2006/NÐ-CP (ngày 22/11/2006), thì
đến cuối năm 2010, các NHTMCP phải đạt mức vốn pháp định tối thiểu là 3.000 tỷ VND.
Một số ngân hàng đã thực hiện tăng mức vốn pháp định theo qui định để đảm bảo tỷ lệ an
toàn vốn tối thiểu. Nhưng còn nhiều ngân hàng vẫn đang trong quá trình triển khai kế
hoạch tăng vốn pháp định. Do đó, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của toàn hệ thống ngân hàng có
tăng lên, nhưng vẫn chưa đảm bảo mức tăng theo tiêu chuẩn tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Vấn
đề đáng lưu ý ở giai đoạn này là do tác động của chính sách kích cầu cũng như việc thực
hiện nới lỏng tiền tệ của NHNN nên tín dụng tại các NHTM đã tăng đột biến. Ðiều này dẫn đến
hệ lụy tổng tài sản rủi ro của các NHTM tăng lên và kết quả là các NHTM trong nhóm trên đều
có xu hướng sụt giảm tỷ lệ an toàn vốn, trong đó, VCB đã tụt xuống dưới mức an toàn tối thiểu
8% trong năm 2009.
(3) Giai đoạn 3: Thực hiện đảm bảo an toàn vốn tối thiểu 9% theo tinh thần của
Thông tư số 13/2010/TT-NHNN.
Trong giai đoạn này, bức tranh về đảm bảo an toàn vốn là khá phức tạp. Nếu nhìn vào
mức tính toán cho toàn hệ thống, hệ thống NHTM Việt Nam đã đảm bảo được hệ số an toàn
vốn tối thiểu 9%.
Bảng 4: Tỷ lệ an toàn vốn của toàn ngành Ngân hàng năm 2010 - 2011
Năm 2010

11,02%

Tỷ lệ an toàn vốn

Năm 09/2011
11.92%
Nguồn: UBGSTCQG

Tuy nhiên, tình hình đảm bảo an toàn vốn tối thiểu của các NHTM có xu hướng phân
nhóm rõ rệt. Trong các NHTM NN lớn, Agribank và Vietinbank vẫn không thể đạt được quy
định về mức an toàn vốn tối thiểu 9% trong năm 2010. Ðiều này là đáng lo ngại nếu xét trên
phương diện rủi ro hệ thống.
Bảng 5: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của một số NHTM năm 2010
Đơn vị: %
CAR
2010

VCB
9

CTG
8,02

ARG
6,09

BIDV
9,32

TCB

13,11

STB
10,32

ACB
10,4

EAB
10,84


Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các báo cáo thường niên của các NHTM

Ðối với khối NHTMCP, các ngân hàng quy mô lớn đều có xu thế đạt được yêu cầu
mới của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn. Trái lại, các NHTMCP nhỏ thực sự gặp khó khăn trước
yêu cầu tăng vốn tự có nhằm đảm bảo an toàn. Cụ thể đến thời điểm 31/6/2011, tỷ lệ CAR của
nhiều các ngân hàng cổ phần như ACB, Sacombank, Eximbank, Techcombank, Ðông Á, Quân
đội… đã đạt trên 9% theo tinh thần của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN. Trong khi đó, đến
tháng 11/2011, vẫn còn 5 NHTM cổ phần vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.
Nếu xem xét theo tinh thần Nghị định 141/NÐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ thì
tính đến thời điểm hết tháng 6 năm 2011, vẫn còn 15 NHTMCP (chiếm tỷ trọng 36,59%) có
vốn điều lệ dưới 3.000 tỷ đồng, chủ yếu ở khoảng 2.000 tỷ đồng. Như vậy, dù giãn tiến độ 1
năm nhưng một số ngân hàng nhỏ của Việt Nam vẫn không thể đạt được các quy định đảm bảo
mức vốn pháp định.

Như vậy, nếu xem xét về hình thức, các NHTM Việt Nam có thể đạt được các chuẩn mực
của Basel I với mức an toàn vốn tối thiểu 8%. Tuy nhiên, vấn đề đặc biệt đáng lưu ý là những
NHTM có quy mô lớn nhất hệ thống lại không đảm mức an toàn và có thể đe dọa an toàn hệ
thống. Ngoài ra, các NHTMCP chuyển từ NHTM nông thôn dường như gặp nhiều khó khăn để

đáp ứng yêu cầu an toàn vốn tối thiểu 9%.
Hình 2. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR của hệ thống TCTD Việt Nam, 2012 - 2014


Nguồn: Tổng hợp từ các NHTM.
Mặc dù các ngân hàng đã đáp ứng tốt những yêu cầu vốn tối thiểu, nhưng đã xuất hiện một
số vấn đề cần lưu ý:
(i) Những NHTM có quy mô lớn nhưng lại có mức an toàn vốn nhỏ (CAR của NHTM nhà
nước thường thấp hơn 3% so với toàn hệ thống, 2% so với các NHTM cổ phần, thấp hơn nhiều
so với các ngân hàng nước ngoài (NHNNg), trong khi chiếm đến hơn 40% thị phần huy động và
cho vay toàn thị trường).
(ii) Hiện tượng giấu nợ để giúp CAR tăng lên. Về nguyên lý, nếu trích lập đầy đủ dự phòng
rủi ro tín dụng thì ngay lập tức CAR phải giảm xuống nhưng thực tế cho thấy CAR của các
ngân hàng tăng đều qua các năm. Như vậy, có dấu hiệu các ngân hàng giấu nợ, hoặc đảo nợ
bằng cách đưa vào hạng mục “tài sản khác” làm cho tài sản Có rủi ro giảm xuống
(4)Giai đoạn 4: Thực hiện đảm bảo an toàn vốn tối thiểu 9% theo tinh thần của
Thông tư số 36/2014/TT-NHNN và tình hình 10 NH thí điểm thực hiện Basel II


Trong ngắn hạn, hệ số CAR không có sự thay đổi rõ rệt sau khi Thông tư 36 có hiệu lực.
Về dài hạn có nhiều yếu tố từ trong và ngoài NH tạo áp lực giảm hệ số CAR. Do đó, để hệ số
CAR không sụt giảm NHNN đã ban hành thông tư 06/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số
điếu thông tư 36.
Trong giai đoạn này, mặc dù NHNN đã lên kế hoạch áp dụng Basel II đối với tất cả các
ngân hàng trên toàn hệ thống, nhưng do tỷ lệ nợ xấu tăng cao và khả năng sinh lời giảm sút
trong những năm gần đây, có vẻ như không phải tất cả các ngân hàng đều sẵn sàng “uống” liều
thuốc đắng Basel II.
Gần đây, NHNN đã công bố danh sách 10 ngân hàng thí điểm áp dụng Basel II theo lộ
trình thực hiện từ năm 2015 - 2018. Sau giai đoạn này, Basel II sẽ được áp dụng rộng rãi tại các
NHTM còn lại.

Với những quan ngại về tình hình nợ xấu và mức độ minh bạch trong việc báo cáo thực
trạng nợ xấu của các ngân hàng đang làm sai lệch tỷ lệ CAR, trong phần này, chúng ta so sánh
tổng nợ xấu, nợ nhóm 2, tổng dự phòng rủi ro tín dụng hiện tại của các ngân hàng và thực hiện
bài “kiểm tra sức chịu đựng” của tỷ lệ CAR với các giả định về mức độ nợ xấu khác nhau:
(1) Tình huống khả quan: các ngân hàng đã phân loại nợ xấu minh bạch và chính xác;
(2) Tình huống cơ bản: 50% nợ nhóm 2 thực tế là nợ xấu;
(3) Tình huống bi quan: 100% nợ nhóm 2 thực tế là nợ xấu. Trong đó, tổng số vốn chủ sở
hữu và giấy tờ có giá dài hạn để ước tính tổng vốn (cấp 1 và cấp 2) của ngân hàng và ước tính
mức vốn của các ngân hàng và tỷ lệ an toàn vốn CAR sẽ bị giảm đi như thế nào trong từng tình
huống giả định (xem bảng 2).
Kết quả bài “kiểm tra sức chịu đựng” của 10 ngân hàng cho thấy, ở tình huống bi quan, có
tới một nửa số ngân hàng đang thiếu vốn với tỷ lệ CAR dưới mức tối thiểu quy định 9%.
Đáng lưu ý, BID, VCB và MBB là ba ngân hàng duy nhất trong trong hệ thống thực hiện
phân loại nợ theo phương pháp định tính (Điều 7 Quyết định 493) - phương pháp được đánh giá
là cẩn trọng hơn so với phương pháp định lượng (Điều 6 Quyết định 493).
Tuy nhiên, lưu ý rằng, bài kiểm tra đơn giản của chúng tôi mới chỉ xem xét đến rủi ro tín
dụng. Do đó, tỷ lệ CAR mà chúng tôi ước tính chắc chắn vẫn cao hơn tỷ lệ CAR tính toán theo
chuẩn mực Basel II khi bao gồm cả rủi ro tác nghiệp và rủi ro thị trường vào công thức.
Bảng: TỶ LỆ AN TOÀN VỐN CỦA 10 NHÂNG HÀNG THÍ ĐIỂM ÁP DỤNG BASEL II
Đơn vị: %

CTG

BID

VCB

MBB

STB


ACB

TCB

VP

VIB

MSB

Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng TS

2,53

2,29

3,09

3,10

1,51

3,60

4,12

2,81

2,82


2,71

Tỷ lệ nợ nhóm 2-5/Tổng

3,31

7,98

10,71

6,84

1,88

6,91

8,47

7,51

4,58

3,98


TS
Tỷ lệ dự phòng rr tín dụng

54,7


85,2

96,9

62,2

80,9

48,1

36,8

41,0

93,1

98,7

Hệ số CAR (31/12/2013)

13,1
7

10,2
3

13,13

11,00


10,2
2

14,7
0

14,0
3

12,50

18,0
0

10,56

Hệ số CAR tình huống (1)

12,1
6

9,92

13,05

10,34

10,0
2


12,6
8

12,5
0

11,44

17,8
5

10,55

Hệ số CAR tình huống (2)

11,8
0

7,39

9,90

9,28

9,89

10,9
4


11,2
2

9,93

15,9
5

8,79

Hệ số CAR tình huống (3)

11,4
4

4,87

6,75

8,23

9,75

9,20

9,94

8,42

14,0

6

7,02

Nguồn: BCTC các ngân hàng, VPBS tổng hợp


KẾT LUẬN
Để từng bước hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, cả NHNN và các NHTM đã chung tay
cùng nhau hoàn thiện hệ thống pháp lý cho cả hệ thống cũng như công tác quản trị rủi ro ở mỗi
ngân hàng, đặc biệt là tuân theo các Hiệp ước vốn Basel. Cụ thể, từ nay 1999 đến năm 2015,
NHNN đã liên tục cập nhật thông tin từ Basel để hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về quản trị rủi
ro tại Việt Nam. Đối với các NHTM, đã từng bước nâng cao hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR)một chỉ số đặc trưng của Basel. Ngoài ra, các NHTM đã bắt đầu xây dựng, cải tiến quy trình
quản trị rủi ro, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ,…
Mặc dù, NHNN và các NHTM đã có sự quyết tâm và đã bắt tay vào thực hiện với các hành
động cụ thể. Tuy nhiên, do có nhiều khó khăn về nguồn nhân lực, giám sát, quản lý, tổ chức xếp
hạng tín nhiệm,…nên việc ứng dụng các Hiệp ước vốn tại Việt Nam còn nhiều bất cập.
Để việc ứng dụng Hiệp ước vốn tại Việt Nam hiệu quả, cả NHNN và NHTM phải nỗ lực nhiều
hơn nữa với những giải pháp cụ thể, thiết thực như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hoàn
thiện hệ thống pháp luật, nâng cao chất lượng xếp hạng tín nhiêm, hoàn thiện và phát triển hệ
thống công nghệ thông tin,…


MỤC LỤC



×