Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

CÔNG TRÌNH: CẤP NƯỚC LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT CHO CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT SUNTORY PEPSICO VIỆT NAM TẠI MIỀN TRUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 53 trang )

CÔNG TY TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT SUNTORY PEPSICO VIỆT NAM
CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT SUNTORY PEPSICO
VIỆT NAM TẠI MIỀN TRUNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ THĂM DÒ,
ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT
CÔNG TRÌNH:
CẤP NƯỚC LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT CHO CHI NHÁNH
CÔNG TY TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT SUNTORY PEPSICO
VIỆT NAM TẠI MIỀN TRUNG
Địa điểm: Lô số 10, Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc,
thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
Qui mô khai thác: 2.016 m3/ng

Quảng Nam, tháng 05/2015


Báo cáo kết quả thăm dò và đánh giá trữ lượng nước dưới đất

CÔNG TY TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT SUNTORY PEPSICO VIỆT NAM
CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT SUNTORY PEPSICO
VIỆT NAM TẠI MIỀN TRUNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ THĂM DÒ,
ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT
CÔNG TRÌNH
CẤP NƯỚC LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT CHO CHI NHÁNH
CÔNG TY TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT SUNTORY PEPSICO
VIỆT NAM TẠI MIỀN TRUNG
Địa điểm: Lô số 10, Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc,
thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam


Qui mô khai thác: 2.016 m3/ng
TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP

ĐƠN VỊ LẬP BÁO CÁO

CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH NƯỚC
GIẢI KHÁT SUNTORY PEPSICO
VIỆT NAM TẠI MIỀN TRUNG
GIÁM ĐỐC

CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC VÀ
MÔI TRƯỜNG TRÀ GIA
PHÓ GIÁM ĐỐC

Võ Duy Nhân

Trà Văn Long

Quảng Nam, tháng 05/2015
Chủ đầu tư: CN Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam tại Miền Trung
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (WENCO)

-1-


Báo cáo kết quả thăm dò và đánh giá trữ lượng nước dưới đất

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
1. Thông tin của chủ đầu tư công trình thăm dò nước dưới đất: ....................................... 1

2. Các căn cứ của việc thăm dò nước dưới đất: ................................................................. 1
3. Khái quát các nội dung cơ bản của báo cáo: ................................................................. 1
4. Các tài liệu sử dụng làm căn cứ lập báo cáo, gồm: ....................................................... 2
5. Thông tin năng lực đơn vị và cá nhân lập báo cáo: ....................................................... 3
5.1. Năng lực của đơn vị tư vấn ..................................................................................... 3
5.2. Năng lực của cá nhân lập báo cáo........................................................................... 4
CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI KHU VỰC THĂM DÒ ......................... 6
I. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu thăm dò ...................................... 6
II. Các thông tin về điều kiện địa lý tự nhiên, xã hội khu thăm dò ................................... 6
II.1. Vị trí địa lý: ............................................................................................................ 6
II.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo, khí tượng, thuỷ văn .................................................. 7
II.3. Đặc điểm phân bố dân cư và các cơ sở kinh tế - xã hội của vùng ......................... 9
II.4. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại khu thăm dò và tình hình khai
thác nước, sử dụng nguồn nước phục vụ sản xuất, kinh doanh ..................................... 9
III. Tổng hợp các vấn đề đặc điểm tự nhiên, xã hội liên quan đến nguồn nước, đến việc
khai thác, sử dụng nguồn nước. ....................................................................................... 10
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, KHỐI LƯỢNG ĐÃ THỰC HIỆN ............ 11
I. Tổng quan về nội dung, phương pháp, khối lượng đã thực hiện và các vấn đề liên
quan ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thi công thăm dò. .............................................. 11
I.1. Tổng quan về nội dung, phương pháp, khối lượng đã thực hiện .......................... 11
I.2. Các vấn đề liên quan ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thi công thăm dò. .......... 11
II. Nội dung, phương pháp, khối lượng thực hiện ........................................................... 12
II.1. Nội dung, khối lượng, phương pháp thực hiện .................................................... 12
II.1.1 Công tác thu thập dữ liệu; lập đề án: .............................................................. 12
II.1.2. Điều tra khảo sát hiện trạng khai thác nước dưới đất, bãi thải ...................... 13
II.1.3. Khoan thăm dò Địa chất thủy văn ................................................................. 13
II.1.4. Công tác bơm thổi rửa, hút nước thí nghiệm................................................. 15
II.1.5. Lấy và phân tích mẫu nước, mẫu đất............................................................. 17
II.2. Đánh giá việc tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn, yêu cầu kỹ thuật và mức độ
hoàn thành về nội dung khối lượng, chất lượng. ......................................................... 18

II.2.1. Đánh giá việc tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn, yêu cầu kỹ thuật ............ 18
II.2.2. Đánh giá mức độ hoàn thành về nội dung khối lượng, chất lượng: .............. 19
II.2.3. Các thay đổi so với khối lượng đề án thăm dò được phê duyệt .................... 19
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NƯỚC DƯỚI ĐẤT KHU VỰC THĂM DÒ ........... 20
I. Tổng quát đặc điểm nguồn nước dưới đất khu thăm dò............................................... 20
Chủ đầu tư: CN Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam tại Miền Trung
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (WENCO)

-2-


Báo cáo kết quả thăm dò và đánh giá trữ lượng nước dưới đất

I.1. Về địa chất: ............................................................................................................ 20
I.2. Về ĐCTV: ............................................................................................................. 20
II. Đặc điểm nguồn nước dưới đất, hiện trạng khai thác nước dưới đất và các nguồn thải
khu vực thăm dò. ............................................................................................................. 21
II.1. Tổng hợp, đánh giá các thông tin đã cập nhật bổ sung trong quá trình thăm dò. 21
II.2.1. Đặc điểm các tầng chứa nước: ...................................................................... 23
II.2.2. Đặc điểm các tầng cách nước ........................................................................ 24
II.2.3. Đặc điểm chất lượng nước ............................................................................ 24
II.3. Hiện trạng khai thác nước dưới đất và các nguồn thải khu vực thăm dò ............. 24
II.3.1. Hiện trạng khai thác nước dưới đất ............................................................... 24
II.3.2. Hiện trạng các nguồn thải trong khu vực thăm dò ........................................ 25
II.4. Đánh giá chất lượng của tầng chứa nước dự kiến khai thác ................................ 25
CHƯƠNG 4: BỐ TRÍ SƠ ĐỒ KHAI THÁC VÀ TÍNH TOÁN TRỮ LƯỢNG................ 27
I. Tính toán thông số địa chất thủy văn ........................................................................... 27
I.1. Thông số địa chất thủy văn tính theo tài liệu hút nước thí nghiệm các giếng thăm
dò của đề án. ................................................................................................................ 27
I.2. Thông số địa chất thủy văn tính theo kết quả thăm dò Khu Điện Nam - Điện Ngọc

của Công ty Nước ngầm 2 và công trình cấp nước KCN Điện Nam - Điện Ngọc ..... 28
I.3. Luận chứng chọn thông số địa chất thủy văn tính trữ lượng ................................. 28
II. Bố trí công trình khai thác nước dưới đất ................................................................... 28
II.1. Luận chứng lựa chọn lưu lượng khai thác từng công trình .................................. 29
II.2. Thuyết minh sơ đồ khai thác ................................................................................ 30
II.3. Luận chứng mực nước hạ thấp cho phép ............................................................. 32
II.4. Tính toán dự báo mực nước hạ thấp..................................................................... 32
II.4.1. Điều kiện biên của tầng chứa nước: .............................................................. 32
II.4.2. Dự báo mực nước hạ thấp ............................................................................. 33
CHƯƠNG 5: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG TRÌNH KHAI THÁC ĐẾN NGUỒN NƯỚC,
MÔI TRƯỜNG, CÁC CÔNG TRÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC KHÁC VÀ
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU ................................................................................................ 37
I. Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác nước tại công trình đến sự suy giảm mực nước
nguồn nước dưới đất trong khu vực khai thác ................................................................. 37
II. Ảnh hưởng việc khai thác nước dưới đất đến sụt lún mặt đất và thâm nhập mặn ...... 38
II.1. Ảnh hưởng việc khai thác nước dưới đất đến sụt lún mặt đất: ............................ 38
II.2. Đánh giá thâm nhập mặn...................................................................................... 38
CHƯƠNG 6: THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH VÀ PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI
ĐẤT ..................................................................................................................................... 40
I. Thiết kế công trình khai thác nước dưới đất ................................................................ 40
I.1. Đường kính khoan: ................................................................................................ 40
I.2. Kết cấu giếng: ........................................................................................................ 40
I.3. Lắp đặt máy bơm: .................................................................................................. 41
Chủ đầu tư: CN Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam tại Miền Trung
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (WENCO)

-3-


Báo cáo kết quả thăm dò và đánh giá trữ lượng nước dưới đất


II. Phương án khai thác nước dưới đất ............................................................................ 41
II.1. Mục đích và nhu cầu sử dụng nước ..................................................................... 41
II.2. Thông số khai thác của công trình ....................................................................... 42
III. Phương án quan trắc, giám sát hoạt động khai thác nước dưới đất ........................... 42
III.1. Công trình quan trắc: .......................................................................................... 42
III.2. Chế độ quan trắc: ................................................................................................ 43
IV. Vùng bảo hộ vệ sinh của công trình khai thác .......................................................... 43
IV.1. Đánh giá khả năng nhiễm bẩn của tầng chứa nước ............................................ 43
IV.2. Xác định đới phòng hộ vệ sinh ........................................................................... 43
V. Cam kết của Chủ công trình ....................................................................................... 44
V.1. Tài liệu lập báo cáo .............................................................................................. 44
V.2. Cam kết về chủ công trình khai thác .................................................................... 45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 46
1.
2.

Kết luận .................................................................................................................... 46
Kiến nghị .................................................................................................................. 47

Chủ đầu tư: CN Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam tại Miền Trung
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (WENCO)

-4-


Báo cáo kết quả thăm dò và đánh giá trữ lượng nước dưới đất

MỞ ĐẦU
1. Thông tin của chủ đầu tư công trình thăm dò nước dưới đất:

Chi nhánh Công ty TNHH nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam tại miền
Trung (tên trước đây là Chi nhánh Công ty PepsiCo Việt Nam tại Miền Trung) thuộc Công
ty TNHH nước giải khát SUNTORY PEPSICO Việt Nam được thành lập theo giấy chứng
nhận đầu tư số 33212000138 của Ban quản lý KCN Quảng Nam cấp ngày 28/4/2014;
Chứng nhận điều chỉnh lần 1 vào ngày 25/12/2014. Địa chỉ: Lô số 10, Khu công nghiệp
Điện Nam - Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Hiện tại Chi nhánh đang sản
xuất nước giải khát tại nhà máy tại thôn Bồ Mưng 1, xã Điện Thắng Bắc, thị xã Điện Bàn,
tỉnh Quảng Nam. Trong thời gian qua, Chi nhánh đã hoạt động khá hiệu quả, tạo việc làm
ổn định cho một bộ phận lao động ở địa phương, tạo nguồn thu cho ngân sách, góp phần
phát triển nền kinh tế xã hội cho tỉnh Quảng Nam.
2. Các căn cứ của việc thăm dò nước dưới đất:
- Giấy phép thăm dò nước dưới đất số 2849/GP-UBND ngày 19/9/2014 của UBND
tỉnh Quảng Nam cho phép Chi nhánh Công ty PepsiCo Việt Nam tại miền Trung tổ chức
thăm dò nước dưới đất theo Đề án “Thăm dò nước dưới đất cấp nước cho Chi nhánh Công
ty PepsiCo Việt Nam tại miền Trung, lưu lượng 2.900 m3/ng”.
- Đề án “Thăm dò nước dưới đất cấp nước cho Chi nhánh Công ty PepsiCo Việt
Nam tại miền Trung, lưu lượng 2.900 m3/ng” tại Lô số 10, khu công nghiệp Điện nam Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Công văn số 2698/UBND - KTN ngày 15/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Nam
“V/v Khai thác nước ngầm phục vụ sản xuất nước giải khát của Công ty PEPSICO Việt
Nam tại Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc”.
3. Khái quát các nội dung cơ bản của báo cáo:
Báo cáo gồm các nội dung cơ bản sau.
- Đặc điểm địa lý tự nhiên, xã hội khu vực thăm dò: khu vực thăm dò nằm tại Lô số
10, Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
- Nội dung phương pháp, khối lượng thăm dò đã thực hiện:
+ Thu thập tài liệu: thu thập tài liệu đã có như quy hoạch tài nguyên nước, tài liệu
điều tra, tài liệu thăm dò - khai thác nước dưới đất, tài liệu khí tượng, các nguồn thải,…có
trong khu thăm dò;
+ Điều tra khảo sát hiện trạng khai thác nước dưới đất, các nguồn thải: diện tích bao
phủ khu thăm dò khoảng 4km2.

+ Thi công mạng lưới khoan thăm dò: bao gồm khoan thăm dò, kết cấu giếng thăm
dò 4 giếng thăm dò và 02 giếng quan sát;
Chủ đầu tư: CN Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam tại Miền Trung
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (WENCO)

-1-


Báo cáo kết quả thăm dò và đánh giá trữ lượng nước dưới đất

+ Hút nước thí nghiệm ở 04 lỗ khoan;
+ Phân tích mẫu cấp hạt, mẫu nước: 15 mẫu cấp hạt, 08 mẫu nước;
+ Lập báo kết quả thăm dò, trình cơ quản quản lý thẩm định;
- Đặc điểm nguồn nước dưới đất khu thăm dò: khu vực thăm dò tồn tại 2 tầng chứa
nước đó là tầng chứa nước lỗ hổng Holocen (qh) phân bố trên mặt có bề dày 16,5 ÷ 22,5
mét, lưu lượng giếng khoan từ 2,5 l/s ÷ 4,54 l/s, nước nhạt; tầng chứa nước lỗ hổng
Pleistocen (qh) phân bố ở độ sâu >31m nước bị nhiễm mặn.
- Hiện trạng khai thác nước dưới đất và các nguồn thải trong khu vực: trong Khu
công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc đã có 01 bãi giếng khai thác nước dưới đất của Nhà
máy nước phục vụ cho Khu công nghiệp với lưu lượng 5.000 m3/ng và Bãi giếng khai thác
Công ty TNHH VBL Quảng Nam với lượng khai thác 692 m3/ngày; và 01 nhà máy xử lý
nước thải của Khu công nghiệp công suất 5.000m3/ngày, chủ đầu tư là Công ty cổ phần
phát triển đô thị và KCN Quảng Nam. Xung quanh là bãi cát trắng dân cư sinh sống thưa
thớt, không có công trình nào khai thác đến 10 m3/ng và không có bãi tập trung hoặc xử lý
rác thải.
- Bố trí công trình khai thác và tính trữ lượng: Công trình khai thác dự kiến gồm 10
giếng khoan bố trí theo vòng gần tròn khép kín. Với hệ thống công trình khai thác như vậy
đã tính được trữ lượng khai thác theo phương pháp thủy động lực là 2.016 m3/ng tương
ứng mực nước hạ thấp khai thác là 5,266 mét.
- Ảnh hưởng của công trình khai thác đến nguồn nước, môi trường và các công

trình khai thác nước dưới đất khác: với trữ lượng khai thác là 2.016 m3/ng tương ứng mực
nước hạ thấp khai thác cho phép là 5,266 mét đã tính được vùng suy giảm mực nước tính
từ lỗ khoan là 265 mét, khu dân cư và các công trình khai thác cách khu khai thác >400
mét nên nằm ngoài vùng ảnh hưởng. Kết quả tính toán sụt lún mặt đất và thâm nhập mặn
cho thấy quá trình khai thác không gây ra sụt lún mặt đất và thâm nhập mặn.
- Thiết kế công trình khai thác và phương án khai thác nước dưới đất: Công trình
khai thác dự kiến gồm 10 giếng khoan, chiều sâu giếng khoan 22 ÷ 24 mét, đường kính
giếng 500mm, vật liệu kết cấu là ống Inox đường kính 219mm, xung quanh ống Inox được
bọc sỏi và trám xi măng cách lý theo đúng quy định giếng khai thác.
4. Các tài liệu sử dụng làm căn cứ lập báo cáo, gồm:
Báo cáo được thiết lập trên cơ sở các nguồn tài liệu và các văn bản pháp lý như sau:
+ Các nguồn tài liệu có liên quan lập báo cáo, gồm:
- Tài liệu thi công đề án: tài liệu khảo sát, tài liệu khoan, hút nước thí nghiệm và
phân tích mẫu các loại;
- Báo cáo tìm kiếm nguồn nước dưới đất bằng tổ hợp phương pháp Địa vật lý vùng
Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam của Liên đoàn ĐCTV- ĐCCT miền Trung, 1987;

Chủ đầu tư: CN Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam tại Miền Trung
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (WENCO)

-2-


Báo cáo kết quả thăm dò và đánh giá trữ lượng nước dưới đất

- Báo cáo lập bản đồ ĐCTV tỉ lệ 1/200.000 vùng Bình Sơn - Hải Vân của Liên
đoàn Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT miền Trung, 1995;
- Báo cáo kết quả thăm dò nước dưới đất khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc,
Công ty Nước ngầm 2 - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1997;
- Đề án khai thác nước dưới đất công trình cấp nước KCN Điện Nam - Điện Ngọc,

Công ty cổ phần phát triển đô thị và khu công nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng, 2009;
- Giấy phép khai thác số 398/QĐ-UBND ngày 03/2/2009 của UBND tỉnh Quảng
Nam cấp cho Công ty TNHH VBL Quảng Nam khai thác với lượng khai thác 692
m3/ngày;
- Báo cáo tổng kết đề tài Đánh giá chi tiết tài nguyên nước vùng đồng bằng ven
biển Quảng Nam, Đại học Mỏ - Địa chất, 2010;
- Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Nam đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2025, Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT nông thôn
tỉnh Quảng Nam, 2011.
+ Các văn bản pháp ý có liên quan, gồm:
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định cho tiết
thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước.
- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh,
cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
- Quyết định số: 15/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc ban hành Quy định bảo vệ nước dưới đất;
- Quyết định số 46/2000/QĐ-BCN ngày ngày 07/8/2000 của Bộ Công nghiệp Ban
hành Quy phạm hút nước thí nghiệm.
- Quy chuẩn Quốc gia về chất lượng nước ngầm QCVN: 09/2008/BTNMT của Bộ
Tài nguyên và Môi trường.
- Quyết định số 14/2007/QĐ-BTNMT ngày 04 tháng 9 năm 2007 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng.
- Công văn số 2698/UBND - KTN ngày 15/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Nam
V/v Khai thác nước ngầm phục vụ sản xuất nước giải khát của Công ty PEPSICO Việt
Nam tại Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc.
5. Thông tin năng lực đơn vị và cá nhân lập báo cáo:
5.1. Năng lực của đơn vị tư vấn
Đơn vị lập báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất: Công ty Cổ phần Nước và

Môi trường Trà Gia.

Chủ đầu tư: CN Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam tại Miền Trung
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (WENCO)

-3-


Báo cáo kết quả thăm dò và đánh giá trữ lượng nước dưới đất

Địa chỉ trụ sở chính: 86 Ngô Quyền, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố
Đà Nẵng.
Văn phòng tại Quảng Nam: Khối phố Mỹ Thạch Trung, phường Tân Thạnh, thành
phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Số điện thoại: 0510.3811529; Fax: 0510.3811529;
Website: wenco.vn
email:
Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia là một công ty chuyên ngành nước
và môi trường. Được thành lập theo giấy phép số 0401342868 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
thành phố Đà Nẵng cấp vào năm 2010, hoạt động trong lĩnh vực: tư vấn, thiết kế, thi công
lắp đặt các công trình xử lý chất thải (rắn, lỏng, khí), cung cấp máy móc, thiết bị, hoá
chất,… nhằm phục vụ công tác vệ sinh và bảo vệ môi trường.
Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia tập hợp một đội ngũ những chuyên
gia công nghệ nước và môi trường, được đào tạo chính qui về môi trường của các Đại học
hàng đầu Việt Nam; có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình.
Qua nhiều năm hoạt động, với những công nghệ tiên tiến và chất lượng dịch vụ tốt,
Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia tự hào được lựa chọn là nhà thầu tư vấn,
thi công các công trình cấp nước, xử lý nước và môi trường của nhiều doanh nghiệp trong
và ngoài tỉnh. Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia cam kết cung cấp các dịch vụ
tốt nhất với chi phí hợp lý nhất.

Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất số 8769/GP-UBND ngày 02/12/2014
của UBND thành phố Đà Nẵng cấp cho Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia
được phép hành nghề khoan nước dưới đất với quy mô vừa, thời hạn năm (05) năm.
Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia là doanh nghiệp cổ phần, Công ty có
19 cán bộ lao động thường xuyên, cơ cấu nhân sự các chuyên ngành như sau: Thạc sĩ công
nghệ môi trường: 02 người; cử nhân địa chất: 02 người, Kỹ sư môi trường và xây dựng: 3
người; trắc địa và kinh tế 3 người; Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghành 3 người; công
nhân khoan 6 người.
Kinh nghiệm số năm hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn: 5 năm.
Trong 5 năm hoạt động, đơn vị thi công nhiều dự án thuộc các tỉnh Quảng Nam và
thành phố Đà Nẵng. Thi công nhiều công trình thăm dò, khai thác nước dưới đất, cho các
doanh nghiệp: như thăm dò khai thác nước dưới đất cấp nước cho Công ty bia Foster (Đà
Nẵng); cấp nước nhà Công ty Cổ phần Thủy sản Thuận Phước (Đà Nẵng), cấp nước cho
Chi nhánh Công ty PepsiCo tại Quảng Nam,…
5.2. Năng lực của cá nhân lập báo cáo
Báo cáo thăm dò do tập thể kỹ thuật Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia
thành lập, gồm:
Chủ đầu tư: CN Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam tại Miền Trung
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (WENCO)

-4-


Báo cáo kết quả thăm dò và đánh giá trữ lượng nước dưới đất

a. Trà Văn Quang (Phụ trách kỹ thuật của báo cáo): Cử nhân Địa chất, Đội trưởng
đội khoan, có thâm niên công tác ngạch cử nhân 10 năm, đã chủ trì nhiều dự án thăm dò,
khai thác nước dưới đất tại Quảng Nam, Đà Nẵng như: thăm dò nước dưới đất các doanh
nghiệp như: Công ty bia Foster (Đà Nẵng); Công ty Cổ phần Thủy sản Thuận Phước (Đà
Nẵng),…

b. Đỗ Anh Tuấn: Kỹ sư địa chất công trình, địa kỹ thuật làm công tác kỹ thuật,
giám sát các công trình thăm dò, khảo sát, có thâm niên công tác ngạch kỹ sư 09 năm, đã
chủ trì nhiều dự án thăm dò, khai thác nước dưới đất tại Phú Yên, Khánh Hòa: thăm dò
nước dưới đất các doanh nghiệp như: Công trình cấp nước thị xã Sơn Hòa; Công trình cấp
nước thị xã Đồng Xuân-Phú Yên,…
c. Hoàng Văn Tuấn: Kỹ sư Thủy văn làm thiết kế các công trình khai thác nước
mặt, nước dưới đất, có thâm niên công tác ngạch kỹ sư 05 năm, đã chủ trì nhiều dự án khai
thác nước tại các tỉnh Khánh hòa và Ninh Thuận như công trình cấp nước nhà máy Điện
nguyên tử Ninh Thận, cấp nước sinh hoạt thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa,…
d. Đậu Minh Huy: Kỹ sư Thủy văn - Môi trường Chuyên tính toán thủy văn cho các
công trình khai thác nước mặt và nước dưới đất, Thiết kế các công trình xử lý nước sinh
hoạt, có thâm niên công tác ngạch kỹ sư 06 năm, đã chủ trì nhiều dự án khai thác, sử lý
chất lượng nước tại các tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng như công trình xử lý nước sinh hoạt
thị xã Bảo lộc, cấp nước nhà máy chế biến hải sản Nha Trang,…
e. Lại Thị Lương: Cử nhân Khí tượng - Thủy Văn - Hải dương học chuyên viên dự
báo, cảnh báo khí tượng, thủy văn, nước ngầm, nước mặt. chuyên nghiên cứu và thực hiện
các đề tài khoa học như đề tài: Nghiên cứu xây dựng phương án dự báo đỉnh lũ và phân
vùng ngập lụt thung lũng sông La Ngà tỉnh Bình Thuận, Dự án: Điều tra tình hình khai
thác sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước lưu vực sông Cái Nha
Trang; Đề tài: Nghiên cứu chế độ thủy động lực học và vận chuyển bùn cát vùng cửa sông
và bờ biển Nha Trang, Khánh Hòa. Có thâm niên công tác ngạch Cử nhân 11 năm.
Với năng lực và bề dày kinh nghiệm công tác và tập thể tác giả của Công ty Cổ
phần Nước và Môi trường Trà Gia so với yêu cầu thực hiện đề án thăm dò cấp nước sản
xuất cho Nhà máy nước giải khát Pepsico tại KCN Điện Nam - Điện Ngọc đơn vị chúng
tôi hoàn toàn đủ điều kiện để thực hiện.

Chủ đầu tư: CN Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam tại Miền Trung
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (WENCO)

-5-



Báo cáo kết quả thăm dò và đánh giá trữ lượng nước dưới đất

CHƯƠNG 1:
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI KHU VỰC THĂM DÒ
I. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu thăm dò
Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc thuộc địa phận phường Điện Nam Bắc và
phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam; nằm kề tỉnh lộ 607 nối thành phố
Đà Nẵng với phố cổ Hội An. Cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 20 km, cảng Tiên Sa 29 km
về phía Bắc; cách sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà, khu lọc hóa dầu Dung Quất 100 km.
Tổng diện tích quy hoạch 418 ha, giai đoạn I: 145 ha trên khu đất cát bạc màu, dân cư thưa
thớt. Khu thăm dò thuộc Lô số 10, Khu công nghiệp (KCN) Điện Nam - Điện Ngọc. Đến
nay KCN Điện Nam - Điện Ngọc đã có 44 dự án đầu tư trong đó 38 dự án đã đầu tư có
hiệu quả tạo việc làm cho khoảng 18.000 lao động, là khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh
Quảng Nam, có điều kiên tự nhiên, kinh tế xã hội thuận lợi cho công tác thăm dò.
Sự phát triển mạnh mẽ của KCN Điện Nam - Điện Ngọc kéo theo nhu cầu sử dụng
nước phục vụ cho sản xuất là yếu tố tất yếu. Hiện tại trong KCN Điện Nam - Điện Ngọc
đã có 01 nhà máy nước cấp nước cho KCN với công suất 5.000 m3/ng và 01 hành lang
khai thác của Nhà máy Bia VBL Quảng Nam với công suất 692 m3/ng cùng khai thác
trong tầng chứa nước Holocen, tuy nhiên các công trình khai thác này nằm cách xa Khu
thăm dò > 900 mét nên có thể nói là không ảnh hưởng.
II. Các thông tin về điều kiện địa lý tự nhiên, xã hội khu thăm dò
II.1. Vị trí địa lý:
Các công trình thăm dò - khai thác nước dưới đất được đặt trong khuôn viên đất
thuộc dự án Suntory Pepsico miền Trung tại lô số 10, KCN Điện Nam - Điện Ngọc, thị xã
Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Ranh giới KCN Điện Nam - Điện Ngọc:
- Phía Bắc giáp đường nhựa và rải đá nối từ ngã tư Điện Ngọc ra biển;
- Phía Nam giáp thôn 3 phường Điện Nam Đông;

- Phía Đông giáp sông Hà Khẩu và khu vực ruộng nông nghiệp;
- Phía Tây giáp tỉnh lộ Đà Nẵng - Hội An,…
Diện tích khu vực thăm dò là 141.804m², tại lô số 10 KCN Điện Nam - Điện Ngọc
được giới hạn bởi tọa độ địa lý như sau:
Bảng 1.1: Tọa độ địa lý khu thăm dò (hệ toạ độ VN 2000, múi 30)
Điểm
X (m)
Y (m)
1
1.762.112
554.809
2
554.974
1.761.842
3
554.617
1.761.629
4
554.425
1.761.857

Chủ đầu tư: CN Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam tại Miền Trung
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (WENCO)

-6-


Báo cáo kết quả thăm dò và đánh giá trữ lượng nước dưới đất

Bản đồ vị trí khu thăm dò


VÙNG THĂM DÒ

II.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo, khí tượng, thuỷ văn
a. Địa hình, địa mạo:
Địa hình trong khu vực thăm dò là địa hình dạng “đồi cát” bề mặt được cải tạo làm
KCN và canh tác nên ít phân cắt và có độ cao chênh nhau khoảng vài mét; phần phía Đông
địa hình phân cắt mạnh với những “đụn cát” là loại địa hình tích tụ biển gió thống Holocen
muộn (Q23). Địa hình này thuận lợi cho công tác thăm dò.
b. Khí tượng, thủy văn
+ Nhiệt độ:
Khu vực thăm dò nằm trong vành đai vùng cát ven biển. Nền nhiệt độ vùng cát cao
là do các điều kiện địa lý, bức xạ và cơ chế hoàn lưu. Trong mùa khô, do cơ chế hoàn lưu
Chủ đầu tư: CN Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam tại Miền Trung
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (WENCO)

-7-


Báo cáo kết quả thăm dò và đánh giá trữ lượng nước dưới đất

đất - biển, nhiệt độ không khí trong vùng cát đạt giá trị cao nhất trước 13 giờ. Sau 13 giờ,
nhiệt độ không khí giảm xuống. Theo thống kê, nhiệt độ không khí trung bình tại khu vực
trong năm là 25,6oC, đặc biệt năm 1957 nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 40,9oC và năm 1932
nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 11oC. Trong các tháng từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ tối
cao trung bình từ 28,8 ÷ 34,5oC, tối thấp trung bình 22,1 ÷ 25,3oC. Biên độ nhiệt theo ngày
đêm đạt giá trị lớn nhất trong mùa có gió Tây Nam, trung bình là 9 ÷ 10oC.
Nhiệt độ bề mặt: nhiệt độ đất bề mặt cao nhất vào tháng 7 và thấp nhất vào tháng
12. Vào mùa khô, chênh lệch về nhiệt độ trung bình mặt đất và không khí từ 5 ÷ 7oC,
chênh lệch về nhiệt độ tối cao tuyệt đối từ 18 ÷ 20oC. Tuy nhiên, ở giá trị nhiệt độ thấp

nhất tuyệt đối thì mức chênh lệch hầu như không đáng kể.
+ Số giờ nắng
Tại khu vực thăm dò, hàng năm trung bình có trên 2.000 giờ nắng, số giờ nắng
trung bình trong ngày là 6 giờ. Trong năm từ tháng 2 đến tháng 10 có ít nhất 5giờ
nắng/ngày. Tháng 1 là tháng có ít giờ nắng nhất với 3,7 giờ. Các tháng 5, 6 và 7 có số giờ
nắng nhiều nhất là 8 giờ.
+ Độ ẩm không khí
Độ ẩm trung bình năm tại khu vực là 82%. Độ ẩm trung bình cao nhất ghi nhận
được là 85,8% vào tháng 12. Độ ẩm trung bình thấp nhất ghi nhận được là 75,2% vào
tháng 7. Các mùa khô có độ ẩm trung bình từ 75 ÷ 80%, độ ẩm thấp nhất có thể xuống tới
40%. Các tháng mùa mưa có độ ẩm trung bình từ 80 ÷ 85%, có ngày đạt tới 95%.
+ Mưa:
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12. Các tháng ít mưa nhất trong năm là các
tháng 3, 4, 5 và 6.
Tài liệu quan trắc Trạm Hội An, lượng mưa trung bình năm khoảng 2.274 mm.
Trong đó các tháng mùa khô (tháng 1 đến tháng 8) có lượng mưa 540mm chiếm 24% tổng
lượng mưa năm, các tháng mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12) có lượng mưa 1.734 mm
chiếm 76%, riêng hai tháng 10 và tháng 11 lượng mưa là 1.142 mm chiếm 66%.
Bảng 1.2: Tổng hợp lượng mưa lớn nhất ngày theo tháng trạm Cao Lâu và Hội An (mm)1
Tháng

1

Trạm

2

3

99,7


85,1

4

5

6

7

Câu Lâu

124

Hội An

149,8 116,6 114,2 116,7 289,5 176,6 116

1

8

123,6 146,2 189,2 114,7 99,9
115

9

10


11

12

312

269,1 541,9 373,2

335

323,5 666,6 377,8

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Trung Trung Bộ.

Chủ đầu tư: CN Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam tại Miền Trung
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (WENCO)

-8-


Báo cáo kết quả thăm dò và đánh giá trữ lượng nước dưới đất

+ Gió:
Hướng gió tại khu vực bị chi phối bởi điều kiện hoàn lưu và địa hình. Tần suất cao
nhất các hướng gió Tây Bắc, thấp hơn là hướng Bắc và Đông Bắc.
Tốc độ gió trung bình năm từ 3 ÷ 4m/s. Tần suất lặng gió cao, từ 25 ÷ 50%. Trong
mùa mưa, gió mạnh nhất có hướng Bắc đến Đông Bắc với tốc độ từ 15 ÷ 25m/s. Trong
bão, tốc độ gió có thể lên đến 30 ÷ 40m/s.
Hàng năm trung bình có từ 50 ÷ 55 ngày có gió Tây hoạt động mạnh làm nền nhiệt
tăng cao và độ ẩm giảm: nhiệt độ trung bình cao nhất là 350C và độ ẩm thấp nhất là 55%.

+ Thuỷ văn: cách khu thăm dò khoảng 1,5 km về phía tây là sông Vĩnh Điện, sông
có dòng chảy quanh năm, nước sông không bị nhiễm mặn. Sông Vĩnh Điện là nguồn cung
cấp nước canh tác và sinh hoạt cho nhân dân trong vùng. Phía Đông khu khảo sát có sông
Hà Khẩu, sông có dòng chảy không liên tục, đây là sông nhỏ, bị nhiễm mặn đoạn cửa
sông.
II.3. Đặc điểm phân bố dân cư và các cơ sở kinh tế - xã hội của vùng
Khu vực xây dựng khu công nghiệp và xung quanh là khu đất cát ven biển, nhìn
chung dân cư thưa thớt, chủ yếu sống bằng nghề nông và buôn nhỏ.
Dân số của toàn thị xã Điện Bàn năm 2011 là 199.896 người, trong đó dân số của
riêng xã Điện Nam Đông là 14.682 với mật độ dân số là 695 người/km2. Nhà ở của nhân
dân chủ yếu là nhà cấp IV nằm rải rác dọc theo trục đường ĐT607 Đà Nẵng - Hội An và
vùng phụ cận.
Việc xây dựng Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc tại khu vực này đã làm
thay đổi bộ mặt kinh tế của 2 xã Điện Nam và Điện Ngọc. Việc chuyển đổi đất trồng trọt
có năng suất thấp sang sản xuất công nghiệp làm tăng hiệu quả sử dụng đất, sử dụng lượng
lao động tại chỗ và các khu vực khác đồng thời các loại hình dịch vụ kèm theo như nhà ở,
mua bán,…phát triển cuộc sống của nhân dân quanh vùng từng bước được cải thiện.
II.4. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại khu thăm dò và tình hình
khai thác nước, sử dụng nguồn nước phục vụ sản xuất, kinh doanh
Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc là một Khu công nghiệp lớn và trọng
điểm của tỉnh Quảng Nam với nghành nghề kinh doanh tương đối đa dạng như sản xuất
vật liệu, dệt may, điện tử, sản xuất nước giải khát, … Đến nay đã có 38 dự án hoạt động và
diện tích giai đoạn 1 đã lấp đầy.
Nguồn nước cấp cho cho KCN là Nhà máy nước của Khu công nghiệp Điện Nam Điện Ngọc với công suất 5.000 m3/ng, hiện nay khai thác xấp xỉ 3.000 m3/ng; trong KCN
Ủy ban nhân dân Quảng Nam còn cấp phép khai thác cho nhà máy Bia Quảng Nam với
công suất 692 m3/ng hiện nay khai thác xấp xỉ 500 m3/ng, cả 2 công trình này đều khai
thác trong tầng chứa nước lỗ hổng Holocen.
Chủ đầu tư: CN Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam tại Miền Trung
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (WENCO)


-9-


Báo cáo kết quả thăm dò và đánh giá trữ lượng nước dưới đất

Ngoài ra, các hộ gia đình ở khu dân cư sinh sống xung quanh KCN đều có công
trình khai thác là giếng đào hoặc giếng khoan tay đường kính nhỏ, khai thác nước phục vụ
sinh hoạt với công suất 1-3 m3/ng.
III. Tổng hợp các vấn đề đặc điểm tự nhiên, xã hội liên quan đến nguồn nước,
đến việc khai thác, sử dụng nguồn nước.
Yếu tố thuận lợi:
- Khu thăm dò nằm trên dải “cồn cát” phát triển dọc theo bờ biển tỉnh Quảng Nam,
có điều kiện tự nhiên thuận lợi như: thành phần đất đá là cát đồng nhất, tính thấm cao khả
năng tiếp nhận trực tiếp nguồn cung cấp là yếu tố thuận lợi cho việc hình thành và phục
hồi trữ lượng của nguồn nước dưới đất.
- Hạ tầng cơ sở KCN được đầu tư quy mô và đúng quy định đã hạn chế việc khai
thác nước dưới đất không theo qui hoạch làm cạn kiệt nguồn nước. Trong KCN đến nay
mới chỉ có 02 công trình khai thác nước dưới đất là:
Nhà máy nước KCN với công suất 5.000 m3/ng, hiện nay khai thác xấp xỉ 3.000
m3/ng và hành lang khai thác của Công ty TNHH VBL Quảng Nam khai thác với lượng
khai thác 692 m3/ngày hiện nay khai thác xấp xỉ 500 m3/ng;
Yếu tố không thuận lợi:
- Tất cả các công trình khai thác trong khu vực đều lấy nước trong tầng này, nên dễ
bị suy thoái về số lượng.

Chủ đầu tư: CN Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam tại Miền Trung
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (WENCO)

-10-



Báo cáo kết quả thăm dò và đánh giá trữ lượng nước dưới đất

CHƯƠNG 2:
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, KHỐI LƯỢNG ĐÃ THỰC HIỆN
I. Tổng quan về nội dung, phương pháp, khối lượng đã thực hiện và các vấn đề
liên quan ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thi công thăm dò.
I.1. Tổng quan về nội dung, phương pháp, khối lượng đã thực hiện
Khối lượng thăm dò thực hiện theo Giấy phép số phép thăm dò nước dưới đất số
2849/GP-UBND ngày 19/9/2014 của UBND tỉnh Quảng Nam và Đề án được cấp thẩm
quyền phê duyệt, bao gồm:
- Thu thập số liệu địa chất, địa chất thủy văn khu vực, số liệu về điều kiện tự nhiên
và khảo sát lập đề án trình cấp thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò;
- Khảo sát hiện trạng khai thác nước dưới đất và xả thải trên diện tích thăm dò và
vùng lân cận;
- Khoan thăm dò và kết cấu 04 giếng khoan với 160 mét và 02 giếng quan sát;
- Hút nước thí nghiệm 04 lỗ khoan với 24 ca máy;
- Thí nghiệm 08 mẫu nước và 15 mẫu cấp hạt
- Thu dọn hiện trường;
- Chỉnh lý số liệu, lập báo cáo kết quả thăm dò;
- Trình tự thi công: Thi công theo hình thức cuốn chiếu từng hạng mục của mỗi
giếng khoan;
- Thời gian thi công thực địa:
+ Lỗ khoan PS2: Khoan và lấy mẫu đất thí nghiệm từ ngày 19/9 đến 21/9; hút nước
thí nghiệm và lấy mẫu nước thí nghiệm từ ngày 21/9 đến 27/9;
+ Lỗ khoan PS1: Khoan và lấy mẫu đất thí nghiệm từ ngày 22/9 đến 25/9; hút nước
thí nghiệm và lấy mẫu nước thí nghiệm từ ngày 26/9 đến 03/10;
+ Lỗ khoan PS3: Khoan và lấy mẫu đất thí nghiệm từ ngày 28/9 đến 30/9; hút nước
thí nghiệm và lấy mẫu nước thí nghiệm từ ngày 30/9 đến 5/10;
+ Lỗ khoan PS4: Khoan và lấy mẫu đất thí nghiệm từ ngày 01/10 đến 03/10; hút

nước thí nghiệm và lấy mẫu nước thí nghiệm từ ngày 03/10 đến 08/10;
- Thời gian thí nghiệm mẫu và lập báo cáo từ ngày 25/9 đến ngày 05/11/2014.
I.2. Các vấn đề liên quan ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thi công thăm dò.
Trong quá trình thi công thăm dò có rất nhiều yếu tố tích cực hỗ trợ đem lại kết quả
thăm dò đúng theo các quy chuẩn quy định và đạt kết quả tốt, bao gồm:

Chủ đầu tư: CN Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam tại Miền Trung
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (WENCO)

-11-


Báo cáo kết quả thăm dò và đánh giá trữ lượng nước dưới đất

- Sự quan tâm, hướng dẫn, phối hợp tích cực của cấp thẩm quyền tỉnh Quảng Nam
đặc biệt là Sở Tài Nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Điện
Bàn, UBND tỉnh Quảng Nam, BQL các KCN tỉnh Quảng Nam và UBND các xã lân cận
KCN;
- Sự phối hợp nhịp nhàng, hợp lý giữa chủ đầu tư Chi nhánh Công ty PEPSICO
Việt Nam tại miền Trung và Đơn vị tư vấn;
- Năm nay mùa mưa đến có muộn so với các năm, đầu tháng 10 mới bắt đầu mưa,
quá trình thi công lỗ khoan PS4 ít nhiều cũng bị ảnh hưởng đến kết quả, tuy nhiên mức độ
không đáng kể.
II. Nội dung, phương pháp, khối lượng thực hiện
II.1. Nội dung, khối lượng, phương pháp thực hiện
II.1.1 Công tác thu thập dữ liệu; lập đề án:
* Các nguồn dữ liệu đã thu thập
- Tài liệu qui hoạch phát triển kinh tế xã hội, khí tượng thủy văn vùng thăm dò;
- Báo cáo tìm kiếm nguồn nước dưới đất bằng tổ hợp phương pháp Địa vật lý vùng
Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam của Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT miền Trung, 1987;

- Báo cáo lập bản đồ ĐCTV tỉ lệ 1/200.000 vùng Bình Sơn - Hải Vân của Liên
đoàn Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT miền Trung, 1995;
- Báo cáo kết quả thăm dò nước dưới đất khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc,
Công ty Nước ngầm 2 - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1997;
- Báo cáo lập bản đồ ĐCTV tỷ lệ 1/50.000 vùng Duy Xuyên - Tam Kỳ của Liên
đoàn ĐCTV-ĐCCT miền Trung, 2005;
- Đề án khai thác nước dưới đất công trình cấp nước KCN Điện Nam - Điện Ngọc,
Công ty cổ phần phát triển đô thị và khu công nghiệp QNĐN, 2009
- Giấy phép khai thác số 398/QĐ-UBND ngày 03/2/2009 của UBND tỉnh Quảng
Nam cấp cho Công ty TNHH VBL Quảng Nam khai thác với lượng khai thác 692
m3/ngày;
- Báo cáo tổng kết đề tài Đánh giá chi tiết tài nguyên nước vùng đồng bằng ven
biển Quảng Nam, Đại học Mỏ - Địa chất, 2010;
- Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Nam đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2025, Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT nông thôn
tỉnh Quảng Nam, 2011.
- Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước KCN Điện Nam - Điện Ngọc, Công ty Cổ
phần Tam Nguyên, 2010;
* Công tác lập đề án, xin giấy phép thăm dò:

Chủ đầu tư: CN Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam tại Miền Trung
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (WENCO)

-12-


Báo cáo kết quả thăm dò và đánh giá trữ lượng nước dưới đất

Trên cơ sở dữ liệu thu thập, kết hợp khảo sát thực địa, tiến hành xử lý các dữ liệu
và lập đề án. Đề án lập đúng theo hướng dẫn của Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày

30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới
đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
Đề án đã được Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định và UBND tỉnh Quảng Nam
cấp giấy phép thăm dò cho Chi nhánh Công ty PEPSICO Việt Nam tại miền Trung.
II.1.2. Điều tra khảo sát hiện trạng khai thác nước dưới đất, bãi thải
Điều tra khảo sát hiện trạng khai thác tài nguyên nước dưới đất, các bãi thải nhằm
làm sáng tỏ điều kiện phân bố, thế nằm, ranh giới của các tầng chứa nước và chỉ rõ sự
khác biệt giữa chúng về cấu trúc địa chất, thành phần đất đá; khảo sát hiện trạng khai thác
sử dụng nước có lưu lượng > 10m3/ng; khảo sát các nguồn thải trong khu vực thăm dò.
Khối lượng: tiến hành trên diện tích khoảng 4 km2.
Số điểm khảo sát: 33 điểm.
Kết quả điều tra cho thấy trong KCN có một vài nhà máy có khoan giếng đường
kính 60 mm để lấy nước tưới cỏ và chống bụi với lượng nước khai thác 3 ÷ 6 m3/ng, nước
sản xuất và phục vụ sản xuất đều sử dụng nguồn cấp là nhà máy nước KCN.
Xung quanh KCN dân cư sống tập trung thành các thôn dọc theo đường giao thông,
các hộ dân cư sử dụng giếng đào và giếng khoan UNICEF cấp nước sinh hoạt với công
suất khai thác 2 ÷ 3 m3/ng.
Trong khu vực khảo sát không có bãi chôn lấp, xử lý chất thải rắn nào.
II.1.3. Khoan thăm dò Địa chất thủy văn
a. Khối lượng
Khoan thăm dò Địa chất thủy văn nhằm xác định địa tầng, địa chất, đặc điểm chứa
nước theo chiều sâu của các tầng chứa nước; tạo lỗ khoan hút nước thí nghiệm, lấy mẫu
cấp hạt; tạo lỗ khoan quan trắc mực nước khi bơm.
- Lỗ khoan thăm dò địa tầng: 04 lỗ, tổng chiều sâu: 160 mét; số hiệu PS1, PS2, PS3
và PS4;
- Lỗ khoan quan sát (lỗ khoan vách): 02 lỗ khoan, tổng chiều sâu: 30 mét; số hiệu
PSv1 và PSv3 . Khối lượng xem bảng 2.1.
Bảng 2.1: Khối lượng khoan và kết cấu lỗ khoan
TT


Ký hiệu lỗ
khoan

1
2

PS1
PSv1

Chiều sâu (m)
Thiết
kế
40
15

Thi
công
40
15

Ống lọc (m)
Thiết
kế
8
3

Thi
công
8
3


Tuổi địa chất
Nghiên cứu

Tầng chứa
nước thăm


mvQ23,amQ22, amQ13
mvQ23

qh
qh

Chủ đầu tư: CN Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam tại Miền Trung
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (WENCO)

-13-


Báo cáo kết quả thăm dò và đánh giá trữ lượng nước dưới đất

TT

3
4
5
6

Ký hiệu lỗ

khoan
PS2
PS3
PSv3
PS4
Tổng cộng:

Chiều sâu (m)

Ống lọc (m)

Thiết
kế
40
40
15
40
160

Thiết
kế
8
8
3
8
30

Thi
công
40

40
15
40
160

Thi
công
8
8
3
8
30

Tuổi địa chất
Nghiên cứu

Tầng chứa
nước thăm


mvQ23,amQ22, amQ13
mvQ23,amQ22, amQ13
mvQ23
mvQ23,amQ22, amQ13

qh
qh
qh
qh


b. Phương pháp khoan và kết cấu giếng thăm dò:
Phương pháp khoan: sử dụng Máy khoan GXI-TD để thi công; phương pháp khoan
xoay lấy mẫu, đường kính khoan lấy mẫu theo dõi địa tầng 110 mm suốt chiều dài lỗ
khoan; khoan mở rộng đường kính 250 mm đến độ sâu 20 ÷ 25 mét. Sử dụng dung dịch
sét loãng. Chiều dài các hiệp khoan 1 ÷ 1,5 mét. Tỷ lệ mẫu lấy trong đạt > 70 %.

Ảnh chụp: Công tác khoan
giếng PS3, người chụp Nguyễn
Văn Thiện

Cấu trúc lỗ khoan thăm dò: Kết thúc khoan mở rộng đường kính 250 mm trong
tầng chứa nước Holocen tiến hành chống ống. Loại ống sử dụng là ống uPVC nhựa Đạt
Hòa đường kính 140mm, dày 6,5mm; ống lọc là ống nhựa uPVC Đạt Hòa đường kính
140 mm, dày 6,5mm, trên thành ống nhựa khoan các lỗ thu nước có đường kính 10 mm,
khoảng cách giữa các lỗ thu nước 12 mm phía ngoài bọc lưới trong cùng cuốn lớp dây
thép. Phía ngoài ống nhựa được bọc sỏi đến cách bề mặt địa hình 8m.

Chủ đầu tư: CN Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam tại Miền Trung
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (WENCO)

-14-


Báo cáo kết quả thăm dò và đánh giá trữ lượng nước dưới đất

Ảnh chụp: Công tác kết cấu
giếng khoan PS1, người chụp
Nguyễn Văn Thiện

Cấu trúc lỗ khoan quan sát: khoan đường kính 90mm, chống ống nhựa 60mm,

lọc là ống nhựa 60mm Đạt Hòa.
Bảo vệ lỗ khoan và bảo vệ môi trường: Sau khi kết cấu lỗ khoan, tiến hành trám
thành lỗ khoan bằng xi măng đến chiều sâu 8m, bảo đảm không bị nước mặt ngấm theo
chân ống khoan gây nhiễm bẩn tầng chứa nước. Khi kết thúc thi công từng lỗ khoan tiến
hành san lấp hố dung dịch hoàn trả mặt bằng, thu gom rác thải, dầu mỡ bảo vệ môi trường,
bảo vệ tài nguyên nước. Lỗ khoan được xây bệ xi măng và bọc ống thép bảo vệ.
Thu thập tài liệu khoan: trong quá trình khoan, kỹ thuật trực tiếp thực hiện việc
theo dõi, mô tả, ghi chép đầy đủ, trung thực các số liệu khoan vào sổ khoan theo từng hiệp
khoan, theo đúng quy trình, quy phạm hiện hành và đúng yêu cầu kỹ thuật của đề án. Các
tài liệu theo quy định bao gồm:
- Nhật ký theo dõi ĐCTV khi khoan;
- Nhật ký khoan;
- Bộ mẫu lõi khoan.
II.1.4. Công tác bơm thổi rửa, hút nước thí nghiệm
a. Khối lượng: Công tác bơm thổi rửa nhằm làm sạch lỗ khoan sau khi kết cấu
giếng; hút nước thí nghiệm nhằm đánh giá mức độ giàu, nghèo nước của tầng chứa nước,
lấy mẫu nước phân tích thành phần hóa học và vi sinh đánh giá chất lượng nước; tài liệu
hút nước thí nghiệm sử dụng để tính toán các thông số địa chất thuỷ văn.

Chủ đầu tư: CN Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam tại Miền Trung
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (WENCO)

-15-


Báo cáo kết quả thăm dò và đánh giá trữ lượng nước dưới đất

Ảnh chụp: Hút nước thí
nghiệm giếng PS1, người
chụp Nguyễn Văn Thiện


Khối lượng bơm, hút thí nghiệm: bơm rửa 14 camáy/04 lỗ khoan; hút thí nghiệm
4lần với 24 ca máy. Khối lượng thực hiện ở bảng 2.2.
Bảng 2.2: Khối lượng công tác bơm thổi rửa, hút nước thí nghiệm
TT

Số hiệu lỗ
khoan

1
2
3
4

PS1
PS2
PS3
PS4

Bơm thổi
rửa
(ca máy)
4
3,5
4
3,5

Hút nước
thí nghiệm
(ca máy)

6
6
6
6

Đo hồi
phục mực
nước (ca tổ)
3
3
3
3

Tầng chứa
nước
nghiên cứu
qh
qh
qh
qh

Tỷ lệ %
hoàn
thành
100
100
100
100

b. Phương pháp tiến hành:

Thiết bị thí nghiệm bơm thổi rửa lỗ khoan sử dụng máy nén khí KD54 và hút thí
nghiệm sử dụng máy bơm điện chìm DYNATECH 5,5HP. Dụng cụ đo lưu lượng là thùng
định lượng và đồng hồ bấm giây, dụng cụ đo mực nước là đồng hồ đo thông mạch Mili
ampe kế và dây điện mềm, dụng cụ đo nhiệt độ là nhiệt kế bách phân.
- Bơm thổi rửa: thổi rửa dọc theo thành ống lọc làm sạch những chất lấp nhét do
mùn và dung dịch khoan gây ra, thổi bung từ đáy lỗ khoan thổi lên cho đến khi đạt chiều
sâu kết cấu, nước lên trong, không có cát và mùn khoan. Sau khi ngừng bơm thổi rửa theo
dõi mực nước hồi phục cho đến khi trở về mực nước tĩnh.
- Hút nước thí nghiệm: hút nước với một lần hạ thấp mực nước, theo phương pháp
khống chế lưu lượng ổn định, theo dõi mực nước hạ thấp đến khi ổn định, thời gian ổn
định mực nước kéo dài là 11 ÷ 19 giờ.
- Đo hồi phục: Ngay sau khi dừng hút nước thí nghiệm, tiến hành đo mực nước hồi
phục đến khi mực nước hồi phục ổn định.

Chủ đầu tư: CN Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam tại Miền Trung
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (WENCO)

-16-


Báo cáo kết quả thăm dò và đánh giá trữ lượng nước dưới đất

II.1.5. Lấy và phân tích mẫu nước, mẫu đất
a. Khối lượng: Công tác lấy mẫu nhằm phân tích thành phần hoá học và vi sinh
của tầng chứa nước qua đó đánh giá chất lượng nước vùng thăm dò. Lấy mẫu đất đánh giá
cấp phối hạt tầng chứa nước theo chiều sâu. Khối lượng thực hiện:
Mẫu hóa toàn phần: 04 mẫu
Mẫu vi sinh:
04 mẫu
Mẫu cấp hạt:

15 mẫu
Ảnh chụp: Bộ mẫu lõi khoan giếng PS3, người chụp Nguyễn Văn Thiện

b. Phương pháp lấy mẫu:
- Mẫu cấp hạt: lấy trong quá trình khoan đường kính 110 mm, khi khoan đến
chiều sâu lấy mẫu dừng bơm dung dịch, khoan khô lấy mẫu. Lấy trong tất cả 04 lỗ khoan
và theo số lớp đất trong mổi lỗ khoan.
- Mẫu nước: Trước khi kết thúc bơm thí nghiệm 2 ÷ 3 giờ tiến hành lấy mẫu nước,
mẫu lấy trong chai nhựa chuyên dụng của đơn vị thí nghiệm; đối với mẫu vi sinh chai lấy
mẫu được khử trùng.

Ảnh chụp: Công tác lấy mẫu
nước lỗ khoan PS2, người
chụp Nguyễn Văn Thiện

Chủ đầu tư: CN Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam tại Miền Trung
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (WENCO)

-17-


Báo cáo kết quả thăm dò và đánh giá trữ lượng nước dưới đất

II.2. Đánh giá việc tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn, yêu cầu kỹ thuật và
mức độ hoàn thành về nội dung khối lượng, chất lượng.
II.2.1. Đánh giá việc tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn, yêu cầu kỹ thuật
a. Công tác khảo sát hiện trạng khai thác nước dưới đất, xả thải
- Công tác điều tra hiện trạng khai thác tài nguyên nước và xả thải tiến hành trong
diện tích thăm dò và phủ xung quanh diện tích thăm dò, thực hiện theo các Quyết định số
13/2007/QĐ-BTNMT ngày 04 tháng 9 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy

định về điều tra, đánh giá nước dưới đất; Thông tư số 20/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
- Công tác điều tra xả thải theo Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.
Các dạng công tác này thực hiện theo đúng các Quy định hiện hành, tài liệu phục
vụ tốt cho công tác lập báo cáo.
b. Công tác khoan và kết cấu giếng:
Công tác khoan thăm dò thực hiện nghiêm túc theo các các tiêu chuẩn quy định,
bao gồm:
- Khoan khảo sát theo dõi địa tầng theo Tiêu chuẩn 22 TCN 259: 2000 - Quy trình
khoan thăm dò.
- Quyết định số 13/2007/QĐ-BTNMT ngày 04 tháng 9 năm 2007 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Thông tư số 13/2014/TT-MTNMT ngày 17/2/2014 Quy định kỹ
thuật điều tra đánh giá tài nguyên nước dưới đất.
- Công tác kết cấu giếng thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật về công tác kết cấu giếng,
bọc sỏi và trám cách ly đối với lỗ khoan thăm dò.
Tài liệu thi công đã đánh giá rõ cấu trúc địa chất theo chiều sâu nghiên cứu, 04 lỗ
khoan phục vụ tốt cho công tác hút nước thí nghiệm.
c. Công tác hút nước thí nghiệm
Công tác hút nước thí nghiệm tuân thủ đúng Quyết định số 46/2000/QĐ-BCN ngày
ngày 07/8/2000 của Bộ Công Nghiệp Ban hành Quy phạm hút nước thí nghiệm. Kết quả
hút nước thí nghiệm phản ánh đúng đặc tính chứa nước của tầng chưa nước Holocen (qh).
Tài liệu ghi chép và thu thập đầy đủ phục vụ tốt cho công tác lập báo cáo.
d. Công tác phân tích mẫu đất và mẫu nước
Công tác thí nghiệm mẫu cấp hạt do phòng thí nghiêm LASXD 148 Công ty TNHH
MTV tư vấn xây dựng điện 3 Đà Nẵng thực hiện theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 41981995 của Bộ Xây dựng ban hành.

Chủ đầu tư: CN Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam tại Miền Trung
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (WENCO)


-18-


Báo cáo kết quả thăm dò và đánh giá trữ lượng nước dưới đất

Công tác thí nghiệm mẫu nước do Trung tâm kỹ thuật đo lường chất lượng 2 Đà
Nẵng thực hiện. Chỉ tiêu thí nghiệm theo Qui chuẩn Quốc gia về chất lượng nước ngầm
QCVN 09:2008/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường và một số chỉ tiêu vi lượng.
II.2.2. Đánh giá mức độ hoàn thành về nội dung khối lượng, chất lượng:
Mức độ hoàn thành nội dung và khối lượng được thể hiện ở bảng 2.3.
Qua số liệu ở bảng 2.3 thấy các hạng mục công việc thiết kế trong đề án thực hiện
100 %; chất lượng đảm bảo đúng theo các qui trình kỹ thuật quy định hiện hành.
Kết quả thi công phản ánh đúng đặc điểm cấu trúc địa chất, mức độ chứa nước và
chất lượng nước của tầng Holocen.
II.2.3. Các thay đổi so với khối lượng đề án thăm dò được phê duyệt
So với đề án có một số bổ sung nhỏ: Tăng thêm 03 mẫu cấp hạt lấy trong tầng chứa
nước Pleistocen để đánh giá mức độ biến đổi thành phần hạt của tầng chứa nước này.
Tóm lại, công tác thi công thăm dò nước dưới đất, cấp nước cho Chi nhánh Công
ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam tại Miền Trung thực hiện đúng đề án
được cấp thẩm quyền phê duyệt, quy trình thi công theo đúng các tiêu chuẩn, quy chuẩn
và các yêu cầu khác của công tác thăm dò. Tài liệu, số liệu thi công có độ tin cậy cao, đã
phản ánh đúng cấu trúc địa chất vùng thăm dò, đặc tính chứa nước của tầng chứa cũng
như mối quan hệ giữa nước dưới đất và các yếu tố xung quanh. Nguồn tài liệu này đảm
bảo độ tin cậy cho lập báo cáo thăm dò.
Bảng 2.3: Khối lượng và mức độ hoàn thành các nội dung công việc
Khối lượng
Đơn
vị

Giấy phép,

đề án

Thực
hiện

Tầng
chứa
nước
thăm dò

km2

4

4

qh

100

Đánh giá
mức độ
hoàn
thành (%)

TT

Nội dung công việc

1


Điều tra hiện trạng khai thác
nước dưới đất, xả thải

2

Khoan thăm dò

m/giếng

160/4

160/4

qh-qp

100

3

Khoan giếng quan sát

m/giếng

30/2

30/2

qh


100

4

Hút nước thí nghiệm

ca máy

24

24

qh

100

5

Lấy và thí nghiệm mẫu

a.

Mẫu nước

mẫu

8

8


qh

100

b.

Mẫu cấp hạt

mẫu

12

15

qh-qp

125

Chủ đầu tư: CN Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam tại Miền Trung
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (WENCO)

-19-


Báo cáo kết quả thăm dò và đánh giá trữ lượng nước dưới đất

CHƯƠNG 3:
ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NƯỚC DƯỚI ĐẤT KHU VỰC THĂM DÒ
I. Tổng quát đặc điểm nguồn nước dưới đất khu thăm dò
Trên cơ sở tài liệu thi công, kết hợp các nguồn tài liệu thu thập khác trong quá trình

thi công, tổng hợp các tài liệu trên đã làm sáng tỏ đặc điểm tổng quan nguồn nước dưới
đất khu vực thăm dò như sau:
I.1. Về địa chất:
Đã chính xác hoá vùng thăm dò với chiều sâu nghiên cứu 40 mét kể từ bề mặt địa
hình tồn tại 3 phân vị địa chất trầm tích lớp phủ Đệ tứ đó là.
- Trầm tích hỗn hợp sông biển Pleistocen (amQ13): phân bố dưới cùng của mặt cắt,
thành phần cát sỏi màu xám xanh, xám phớt trắng, phân bố ở độ sâu 31 mét (PS4) đến 35
mét PS2), chiều dày bắt gặp từ 2 ÷ 9 mét; thành phần hạt nhóm hạt sạn sỏi chiếm 36,13%,
nhóm hạt cát chiếm 48,93%, nhóm hạt bụi chiếm 10,81%, nhóm hạt sét chiếm 4,13%, cát
chặt, mức độ kết dính rất yếu. Tại lỗ khoan PS4 phần đáy lỗ khoan cát có vị chát. Bề dày
tầng 15 ÷ 20 mét.
- Trầm tích hỗn hợp sông biển Holocen (amQ22): phân bố phía tây khu thăm dò, bắt
gặp ở phần giữa của mặt cắt, thành phần chủ yếu là sét màu xám đen, chiều dày 12,5 (PS2)
÷ 16,2 mét (PS3); thành phần hạt nhóm sạn sỏi chiếm 0,25%, nhóm hạt cát chiếm 15,88%,
nhóm hạt bụi chiếm 44,02% và nhóm hạt sét chiếm 39,85%; đất trạng thái dẻo.
- Trầm tích biển gió Holocen (mvQ23): phân bố trên cùng của mặt cắt, thành phần
chủ yếu là cát hạt nhỏ có lẫn vỏ sò màu xám vàng, xám xanh; chiều dày 16,5mét (PS3,
PS4) ÷ 22,5 mét (PS2) thường gặp 16,5 ÷ 17,5 mét, tại góc phía Đông Nam có bề dày lớn
nhất đạt 22,5 mét (PS2); thành phần hạt nhóm hạt sạn sỏi chiếm 1,9%, nhóm hạt cát chiếm
88,58%, nhóm hạt bụi chiếm 5,81%, nhóm hạt sét chiếm 3,71% trong đó nhóm hạt có
D>0,1mm chiếm 81,6%, cát xốp, rời. Tại khu thăm dò là phần cuối của “dải cát” nên chiều
dày nhỏ hơn ở khu trung tâm, cát có kích thước hạt nhỏ hơn.
I.2. Về ĐCTV:
Kết quả điều tra, thăm dò đã phân chia vùng thăm dò gồm 2 tầng chứa nước và một
tầng cách nước.
+ Tầng chứa nước lỗ hổng Holocen (qh): cấu tạo lên tầng chứa nước này là trầm
tích biển gió Holocen (mvQ23) phân bố trên cùng, lưu lượng các giếng khoan từ 2,5 (PS1)
÷ 4,54 l/s (PS4), mực nước tĩnh dao động từ 1,45 (PS2) ÷ 1,98 mét (PS1), loại hình hoá
học nước Bocacbonat Canci - Natri và Bocacbonat Canci - Magne, nước nhạt.
+ Tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen (qp): cấu tạo lên tầng chứa nước này là trầm

tích hỗn hợp sông biển Pleistocen (amQ13) không lộ trên mặt, bắt gặp ở độ sâu >31 mét,
Chủ đầu tư: CN Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam tại Miền Trung
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Trà Gia (WENCO)

-20-


×