Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

bài tập học kì lich su nha nuoc và pháp luật: “ So sánh thẩm quyền của nguyên thủ quốc ở nhà nước tư sản Anh và Nhật thời kì cận đại.”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.86 KB, 8 trang )

MỤC LỤC
MỞ BÀI…………………………………………………………………………..…1
NỘI DUNG…………………………………………………………………….……1
I. Khái quát về chế định nguyên thủ quốc gia trong thời kì cận
đại………………………………………………………………………………….…1
II. So sánh thẩm quyền của nguyên thủ quốc gia ở nhà nước tư sản Anh và Nhật
thời kì cận đại.………………………………………………………………………1
1.Điểm giống nhau về thẩm quyền của nguyên thủy quốc gia trong nhà nước tư
sản Anh và Nhật thời cận đại.………………………………………………….…2
2.Điểm khác nhau về thẩm quyền của nguyên thủy quốc gia trong nhà nước tư
sản Anh và Nhật thời cận đại……………………………………………………..2
III.Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về thẩm quyền của nguyên thủ quốc gia
ở nhà nước Tư sản Anh và Nhật thời cận đại………………………………….………6
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………….7
TÀI LIÊU THAM KHẢO

MỞ BÀI
1


Nguyên thủ quốc gia là một chế định quan trọng trong thể chế chính trị. Ở mỗi
nước nguyên thủ quốc gia đều có những vị trí, chức năng khác nhau tùy thuộc vào thể
chế chính trị và các tổ chức nhà nước. Nhưng nhìn chung họ đều đóng vai trò là biểu
tượng cho dân tộc. Đối với các nhà nước tư sản trong thời kì cận đại, đặc biệt là Anh
và Nhật mặc dù người đứng đầu đất nước đề là vua nhưng thẩm quyền của mỗi người
lại có nhiều sự khác nhau. Để nghiên cứu sâu hơn và làm rõ được vấn đề này, em xin
chọn đề tài: “ So sánh thẩm quyền của nguyên thủ quốc ở nhà nước tư sản Anh và
Nhật thời kì cận đại.”

NỘI DUNG
I. Khái quát về chế định nguyên thủ quốc gia trong thời kì cận đại


Trong lịch sử lập hiến của các nhà nước tư sản thì nguyên thủ quốc gia là một
chế định đặc biệt. Cách mạng tư sản nổ ra muốn lật dổ hoàn toàn sự thống trị của nhà
nước phong kiến. Tuy nhiên sự thống trị của nhà nước phong kiến đã ăn sâu vào tâm
trí của nhân dân. Sự hiện diện của nhà vua trong bộ máy nhà nước đã hình thành chế
định nguyên thủ quốc gia trong pháp luật tư sản. Và dần dần theo sự biến động trong
lịch sử mà ở từng quốc gia có thể tồn tại các vị vua hay nữ hoàng ở các nước duy trì
chính thể quân chủ hoặc tổng thống theo chính thể cộng hòa.
Về cơ bản thiết chế nguyên thủ quốc gia của các nước trên thế giới hiện nay đều
được xây dựng dựa trên thiết chế của nhà nước tư sản. Nhìn chung sự hiện diện của
nguyên thủ quốc gia ở các nước tư bản với nhiều vẻ khác nhau song cũng đóng một
vai trò nhất định trong việc tổ chức quyền lực nhà nước. Đặc biệt là vai trò biểu
tượng cho dân tộc, liên kết phối hợp các nhánh quyền lực thể hiện quan điểm thỏa
hiệp giai cấp tại các nước tư bản.
II. So sánh thẩm quyền của nguyên thủ quốc gia ở nhà nước tư sản Anh và Nhật
thời kì cận đại.
1.Điểm giống nhau về thẩm quyền của nguyên thủy quốc gia trong nhà nước tư
sản Anh và Nhật thời cận đại.
2


Sự hiện diện của nguyên thủ quốc gia ở các nước tư sản với nhiều vẻ khác nhau
song cũng đóng một vai trò nhất định trong việc tổ chức quyền lực nhà nước. Đặc
biệt là vai trò biểu tượng cho dân tộc, liên kết phối hợp các nhánh quyền lực thể hiện
quan điểm thỏa hiệp giai cấp tại các nước tư bản.
Họ có quyền lực trong lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp. Việc lãnh đạo đất
nước không đơn giản chỉ mang tính hình thức mà có ảnh hưởng trong những lĩnh vực
nhất định.
2.Điểm khác nhau về thẩm quyền của nguyên thủy quốc gia trong nhà nước tư
sản Anh và Nhật thời cận đại
a) Thẩm quyền của nguyên thủy quốc gia trong nhà nước tư sản Anh

Trong thế kỉ XVIII-XIX là quá trình hình thành tiền lệ pháp được gọi là nguyên
tắc” chính phủ trách nhiệm”. Do nghị viện mà quyền lực nhà vua bị hạn chế. Nước
Anh thời kì này chỉ có hiến pháp không thành văn, chính thể quân chủ nghị viện Anh
gồm ba bộ phận cơ bản: Hoàng đế, nghị viện, chính phủ.
Hoàng đế Anh truyền ngôi cho con trai, nếu không có con trai thì được truyền
ngôi cho con gái. Như vậy nguyên thủ quốc gia Anh có thể được gọi là nữ hoàng
hoặc hoàng đế nhưng vẫn là người đứng đầu đất nước. Người muốn lên ngôi hoàng
đế phải là người nghiêm túc, trong sach, theo nếp sống “khuôn vàng thước ngọc” của
lễ giáo phong kiến, không được kết hôn hai lần trở lên, không được ngoại tình, phải
là người theo quốc giáo nước Anh. Hoàng đế( nữ hoàng Anh) lên ngôi không theo
nhiệm kì, nghĩa là thời gian làm người đứng đầu nhà nước không có giới hạn, nó chỉ
kết thúc khi nào họ mất đi hoặc nhường ngôi cho con mình.
*Thẩm quyền của Nguyên thủ quốc gia
Hoàng đế( nữ hoàng) là nguyên thủ quôc gia nhưng chỉ nặng về vai trò tượng
trưng. Mọi hoạt động của họ chỉ nhằm một mục đích chính thức hóa về mặt nhà nước
các hoạt động của nghị viện, chính phủ. Nhà vua được quyền được hỏi ý kiến, quyền
kích lệ, cảnh giác những mối nguy hiểm đối với bất cứ quyết định nào.
3


Hoàng đế (hay nữ hoàng) bổ nhiệm Thủ tướng nhưng việc bổ nhiệm này chỉ
mang tính hình thức vì người được bổ nhiệm đã được quyết định và là người đứng
đầu đảng chiếm đa số trong nghị viện( hạ viện). Thủ tướng chọn các bộ trưởng cho
nội các của mình trong những nghị sĩ của quốc hội. Hoàng đế( nữ hoàng ) không có
thực quyền trong bộ máy nhà nước, chính trị, việc này có nguồn gốc sâu xa từ đạo
luật quyền hành ban hành thàng 2-1689.
Nguyên thủ quốc gia ở Anh không có thực quyền nhưng xuất phát từ tập quán
và và tâm lí chính trị truyền thống, chế độ phong kiến từng tồn tại hàng trăm năm,
nên hình ảnh một quân vương vẫn còn sống động trong tâm trí của người dân Anh.
Hoàng đế( hay nữ hoàng Anh) chính là biểu tượng cho truyền thống và sự bền vững

cảu dân tộc, sự thống nhất của quốc gia, đóng vai trò to lớn về mặt tinh thần của
người dân. Họ là người thay mặt quốc gia và các đảng phái, là người lãnh đạo nhà
thờ Anh. Khi có chiến tranh xảy ra thì hoàng đế(nữ hoàng) sẽ đưng lên kêu gọi quần
chúng bảo vệ dân tộc.
Hoàng đế Anh(nữ hoàng) là nguyên thủ quốc gia, là biểu tượng cho sự thống
nhất và bền vững quốc gia. Người ta gọi đây là một thiết chế tiềm tàng. Tiềm tàng vì
thời bình, nhà vua không tham gia đảng phái, lui vào hậu trường chính trị. Nhưng
thiết chế này lại phát huy tác dụng, giống như một "van an toàn cuối cùng" khi đất
nước lâm nguy hoặc bên bờ vực của nội chiến.
Ở Anh còn tồn tại nguyên tắc chữ kí thứ hai, các văn bản mà hoàng đế ban hành
nếu chỉ có chữ kí của hoàng đế thì không có hiệu lực được thi hành mà phải có chữ kí
của thủ tướng hoặc bộ trưởng kèm theo. Mặc dù hoàng đế( nữ hoang) có những
quyền hành trong các lĩnh vự lập pháp, hành pháp, tư pháp nhưng vẫn bị giới hạn bởi
nguyên tắc chữ kí thứ 2. Ví dụ khi ban hành một văn bản luật về lĩnh vực giáo dục,
nếu chỉ có chữ kí của hoàng đế thì không có hiệu lực thực thi mà còn phải kèm theo
chữ kí của bộ trưởng bộ giáo dục. Nhưng Nhà vua không phải chịu trách nhiệm trước
bất kì văn kiện nào mà mình đã kí .
*Chế độ trách nhiệm
4


Trong hiến pháp Anh có ghi : Nhà vua không bao giờ sai lầm hay làm sai , Nhà
vua không thể tự mình làm lấy.Vì vậy chữ kí của nhà vua chỉ mang tính hình
thức.Các bộ trưởng phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình có thể bị Hạ viện
truy tố và nghị viện xét xử. Hoàng đế( nữ hoàng ) không chịu trách nhiệm trước bất
kì vấn đề gì của nhà nước cũng như không phải chịu trách nhiệm trước nghị viện và
ngược lại. Hoàng đế không bao giờ sử dụng quyền phủ quyết.
b)Thẩm quyền của nguyên thủ quốc gia ở Nhật trong thời kì cận đại
Ở Nhật thời kì cận đại nguyên thủ quốc gia được gọi là thiên hoàng, vẫn giữ
cách gọi cũ từ thời phong kiến. Nó vẫn mang một vài đặc điểm giống với Thiên

hoàng hoàng thời phong kiến nhưng có nét khác biệt và tiến bộ hơn. Xuất phát từ
phong trào đấu tranh của quần chúng và các lực lượng dân chủ, ngày 11/2/1889,
chính quyền thiên hoàng phải ban hành hiến pháp. Bản Hiến pháp này là văn kiện rõ
nhất thể hiện địa vị, quyền hạn của nguyên thủ quốc gia.
Thiên hoàng là người đứng đầu nhà nước, được hình thành theo hình thức kế vị,
nối dõi. Thiên hoàng phải là nam giới, và không có họ vì họ cho rằng dòng dõi của
mình xuất phát từ thần mặt trời.
*Thẩm quyền của Nguyên thủ quốc gia
Hiến pháp 1889 đề cập đến rât nhiều vấn đề, trong đó có nói đến quyền hạn của
thiên hoàng. Hiến pháp khẳng đinh: “ thiên hoàng muôn đời thống trị đại đế quốc
Nhật Bản”, “ Thiên hoàng là thần thánh bất khả xâm phạm”. Theo hiến pháp thì thiên
hoàng có quyền hạn rất lớn nhưng không phải vô hạn như trong thời phong kiến mà
được giới hạn trong hiến pháp, đó là: Triệu tập hoặc giải tán quốc hội; Ban bố hoặc
đình chỉ thi hành các đạo luật của quốc hội; Bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm thử tướng và
các bộ trưởng Tổng tư lệnh quân đội; Tuyên bố tình trạng chiến tranh hoăc đình
chiến, tuyên bố lệnh giới nghiêm; Thưởng huân chương, ban lệnh đại xá.
Nguyên thủ quốc gia, nắm trọn quyền thống trị. Về mặt đối nội, Thiên hoàng có
quyền hạn rất lớn về các mặt kinh tế, đối nội, đối ngoại, quân sự. Có thể dựa vào hiến
pháp để triệu tập hoặc giải tán nghị hội, bổ nhiệm hoặc bãi miễn quan lại và là chỉ
5


huy tối cao của Quân đội và Hải quân. Thiên hoàng có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm
các quan chức nhà nước. Nói chung Hiến pháp đã xác lập quyền uy tuyệt đối của và
giúp cho Thiên hoàng tập trung toàn bộ quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp - tức toàn
bộ đại quyền của quốc gia - vào bàn tay sắt của mình. Tuy nhiên, Thiên hoàng buộc
phải dựa vào các điều luật ghi trong Hiến pháp để thực thi đại quyền của mình, và khi
Thiên hoàng lấy danh nghĩa của mình để ban bố các sắc lệnh về pháp luật, quốc vụ
thì "phải được quốc vụ đại thần cùng ký tên".
Nhật hoàng nắm quyền lực vô hạn và chỉ nhượng bộ một chút cho dân quyền và

cơ cấu nghị viện. Quyền lực của Nguyên thủ quốc gia bị hạn chế bởi cơ quan dân cử.
Thiên hoàng là "người đứng đầu đế chế, kết hợp trong chính người là chủ quyền", mà
quyền lợi bao gồm xử phạt và ban hành pháp luật, chấp hành.Các cơ cấu của quốc gia
được hành xử chức năng và quyền hạn bên dưới Thiên hoàng: nghị hội trợ giúp Thiên
hoàng thẩm nghị chính vụ của quốc gia, tòa án lấy danh nghĩa của Thiên hoàng để xét
xử. Đồng thời, theo Hiến pháp, nhân dân Nhật Bản là "thần dân" của Thiên hoàng,
phải thi hành nghĩa vụ của thần dân và không được cản trở quyền hành sự đại quyền
của Thiên hoàng.Về mặt đối ngoại, Thiên hoàng có quyền tuyên chiến, giảng hòa, ký
kết hòa ước.
* Về chế độ trách nhiệm
Thiên hoàng phải có trách nhiệm với mọi quyết định của mình, chứ không có
trách nhiệm vô hạn như nguyên thủ quốc gia Anh.
III.Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về thẩm quyền của nguyên thủ quốc gia
ở nhà nước Tư sản Anh và Nhật thời cận đại
Cách mạng tư sản ở Anh và Nhật đều là hai cuộc cách mạng tư sản không triệt
để. Cuộc cách mạng tư sản ở Anh vào thế kỉ XVII do giai cấp tư sản lãnh đạo. Sau
khi cuộc cách mạng tư sản kết thúc thăng lợi thì nước Anh thiết lập nền cộng hòa đại
nghị. Tuy nhiên những yêu sách, mong mỏi của nhân dân vẫn không được đáp ưng.
Từ đó hình thành trong xã hội nước Anh 2 phe, một bên là ủng hộ phong kiến, một
bên ủng hộ tư sản và cuối cùng trường phái ủng hộ nhà vua thắng thế. Để tiếp tục
duy trì bộ máy, bảo vệ địa vị, giai cấp tư sản đã thỏa thuận với phong kiến tức là
6


phải thiết lập nhà nước tư sản dưới hình thức quân chủ nghị viện, để quý tộc được
tham gia vào bộ máy nhà nước. Hơn nữa xuất phát từ tập quán và và tâm lí chính trị
truyền thống, chế độ phong kiến từng tồn tại hàng trăm năm, nên hình ảnh một quân
vương vẫn còn sống động trong tâm trí của người dân Anh.
Còn ở Nhật, thứ nhất đây là một quốc gia theo thể chế lưỡng đầu. Trước đó
thực quyền của nhà vua bị hạn chế. Nhà vua đã cử nhiều quan lại ra nước ngoài để

tiếp thu, học tập những tư tưởng cách tân. Khi Minh Trị lên ngôi thấy việc cải cách là
yếu tố mới và có thể thay đổi địa vị, quyền hạn của mình.Thiên hoàng Minh Trị đan
xen vào quá trình cải cách quyền lực của mình trên hai lĩnh vực thần quyền và Cuộc
cải cách này là do Thiên hoàng tiến hành chứ không phải giai cấp tư sản, không có sự
thả thuận nào ở đây và được nhân dân rất ủng hộ. Thứ hai Nhật là quốc gia thuộc khu
vực Đông Bắc Á.Trong nền văn minh Châu Á, nền văn minh Nho giáo của Trung
quốc có ảnh hưởng nhất, và do đó Nhật bản cũng chịu sự ảnh hưởng của nền văn hóa
này. Thiên hoàng bắt buộc phải là nam giới chứ không thể là nữ giới như ở Anh.Do
đó nguyên thủ quốc gia ở Nhật Bản sẽ có nhiều quyền hạn và trách nhiệm hơn so với
ở Anh.

KẾT LUẬN
Từ sự phân tích trên cho thấy những nét tương đồng và khác biệt về thẩm quyền
của nguyên thủ quốc gia trong nhà nước tư sản Anh và Nhật Bản thời kì cận đại.
Cùng mang tính chất đại diện, biểu tượng cho dân tộc cho quốc gia những bên thì
nắm thức quyền bên lại bị giới hạn. Từ đó cho thấy yếu tố lịch sử, truyền thống cũng
là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này.

TÀI LIÊU THAM KHẢO
1.Giao trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới – Nhà xuất bản Công an nhân dân.
7


2.vi.wikipedia.org - />3. wattpad -
4.Bài tập luật -

8




×