Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

bài tập cá nhân hình sự đề 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.31 KB, 6 trang )

BÀI LÀM
I. Tình huống:
T thường bị bố mắng chửi vì lười lao động lại thường xuyên cờ bạc,
rượu chè, mặt khác T mong sớm được thừa kế tài sản của bố, mẹ. Một lần
xào thịt bò ăn, T xúc riêng một ít ra bát rồi đổ thuốc diệt chuột vào và mang
biếu bố mẹ mình là ông G và bà C. Ông G và bà C đã ăn thức ăn này và bị
tổn hại sức khoẻ, bà C tổn hại 45%, ông G 35%. Giám định pháp y kết luận:
nguyên nhân tổn hại sức khoẻ là do trúng độc thuốc diệt chuột.
a. Hãy xác định tội danh cho hành vi phạm tội của T. Tại sao?
b. Chỉ rõ các tình tiết định khung tăng nặng được áp dụng trong vụ án
trên và phân tích rõ tại sao?
c. Mức hình phạt thấp nhất đối với T có thể áp dụng là bao nhiêu năm tù?
(2 điểm)


II. Giải quyết tình huống:
1. Hành vi phạm tội của T được xác định là tội giết người.
Tội giết người là hành vi tước đoạt tính mạng của người khác một
cách trái pháp luật do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một
cách cố ý. Theo tình huống trên, hành vi của T đã phạm vào tội giết người
được quy định tại khoản 1 Điều 93 BLHS. Hành vi của T đã thỏa mãn đầy
đủ dấu hiệu của tội giết người:
- Khách thể trực tiếp của hành vi giết người nói chung là quyền sống –
quyền thiêng liêng nhất của con người. Hành vi cố ý tước đoạt mạng sống
của người khác đều được xác định là tội giết người. Trong trường hợp này, T
đã có hành vi xâm phạm đến quyền sống của người khác, là ông G và bà C.
- Mặt khách quan:
Hành vi khách quan là biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm giết người,
là sự kiểm soát của ý thức và sự điều khiển của ý chí. Theo tình huống đặt ra
T đã có hành vi cố ý tước đoạt mạng sống của ông G và bà C. Để thực hiện
mục đích, T đã mua thuốc diệt chuột bỏ vào thức ăn mang sang biếu bố mẹ.


Khi mua thuốc, chắc chắn T đã biết trước hành vi của mình có thể gây ra hậu
quả là chết người nhưng T vẫn thực hiện hành vi của mình.
Hành vi của T có thể gây ra hậu quả là chết người – là hậu quả nguy
hiểm cho xã hội. T biết rõ mà vẫn thực hiện, chứng tỏ T có ý định để hậu
quả đó xảy ra. Giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm cho xã hội
phải có mối quan hệ nhân quả. Tức là hậu quả chết người là do hành vi
khách quan của kẻ giết người gây ra. Tội giết người là tội có cấu thành tội
phạm vật chất vì có dấu hiệu hậu quả chết người là dấu hiệu trong cấu thành
tội phạm. Trong tình huống này, ông G và bà C đã ăn phải thức ăn có độc do
T mang biếu nhưng không chết mà chỉ bị tổn hại sức khỏe với ông G là 35%
2


với bà C là 45% mà thôi. Dù hậu quả chưa xảy ra (tội phạm chưa đạt đã
hoàn thành vì chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm)
nhưng theo điều 18 bộ luật Hình sự quy định : “ Người phạm tội chưa đạt
phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt ”.
- Chủ thể: chủ thể của tội giết người là người có năng lực trách nhiệm hình
sự. Theo khoản 1 Điều 93 BLHS, tội giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng vì vậy những người từ đủ 14 tuổi trở lên đều phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội này.
- Mặt chủ quan: Lỗi của người phạm tội giết người là thái độ tâm lí của họ
đối với hành vi gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật và đối
với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý trực
tiếp hay cố ý gián tiếp. Trong tội giết người, lỗi của người phạm tội luôn
được xác định là lỗi cố ý. Lỗi của người phạm tội giết người chỉ đặt ra trong
những trường hợp trong đó chủ thể có khả năng xử sự không gây ra cái chết
cho người khác nhưng chủ thể đã không chọn khả năng này. Trong tình
huống mà đề bài đưa ra, T có nhiều khả năng lựa chọn cách xử sự phù hợp là
giết bố mẹ mình ông G hay bà C hay không giết ông G bà C, nhưng T đã lựa

chọn cách xử sự là giết ông G bà C – cách xử sự trái pháp luật. Lỗi của T
trong trường hợp này là lỗi cố ý trực tiếp. Như vậy, T sẽ bị truy tố về tội giết
người theo khoản 1, Điều 93 BLHS Việt Nam.
2. Các tình tiết định khung tăng nặng được áp dụng trong vụ án trên
là:giết nhiều người, giết bố mẹ, bằng phương pháp có khả năng làm chết
nhiều người, giết người vì động cơ đê hèn.
- Giết nhiều người: Giết nhiều người là trong một lần phạm tội giết
từ hai người trở lên. Trong tình huống phạm tội của T, T đã có hành vi giết
ông G và bà C.

3


- Giết bố mẹ: Ông bà, cha mẹ là những người sinh thành, nuôi dưỡng,
dạy dỗ mình. Người phạm tội lẽ ra phải suốt đời mang ơn, kính trọng tôn
thờ, nhưng người đó đã bất chấp đạo đức, vứt bỏ bổn phận và trách nhiệm
giết hại chính những người đã sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ mình. Hành vi
giết bố mẹ là ông G và bà C của T đã làm tăng đáng kể mức độ lỗi của người
phạm tội so với trường hợp giết người thông thường, làm đảo lộn các giá trị
xã hội và báo động tình trạng xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức, nhân
cách. Bởi lẽ, hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật, vi phạm nghiêm
trọng đạo đức mà còn phả ánh khả năng giáo dục của can phạm – một con
người “vô ơn bội nghĩa” mất hết nhân tính, dám giết hại cả những người mà
mình phải kính trọng. Vậy mà T vẫn ra tay giết bố mẹ của mình. Đây là hành
động đáng bị lên án một cách mạnh mẽ.
- Bằng phương pháp làm chết nhiều người:Giết người bằng phương
pháp làm chết nhiều người là nói đến tính năng, tác dụng của phương tiện
mà tội phạm sử dụng nhằm gây ra cái chết không chỉ cho một người mà là
cho nhiều người. Ở đây, T đã cho thuốc diệt chuột vào thịt bò và mang biếu
bố mẹ của mình. Hành vi của T chứa đựng khả năng làm chết ông G và bà C

nếu hai người ăn phải. Hai người không chết mà chỉ bị tổn hại sức khỏe, tuy
nhiên căn cứ vào tính chất và hành vi của T vẫn xác định tình tiết tăng nặng
là giết người bằng phương pháp làm chết nhiều người.
- Giết người vì động cơ đê hèn: Là hành vi giết người với mục đích
và động cơ thể hiện tính ích kỷ cá nhân, làm cho mức độ nguy hiểm cho xã
hội tăng lên một cách đáng kể so với trường hợp giết người thông thường.
Trong trường hợp này, do thường bị bố mẹ mắng chửi vì lười lao động và
thường xuyên rượu chè, cờ bạc. Hơn nữa, cũng do muốn sớm thừa kế tài sản
của bố mẹ nên T đã có hành vi giết bố mẹ của mình. Đây là một động cơ đê
hèn.
4


3. Mức hình phạt thấp nhất đối với T có thể áp dụng là mười hai năm tù.
Khoản 1, Điều 93 BLHS Việt Nam có quy định: “ Người nào giết
người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai
năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a)giết nhiều người; …
đ) giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; …
l) bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;…q) vì động cơ đê
hèn”. Như vậy, mức phạt thấp nhất mà Tòa án có thể tuyên đối với hành vi
của T là mười hai năm.
Tóm lại, tội giết người là tội xâm phạm đến quyền thiêng liêng nhất
của con người mà pháp luật ra sức bảo vệ. Con người là chủ thể của xã hội,
vừa là mục tiêu xây dựng của xã hội cho nên cần đấu tranh phòng chống các
loại tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng.

5


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam tập 1
và tập 2, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2009.
2. Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật hình sự - Phần các
tội phạm, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2007.
3. Bộ luật hình sự Việt Nam 1999, sửa đổi bổ sung 2009.
4. PGS,TS Nguyễn Ngọc Hòa, PGS,TS Lê Thị Sơn, Từ điển pháp luật
hình sự, Nxb. Tư pháp, Hà Nội 2006.
5. Đỗ Đức Hồng Hà, Tội giết người và đấu tranh phòng chống tội phạm
giết người trong giai đoạn hiện nay, Nxb. Tư pháp, Hà Nội 2008.
6. Luật gia Hoàng Hoa Sơn, Hỏi và đáp về các tội xâm pham tính mạng,
sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, Nxb. Lao động-xã hội,
Hà Nội 2006.

6



×