Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

nội thiết kế xây dựng Cầu đường bộ mới – cầu Tam Bạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 35 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Có thể nói rằng: “Giao thông vận tải là mạch máu của nền kinh tế quốc dân”, nó
luôn giữ vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện và thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển,
là một trong những cơ sở hạ tầng quan trọng nhất, đảm bảo lưu thông hàng hóa và hành
khách, nối liền các khu kinh tế văn hóa, thành thị với nông thôn, quốc gia với khu vực,
liên kết quốc tế. Do đó, nhu cầu xây dựng công trình giao thông ngày càng được đẩy
mạnh, và công tác cải tạo, nâng cấp các công trình giao thông đã và đang sử dụng là
không thể thiếu.
Trong năm học thứ 3, được nhà trường, khoa và bộ môn Kinh tế xây dựng tạo điều
kiện cho sinh viên chúng em đi thực tập kỹ thuật, giúp sinh viên củng cố kiến thức, kết
hợp với học hỏi thực tế để hiểu về cách thức, các bước thiết kế, thi công 1 công trình.
Mỗi công trình giao thông bao gồm nhiều phần, nhiều hạng mục khác nhau, mỗi
phần, mỗi hạng mục có vai trò và chức năng riêng, trong báo cáo thực tập này, em chọn
nội thiết kế xây dựng Cầu đường bộ mới – cầu Tam Bạc, cụ thể là phần trụ cầu. Trong
thời gian nghiên cứu và làm báo cáo thực tập, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô
giáo, các cán bộ quản lý của công ty cổ phần tư vấn đầu tư & xây dựng Đường sắt cũng
như của các bạn sinh viên, em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập. Em xin chân thành
cảm ơn Công ty CP tư vấn đầu tư & xây dựng Đường sắt và các thầy cô giáo, đặc biệt là
thầy giáo Nguyễn Tài Duy người đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo và sửa chữa những sai
sót trong báo cáo thực tập này.

1


Nội dung của bản báo cáo thực tập gồm :

Phần 1: Giới thiệu chung về công ty CP tư vấn đầu tư & xây dựng Đường sắt
1, Tên nhà thầu...........................................................................................................3
2, Nơi lập và năm thành lập doanh nghiệp................................................................3
3, Chức năng chính.....................................................................................................4


4, Chính sách, mục tiêu, chất lượng...........................................................................4
5, Ngành nghề kinh doanh.........................................................................................4
7, Tổng số cán bộ công nhận viên hiện có.................................................................5
8, Hạng năng lực hoạt động tư vấn XDCT................................................................6
9, Văn bản chứng nhận, chứng chỉ.............................................................................6
10, Cơ cấu tổ chức......................................................................................................6
11, Thành tích.............................................................................................................6

Phần 2: Công trình xây dựng cầu đường bộ mới – cầu Tam Bạc
I, Vị trí và phạm vi dự án........................................................................................9
1, Vị trí xác định công trình..................................................................................9
2, Phạm vi dự án...................................................................................................9
II, Căn cứ thiết kế.....................................................................................................9
1, Căn cứ pháp lí...................................................................................................0
2, Các văn bản liên quan.....................................................................................10
III, Quy phạm thiết kế.........................................................................................11
IV, Điều kiện tự nhiên khu vực.............................................................................12
1, Điều kiện địa hình...........................................................................................12
2, Điều kiện khí hậu thủy văn.............................................................................14
V, Nội dung thiết kế bản vẽ thi công (TKBVTC)...............................................15
1, Quy mô xây dựng và tổ chức kĩ thuật............................................................15
2, Thiết kế được duyệt trong thiết kế cơ sở........................................................16
3, Tiêu chuẩn kĩ thuật.........................................................................................17
VI, Phương án thi công chỉ đạo............................................................................18
1, Công tác đảm bảo an toàn giao thông............................................................18
2, Trình tự thi công.............................................................................................19
3, Phương án thi công chỉ đạo từng hạng mục...................................................20

Phần 3: Hạng mục Kết cấu phần dưới – Trụ T1:
I, Trụ T1..................................................................................................................21

II, Cấu tạo trụ T1...................................................................................................22
1, Tác dụng..........................................................................................................22
2, Sơ đồ cấu tạo...................................................................................................22
III, Các bước thi công trụ T1................................................................................27

2


PHẦN I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY
DỰNG ĐƯỜNG SẮT
1. Tên nhà thầu: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Đường sắt
- Tên doanh nghiệp phát hành: Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và Xây dựng đường sắt
- Tên tiếng Anh: Railway construction & Investment consuitant joint stock company
- Tên viết tắt: RCIC
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 9 Láng Hạ - Thành Công - Ba Đình - Hà Nội
- Điện thoại: 04.35146640 Fax: 04.35146641
2. Nơi và năm thành lập doanh nghiệp:
- Năm 2004: Xí nghiệp tư vấn thiết kế công trình - Công ty CP công trình Đường sắt,
quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước số 1172/QĐ-ĐS-TCCB-LĐ ngày 18/8/2004
của Hội đồng quản trị Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 0113008998 ngày 20/3/2007 (giấy chứng nhận hoạt động kinh doanh thay đổi
lần 2) do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
- Năm 2007: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Đường sắt, giấy chứng nhận
hoạt động kinh doanh số 0103020613 do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch đầu tư
thành phố Hà Nội cấp ngày 09/11/2007, đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 05/08/2009.
- Năm 2011: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Đường sắt, giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp số 0102543340 do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch đầu tư
thành phố Hà Nội cấp ngày 30/6/2011 (đăng ký thay đổi lần thứ hai).
Công ty CP tư vấn đầu tư và xây dựng Đường sắt (RCIC) luôn luôn lấy mục tiêu chất

lượng, tiến độ, giá thành hợp lý và sự hài lòng là tiêu chí hàng đầu để đáp ứng các yêu
cầu của khách hàng.
Khác với các sản phẩm khác, chất lượng sản phẩm dịch vụ tư vấn thiết kế phụ thuộc
chủ yếu vào trình độ, kinh nghiệm và sự sáng tạo của nhân sự tham gia dự án. Chất lượng
nguồn nhân lực tham gia dự án đóng vai trò quyết định sự thành công của dự án và chất
lượng sản phẩm tư vấn. Chính vì vậy phát triển nguồn nhân lực luôn là mục tiêu số 1
trong chiến lược phát triển của Công ty.
Hiện nay, Công ty có 97 CBCNV thuộc các lĩnh vực cầu – hầm, cầu đường sắt và cầu
đường bộ, đường sắt và đường bộ, khai thác vận tải sắt, kinh tế xây dựng, thông tin tín
hiệu, địa chất thuỷ văn & trắc địa, kiến trúc sư, cử nhân kinh tế, kỹ thuật viên và công
nhân kỹ thuật. Ngoài ra còn có đội ngũ chuyên gia, cộng tác viên thường xuyên của Công
ty. Nguồn nhân lực luôn luôn được Công ty chú ý xây dựng, đảm bảo:
+ Được đào tạo lại và tự đào tạo thường xuyên;
+ Am hiểu về pháp luật và các trình tự thủ tục trong lĩnh vực xây dựng cơ bản;
+ Có trình độ chuyên môn tốt, tính chuyên nghiệp, hiện đại;
+ Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, ngoại ngữ
+ Có kỷ luật lao động cao;
3


3. Chức năng chính:
+ Khảo sát và lập Báo cáo đầu tư; Dự án; Thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công các công
trình cầu đường sắt & đường bộ; đường sắt, đường bộ; hạ tầng kỹ thuật; các công trình
xây dựng công nghiệp và dân dụng;
+ Tư vấn giám sát các công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng;
+ Thẩm tra, Tư vấn quản lý dự án các công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng.
4. Chính sách, mục tiêu chất lượng
Luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ
với giá cả cạnh tranh, tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân theo pháp luật.
Chất lượng cho mỗi sản phẩm và dịch vụ tư vấn gắn liền với uy tín, sự tồn tại và phát

triển của Công ty; luôn luôn là mục tiêu phấn đấu của Công ty. Tổng giám đốc Công ty
cam kết
(1). Mọi hoạt động đều hướng vào khách hàng, khách hàng là mục đích công việc của
mỗi cá nhân tại RICC, cán bộ nhân viên ở mọi cương vị luôn lắng nghe, luôn tìm hiểu
nhu cầu và luôn tiếp thu ý kiến của khách hàng, qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm,
dịch vụ tại RCIC, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu và sự mong đợi của khách hàng;
(2). Xây dựng, duy trì và phát triển đội ngũ cán bộ làm việc chuyên nghiệp, chủ động,
sáng tạo, giỏi nghiệp vụ chuyên môn, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trong sáng, đủ
năng lực để tiếp thu và áp dụng một cách sáng tạo các công nghệ tiên tiến, không ngừng
phấn đấu vì mục tiêu chất lượng công trình;
(3). Cung cấp đầy đủ nguồn nhân lực và vật lực cần thiết để thực hiện chính sách chất
lượng và các hoạt động hướng vào khách hàng. RCIC xác định việc cung cấp đủ nguồn
lực để cung ứng cho khách hàng một sản phẩm/dịch vụ “vừa lòng” chứ không dừng lại ở
việc cung ứng cho khách hàng một sản phẩm dịch vụ “thông thường”;
(4). Không ngừng cải tiến hệ thống chất lượng, bao gồm: cải tiến sản phẩm dịch vụ, cải
tiến quy trình và cải tiến công nghệ, nhằm từng bước nâng cao tính hiệu quả và tính hiệu
lực của hệ thống chất lượng, trên cơ sở đó hướng tới những nỗ lực cao nhất đáp ứng
những nhu cầu và sự mong đợi của khách hàng.
5. Ngành nghề kinh doanh:
STT Tên Ngành
1
2
3
4
5
6
7

Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ
Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao

Chuẩn bị mặt bằng
(không bao gồm dò mìn và các loại tương tự tại mặt bằng xây dựng )
Hoàn thiện công trình xây dựng
Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác
Lắp đặt hệ thống điện
Cho thuê máy móc thiết bị và đồ dùng hữu hình khác
( trừ máy bay và khinh khí cầu )

Mã
ngành
4210
2395
4312
4330
4390
4321
7730
4


8
9
10
11
12
13
14
15

Lắp đặt hệ thống xây dựng khác

Vận tải hành khách đường bộ khác
Cho thuê xe có động cơ
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
Xây dựng nhà các loại
Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
Phá dỡ
- Dịch vụ môi giới bất động sản
- Thi công các công trình: hạ tầng kỹ thuật, giao thông, dân dụng,
thông tin – tín hiệu – điện;
- Mua, bán vật tư máy móc, thiết bị công nghệ thông tin, tín hiệu,
điện chiếu sáng;
- Thí nghiệm vật liệu xây dựng và thí nghiệm địa chất công trình;
- Tư vấn lập hồ sơ mời thầu;
- Tư vấn quản lý dự án;
- Thiết kế quy hoạch mặt bằng xây dựng công trình;
- Tư vấn thẩm tra các công trình giao thông, dân dụng, công nghiệp
và hạ tầng kỹ thuật (trong phạm vi chứng chỉ hành nghề đã đăng ký
kinh doanh);
- Dịch vụ khảo sát và vẽ bản đồ; dịch vụ khảo sát địa chất công trình
xây dựng;
-Tư vấn, giám sát thi công xây dựng công trình: cầu đường, dân dụng
và công nghiệp ( lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện;
- Thiết kế các công trình giao thông;
- Thiết kế kiến trúc công trình;
- Tư vấn đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, công
nghiệp thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật ( trong phạm vi chứng chỉ hành
nghề đã đăng ký kinh doanh);
(Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Doanh nghiệp chỉ
kinnh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật)
“CẤP LẠI MÃ SỐ DN TỪ ĐKKD SỐ : 0103020613 DO PHÒNG

ĐKKD – SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CẤP NGÀY 09/11/2007”

4329
4932
7710
4933
4100
4290
4311
Mã ngành
nghề
chưa
khớp với
mã hệ
thống
ngành
kinh tế
Việt Nam

6. Tổng số năm kinh nghiệm hoạt động tư vấn khảo sát, thiết kế các công trình giao
thông:
08 năm (từ năm 2004 đến nay).
7. Tổng số cán bộ CNV hiện có:
- Trong hoạt động chung của nhà thầu: 97 cán bộ CNV.
8. Hạng năng lực hoạt động tư vấn XDCT: Hạng 1
5


9. Văn bản chứng nhận, chứng chỉ:

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0102543340 do Sở kế hoạch và đầu tư
TP.Hà Nội cấp ngày 09/11/2007, sửa đổi lần thứ nhất ngày 05/08/2009, đăng ký thay đổi
lần thứ hai ngày 30/6/2011.
- Giấy chứng nhận ISO 9001:2000 số QMS-0011 ban hành ngày 11/06/2008.
10. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Tổng Tư vấn đầu tư & xây dựng Đường sắt: Hội
đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban Tổng giám đốc, Các phòng - ban Cơ quan, và Xí
nghiệp thành viên. Cụ thể:

11. Thành tích:
- Hoạt động theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008.
- Xây dựng thị trường lớn, ổn định và không ngừng phát triển, trong giai đoạn 2004 –
2011, Công ty CP tư vấn đầu tư và xây dựng Đường sắt (RCIC) đã được Thủ tướng
Chính phủ, Bộ giao thông vận tải, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Hiệp hội tư vấn
xây dựng Việt Nam (VECAS) tặng thưởng Bằng khen, Giấy khen cho tập thể và cá nhân
đã có nhiều thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh, góp phần tích cực trong quá
trình xây dựng và phát triển ngành, phát triển đất nước.
6


- Đến với Công ty CP tư vấn đầu tư và xây dựng Đường sắt (RCIC), Khách hàng sẽ gặp
những người bạn chân thành, tin cậy, tận tâm có được các công trình xây dựng chất lượng
cao, đảm bảo tiến độ, hợp lý về kinh tế và có giá trị thẩm mỹ

7


PHẦN 2:
Công trình:
XÂY DỰNG CẦU ĐƯỜNG BỘ MỚI – CẦU TAM BẠC

Thuộc công trình:
XÂY DỰNG MỚI 3 CẦU THEO LỆNH KHẨN CẤP: ĐỒNG NAI, TAM BẠC,
THỊ CẦU
I,

Vị trí và phạm vi dự án:

1.

Vị trí xây dựng công trình

-

Cầu Tam bạc nằm trên địa phận Thành phố Hải Phòng, là cây cầu nối quận Lê
Chân với quận Hồng Bàng của Thành phố Hải Phòng.

2,
-

Phạm vi dự án
Điểm đầu công trình : Tại tim giao (ngã ba) giữa đường Chi Lăng và đường Cầu
Quay (cầu Tam Bạc) ngang với lý trình đường sắt tại Km98+907, thuộc phường
Trại Chuối, quận Hồng Bàng của thành phố Hải Phòng, cách đuôi mố cầu chung
hiện nay khoảng 260m.

-

Điểm kết thúc công trình : Tại tim giao(ngã tư) giữa đường Nguyễn Đức Cảnh và
đường Trần Nguyên Hãn, cách đuôi mố cầu chung hiện tại khoảng 380m.


II,
1.
-

Các Căn cứ thiết kế
Các căn cứ pháp lý
Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Luật số 38/2009/QH12 về việc sửa đổi, bổ sung một
số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản;

-

Luật đường sắt số 35/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam; Nghị định 109/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt;

-

Nghị định số 71/2005/NĐ-CP ngày 06/06/2005 của Chính phủ về quản lý đầu tư
xây dựng công trình đặc thù;


-

Nghị định số 12/2008/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình và Nghị định 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày

-


Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây Dựng v/v “Hướng
dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình”

-

Quyết định số 1977/QĐ-UBND ngày 30/9/2009 của UBND TP Hải Phòng về việc
“Phê duyệt quy hoạch điều chỉnh phát triển giao thông đường sắt, đường bộ TP
Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn2025 ’’.

-

Quyết định số 2044/TTg-KTN ngày 4/11/2011 của Chính Phủ về việc bố trí nguồn
vốn đầu tư xây dựng mới 3 cầu gồm: Đồng Nai, Tam Bạc, Thị Cầu theo lệnh
khẩn cấp;

-

Quyết định số 936/QĐ-ĐS của Tổng giám đốc ĐSVN ngày 28/9/2011, về việc
“Giao triển khai quản lý, thực hiện “Xây dựng mới 3 cầu theo lệnh khẩn cấp:
Đồng Nai, Tam Bạc, Thị Cầu”.

-

Hợp đồng kinh tế số 05/2011/HĐ-TV ngày 18/10/2011 giữa Ban Quản lý dự án
đường sắt khu vực 1 với liên danh tư vấn TRICC - RCIC - KKS về việc KS, thiết
kế, lập dự toán: Xây dựng mới 2 cầu đường bộ Thị Cầu; Sửa chữa, gia cố, cải tạo
2 cầu chung (Tam Bạc, Thị Cầu), thuộc công trình “Xây dựng mới 3 cầu theo
lệnh khẩn cấp: Đồng Nai, Tam Bạc, Thị Cầu”

-


Báo cáo thẩm định số 2602A/TĐ-ĐS ngày 09/12/2011 của Tổ thẩm định công
trình đầu tư xây dựng mới 3 cầu theo lệnh khẩn cấp: Đồng Nai, Tam Bạc, Thị
Cầu;

-

Hồ sơ Báo cáo kết quả khảo sát địa hình, Báo cáo kết quả khảo sát địa chất do
Liên danh tư vấn lập.
2, Các văn bản liên quan

-

Thông báo cuộc họp số 336/TB-UBND ngày 11/11/2011: Kết luận của Chủ tịch
UBND Hải Phòng tại cuộc họp về việc triển khai xây dựng cầu Tam Bạc (cầu
Quay).

10


-

Công văn số 1306/GTVT-TĐXD ngày 28/11/2011 của Sở Giao thông vận tải Tp.
Hải Phòng về việc Thỏa thuận Quy mô, phương án vị trí và kết cấu cầu Tam Bạc.

-

Thông báo số 467/TB-DA1 ngày 03/11/2011 của Ban QLDA ĐS KV1 về Kết luận
tại cuộc họp báo cáo Phương án thiết kế tổng thể xây dựng mới 02 cầu Tam Bạc,
Thị Cầu thuộc công trình “Xây dựng mới 3 cầu theo lệnh khẩn cấp: Đồng Nai,

Tam Bạc, Thị Cầu”.

-

Thông báo cuộc họp số 297/TB-ĐS ngày 11/11/2011: Kết luận của Lãnh đạo
Đường sắt Việt Nam tại cuộc họp báo cáo Phương án thiết kế tổng thể xây dựng
mới 2 cầu Tam Bạc, Thị Cầu thuộc công trình “Xây dựng mới 3 cầu theo lệnh
khẩn cấp: Đồng Nai, Tam Bạc, Thị Cầu”

III,

Quy phạm thiết kế:

-

Đường đô thị- yêu cầu thiết kế TCXDVN 104-2007.

-

Đường ô tô - yêu cầu thiết kế TCVN 4054-05.

-

Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ô tô đắp trên nền đất yếu 22 TCN 262-2000.

-

Tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu vải địa kỹ thuật trên nền đất yếu 22
TCN 248-98.


-

Tiêu chuẩn TCVN 5664:2009 về phân cấp kỹ thuật đường thủy nội địa.

-

Quy trình thiết kế áo đường mềm 22TCN 211-06.

-

Tiêu chuẩn thiết kế 22TCN 272-05.

-

Quy phạm thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn 22TCN 18-79 (Cho đường
sắt).

-

Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế TCXD205 - 1998.

-

Công trình giao thông trong vùng có động đất 22TCN 221-95.

-

Các thiết kế điển hình của Viện TKGTVT.

-


Điều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN 237-01.

-

Quy trình thiết lập tổ chức xây dựng và thiết kế thi công TCVN 4252-88.

-

Các tiêu chuẩn khác có liên quan trong khung tiêu chuẩn của dự án.

11


Tiêu chuẩn tham khảo
-

Tiêu chuẩn thiết kế áo đường mềm 22TCN 274-01.

-

Tiêu chuẩn thiết kế đèn tín hiệu giao thông (1987), Hiệp hội đường bộ Nhật Bản.

IV,

Điều kiện tự nhiên khu vực:

1,

Điều kiện địa hình


a.
-

Điều kiện chung khu vực
Phía Bắc TP.Hải Phòng là vùng trung du, có đồi xen kẽ với đồng bằng và thấp dần
về phía Nam ra biển. Khu đồi này có liên hệ với hệ núi Quảng Ninh, di tích của
nền móng uốn nếp cổ bên dưới, nơi trước đây đã xảy ra quá trình sụt võng với
cường độ nhỏ, gồm các loại đất cát kết, phiến sét và đá vôi có tuổi khác nhau
được phân bố thành dải liên tục theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ đất liền ra
biển. Do thành phố Hải Phòng nằm trong khu vực đồng bằng ven biển nên có cả
diện tích thành phố là đất mặn, đất phèn.

-

Địa hình khu vực cầu tương đối bằng phẳng dạng địa hình ven sông, dân cư xung
quanh bám theo trục đường bộ đông đúc và sầm uất, nhất là phía bờ Hải Phòng.

-

Phía thượng lưu cầu đường bộ mới Tam bạc khoảng 800 m có cầu đường bộ An
Dương trên Quốc lộ 5 mới, phía hạ lưu khoảng 900m là cầu Thượng lý.

b.
-

Địa hình khu vực cầu
Khu vực xây dựng cầu nằm gần cửa sông đào Hạ lý nên có chiều ngang lòng sông
tương đối rộng, địa hình lòng sông tương đối phức tạp. Hai bên bờ sông đã được
kè ốp đá hộc.


+

Địa hình phía đầu cầu Hà Nội:
Hiện tại đã có đường dẫn lên cầu cũ mặt đường rộng 7m kết cấu bê tông nhựa,
chất lượng còn tốt.

+

Bên trái tuyến là nhà máy đóng tàu Sông Cấm có tường xây bao quanh nằm sát
mép vỉa hè đường dẫn lên cầu hiện tại, kéo dài tới tận mép sông.

+

Bên phải tuyến là khu đường sắt tuyến Hà Nội- Hải Phòng, nền đường là đường
đắp cao, chân đường sắt nằm sát mép đường bộ dẫn lên cầu. Phía bên kia đường
sắt là khu dân cư tập trung đông đúc.
12


+

Phía đầu phạm vi đoạn tuyến có nút giao Chi Lăng, giao giữa đường Chi Lăng và
đường Mới, tại vị trí này dự kiến khảo sát để tổ chức lại giao thông.

+

Địa hình phía đầu cầu Hải Phòng:
Bờ phía Lê Chân địa hình tương đối phức tạp, dân cư tập trung đông đúc tại hai
bên đường dẫn lên cầu hiện tại.


+

Đường dẫn lên cầu hiện tại là đường Nguyễn Đức Cảnh đến đoạn gần đầu cầu,
đường chia làm hai nhánh (tại nút giao với đường Nguyễn Đức Cảnh) một nhánh
rẽ lên cầu là đường cong, nhánh còn lại chạy thẳng qua gầm cầu chui đường sắt
nối vào đường Lán Bè.

+

Cuối phạm vi đoạn tuyến là nút giao của đường Tam Bạc- đường Trần Nguyên
Hãn và đường Nguyễn Đức Cảnh kéo dài (nút ngã tư).

c,

Điều kiện địa chất
Qua kết quả đo vẽ, kết quả khoan, xuyên tiêu chuẩn ngoài hiện trường và
kết quả thí nghiệm các mẫu đất, đá trong phòng cho thấy địa tầng và chỉ tiêu cơ lý
khu vực xây dựng cầu gồm các thành tạo trầm tích theo thứ tự từ trên xuống dưới
như sau:

-

Lớp KQ: Đất lấp, có thành phần hỗn tạp gồm: Gạch vụn, vật liệu phế thải,có bề
dày biến đổi từ 1.70m đến 5.80m

-

Lớp 1: Bùn sét pha, đôi chỗ kẹp ổ cát pha màu xám xanh, xám ghi, xám đen, có bề
dày biến đổi từ 5.00m (LKP3) đến 11.80m (TC1).


-

Lớp 2: Sét pha, đôi chỗ kẹp ít cát mịn, màu nâu, nâu vàng, trạng thái dẻo mềm.
Lớp có bề dày 13.90m.

-

Lớp 3: Sét, lẫn ít hữu cơ, ổ cát pha, màu xám, xám xanh, xám nâu, trạng thái dẻo
chảy, đôi chỗ dẻo mềm. Lớp có bề dày biến đổi từ 10.00m (LKP3) đến 21.50m
(NĐ1).

-

Lớp 4: Sét pha, đôi chỗ kẹp lớp mỏng cát pha, cát mịn, màu xám xanh, trạng thái
dẻo mềm. Lớp có bề dày biến đổi từ 3.80m (NĐ2) đến 11.80m (TC2).

-

Lớp 5: Sét pha, kẹp ổ cát pha, màu xám xanh, nâu đỏ, trạng thái dẻo cứng. Lớp có
bề dày 7.20m.
13


-

Lớp 6: Sét pha, màu xám xanh, kẹp cát pha, lẫn vỏ sò, trạng thái nửa cứng. Lớp có
bề dày 5.20m.

-


Lớp 7: Sét, màu xám, xám nâu, trạng thái dẻo mềm. Lớp có bề dày 5.50m.

-

Lớp 8: Cát trung, lẫn cát nhỏ, sỏi nhỏ, màu xám xanh, xám trắng, xám hồng, kết
cấu chặt, có chỗ rất chặt, bão hòa nước. Lớp có bề dày biến đổi từ 5.20m đến
14.90m

-

Lớp 9: Cát sạn sỏi, lẫn cát nhỏ, màu xám xanh, xám trắng, xám hồng, kết cấu rất
chặt, bão hòa nước. Lớp có bề dày biến đổi từ 4.50m đến 9.00m

-

Lớp 10: Cuội sỏi lẫn cát hạt thô, cát mịn, đa màu sắc, kết cấu rất chặt, bão hòa
nước. Lớp có bề dày từ 3.70m đến 4.50m.

-

Lớp 11: Sét pha, kẹp ổ cát mịn, màu xám xanh, trạng thái dẻo mềm, có chỗ dẻo
cứng. Lớp có bề dày biến đổi từ 6.30m đến 7.00m.

-

Lớp 12: Sét pha, lẫn cát dăm sạn, đôi chỗ lẫn hòn cục phong hóa sót, màu xám
xanh, trạng thái cứng (sản phẩm phong hóa tại chỗ của đá gốc). Lớp có bề dày
biến đổi từ 2.00 đến 4.40m


-

Lớp 13: Sét bột kết phong hóa mạnh, nứt nẻ nhiều, màu xám xanh, xám trắng,
cứng cấp IV. Tỷ lệ TCR = 30%, RQD = 15%. Lớp có bề dày 6.00m.

-

Lớp 14: Đá sét vôi, phong hóa rất mạnh, màu xám xanh, xám trắng, nhiều chỗ
thành đất, cứng cấp IV. Tỷ lệ TCR=65-80%, RQD=20-30%. Lớp có bề dày
4.50m.

2,
-

Đặc điểm khí hậu thủy văn
Thời tiết Hải Phòng mang tính chất đặc trưng của thời tiết miền Bắc Việt Nam:
nóng ẩm mưa nhiều, có 2 mùa tương đối rõ rệt. Tuy nhiên Hải Phòng có một
chút khác biệt so với Hà Nội về thời tiết và nhiệt độ, ấm hơn 1 0C vào mùa đông
và mát hơn 1,20C vào mùa hè.

-

Nhiệt độ trung bình năm: 20 – 23 độ.

-

Lượng mưa trung bình năm: 1600 - 1800mm.

-


Độ ẩm không khí trung bình năm: 80 - 85%.

-

Số giờ nắng trong năm: 1693 giờ.
14


-

Hệ thống sông ngòi khá dày, trung bình 0,6 – 0,8 km/km2. Bờ biển dài 125km,
thấp và khá bằng phẳng, có 5 cửa sông chính đổ ra biển: sông Cấm, sông Đá Bạc,
sông Lạch Tray, sông Văn úc, sông Thái Bình…

-

Theo kết quả tính toán thủy văn:



Mực nước lũ thiết kế: H1%= 2,45m.



Mực nước thông thuyền: HTT5%=1,45m(Theo TCVN 5664-2009, ở khu vực
ảnh hưởng thủy triều thì phải tính mực nước tần suất lũy tích mực nước giờ và
mực nước bình quân ngày rồi chọn giá trị lớn hơn làm mực nước thông thuyền. ở
đây mực nước lũy tích giờ tần suất 5% lớn hơn mực nước bình quân ngày nên ta
chọn theo mực nước giờ).




Mực nước thi công: H10%=2,17m.

V,

Nội dung thiết kế bản vẽ thi công

1,

Quy mô xây dựng và tiêu chuẩn kỹ thuật.
Quy mô xây dựng

-

Qui mô: Xây dựng mới, cầu vĩnh cửu.

-

Cấp hạng: đường phố chính đô thị (loại thứ yếu).

-

Tốc độ thiết kế qua cầu vtk=50km/h.

-

Siêu cao lớn nhất 4%
Mặt cắt ngang cầu:


-

Đoạn trên đường thẳng

-

Phần xe cơ giới

: 2 x 3.50m =

7.00m

-

Phần xe hỗn hợp

: 2 x 2.00m =

4.00m

-

Lan can

: 2 x 0.50m =

1.00m

-


Tổng chiều rộng

=

12.00m

Mặt cắt ngang cầu trong đoạn đường cong:
-

Độ mở rộng trong đường cong

-

Tổng chiều rộng

: 2 x 0.75m =
=

1.50m
13.05m

Mặt cắt ngang đường đầu cầu đoạn có tường chắn:
15


-

Tổng chiều rộng

=


12.00m

Mặt cắt ngang đường đầu cầu đoạn đắp thông thường:
-

Phần lề

-

Tổng chiều rộng

: 2 x 0.50m =
=

2,

Thiết kế được phê duyệt trong thiết kế cơ sở.

a

Thiết kế bình đồ

-

1.00m
12.00m

Tuyến mới nằm phía hạ lưu, song song và cách cầu cũ khoảng 16m và kết nối với
đường Nguyễn Đức Cảnh bằng đường cong bằng bán kính R=80m.


b,
-

Thiết kế trắc dọc
Cao độ khống chế đường đỏ: Đảm bảo chiều cao tĩnh không đường sông, đường
bộ, bố trí các thiết bị phục vụ khai thác, bố trí các hệ thống hạ tầng kỹ thuật của
khu vực; đảm bảo điều kiện an toàn, thuận lợi cho đường bộ, đường sắt khi thi
công và khai thác.

-

Độ dốc dọc i = 4%.

-

Đường cong đứng đối với đường đô thị R = 1200m

c,

Bố trí chung thiết kế (hình vẽ)

d,

Thiết kế kết cấu phần trên

-

5 nhịp dầm I33m BTCT DƯL cao 1.65m. Mặt cắt ngang là 5 dầm trên đoạn thẳng
và 6 dầm trong đoạn cong.


-

Lớp bê tông bản mặt cầu dầy 0.2m

-

Lớp phủ mặt đường trên cầu: 7 cm bê tông nhựa chặt hạt mịn.

-

Lớp phòng nước bằng dung dịch chuyên dụng.

e,
-

Thiết kế kết cấu phần dưới
Mố M1: Chữ U BTCT trên hệ móng gồm 6 cọc khoan nhồi D 1.2m, L= 68m,
chiều cao tường thân H=4.8m.

-

Mố M2: Chữ U BTCT trên hệ móng gồm 6 cọc khoan nhồi D1.2m, L= 68m, chiều
cao tường thân H= 4.8m

-

f,

Trụ cầu dạng trụ thân đặc BTCT gồm 4 trụ T1, T2, T3, T4

Thiết kế đường đầu cầu
16




Đoạn đầu cầu có tường chắn:

-

Đặt trên sàn giảm tải bằng BTCT, móng cọc 35x35cm, tường chắn có cốt

-

Đất đắp đầm chặt đảm bảo K≥ 95; phạm vi dưới lớp mặt đường đầm chặt đảm bảo

-

K≥ 98 trên chiều dày 50cm

-

Kết cấu áo đường: Mô đun yêu cầu Eyc ≥ 155Mpa



Đoạn đầu cầu đoạn đắp thông thường:

-


Đặt trên nền tự nhiên, tường chắn trọng lực

-

Đất đắp đầm chặt đảm bảo K ≥ 95; phạm vi dưới lớp mặt đường đầm chặt đảm
bảo K ≥ 98 trên chiều dày 50cm

-

3,

Kết cấu áo đường: Mô đuyn yêu cầu Eyc ≥155Mpa.
Tiêu chuẩn kỹ thuật

-

Hoạt tải xe ô tô thiết kế cầu:

HL93.

-

Tải trọng bộ hành:

3x10-3 Mpa

-

Cấp động đất:


Cấp 7, hệ số gia tốc động đất A=0,1293.

-

Độ dốc dọc tối đa:

i = 4%

-

Chiều cao tĩnh không tối thiểu của đường bộ chui dưới cầu: H=3.20m.

-

Tĩnh không thông thuyền : Sông cấp III: Bề rộng B > 40m, chiều cao H = 7m.

-

Mực nước thông thuyền Htt = +1.45m.

-

Mực nước thiết kế H1% = +2.45m.

-

Bề rộng mặt đường nhánh hai bên đường xuống cầu phía Hải Phòng : Bg = 3.5m.

-


Bề rộng hè đường : Bh = 1.5m (Chỗ nhỏ nhất)

-

Lề an toàn giữa đường bên cầu và đường đầu cầu : B1 = 0.5m

-

Mặt đường cấp cao A1 – Mặt đường thảm bê tông nhựa trên móng cấp phối đá
dăm; cường độ mặt đường thiết kế : Eyc = 155Mpa

VI,
1,
-

Phương án tổ chức thi công chỉ đạo
Công tác đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình thi công:
Đảm bảo an toàn giao thông đường bộ và đường sắt

-

Phía Hà Nội:

17


+

Thiết kế đường tạm đảm bảo giao thông lưu thông theo 2 chiều, có bề rộng toàn
bộ B=4.5m, phạm vi từ ngã ba giao giữa đường Cầu Quay với đường Chi Lăng

tới đầu cầu chung Tam Bạc hiện tại.

+

Cắm các biển báo phạm vi công trường, biển báo hạn chế tốc độ, biển báo giao
với đường sắt và các biển báo khác theo quy định

+

Phía Hải Phòng:
Thiết kế đường tạm hai bên phạm vi công trường, bề rộng mỗi đường tạm
B=3.5m

+

Để đàm bảo các phương tiện lưu thông thuận lợi bố trí 1 đường rẽ ngang qua
đường Nguyễn Đức Cảnh, vị trí của đường này có thể thay đổi tùy thuộc vào khả
năng bố trí để phục vụ thi công.

+

Cắm các biển báo phạm vi công trường, biển báo hạn chế tốc độ, biển báo giao
với đường sắt.

+

Kết cấu mặt đường tạm: Tận dụng kết cấu vỉa hè hiện tại.




Đảm bảo an toàn giao thông đường thủy

+

Đảm bảo theo nguyên tắc không làm gián đoạn giao thông đường thủy.
Ở hai phía thượng và hạ lưu cầu trong phạm vi luồng giao thông đường thuỷ, bố
trí các phao tín hiệu dẫn hướng.

+

Tổ chức trạm điều tiết khống chế giao thông để cảnh giới và hướng dẫn các
phương tiện đi lại theo đúng phương án.

-

Theo dõi hoạt động của các phương tiện hành trình trong khu vực thi công để có
biện pháp điều tiết phương tiện phù hợp, đảm bảo an toàn cho thi công công trình
cũng như đảm bảo an toàn cho người và phương tiện đi qua khu vực.

2,

Trình tự thi công

a.

Công tác chuẩn bị

+

Mặt bằng công trường :

Phía bờ Hà Nội bố trí bãi đúc dầm, đúc cọc, bãi chứa vật tư, vật liệu trong phạm
vi từ Km0+215 – Km0+435, Bề rộng B=15m trong đó bố trí 1 đường công vụ
B=3.5m.
18


+

Phía bờ Hải phòng tập kết vật tư vật liêu máy móc trong phạm vi từ Km0+675 –
Km0+810, bề rộng B=12m trong đó bố trí 1 đường công vụ B=3.5m.

+

Do mặt bằng thực tế tại công trường chật hẹp, cũng như để đảm bảo tiến độ thi
công nên bố trí mặt bằng bãi đúc cọc tại khu vực Khu đô thị xi măng Hải Phòng
số 01 đường Hà Nội – Phường Thượng Lý – Quận Hồng Bàng – TP Hải Phòng
có cự ly tới bờ phía Hà Nội là 3Km và bờ phía Hải Phòng là 9Km.

b.
-

Tổ chức thi công
Để đảm bảo tiến độ thi công công trình cần bố trí máy móc, nhân lực và các mũi
thi công theo trình tự sau:

+

Thi công trụ T1.

+


Đúc cọc và ép 1 phần cọc của sàn giảm tải phía sau mố M1 sau đó mới tiến hành
thi công mố M1

+

Thi công trụ T2, T3

+

Đúc dầm phía bờ Hà Nội

+

Thi công lao lắp kết cầu nhịp của nhịp 1, 2 và 3

+

Thi công trụ T4

+

Thi công ép 1 phần cọc của sàn giảm tải sau mố M2 sau đó mới tiến hành thi
công mố M2

+

Thi công lao lắp kết cấu nhịp của các nhịp 4 và 5.

+


Thi công nốt cọc ép phía Hà Nội và Hải Phòng

+

Thi công tường chắn có cốt và tường chắn trọng lực

+

Hoàn thiện đường đầu cầu và kết cấu mặt cầu

+

Thi công và hoàn thiện đường 2 bên cầu.

3, Phương án thi công chỉ đạo từng hạng mục
a.
-

Thi công mố, trụ :
Với các mố, trụ trên bờ:

+

San ủi mặt bằng thi công

+

Thi công cọc khoan nhồi.


+

Đào đất hố móng, bơm hút nước hố móng (nếu có).
19


+
-

Thi công kết cấu mố trụ theo bản vẽ thiết kế.
Với các trụ dưới sông:

+

Chuẩn bị các thiết bị thi công trên hệ nổi, xây dựng hệ định vị.

+

Tiến hành khoan cọc trên hệ định vị.

+

Cắm cọc ván thép, đổ bê tông bịt đáy

+

Tiến hành thi công bệ, thân trụ theo bản vẽ thiết kế, hoàn thiện.

b.


Thi công kết cấu nhịp:

-

Thi công lắp ghép: Kết cấu nhịp được đúc tại bãi công trường, dùng giá poóc tích
kết hợp với dầm tạm đưa dầm vào vị trí, làm mặt cầu, lan can, hệ thống chiếu
sáng, thoát nước. Chi tiết từng bước xem trong thiết kế tổ chức thi công kết cấu
nhịp.

-

Thi công đổ tại chỗ: Làm mặt cầu, lan can, hệ thống chiếu sáng, thoát nước. Chi
tiết từng bước xem trong thiết kế tổ chức thi công kết cấu nhịp.

c.
-

Thi công đường hai đầu cầu :
Xử lý nền đất yếu bằng sàn giảm tải trên hệ cọc ép BTCT:

+

Vận chuyển và lắp ráp thiết bị ép cọc vào vị trí ép đảm bảo an toàn

+

Chạy thử máy ép để kiểm tra độ ổn định của thiết bị (chạy không tải và có tải)

+


Kiểm tra cọc và vận chuyển cọc vào vị trí cọc trước khi ép

+

Tiến hành ép cọc theo hồ sơ thiết kế (Trước khi ép cọc đại trà, phải tiến hành ép
để làm thí nghiệm nén tĩnh cọc tại những điểm có điều kiện địa chất tiêu biểu
nhằm lựa chọn đúng đắn loại cọc, thiết bị thi công và điều chỉnh đồ án thiết kế)

+

Đổ bê tông sàn giảm tải

-

Thi công hệ tường chắn có cốt trên sàn giảm tải

-

Thi công hệ tường chắn trọng lực

-

Đắp đất và thi công các lớp áo đường.

Phần 3: Hạng mục 2 kết cấu phần dưới - trụ T1
I,

Trụ T1

20



-

Trụ dạng thân hẹp BTCT thường trên hệ móng gồm 4 cọc khoan nhồi D= 1,2m
chiều dài cọc L= 69,5m.

Giới thiệu về trụ cầu khung T – dầm đeo bằng BTCT thường, đúc toàn khối
-

Là hệ thống tĩnh định, kết cấu nhịp luôn chịu mô men uốn một dấu (mô men âm
nên có thể xây dựng theo phương pháp lắp hẫng hoặc đúc hẫng cân bằng, áp
dụng với nhịp từ 40 đến 120m. Cấu tạo nhịp phụ thuộc vào trị số nhịp, chiều cao,
chiều rộng cầu và phương pháp xây dựng trụ.

-

Với khẩu độ cao khoảng dưới 40m, chiều cao trụ dưới 10-12m cầu đường ô tô, trụ
có thể đúc toàn khối từ đỉnh móng đến mặt cầu. Kết cấu nhịp gồm nhiều dầm tiết
diện chữ T. Để chịu mô men uốn 2 chiều, cốt thép dọc thân trụ được đối xứng
qua trục trọng tâm của tiết diện ngang. Các cốt thép đai nằm ngang giữ các cốt
thép chủ. Theo chiều cao trụ chia làm 2 phần: phần thân trụ ngập nước có dạng
hai đầu vát nhọn, phần trên mực nước có dạng hình chữ nhật.

-

Để liên kết cánh hẫng của khung T vào trụ, phần đầu trụ có bố trí để lọt cánh T
vào. Trước khi căng cốt thép dự ứng lực, giữa cánh T và trụ đệm một lớp vữa xi
măng mác 500 dày 10cm. Sau khi vữa khô mới tiến hành căng cốt thép.


-

Thân trụ bằng bê tông mác 300 có tiết diện không đổi theo chiều cao có thể sử
dụng ván khuôn trượt.

II,
1,

Cấu tạo trụ T1
Tác dụng
Trụ cầu có tác dụng phân chia nhịp, truyền phản lực gối từ hai đầu kết cấu nhịp,
hình dáng trụ cầu đối xứng theo dọc và ngang cầu và phải đảm bảo các yêu cầu về:
+
Mỹ quan
+
Thông truyền
+
Va xô tầu thuyền
+
Tác động của dòng chảy
2,
Sơ đồ cấu tạo của trụ T1
Thân trụ
Thân trụ làm nhiệm vụ truyền áp lực từ mũ trụ xuống móng và chịu các lực ngang
theo phương dọc cầu và ngang cầu.
Mặt cắt ngang của trụ trong phạm vi lòng sông phải có dạng rẽ nước tốt.

21



-

Thân trụ phải chịu được va đập do cây trôi, ở các nhịp có tàu thuyền qua lại còn
phải chịu được va của tàu.

mÆt c¾t B- B
C
200

11600

200

900 1400 900

665
6028

665
665
5816
5954

665
665

Bª t«ng ®Öm 15Mpa
2000

2000

2000

2000

Bª t«ng ®Öm 15Mpa

Chi tiÕt *A*

-0.398
100

100

150

-0.398
100

D

990
990

954
990

7.436

5908
5816


954
665

7.528

200

8.101

5908

8.193

11600

3200

954

B
200

(Tû lÖ:1/150)

1200

1200

C


D

Mũ trụ
- Cốt thép của mũ trụ được bố trí phụ thuộc vào cấu tạo thân trụ
22


-

-

Trụ đặc thân hẹp: cốt thép mũ trụ phần hẫng phải được đặt theo tính toán.
+Sơ đồ: Dầm ngàm một đầu
+Tải trọng: Trọng lượng bản thân mũ trụ
+Trọng lượng đá kê gối
+ Phản lực gối do tĩnh tải: Rt
+Phản lực gối do hoạt tải: Rh
Đá kê gối bằng BTCT M300, có lưới cốt thép theo tính toán.

23


Chi tiết bản liên tục nhiệt
(Tỉ lệ: 1/75)

Hải phòng

HàNội


3000
1400

20774

700

700

i=4.0%

9.533

850
665 135

Đệm I33m

9.239
50
450

900
50

50 750

50

1150


1150

1400
3200

450

665 135 850 20774

750 50

Bản liên tục nhiệt

20 200

Lót tấm cao su
dày t=2cm

Đệm I33m

V¸t 50x50

900
50

Móng trụ
- Móng trụ có nhiệm vụ truyền tải trọng từ thân trụ mố xuống đất nền bên dưới và
xung quanh.
- Ngoài ra móng trụ còn có nhiệm vụ phân bố lực từ thân trụ xuống 1 diện tích rộng

hơn để đảm bảo đủ chịu lực cho đất nền và ổn định cho trụ.
- Độ sâu đặt móng còn phải đảm bảo cho trụ không bị mất ổn định, nghiêng lệch
hoặc bị phá hoại do xói lở gây ra.
- Trong trường hợp này sử dụng móng cọc khoan nhồi.


Sơ đồ bố trí cọc khoan nhồi

24


sơ đồ vị trí cọc khoan nhồi, bệ móng
hải phòng

Tim bệ trụ T1
Km0+475.44

hà nội

M1

T1
34200

3000

4800

1200


phía nhà máy
đóng tàu

B

D

1200

B1

D1

3000

3600

Tim cầu

9600

12000

T1.2
Tim bệ trụ T1

3600

Tim bệ mố M1
4800


T1.1

phía đ ờng sắt

A1

C1

1200

C

A

1200

M1.1

1200 3600 1200
6000



1200 3600 1200
28200

6000

Cu to cc khoan nhi


25


III,

Các bước thi công trụ T1

Bước 1: SAN LẤP MẶT BẰNG
-

Định vị xác định vị trí tim trụ
Công tác xác định vị trí tim trụ giữ một vai trò rất quan trọng trong thi công
cầu nếu xác định không chính xác sẽ làm cản trở rất nhiều trong việc thi công
cầu có khi phải thay đổi cả công tác thi công cầu , thay đổi cả thiết kế do đó gây
lãng phí trong việc thi công cầu ; kéo dài thời gian trong việc thi công cầu vì vậy
ngay từ khi bắt đầu thi công cầu ta phải chú ý đến việc xác định vị trí tim trụ
Xác định vị trí tim trụ cầu định vị tim của trụ cầu người thi công sẽ dựa vào
hai cọc định vị ở tim tuyến ở hai đầu cầu và dùng phương pháp đo trực tiếp để
xác định vị trí tim trụ cầu . Để đảm bảo xác định chính xác tim trụ ta phải đảm

-

bảo các yêu cầu :
+ Cơ tuyến có độ chính xác cao là 1/1000.
+ Phải có máy toàn đạc điện tử có độ chính xác cao
Đóng cọc ván thép phía lòng sông (hình chữ U)
Thi công đóng cọc ván thép xuống tuỳ vào điều kiện địa chất mà quyết định thời

gian để cọc ván .

Quá trình thi công :
+ Dùng cọc ván thép LarrsenIV với chiều dài L=8m.
+ Để vòng vây cọc ván thép được khít và kín thì công việc đầu tiên là ta xác định
các cọc định vị, làm khung định vị sau đó dựa vào khung định vị chúng ta mới
tiến hành hạ cọc ván .
+ Sau đó ta sử dụng công nhân dựng các cột ván thép lên sau đó tiến hành định
vị cho thẳng bố trí cho khớp vào cùng với thiết bị đóng .
+ Dùng cẩu 25T và búa rung đóng cọc tới cao độ thiết kế.
+ Búa rung có khe để ta lắp cọc cần đóng .Ta cần lưu ý phải đảm bảo an toàn khi
thi công đóng cọc .
-

San đắp mặt bằng thi công trụ đến cao độ +2,5
Việc san ủi mặt bằng được thực hiện bằng cơ giới kết hợp với thủ công .Việc
thi công tạo mặt bằng đảm bảo cho các phương tiện thi công đi lại dễ dàng , đảm

-

bảo đạt năng suất cao nhất của các máy móc thi công .
Rải tấm thép phục vụ di chuyển máy khoan cọc
26


×