Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.58 KB, 20 trang )

A. MỞ ĐẦU :
Mục đích của Pháp luật khởi nguồn từ chính những nhu cầu thường ngày
của mỗi con người, là công cụ phục vụ, bảo vệ lợi ích mọi thành viên trong xã
hội của Nhà Nước. Nảy sinh từ nhu cầu sản xuất, nhu cầu kinh doanh cũng như
các nhu cầu khác, Nhà nước thấy cần thiết phải có những phương tiện pháp lý
nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng đó của con người. Giao dịch dân
sự chính là một trong những phương tiện pháp lý quan trọng nhất trong giao lưu
dân sự, trong việc chuyển dịch tài sản và cung ứng dịch vụ, nghĩa là giao dịch
dân sự tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia vào đời sống pháp lý để nhằm đáp
ứng những nhu cầu, đòi hỏi phục vụ cho những mục đích nhất định từ cuộc sống
con người. Giao dịch dân sự là căn cứ phổ biến, thông dụng nhất trong các căn
cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên,
trong thực tế đời sống pháp luật, có nhiều giao dịch dân sự được xác lập nhưng
có thể sẽ bị tuyên bố là vô hiệu hoặc sẽ vô hiệu (về nguyên tắc chung giao dịch
dân sự vô hiệu sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên từ thời điểm
xác lập). Đứng trước thực tế đó đòi hỏi cần có sự nghiên cứu một cách có hệ
thống và toàn diện vấn đề “ Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của
việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu”. Giải quyết tốt vấn đề này sẽ tạo điều
kiện cho các chủ thể tham gia giao dịch dân sự hợp pháp, hiệu quả.
B. NỘI DUNG :
I. Khái quát về giao dịch dân sự :
Xét dưới góc độ cơ sở hình thành, giao dịch dân sự được hình thành từ
hai tiền đề sau:
- Tiền đề khách quan: Xã hội càng phát triển, con người càng tham gia
vào nhiều giao dịch dân sự khác nhau để thỏa mãn nhu cầu của mình. Lịch sử xã
hội loài người đã chứng minh rằng một xã hội sẽ không phát triển nếu chỉ có
trao đổi hàng hóa trong một phạm vi hẹp. Ngày nay, với sự phát triển nhanh
chóng của đời sống kinh tế - xã hội, các giao dịch dân sự nói chung, giao dịch
dân sự nói riêng là phương tiện hữu hiệu để thỏa mãn quyền và lợi ích hợp pháp
của các chủ thể.
1




- Tiền đề chủ quan: tham gia giao dịch dân sự của chủ thể nhằm thỏa mãn
lợi ích vật chất hoặc tinh thần của mình, do đó việc tham gia bất cứ một giao
dịch dân sự nào là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của chủ thể tham gia giao dịch
dân sự đó. Nếu tham gia giao dịch không có sự tự nguyện của chủ thể thì giao
dịch dân sự đó có thể bị vô hiệu. Tuy nhiên ý chí của chủ thể tham gia giao dịch
không được trái với ý chí của Nhà nước.
Trước khi có BLDS 1995, chúng ta chưa có quy định riêng về giao dịch
dân sự và giao dịch dân sự được đề cập dưới góc độ là hợp đồng dân sự ( Pháp
lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991 ) hoặc ý chí đơn phương của chủ thể trong việc
lập di chúc ( Pháp lệnh Thừa kế ngày 30/8/1990 ). Phải đến khi BLDS 1995 ra
đời, giao dịch dân sự mới được tách thành các quy định riêng, chính thức về
khái niệm, điều kiện có hiệu lực... Và BLDS 2005, đã kế thừa và phát huy trên
nền tảng cơ sở đó đồng thời bổ sung, sửa đổi, ngày càng hoàn thiện hơn về các
vấn đề có liên quan đến giao dịch dân sự. Qua đó, theo điều 121, BLDS 2005
quy định: “ Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương
làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Từ khái niệm được quy định tại Điều 121 BLDS 2005, giao dịch dân sự
được hiểu là một dạng của quan hệ pháp luật dân sự được phát sinh trên cơ sở
một sự kiện pháp lí, một hành vi có chủ định của các chủ thể quan hệ pháp luật
dân sự như cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác... nhằm làm phát sinh,
thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự. Bên cạnh đó, giao dịch dân sự
là hành vi có ý thức của chủ thể nhằm đạt được mục đích nhất định vì thế giao
dịch dân sự là hành vi pháp lí mang tính ý chí của chủ thể tham gia giao dịch.
Đó là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí.
Với ý nghĩa là quy định chung cho hợp đồng và hành vi pháp lý đơn
phương nên các quy định về giao dịch dân sự sẽ được áp dụng cho các quy định
về hợp đồng và quy định cho các hành vi pháp lý đơn phương cụ thể. Xét dưới
góc độ là căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt nghĩa vụ dân sự thì giao dịch

dân sự được coi là căn cứ phổ biến nhất làm phát sinh nghĩa vụ dân sự. Tuy
nhiên, việc xác lập giao dịch dân sự được thực hiện bởi các chủ thể với những
2


mục đích, nội dung cụ thể… phải phù hợp với quy định của pháp luật, có như
vậy thì quyền và nghĩa vụ của chủ thể phát sinh từ giao dịch mới có thể được
bảo đảm thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế của Nhà nước.
II. Giao dịch dân sự vô hiệu :
1. Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu :
Theo quy định tại Điều 127, BLDS 2005, chúng ta có thể hiểu về giao
dịch dân sự vô hiệu như sau:
“ Giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch dân sự không thỏa mãn một
trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự do pháp luật quy định.”
Như vậy, giao dịch dân sự vô hiệu được xác định trên cơ sở các điều kiện
có hiệu lực của giao dịch dân sự. Tính vô hiệu của giao dịch dân sự được thể
hiện ở chỗ nó không làm phát sinh hậu quả pháp lí mà các bên mong muốn đạt
được khi xác lập giao dịch dân sự đó. Ví dụ như: buôn bán vũ khí, buôn bán trẻ
con… Ngoài ra cần chú ý thêm ngoài ba điều kiện cơ bản theo khoản 1 Điều
122 BLDS 2005 thì còn một điều kiện nữa cũng xác định tính hiệu lực của giao
dịch dân sự đó là trường hợp liên quan đến hình thức của giao dịch được quy
định tại khoản 2 Điều 122 BLDS.
Khái quát lại, các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là một thể
thống nhất. Bởi vậy, để kết luận giao dịch dân sự có hiệu lực hay không cần
phải đặt nó vào tổng thể của mối quan hệ biện chứng này.
Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy
định tại Điều 136 BLDS 2005. Theo đó, thời hiệu khởi kiện là hai năm kể từ
ngày giao dịch được xác lập do người không đủ năng lực hành vi, do nhầm lẫn,
đe dọa, lừa dối hay do không tuân thủ các quy định bắt buộc về hình thức. Hết
thời hạn hai năm, chủ thể sẽ không còn quyền yêu cầu Tòa tuyên giao dịch vô

hiệu nữa. Và cũng theo Điều 136b BLDS 2005, những giao dịch vi phạm điều
cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội; giao dịch giả tạo thì không bị hạn chế về
thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố không có hiệu lực bởi đây là những giao dịch
mà mức độ vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Nghĩa là bất cứ lúc nào chủ thể
cũng có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu thậm chí nếu chủ thể
không có yêu cầu thì giao dịch đó cũng bị xác định là không có hiệu lực.
2. Phân loại giao dịch dân sự vô hiệu:
3


BLDS Việt Nam 2005 thực tế chưa có điều khoản cụ thể nào quy định
chính xác về cách phân loại giao dịch dân sự vô hiệu. Tuy nhiên có thể dựa vào
một số tiêu chí cơ bản để phân loại. Có 7 loại giao dịch dân sự sẽ bị tuyên bố vô
hiệu đó là giao dịch dân sự do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã
hội; giao dịch dân sự do vi phạm các quy định bắt buộc về hình thức của giao
dịch;giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo; giao dịch dân sự do người chưa thành
niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự xác lập; giao dịch dân sự do nhầm lẫn; giao dịch dân sự do bị lừa dối, đe dọa
và cuối cùng là giao dịch dân sự do người xác lập không nhận thức và làm chủ
được hành vi của mình. Tuy nhiên 7 loại giao dịch dân sự vô hiệu này có thể
chia làm 2 nhóm chính là vô hiệu tương đối và vô hiệu tuyệt đối.
2.1. Giao dịch dân sự vô hiệu tương đối:
2.1.1. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn ( Điều 131 BLDS 2005 ):
Trước khi yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu bên bị nhầm
lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó. Nếu bên bị
nhầm lẫn đã yêu cầu mà nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có
quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật
không quy định cụ thể, theo đó một người bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu tòa án
tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu ngay hay buộc họ phải thông qua một trình
tự bắt buộc là yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch. Theo đó, vi

phạm điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự tại điểm c khoản 122. Từ đó,
để đảm bảo quyển lợi của các bên, pháp luật dân sự Việt Nam quy định: “ Khi
một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự
mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội
dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có
quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Trong trường hợp một bên do
lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giải quyết
theo quy định tại Điều 132 của Bộ luật này. Như vậy, bản thân chủ thể xác lập
giao dịch có sự nhầm lẫn nhưng chỉ xác định là giao dịch có yếu tố nhầm lẫn
nếu chủ thể phía bên kia chỉ có lỗi vô ý. Trường hợp lỗi cố ý, tính chất của giao
4


dịch sẽ trở thành lừa dối chứ không đơn thuần là nhầm lẫn nữa. Phân tích cụ thể
hơn, nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự thể hiện dưới ba dạng sau :
Một là. Nhầm lẫn về mục đích. Đó là sự không chính xác về ý chí của các
bên tham gia vào giao dịch dân sự đó. Ví dụ: A đưa cho B mượn một chiếc xe
đạp nhưng B lại cho rằng A cho mình chiếc xe đạp đó vì A đưa xe thì không
thấy A nhắc gì đến thời gian lấy lại.
Hai là, Nhầm lẫn về dối tượng của giao dịch dân sự bao gồm sự hình dung
sai về bản chất của đối tượng cũng như tính chất cơ bản của đối tượng giao dịch
mà các bên xác lập. Ví dụ: A đi mua một chiếc đồng hổ cổ, vì khi mua A nghĩ nó
là đồ cổ nhưng thực ra A đã nhầm với đồ Trung Quốc.
Ba là, Nhầm lẫn về chủ thể. Đây là sự nhầm lẫn liên quan đến phẩm chất,
tài năng của con người là những yếu tố mang tính chất quyết định để các bên
tham gia xác lập giao dịch. Ví dụ: A xem trên mạng và đi may tại nhà may của
ông B do A cứ nghĩ là ông B là thợ may giỏi nhưng thật sự A đã nhầm với
người thợ may khác do B với người đó tên giống nhau.
2.1.2. Giao dịch dân sự vô hiệu do được thiết lập bởi người không nhận thức
được hành vi của mình ( Điều 133 BLDS 2005 ):

Đây là trường hợp bản thân chủ thể vẫn hoàn toàn nhận thức, làm chủ được
hành vi của mình nhưng đúng vào thời điểm xác lập giao dịch dân sự thì họ lại
không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Ví dụ: A có một mảnh
vườn rất rộng và đẹp, B rất muốn mua đất của A nhưng dù có ra giá bao nhiêu
A vẫn không chịu bán, trong lúc A say rượu B đã đưa hợp đồng mua – bán nhà
cho B kí. Việc không nhận thức và làm chủ được hành vi của bản thân khi xác
lập giao dịch thì có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô
hiệu.
Việc không nhận thức và làm chủ được hành vi của chủ thể khi xác lập
giao dịch có thể do ý chí chủ quan của người này nhưng cũng có thể do những
nguyên nhân khách quan hoặc từ phía chủ thể khác. Đây là yếu tố hết sức quan
trọng cần phải được xác định cụ thể để đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể tham
gia giao dịch.
5


2.1.3. Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối, đe dọa ( Điều 132 BLDS 2005 ):
Điều 132 BLDS 2005, “ Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một
bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính
chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao
dịch đó “ 1 Hành vi lừa dối có thể được thực hiện bởi một bên trong giao dịch
nhưng cũng có thể được thực hiện bởi người thứ ba với lỗi cố ý. Mục đích của
hành vi lừa dối là cố ý làm cho bên kia hiểu sai về chủ thể hay tính chất của đối
tượng hoặc nội dung của giao dịch. Ví dụ: những người bán hàng biết chân gà,
cánh gà được nhập từ Trung Quốc nhưng vẫn giao cho các của hàng chế biến
thực phẩm hay như sữa nhiễm medamine người bán hàng biết nhưng vẫn bán
cho người tiêu dùng, bán hàng do những người bán hàng biết chân gà, cánh gà
được nhập từ Trung Quốc nhưng vẫn giao cho các của hàng chế biến thực phẩm
hay như sữa nhiễm medamine người bán hàng biết nhưng vẫn bán cho người
tiêu dùng, bán hàng do Trung Quốc sản xuất nhưng vẫn nói là do Nhật Bản sản

xuất… Như vậy, hành vi lừa dối có thể được bởi một trong giao dịch, nhưng
cũng có thể thực hiện bởi người thứ ba với lỗi cố ý. Múc đích của việc lừa dối là
nhằm làm cho ben kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất hoặc nội dung của giao
dịch.
“ Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứu ba
làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính
mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha,
mẹ, vợ, chồng, con của mình. ” Đe dọa trong giao dịch dân sự là một bên chủ
thể tham gia giao dịch không có sự tự nguyện mà phải làm theo ý chí của chủ
thể khác. Hành vi đe dọa có thể được thực hiện từ chủ thể trong giao dịch hoặc
từ người thứ ba (thuê, nhờ người khác…). Đe dọa có thể về tinh thần hoặc thể
chất tuy nhiên không phải đe dọa nào cũng coi là hành vi trái pháp luật vì vậy
phải thỏa mãn các điều kiện như đe dọa phải có thực và mang tính chất nghiêm
trọng như nhận được lời đe dọa từ người khác, đe dọa khiến chủ thể bị tác động
và không thể làm khác… Ví dụ: A nhập khẩu từ công ty B 1000 máy tính mới,
1

6


nhưng qua kiểm tra thì toàn máy tính đã qua sử dụng, A yêu cầu B hoàn trả tiền
nhưng B đã đe dọa sẽ nói chuyện A ngoại tình cho vợ A và mọi người biết như
vậy nếu A kiện ra tòa thì theo điều 132 BLDS 2005 giao dịch dân sự này sẽ vô
hiệu và A sẽ nhận lại đựoc tiền của mình.
2.1.4. Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng
lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập ( Điều
130 BLDS 2005):
Không phải bất kì ai cũng đều có thể trở thành chủ thể của giao dịch dân sự.
Điều kiện về chủ thể tham gia xác lập giao dịch dân sự được quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 122 BLDS 2005: “ Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi

dân sự.” 2 Trong đó, “ Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá
nhân bằng hành vi của mình được xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân
sự.” Khi một giao dịch dân sự đã được xác lập, người ta còn quan tâm đến đến
khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự của các chủ thể cũng như khả
năng gánh chịu trách nhiệm dân sự do hành vi vi phạm pháp luật gây nên. Trong
khi đó, người không có năng lực hành vi hoặc có năng lực hành vi không đầy đủ
thì không thể có đủ điều kiện để tự do thực hiện ý chí của mình, không đủ độ
tuổi hoặc khả năng nhận thức để ý đúng về giao dịch và gánh chịu hậu quả phát
sinh từ giao dịch.
Tuy nhiên giao dịch do những người này xác lập không mặc nhiên bị coi
là vô hiệu, mà chỉ vô hiệu khi có yêu cầu của những người đại diện cho họ. Ví
dụ: A mới 12 tuổi nhưng do rất mê game vì thế A đã thỏa thuận với người mua
chiếc xe để lấy tiền chơi game,Do đó, khi có yêu cầu của người đại diện theo
pháp luật, người giám hộ là bố mẹ của A ra Tòa án thì Tòa tuyên bố giao dịch
dân sự đó vô hiệu, nghĩa là việc trao đổi, mua bán giữa A với người mua là
hoàn toàn không có hiệu lực pháp lí.
2.2. Giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối:
2.2.1 Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo ( Điều 129 BLDS 2005 ):

2

7


Sự biểu hiện ý chí ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định chính là sự
thể hiện, tự nguyện của chủ thể. Tuy nhiên, không phải sự tự nguyện nào của
chủ thể cũng làm phát sinh hậu quả pháp lý. Có những trường hợp bản thân chủ
thể hoàn toàn kiểm soát được sự biểu hiện ý chí ra bên ngoài, không bị tác động
bởi bất kỳ yếu tố khách quan nào nhưng cũng không được pháp luật thừa nhận,
đó chính là giao dịch dân sự được xác lập do giả tạo.

Đối với giao dịch dân sự được xác lập do giả tạo, chủ thể hoàn toàn mong
muốn sự thể hiện một ý chí ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định mặc dù ý
chí đó không phải là ý chí đích thực. Do đó, có thể hiểu giao dịch dân sự được
xác định do giả tạo là giao dịch dân sự được xác lập để nhằm che giấu một giao
dịch khác hoặc để trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba.
Trên cơ sở xác định mục đích của việc xác lập giao dịch giả tạo, Điều
129, BLDS 2005 đã phan chia giao dịch dân sự được xác lập do giả tạo thành
hai trường hợp:
- Giao dịch dân sự được xác lập với mục đích nhằm che giấu một giao
dịch khác:
Như vậy, ít nhất trong trường hợp này có hai giao dịch song song tồn tạiđó là giao dịch đích thực ( bên trong ) và giao dịch giả tạo ( bên ngoài ). Ví dụ:
Ông A tặng cho con út của mình là B một ngôi nhà, nhưng vì sợ gây mâu thuẫn
giữa những người con, ông A và B đã ký hợp đồng mua bán nhà.
- Giao dịch dân sự được xác lập với mục đích nhằm trốn tránh nghĩa vụ
với người thứ ba
+ Bản thân chủ thể tham gia giao dịch đã tồn tại một nghĩa vụ với một
chủ thể khác, do đó để trốn tránh nghĩa vụ này chủ thể đã xác lập giao dịch giả
tạo. Ví dụ: Để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, A đã ký hợp đồng giả tạo bán nhà
cho người thân của mình là B để tránh trường hợp ngôi nhà đó có thể bị xử lý
để thực hiện nghĩa vụ.
+ Khi tham gia giao dịch, chủ thể có thể phải thực hiện một nghĩa vụ
nhất định đối với Nhà nước nhưng chủ thể đã xác lập giao dịch với sự giả tạo.Ví
dụ: A chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho B nhưng nhằm trốn tránh nghĩa vụ
8


nộp thuế chuyển quyển sử dụng đất, A và B đã ký hợp đồng tặng cho quyền sử
dụng đất.
2.2.2. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo
đức xã hội ( Điều 128 BLDS 2005 ):

Điều 128 BLDS 2005 quy định: “ Giao dịch dân sự có mục đích và nội
dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức của xã hội thì vô hiệu ”. Hay
nói cách khác là vi phạm những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể
thực hiện hoặc vi phạm những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người
trong đời sống xã hội được cộng đồng thừa nhận và tôn trong đều bị tuyên bố vô
hiệu và không phụ thuộc vào ý chí của các bên tham gia giao dịch. Ví dụ: A và
B có xác lập giao dịch dân sự, trong đó A sẽ chuyển cho B những động vật quý
hiếm, những viên thuốc lắc, hoặc các dĩa văn hóa không lành mạnh thì những
giao dịch này khi bị phát hiện mặc nhiên sẽ được tuyên bố là giao dịch dân sự
vô hiệu khi đó tài sản giao dịch, lợi tức thu được có thể bị tịch thu sung vào
công quỹ Nhà nước và trong trường hợp có thiệt hại mà các bên đều có lỗi thì
họ phải chịu phần thiệt hại tương ứng với mức độ tội lỗi của mình. Trong
trường hợp chỉ một bên có lỗi thì bên đó phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.
2.2.3. Giao dịch dân sự vô hiệu do hình thức của giao dịch không tuân thủ
các quy định bắt buộc của pháp luật (Điều 134 BLDS 2005):
Theo nguyên tắc chung thì các chủ thể được tự do lựa chọn hình thức của
giao dịch. Chỉ những giao dịch pháp luật quy định bắt buộc phải thể hiện bằng
văn bản, phải có chứng thực, chứng nhận, đăng ký hoặc xin phép mà các bên
không tuân thủ quy định này mới bị vô hiệu. Khi các bên không tuân thủ các
quy định này và có yêu cầu của một hoặc các bên thì tòa án xem xét và “ buộc
các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn nhất
định ”. Chỉ khi các bên không thực hiện và hoàn tất các quy định về hình thức
của giao dịch trong thời hạn do tòa án quyết định thì giao dịch mới vô hiệu. Bên
có lỗi làm cho giao dịch vô hiệu phải bồi thường thiệt hại. Ví dụ: Theo khoản 2
Điều 463 BLDS 2005: “ Hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn

9


bản, có công chứng, chứng thực hoặc đăng kí, nếu pháp luật có quy định.”


3

Nếu trái quy định này, khi phát sinh tranh chấp, sau thời hạn Tòa án quyết định
cho các bên thực hiện lại hình thức đúng của giao dịch theo pháp luật mà hình
thức vẫn bị vi phạm thì giao dịch đó là giao dịch vô hiệu.
III. Hậu quả pháp lí của việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu :
1. HẬU QUẢ PHÁP LÝ CHUNG ĐỐI VỚI GIAO DICH DÂN SỰ VÔ
HIỆU
Theo điều 121 BLDS 2005: "giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi
pháp lý đơn phương..." mặt khác, Điều 410 có chỉ rõ: các quy định về giao dịch
dân sự vô hiệu từ điều 127 đến điều 138 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối
với hợp đồng vô hiệu, khi đó xem xét hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu cần
căn cứ vào quy định giao dịch dân sự để xem xét.
Thứ nhất, Hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt
quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao kết
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hay
chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự, do đó, khi hợp đồng này vô hiệu thì đương
nhiên các thỏa thuận đó cũng không đạt được. Điều 137 BLDS 2005, khoản 1
quy định "giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập".
Về nguyên tắc, BLDS 2005 và BLDS 1995 không có gì thay đổi về hậu
quả của việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu, bởi theo điều 146 BLDS 1995 "giao
dịch dân sự vô hiệu không phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên từ thời điểm
xác lập" .Như vậy, khi hợp đồng vô hiệu thì quyền và nghĩa vụ của các bên
không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Nếu hợp đồng mới xác lập mà chưa
thực hiện thì các bên không được phép thực hiện, còn trường hợp đang thực
hiện thì không tiếp tục thực hiện nữa, nếu hợp đồng đã thực hiện thì các bên xử
lý tài sản.Tuy nhiên cũng nhận thấy điểm mới của BLDS 2005 so với BLDS
1995, đó là việc bên cạnh không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên,

BLDS 2005 còn quy định hợp đồng vô hiệu còn không làm thay đổi hay chấm
3

10


dứt quyền và nghĩa vụ của các bên. Đây là sự bổ sung cần thiết bởi lẽ hợp đồng
xác lập không chỉ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên mà trong nhiều
trường hợp, nó còn làm thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của họ.
Thứ hai, Hoàn trả lại tài sản vẫn theo điều 137 BLDS , "khi giao dịch dân
sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những
gì đã nhận trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu
theo quy định của pháp luật". Về nguyên tắc BLDS 2005 và BLDS 1995 không
có gì thay đổi. "Khi giao dịch dân sự vô hiệu , thì các bên khôi phục lại tình
trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận". Có thể thấy việc quy định
như trên của pháp luật là hoàn toàn phù hợp vì khi đã không phát sinh thay đổi,
chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên thì việc chuyển giao các tài sản sẽ
không có căn cứ pháp luật nên việc hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận là
điều tất nhiên. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng việc quy định như BLDS 1995 đã
không giải quyết được trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị
tịch thu theo quy định của pháp luật. Có ý kiến cho rằng đây là một trường hợp
của không hoàn trả lại được bằng hiện vật, tuy nhiên đây là một giải thích
không hợp lý trong nhiều trường hợp. BLDS 2005 đã bổ sung quy định "trừ
trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định
của pháp luật"
Thứ ba, khôi phục tình trạng ban đầu theo BLDS, "khi giao dịch dân sự
vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu" và "hoàn trả cho nhau
những gì đã nhận" là giống nhau. Nhưng khi phân tích kỹ ở đây là hai phạm trù
khác nhau. Hoàn trả cho nhau những gì đã nhận không đủ để khôi phục lại tình
trạng ban đầu. Trong một số trường hợp, trước khi bị tuyên bố hợp đồng vô

hiệu, một bên đã khai thác xây dựng bổ sung trên tài sản có tranh chấp. Trong
trường hợp này khôi phục lại tình trạng ban đầu như thế nào?
Theo pháp luật Việt Nam, khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu, các bên phải
hoàn trả cho nhau những gì đã nhận và "nếu không hoàn trả được bằng hiện vật
thì phải hoàn trả bằng tiền". BLDS 2005 quy định như vậy nhưng lại không nêu
rõ khi nào "không hoàn trả được bằng hiện vật" và "hoàn trả bằng tiền" được
11


hiểu là bao nhiêu?Trong điểm b mục 1 phần II Nggị quyết số 04/ 2003/NQHDTP quy định: "không thể hoàn trả được tài sản đã nhận bằng hiện vật khi tài
sản đã được nhận từ việc thực hiện hợp đồng kinh tế đã được đưa vào khai thác,
sử dụng"
Trong trường hợp có tài sản bổ sung gắn liền với tài sản phải hoàn trả và
làm tăng giá trị tài sản này, việc tháo bỏ nó là không cần thiết vì đối với nhiều
tài sản, việc tháo bỏ sẽ làm mất giá trị của phần tăng thêm đồng thời tốn nhiều
thời gian và công sức một cách không cần thiết, do đó không nên buộc phải tháo
bỏ khi có thể.
Song trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức bị tịch thu theo quy
định của pháp luật thì việc áp dụng khôi phục tình trạng ban đầu và hoàn trả cho
nhau những gì đã nhận không được thực hiện.
Thứ tư, Bồi thường thiệt hại khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu, theo điều
137 BLDS, "bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường". Đây không phải là điều
mới của BLDS 2005 vì nguyên tắc này cũng đã tồn tại trong BLDS 1995. Như
vậy, để buộc một bên bồi thường thì chúng ta phải xác định hai yếu tố:1- yếu tố
có lỗi; 2- thực tế phải tồn tại thiệt hại.
Bên cạnh những hậu quả pháp lý trên, trong trường hợp hợp đồng vô hiệu
là hợp đồng chính thì sẽ làm chấm dứt hợp đồng phụ bởi lẽ hợp đồng phụ phát
sinh từ hợp đồng chính, hợp đồng chính là cơ sở để hình thành nên hợp đồng
phụ do đó khi hợp đồng chính vô hiệu thì căn cứ phát sinh hợp đồng phụ không
còn nữa. Do đó hợp đồng phụ không thể đương nhiên có hiệu lực khi hợp đồng

chính vô hiệu trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế
hợp đồng chính. Tuy nhiên quy định này không áp dụng đối với các biện pháp
bảo đảm.
Trong trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không
thể tách rời của hợp đồng chính thì sự vô hiệu của hợp đồng phụ cũng làm chấm
dứt hợp đồng chính.

12


2. HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU TRONG TRƯỜNG
HỢP TÀI SẢN ĐÃ ĐƯỢC CHUYỂN GIAO CHO NGƯỜI THỨ BA
NGAY TÌNH
Hợp đồng vô hiệu ngoài lên quan tới các bên tham gia trong hợp đồng,
một số trường hợp, hợp đồng đân sự còn liên quan tới người thứ ba ngay tình,
đó là trường hợp hợp đồng vô hiệu nhưng tài sản giao dịch đã được chuyển giao
cho người thứ ba ngay tình.
Tính đặc biệt trong hợp đồng vô hiệu trong trường hợp này thể hiện ở chỗ
tài sản giao dịch đã không còn chiếm giữ bởi một trong các bên tham gia giao
kết hợp đồng mà là một người thứ ba ngay tình do việc xử lý tài sản khi hợp
đồng bị tuyên bố vô hiệu gặp phải một số khó khăn nhất định, trong trường hợp
đó pháp luật về dân sự đã đưa ra những cách giải quyết khác nhau căn cứ vào tài
sản là động sản hay bất động sản, có đăng ký quyền sở hữu hay không và căn cứ
vào hợp đồng người thứ ba là hợp đồng đền bù hay không đền bù.
Thứ nhất, tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu
đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác có đền bù
Tuy nhiên quy định này cũng có ngoại lệ nhất định .Đó là trường hợp của
hợp đồng vô hiệu có đền bù là động sản không đăng ký quyền sở hữu bị chiếm
hữu ngoài ý chí của sở hữu. Điều 257 BLDS 2005 quy định "trong trường hợp
hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản

nếu động sản đó bị lấy cắp bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý
chí chủ sở hữu". Trường hợp bị chiếm hữu ngoài ý chí chủ sở hữu có thể là hợp
đồng vô hiệu do bị lừa dối, hay nhầm lẫn hay đe dọa. Như vậy chủ sở hữu có
được đòi lại tài sản là động sản không đăng ký quyền sở hữu từ người thứ ba
ngay tình khi hợp đồng vô hiệu cũng phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu có
muốn chuyển giao của chủ sở hữu đối với tài sản đó hay không.Và cũng cần lưu
ý là muốn đòi lại tài sản đó, chủ sở hữu phải chứng minh được đó là tài sản của
mình.Qua đây có thể thấy, lợi ích chính đáng của chủ sở hữu tài sản luôn được
ưu tiên bảo vệ.

13


Thứ hai, tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu
đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình bằng một giao dịch khác không
có đền bù, động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản đã được
chuyển giao cho người thứ ba ngay tình
Trong trường hợp này, giao dịch với người thứ ba sẽ bị vô hiệu, trừ
trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá
hoặc giao dịch với người bán mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này lại không phải là
chủ sở hữu tài sản do bản án quyết định bị hủy, sửa.
Việc quy định đối tượng của hợp đồng vô hiệu được chuyển giao cho
người thứ ba bằng hợp đồng không có đền bù.
Việc quy định: "Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc
động sản phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch
khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu" nhằm
đảm bảo giá trị pháp lý của việc đăng ký quyền sở hữu cũng như thể hiện tính
đặc thù của đối tượng là động sản đối với bất động sản. Pháp luật quy định một
số loại tài sản nhất định phải dăng ký quyền sở hữu để công nhận quyền chủ sở

hữu của chủ sở hữu, chống lại xâm phạm của người thứ ba và khi có tranh chấp
thì chủ sở hữu có thể dễ dàng chứng minh được đâu là đối tượng của hợp đồng
đã vô hiệu căn cứ vào giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu. Mặt khác vì giấy tờ
chứng nhận quyền sở hữu tài sản đứng tên không phải là người giao kết với
người thứ ba do đó khó chứng minh được tính ngay tình hay không ngay tình
của người thứ ba. Tuy nhiên cũng có ngoại lệ đối với trường hợp đối tượng của
hợp đồng vô hiệu là động sản phải đăng ký quyền sở hữu và động sản, đó là
trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá
hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này là chủ sở hữu tài sản,
do bản án, quyết định bị hủy, sửa vì việc sở hữu tài sản của một bên trong hợp
đồng đã được công khai hóa và được nhiều người công nhận, thậm chí đã được
pháp luật công nhận, do đó việc người thứ ba xác lập quan hệ hợp đồng là hoàn
14


toàn công khai hay "hợp pháp" trong khi bản án, quyết định của cơ quan nhà
nước có hiệu lực ( khi bản án chưa bị hủy hay sửa thì giá trị pháp lý của nó vẫn
tồn tại trên thực tế do đó không ai nghi ngờ về việc chủ sở hữu tài sản không
phải là người mà là cơ quan nhà nước xác định)
IV. Vụ việc cụ thể liên quan đến giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp
lí của việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu :
1. Tóm tắt nội dung vụ việc :
Ngày 14/2/2008, trên cơ sở giấy yêu cầu bảo hiểm cung cấp thông tin về
tình trạng sức khỏe của người được bảo hiểm, công ty TNHH Prudential chi
nhánh thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh) đã giao kết hợp đồng bảo hiểm với bà
Nguyễn Thu Hương 50 tuổi, trú tại tổ 1, phường Cẩm Trung, thị xã Cẩm Phả
(người được bảo hiểm đồng thời cũng là người mua bảo hiểm).
Ngày 16/5/2009, bà Nguyễn Thu Hương đã bổ sung thông tin là “đã và
đang điều trị tim mạch từ năm 20 tuổi”. Theo thông báo này, công ty đã tiến

hành kiểm tra sức khỏe của bà Nguyễn Thu Hương tại bệnh viện đa khoa thị xã
Cẩm Phả. Kết quả khám cho thấy bà bị bệnh tim lâu năm – bệnh thuộc trường
hợp không được chấp nhận bảo hiểm. Trên thực tế tại thời điểm giao kết hợp
đồng (14/2/2008), bà Nguyễn Thu Hương đã cố ý không kê khai đúng tình
trạng bệnh tật của mình thông qua việc trả lời “không” đối với các câu hỏi liên
quan đến tình trạng bênh tật hiện tại trong giấy yêu cầu bảo hiểm, trong khi sự
thật khách quan là bà đã và đang phải điều trị bệnh tim từ năm 20 tuổi ( đã được
ghi nhận trong hồ sơ bệnh án và giấy kiểm tra sức khỏe ). Công ty TNHH
Prudential đã quyết định đình chỉ việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm với bà
Nguyễn Thu Hương vào ngày 14/7/2009, không hoàn lại số phí bảo hiểm đã
nộp tính đến ngày đình chỉ, cũng như không chịu trách nhiệm về những rủi ro
đã phát sinh.
Bức xúc về việc làm của công ty bảo hiểm, ngày 20/8/2009, bà Hương đã
đệ đơn ra tòa án nhân dân thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh kiện công ty TNHH
Prudential, yêu cầu công ty bảo hiểm phải hoàn trả lại số tiền bảo hiểm mà bà
đã đóng, đồng thời hoàn toàn phải chịu trách nhiệm về những rủi ro phát sinh
15


trong thời gian giao kết hợp đồng bảo hiểm, vì bà cho rằng mình không có nghĩa
vụ phải thông báo đầy đủ tình trạng sức khỏe trong giấy yêu cầu bảo hiểm. Vụ
việc chưa đc cơ quan nhà nước giải quyết.
2. Hướng giải quyết của cá nhân:
Theo các chi tiết của vụ việc trên, tôi nhận định rằng bà Nguyễn Thu
Hương đã có hành vi lừa dối trong giao kết hợp đồng bảo hiểm với công ty trách
TNHH Prudential thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh). Tôi xin đề xuất cách giải quyết
vụ việc trên như sau:
Thứ nhất, do bà Nguyễn Thu Hương 50 tuổi, trú tại tổ 1, phường Cẩm
Trung thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh) đã có hành vi lừa dối trong giao kết hợp
đồng, căn cứ vào điều 132 BLDS 2005 “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự

do bị lừa dối… vô hiệu”, vì vậy hợp đồng bảo hiểm xác lập giữa công ty bảo
hiểm Prudential và bà Nguyễn Thu Hương là vô hiệu.
Thứ hai, căn cứ vào khoản 2 điều 573 BLDS 2005 “2. Trong trường hợp
bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai nhằm giao kết hợp đồng để
hưởng tiền bảo hiểm thì bên bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện
hợp đồng và thu phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng”4, khoản 2 điều
19 LKDBH 2000 “2.Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ
thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực
hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm có một trong những hành vi sau
đây: a) Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm
để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường; b) Không thực hiện các nghĩa
vụ trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định tại
điểm c khoản 2 Điều 18 của Luật này.” 5, điểm c khoản 2 điều 18 LKDBH 2000
“c)Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh
thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp
đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.” 6, công ty TNHH
Prudential có quyền không chịu trách nhiệm phát sinh trong quá trình thực hiện
4
5
6

16


hợp đồng bảo hiểm với bà Nguyễn Thu Hương, đồng thời không có nghĩa vụ
phải hoàn trả lại số tiền bảo hiểm mà bà Nguyễn Thu Hương đã đóng.
V. Nhận xét chung về những quy định của pháp luật hiện hành quy định về
giao dịch dân sự vô hiệu:
Từ khi BLDS năm 1995 ra đời cho đến nay, BLDS 2005 với những quy
định cụ thể về giao dịch dân sự, trong đó có việc xác định giao dịch dân sự cũng

như giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 127 đến Điều 138 BLDS năm 2005 đã
thực sự đáp ứng được rất nhiều yêu cầu thực tế phát sinh trong đời sống và
trong các giao dịch diễn ra hàng ngày. Các điều luật này đã giải quyết được
những giao dịch có yếu tố vi phạm điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
quy định tại Điều 122 BLDS 2005, đảm bảo cho việc thiết lập các giao dịch đó
được pháp luật bảo vệ. Nhờ có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh, khi phát
sinh mâu thuẫn, tranh chấp có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên
tham gia giao dịch được giải quyết nhanh chóng và chính xác. Đồng thời, các
điểm điều khoản như quy định thế nào là nhầm lẫn, đe dọa, lừa dối, hay vi phạm
điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội ... cũng là yếu tố khiến người tham
gia giao dịch tự xác định được hành vi của mình. Mặt khác có tính răn đe, cảnh
cáo với những đối tượng có chủ ý vi phạm pháp luật nhằm xác lập giao dịch.
Đây cũng là cơ sở pháp lí rõ ràng cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp dân sự cụ thể, rõ ràng, chính xác; đảm bảo quyền lợi hợp pháp
của các cá nhân, pháp nhân và cả Nhà nước; đảm bảo an toàn pháp lí cao cho
các bên chủ thể tham gia giao dịch dân sự. Đồng thời là cơ sở vững chắc cho
việc yêu cầu bồi thường thiệt hại, thực hiện nghĩa vụ đối với bên chủ thể có lỗi.
Việc ghi nhận quy phạm giao dịch dân sự vô hiệu cũng có ý nghĩa vô cùng to
lớn, quan trọng trong việc thiết lập trật tự, kỉ cương xã hội, tăng cường việc xây
dựng Nhà nước ta thành Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Bên cạnh việc thừa nhận quy phạm về giao dịch dân sự vô hiệu được xác lập
bởi nhiều yếu tố trong BLDS 2005, muốn để thực sự điều luật được phát huy tối đa
vai trò của mình trong đời sống cần có một số biện pháp nhằm nâng cao ý thức
pháp luật của người dân như tuyên truyền, vận động, thuyết phục; giáo dục ý thức
17


thực hiện đúng, nghiêm chỉnh pháp luật để hạn chế hành vi lừa dối, đe dọa, tạo môi
trường cho giao dịch dân sự được thiết lập một cách tốt nhất, đảm bảo được đầy đủ
nhất các quyền lợi cũng như nghĩa vụ pháp lí phát sinh của các bên chủ thể trong

giao dịch dân sự. Đồng thời đối với chủ thể của các bên tham gia giao dịch cần
sáng suốt, quyết đoán, tỉnh táo trong việc thỏa thuận giao dịch để tự bảo vệ mình.
Đối với Tòa án, Viện kiểm sát và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần linh
hoạt, năng động, sáng tạo trong việc áp dụng pháp luật. Xử lí đúng, hợp tình, hợp
lí, bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của các bên chủ thể tham gia giao dịch và cho
cả người thứ ba ngay tình. Xác định đúng lỗi, các dấu hiệu vi phạm điều kiện có
hiệu lực của giao dịch dân sự để từ đó làm căn cứ cho việc xác đinh hậu quả pháp lí
của giao dịch dân sự vô hiệu được chính xác. Đồng thời, cần giảm bớt các thủ tục
hành chính không cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện
quyền và nghĩa vụ của mình.
Tuy nhiên trên thực tế, việc thực hiện, áp dụng các điểm điều khoản từ
Điều 127 đến Điều 138 BLDS 2005 cũng còn khá nhiều vấn đề cần khắc phục.
Hàng ngày, thực tế đời sống phát sinh rất nhiều các giao dịch được thiết lập do
lừa dối (mua phải hàng giả, hàng nhái; bị lừa mua hàng ...), nhầm lẫn (không
biết mua phải hàng không đúng mục đích của mình ...), vi phạm điều cấm của
pháp luật (mua bán ma túy, vũ khí, chất gây nổ ...) hoặc được xác lập do người
không làm chủ được hành vi của mình trong thời điểm đó (say rượu bia, sử
dụng chất kích thích, không tỉnh táo) ... nhất là trong những năm trở lại đây.
Song đối ngược lại có rất ít các vụ việc liên quan đến giao dịch dân sự được xác
lập bởi các yếu tố này được khởi kiện và thụ lí. Tại các Tòa án nhân dân quận,
huyện đặc biệt là ở vùng nông thôn, miền núi gần như không có hoặc rất ít. Ở
các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, số lượng vụ việc yêu
cầu cơ quan Nhà nước giải quyết cũng không nhiều so với thực tế diễn ra. Đó là
kết quả của ý thức pháp luật của người dân Việt Nam còn chưa cao, đồng thời
với tâm lí ngại kiện cáo, né tránh pháp luật ... nên thường chấp nhận, bỏ qua
hoặc có trường hợp sử dụng vũ lực để giải quyết gây rối mất trật tự công cộng.
Một nguyên nhân nữa là do phần lớn người dân Việt Nam ít có khái niệm pháp
18



luật, sử dụng pháp luật để bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình. Về phía
các cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì các thủ tục tiến hành thụ lí và xét xử
còn rườm rà, phức tạp khiến người dân gặp khó khăn trong việc khởi kiện và
yêu cầu đảm bảo cho quyền lợi hợp pháp của mình. Cũng như chưa có các hình
thức, tuyên truyền, phổ biến pháp luật để pháp luật bảo vệ cho lợi ích hợp pháp
của các bên chủ thể tham gia giao dịch đi sâu vào thực tế đời sống. Đôi khi việc
áp dụng pháp luật còn gò bó, khiên cưỡng, máy móc chưa linh hoạt cũng gây trở
ngại với người dân.
C. KẾT LUẬN :
Thực tiễn đời đống pháp luật dân sự vô cùng đa dạng, phong phú. Để đáp ứng
những đòi hỏi ngày một tăng của cuộc sống cũng như thỏa mãn nhu cầu của các
chủ thể, những quy định về giao dịch dân sự cần ngày một được hoàn thiện hơn.
Bản thân các chủ thể khi tham gia vào giao dịch dân sự cũng cần trang bị cho
mình một hiểu biết cụ thể, chính xác, mang tính hệ thống về “ Giao dịch dân sự
vô hiệu và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu” để đảm
bào quyền lợi cho chính mình. Có thể nói, những quy định của pháp luật về vấn
để nêu trên chính là “ cẩm nang” cho tất cả mọi người tự tin tham gia vào các
giao dịch dân sự.
Do hiểu biết còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu xót.
Rất mong nhận được sự góp ý từ các thầy cô để bài viết của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.

19


A. MỞ ĐẦU :
Mục đích của Pháp luật khởi nguồn từ chính những nhu cầu thường ngày
của mỗi con người, là công cụ phục vụ, bảo vệ lợi ích mọi thành viên trong xã
hội của Nhà Nước. Nảy sinh từ nhu cầu sản xuất, nhu cầu kinh doanh cũng như
các nhu cầu khác, Nhà nước thấy cần thiết phải có những phương tiện pháp lý

nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng đó của con người. Giao dịch dân
sự chính là một trong những phương tiện pháp lý quan trọng nhất trong giao lưu
dân sự, trong việc chuyển dịch tài sản và cung ứng dịch vụ, nghĩa là giao dịch
dân sự tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia vào đời sống pháp lý để nhằm đáp
ứng những nhu cầu, đòi hỏi phục vụ cho những mục đích nhất định từ cuộc sống
con người. Giao dịch dân sự là căn cứ phổ biến, thông dụng nhất trong các căn
cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên,
trong thực tế đời sống pháp luật, có nhiều giao dịch dân sự được xác lập nhưng
có thể sẽ bị tuyên bố là vô hiệu hoặc sẽ vô hiệu (về nguyên tắc chung giao dịch
dân sự vô hiệu sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên từ thời điểm
xác lập). Đứng trước thực tế đó đòi hỏi cần có sự nghiên cứu một cách có hệ
thống và toàn diện vấn đề “ Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của
việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu”. Giải quyết tốt vấn đề này sẽ tạo điều
kiện cho các chủ thể tham gia giao dịch dân sự hợp pháp, hiệu quả.

20



×