Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu luận thiết kế nghiên cứu khoa học xã hội lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.66 KB, 17 trang )

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI:
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Người thực hiện:

Lê Thị Thảo

Người hướng dẫn:

PGS.TS. Nguyễn Hữu Minh
PGS.TS. Phan Thị Mai Hương

HÀ NỘI, 6/2016


1. Đề tài:
Quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn
Thanh Hóa (1986 – 2010)
2. Câu hỏi nghiên cứu:
- Tại sao phải đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn
Thanh Hóa (1986 – 2010)?
- Quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh
Hóa (1986 – 2010) diễn ra như thế nào?
- Các giải pháp nhằm phát huy vai trò của các mô hình hợp tác trong nông
nghiệp, nông thôn Thanh Hóa là gì?
3. Thao tác hóa khái niệm


Các khái niệm cần thao tác hóa bao gồm: mô hình hợp tác, nông nghiệp,
nông thôn
- Khái niệm “mô hình hợp tác”:
Hợp tác là cùng chung sức giúp đỡ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh
vực nào đó, nhằm một mục đích chung1.
Mô hình hợp tác là kiểu tổ chức hành động, nhằm liên kết, phối hợp
nguồn lực giữa các thành viên để đáp ứng nhu cầu sản xuất, gắn liền với phân
công lao động xã hội. Mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn gồm
những kiểu tổ chức để thực hiện các yêu cầu hợp tác của các hộ nông dân trong
quá trình tổ chức sản xuất, kinh doanh, có nhiều mô hình khác nhau như hợp tác
vần công, đổi công, nhóm liên gia, tổ hợp, hợp tác trong các hiệp hội… HTX là
một trong các mô hình hợp tác chứ không phải là mô hình duy nhất. Có nhiều
loại mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn, trong đó HTXNN là một mô
hình hợp tác đặc thù và khá phổ biến ở Việt Nam nói chung, Thanh Hóa nói
riêng.
- Khái niệm “nông nghiệp”: là ngành sản xuất cơ bản chuyên cung cấp
sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi cho xã hội.

1

Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, 1998.

2


- Khái niệm “nông thôn”: là khu vực tập trung chủ yếu dân cư làm nghề
nông, phân biệt với thành thị.
4. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến câu hỏi nghiên cứu
Xây dựng mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn là một vấn đề
lớn, có tác động không nhỏ tới sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. Vì vậy vấn

đề này đã được đề cập đến với những mức độ khác nhau trong nhiều công trình
nghiên cứu.
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu của Mác, Lênin, Hồ Chí Minh
Trong bộ Tư bản cũng như nhiều tác phẩm khác của Mác, sự hợp tác
được phân tích trong quá trình phát triển từ hình thức hợp tác giản đơn đến công
trường thủ công và đại công nghiệp cơ khí. Những quan điểm này của Mác sau
này được vận dụng để xây dựng nguyên tắc hợp tác trong nông nghiệp, nông
thôn chủ nghĩa xã hội.
Ph. Ăng-ghen trong tác phẩm Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức đã nêu lên
những nguyên tắc cơ bản để đưa nông dân đi vào sản xuất hợp tác: tự nguyện,
giúp đỡ của Nhà nước, của xã hội đối với HTH nông nghiệp.
Phát triển lý luận về hợp tác của Mác và Ăng-ghen, V.I. Lê-nin đã luận
giải sự cần thiết, các tiền đề của kinh tế hợp tác và các nguyên tắc hợp tác của
chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, trong Chính sách kinh tế mới (NEP), Lê-nin đã nêu
ra bước đi của hợp tác là từ thương mại dần đi vào sản xuất. Lê-nin nhấn mạnh
tính thiết thực, cụ thể, phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực sản xuất – kinh
doanh, phù hợp với phong tục, tập quán, dân trí của từng vùng.
Các học giả Traianov, Causki, Emelianov, Jacque Berthelot … cũng có
những công trình nghiên cứu nông nghiệp, nông thôn và vấn đề HTH.
Các học giả trên đã đề cập đến vấn đề hợp tác trong nông nghiệp, nông
thôn trên nhiều phương diện có tính khoa học, đúng đắn, song do những hạn chế
về thời gian và không gian, các học giả này chưa có điều kiện đề cập đến mô
hình hợp tác mang đặc thù ở các nước phương Đông; chưa nêu lên được các
hình thức tồn tại và phát triển của kinh tế hợp tác trong cơ chế thị thường, trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
3


Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Đường cách mệnh” năm 1927 đã giành
một chuyên mục viết về HTX, trong đó nêu rõ lịch sử phát triển HTX của thế

giới, các hình thức HTX, nguyên tắc tổ chức HTX, quản lý HTX. Trong tác
phẩm “Về cách mạng xã hội chủ nghĩa” (1976, Nxb Sự thật), Hồ Chí Minh
cũng bàn về vấn đề đưa HTX, cách tổ chức HTX đảm bảo nguyên tắc tự nguyện,
dân chủ, đi từ thấp đến cao. Nhiều tác phẩm khác của Người cũng đề cập đến
vấn đề này với mức độ khác nhau.
Thứ hai, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã dày công tìm tòi,
nghiên cứu, nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện và đề ra nhiều chính sách thiết lập
một thể chế kinh tế mới phù hợp hơn với hoàn cảnh hiện tại. Trong lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn, chỉ thị 100 CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng
(1981) là khâu đột phá cởi trói cho một thời kỳ bị kìm hãm kéo dài, Nghị quyết
10 của Bộ Chính trị (1988) về đổi mới cơ chế quản lý HTXNN tiếp tục hoàn
thiện cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến người lao động. Luật HTX năm
1996, Luật HTX năm 2003 là cơ sở pháp lý cho việc đổi mới mô hình hợp tác
xã.
Nghị quyết các đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đến lần thứ X
(2006) đều khẳng định vai trò, vị trí của kinh tế tập thể trong nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần, định ra đường lối đổi mới các HTXNN, hoàn thiện cơ chế
quản lý để tiếp tục tạo động lực cho nông nghiệp – nông thôn phát triển với tốc
độ nhanh. Những quan điểm, đường lối chủ trương trong công cuộc đổi mới thể
chế kinh tế của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn, là sự kế tục và sáng tạo những
luận điểm khoa học của chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào hoàn cảnh cụ thể nước ta.
Cùng với các văn kiện của Đảng và Nhà nước, có nhiều công trình nghiên
cứu bàn về vấn đề đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Việt
Nam. Trước hết là những bài viết của các nhà lãnh đạo như: Đổi mới quản lý
kinh tế nông nghiệp và phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở nước ta (Võ Chí
Công, Tạp chí Cộng sản, tháng 6/1993), Đẩy mạnh đổi mới vì chủ nghĩa xã hội

4



(Đỗ Mười, Nxb Chính chị quốc gia, 1995)... Các tài liệu này đã nêu những yêu
cầu, định hướng đổi mới kinh tế hợp tác trong nông nghiệp.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khoa học xã
hội
Năm 1990 đã diễn ra cuộc Hội thảo lớn do Ban Nông nghiệp Trung ương,
kết hợp với Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam tiến hành nhằm đánh giá quá
trình HTH ở Việt Nam, những vấn đề lý luận và quan điểm về con đường
chuyển nông thôn nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Trong một số công trình khác như: Một số vấn đề kinh tế của HTH nông
nghiệp ở Việt Nam (GS Phạm Như Cương (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội, 1991); HTH nông nghiệp Việt Nam Lịch sử - Vấn đề - Triển vọng (Chử Văn
Lâm, Nguyễn Thái Nguyên, Phùng Hữu Phú, Trần Quốc Toản, Đặng Thọ
Xương, Nxb Sự thật, 1992); Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong nông
nghiệp (Lâm Quang Huyên, Nxb Khoa học xã hội, 1995); Khảo sát các hình
thức tổ chức hợp tác của nông dân nước ta hiện nay (Đào Thế Tuấn, Nxb Chính
trị Quốc gia, 1995); Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn trên thế giới
và Việt Nam (Nguyễn Điền, Nxb Thống kê, 1996); Kinh tế hợp tác – HTX ở Việt
Nam thực trạng và định hướng phát triển (Nguyễn Văn Bích - Chu Tiến Quang,
Nxb nông nghiệp, 2001). Các công trình trên đã đề cập đến quá trình phát triển
của kinh tế hợp tác dưới tác động của đường lối đổi mới, vai trò chức năng của
kinh tế hợp tác trong cơ chế thị trường và một số những kinh nghiệm xây dựng
và phát triển kinh tế hợp tác trên thế giới.
Như vậy, vấn đề đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn là
vấn đề lớn được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Tuy vậy, hầu hết các
công trình nghiên cứu trước đây thuộc phạm vi nghiên cứu của khoa học kinh tế,
quản lý kinh tế, xã hội học và được nghiên cứu trên một phạm vi rộng của các
nước trên thế giới và trong cả nước. Các công trình nghiên cứu dưới góc độ
khoa học lịch sử về mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn còn ít. Riêng
đối với Thanh Hóa cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu của khoa học

lịch sử nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về sự phát triển của mô
5


hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa dưới tác động của quá
trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp.
5. Những thông tin cần thiết để trả lời câu hỏi nghiên cứu
5.1. Những thôn tin cần thiết để trả lời câu hỏi nghiên cứu: Tại sao phải
đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa (1986 –
2010)?
- Thông tin định tính cần biết:
+ Đặc trưng điều kiện tự nhiên, lịch sử, kinh tế - xã hội của Thanh Hóa
như thế nào và đặc trưng đó ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành và phát
triển của các mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa?
+ Quá trình xây dựng và phát triển của các mô hình hợp tác trong nông
nghiệp, nông thôn Thanh Hóa trước 1986 đã diễn ra như thế nào? Những thành
tựu, hạn chế của các mô hình hợp tác trong thời kỳ trước năm 1986? Những yêu
cầu đặt ra đối với quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông
thôn Thanh Hóa ở thời kỳ sau?
- Thông tin định lượng cần biết:
+ Các mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa trước
năm 1986
+ Chủ yếu ở Thanh Hóa trước năm 1986 tồn tại kiểu mô hình hợp tác nào
(tổ hợp tác, tổ đổi công, đội sản xuất, hợp tác xã...) và tại sao lại như vậy?
+ Từng loại mô hình hợp tác tồn tại chủ yếu ở vùng miền nào trong tỉnh
Thanh Hóa và tại sao lại như vậy?
+ Quy mô, cơ cấu của các mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn
Thanh Hóa trước năm 1986 như thế nào (bao nhiêu mô hình cấp thôn, cấp liên
thôn, cấp xã, cấp liên xã; trình độ học vấn của cán bộ hợp tác xã; tỷ lệ phân phối
của hợp tác xã...)

5.2. Những thôn tin cần thiết để trả lời câu hỏi nghiên cứu: Quá trình đổi
mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa (1986 – 2010)
diễn ra như thế nào?
- Thông tin định tính cần biết:
6


+ Đường lối đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp của Đảng và Nhà
nước, chủ trương của Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Thanh Hóa (1986 – 2010)
+ Quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh
Hóa từ 1986 đến 2010 (bao gồm cả HTX nông nghiệp, HTX phi nông nghiệp,
các tổ chức hợp tác khác) về quy mô, cơ cấu tổ chức, nội dung hoạt động, quan
hệ sở hữu, quan hệ phân phối...? Sự hình thành và phát triển của những hình
thức tổ chức kinh tế hợp tác mới
+ Những thành tựu và hạn chế của quá trình đổi mới HTXNN, phát triển
các hình thức hợp tác ở nông thôn Thanh Hóa (1986 – 2010)
- Thông tin định lượng cần biết:
+ Các mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa từ 1986
- 2010
+ Chủ yếu ở Thanh Hóa từ 1986 - 2010 tồn tại kiểu mô hình hợp tác nào
(tổ hợp tác, tổ đổi công, đội sản xuất, hợp tác xã bậc thấp, hợp tác xã bậc cao...)
và tại sao lại như vậy?
+ Từng loại mô hình hợp tác tồn tại chủ yếu ở vùng miền nào trong tỉnh
Thanh Hóa và tại sao lại như vậy?
+ Quy mô, cơ cấu của các mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn
Thanh Hóa từ 1986 - 2010 như thế nào (bao nhiêu mô hình cấp thôn, cấp liên
thôn, cấp xã, cấp liên xã; trình độ học vấn của cán bộ hợp tác xã; tỷ lệ phân phối
của hợp tác xã...)
5.2. Những thôn tin cần thiết để trả lời câu hỏi nghiên cứu: Các giải pháp
nhằm phát huy vai trò của các mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn

Thanh Hóa là gì?
- Thông tin định tính cần biết: Để phát huy vai trò của các mô hình hợp
tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa cần làm gì (chủ trương chính sách,
sự chủ động của các hợp tác xã...?)
6. Loại thiết kế nghiên cứu sử dụng để đảm bảo thu được các thông
tin cần thiết đặt ra

7


Lựa chọn loại thiết kế nghiên cứu: kết hợp định tính và định lượng (ưu
tiên định tính.
6.1. Nghiên cứu định tính
- Chủ yếu sử dụng các dạng:
+ Nghiên cứu trường hợp: nghiên cứu mô hình hợp tác trong nông nghiệp,
nông thôn Thanh Hóa (1986 – 2010)
+ Nghiên cứu chuyện kể: nghiên cứu một số nhân vật điển hình (lãnh đạo
Đảng, Nhà nước, lãnh đạo tỉnh, chủ nhiệm HTX...) trong quá trình đổi mới mô
hình hợp tác trong nông nghiệp nông thôn Việt Nam nói chung và Thanh Hóa
nói riêng.
+ Nghiên cứu hành động: nghiên cứu quy mô, tổ chức bộ máy, nội dung,
quy trình hoạt động của các tổ chức hợp tác.
- Phương pháp thu thập dữ liệu
+ Phỏng vấn sâu: nhằm thu thập thông tin về quan điểm, thái độ của
người dân về quá trình đổi mới mô hình hợp tác; diễn biến sơ bộ của quá trình
đổi mới mô hình hợp tác ở địa phương; đánh giá thành tựu và hạn chế của quá
trình đổi mới mô hình hợp tác; những kiến nghị, đề xuất đối với việc nâng cao
vai trò của các mô hình hợp tác...
+ Thảo luận nhóm tập trung: nhằm thu thập thông tin về đặc trưng điều
kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của Thanh Hóa tác động tới quá trình đổi mới mô

hình hợp tác; những yêu cầu đổi mới mô hình hợp tác trong từng thời kỳ; đánh
giá sự phù hợp của chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tỉnh Thanh
Hóa về việc đổi mới mô hình hợp tác; đánh giá thành tựu, hạn chế của quá trình
đổi mới mô hình hợp tác; các giải pháp phát huy vai trò của các tổ chức hợp tác
trong bối cảnh hiện tại.
+ Phân tích nội dung các dữ liệu văn bản thứ cấp: nhằm thu thập tông tin
về đặc trưng tự nhiên, kinh tế, xã hội Thanh Hóa; quá trình đổi mới mô hình hợp
tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa trên các phương diện: quy mô, cơ
cấu, nội dung hoạt động, thành tựu đạt được, những khó khăn, hạn chế...
6.2. Nghiên cứu định lượng
8


- Thu thập số liệu thống kê ở các cơ quan liên quan:
Nơi thu thập số liệu: Trung tâm lưu trữ quốc gia, Trung tâm lưu trữ tỉnh
Thanh Hóa, Tổng cục Thống kê, Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa, Sở Nông nghiệp
và phát triển nông thôn Thanh Hóa, Hội Nông dân Thanh Hóa, Liên minh Hợp
tác xã Thanh Hóa, Sở Công thương, UBND các huyện, thị tại Thanh Hóa, các
hợp tác xã điển hình...
Nội dung số liệu thu thập: sự phát triển của các mô hình hợp tác; số
lượng, quy mô của từng loại hình hợp tác qua các thời kỳ; mức độ hoạt động
một số nội dung của các tổ chức hợp tác; tình hình vốn quỹ, đội ngũ cán bộ của
hợp tác xã; kết quả chuyển đổi, thành lập mới của hợp tác xã...
- Điều tra chọn mẫu: sử dụng thiết kế điều tra hồi có theo panel để thu
thập những thông tin định lượng về số lượng, quy mô, cơ cấu của các tổ chức
hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa qua các thời kỳ.

9



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (1996), Lịch sử Đảng bộ tỉnh
Thanh Hóa tập 2 195 –1975, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2005), Những sự kiện lịch sử
Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa 1975 - 2000, Nhà xuất bản Thanh Hóa.

3.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2009), Lịch sử Đảng bộ tỉnh
Thanh Hóa 1975 - 2005, Nhà xuất bản Thanh Hóa.

4.

Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh Thanh Hóa (1975), Thanh Hóa khắc
sâu lời Bác, Nhà xuất bản Thanh Hóa.

5.

Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh Thanh Hóa (1980), 50 năm hoạt động
của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thanh hóa (1930 – 1980),
Nhà xuất bản Thanh Hóa.

6.

Ban Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa (1966), Tiếp tục đẩy mạnh phong trào

thi đua với hợp tác xã Khoan Hồng về phát triển chăn nuôi lợn để đáp
ứng kịp thời cho yêu cầu thâm canh tăng năng suất và thực phẩm trong
tình hình mới, ngày 4/6/1966

7.

Ban Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa (1988), Hướng dẫn thực hiện cơ chế
khoán sản phẩm cuối cùng theo đơn giá đến hộ và nhóm hộ gia đình
trong các HTX nông – lâm – ngư nghiệp, ngày 10/4/1988.

8.

Ban Nông nghiệp Trung ương (1990), Báo cáo tổng kết HTX nông nghiệp
1958 – 1990, định hướng HTX nông nghiệp thời kỳ sau 1990, (Lưu tại
Ban Nông nghiệp Trung ương)

9.

Ban Nông nghiệp Trung ương - Ủy ban khoa học xã hội (1990), Kỷ yếu
hội thảo “Đánh giá quá trình hợp tác hóa ở Việt Nam”.

10.

Ban tuyên giáo tỉnh ủy Thanh Hóa (1991), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh
Hóa tập 1 (sơ thảo) 1930 – 1945, Nhà xuất bản Thanh Hóa.

11.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy (1998), Bác Hồ với Thanh Hóa – Thanh Hóa
làm theo lời Bác, Nxb Lao Động, Hà Nội.


10


12.

Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa (1993), Đề cương giới thiệu Nghị
quyết Trung ương V (khóa VII) về “Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế
xã hội nông thôn”.

13.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa (1994), Những sự kiện Lịch sử Đảng
bộ Thanh Hóa 1954 – 1975, Nhà xuất bản Thanh Hóa.

14.

Ban tuyên giáo tỉnh ủy Thanh Hóa (2000), Đảng bộ Thanh Hóa 70 năm
chặng đường lịch sử vẻ vang (1930 – 2000).

15.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa (2005), Những sự kiện Lịch sử Đảng
bộ Thanh Hóa 1975 – 2000, Nhà xuất bản Thanh Hóa.

16.

Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang (2001), Kinh tế hợp tác – HTX ở Việt
Nam thực trạng và định hướng phát triển, Nxb nông nghiệp, 2001.


17.

Đinh Thu Cúc (1976), Bước đầu tìm hiểu về quá trình hình thành và phát
triển tư tưởng làm chủ tập thể của người nông dân Việt Nam, Tạp chí
Nghiên cứu lịch sử, số 2, năm 1976.

18.

Cục Hợp tác xã và PTNT – JICA, Hệ thống các văn bản về HTX.

19.

Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (1965), Số liệu thống kê kinh tế - xã hội
tỉnh Thanh Hóa năm 1960 - 1965, Nhà xuất bản Thống kê.

20.

Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (1968), Số liệu thống kê kinh tế - xã hội
tỉnh Thanh Hóa năm 1965 - 1967, Nhà xuất bản Thống kê.

21.

Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (1975), Thanh Hóa 1945 – 1974.

22.

Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (1991), Số liệu thống kê kinh tế - văn hóa
– xã hội 1986 – 1990 tỉnh Thanh Hóa, Nhà xuất bản Thống kê.

23.


Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (1992), Kinh tế - xã hội Thanh Hóa năm
1992, Nhà xuất bản Thống kê.

24.

Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (1997), Số liệu thống kê kinh tế - xã hội
1991 – 1995 tỉnh Thanh Hóa, Nhà xuất bản Thống kê.

25.

Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (1997), Số liệu thống kê kinh tế - xã hội
năm 1996 tỉnh Thanh Hóa, Nhà xuất bản Thống kê.

26.

Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (2000), Niên giám thống kê 1996 – 2000.

11


27.

Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (2005), Niên giám thống kê 2001 - 2004,
Nhà xuất bản Thống kê.

28.

Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (2007), Thực trạng nông thôn, nông
nghiệp và thủy sản tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2001 – 2006, Nhà xuất bản

Thống kê.

29.

Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (2007), Niên giám thống kê 2006, Nhà xuất
bản Thống kê.

30.

Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (2008), Niên giám thống kê 2007, Nhà xuất
bản Thống kê.

31.

Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (2009), Niên giám thống kê 2008, Nhà xuất
bản Thống kê.

32.

Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (2010), Niên giám thống kê 2009, Nhà xuất
bản Thống kê.

33.

Phạm Như Cương chủ biên (1991), Một số vấn đề kinh tế của hợp tác hóa
nông nghiệp ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,

34.

Trần Đức (1991), Hợp tác xã và thời vàng son của kinh tế gia đình, Nhà

xuất bản Tư tưởng văn hóa.

35.

Hà Văn Đảng, Trần Ngọc Bút (1996), Mô hình đổi mới trong nông
nghiệp, nông thôn, Nhà xuất bản Nông nghiệp

36.

Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (1986), Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành
Đảng bộ tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch kinh tế - xã hội năm
1986, Nxb Thanh Hóa.

37.

Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh
Thanh Hóa lần thứ XII, Nxb Thanh Hóa.

38.

Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (1988), Dự thảo Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh về Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong các HTXNN
(theo tinh thần Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị), ngày 24/9/1988.

39.

Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (1988), Thông báo Kết quả bước đầu thực hiện
dự thảo Nghị quyết Tỉnh ủy về “Đổi mới cơ chế quản lý trong các
HTXNN”, ngày 25/12/1988.
12



40.

Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh
lần thứ XIII, Nxb Thanh Hóa.

41.

Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (1992), Chỉ thị về việc giao quyền sử dụng đất
ổn định và lâu dài cho hộ nông dân và đổi mới quản lý trong hợp tác xã
nông nghiệp (tháng 12 năm 1992).

42.

Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh
lần thứ XIV, Nxb Thanh Hóa, 1996.

43.

Nguyễn Điền (1996), Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn trên
thế giới và Việt Nam, Nxb Thống kê.

44.

Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2000), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh
lần thứ XV, Nxb Thanh Hóa.

45.


Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh
lần thứ XVI, Nxb Thanh Hóa.

46.

Trần Bá Đệ (1998), Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay, Nxb Đại học quốc
gia, Hà Nội.

47.

Lê Thị Hoa (2007), Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa trong hai mươi năm
đầu của công cuộc đổi mới (1986 – 2006), Luận văn Thạc sĩ khoa học
Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

48.

Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa (1988), Nghị quyết của Hội đồng
nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XI, kỳ họp thứ XI về đổi mới cơ chế quản
lý trong HTXNN, ngày 27/10/1988.

49.

Hội liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam tỉnh Thanh Hóa (1985), Hết lòng
vì hợp tác xã, vì sự giàu mạnh củ đất nước, vì hạnh phú gia đình, Nxb
Thanh Hóa.

50.

Hội liên hiệp nông dân tập thể Việt nam tỉnh Thanh Hóa (1987), Báo cáo
của Ban Chấp hành hội liên hiệp nông dân tập thể Thanh Hóa tại đại hội

đại biểu nông dân tập thể toàn tỉnh lần thứ IV ngày 29 tháng 8 năm
1987.

13


51.

Hội Nông dân Việt Nam, Tạp chí đặc biệt kỷ niệm 61 năm ngày thành lập
Hội nông dân Việt Nam (14/10/1930 – 14/10-1991) (Lưu tại phòng lưu trữ
Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa).

52.

Hội Nông dân Việt Nam – Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa
(1993), Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân Thanh Hóa 1930 –
1992, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội

53.

Hội Nông dân Việt Nam (1999), Công tác vận động nông dân trong thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nhà xuất bản Nông
nghiệp, 1999.

54.

Lâm Quang Huyên (1995) Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong nông
nghiệp, Nxb Khoa học xã hội.

55.


Vũ Ngọc Kỳ (2005), Một số vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân,
Hội nông dân Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

56.

Chử Văn Lâm, Nguyễn Thái Nguyên, Phùng Hữu Phú, Trần Quốc Toản,
Đặng Thọ Xương (1992), Hợp tác hóa nông nghiệp Việt Nam Lịch sử Vấn đề - Triển vọng, Nxb Sự thật.

57.

Liên minh HTX Thanh Hóa (1996), Báo cáo tình hình hoạt động năm
1995 và phương hướng nhiệm vụ năm 1996, ngày 7/1/1996.

58.

Liên minh HTX Thanh Hóa (2007), Báo cáo tình hình kinh tế tập thể và
hoạt động của Liên minh HTX Thanh Hóa năm 2006. Phương hướng,
nhiệm vụ năm 2007.

59.

Liên minh HTX Thanh Hóa (2007), Báo cáo tổng kết HTX điển hình tiên
tiến tỉnh Thanh Hóa lần thứ III.

60.

Liên minh HTX Thanh Hóa (2007), Báo cáo tham luận của các ngành,
HTX, tổ hợp tác tiên tiến tiêu biểu tại Hội nghị HTX điển hình tiên tiến
tỉnh Thanh Hóa lần thứ III.


61.

Liên minh HTX Thanh Hóa (2008), Báo cáo tình tình kinh tế tập thể và
hoạt động của Liên minh HTX Thanh Hóa năm 2007 – Phương hướng,
nhiệm vụ năm 2008.

14


62.

Liên minh HTX Thanh Hóa (2009), Tài liệu tập huấn cho cán bộ quản lý
HTX.

63.

Liên minh HTX Thanh Hóa (2009), Báo cáo tình tình kinh tế tập thể và
hoạt động của Liên minh HTX Thanh Hóa năm 2008 – Phương hướng,
nhiệm vụ năm 2009

64.

Liên minh HTX Thanh Hóa (2010), Báo cáo tình tình kinh tế tập thể và
hoạt động của Liên minh HTX Thanh Hóa năm 2009 – Phương hướng,
nhiệm vụ năm 2010

65.

Phạm Xuân Nam (1997), Thử nhìn lại những bước chuyển biến lịch sử

của quần chúng nhân dân lao động nước ta trên con đường tiến lên Chủ
nghĩa xã hội, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 1 năm 1997.

66.

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1996), Luật HTX,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

67.

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật HTX,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

68.

Lương Xuân Quỳ (1999), Đổi mới tổ chức và quản lý các hợp tác xã
trong nông nghiệp, nông thôn, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

69.

Sở Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa (1988), Báo cáo sơ kết cải tiến khoán
sản phẩm trong các hợp tác xã nông nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 10
của Bộ Chính trị TW Đảng, ngày 26 tháng 9 năm 1988.

70.

Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Thanh Hóa (1996), Báo cáo sơ
kết một năm thực hiện NQ 09 của Tỉnh ủy, Quyết định 1795 của UBND
tỉnh về việc: Đổi mới HTX Nông nghiệp, phát triển các hình thức kinh tế
hợp tác ở nông thôn, ngày 27 tháng 9 năm 1996.


71.

Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Thanh Hóa (2007), Báo cáo tổng
kết Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa IX) về kinh tế tập thể trong
nông nghiệp, ngày 11 tháng 7 năm 2007.

72.

Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Thanh Hóa (2010), Báo cáo đánh
giá tình hình thực hiện Luật HTX năm 2003, ngày 15/6/2010.

15


73.

Sở Văn hóa Thông tin Thanh Hóa (2000), Đảng bộ Thanh Hóa từ Đại hội
đến Đại hội.

74.

Văn Tạo (1978), Nông dân Việt Nam – Một lực lượng hùng hậu, Tạp chí
Nghiên cứu Lịch sử số 4 năm 1978.

75.

Văn Tạo, Phạm Xuân Nam, Than Đạm (1979) Nông dân Việt Nam tiến
lên Chủ nghĩa xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.


76.

Trương Thị Tiến (1999), Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia.

77.

Tỉnh ủy Thanh Hóa (1988), Chỉ thị số 15/CT-TU về tiếp tục hoàn thiện cơ
chế khoán đến hộ, nhóm hộ trong các HTX nông, lâm, ngư nghiệp, ngày
8/4/1988

78.

Tỉnh ủy Thanh Hóa (1988), Nghị quyết 16 Đổi mới cơ chế quản lý nghề
biển, ngày 16/9/1988

79.

Tỉnh ủy Thanh Hóa (1989), Nghị quyết 18 về Đổi mới cơ chế quản lý
nông, lâm nghiệp, trung du miền núi, ngày 23/10/1989

80.

Tỉnh ủy Thanh Hóa (1992), Chỉ thị số 07-CT/TU về việc giao quyền sử
dụng ruộng đất ổn định lâu dài cho hộ nông dân và đổi mới quản lý trong
HTX.

81.

Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2001)

Địa chí Thanh Hóa, tập 1, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

82.

Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2001),
Địa chí Thanh Hóa, tập 2, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

83.

Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2006),
Địa chí Thanh Hóa, tập 3, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

84.

Đào Thế Tuấn chủ biên (1995), Khảo sát các hình thức tổ chức hợp tác
của nông dân nước ta hiện nay , Nxb Chính trị Quốc gia, 1995.

85.

UBND tỉnh Thanh Hóa (1997), Công văn gửi các Sở, thủ trưởng các ban
ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Thành phố về việc
triển khai chuyển đổi HTX phi nông nghiệp, ngày 7/11/1997.

86.

V.I. Lê-nin (1971), Bàn về hợp tác xã nông nghiệp, Nxb Sự thật, Hà Nội.
16


87.


Báo điện tử và kinh tế nông thôn – diễn đàn của người làm kinh tế và xây
dựng nông thôn: :

88.

Báo Nông nghiệp Việt Nam điện tử:

89.

Báo Thanh Hóa điện tử :

90.

Chuyên trang điện tử giành cho người nông dân: Website Văn bản quy
phạm pháp luật Thanh Hóa:

91.

:

92.

Website Hội nông dân Việt Nam:

93.

Website Liên minh Hợp tác xã Việt Nam:

94.


Website Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa:


95.

Website UBND tỉnh Thanh Hóa:

17



×