Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Tiểu luận tìm hiểu các sản phẩm từ gạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.24 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM
-----o0o-----

TIỂU LUẬN
CÔNG NGHỆ BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC

ĐỀ TÀI

CÁC SẢN PHẨM TỪ GẠO

GVHD:

NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG

SVTH:

NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

MSSV:

13028331

LỚP:

ĐHTP9ATT

HỌC KỲ: II

NĂM HỌC: 2015-2016


TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2016


MỤC LỤC


Trường ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh

GVHD: Nguyễn Thị Mai Hương

1. Định nghĩa về gạo
Gạo là sản phẩm lương thực thu được từ cây lúa.
Hạt gạo thường có màu trắng nâu hoặc đỏ thẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng.
Hạt gạo chính là nhân của thóc sau khi xay để tách bỏ trấu.
Hạt gạo sau khi xay được gọi là gạo lúc hoặc gạo lật, nếu tiếp tục xát để tách cám thì gọi
là gạo xát hay gạo trắng.
Gạo là lương thực phổ biển của gần một nửa dân số thế giới.
Gạo là một nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Con người hấp thụ chất bột và một số
vitamin từ gạo. Có khoảng 2 tỉ người ở châu á dùng gạo và các chế phẩm từ gạo để bổ sung 60%
tới 70% nguồn năng lượng hàng ngày cho cơ thể.
Đối với một số đất nước, gạo chỉ giống như một dưỡng chất có chứa tinh bột, và cơm chỉ
giống như một món ăn trên bàn ăn, có cũng được, không có cũng không sao, họ chỉ cần đảm bảo
đủ dưỡng chất để nuôi dưỡng cơ thể mình. Nhưng ở Vệt Nam thì khác, có thể một số người chưa
bao giờ tận mắt thấy hạt lúa, cánh đồng lúa, nhưng chắc chắn rằng ai cũng đã ăn cơm, thậm chí
ăn hằng ngày. Một đất nước nhiệt đới, với khí hậu thuận lợi cho việc trồng lúa nước, một đất
nước còn khá nghèo, ăn no quan trọng hơn ăn ngon, tất cả khiến cơm trở thành món chính (gần
như) trong tất cả các bữa ăn.
Có nhiều loại gạo khác nhau:
Gạo xuất khẩu ở Thái Lan gồm: gạo thơm và gạo trắng hạt dài.
Gạo ở Việt Nam gồm: gạo nếp, gạo tấm và gạo tẻ

Các thể loại khác: gạo basmati (Ấn Độ)
Gạo ở Iran bao gồm: Gerdeh, Hansani, Hashemi, và Gharib.

2. Thực phẩm từ gạo
2.1. Cơm, cháo – 2 sản phẩm chế biến từ gạo đơn giản nhất
Sản phẩm chủ yếu từ gạo là cơm.
Gạo có thể nấu thành cơm nhờ cách luộc trong nước (vừa đủ) hay bằng hơi nước. Các nồi
cơm điện rất phổ biến ở châu á, đã đơn giản hóa quá trình này.
Cơm trắng, chỉ có nguyên liệu là gạo tẻ và không có thêm gia vị, là thức ăn gần như hàng
ngày của người Đông Nam Á và Đông Á. Cơm trắng còn là nguyên liệu cho các món cơm rang,
cơm hến. Để thay đổi khẩu vị, sau khi nấu,cơm có thể dùng để chiên với lạp xưởng cắt nhỏ, chả
lụa, đậu petit pois, tôm khô, trứng vịt... làm thành món cơm chiên, thường được biết đến nhiều là
món Cơm chiên Dương Châu. Ngoài ra còn có cơm trộn, cơm thập cẩm, cơm gói lá sen, cơm
lam...
Cơm thập cẩm: Ở các vùng khác như Châu Âu, Trung Mỹ, châu Phi, người ta thường nấu
cơm với nguyên liệu khác như các loại hạt khác hoặc rau, thịt.
Cơm chiên hay cơm rang là một món ăn phổ biến trong ẩm thực Á Đông. Ban đầu, nó là
một món ăn gia đình ở Trung Quốc vào khoảng 4000 năm TCN. Với món ăn này, cơm cùng với
dầu ăn hoặc mỡ được chiên với những thức ăn khác như thịt, trứng... Trong các tiệc lớn kiểu
Sản phẩm từ gạo

Trang 3


Trường ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh

GVHD: Nguyễn Thị Mai Hương

Trung Quốc, cơm chiên thường là món gần cuối (ăn ngay trước món tráng miệng). Có nhiều loại
cơm chiên, mỗi loại có thành phần khác nhau. Ở Á Đông, những loại nổi tiếng là cơm chiên

Dương Châu và cơm chiên Phúc Kiến. Ở phương Tây, những tiệm ăn Tàu bán cho người Mỹ đã
chế biến ra nhiều loại cơm chiên khác, như là cơm chiên trứng, cơm chiên cay Singapore (thường
không ăn tại Singapore) và "cơm chiên đặc biệt".
Cơm nếp, trong ẩm thực Việt Nam, là tên gọi của một loại cơm được nấu bằng gạo nếp,
khác biệt với xôi chủ yếu ở phương thức nấu trực tiếp trong nước, không làm chín bằng hơi nước.
Cơm nếp có thể được nấu dưới dạng cơm trắng đơn thuần chỉ từ gạo nếp các loại (nếp cái hoa
vàng, nếp lứt, nếp sột soạt, nếp ba trăng, nếp nương, nếp cẩm hay còn gọi là nếp than, nếp lứt
chưa giã bỏ cám v.v.), nước, một chút muối, tuy cũng thường thấy cơm nếp được nấu với một số
nguyên liệu khác trong sự phối trộn tương tự cách làm xôi (như lạc, ngô nếp, đậu đen, đậu xanh).
Đặc biệt hơn xôi, rất nhiều loại cơm nếp được nấu trong nước luộc gà (còn gọi là nước xuýt),
nước ninh xương, nước luộc thịt, nước cốt dừa, nước dừa, nước lèo v.v.
Ngoài ra còn có nhiều loại cơm đặc trưng cho văn hóa ẩm thực từng vùng như cơm lam
hay cơm tấm.
Gạo cũng có thể nấu thành cháo bằng cách cho nhiều nước hơn bình thường. Bằng cách
này gạo sẽ được bão hòa về nước và trở thành mềm, nở hơn. Các món cháo rất dễ tiêu hóa và vì
thế nó đặc biệt thích hợp cho những người bị ốm.
Khi nấu các loại gạo chưa xát bỏ hết cám, một cách thức nấu ăn giữ được các chất dinh
dưỡng gọi là cơm gaba hay gbr có thể sử dụng. Nó bao gồm việc ngâm gạo trong khoảng 20 giờ
trong nước ấm (38 °c hay 100 °f) trước khi nấu. Quá trình này kích thích sự nảy mầm, và nó kích
hoạt các enzym có trong gạo. Bằng cách này, người ta có thể thu giữ được nhiều axit amin hơn.
Cháo thường rất phổ biến tại nhiều quốc gia chấu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Việt
Nam, Bangladesh, Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc,... và vài quốc gia phương Tây như Bồ Đào Nha,...
Ngoài cơm nấu đơn giản, cơm còn được chế biến thành nhiều món ăn phổ biến ở Nhật
như
2.1.1. Cơm gói tảo biển (onigiri)
Cơm, hoặc cơm nắm, được làm bằng gạo nấu chín và thường được gói trong rong tảo biển
. Chúng thường nhẹ và nêm thêm muối và thường chứa một điền như umeboshi (mận ngâm Nhật
Bản), okaka (cá ngừ bào khô và konbu) hoặc cá hồi. Cơm là một món ăn phổ biến và rẻ tiền có
sẵn tại cửa hàng tiện lợi , nhưng cũng thường được phục vụ tại nhà hàng nói chung và izakaya .
2.1.2. Món sushi và sashimi

Sushi là một món ăn Nhật Bản gồm cơm trộn giấm (shari) kết hợp với các nguyên liệu
khác (neta). Neta và hình thức trình bày sushi rất đa dạng, nhưng nguyên liệu chính mà tất cả các
loại sushi đều có là shari. Neta phổ biến nhất là hải sản.
Từ xưa, người Nhật đã biết cách ủ cá, tôm, hải sản vào nắm cơm để giữ được mùi vị thơm
ngon. Khi ủ, cơm thường được trộn với một chút giấm cho chua chua ngọt ngọt. Mà cũng chính
vì thế mà cá ủ trong cơm được chuyển hóa thành sushi.
Ngoài nắm cơm bên ngoài còn có rong biển, tảo biển hoặc rau để bổ sung thêm vị ngọt
của rau.
Có nhiều loại sushi, tùy theo cách chế biến.
Sản phẩm từ gạo

Trang 4


Trường ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh

GVHD: Nguyễn Thị Mai Hương

Loại thứ nhất là sushi nắm, gọi là nigirizushi. Cơm sumeshi được đắp lên bằng một miếng tane.
Ở giữa thường có một chút wasabi. Phía trên miếng tane có thể có một chút gừng xay nhuyễn
hoặc vài hạt hành xanh bào nhỏ. Loại này phổ biến nhất.
Loại thứ hai là sushi cuộn, gọi là makizushi được cuốn như các đồ ăn cuốn của Việt Nam, nhưng
bên ngoài là lớp rong biển sấy khô; được tẩm muối và dầu mè.Thành phần bao gồm cơm, dầu
vừng, muối, hạt vừng, một lượng nhỏ giấm và đường thường được thêm vào làm gia vị. Nguyên
liệu được đặt trên một miếng rong biển khô. Cơm tẩm gia vị được phết lên miếng rong biển. Các
thành phần khác như trứng chiên, cà-rốt, jăm-bông, thịt bò băm viên tẩm gia vị hoặc bánh cá (loại
bánh làm từ cá và rau quả, phổ biến nhất là khoai tây) tẩm gia vị, củ cải ngâm, rau bina tẩm gia
vị,cá ngừ,tôm hấp và dưa leo được đặt lên cơm, sau đó cuộn lại. Có lúc, người ta còn cho cuộn
makizushi lăn qua trứng, bột chiên xù cho giòn. Khi ăn chấm nước tương, cũng có thể là
mayonnaise hay nước sốt cà chua.

Loại thứ ba là sushi gói như bánh, gọi là oshisushi.
Loại thứ tư là sushi lên men, gọi là narezushi. Sushi ủ trong một thời gian dài cho lên men.
Loại thứ năm là sushi rán, gọi là inarizushi. Sushi tẩm xì dầu rồi rán trong dầu sôi. Ở Hàn Quốc
gọi là món Yubu chobap
Mỗi địa phương ở Nhật Bản lại có những nét riêng trong chế biến sushi. Có loại sushi
không được làm từ hải sản và cũng không có sumeshi, mà lại là trứng trộn đường rán lên. Có loại
sushi cuộn mà bên trong có natto, một loại đậu tương ủ lên men nổi tiếng của Nhật Bản.
Sushi thường được chấm với mù tạt (wasabi) hoặc nước tương Nhật Bản rồi thưởng thức.
Thịt sống cắt lát gọi riêng là sashimi. Đây là cách gọi theo nghĩa đen sát nhất. Một số loại
hải sản mà người Nhật thường hay dùng làm sashimi là: cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá saba, cá nóc,
mực, bạch tuộc, tôm biển. Ngoài ra còn có sashimi làm từ thịt ngựa.

2.2. Bột gạo và tinh bột gạo
2.2.1. Bột gạo
Bột gạo được làm từ gạo trắng hoặc nếp, được sử dụng để làm bánh kẹo, là thành phần
trong một số món ăn, hoặc để thay thế cho bột mì để làm bánh mì. Bột gạo không chứa gluten.
Bột gạo cũng là nguyên liệu trung gian để sản xuất ra nhiều sản phẩm khác như bún, bánh phở,
bánh cuốn, …
2.2.2. Tinh bột gạo
Tinh bột gạo (còn được gọi là gạo rắm) là một loại bột được làm từ gạo bằng phương
pháp ngâm và nghiền. Tinh bột gạo là thành phần chính của rất nhiều loại thực phẩm quen thuộc
ở các nước Châu Á, nhiều loại bánh cổ truyền của các nước châu Á đều có thành phần chính là
tinh bột gạo. Ở Việt Nam, tinh bột gạo được sử dụng rất phổ biến từ Nam cho đến miền Bắc
trong các món như bánh cuốn, bánh canh, bánh căn, bánh bò, bánh đậu xanh, bún gạo, bánh bèo,
bánh xèo, bánh đúc, bánh khoái, cao lầu mì, bánh hỏi, bánh đập…
Tinh bột gạo được chế biến qua nhiều công đoạn như:
Ngâm: Làm hạt gạo mềm dễ xay mịn do nước sẽ ngấm vào hạt gạo (quá trình hydrat hóa)
làm mềm hạt gạo, lớp màng của tế bào, giúp quá trình xay gạo và tinh bột được giải phóng được
dễ dàng khi xay.
Sản phẩm từ gạo


Trang 5


Trường ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh

GVHD: Nguyễn Thị Mai Hương

Xay: Quá trình xay sẽ phá vỡ cấu trúc hạt gạo và lớp màng bao tế bào, giúp giải phóng
tinh bột chứa trong bột lạp của tế bào hạt gạo. Ngoài ra quá trình xay còn giúp đồng nhất khối hạt
hình thành dạng bột cho bột gạo.
Khuấy: Mục đích của quá trình khuấy sẽ giúp các phân tử tinh bột thoát ra hoàn toàn khỏi
các túi bột lạp giúp tăng hiệu suất thu hồi tinh bột. Ngoài ra khi khuấy một số tạp chất nhẹ còn
lẫn trong gạo sẽ nổi lên và được loại bỏ dễ dàng. Quá trình khuấy còn giúp lipit (chất béo trong
gạo) thoát ra và nổi lên và sẽ được loại bỏ.
Lắng gạn: Để tách bột ra khỏi nước có thể dùng 2 cách lọc, lắng gạn hoặc ly tâm.
Chia bột ướt: Sau khi lắng gạn sẽ thu được bột sẽ có dạng bột nhão. Khối bột này sẽ được
chia ra trên mâm tre được bọc vải. Khối lượng chia cần đồng đều trên các vĩ nhằm đảm bảo bột
khô đều. Lớp vải sẽ giúp việc lấy bột lên dễ dàng khi bột khô.
Phơi: Bột sau khi chia sẽ được phơi hoặc sấy khô đến dưới 15% ẩm. Thời gian phơi
khoảng 4 - 6 giờ. Quá trình phơi sẽ hạ độ ẩm của bột gạo xuống dưới mức cần thiết mà vi sinh
vật và nấm mốc có thể phát triển làm hư hỏng bột. Sau khi bột khô có thể đóng gói và bảo quản
bột hoặc có thể nghiền mịn rồi bao gói.

2.3. Cám gạo
Cám gạo, là vỏ ngoài cứng của hạt gạo được loại bỏ khi đánh bóng gạo nâu để làm cho
gạo trắng. Cám gạo có giá trị dinh dưỡng cao và được sử dụng trong nhiều cách khác nhau trong
nấu ăn. Ngoài ra cám gạo còn có nhiều công dụng trong làm đẹp.

2.4. Sản phẩm bánh từ gạo

Bánh gạo là tên gọi chỉ chung các loại bánh mặn và bánh ngọt được làm từ bột gạo, nó có
thể được làm bất kỳ loại thức ăn từ gạo đã được định hình, cô đặc, hoặc kết hợp. Các bánh gạo
tồn tại trong nhiều nền văn hóa ẩm thực khác nhau, và đặc biệt phổ biến ở châu á. Nguồn gốc của
chiếc bánh dường như được xuất xứ từ hàn quốc, trong đó người dân từ thời đế quốc cổ đại đã
chế biến ra món này. Biến thể phổ biến của loại này bao gồm bánh làm với bột gạo và các loại
làm từ ngũ cốc nguyên hạt nén lại với nhau hoặc kết hợp với một số chất kết dính khác. Ở Việt
Nam một số loại bánh gạo đặc trưng gồm: bánh bèo, bánh bò, bánh đúc, bánh chưng...
Trên thế giới, bánh gạo đa dạng về mặt chủng loại hơn và đặc sắc cho văn hóa của từng
nước như tokbokki của Hàn Quốc, bánh mochi Nhật Bản…
2.4.1. Bánh bột gạo ngọt của Nhật Bản
Bột gạo và gạo nếp đập (mochi) là một trong những thành phần phổ biến nhất của đồ ngọt
của Nhật Bản cùng với đậu ngọt. Một số bánh kẹo thông thường được thực hiện với các sản phẩm
gạo bao gồm daifuku (ngọt màu đỏ đậu bọc trong mochi), kushi-dango (bánh bao mochi trên
xiên) và ohagi (đậu đỏ bọc trong thô gạo mochi đập).
2.4.2. Bánh mì gạo của Nhật Bản
Bánh mì gạo là một loại bánh mì của Nhật Bản được làm từ bột gạo chứ không phải là bột
mì theo cách thông thường và không chứa gluten và sẽ không gây ra phản ứng bất lợi (dị ứng)
cho người không hợp với gluten.

2.5. Rượu từ gạo
Rượu trắng, rượu gạo là những loại rượu điển hình từ gạo ở nước ta. Gạo được nấu chín
thành cơm, sau đó qua quá trình lên men, chưng cất để có nồng độ cồn theo nhu cầu sử dụng.
Sản phẩm từ gạo

Trang 6


Trường ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh

GVHD: Nguyễn Thị Mai Hương


Khắp trên đất nước việt nam đều có rượu ngon. Nhiều loại rượu gắn với tên địa phương
nếu cả vùng nấu rượu và có chất lượng tương đối đồng đều.
Rượu gạo ở Nhật (nihonshu hoặc sake)
Rượu gạo, thường được gọi là nihonshu hoặc vì lợi ích (sake cũng được sử dụng như một
thuật ngữ chung cho rượu ), là một thức uống có cồn làm bằng cách lên men gạo. Vì lợi ích đi
kèm trong một số giống và có thể được phục vụ nóng hoặc lạnh. Nó không phải là truyền thống
uống cùng với món cơm vì nó được coi là thân lúa. Sản xuất theo cách tương tự, mirin là một loại
rượu gạo ngọt được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn.

2.6. Giấm gạo
Giấm gạo là một sản phẩm truyền thống từ trung quốc và nhật bản. Nó có thể màu nằm
trong khoảng vàng nhạt đến màu đỏ, nâu và đen. Nó có hàm lượng acid khoảng 4-5%.

2.7. Sữa gạo
Ở Thái lan và Mỹ , sữa được làm từ gạo là dòng sữa dành riêng cho người không dung
nạp lactose.

2.8. Siro gạo
Gạo xi-rô là một chất làm ngọt thay thế, được làm từ gạo lức nấu chín và enzym, phá vỡ
tinh bột.

3. Gạo trong nghệ thuật
3.1. Điêu khắc trên hạt gạo
Bạn khó có thể tin được rằng những tác phẩm điêu khắc lại có thể được tạo ra trên một
diện tích chỉ bằng nửa hạt gạo hoặc một hạt nho.
Chân dung các lãnh đạo trung quốc như mao trạch đông là đề tài để nghệ nhận chen
forng-shean sáng tạo
Để tạo ra những tác phẩm trên các vật nhỏ như hạt gạo, người nghệ sĩ không chỉ cần có
thẩm mỹ, mà còn cả sự kiên trì lớn, khả năng tập trung cao độ và sự khéo léo.

Hàng nghìn con chữ được khắc trên một nửa hạt gạo.
Ngay cả khi các tác phẩm hoàn thành, người xem cũng phải sử dụng những chiếc kính
hiển vi để thưởng thức các tác phẩm.

3.2. Các tác phẩm điêu khắc được làm từ hạt gạo
Viết chữ, vẽ tranh lên gạo
Nghệ thuật vẽ tranh và viết chữ trên gạo là một nghề truyền thống lâu đời ở ấn độ. Những
hạt gạo sau công đoạn vẽ sẽ được đặt trong một chiếc lọ thuỷ tinh nhỏ làm đồ trang trí.

3.3. Tranh từ gạo
Làm một bức tranh gạo bắt đầu từ việc chọn hình ưng ý, sau đó canh tỷ lệ và vẽ lại trên
giấy cứng hoặc ván ép, chọn màu gạo và “đi” gạo lên bức vẽ đã được phết keo sữa, cuối cùng là
phun pu để bảo quản tranh tốt hơn.

Sản phẩm từ gạo

Trang 7


Trường ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh

GVHD: Nguyễn Thị Mai Hương

Gạo làm tranh là gạo rang. Khi rang với thời gian nhất định sẽ cho ra nhiều sắc độ đẹp
mắt, từ trắng trong chuyển sang trắng sữa, trắng ngà, vàng mơ, vàng đậm, nâu nhạt, nâu đậm, nâu
đen, đen, đen mun…
Ngoài ra, những hạt gạo còn được sử dụng làm vật trang trí nhà cửa theo phong cách
truyền thống của người dân ấn độ. Người ta gọi đây là nghệ thuật rangoli. Được làm từ bột gạo,
vôi tôi và các thuốc nhuộm thực vật khác, rangoli chủ yếu được phụ nữ nội trợ sử dụng để vẽ các
họa tiết phức tạp trang trí cho sân nhà hay các khu vực xung quanh các vị thần trong các lễ hội

tôn giáo. Những bức tranh rangoli chủ yếu được vẽ bằng ngón tay, điều này luôn làm cho họa tiết
hoa có nét độc đáo khác biệt.

3.4. Mỹ phẩm từ gạo
Phụ nữ các nước châu á từ xa xưa đã biết dùng nước gạo và bột gạo để làm sáng da. Khoa
học hiện đại cũng chứng mình rằng gạo có những ảnh hưởng tích cực tới da cũng như có thể giúp
da thêm phần sáng mịn. Trong gạo chứa rất nhiều các axit para aminobenzoic (paba) có tác dụng
như kem chống nắng tự nhiên. Paba có thể tăng cường lượng vitamin c có trong cơ thể của bạn.
Bên cạnh đó, gạo cũng đi kèm axit ferulic – một chất chống oxy hóa, mà khi được bổ sung
vitamin c và vitamin e sẽ giúp bảo vệ làn da của bạn chống lại ánh nắng. Một nghiên cứu cho hay
chất chiết xuất từ gạo có tính dưỡng ẩm và chống lão hóa trên da cao.
hiện nay đã có nhiều sản phẩm mỹ phẩm chiết xuất từ gạo từ các thương hiệu nổi tiếng như the
face shop, skin food, hasumi… tiêu biểu như các sản phẩm nước hoa hồng gạo, sữa dưỡng da
gạo, kem trắng da từ gạo….

4. Thực trạng sản phẩm từ gạo ở việt nam
4.1. Trong nước
Các sản phẩm từ gạo như bún, bánh phở, bánh cuốn… là một trong những thực phẩm hết
sức phổ biến ở việt nam, vừa như một thức quà lại vừa như một đồ ăn thay bữa ăn chính, nhưng
cách thức sản xuất chúng vẫn mang tính chất địa phương nhỏ lẻ, thiếu sự kiểm soát chất lượng và
vệ sinh an toàn thực phẩm cần thiết. Bên cạnh đó, có tình trạng người sản xuất thiếu lương tâm đã
sử dụng những hóa chất đặc biệt như formol, tinopal để bảo quản, gây độc hại cho sức khỏe
người sử dụng.

4.2. Xuất khẩu
Gạo thô là sản phẩm xuất khẩu nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên chất lượng gạo thô không
ổn định. Do vậy, việc cạnh tranh trong xuất khẩu chỉ thực hiện qua một trò giản đơn – giảm giá.
Trong khi luôn cạnh tranh vị trí nước xuất khẩu gạo số 1 thế giới với thái lan về sản lượng xuất
khẩu, kim ngạch xuất khẩu gạo của việt nam lại thường xuyên chạy giật lùi do cạnh tranh về giá.
Thương hiệu gạo việt thậm chí còn bị so sánh thua cả thương hiệu gạo campuchia.

Trái ngược với gạo cấp thấp, không chỉ được ưa chuộng trong nước, các sản phẩm làm từ
gạo còn được thị trường thế giới đón nhận khá tốt. Không chỉ bán trong nước, các sản phẩm làm
từ gạo đã có mặt ở thị trường châu âu, mỹ, nhật, hàn quốc và các nước asean.
Các sản phẩm từ gạo hơn 160 sản phẩm thuộc chủ yếu 4 dòng: bánh phở, hủ tiếu, bún
gạo, miến, bánh hỏi khô; bánh tráng; bột dinh dưỡng, bột thực phẩm và bánh phồng tôm.
Thông qua việc chế biến sâu hơn để tạo thêm giá trị gia tăng cho hạt gạo, các doanh
nghiệp đã tăng được giá trị hạt gạo lên gấp 1,5 - 2 lần so với sản phẩm gạo xuất khẩu thông
thường hiện nay.
Sản phẩm từ gạo

Trang 8


Trường ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh

GVHD: Nguyễn Thị Mai Hương

Do nguồn cung nguyên liệu dồi dào và có sẵn nên nước ta có khả năng cạnh tranh mạnh
mẽ về giá ở các sản phẩm chế biến từ gạo này nếu đảm bảo được các yêu cầu về vệ sinh an toàn
thực phẩm.

Sản phẩm từ gạo

Trang 9



×