Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

“Ứng dụng GIS và Viễn thám để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hoá”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.16 MB, 87 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bản đồ hiện trạng là tài liệu quan trọng và cần thiết trong công tác thiết kế
quy hoạch và quản lý đất đai. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được sử dụng như một
loại bản đồ thường trực làm căn cứ để giải quyết các bài toán tổng thể cần đến
thông tin hiện thời về tình hình sử dụng đất và luôn giữ vai trò nhất định trong
nguồn dữ liệu về hạ tầng cơ sở. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là nguồn tài liệu làm
cơ sở để thành lập bản đồ địa chính và hổ trợ đắc lực cho công tác thống kê, kiểm
kê đất đai; lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Trước đây, một số cấp đơn vị
hành chính đã sử dụng phương pháp thủ công để đo vẽ và thành lập bản đồ do đó
độ chính xác không cao nên đã làm ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai. Vì
vậy, việc ứng dụng công nghệ số để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là điều
cần thiết trong giai đoạn này.
Công nghệ viễn thám, một trong những thành tựu khoa học vũ trụ đã đạt đến trình
độ cao và đã trở thành kỹ thuật phổ biến được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh
vực kinh tế xã hội ở nhiều nước trên thế giới, không những đối với các nước phát
triển có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến mà còn đối với các nước đang phát
triển với nền kinh tế còn lạc hậu. Nhu cầu ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ
thống thông tin địa lý GIS trong lĩnh vực điều tra nghiên cứu, khai thác sử dụng,
quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường ngày càng gia tăng nhanh chóng
trong phạm vi toàn Quốc gia và Quốc tế. Những kết quả thu được từ công nghệ
viễn thám và GIS giúp cho các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách đưa
ra các phương án lựa chọn có tính chiến lược về quản lý sử dụng tài nguyên thiên
nhiên và môi trường.Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong thành lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất đã được ứng dụng rộng rãi trong thời gian gần đây và đem
lại hiệu quả cao, giúp các nhà địa lý nghiên cứu, điều tra tài nguyên nắm bắt thông
tin nhanh chóng và đồng bộ trên diện rộng.
Triệu Sơn là huyện địa hình bán sơn địa, có đồng bằng và miền núi, có tiềm
năng đất đai đa dạng, nguồn khoáng sản lớn, nằm gần các khu kinh tế động lực,
các vùng miền giàu tiềm năng của tỉnh, do đó những năm gần đây, sử dụng đất có
nhiều thay đổi và biến động. Để có thể quản lý tốt thì ứng dụng viễn thám và GIS


để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho huyện là nhiệm vụ cấp thiết, nhóm
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Ứng dụng GIS và Viễn thám để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hoá”


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Mục đích:
Xây dựng được bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh
Hoá bằng phương pháp ứng dụng GIS và viễn thám.
- Nhiệm vụ
+ Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh
Hoá
+ Khảo sát hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Triệu Sơn để phục vụ
cho giải đoán ảnh vệ tinh
+Nghiên cứu khả năng khai thác và sử dụng tư liệu ảnh viễn thám trong
thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
+ Nghiên cứu quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng phương
pháp viễn thám
+ Thu thập, tổng hợp tư liệu ảnh viễn thám, bản đồ và các tài liệu khác của
huyện Triệu Sơn.
+ Biết sử dụng phần mềm ENVI và ARCGIS để thành lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hoá.
4. Giới hạn của đề tài
Về không gian: Phạm vi mà đề tài thực hiện là địa bàn huyện Triệu Sơn tỉnh
Thanh Hoá.
Về thời gian: Các ảnh Landsat 8, độ phân giải 30 m được dùng làm dữ liệu
giải đoán được thu nhận vào ngày 7/2/2013

5. Phương pháp nghiên cứu


- Phương pháp viễn thám và GIS: phương pháp này sử dụng phần mềm phân
tích và giải đoán ảnh viễn thám ENVI 4.5 và phần mềm Arcgis được sử dụng để
biên tập và lưu trữ bản đồ.
- Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin: phương pháp này được vận dụng để
phân tích,tổng hợp và xử lý các tài liệu thu thập được để thấy được hiện trạng sử
dụng các loại đất trên địa bàn huyện.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu đã cho thấy sự đa dạng trong việc kết hợp giữa Viễn thám và hệ
thống thông tin địa lý để nghiên cứ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cũng
như các bản đồ chuyên đề khác.
Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài tiến hành thành lập bản đồhiện trạng sử dụng đất, đây chính là tư liệu hữu
ích phục vụ cho công tác quản lý và quy hoạch đất.
Giúp các nhà quản lý dễ dàng kiểm soát, đề ra các biện pháp sửu dụng đất hợp lý,
tránh lãng phí tài nguyên, giúp bảo vệ môi trường và phát triển triển bền vững.
Việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất sẽ giúp cho quy hoạch sử dụng đất dễ
dàng, đạt hiệu quả cao.
Cấu trúc đề tài gồm có 3 chương như sau:
CHƯƠNG 1: Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu
CHƯƠNG 2: Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Triệu
Sơn, tỉnh Thanh Hoá
CHƯƠNG 3: Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Triệu Sơn bằng
phương pháp viễn thám


PHẦN II: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
1.1.1. Khái niệm
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ chuyên đề được thành lập theo đơn
vị hành chính các cấp, thể hiện hiện trạng sử dụng đất các loại đất trong thực tế với
đầy đủ các thông tin về hiện trạng như ranh giới, vị trí, số lượng, các loại đất…
trong phạm vi một đơn vị hành chính ở một thời điểm nhất định.
Bản đồ hiện trạng là tài liệu quan trọng và cần thiết trong công tác thiết kế
quy hoạch và quản lý đất đai. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một loại bản đồ
thường trực làm căn cứ để giải quyết các bài toán tổng thể cần đến thông tin hiện
thời về tình hình sử dụng đất và luôn giữ vai trò nhất định trong nguồn dữ liệu về
hạ tầng cơ sở để thành lập bản đồ hành chính và hỗ trợ đắc lực cho công tác thống
kê, kiểm kê đất đai; lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất...
1.1.2. Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Các yếu tố hành chính xã hội:
Thủy hệ và các đối tượng liên quan; đượng bờ biển và mạng lưới thủy văn,
thủy lợi chính.
Mạng lưới giao thông; đường sắt, đường bộ, các công trình giao thông.
Dáng đất; điểm độ cao đối với vùng đồng bằng và đường bình độ đối với
vùng đồi núi.
Ranh giới; ranh giới hành chính, ranh giới sử dụng các loại đất, ranh giới
lãnh thổ sử dụng đất. Đối với khu vực đang có tranh chấp về địa giới hành chính
thì trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện rõ vị trí, ranh giới của khu vực
đó.
Các loại đất sử dụng. Mức độ chi tiết của các nhóm đất được thể hiện trên
bản đồ phụ thuộc tỷ lệ của bản đồ cần thành lập.
1.1.3. Các yếu tố nội dung hiện trang sử dụng đất
- Khoanh đất theo mục đích sử dụng;
- Khoanh đất theo thực trạng bề mặt;



- Ranh giới các khu vực đất theo chức năng làm khu dân cư nông thôn, khu
đô thị, khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu dịch vụ và các công trình, dự án, ranh
giới các nông trường, lâm nghiệp.
- Biểu đồ cơ cấu diện tích các loại đất.
- Bảng chú giải.
Đơn vị thành lập bản Tỷ lệ bản đồ
đồ

Quy mô diện tích tự nhiên (ha)

Cấp xã

1:1.000

Dưới 120

1:2.000

Từ 120 đến 500

1:5.000

Trên 500 đến 3.000

1:10.000

Trên 3.000

1:5.000


Dưới 3.000

1:10.000

Từ 3.000 đến 12.000

1:25.000

Trên 12.000

1:25.000

Dưới 100.000

1:50.000

Từ 100.000 đến 350.000

1:100.000

Trên 350.000

Cấp huyện

Cấp tỉnh

Cấp vùng

1:250.000


Cả nước

1:1.000.000

1.1.4. Quy định tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho các cấp

-

Cấp xã, phường, thị trấn: tỷ lệ 1:1000 – 1: 10000.
Cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh: tỷ lệ 1: 5000 – 1: 25000.
Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: tỷ lê 1: 25000 – 1: 100000.
Vùng lãnh thổ: tỷ lệ 1: 250000.
Cả nước: tỷ lệ 1:250000 – 1000000.


Tỷ lệ bản đồ nền được lựa chọn dựa vào: kích thước, diện tích, hình dạng của đơn
vị hành chính, đặc điểm, kích thước của các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng
đất.
1.2. Các phương pháp thành lập bản đồ
1.2.1. Phương pháp đo vẽ trực tiếp
Phương pháp này được áp dụng chủ yếu để xây dựng bản đồ tỷ lệ lớn và
những vùng địa hình tương đối bắng phẳng, địa hình không quá phức tạp và những
nơi có tài liệu bản đồ hoặc có bản đồ đã đo vẽ trước nhưng không đảm bảo chất
lượng để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Phương pháp cho kết quả chính xác và chất lượng cao,các yếu tố trên bản đồ
hoàn toàn phù hợp với giá trị thực đo ở ngoài thực địa. Tuy nhiên, phương pháp
này đòi hỏi giá thành sản phẩm cao và tốn nhiều công sức, thời gian đo vẽ.
1.2.2. Phương pháp sử dụng ảnh hàng không và ảnh vệ tinh
Phương pháp này được áp dụng để điều tra thành lập bản đồ chuyên ngành,

trong đó có bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Phạm vi ứng dụng chủ yếu để thành lập
bản đồ ở cấp cao có quy mô lãnh thổ lớn, có tỷ lệ bản đồ nhỏ như cấp huyện, cấp
tỉnh.
Ưu điểm của phương pháp này là cho phép thể hiện đầy đủ và chi tiết các nội
dung của bản đồ, giảm chi phí và thời gian đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa.Tuy
nhiên, việc đầu tư công nghệ ảnh đòi hỏi kinh phí khá cao do đó phương pháp này
không đáp ứng được yêu cầu thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã.
1.2.3. Phương pháp đo vẽ chỉnh lý từ các loại bản đồ, tài liệu đã có
Đây là phương pháp có hiệu quả nhất, cho phép kế thừa các thành quả đã có,
tiết kiệm chi phí, vật tư, không đòi hỏi nhiều về trang thiết bị đo đạc, tốn ít công
sức. Thường thì người ta dùng bản đồ địa chính để biên tập thành bản đồ hiện trạng
vì bản đồ địa chính được đo vẽ có độ chính xác cao đến từng thửa đất, với cách này
người ta chỉ cần khoanh vùng các loại đất giống nhau rồi đổ màu theo quy định là
được. Phương pháp này có nhược điểm là chất lượng sản phẩm phụ thuộc nhiều vào
chất lượng tài liệu bản đồ được lựa chọn và phương pháp xử lý, tổng hợp tài liệu.
1.2.4. Phương pháp sử dụng công nghệ bản đồ số


Phương pháp này cho phép tự động hóa toàn bộ hoặc từng phần của một quá trình
xây dựng bản đồ, đồng thời giúp tận dụng dễ dàng các nguồn tài liệu về bản đồ
hiện có.


1.2.5. Phương pháp xử lý ảnh số.
Là phương pháp mới, có nhiều triển vọng và đang được quan tâm nghiên
cứu.
Phương pháp ảnh lậcp thể
Phương pháp đo ảnh phối hợp
Phương pháp đo vẽ trên máy toàn năng
Phương pháp đo vẽ ảnh lập thể trên các trạm ảnh số

Phương pháp đo ảnh vi phân
Các phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng
Phương pháp
đo vẽ thực địa
Phương pháp
chụp ảnh
Phương pháp biên tập từ các bản đồ có tỷ lệ lớn
Phương pháp bàn đạc
Phương pháp toàn đạc
Phương pháp đo GPS động


Sơ đồ các phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng

1.3. Tổng quan về viễn thám
1.3.1. Khái niệm viễn thám và ảnh viễn thám
Viễn thám (Remote sensing - tiếng Anh) được hiểu là một khoa học và nghệ
thuật để thu nhận thông tin về một đối tượng, một khu vực hoặc một hiện tượng
thông qua việc phân tích tư liệu thu nhận được bằng các phương tiện. Những
phương tiện này không có sự tiếp xúc trực tiếp với đối tượng, khu vực hoặc với
hiện tượng được nghiên cứu.Sau đó là thực hiện phân tích, xử lý và ứng dụng các
thông tin này vào nhiều lĩnh vực khác nhau.
Viễn thám không chỉ tìm hiểu bề mặt của Trái Đấthay các hành tinhmà nó còn có
thể thăm dò được cả trong các lớp sâu bên trong các hành tinh. Người ta có thể sử
dụng máy bay dân dụng, chuyên dụng hay các vệ tinh nhân tạo để thu phát các ảnh
viễn thám.
Nhu cầu ứng dụng công nghệ viễn thám trong lĩnh vực điều tra nghiên cứu, khai
thác, sử dụng, quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường ngày càng gia tăng
nhanh chóng không những trong phạm vi quốc gia, mà cả phạm vi quốc tế. Những
kết quả thu được từ công nghệ viễn thám giúp các nhà khoa học và các nhà hoạch

định chính sách các phương án lựa chọn có tính chiến lược về sử dụng và quản lý
tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Vì vậy viễn thám được sử dụng như là một
công nghệ đi đầu rất có ưu thế hiện nay.
Ảnh viễn thám (ảnh vệ tinh) là ảnh số thể hiện các vật thể trên bề mặt trái đất
được thu nhận bởi các bộ cảm biến đặt trên vệ tinh. Như vậy viễn thám thông qua


kỹ thuật hiện đại không tiếp cận với đối tượng mà xác định nó qua thông tin ảnh
chụp từ khoảng cách vài chục mét tới vài nghìn km.
1.3.2. Đặc điểm của ảnh viễn thám
Ảnh viễn thám đặc trưng bởi dữ liệu không gian với hai dạng cấu trúc là dạng
raster và dạng vector:
Cấu trúc dạng raster: Mô tả bề mặt Trái Đất và các đối tượng trên đó bằng
một lưới gồm các hàng và cột. Những phần tử nhỏ này được gọi là pixel.
Giá trị của pixel chính là thuộc tính của đối tượng, nghĩa là trên cùng một đơn vị
diện tích mà số ô pixel càng nhiều thì đối tượng nhìn càng rõ càng chính xác và
ngược lại. Một mặt phẳng chứa đầy các pixel thì tạo thành một raster. Cấu trúc
dạng này thường được dùng để mô tả các đối tượng hiện tượng phân bố liên tục
trong không gian, dùng để lưu dữ thông tin dạng ảnh. Thông thường có một số mô
hình biểu diễn bề mặt như DEM (Digital Elevation Model), DTM (Digital Terrain
Model), Tin (Triangulated Irregular Network) cũng thuộc dạng raster.
Ưu điểm của cấu trúc dữ liệu dạng raster là dễ thực hiện các chức năng xử lý và
phân tích. Tốc độ tính toán nhanh, thực hiện các phép tính bản đồ dễ dàng. Tuy
nhiên nó lại kém chính xác về vị trí không gian của đối tượng. Khi độ phân giải
càng thấp tức là kích thước ô pixel lớn thì sự sai lệch càng lớn.
Cấu trúc vector: Mô tả vị trí và phạm vi của các đối tượng không gian bằng
tọa độ cùng các kết hợp hình học gồm nút, cạnh, mặt và quan hệ giữa chúng. Về
mặt hình học, các đối tượng được phân biệt thành 3 dạng: đối tượng dạng điểm
(point), đối tượng dạng đường (line) và đối tượng dạng vùng (region hay polygon).
Điểm được xác định bằng một cặp tọa độ X,Y. Đường là một chuỗi các cặp tọa độ

X,Y liên tục. Vùng là khoảng không gian được giới hạn bởi một tập hợp các cặp
tọa độ X,Y trong đó điểm đầu và điểm cuối trùng nhau. Với đối tượng vùng, cấu
trúc vector phản ảnh đường bao.
Cấu trúc vector có ưu điểm là vị trí của các đối tượng được định vị chính xác
(nhất là các đối tượng điểm, đường và đường bao). Cấu trúc này giúp cho người sử
dụng dễ dàng biên tập bản đồ, chỉnh sửa, in ấn. Tuy nhiên cấu trúc này có nhược
điểm là phức tạp khi thực hiện các phép chồng xếp bản đồ.
Ảnh viễn thám có một số đặc điểm nổi bật như sau:
Tỷ lệ: Là tỷ số khoảng cách giữa hai điểm của một ảnh tương ứng với
khoảng cách trên mặt đất của hai điểm đó. Tỷ lệ hình ảnh được xác định bởi các


yếu tố như: Độ dài tiêu cự hiệu dụng của thiết bị viễn thám; độ cao mà từ đó hình
ảnh được thu nhận; yếu tố phóng đại được sử dụng trong in phóng ảnh.
Độ sáng và tone ảnh: Sự khác nhau về cường độ của bức xạ điện từ phát ra
từ địa hình tạo nên sự khác nhau về độ sáng của hình ảnh, độ sáng của hình ảnh tỷ
lệ với cường độ bức xạ phát ra từ các đối tượng.
Độ sáng: Đó là lượng ánh sáng tác động vào mắt của chủ thể mà có thể xác định
được một cách tương đối. Để đo cường độ ánh sáng người ta thường dùng quang
kế (photometro). Khi phân tích ảnh, để phân biệt độ sáng của ảnh có thể hiệu chỉnh
bằng thang cấp độ xám, ảnh được phân ra các vùng có tông sáng, trung bình hay
tối dựa vào thang độ xám.
Tone ảnh: là tổng hợp lượng ánh sáng được phản xạ về mặt đối tượng, là dấu hiệu
quan trọng để xác định đối tượng.
Độ phân giải không gian và năng lực phân giải: Độ phân giải được hiểu
như là khả năng để phân biệt hai đối tượng ở liền nhau trong một bức ảnh, nói
chính xác hơn là khoảng cách tối thiểu giữa các đối tượng mà có thể nhận biết và
phân biệt được trên ảnh. Năng lực phân giải và độ phân giải không gian là hai
khái niệm có sự liên hệ rất chặt chẽ. Khái niệm phân giải được áp dụng cho một
hệ thống tạo ảnh hay một thành phần của hệ thống, trong khi đó độ phân giải

không gian được áp dụng cho một ảnh được tạo ra bởi hệ thống đó. Độ phân giải:
Đây là đặc điểm quan trọng liên quan trực tiếp đến chất lượng ảnh, độ phân giải
chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như đặc điểm khu vực bay chụp, hệ thống
chụp ảnh, độ cao bay chụp, tốc độ bay chụp, điều kiện khí quyển tại thời điểm
chụp..
1.3.3. Phân loại ảnh viễn thám
Ảnh quang học: Nguồn năng lượng chính là bức xạ Mặt Trời.
Ảnh quang học là ảnh viễn thám nhận được dựa vào sự đo lường năng lượng
sóng điện từ có bước sóng nằm trong dải tần từ ánh sáng nhìn thấy đến hồng ngoại
phản xạ (từ 0,3µm đến 3µm).
Ảnh nhiệt: Nguồn năng lượng sử dụng là bức xạ nhiệtdo chính vật thể sản
sinh ra. Ảnh nhiệt là loại ảnh được tạo ra bởi việc thu nhận các bước sóng
hồng ngoại phát ra từ vật thể (bước sóng 8 - 14µm).


Ảnh radar:Nguồn năng lượng chính là sóng radar phản xạ từ các vật thể do
vệ tinh phát xuống theo những bước sóng đã được xác định.Ảnh radarlà loại ảnh
được tạo ra bởi việc thu nhận các bước sóng được sử nằm trong dải tần sóng vô
tuyến cao tần (1 cm - 1 m).
Ảnh thu nhận bằng sóng địa chấn: cũng là một loại ảnh viễn thám
Ảnh viễn thám có thể được lưu theo các kênh ảnh đơn (trắng đen) ở dạng số
trong máy tính hoặc các kênh ảnh được tổ hợp (ảnh màu) hoặc có thể in ra giấy, tùy
theo mục đích người sử dụng.
1.3.4. Lịch sử phát triển của khoa học viễn thám
Viễn thám là một khoa học, thực sự phát triển mạnh mẽ qua hơn ba thập kỷ gần
đây, khi mà công nghệ vũ trụ đã cho ra các ảnh số, bắt đầu được thu nhận từ các
vệ tinh trên quĩ đạo của trái đất vào năm 1960. Tuy nhiên, viễn thám có lịch sử
phát triển lâu đời, bắt đầu bằng việc chụp ảnh sử dụng phim và giấy ảnh.
Từ thế kỷ XIX, vào năm 1839, Louis Daguerre (1789 - 1881) đã đưa ra báo
cáo công trình nghiên cứu về hóa ảnh, khởi đầu cho ngành chụp ảnh.

Năm 1858 G.F.Toumachon người Pháp đã sử dụng kinh khí cầu bay ở độ cao
80 m để chụp ảnh từ trên không, từ sự việc này mà năm 1858 được coi là năm khai
sinh của ngành khoa học viễn thám.
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đánh dấu giai đoạn khởi đầu của công
nghệ chụp ảnh từ máy bay cho mục đích quân sự.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) không ảnh đã dùng chủ yếu
cho mục đích quân sự. Trong thời kỳ này, ngoài việc phát triển công nghệ radar,
còn đánh dấu bởi sự phát triển ảnh chụp sử dụng phổ hồng ngoại. Các bức ảnh thu
được từ nguồn năng lượng nhân tạo là radar, đã được sử dụng rộng rãi trong quân
sự.
Bức ảnh đầu tiên, chụp về trái đất từ vũ trụ, được cung cấp từ tàu
xplorer -6 vào năm 1959. Tiếp theo là chương trình vũ trụ Mercury (1960), cho ra
các sản phẩm ảnh chụp từ quỹ đạo trái đất có chất lượng cao, ảnh màu có kích
thước 70mm, được chụp từ một máy tự động. Vệ tinh khí tượng đầu tiên (TR0S-1),
được phóng lên quĩ đạo trái đất vào tháng 4 năm 1960, mở đầu cho việc quan sát
và dự báo khí tượng.


Ngày 23-7-1972 Mỹ đã phóng thành công vệ tinh nhân tạo Landsat 1 mang đến
khả năng thu nhận thông tin có tính toàn cầu về các hành tinh trong đó có Trái Đất
và môi trường xung quanh.
Tiếp theo vệ tinh nghiên cứu trái đất Landsat 1, là các vệ tinh thế hệ mới hơn
như Landsat 2, Landsat 3, Landsat 4 và Landsat 5. Ngay từ đầu, RTS-1 mang theo
bộ cảm quét đa phổ MSS với bốn kênh phổ khác nhau, và bộ cảm RBV (Return
Beam Vidicon) với ba kênh phổ khác nhau.
Từ 1982, các ảnh chuyên đề được thực hiện trên các vệ tinh Landsat TM -4 và
Landsat TM -5 với 7 kênh phổ từ dải sóng nhìn thấy đến hồng ngoại nhiệt. Điều
này tạo nên một ưu thế mới trong nghiên cứu trái đất từ nhiều dải phổ khác nhau.
Ngày nay, ảnh vệ tinh chuyên đề từ Landsat -7 đã được phổ biến với giá rẻ hơn các
ảnh vệ tinh Landsat TM -5, cho phép người sử dụng ngày càng có điều kiện để tiếp

cận với phương pháp nghiên cứu môi trường qua các dữ liệu vệ tinh.
Dữ liệu ảnh vệ tinh SPOT của Pháp khởi đầu từ năm 1986, trải qua các thế hệ
SPOT 1, SPOT 2, SPOT 3, SPOT 4 và SPOT 5, đã đưa ra sản phẩm ảnh số thuộc
hai kiểu phổ, đơn kênh (panchoromatic) với độ phân dải không gian từ 10 x 10m
đến 2,5 x 2,5m, và đa kênh SPOT - XS (hai kênh thuộc dải phổ nhìn thấy, một
kênh thuộc dải phổ hồng ngoại) với độ phân giải không gian 20 x 20m.
Các ảnh vệ tinh của Nhật, như MOS -1, phục vụ cho quan sát biển (Marine
Observation Satellite).
Công nghệ thu ảnh vệ tinh cũng được thực hiện trên các vệ tinh của Ấn Độ RS
1A, tạo ra các ảnh vệ tinh như LSS thuộc nhiều hệ khác nhau.
Riêng ở Việt Nam kỹ thuật viễn thám đã được đưa vào sử dụng từ những năm
1976 tại Viện Quy hoạch rừng, mốc quan trọng để đánh dấu sự phát triển của kỹ
thuật viễn thám ở Việt Nam là sự hợp tác nhiều bên trong khuôn khổ của chương
trình vũ trụ Quốc tế (Inter Kosmos) nhân chuyến bay vũ trụ kết hợp Xô – Việt
tháng 7 năm 1980.
Vào ngày 9/7/2009 Bộ TN&MT đã khánh thành trạm thu nhận ảnh viễn thám hiện
đại đầu tiên của Việt Nam có địa điểm đặt tại cánh đồng Bun, thôn Vân Trì, xã Minh
Khai, Từ Liêm, Hà Nội.
Tháng 4 năm 2008 Việt Nam đã thuê Pháp phóng thành công vệ tinh
VINASAT-1 (mua của Mỹ) lên quỹ đạo địa tĩnh lần đầu tiên.


1.3.5. Các phương pháp xử lý ảnh viễn thám
Để xử lý ảnh viễn thám người ta sử dụng hai phương pháp là phương pháp giải
đoán ảnh bằng mắt thường và phương pháp xử lý số trên máy tính.
Phương pháp giải đoán ảnh bằng mắt thường: Giải đoán ảnh bằng mắt là
sử dụng mắt người cùng với trí tuệ để tách chiết các thông tin từ tư liệu viễn thám
dạng hình ảnh.
Giải đoán bằng mắt (visual interpretaion) là công việc đầu tiên, phổ biến nhất
và có thể áp dụng trong mọi điều kiện có trang thiết bị từ đơn giản đến phức tạp.

Việc phân tích ảnh bằng mắt có thể được trợ giúp bằng một số thiết bị quang học:
kính lúp, kính lập thể, kính phóng đại, máy tổng hợp màu,... nhằm nâng cao khả
năng phân tích của mắt người.
Cơ sở để giải đoán bằng mắt là đưa vào các dấu hiệu giải đoán trực tiếp hoặc gián
tiếp và chìa khóa giải đoán. Các yếu tố giải đoán (kích thước, hình dạng, bóng,
tone, màu, cấu trúc, mẫu và tổ hợp mối quan hệ) cũng như thời gian chụp ảnh,
mùa, kiểu phim, tỷ lệ ảnh,... sẽ được xem xét kỹ để thiết lập nên chìa khóa giải
đoán.
Tư liệu ảnh viễn thám dùng để đoán đọc điều vẽ ảnh bằng mắt tốt nhất là ảnh tổ
hợp màu, vì màu sắc là một chuẩn tương đối ổn định, hơn nữa nó có tính trực quan
sinh động hơn ảnh đen trắng.
Kết quả của giải đoán ảnh bằng mắt sẽ được chuyển thông tin lên bản đồ nền
theo các phương pháp là can vẽ, chiếu quang học, chuyển theo hệ thống lưới, sử
dụng máy đo vẽ ảnh.
Phương pháp xử lý ảnh số: xử lý ảnh số là sự điều khiển và phân tích các
thông tin ảnh dạng số với sự trợ giúp của máy tính.
Các dữ liệu ảnh vệ tinh thu được trong ký thuật viễn thám thường dưới dạng số và
được xử lý bởi máy tính để tạo ảnh đã được giải đoán ứng dụng vào nhiều lĩnh vực
khác nhau. Việc xử lý ảnh số trong viễn thám giữ vai trò quan trọng trong việc tách
thông tin hữu ích phục vụ rất nhiều chuyên ngành khác nhau.


Quy trình xử lý ảnh số:
Khôi phục và hiệu chỉnh ảnh
Nhập dữ liệu
Biến đổi ảnh
Phân loại ảnh

Xuất kết quả


Nhập dữ liệu: Để xử lý ảnh số, trước hết ta phải tiến hành bước nhập tư liệu
gốc vào máy. Có hai nguồn tư liệu chính đó là ảnh tương tự do các máy chụp cung
cấp và ảnh số do các máy quét cung cấp.
Trong trường hợp ảnh tương tự sẽ được chuyển về dạng số thông qua các máy
quét. Trường hợp tư liệu là ảnh số thì nó sẽ được chuyển từ các băng từ lưu trữ mật
độ cao.
Khôi phục và hiệu chỉnh ảnh: Đây là giai đoạn mà các tín hiệu số được
hiệu chỉnh hệ thống, bức xạ hoặc hình học nhằm tạo ra một tư liệu ảnh có thể sử
dụng được. Giai đoạn này thường được thực hiện trên các máy tính lớn tại các
trung tâm thu số liệu vệ tinh.


Biến đổi ảnh: Các quá trình xử lý như tăng cường chất lượng ảnh, biến đổi
tuyến tính... là giai đoạn tiếp theo. Giai đoạn này có thể thực hiện trên các máy tính
trong khuôn khổ một phòng thí nghiệm, hay phòng công tác nội nghiệp.
Phân loại: Phân loại đa phổ với mục đích tách các thông tin cần thiết phục
vụ việc theo dõi các đối tượng hay lập bản đồ chuyên đề là khâu then chốt của việc
khai thác tư liệu viễn thám.
Xuất kết quả: Sau khi hoàn tất các khâu xử lý cần phải xuất kết quả. Kết
quả có thể dưới dạng phim ảnh, số hay các bản đồ đường nét. Trong đó kết quả
dạng số ngày càng được khai thác sử dụng nhiều vì nó là đầu vào rất tốt cho một
công nghệ mới là GIS - hệ thống thông tin địa lý. Trên cơ sở ứng dụng hệ thống
thông tin địa lý nhiều chủng loại thông tin khác nhau cùng được đưa vào xử lý tạo
ra một kết quả chính xác và phong phú hơn nhiều so với trường hợp chỉ sử dụng tư
liệu viễn thám.
1.4. Tổng quan về GIS
1.4.1. Định nghĩa
GIS là một công nghệ mới, phát triển nhanh và có nhiều ứng dụng rộng rãi cho đời
sống con người, bởi vậy có nhiều định nghĩa khác nhau về GIS.
GIS là một hệ thống máy tính có khả năng giữ và sử dụng thông tin liên quan đến

các vị trí trên Trái đất.
GIS là một hệ thống dựa trên máy tính cung cấp bốn chức năng để xử lý dữ
liệu địa quy chiếu: nhập dữ liệu, quản lý dữ liệu (lưu trữ và truy cập số liệu), vận
dụng và phân tích dữ liệu, xuất dữ liệu (Aronoff 1993).
GIS là một tập hợp có tổ chức bao gồm phần cứng, phần mềm máy tính, dữ
liệu địa lý và con người được thiết kế nhằm mục đích nắm bắt, lưu trữ, cập nhật,
điều khiển, phân tích và hiển thị tất cả các dạng thông tin liên quan đến vị trí địa lý
(Dueker & Kjerne ESRI 1990 - 1997).
GIS là phần mềm bản đồ dùng để kết nối thông tin về vị trí địa lý của các đối
tượng với tất cả các dạng thông tin khác có liên quan đến tất cả các dạng thông tin
đó.
1.4.2. Chức năng của GIS
GIS có 4 chức năng cơ bản:


• Nhập dữ liệu: Là một chức năng của GIS mà qua đó dữ liệu dưới các dạng khác
nhau được biến đổi sang dạng số. Việc nhập dữ liệu phụ thuộc vào bàn số hoá.
Nhập các dữ liệu không gian, sửa chữa dữ liệu, đưa về một hệ quy chiếu nào đó
gắn với toạ độ thực. Chuyển hoá từ Racter sang Vector và ngược lại. Sau đó xây
dựng cơ sở dữ liệu. Đây là bước rất quan trọng nhập các dữ liệu bằng bàn phím,
máy quét…
• Quản lý dữ liệu: Bao gồm việc tổ chức, lưu trữ, truy cập dữ liệu sao cho hiệu
quả nhất
• Phân tích dữ liệu: Là chức năng quan trọng nhất của GIS. GIS cung cấp các
công cụ cần thiết để phân tích dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính và tổng hợp cả
hai loại dữ liệu đó ở trong cơ sở dữ liệu để tạo ra thông tin mới.
• Xuất dữ liệu (báo cáo của GIS): Cho phép hiển thị và trình bày các kết quả
phân tích và mô hình hoá không gian dưới dạng bản đồ, bảng tính, văn bản trên
màn hình hay trên các vật liệu truyền thống khác.


1.5. Phần mềm giải đoán ảnh viễn thám ENVI (ENVIronment for
Visualyzing Images)
1.5.1. Tổng quan về phần mềm ENVI
Phần mềm ENVI (The Environment for Visualyzing Images) là phần mềm
của hãng Research Systems Inc (Mỹ) chuyên về hiến thị ảnh có khả năng phân tích
đa phổ cho hình ảnh quét của SPOT, TM, RADAR.
Phần mềm ENVI là một phần mềm xử lý giải đoán ảnh viễn thám rất mạnh,
với các đặc điểm chính như sau:
+ Hiển thị, phân tích ảnh với nhiều kiểu dữ liệu và kích cỡ ảnh khác nhau,
môi trường giao diện thân thiện.
+ Cho phép làm việc với từng kênh phổ riêng lẻ hoặc toàn bộ ảnh. Khi một
file ảnh được mở, mỗi kênh phổ của ảnh đó có thể được thao tác với tất cả các chức
năng hiện có của hệ thống. Với nhiều file ảnh được mở, ta có thể dễ dàng lựa chọn các
kênh từ các file ảnh để xử lý cùng nhau.
+ ENVI có các công cụ chiết tách phổ, sử dụng thư viện phổ, và các chức
năng chuyên cho phân tích ảnh phân giải phổ cao.


+ Phần mềm ENVI được viết trên ngôn ngữ IDL (Interactive Data Language).
Đây là ngôn ngữ lập trình cấu trúc, cung cấp khả năng tích hợp giữa xử lý ảnh và
khả năng hiển thị với giao diện đồ họa dễ sử dụng.
ENVI có nhiều phiên bản như 3.2, 3.5, 3.6, 4.0, 4.2, 4.3, 4.5, 4.7, 5.0. Mỗi phiên
bản được cải tiến và nâng cấp cho một hoặc một số modul.Dễ dàng mở rộng và tùy
biến các ứng dụng. Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng ENVI trên các môi trường
khác nhau như: Windows, Macintosh, Linux hay Unix.
Sản phẩm ảnh sau khi xử lý có thể xuất ra nhiều phần mềm biên tập bản đồ khác
nhau như: Arcgis, Mapinfo, Autocad, Microstation…
1.5.2. Các chức năng cơ bản của phần mềm ENVI
ENVI được phát triển bởi các chuyên gia hàng đầu về hiển thị và xử lý ảnh.
Đồng thời, ENVI cũng được xây dựng trên nền tảng mở nên cho phép người

dùng trao đổi dữ liệu với các phần mềm khác.
ENVI 4.5 có 12 modul với các chức năng cơ bản của từng modul như sau:

Hình 1.1: thanh công cụ của phần mềm ENVI 4.5
+ Menu File
File menu có chức năng cơ bản sau:
- Mở ảnh, xem thông tin về ảnh.
- Xuất, nhập ảnh các định dạng khác nhau.
- Tạo ảnh kiểm tra, xem cấu trúc dữ liệu ảnh.
- Chọn lựa các thay đổi và thoát khỏi chương trình.
+ Menu Basic Tools
Menu này có các chức năng cơ bản như sau:
- Thực hiện một số thay đổi về hình học của ảnh như độ phân giải, xoay
ảnh, cách ghi nhận dữ liệu…


- Thực hiện các phép tính thống kê trên ảnh.
- Thực hiện cắt ghép ảnh.
- Thực hiện các phép toán kiểm định cơ bản của phổ.
- Đo khoảng cách, diện tích, tăng cường khả năng xử lý ảnh.
- Thống kê, phát hiện thay đổi của các lớp .
+ Menu Classification
Menu này có chức năng như sau:
- Thực hiện các thuật toán phân loại ảnh cơ bản như:
- Phân loại ảnh có kiểm định.
- Phân loại ảnh phi kiểm định.
- Phân loại ảnh thông qua thiết lập cây.
- Xử lý ảnh sau phân loại.
+ Menu Tranform
Menu này có chức năng như sau:

- Tăng cường độ phân giải của ảnh (image shrapening);
- Thực hiện một số thuật toán với phổ.
- Tạo tỷ số ảnh
- Phân tích thành phần chính
+ Menu Filter
Menu này cho phép thực hiên:
- Lọc theo cấu trúc của ảnh.
- Một số các phép lọc đối với ảnh RADAR để làm giảm nhiễu của ảnh.
+ Menu Spectral
Menu này cung cấp một số các công cụ đặc biệt cho phép phân tích ảnh đa phổ và
siêu phổ.
Menu có chức năng như sau


- Xây dựng và hiển thị các thư viện phổ
- Thực hiện các phép toán về phổ.
- Xác định các enmember.
- Xem ảnh trong trường đa chiều.
- Phân tích ảnh.
+ Menu MapMenu này cho phép thực hiện:
- Đưa ảnh về hệ quy chiếu xác định.
- Nắn ảnh trực giao.
- Ghép ảnh.
- Menu này cũng có thể cho phép chuyển hệ quy chiếu của ảnh, bản đồ cũng như
xây dựng các hệ quy chiếu mới.
+ Menu vector
Menu này cho phép:
- Tạo và quản lý các tệp tin vector.
- Chuyển tệp tin ảnh thành vector.
- Chuyển các tệp tin vector thành định dạng DXF.


+ Menu topographic
Menu này cho phép
- Mở, phân tích và đưa ra các kết quả phân tích từ các tệp tin mô hình số địa hình.
- Từ tệp tin mô hình số địa hình đưa ra các kết quả phân tích như hướng của địa
hình, độ dốc, độ cong của địa hình…
- Sử dụng các thuộc tính của địa hình để đưa ra các kết quả phân tích như kênh,
đường phân thủy, tụ thủy đỉnh….
+ Menu Radar
Menu này cho phép thực hiện:


- Xử lý các ảnh RADAR phổ biến như ERS-1, JERS-1, RADARSAT, SIR-C,
X-SAR, ASAR...
- Nó cũng cung cấp các công cụ cho phép điều chỉnh sự hiển thị, phân tích ảnh và
xử lý hình học ảnh…
+ Menu Window
- Menu cửa sổ cho phép tạo thêm các cửa sổ hiển thị cũng như truy cập vào
một số các thao tác trong cửa sổ như thông tin hiển thị trong của sổ, vị trí của trỏ
chuột….
- Menu trợ giúp cho phép hiển thị các thông tin trợ giúp sử dụng các công cụ
cũng như thể hiện một số thông tin về phần mềm.
+ Menu help
Menu này có chức năng cơ bản như sau::
- Trợ giúp
- Xem thông tin về ENVI
- Lựa chọn mô tả chuột


CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ

XÃ HỘI
2.1. Điều kiện tự nhiên:
2.1.1. Vị trí địa lý:

Hình 2.1.1. Vị trí địa lý huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hoá
Triệu Sơn là huyện bán sơn địa, nằm ở phía Tây thành phố Thanh Hoá, ở vị trí
chuyển tiếp giữa các huyện đồng bằng và miền núi; nằm trong khu vực hành lang
kỹ thuật quốc gia đi qua (Đường điện cao thế 200, 110 KV; Quốc lộ 47 và Sân bay
Sao Vàng); nằm gần các khu kinh tế động lực, các vùng miền giàu tiềm năng của
tỉnh; thuận lợi về giao lưu Kinh tế - Văn hoá với các huyện trong tỉnh và cả nước .
Là huyện trọng điểm lúa, thuần nông với 35 xã, 1 Thị trấn huyện lỵ, trong đó 4 xã
miền núi, 32 xã, thị trấn đồng bằng và vùng đồi. Huyện lỵ Quán Giắt cách thành phố
Thanh Hoá 20 km về phía Tây, cách khu đô thị Công nghiệp Mục Sơn - Lam Sơn 16
km về phía Đông Nam, không nằm trong vùng trọng điểm kinh tế, khó khăn trong thu
hút vốn đầu tư phát triển, không phải là điểm dừng chính của sự giao lưu trong tỉnh, mà
đơn thuần chỉ là thương mại bán lẻ, thường bị tràn ngập hàng hoá các nơi khác chuyển
đến gây cảm giác dư thừa và sẵn có sản phẩm tiêu dùng, mà không cần phải tự sản
xuất.


Triệu Sơn thường bị ảnh hưởng trực tiếp của bão, áp thấp nhiệt đới với cường
độ lớn, của gió Tây - Nam khô nóng ảnh hưởng đến nông nghiệp và đời sống dân
cư.
2.1.2. Địa hình, đất đai:
Triệu Sơn đa dạng về địa hình, cho phép phát triển nông nghiệp toàn diện.
Mặt khác, đặc điểm địa hình này cũng thường gây hạn hán, úng lụt các tiểu vùng
trên địa bàn. Địa hình thấp dần từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam và chia làm hai
vùng rõ rệt: Vùng Trung du - Miền núi và vùng đồng bằng. Dãy núi Nưa có độ dốc,
độ cao lớn đột ngột (đỉnh cao nhất 537m) cùng với dãy núi ố (núi đá) ở xã Đồng
Thắng tạo thành vòng cung ở phía Tây Nam và Nam huyện là những nguyên nhân

chính gây ra úng ngập lớn đối với các xã Xuân Thọ và Ba đồng.
2.1.3. Khí tượng, Thuỷ văn:
Triệu Sơn thuộc vùng khí hậu đồng bằng Thanh Hoá trong vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa; mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam khô
nóng; mùa Đông lạnh ít mưa. Nhìn chung khí hậu thời tiết khá phù hợp cho sinh
trưởng, phát triển cây trồng, vật nuôi, thuận lợi cho thâm canh tăng vụ. Lượng mưa
trung bình hàng năm 1.700 mm, mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng này
chiếm tới 85,5% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mưa
lớn nhất 1.030 mm vào tháng 9, ít nhất thậm chí xuống tới 0 vào tháng 1, tháng 2 năm
sau. Các cơn bão nhiệt đới đổ bộ vào đất liền với tốc độ gió lớn nhất trong bão: 40
m/giây; gió mùa Đông Bắc có khi đạt tới 25 m/giây; Bão thường kéo theo mưa to, rất
to.
Những ảnh hưởng của mưa, gió bão gây khó khăn cho sản xuất và đời sống.
2.1.4. Thuỷ văn, nguồn nước:
Triệu Sơn thuộc tiểu vùng thuỷ văn nông Sông Chu với hai sông chính: Sông
Hoàng và Sông Nhơm, diện tích lưu vực 23,62 km 2. Trong mùa lũ tình trạng úng
ngập ở các vùng ven sông Hoàng, sông Nhơm đôi khi khá nghiêm trọng.
Sông Hoàng phần chảy trong địa bàn huyện là 40 km, có đặc điểm uốn khúc,
độ dốc thấp, tổng lượng dòng chảy cả năm qua huyện 594 10 6m3. Sông Nhơm bắt
nguồn từ Như Thanh, phần chảy trong huyện là 31km, độ dốc thấp, tổng lượng
dòng chảy cả năm qua huyện 378 106 m3.
Những đặc điểm trên đây khiến cho độ dốc của mặt nước thường rất nhỏ tốc
độ truyền lũ bé gây ra úng ngập đối với Triệu Sơn., nhất là những năm có mưa lũ
nhiều.


Với diện tích đất trồng cây hàng năm hơn 12 000 ha; Triệu sơn là một trong
những trọng điểm lúa của tỉnh. Hệ thống thuỷ nông Sông Chu cùng các hồ đập đã
và đang đáp ứng nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện.
2.1.5. Tài nguyên đất:

Căn cứ số liệu điều tra đất năm 2000 tỉnh Thanh Hoá theo phương pháp FAO UNESCO, trên địa bàn huyện có 6 nhóm đất chính sau:
2.1.5.1. Đất phù sa- Fluvisols (FL): Diện tích 18847,54 ha được chia thành
các nhóm phụ và đơn vị phụ như sau:
- Đất phù sa biến đổi chua - Dysrtri Cambic Fluvisols (FLc - d)): diện tích 1 548,89
ha.
- Đất phù sa biến đổi bão hòa bazơ - Eutri Cambic Fluvisols (FLc - e)): diện
tích 5 456,42 ha.
- Đất phù sa biến đổi kết von nông - Epifrri Cambic Fluvisols (FLc - fe1):
diện tích 1 900,41 ha.
- Đất phù sa biến đổi glây nông - Epigleyi Cambic Fluvisols (FLc - g1): diện
tích 9 34,34 ha.
- Đất phù sa chua glây sâu - Endogleyi Dysrtri Fluvisols (FLd - g2): diện tích
458,27 ha.
- Đất phù sa bão hòa bazơ điển hình - Hali Eutri Fluvisols (FLe - h): diện tích
146,64 ha.
- Đất phù sa glây chua - Dysrtri Gleyic Fluvisols (FLg - d): diện tích 102,57
ha.
Đất phù sa biến đổi thường được hình thành ở những vùng có địa hình cao, vàn
cao hoặc vàn thấp. Địa hình khá bằng phẳng, độ dốc cấp I, tiêu nước dễ dàng, đất
từ thịt nặng, thịt trung bình, đến thịt nhẹ, ít xốp đến xốp vừa, từ màu nâu vàng nhạt
xen xám xanh. Cấu trúc đất thường dạng viên, cục trên chân ruộng trồng màu còn
ruộng ở trồng lúa có cấu trúc dạng tảng.
Phân bố ở hầu hết các xã trong huyện nhờ sự bồi đắp của hệ thống sông suối, tập
trung chủ yếu ở các xã đồng bằng tạo thành nhhững khu vực phù phù sa rộng lớn. Các
xã miền núi chỉ là những dải đất phù sa sông suối. Những đất được hình thành từ dải
vật liệu lắng đọng của sông, ao hồ được bồi đắp phù sa kiểu như lũ lụt hay tưới nước
phù sa.
Hàm lượng chất hữu cơ, đạm, lân và kali cũng biến động rất nhiều phụ thuộc
vào thành phần cơ giới đất, địa hình. Đất nhẹ chủ yếu ở mức nghèo, hàm lượng các
chất dễ tiêu ở chân đất có thành phần cơ giới nặng cũng cao hơn những chân đất có



thành phần cơ giới nhẹ. Cây trồng chủ yếu là lúa, ngoài ra còn trồng cây mía, ngô,
lạc, rau, đậu...
Khả năng sử dụng và cải tạo đất:
- Đối với đất phù sa biến đổi glây phân bố ở địa hình thấp hơn, chỉ nên
chuyên trồng lúa.
- Đối với đất phù sa biến đổi glây phân bố ở địa hình cao hơn nên trồng 2 vụ
lúa và 1 vụ màu hoặc 2 vụ màu 1 vụ lúa.
- Đối với đất phù sa biến đổi có kết von phân bố ở vùng đồi núi cớ thể trồng
mía hoặc các cây màu ngô, khoai sắn, lạc, đậu, rau…
Trong quá trình sử dụng cần chú ý bón thêm vôi để khử chua ở những đất
phù sa biến đổi chua. Ngoài ra, cần đầu tư thêm phân bón, đặc biệt là phân lân.
2.1.5.2. Đất glây- Gleysols ( GL):
Đất Glây chua đọng nước - Stagni Dysrtri Gleysols (GLd - st), diện tích
376,08 ha: Phân bố ở các xã địa hình bằng phẳng trũng, mẫu chất phù sa, tiêu nước
khó, thành phần cơ giới thịt nặng, cục nhỏ, glây mạnh. Hàm lượng các chất dinh
dưỡng trong đất không cân đối: mùn, đạm khá đến giàu; lân, ka li nghèo, rất chua.
Chuyên trồng 2 vụ lúa, có nơi chỉ cấy được vụ chiêm hoặc kết hợp nuôi cá.
Biện pháp thủy lợi chủ yếu tiêu nước, phơi ruộng làm tăng ôxy hóa, giảm chất khử
có tính đọc đối với cây trồng, nghèo lân nên cần phải bón thêm lân.
2.1.5.3. Đất đen- Luvisols(LV):
Đất đen điển hình đá lẫn nông- Epilithi Haplic Luvisols (LVh - 11), diện
tích 1 523,74 ha. Đất đen được hình thành do quá trình tích luỹ xác hữu cơ từ
các sườn đồi núi, đọng lại ở các thung lũng. Phân bố ở các xã đồi núi thấp, địa
hình dốc cấp IV độ xói mòn khá mạnh, khó thoát nước.Thành phần cơ giới
trung bình, tơi xốp, bở khi ẩm. Đất chua nhiều, mùn, đạm tổng số trung bình
đến khá; lân, ka li tổng số nghèo.
Loại đất này có một diện tích nhỏ trồng lúa màu như ngô, đậu.
Khu vực đất đen phát triển trên Secpentyn nên tái trồng rừng keo, mỡ, hạn

chế phát triển bạch đàn hay cây luồng.
Khu vực đất đen phát triển trên đá bazan có độ phì nhiêu cao hơn có thể
trồng các cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như caosu, càphê.
2.1.5.4. Đất xám (Acrisols):
Ký hiệu AC:Diện tích 4293,13 ha được chia thành các nhóm phụ như sau:


×