Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Chi phí đại diện của công ty cổ phần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.05 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

CHI PHÍ ĐẠI DIỆN
TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN

Giảng viên: Nguyễn Thị Uyên Uyên
Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Trâm


LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại kinh tế càng ngày càng phát triển và luôn thay đổi không ngừng như hiện
nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những chiến lược để phát triển, cả về chiến lược
phát triển sản phẩm cả về cơ cấu tổ chức cho một doanh nghiệp.
Đối với các công ty cổ phần sự phân định về quyền quản lý và quyền sỡ hữu là một sự
cần thiết nhưng không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích cho công ty. Tối đa hóa lợi
nhuận, tối thiểu hóa chi phí, tối thiểu hóa rủi ro là mục đích chung của mọi doanh nghiệp.
Và một loại chi phí xuất hiện khi tách bạch quyền quản lý và quyền sỡ hữu trong doanh
nghiệp cần được tối thiểu hóa nhất để doanh nghiệp đạt hiệu quả tốt hơn là chi phí đại
diện.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, chi phí đại diện ngày càng có xu hướng tăng cao,
mọi doanh nghiệp đều muốn giảm thiểu chi phí nhưng đây là vấn đề không phải dễ giải
quyết. Vậy chúng ta sẽ tìm hiểu chi phí đại diện là gì, từ đâu lại tạo ra lọi chi phí này và
hậu quả mà chi phí đại diện mang đến cho doanh nghiệp ra sao, từ đó sẽ đưa ra những
biện pháp khắc phục tốt nhất cho công ty.
Bài tiểu luận làm trong phạm vi tìm hiểu của bản thân nên không trách khỏi những sai
sót, mong thầy cô và các bạn cùng đọc và góp ý hoàn thiện hơn cho bài tiểu luận và cũng
giúp mọi người hiểu hơn về khái niệm mới này. Mình xin chân thành cảm ơn.



1. Tổng quan về chi phí đại diện:
1.1 Khái niệm
Theo Jensen – Meekling, vấn đề nhà quản lý trốn tránh nhiệm vụ của mình sẽ được
xem như một loại chi phí, các nhà quản lý không thể hiện năng lực lãnh đạo của họ cũng
xem như một loại chi phí.
Jensen – Meekling định nghĩa chi phí đại diện như là sự tổng hợp các chi phí của một
hợp đồng có tổ chức. Hợp đồng này gồm, một người – người chủ, thuê một người khác –
người đại diện, làm nhiệm vụ thay thế cho mình. Người chủ đưa ra quyết định - ủy quyền
cho người đại diện.
Chúng ta có một vài khái niệm về người chủ và người đại diện:
-

Người chủ: Là chủ sở hữu các giá trị tài sản của doanh nghiệp, có quyền sử dụng
và sở hữu tài sản.
Người đại diện: Là người điều hành doanh nghiệp mình theo hướng hiệu quả nhất
nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu ban đầu của các chủ sỡ hữu.

Chi phí đại diện là thiệt hại khi nhà quản lý không cố gắng làm tối đa hóa giá trị
doanh nghiệp.
1.2 Các yếu tố của chi phí đại diện:
Chi phí theo dõi bởi người chủ: Đây là chi phí mà người chủ sỡ hữu vốn bỏ ra để thực
hiện giám sát những người quản lý để bảo vệ lợi ích của chủ sỡ hữu vốn, tránh hiện
tượng bất cân xứng thông tin do có sự phân định quyền sỡ hữu và quyền quản lý tạo ra.
Chi phí ràng buộc bởi người đại diện: Người đại diện gánh chịu chi phí để cam kết
bản thân họ không xâm phạm đến lợi ích của người chủ.
Sự mất mát: những chi phí được kết hợp với một kết quả mà kết quả đó không hoàn
toàn phụ vụ lợi ích người chủ.
1.3 Cách tính chi phí đại diện:
Chi phí đại diện = M + B + R
Với M: chi phí theo dõi bởi chủ sỡ hữu

B: chi phí ràng buộc bởi người đại diện
R: sự mất mát


Có thể tính được chi phí theo dõi bởi chủ sỡ hữu và chi phí ràng buộc bởi người đại
diện nhưng không thể tính được sự mất mát nên chi phí đại diện không thể định lượng
bằng những con số cụ thể.
1.3 Phân loại:
Có thể chia chi phí đại diện thành chi phí đại diện của nợ và chi phí đại diện vốn cổ
phần.
-

-

Chi phí đại diện vốn cổ phần: Có nguồn gốc từ mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và
các nhà quản lý. Khi cổ đông bị giới hạn hoặc mất kiểm soát đối với người quản lý
thì phía người quản lý sẽ có động cơ tiến hành những hoạt động có lợi cho bản
thân và có thể làm nguy hại đến quyền lợi của cổ đông. Chi phí đại diện vốn cổ
phần xuất hiện trong tình huống các nhà quản lý thường xuyên thực hiện những
chiến lược đầu tư khiến công ty phát triển vượt mức tối ưu hoặc tham gia vào
những lĩnh vực kinh doanh mà công ty không có lợi thế cạnh tranh.
Chi phí đại diện của nợ: Chi phí này phát sinh từ mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông
và chủ nợ. Trong tình huống vốn cổ phần của một công ty có vay nợ là một quyền
chọn mua đối với tài sản công ty, khi đó, cổ đông có thể chiếm hữu tài sản của chủ
nợ bằng cách gia tăng rủi ro đầu tư (Theo Jensen và Meckling 1976). Theo Myers
(1977) đó là sự hiện diện của nợ có thể khiến những dự án có NPV dương bị từ
chối. Do nếu chấp nhận dự án này thì rủi ro tài chính sẽ tăng (rủi ro phá sản) và
giá trị sẽ chuyển từ cổ đông sang trái chủ. Do đó trái chủ sẽ đòi hỏi mức lãi suất
cao hơn và kiên quyết áp dụng những ràng buộc hạn chế vay vốn và sử dụng các
công cụ giám sát.


2. Nguyên nhân gây ra chi phí đại diện:
Chi phí đại diện tồn tại ở tất cả mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực tài chính. Chi phí
đại diện xuất hiện rõ nét nhất là chi phí đại diện trong công ty cổ phần. Vậy nguyên nhân
nào gây nên chi phí đại diện trong công ty cổ phần mà không phải là doanh nghiệp tư
nhân?
Sự phân định giữa quyền sỡ hữu và quyền quản lý tạo nên không ít ưu điểm cho
công ty. Tuy nhiên chính sự tách bạch này lại là nguyên nhân chính cho việc tạo ra chi
phí đại diện.
Khi có sự phân định rõ ràng giữa quyền sỡ hữu và quyền quản lý ắt hẳn sẽ gây nên vấn
đề người chủ - người đại diện. Cả nhà quản trị và cổ đông đều theo đuổi một mục tiêu –
đó là tối đa hóa lợi ích của mình. Tuy nhiên lợi ích của các cổ đông gắn liền với việc tối
đa hóa giá trị doanh nghiệp; trong khi đó các nhà quản trị mong muốn tối đa hóa lợi ích
của bản thân. Ví dụ các nhà quản trị không chọn những dự án có tỷ suất sinh lợi cao vì tỷ


suất sinh lợi tỷ lệ với rủi ro. Như vậy họ đã không thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
cho công ty như các cổ đông mong đợi.
Ngoài ra, chính sự tách bạch này đã gây nên một vấn đề bất cân xứng thông tin giữa các
nhà quản trj và người chủ sỡ hữu. Các cổ đông không nắm rõ cấu trúc vốn của công ty,
các chiến lược kinh doanh hay các cơ hội như các nhà quản trị. Chính vì vậy, các nhà
quản trị có thể lựa chọn những dự án không vì mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Các cổ
đông chỉ biết được kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các bản báo cáo tài chính. Mà
bản chất của báo cáo tài chính là viết cho những người bên ngoài công ty nên thông tin
trên đó chỉ mang tính khách quan nhưng chưa chắc trung thực, phản ánh đúng tình hình
công ty. Một số ít nhà quản trị còn có thể chiếm dụng tài sản công ty vì mục đích cá nhân
gây ra hậu quả là không tối đa hóa lợi nhuận cho công ty.
Mà các cổ đông là người gánh chịu phí tổn do người đại diện gây ra, những phí tổn đó
chính là chi phí đại diện.


3. Biện pháp khắc phục:
Trên lý thuyết, các cổ đông, người chủ sỡ hữu đích thực của một công ty, phải là
người điều hành các hoạt động của nó. Song rất khó khăn để thống nhất hàng ngàn cổ
đông của một công ty, mà mỗi cổ đông chỉ nắm giữ một phần nhỏ. Trên thực tế, cổ đông
của các tập đoàn lớn ngày nay phân tán rất rộng và do đó quyền điều hành thuộc về ban
giám đốc điều hành. Các giám đốc điều hành là những người được các cổ đông ủy quyền
đứng ra điều hành công ty, đem lại lợi ích cho cả hai phía.
Tuy nhiên, chính ủy quyền trên lại gây sự tách rời trong một doanh nghiệp. Từ đó
làm nảy sinh các mối lo ngại rằng, những người quản lý sẽ theo đuổi những mục tiêu hấp
dẫn với họ nhưng chưa chắc lại thỏa mãn được mong muốn của các cổ đông là tối đa hóa
lợi nhuận. Người ủy quyền, chính là các cổ đông phải tìm cách nào đó để đảm bảo người
được ủy quyền, là các nhà quản lý hành động vì quyền lợi của người ủy quyề. Muốn đạt
được điều đó, các cổ đông phải bỏ ra “chi phí ủy quyền” để giám sát hoạt động của các
nhà quản lý và tạo ra những cơ chế khuyến khích cho các nhà quản lý để họ theo đuuỏi
mục tiêu vì lợi ích cho công ty chứ không phải chỉ vì lợi ích cho bản thân.
Sự phát sinh chi phí đại chủ yếu là do có sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền
quản lý vì vậy để khắc phục chi phí đại diện chúng ta phải làm có những giải pháp gắn
chặt quyền lợi của người quản lý với quyền lợi công ty hay cần có một cơ chế tiền lương
cho người quản lý (giám đốc) phù hợp. Để có một cơ chế thù lao hợp lý cho giám đốc
phải đảm bảo tối thiểu ba yêu cầu:


-

Thứ nhất, mức thù lao phải tương xứng với những lỗ lực mà các giám đốc đã bỏ
ra.
Thứ hai, cơ chế thù lao phải khuyến khích nhà quản lý đồng thời quan tâm tới lợi
ích ngắn hạn cũng như dài hạn của doanh nghiệp.
Thứ ba, phải bảo đảm kiểm soát được mức độ rủi ro đối với doanh nghiệp.


Một số giải pháp được đề ra:
 Trả lương cho các giám đốc dựa vào lợi nhuận, dòng tiền, giá trị thị trường của doanh

nghiệp. Khi mà các giám đốc làm tăng lợi nhuận của công ty thì sẽ được trả lương đúng
như nỗ lực mà các giám đốc đã bỏ ra để khuyến khích động viên. Tuy nhiên phương pháp
này cũng có những hạn chế nhất định bởi lẽ các nhà đầu tư chỉ có thể biết được lợi nhuận
công ty đạt được thông qua các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng báo cáo kế
toán… mà trên thực tế những báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hay các báo cáo kế
toán có thể mang tính chủ quan, thông tin có thể bị các kế toán làm sai lệch.
 Trả thù lao cho các giám đốc dựa trên mức độ gia tăng giá trị doanh nghiệp hay chính là
gia tăng giá trị cổ phiếu, Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương pháp
trả lương cho giám đốc dựa vào lợi nhuận của công ty vì giá trị của cổ phiếu không phụ
thuộc vào bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên giá cổ phiếu lại phụ thuộc rất nhiều vào nhân
tố khác như sự biến động của thị thị trường, khủng hoảng kinh tế… nên có thể nói đó là
một giải pháp không hoàn hảo lắm.
 Doanh nghiệp trả thù lao cho nhà quản lý bằng cổ phiếu như vậy có thể gắn được lợi ích
của giám đốc với lợi ích của doanh nghiệp, tạo cho nhà quản lý động lực làm việc làm gia
tăng giá trị công ty.
 Trả thù lao cho nhà quản lý dựa vào kết quả kinh doanh của công ty. Nếu thù lao của nhà
quản lý phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả kinh doanh của công ty thì rất dế dẫn đến hiện
tượng các nhà quản lý có khuynh hướng hạn chế rủi ro tới mức vừa phải để đảm bảo an
toàn cho bản thân, các nhà quản lý có thể bỏ qua những dự án có khả năng sinh lời cao
mà chọn những dự án với mức sinh lời hay rủi ro vừa phải. Điều này ngược với mong
muốn của nhà đầu tư vì các nhà đầu tư có xu hướng chấp nhận rủi ro cao vì một lẽ rủi ro
cao thì tỷ suất sinh lợi sẽ cao. Chình vì vậy để khắc phục vấn đề này các doanh nghiệp
cần trả lương cho các giám đốc theo phương thức sau: trả cho các giám đốc một mức
lương cơ bản, mức lương cơ bản này không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp và khi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vượt một mức nào đó ( do doanh
nghiệp đặt ra) thì sẽ thưởng cho các quản lý của doanh nghiệp. Đây có thể nói là một giải
pháp tốt để làm tăng kết quả của doanh nghiệp, tuy nhiên cũng dễ dẫn đến trường hợp các

nhà quản lý vì muốn được đạt được mức thưởng cao mà bất chấp chọn dự án rủi ro quá
cao. Vì vậy doanh nghiệp nên đưa ra một mức thưởng hợp lý và khi mức lương của các
nhà quản lý đạt tới một mức nào đó thì sẽ không được tăng nữa. Trường hợp lợi nhuận


doanh nghiệp đạt được không cao nhưng không phải do lỗi của nhà quản lý thì doanh
nghiệp cũng phải thưởng cho nhà quản lý sao cho hợp lý.
Tóm lại, có thể thấy một cơ chế thù lao cho giám đốc hợp lý càn phải kết howpk
được tối thiểu các yếu tố: có tính khuyến khích cao, kết hợp lợi ích ngắn và dài hạn, và
đảm bảo mức rủi ro hợp lý cho nhà đầu tư.
Ngoài cơ chế tiền lương, thì hội đồng cổ đông phải đề ra một số chính sách:
Các quy định về quản chế tập đoàn: có rất nhiều áp lực về mặt pháp lý cũng như về giám
sát được tạo ra để thúc đẩy hành động các nhà quản lý hành động vì lợi ích cổ đông.Ví
dụ theo cách này, ban giám đốc không thể do một người duy nhất đứng đầu vừa với tư
cách chủ tịch vừa với tư cách tổng giám đốc. Đồng thời các cổ đông phải chiếm đa số
trong việc đưa ra các quyết định về lương thưởng cho giám đốc cũng như các sổ sách kế
toán.
• Kiểm soát dòng thông tin: các công ty kiểm toán, công ty chứng khoán, hay bất cứ cơ
quan quản lý bên ngoài nào đều có thể giúp công ty đưa ra những bản báo cáo xác thực
nhất, sẽ giúp theo dõi tốt hơn quá trình hoạt động công ty và có thể phát hiện sớm những
lỗ thủng trong công tác điều hành của ban giám đốc. Nếu kết hợp vừa kiểm soát vừa động
viên thì sẽ tạo ra hiệu quả tối đa trong công tác hạn chế chi phí đại diện.




×