Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Dạy học chương nitơ photpho hóa học 11 theo phương pháp bàn tay nặn bột

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.23 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ NGA

DẠY HỌC CHƢƠNG NITƠ - PHOTPHO HÓA HỌC 11
THEO PHƢƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT”

LUẬN VĂN THẠC SỸ SƢ PHẠM HÓA HỌC

HÀ NỘI – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ NGA

DẠY HỌC CHƢƠNG NITƠ - PHOTPHO HÓA HỌC 11
THEO PHƢƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT”

LUẬN VĂN THẠC SỸ SƢ PHẠM HÓA HỌC
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN HÓA HỌC)
Mã số: 60.14.01.11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Trịnh Ngọc Châu

HÀ NỘI – 2014



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu
trường Đại học Giáo dục- Đại học Quốc gia Hà Nội, phòng sau đại học,
quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi và
các học viên khác được học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học. Đặc
biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
- PGS.TS Trịnh Ngọc Châu đã dành nhiều thời gian hướng dẫn,
động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
- Các thầy cô giáo ở các trường THPT Lê Hồng Phong, THPT Ngô
Quyền, THPT Đồng Hòa đã nhiệt tình cộng tác, giúp đỡ tôi trong quá trình
thực nghiệm sư phạm.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn
ủng hộ, động viên tôi hoàn thành tốt luận văn.

Hải Phòng, ngày 25 tháng 11 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thị Nga

i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BTNB:

Bàn tay nặn bột

CT:


Công thức

CTCT:

Công thức cấu tạo

ĐC:

Đối chứng

ĐH:

Đồng Hòa

ĐT:

Đào tạo

GD:

Giáo dục

GV:

Giáo viên

HS:

Học sinh


LHP:

Lê Hồng Phong

NQ:

Ngô Quyền

PGS.TS:

Phó giáo sư - Tiến sĩ

PTHH:

Phương trình hóa học

PT:

Phương trình

SGK:

Sách giáo khoa

STT:

Số thứ tự

TB:


Trung bình

TBDH:

Thiết bị dạy học

THPT:

Trung học phổ thông

TN:

Thực nghiệm

ii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn… ………………………………………………………………………..i
Danh mục viết tắt… …………………………………………………………………ii
Mục lục…… ………………………………………………………………………. iii
Danh mục bảng… …………………………………………………………………. v
Danh mục hình… ……………………………………………………………...……vi
MỞ ĐẦU…… ………………………………………………………………………1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI . …………………5
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu… …………………………………………………...5
1.1.1. Khái quát về phương pháp “Bàn tay nặn bột”… ……………………………..5
1.1.2. Sự ra đời và phát triển của phương pháp BTNB ở Pháp và thế giới………….5
1.1.3. Phương pháp BTNB tại Việt nam… ………………………………………….6
1.1.4. Một số đề tài nghiên cứu và bài báo về phương pháp BTNB ………………...6

1.2. Phương pháp “Bàn tay nặn bột” ………………………………………………...7
1.2.1. Cơ sở khoa học của phương pháp BTNB… ………………………………….7
1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của phương pháp BTNB…………………………..16
1.2.3. Tiến trình dạy học theo phương pháp BTNB……………………………..17
1.2.4. Mối quan hệ giữa phương pháp BTNB với các phương pháp dạy học khác
…………………………………………………………………………………….21
1.2.5. Các kỹ thuật dạy học và rèn luyện kỹ năng cho HS trong phương pháp
BTNB ………………………………………………………………………………24
1.2.6. Thuận lợi và khó khăn khi vận dụng phương pháp BTNB… ……………….37
1.2.7. Thực trạng việc sử dụng phương pháp BTNB ở các trường THPT tại Hải
Phòng… ……………………………………………………………………………39
Tiểu kết chương 1 ………………………………………………………………….41
Chƣơng 2: THIẾT KẾ VÀ VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN
BỘT VÀO CHƢƠNG NITƠ - PHOTPHO - HÓA HỌC 11 ... …………………42
2.1. Giới thiệu chương nitơ - photpho - Hóa học 11 THPT . ……………………….42
2.1.1. Mục tiêu dạy học… ………………………………………………………….42
2.1.2. Cấu trúc logic ………………………………………………………………..43
iii


2.2. Vận dụng phương pháp BTNB trong dạy học hóa học ở trường THPT ... …….43
2.2.1. Lựa chọn chủ đề dạy học theo phương pháp BTNB… ……………………...43
2.2.2. Lựa chọn và sử dụng thiết bị dạy học trong phương pháp BTNB . ………….44
2.3. Tổ chức hoạt động quan sát và thí nghiệm trong phương pháp BTNB ……….47
2.3.1. Một số nguyên tắc thiết kế quy trình các hoạt động quan sát, thí nghiệm theo
hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh ………………………………………..48
2.3.2. Ví dụ về quy trình tổ chức hoạt động quan sát, thí nghiệm theo hướng tích
cực hóa hoạt động của học sinh…… ………………………………………………50
2.4. Lựa chọn chủ đề dạy học theo phương pháp BTNB chương nitơ - photpho SGK
Hóa học 11… ………………………………………………………………………53

2.5. Thiết kế giáo án các chủ đề dạy học theo phương pháp BTNB thuộc chương
nitơ - photpho…… …………………………………………………………………53
Tiểu kết chương 2…… …………………………………………………………….79
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM… ………………………………………………….80
3.1. Mục đích thực nghiệm… ……………………………………………………...80
3.2. Đối tượng thực nghiệm…… …………………………………………………..80
3.3. Tiến trình thực nghiệm…… .…………………………………………………..81
3.4. Phương pháp xử lí kết quả thực nghiệm… ……………………………………81
3.4.1. Phương pháp định lượng… ………………………………………………….82
3.4.2. Phương pháp định tính… ……………………………………………………82
3.5. Kết quả thực nghiệm… ………………………………………………………..82
3.5.1. Kết quả kiểm tra định lượng… ……………………………………………...82
3.5.2. Kết quả thực nghiệm định tính… ...………………………………………….91
Tiểu kết chương 3……… . ………………………………………………………...94
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ… ....………………………………………….95
Kết luận ..................................................................................................................... 95
Khuyến nghị .............................................................................................................. 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 98
PHỤ LỤC…………… . ………………………………………………………….100

iv


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Danh sách các trường tổ chức thực nghiệm… ………………………….81
Bảng 3.2. Thống kê điểm số các lớp TN - ĐC (bài kiểm tra số 1) ………………...83
Bảng 3.3. Phân phối tần số, tần suất lũy tích các lớp TN - ĐC (bài kiểm tra số 1) ..84
Bảng 3.4. Phân loại kết quả học tập các lớp TN - ĐC (bài kiểm tra số 1) …………85
Bảng 3.5. Các thông số cơ bản các lớp TN - ĐC (bài kiểm tra số 1) ………………85

Bảng 3.6. Thống kê điểm số các lớp TN - ĐC (bài kiểm tra số 2) ………………...85
Bảng 3.7. Phân phối tần số, tần suất lũy tích các lớp TN - ĐC (bài kiểm tra số 2) ..86
Bảng 3.8. Phân loại kết quả học tập các lớp TN - ĐC (bài kiểm tra số 2)… ………87
Bảng 3.9. Các thông số cơ bản các lớp TN - ĐC (bài kiểm tra số 2)… ……………87
Bảng 3.10. Thống kê điểm số các lớp TN - ĐC (bài kiểm tra số 3)… …………….87
Bảng 3.11. Phân phối tần số, tần suất lũy tích các lớp TN - ĐC (bài kiểm tra số 3) 88
Bảng 3.12. Phân loại kết quả học tập các lớp TN - ĐC (bài kiểm tra số 3) .. ………89
Bảng 3.13. Các thông số cơ bản các lớp TN - ĐC (bài kiểm tra số 3)… . …………89
Bảng 3.14. Thống kê điểm số các lớp TN - ĐC… ..………………………………..89
Bảng 3.15. Phân phối tần số, tần suất lũy tích các lớp TN – ĐC .. …………………90
Bảng 3.16. Phân loại kết quả học tập các lớp TN – ĐC .…………………………..91
Bảng 3.17. Các thông số cơ bản các lớp TN - ĐC… ..……………………………..91
Bảng 3.18. Ý kiến HS về ưu điểm của học tập theo phương pháp BTNB… . ……..92

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích các lớp TN - ĐC (bài kiểm tra số 1)… .. …………85
Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích các lớp TN - ĐC (bài kiểm tra số 2)… .. …………87
Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích các lớp TN - ĐC (bài kiểm tra số 2) .. ……………89
Hình 3.4. Đồ thị đường lũy tích các lớp TN - ĐC … ...……………………………91

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, mục đích giáo dục không chỉ là truyền đạt cho
người học những tri thức và kinh nghiệm mà quan trọng hơn là hình thành

những năng lực và phẩm chất cần thiết để người học có thể tự học tập suốt
đời; có thể sống, làm việc, thích nghi với mọi sự biến đổi của xã hội.
Từ việc xác định mục đích giáo dục như trên, trong những năm gần
đây, ngành giáo dục nước ta đã có những đổi mới sâu rộng về nhiều mặt mà
trọng tâm là đổi mới về phương pháp dạy học. Nhiều phương pháp dạy học
tích cực đã được đưa ra áp dụng trong giảng dạy ở tất cả các cấp học, bậc học.
Tuy nhiên các phương pháp trên vẫn chưa thực sự đi sâu vào trong thực tế
giảng dạy trong nhà trường, chưa lôi cuốn được đông đảo giáo viên áp dụng
và đặc biệt chưa tạo được hứng thú học tập cho học sinh. BTNB được hiểu là
phương pháp tạo cho học sinh tích cực, chủ động trong học tập. Học sinh phải
tự làm các thực nghiệm để tiếp thu các kiến thức khoa học. Các em tiếp cận tri
thức khoa học như một quá trình nghiên cứu của chính bản thân. Vai trò của
giáo viên trong phương pháp này không phải là truyền thụ những kiến thức
khoa học dưới dạng thuyết trình, trình bày mà là giúp xây dựng kiến thức
bằng cách cùng hành động với học sinh. BTNB là một phương pháp dạy học
tích cực. Phương pháp này đã được vận dụng, phát triển và có ảnh hưởng sâu
rộng đến giáo dục khoa học ở rất nhiều khu vực, nhiều nước khác nhau trên
thế giới trong đó có khu vực Đông Nam Á. Ở nước ta, Bộ GD và ĐT triển
khai thử nghiệm phương pháp này từ năm 2011 và chính thức triển khai đại
trà ở cấp tiểu học và trung học cơ sở từ năm học 2013-2014. Xuất phát từ
những yêu cầu đào tạo của xã hội, yêu cầu tất yếu về đổi mới phương pháp
dạy học nói chung và của bộ môn hóa học nói riêng, tôi đã chọn đề tài: “Dạy
học chương nitơ - photphoHóa học 11 theo phương pháp “bàn tay nặn bột””
2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu việc tổ chức hoạt động dạy học theo phương pháp BTNB
1


vào một số bài thuộc chương 2 sách giáo khoa Hóa học 11.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về quá trình dạy học, xu hướng đổi mới
phương pháp dạy học ở THPT.
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của phương pháp BTNB
- Tìm hiểu thực trạng dạy học theo phương pháp BTNB ở các nước và
nước ta hiện nay.
- Nghiên cứu xây dựng tài liệu tổng quan về lý thuyết dạy học theo
phương pháp BTNB, mô hình triển khai phương pháp dạy học theo BTNB.
- Nghiên cứu cấu trúc logic của nội dung kiến thức chương 2-Hóa học
lớp 11 trung học phổ thông.
- Nghiên cứu và vận dụng phương pháp BTNB để thiết kế một số giáo
án thuộc chương 2-Hóa học 11.
- Điều tra thực tế.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở các trường THPT Lê Hồng Phong,
Ngô Quyền, Đồng Hòa thành phố Hải Phòng từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm.
4. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
- Quá trình giảng dạy môn hóa học ở trường trung học phổ thông.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
- Cơ sở lí luận và thực tiễn của phương pháp BTNB trong giảng dạy các
môn khoa học tự nhiên.
- Một số nội dung kiến thức thuộc chương nitơ-photpho Hóa học 11.
- Phương pháp BTNB và áp dụng vào giảng dạy chương nitơ-photpho
Hóa học 11.

2


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Văn Biều (2003), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông.Nxb Đại học

Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
2. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục.
Nxb Giáo dục.
3. Nguyễn Thạc Cát (2003), Từ điển hóa học phổ thông, Nxb Giáo dục.
4. Nguyễn Hải Châu, Vũ Anh Tuấn, Đào Thu Nga, Nguyễn Thị Hồng Thúy
(2007),Giới thiệu giáo án hóa học 11. Nxb Hà Nội.
5. Nguyễn Hải Châu, Vũ Anh Tuấn (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo
dục trung học phổ thông môn hóa học. Nxb Giáo dục.
6. Nguyễn Cƣơng (1999), Phương pháp dạy học và thí nghiệm hóa học. Nxb Giáo dục.
7. Nguyễn Cƣơng (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và
đại học. Nxb Giáo dục.
8. Nguyễn Văn Cƣờng (2006), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy
học THPT. Nxb Hà Nội.
9. Trịnh Ngọc Châu (2006), Giáo trình thực tập hóa học vô cơ. Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội.
10. Vũ Cao Đàm (2001), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb
Khoa học và kỹ thuật.
11. Vũ Gia (2000), Làm thế nào để viết luận văn, luận án, biên khảo. Nxb Thanh niên.
12. Nguyễn Vinh Hiển (chỉ đạo nội dung) (2012), Phương pháp “Bàn tay nặn
bột” trong dạy học các môn khoa học cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở. Tài liệu
tập huấn thí điểm, Dự án giáo dục THCS vùng khó khăn nhất, Bộ Giáo dục và Đào
tạo. Nxb Tài nguyên- Môi trường và Bản đồ Việt nam.
13. Đặng Thị Oanh, Đặng Xuân Thƣ, Phạm Đình Hiến, Cao Văn Giang, Phạm
Tuấn Hùng, Phạm Ngọc Bằng (2007), Tuyển tập câu hỏi trắc nghiệm hóa học
trung học phổ thông. Nxb Giáo dục.
14. Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cƣơng, Dƣơng Xuân Trinh (1982), Lí luận
dạy học hóa học, Tập 1. Nxb Giáo dục Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Sửu (chủ biên), Lê Văn Năm (2009), Phương pháp dạy học hóa
học.Nxb Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
3



16. Lê Phạm Thành (chủ biên), Nguyễn Thành Sơn, Lƣơng Văn Tâm, Nguyễn
Hồng Thái (2009), Hệ thống câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học THPT. Nxb
Hà Nội.
17. Lê Trọng Tín (2001), Phương pháp dạy học môn hóa học. Nxb Giáo dục.
18. Dƣơng Triệu Tống (2005), Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học sư
phạm ứng dụng. Nxb Khoa học xã hội.
19. Vũ Anh Tuấn (chủ biên) (2012), Phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy
học môn Hóa học cấp trung học cơ sở, Tài liệu tập huấn thí điểm, Dự án giáo dục
THCS vùng khó khăn nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nxb Tài nguyên- Môi trường
và Bản đồ Việt nam.
20. Nguyễn Xuân Trƣờng (2005), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ
thông. Nxb Giáo dục.
21. Nguyễn Xuân Trƣờng ( tổng chủ biên), Lê Mậu Quyền (chủ biên), Phạm
Văn Hoan, Lê Chí Kiên (2006), Hóa học 11. Nxb Giáo dục.
22. Nguyễn Xuân Trƣờng (tổng chủ biên kiêm chủ biên), Phạm Văn Hoan,
Phạm Tuấn Hùng, Trần Trung Ninh, Cao Thị Thặng, Lê Trọng Tín, Nguyễn
Phú Tuấn (2006), Sách giáo viên Hóa học 11 . Nxb Giáo dục.
23. Nguyễn Xuân Trƣờng (chủ biên), Từ Ngọc Ánh, Lê Chí Kiên, Lê Mậu
Quyền (2006), Bài tập hóa học 11. Nxb Giáo dục.
24. Lê Ngọc Tứ (2004), Kiểm tra và đánh giá thành quả học tập cảu học sinh bằng
trắc nghiệm khách quan. Nxb ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh.
25. Website: .
26. Website: />27. Website: />
4




×