Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Thế giới quan của nguyễn trãi qua tác phẩm quân trung từ mệnh tập và quốc âm thi tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.6 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ HÀ

THẾ GIỚI QUAN CỦA NGUYỄN TRÃI QUA
TÁC PHẨM “ QUÂN TRUNG TỪ MỆNH TẬP”
VÀ “ QUỐC ÂM THI TẬP”

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

6 quyển – X
HÀ NỘI – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ HÀ

THẾ GIỚI QUAN CỦA NGUYỄN TRÃI QUA
TÁC PHẨM “ QUÂN TRUNG TỪ MỆNH TẬP”
VÀ “ QUỐC ÂM THI TẬP”

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 03 01
6 quyển – XB 16

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Hạnh

HÀ NỘI – 2014




Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi được thực hiện
dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Hạnh.
Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và không trùng lặp với
các đề tài khác.
Hà nội, ngày

tháng năm 2014

Tác giả luận văn

Phạm Thị Hà

0


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Triết học là một khoa học ra đời sớm dựa trên sự phát triển của lực
lượng sản xuất, của sự phân hóa xã hội. Vấn đề lớn nhất mà mọi triết học
quan tâm là vũ trụ quan và nhân sinh quan. Vì lẽ đó, nghiên cứu thế giới quan
và phương pháp luận triết học mang lại ý nghĩa quan trọng trong việc định
hướng cho toàn bộ cuộc sống của con người, từ đó con người xác lập lý
tưởng, hệ giá trị, lối sống, nếp sống của mình. Đây cũng là một trong những
tiêu chuẩn cơ bản đánh giá sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũng như của
mỗi cộng đồng xã hội.
Thế giới quan có thể hiểu đơn giản là cái nhìn về các mặt của thế giới,
là bức tranh toàn cảnh về mối quan hệ của con người và tự nhiên, của con

người và con người. Thế giới quan bao gồm những nguyên tắc, quan điểm,
niềm tin, khái niệm, biểu tượng về toàn bộ thế giới, sự vật, hiện tượng, những
quy luật chung, là sự chỉ dẫn phương hướng hoạt động của con người.
Trong triết học phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, vấn đề
vũ trụ quan, nhân sinh quan có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nhưng nặng về
vấn đề nhân sinh quan, xã hội quan hơn là các vấn đề về tự nhiên và các hình
thức của tư duy. Mục đích của thế giới quan triết học phương Đông nói chung
và triết học Việt Nam nói riêng là xây dựng lý lẽ cho chính trị - xã hội và luân
lý nhằm giáo dục đạo đức cho con người.
Ở Việt Nam, tư tưởng về thế giới quan được hình thành rất sớm tuy
chưa mang tính hệ thống song các nhà tư tưởng đã đưa ra những quan niệm sơ
khai về thế giới quan như quan niệm của Lý Thường Kiệt, Lý Công Uẩn…
Và đến Nguyễn Trãi (1380 - 1442), tư tưởng về thế giới quan đã được hình
thành một cách rõ nét, và hệ thống. Bởi thông qua thế giới quan của mình,
Nguyễn Trãi đã phản ánh được tương đối hoàn chỉnh hiện trạng xã hội Đại
1


Việt cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV. Ngoài ra, thế giới quan của Nguyễn
Trãi còn mang lại những bài học giá trị về: cách xử thế của con người với tự
nhiên, về đạo thông qua mối quan hệ giữa con người với con người. Tuy
nhiên, tính đến thời điểm hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về thế
giới quan của Nguyễn Trãi, do đó chúng tôi quyết định chọn hai tác phẩm
“Quân trung từ mệnh tập” và “Quốc âm thi tập” trong di sản của Nguyễn Trãi
làm đề tài nghiên cứu, bởi trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy ẩn
đằng sau những tư tưởng thiên mệnh, con người, đạo đức …đó chính là lòng
yêu nước, thương dân, là nỗi niềm đau đáu được ra giúp dân, giúp đời của
Nguyễn Trãi từ lúc ông còn trẻ đến lúc tuổi già. Đó là nhân cách cao quý của
một con người vĩ đại.
Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Thế giới quan của Nguyễn

Trãi qua tác phẩm “Quân trung từ mệnh tập” và “Quốc âm thi tập” làm đề
tài luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của Nguyễn Trãi là một đề tài lớn
đối với các nhà nghiên cứu, việc nghiên cứu này chính thức được bắt đầu từ
năm 1464, khi Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi, được chia thành
các loại công trình nghiên cứu sau:
- Loại công trình nghiên cứu thứ nhất: nghiên cứu triết học phương
Đông thì khá nhiều, song chưa có công trình nào cụ thể tìm hiểu về thế giới
quan triết học của phương Đông nói chung, ngoài công trình Luận án tiến sĩ
“Thế giới quan trong triết học Trung Quốc cổ đại”(2002) của Nguyễn Văn
Vịnh, nội dung chủ yếu là nghiên cứu thế giới quan của triết học Trung Quốc
bao gồm vũ trụ quan, xã hội quan và nhân sinh quan thông qua xem xét một
số học thuyết tiêu biểu làm nên đặc trưng của thế giới quan triết học Trung
Quốc. Trên cơ sở đó đưa ra sự so sánh và nêu rõ sự khác nhau về đặc trưng
2


của thế giới quan triết học Trung Quốc cổ đại với thế giới quan của các nền
triết học cổ đại khác. Công trình đã có vai trò khái quát chung nhất về về thế
giới quan triết học Trung Quốc.
- Loại công trình thứ hai nghiên cứu về một số luận điểm có tính chất
làm cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu của chuyên ngành: Lịch sử tư
tưởng Việt Nam; tập 1 (Nguyễn Tài Thư chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội, 1993), trong cuốn sách có phần trình bày, phân tích khái quát thân thế,
sự nghiệp của Nguyễn Trãi, đồng thời đi nghiên cứu một số tư tưởng triết học
được thể hiện qua thơ văn của Nguyễn Trãi. Cuốn Đại cương triết học Việt
Nam (Nguyễn Hùng Hậu, Nxb Chính trị quốc gia, 2010) nghiên cứu về tư
tưởng của các nhà triết học Việt Nam, trong đó có Nguyễn Trãi, nhằm góp
phần tìm về cội nguồn của dân tộc, tìm ra cái logich ngầm trong sự phát triển

của dân tộc.
- Loại công trình thứ ba là những nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp
của Nguyễn Trãi.
+ Nhóm thứ nhất là tổng tập, tuyển tập thơ văn của Nguyễn Trãi được
sưu tầm, phiên âm và chú giải: Quốc âm thi tập (Trần Văn Giáp và Phạm
Trọng Điền phiên âm và chú giải, NXB Văn Sử Địa, Hà Nội, 1956); Nguyễn
Trãi toàn tập (Nxb Khoa hoc xã hội, Hà Nội, 1976) ; Nguyễn Trãi toàn tập,
Tân biên tập1; 2, (Nxb Văn hóa, 2000). Trong luận văn của mình, chúng tôi
sử dụng bản Nguyễn Trãi toàn tập (Nxb Khoa hoc xã hội, Hà Nội, 1976) để
nghiên cứu thế giới quan của Nguyễn Trãi.
+ Nhóm thứ hai là các công trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp
của Nguyễn Trãi: Mấy vấn đề về sự nghiệp và thơ văn Nguyễn Trãi: nhân kỉ
niệm 520 năm ngày Nguyễn Trãi mất (của nhiều nhà nghiên cứu, Nxb Khoa
học, Hà Nội, 1963). Đây là những bài viết, những nhận định sâu sắc về
Nguyễn Trãi nhân kỷ niệm 520 năm ngày mất của ông – người anh hùng dân
3


tộc, nhà quân sự lỗi lạc thông qua thơ văn của ông; Văn chương Nguyễn Trãi
(Bùi Văn Nguyên, Nxb Đại học và trung cấp chuyên nghiệp, Hà Nội, 1984);
Kỉ niệm sáu trăm năm sinh Nguyễn Trãi (của Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên
Giáp..., Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1982). Đây là tập kỷ yếu của hội thảo
khoa học nhân kỷ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi, gồm các bài
viết, tham luận của các giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học... đọc tại hội thảo, trong
đó có rất nhiều đánh giá xác đáng về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của
Nguyễn Trãi; Sáu trăm năm sinh Nguyễn Trãi (của nhiều tác giả, Nxb thành
phố mới hội nhà văn Việt Nam, Hà Nội, 1980); Tư tưởng Nguyễn Trãi trong
tiến trình lịch sử Việt Nam (Võ Xuân Đàn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội,
1996). Công trình này đưa đến một cái nhìn khái quát về tiến trình lịch sử
Việt Nam và vị trí, vai trò của Nguyễn Trãi; Nguyễn Trãi cuộc đời và sự

nghiệp (Trần Huy Liệu, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2000). Cuốn sách tái
hiện lại bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, gia đình,
thân thế, sự nghiệp và các hoạt động của Nguyễn Trãi; nguồn gốc và nội dung
tư tưởng của Nguyễn Trãi, sự chỉ đạo chiến thuật trong thời kỳ kháng chiến
chống quân Minh và ý tưởng xây dựng đất nước của ông; Nguyễn Trãi và Nho
giáo, Nguyễn Trãi và văn hóa Việt Nam trung cận đại (Trần Đình Hượu, Nxb
Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2000). Các công trình nghiên cứu này chủ yếu tìm
hiểu về cuộc đời, sự nghiệp về thế giới quan của Nguyễn Trãi, chủ nghĩa yêu
nước, tinh thần dân tộc, đạo đức trong tư tưởng của Nguyễn Trãi. Cuốn
“Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước” (Nguyễn Lương Bích, NXB Quân đội
nhân dân, 1973). Tác phẩm trình bày toàn bộ sự nghiệp đánh giặc, cứu nước
và những hoạt động của Nguyễn Trãi trong suốt 15 năm từ khi chiến thắng
giặc Minh đến lúc ông mất. Nội dung trong tác phẩm thể hiện ở những điểm
sau. Thứ nhất, Nguyễn Trãi là một người yêu nước, thương dân. Ông tận
trung với nước, tận hiếu với dân. Đây là tư tưởng về đạo làm người lớn, hiếm
thấy trong thời đại trước. Thứ hai, Nguyễn Trãi không chỉ là nhà tư tưởng
4


quân sự mà ông còn là một nhà chính trị lỗi lạc.Tư tưởng chính trị của ông
ảnh hưởng rất nhiều đến tư tưởng chính trị thời kỳ ông sống và cho đến tận
ngày nay. Thứ ba là, Nguyễn Trãi là một nhà yêu nước tha thiết, đồng thời là
một nhà dân chủ chính trị kiên cường. Ở ông, tư tưởng đi kèm với hành động.
- Ngoài ra còn có một số bài viết trên các tạp chí: Nhân cách nhà Nho
trong con người Nguyễn Trãi, của Nguyễn Văn Bình, Tạp chí Triết học số 4
(104), T8 – 1998; Về tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi, của Doãn Chính,
Tạp chí Triết học số 9 (220), 2009, Nguyễn Bá Cường (2013), Con người
trong tư tưởng Nguyễn Trãi, Tạp chí Triết học, số 7 (266), tr. 61 – 67, Nguyễn
Bá Cường (2013), Quan niệm về tự nhiên trong tư tưởng của Nguyễn Trãi,
Tạp chí Khoa học xã hội tp Hồ Chí Minh, số 9 (181), tr. 6-12...

Tuy nhiên, các công trình này chủ yếu nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp
văn thơ và tư tưởng của Nguyễn Trãi, rất ít công trình nghiên cứu chuyên về
tư tưởng thế giới quan của Nguyễn Trãi. Vì vậy, trên cơ sơ kế thừa và phát
triển những thành quả của các nhà nghiên cứu trước đó, nhưng do điều kiện
hạn chế, nên chúng tôi chỉ nghiên cứu thế giới quan của Nguyễn Trãi qua tác
phẩm “Quân trung từ mệnh tập” và “Quốc âm thi tập”.
3. Mục đích và nhiệm vụ
* Mục đích: Phân tích, làm rõ nội dung thế giới quan trong tư tưởng
Nguyễn Trãi thông qua hai tác phẩm “Quân trung từ mệnh tập” và “Quốc âm
thi tập”, từ đó đưa ra đánh giá về thế giới quan của Nguyễn Trãi.
* Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu điều kiện, tiền đề hình thành thế giới quan của Nguyễn
Trãi.
- Phân tích nội dung các quan niệm trong thế giới quan của Nguyễn
Trãi.

5


- Đưa ra một số giá trị về thế giới quan của Nguyễn Trãi
4. Cơ sở lí luận và phạm vi nghiên cứu
* Cơ sở lí luận: Luận văn sử dụng phương pháp luận Mácxít để nghiên
cứu những quan điểm, quan niệm trong thế giới quan của Nguyễn Trãi.
* Phạm vi nghiên cứu: trong luận văn của mình, chúng tôi nghiên cứu
thế giới quan của Nguyễn Trãi thông quan hai tác phẩm “Quân trung từ mệnh
tập” và “Quốc âm thi tập”.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng hệ thống phương pháp nghiên cứu của khoa học xã
hội, phương pháp Logic và lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp… để
hoàn thành nhiệm vụ mà luận văn đặt ra.

6. Ý nghĩa của luận văn
* Về mặt lí luận: Luận văn chỉ ra và phân tích nội dung các quan niệm
về thế giới quan của Nguyễn Trãi, góp phần nghiên cứu cơ bản lịch sử tư
tưởng triết học Việt Nam giai đoạn thế kỷ XV.
* Về mặt thực tiễn: Luận văn có thể làm tham khảo cho những nghiên
cứu tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi nói riêng, và nghiên cứu về tư tưởng
triết học Việt Nam nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm hai chương, sáu tiết.

6


NỘI DUNG
Chƣơng 1: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CƠ BẢN HÌNH THÀNH THẾ GIỚI
QUAN CỦA NGUYỄN TRÃI
1.1 Hoàn cảnh kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội Đại Việt cuối
thế kỳ XIV đầu thế kỷ XV
Trải qua các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, triều đình phong kiến
tuy có lúc hưng lúc suy, song nhìn chung nó có những bước phát triển mạnh
mẽ, nhà nước phong kiến ngày càng được củng cố và trưởng thành về mọi
mặt, đặc biệt giai đoạn nhà Trần được đánh giá là một trong số thời kỳ hưng
thịnh của triều đại phong kiến.
Tuy nhiên đến cuối thế kỷ XIV, địa vị thống trị của nhà Trần có dấu
hiệu lung lay, xã hội bước vào giai đoạn khủng hoảng trên tất cả các lĩnh vực.
Về kinh tế, sau một thời gian phát triển, chế độ điền trang thái ấp và
chế độ nông nô, nô tỳ trở nên lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của sản xuất.
Mặt khác, sự phát triển của địa chủ làm lung lay chế độ điền trang thái ấp.
Bên cạnh đó, từ giữa thế kỷ XIV, nước ta liên tiếp gặp thiên tai mất

mùa, nạn đói thường xuyên xảy ra, đời sống nhân dân ngày càng cực khổ.
Theo tài liệu sử học ghi chép: nạn đói thường xuyên diễn ra, đặc biệt vào
những năm 1358; 1362; 1370; 1375, “chết đói nhiều nơi, triều đình phải kêu
gọi nhà giàu, các phủ nộp thóc để chuẩn cứu dân nghèo”. Ngô Thì Sĩ phải thốt
lên rằng “Mười năm năm đã sáu lần nhật thực, ba lần thủy tai, ba lần hạn hán,
một lần sâu cắn lúa, lại luôn năm mất mùa đói kém. Đến đây từ mùa xuân đến
mùa thu nào là núi lở, nào là động đất, không tháng nào không có tai biến”.
[15; 284].
Về chính trị - xã hội, tầng lớp quý tộc nhà Trần từ vua cho đến vương
hầu, quan lại sa vào ăn chơi sa đọa, chỉ lo bóc lột, vơ vét của nhân dân để
sống xa hoa, phóng túng. Trong khi đó, nông dân bị bóc lột tô thuế, lao dịch
7


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ giáo dục và đào tạo (2011), Giáo trình những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia.

2.

Bộ giáo dục và đào tạo (1988), Giáo trình Triết học Mác – Lênin, NXB
Sự thật.

3.

Nguyễn Văn Bình (1998), “Nhân cách nhà Nho trong con người Nguyễn
Trãi”, Tạp chí Triết học ,số 4 (104), tr. 28 – 30.


4.

Nguyễn Thanh Bình (2007), Học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo
và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam, từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX,
Nxb Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội

5.

Nguyễn Bá Cường (2013), Con người trong tư tưởng Nguyễn Trãi, Tạp
chí Triết học, số 7 (266), tr. 61 – 67.

6.

Nguyễn Bá Cường (2013), Quan niệm về tự nhiên trong tư tưởng của
Nguyễn Trãi, Tạp chí Khoa học xã hội tp Hồ Chí Minh, số 9 (181), tr. 612

7.

Hoàng Văn Cảnh (2001), “Về ảnh hưởng của Phật giáo đối với tư tưởng
Nguyễn Trãi (qua một số bài thơ chữ Hán và chữ Nôm”, Tạp chí Triết
học, số 7 (125).

8.

Doãn Chính, Nguyễn Sinh Kế (2004), “Về quá trình Nho giáo du nhập
vào Việt Nam”, Tạp chí Triết học, số 9 (160), tr. 31 – 39.

9.

Võ Xuân Đàn (1996), Tư tưởng Nguyễn Trãi trong tiến trình lịch sử Việt

Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

10. Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp (1982), Nguyễn Trãi người anh hùng
dân tộc vĩ đại nhà văn hóa kiệt xuất, Nxb Sự thật, Hà Nội.

8


11. Chu Hy (Đoàn Trung Còn dịch) (1950), Luận ngữ, NXB Trí Đức, Sài
Gòn
12. Chu Hy (Đoàn Trung Còn dịch) (1950), Mạnh Tử, NXB Trí Đức, Sài
Gòn.
13. Hồ Sỹ Hiệp (1997), Nguyễn Trãi, Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
14. HV quốc gia Hồ Chí Minh, Viện KHCT (2000); Tập bài giảng chính trị
học, NXB CT QG, Hà Nội
15. Nguyễn Hùng Hậu (2010), Đại cương triết học Việt Nam, Nxb Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
16. Nguyễn Duy Hinh (2008), Mấy đặc điểm của Phật giáo Việt Nam, Tạp
chí Nghiên cứu Tôn giáo 8.
17. Trần Đình Hượu (2000), Nguyễn Trãi và Nho giáo, Nguyễn Trãi và văn
hóa Việt Nam trung cận đại, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
18. Kỉ niệm sáu trăm năm sinh Nguyễn Trãi (1980), Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
19. Vũ Khiêu (1995), Nho giáo và gia đình, NXb Khoa học xã hội, Hà Nội.
20. Ngô Sỹ Liên (2004), Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, Nxb Văn hóa –
Thông tin.
21. Lê Thị Lan (1998), “Thử tìm hiểu ảnh hưởng tư tưởng Lão – Trang trong thơ
chữ Hán của Nguyễn Trãi”, Tạp chí Triết học, số 4 (104), tr. 31 – 33.
22. Trần Huy Liệu (1958), Nguyễn Trãi nhà văn học và chính trị thiên tài,
Nxb Văn Sử Địa.

23. Trần Huy Liệu (1996), Nguyễn Trãi, Nxb Khoa học.
24. Trần Huy Liệu (2000), Nguyễn Trãi cuộc đời và sự nghiệp, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
9


25. Đặng Thai Mai (1980), Nguyễn Trãi (1380 – 1442), (Trên đường tìm
hiểu thơ văn Nguyễn Trãi), Nxb Văn học, Hà Nội.
26. Mấy vấn đề về sự nghiệp và thơ văn Nguyễn Trãi: nhân kỉ niệm 520 năm
ngày Nguyễn Trãi mất (1963), Nxb Khoa học, Hà Nội
27. Bùi Văn Nguyên (1984), Văn chương Nguyễn Trãi, Nxb Đại học và
trung cấp chuyên nghiệp, Hà Nội
28. Lê Văn Quán, “Lại bàn về tam giáo đồng nguyên”, Tạp chí Hán Nôm, số
3, tr. 15 – 21.
29. Trương Hữu Quýnh (cb), (1999), Đại cương lịch sử Việt Nam, t1, Nxb
Giáo dục.
30. Nguyễn Hữu Sơn (2001), Nguyễn Trãi về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
31. Sáu trăm năm sinh Nguyễn Trãi (1980), Nxb thành phố mới hội nhà văn
Việt Nam, Hà Nội.
32. Lê Sỹ Thắng (1997), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, t2, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
33. Nguyễn Trãi (1976), Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb Khoa hoc xã hội, Hà
Nội.
34. Nguyễn Tài Thư (cb), (1989), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
35. Nguyễn Tài Thư (1993), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, t1, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
36. Nguyễn Tài Thư (1999), “Tam giáo đồng nguyên – hiện tượng tư tưởng
chung của các nước Đông Nam Á”, Tạp chí Hán Nôm, số 3, tr. 11 – 17.


10


37. Nguyễn Đăng Thục (1997), Lịch sử tư tưởng triết học phương Đông, t1,
Nxb thành phố Hồ Chí Minh.
38. Nguyễn Đăng Thục (1997), Lịch sử tư tưởng triết học phương Đông, t2,
Nxb thành phố Hồ Chí Minh.
39. Trình Di, Trình Hạo, Nhị trình di thư, quyển 2
40. Khổng Tử (Nguyễn Đức Lân dịch) (1998), Tứ thư tập chú, Trung dung,
c. 24, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
41. Tuân Tử (Nguyễn Hiến Lê dịch) (1992), Tuân Tử, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội
42. Từ điển Triết học Nga (chủ biên: Rodentan) (1976), Nxb Sự thật 1976.
43. Trường Đại học Quốc gia Lômônôxốp (Trần Nguyên Việt dịch) (2004),
Triết học, hỏi và đáp, Nxb Đà Nẵng 2004
44. Trần Nguyên Việt (2002), Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi trong
“Quân trung từ mệnh tập”, Tạp chí Triết học, số 8.
45. Trần Nguyên Việt (2005), “Mối quan hệ tam giáo trong tư tưởng
Nguyễn Trãi”, Tạp chí Triết học, số 7 (170), tr. 23 – 29.
46. Trần Nguyên Việt (2007), “Về quyết định của Nguyễn Trãi trong quan
hệ với Thiền Phật giáo”, Tạp chí Triết học, số 9 (195), tr. 35 – 39.
47. Trần Quốc Vượng (1960), Việt Sử Lược, NXB Văn – Sử - Địa, Hà Nội
48. Viện Khoa học xã hội Việt Nam - Viện triết học (1993), Lịch sử tư tưởng
Việt Nam , Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tập1.
49. Viện văn học (1977), Thơ văn Lý – Trần (t1), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
50. Viện văn học (1989), Thơ văn Lý – Trần (t2), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
51. Viện văn học (1978), Thơ văn Lý – Trần, t3, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

11



52. Viện văn học (1980), Trên đường tìm hiểu sự nghiệp thơ văn Nguyễn
Trãi, Nxb văn học, Hà Nội.
53. Viện văn học Việt Nam (1980), Nguyễn Trãi – khí phách và tinh hoa của
dân tộc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
54. Viện Sử học (1980), Nguyễn Trãi thân thế và sự nghiệp, Nxb Khoa học
xã hội Hà Nội.
55. Nguyễn Văn Vịnh (2002)“Thế giới quan trong triết học Trung Quốc cổ đại”.
56. Viện Văn học (1981), Văn học Việt Nam, trên chặng đường chống phong
kiến Trung Quốc xâm lược., NXB KHXH, Hà Nội.

12



×