Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tích hợp các nội dung kiến thức sinh học chuyên khoa vào dạy học phần sinh thái học sinh học 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.37 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐỖ THỊ THU

TÍCH HỢP CÁC NỘI DUNG KIẾN THỨC
SINH HỌC CHUYÊN KHOA VÀO DẠY HỌC
PHẦN SINH THÁI HỌC - SINH HỌC 12

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
BỘ MÔN SINH HỌC
Mã số: 60.14.01.11

HÀ NỘI – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐỖ THỊ THU

TÍCH HỢP CÁC NỘI DUNG KIẾN THỨC
SINH HỌC CHUYÊN KHOA VÀO DẠY HỌC
PHẦN SINH THÁI HỌC - SINH HỌC 12

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
BỘ MÔN SINH HỌC
Mã số: 60.14.01.11


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thế Hƣng

HÀ NỘI – 2014


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................ Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................... Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC ........................................................................................................ 1
DANH MỤC CÁC BẢNG............................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................. Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 3
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 4
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ............................................................. 4
5. Vấn đề nghiên cứu........................................................................................ 4
6. Giả thuyết khoa học ..................................................................................... 4
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 5
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...................................................................... 5
9. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 5
10. Cấu trúc của luận văn ................................................................................. 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................ 7
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................... 7
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về dạy học tích hợp trên thế giới ........................ 7
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về dạy học tích hợp trong nước .......................... 7
1.2. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 9
1.2.1. Tổng quan về tích hợp và dạy học tích hợp ........................................... 9
1.2.2. Định nghĩa sinh học chuyên khoa ........ Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Cơ sở về mối liên hệ giữa Sinh thái học và các chuyên khoa khác của

Sinh học .......................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Phân tích cấu trúc phần Sinh thái học, Sinh học 12 Trung học phổ
thông ............................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3. Cơ sở thực tiễn ........................................ Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Thực trạng dạy học Sinh học 12 nói chung và dạy học phần Sinh thái
học nói riêng trong nhà trường phổ thông..... Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Tình hình dạy học phần Sinh thái học - Sinh học 12 theo hướng tích
hợp các chuyên khoa khác của Sinh học........ Error! Bookmark not defined.
1.3.3 Một số khó khăn khi áp dụng phương pháp dạy học tích hợp ....... Error!
Bookmark not defined.
1.4. Kết luận về cơ sở lý luận và thực tiễn ..... Error! Bookmark not defined.

1


CHƢƠNG 2: TÍCH HỢP CÁC NỘI DUNG KIẾN THỨC SINH HỌC
CHUYÊN KHOA VÀO DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC - SINH HỌC
12 .................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Ý nghĩa của việc tích hợp kiến thức các chuyên khoa của Sinh học vào
dạy học phần Sinh thái học ............................ Error! Bookmark not defined.
2.2. Các nguyên tắc tích hợp trong dạy học phần Sinh thái học ............. Error!
Bookmark not defined.
2.3. Các bƣớc tích hợp kiến thức trong bài giảng Sinh học . Error! Bookmark
not defined.
2.4. Xác định nội dung tích hợp ..................... Error! Bookmark not defined.
2.5. Bố cục một bài giảng thiết kế theo phƣơng pháp tích hợp kiến thức
chuyên khoa Sinh học trong dạy học ............. Error! Bookmark not defined.
2.6. Vận dụng quan điểm dạy học tích hợp kiến thức Sinh học chuyên khoa
vào dạy học phần Sinh thái học, Sinh học 12 Trung học phổ thông ...... Error!
Bookmark not defined.

2.6.1. Ví dụ 1: Sử dụng kiến thức tiến hóa vào dạy học bài 35 “Môi trường và
các nhân tố sinh thái” .................................... Error! Bookmark not defined.
2.6.2. Ví dụ 2: Sử dụng kiến thức tiến hóa vào dạy học nội dung “Quần thể
sinh vật và quá trình hình thành quần thể” ... Error! Bookmark not defined.
2.6.3. Ví dụ 3: Sử dụng kiến thức tiến hóa vào dạy học nội dung “Tỉ lệ giới
tính” trong bài “Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật”............. Error!
Bookmark not defined.
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ......................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................ Error! Bookmark not defined.
3.2. Nội dung thực nghiệm ............................. Error! Bookmark not defined.
3.3. Phƣơng pháp tiến hành ............................ Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Phương pháp chọn trường lớp ............. Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Phương pháp bố trí thực nghiệm ......... Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Phương pháp triển khai thực nghiệm... Error! Bookmark not defined.
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu.................... Error! Bookmark not defined.
3.4. Kết quả nghiên cứu ................................. Error! Bookmark not defined.
3.4.1. Kết quả nghiên cứu định tính ............... Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng ............ Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Kết luận về kết quả thực nghiệm .......... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................ Error! Bookmark not defined.
1. Kết luận ...................................................... Error! Bookmark not defined.
2. Khuyến nghị ............................................... Error! Bookmark not defined.

2


TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 10
PHỤ LỤC ....................................................... Error! Bookmark not defined.

3



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ ƣu điểm của dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp là một quan điểm dạy học hiện đại đang đƣợc quan tâm
nghiên cứu và áp dụng vào nhà trƣờng ở nhiều nƣớc trên thế giới và ở Việt
Nam trong những năm gần đây. Qua việc dạy học tích hợp giúp học sinh đƣợc
rèn luyện thói quen tƣ duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống và lôgic.
Qua đó, học sinh cũng thấy đƣợc mối quan hệ biện chứng giữa các kiến thức
đƣợc học trong chƣơng trình.
1.2. Xuất phát từ đặc điểm môn Sinh học
Chƣơng trình Sinh học 12, Trung học phổ thông thể hiện mối liên hệ mật
thiết về kiến thức giữa các vấn đề, các phân môn trong Sinh học nhƣ giữa Tế
bào học, Sinh lý học, Di truyền học, Tiến hóa và Sinh thái học. Sinh thái học
là phân môn của Sinh học đƣợc tổng hợp từ nhiều nội dung khác, đặc biệt là
các kiến thức chuyên khoa. Vì vậy, sử dụng quan điểm tích hợp trong dạy học
phần Sinh thái học là một tất yếu khách quan.
1.3. Xuất phát từ cấu trúc chƣơng trình Sinh học phổ thông
Ở chƣơng trình Sinh học phổ thông, phần Sinh thái học là nội dung đƣợc
dạy cuối cùng của chƣơng trình mỗi cấp. Việc tích hợp nội dung những phân
môn khác vào dạy học phần Sinh thái học sẽ giúp học sinh hiểu đƣợc sâu sắc
kiến thức mới, đồng thời có thể củng cố, khắc sâu kiến thức cũ và rèn luyện
một số kỹ năng học tập (nhƣ phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa...).
Với những lí do nhƣ trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Tích hợp các nội
dung kiến thức sinh học chuyên khoa vào dạy học phần Sinh thái học Sinh học 12”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các nội dung và hình thức tổ chức dạy học phần Sinh thái
học - Sinh học 12 Trung học phổ thông, thông qua tích hợp các kiến thức
chuyên khoa Sinh học, nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học.


4


3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về dạy học tích hợp.
- Nghiên cứu thực trạng về dạy học Sinh học 12 nói chung và phần Sinh
thái học nói riêng theo quan điểm tích hợp.
- Phân tích mối liên hệ giữa nội dung kiến thức Sinh thái học và các nội
dung chuyên khoa khác của Sinh học để xác định nội dung tích hợp.
- Tích hợp các nội dung kiến thức sinh học chuyên khoa vào dạy học
phần Sinh thái học - Sinh học 12.
- Thực nghiệm sƣ phạm để đánh giá tính hiệu quả của đề tài
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Tích hợp kiến thức các chuyên khoa của Sinh
học vào dạy học phần Sinh thái học (Sinh học 12)
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy và học Sinh học 12 Trung học
phổ thông.
5. Vấn đề nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu hai vấn đề cơ bản sau:
- Những nội dung nào trong phần Sinh thái học có thể đƣợc dạy học
thông qua việc tích hợp các phân môn khác của Sinh học để nâng cao chất
lƣợng dạy học?
- Dạy học phần Sinh thái học theo hƣớng tích hợp các kiến thức chuyên
khoa của Sinh học bằng việc sử dụng các biện pháp, phƣơng pháp và hình
thức tổ chức dạy học nào?
6. Giả thuyết khoa học
Tích hợp các kiến thức chuyên khoa của Sinh học trong dạy học phần
Sinh thái học - Sinh học 12 giúp ngƣời học hiểu rõ bản chất của các nguyên lý
và các quá trình sinh học, nâng cao năng lực hệ thống hóa kiến thức cho

ngƣời học.

5


7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu phƣơng pháp áp dụng tích hợp ở một số nội dung phần
Sinh thái học - Sinh học 12.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa lý luận: Làm sáng tỏ cơ sở khoa học của dạy học Sinh học
theo hƣớng tích hợp các kiến thức chuyên khoa.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Xây dựng đƣợc một số nguyên tắc dạy học phần Sinh thái học - Sinh học
12 theo hƣớng tích hợp kiến thức chuyên khoa của Sinh học.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên về dạy học
tích hợp.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, hệ thống hóa cơ sở
lý luận về dạy học tích hợp.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Điều tra khảo sát thực tế việc dạy học phần Sinh thái học - Sinh học 12
nói chung và tích hợp kiến thức các chuyên khoa của Sinh học nói riêng thông
qua phỏng vấn, dự giờ, thăm lớp ở một số trƣờng Trung học phổ thông.
+ Quan sát, điều tra - khảo sát bằng phiếu hỏi, tổng kết kinh nghiệm, tiến
hành soạn và dạy song song một số bài thực nghiệm và đối chứng trong phần
Sinh vật và môi trƣờng (Sinh học 12).
- Nhóm phương pháp xử lý thông tin: Sử dụng phƣơng pháp toán học
thống kê trên cơ sở phân tích, so sánh các kết quả kiểm tra, đánh giá của
ngƣời học giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, từ đó rút ra kết luận về tính
hiệu quả của đề tài.


6


10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn dự kiến đƣợc trình bày theo 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chƣơng 2: Tích hợp các nội dung kiến thức sinh học chuyên khoa vào dạy
học phần Sinh thái học
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm

7


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về dạy học tích hợp trên thế giới
Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về dạy học các kiến
thức sinh thái học nhƣ Những cơ sở của lý luận dạy học của B.P. Êxipôp
(1971) [20], Ðại cương về phương pháp dạy học sinh học của tác giả
N.M. Veczilin N.M (1976). [24], hay Chương trình giảng dạy tích hợp và
nguyên lí của sự nhận thức của J. Beane (1995) [18]; tác giả X. Roegiers với
công trình Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực
ở nhà trường (1996), [23]. Tác phẩm Hướng tới một chương trình giảng dạy
tích hợp của W.G. Wraga (2009) [27].
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng việc tích hợp trong dạy học đã và đang thu
hút sự quan tâm của không ít nhà sƣ phạm trên thế giới.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về dạy học tích hợp trong nước

Ở Việt Nam đã có những tài liệu nghiên cứu vận dụng quan điểm tích
hợp trong dạy học.
Trong đề tài Dạy học tích hợp, tác giả Trần Bá Hoành (1993) đƣa ra
một số khái niệm nền tảng về sƣ phạm tích hợp, các quan điểm và mục tiêu
của sƣ phạm tích hợp, điều kiện và triển vọng để triển khai dạy học theo
hƣớng tích hợp ở trƣờng phổ thông tại Việt Nam. [7]
Lê Trọng Sơn (1999), với đề tài Vận dụng tích hợp giáo dục dân số qua
dạy học giải phẫu người ở lớp 9 phổ thông THCS. Theo tác giả, giáo dục dân
số đƣợc lồng ghép vào môn Giải phẫu sinh lý ngƣời là thích hợp nhất cả ở độ
tuổi của học sinh cũng nhƣ nội dung môn học. Ông đã chỉ ra mối quan hệ
giữa những tri thức giải phẫu con ngƣời và tri thức dân số từ đó vận dụng
quan điểm tích hợp để lồng ghép các kiến thức dân số cần thiết vào các bài
học có liên quan. Đó chính là bản chất của giáo dục tích hợp. [14]

8


Nguyễn Phúc Chính và Trần Thị Mai Lan (2009), lại đề cập đến Tích
hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học vi sinh vật học (Sinh học 10). Việc
tích hợp giáo dục hƣớng nghiệp trong các môn học ở trƣờng phổ thông sẽ đạt
đƣợc mục tiêu kép vừa nâng cao chất lƣợng dạy học môn học, vừa góp phần
giúp HS định hƣớng nghề nghiệp sau này. Các tác giả đã nghiên cứu nội dung
của phần Vi Sinh Vật học lớp 10, từ đó đƣa ra một số nguyên tắc và biện pháp
tích hợp giáo dục hƣớng nghiệp trong dạy học vi sinh vật. [3]
Tài liệu “Phƣơng pháp dạy học Sinh học ở trƣờng Trung học phổ
thông” của tác giả Nguyễn Thế Hƣng (2012) đã nêu rõ một số quan điểm và
phƣơng pháp dạy học hiện đại, trong đó có dạy học tích hợp. [8]
Đối với các nhà trƣờng sƣ phạm, việc vận dụng quan điểm tích hợp
trong quá trình đào tạo giáo viên cũng đang là vấn đề nhận đƣợc sự quan tâm
của rất nhiều những nhà nghiên cứu. Có thể kể ra một số công trình tiêu biểu:

Đinh Quang Báo (2003), với công trình Cơ sở lý luận của việc đào tạo tích
hợp khoa học cơ bản và phương pháp dạy học bộ môn ở các trường sư phạm
[1]; Lê Đức Ngọc (2005), với đề tài Xây dựng chương trình đào tạo giáo viên
dạy tích hợp các môn tự nhiên, các môn xã hội – nhân văn và các môn công
nghệ [12]; Nguyễn Đăng Trung (2003), với đề tài Vận dụng quan điểm tích
hợp trong quá trình dạy học môn giáo dục học trong nhà trường sư phạm.
[16]
Nhƣ vậy, việc dạy học tích hợp đã và đang thu hút sự quan tâm của
không ít những nhà sƣ phạm ở Việt Nam. Những tác phẩm đó đã góp phần
khẳng định dạy học theo quan điểm tích hợp là tất yếu và cần thiết trong nhà
trƣờng hiện nay.

9


1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Tổng quan về tích hợp và dạy học tích hợp
1.2.1.1. Khái niệm về tích hợp
Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (2009) thì “Tích hợp là
lắp ráp, nối kết các thành phần của một hệ thống để tạo nên một hệ thống
đồng bộ”. [13]
Theo Từ điển Giáo dục học, “Tích hợp là hành động liên kết các đối
tƣợng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực
khác nhau trong cùng một kế hoạch giảng dạy”. [5]
Theo Dƣơng Tiến Sỹ và Nguyễn Phúc Chỉnh đều cho rằng “Tích hợp là
sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức, khái niệm thuộc các
môn học khác nhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối
liên hệ về lí luận và thực tiễn đƣợc đề cập trong các môn học đó”. [2], [15]
Theo Phạm Văn Lập: “Tích hợp có nghĩa là những kiến thức, kỹ năng
học đƣợc ở môn học này, phần này của môn học đƣợc sử dụng nhƣ những

công cụ để nghiên cứu học tập trong môn học khác, trong các phần khác của
cùng một môn học”. [11]
Trong luận văn này, tích hợp đƣợc giới hạn trong việc sử dụng những
kiến thức, kỹ năng học đƣợc ở môn học khác hoặc phần khác của cùng một
môn học để làm công cụ nghiên cứu học tập, tạo thành một nội dung thống
nhất.
1.2.1.2. Khái niệm về dạy học tích hợp
Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, các khoa học tự nhiên đã nghiên cứu
giới tự nhiên theo tƣ duy phân tích, mỗi khoa học tự nhiên nghiên cứu một
dạng vật chất, một hình thức vận động của vật chất trong tự nhiên. Tuy nhiên,
bản thân giới tự nhiên là một thể thống nhất. Vì vậy, sang thế kỷ XX đã xuất
hiện những khoa học liên ngành, gian ngành, hình thành những tri thức đa
ngành, liên ngành. Các khoa học tự nhiên đã chuyển từ tiếp cận “phân tích cấu trúc” sang tiếp cận “tổng hợp - hệ thống”. Sự thống nhất của tƣ duy phân

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Quang Báo (2003), Cơ sở lí luận của việc đào tạo tích hợp khoa học
cơ bản và phương pháp dạy học bộ môn ở các trường sư phạm. Kỷ yếu 60
năm ngành sƣ phạm Việt Nam, Nxb Đại học Sƣ phạm.
2. Nguyễn Phúc Chỉnh (2012), Tích hợp trong dạy học sinh học. Nxb Đại
học Thái Nguyên, Thái Nguyên.
3. Nguyễn Phúc Chỉnh và Trần Thị Mai Lan (2009), “Tích hợp giáo dục
hƣớng nghiệp trong dạy học vi sinh vật học (Sinh học 10)”, Tạp chí Khoa
học công nghệ (206), tr. 44-46.
4. Nguyễn Minh Công, Vũ Đức Lƣu, Lê Đình Trung (2003), Bài tập di
truyền. Nxb Giáo dục.
5. Bùi Hiền và cộng sự (2011), Từ điển giáo dục học. Nxb từ điển bách khoa.
6. Đào Hữu Hồ (2008), Xác suất thống kê. Nxb Giáo dục.

7. Trần Bá Hoành (2003), Dạy học tích hợp. Kỷ yếu 60 năm ngành Sư phạm
Việt Nam, Nxb ĐH Sƣ phạm Hà Nội.
8. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới PPDH, chương trình và sách giáo khoa.
Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.
9. Ngô Văn Hƣng, Lê Hồng Điệp, Nguyễn Thị Hồng Liên (2009), Hướng
dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ
thông. Nxb Giáo dục.
10. Nguyễn Thế Hƣng (2012), Phương pháp dạy học Sinh học ở trường trung
học phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Phạm Văn Lập (2007), Bài giảng phương pháp dạy học Sinh học ở
trường THPT. Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Sƣ phạm.
12. Lê Đức Ngọc (2005), Xây dựng chương trình đào tạo giáo viên dạy tích
hợp các môn tự nhiên, các môn xã hội – nhân văn và các môn công nghệ.
Kỷ yếu Mục tiêu đào tạo và Mô hình đại học sƣ phạm Việt Nam trong giai
đoạn mới, tr. 72 – 76.
13. Hoàng Phê (2009), Từ điển Tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng.
14. Lê Trọng Sơn (1999), “Vận dụng tích hợp giáo dục dân số qua dạy học
giải phẫu ngƣời ở lớp 9 phổ thông THCS”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục
(7/1999), tr. 24-28.
15. Dƣơng Tiến Sỹ (2001), “Giảng dạy tích hợp các khoa học nhằm nâng cao
chất lƣợng giáo dục và đào tạo”, Tạp chí Giáo dục (9/2001), tr. 27-29.
16. Nguyễn Đăng Trung (2003), Vận dụng quan điểm tích hợp trong quá
trình dạy học môn giáo dục học trong nhà trường sư phạm. Kỷ yếu 60 năm
ngành Sƣ phạm Việt Nam, Nxb Đại học Sƣ phạm Hà Nội.

11


17. UNESCO (2011), Một công cụ học tập – Giảng dạy đa quan điểm phục vụ
cho giáo dục vì sự phát triển bền vững. Nxb Hà Nội.

18. J. Beane (1995), “Curriculum Integration and the Disciplines of
knowledge”, Phi DeltaKappan (76 April), tr. 616-622.
19. Council (2008), Integrated approaches to teaching and learning in the
senior seconday school. WACE.
20. B.P Êxipôp (1971), Những cơ sở của lý luận dạy học, tập 1, Nguyễn Ngọc
Quang và Phan Huy Bính dịch. Nxb Giáo dục.
21. Jean - Marc Denomme & Madeleine Roy (2000), Tiến tới một sư phạm
tương tác. Nxb Thanh niên.
22. F. L. Loeep (1999), Models of curriculum integration, The journal of
Technology studies. Summer Volume.
23. X. Roegiers (1996), Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển
các năng lực ở nhà trường, biên dịch Đào Ngọc Quang, Nguyễn Ngọc Nhị.
Nxb Giáo dục.
24. Veczilin (1976), Ðại cương về phương pháp dạy học sinh học, tập 1, Trần
Bá Hoành dịch. Nxb Giáo dục.
25. G. Venville, & V. Dawson (2004), “Integration of science with other
learning areas - the Art of Teaching Science”, Crows Nest, New South
Wales, Australia: Allen & Unwin, tr. 146-161.
26. D.C. Virtue, J. L. Wilson, & N. Ingram (2009), “In overcoming
obstacles to curriculum integration, less can be more”, Middle school
Journal, 40 (3), tr. 4-11.
27. W.G. Wraga (2009), “Toward a connected core curriculum”, Educational
Horizon, 87 (2), tr. 88-96.

12



×