Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ 11 nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập của học sinh yếu kém

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.07 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

VŨ TIẾN HƢNG

TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG
HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC CHƢƠNG ANĐEHIT – XETON VÀ
AXIT CACBOXYLIC HÓA HỌC 11 NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ
VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH YẾU KÉM

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC

Hà Nội – 2014

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

VŨ TIẾN HƢNG

TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG
HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC CHƢƠNG ANĐEHIT – XETON VÀ
AXIT CACBOXYLIC HÓA HỌC 11 NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ
VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH YẾU KÉM

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC
Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Hóa học
Mã số: 60140111


Cán bộ hƣớng dẫn: PGS. TS. TRẦN TRUNG NINH

Hà Nội - 2014

ii


MỤC LỤC
Lời mở đầu ......................................................................................................... i
Danh mục các từ viết tắt.................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các bảng ........................................................................................... v
Danh mục các biểu đồ ...................................................................................... vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................ 6
1.1. Đổi mới phương pháp dạy học ................................................................... 6
1.1.1. Đổi mới phương pháp dạy học trên thế giới và Việt Nam ..................... 6
1.1.2. Một số định hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học .................. 7
1.2. Dạy học phân hóa ....................................................................................... 9
1.2.1. Khái niệm dạy học phân hóa ................................................................... 9
1.2.2. Quy trình dạy học phân hóa .................................................................... 9
1.2.3 Ưu, nhược điểm về dạy học phân hóa trong trường phổ thông ............. 11
1.3. Bài tập hóa học ......................................................................................... 12
1.3.1 Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học trong giảng dạy hóa học ........... 12
1.3.2. Cách sử dụng bài tập hóa học trong dạy học ....................................... 13
1.4. Những biểu hiện, nguyên nhân và biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém
môn Hóa học ................................................................................................... 14
1.4.1. Những biểu hiện của HS yếu kém trong học tập môn Hóa học ........... 14
1.4.2. Nguyên nhân yếu kém của học sinh trong học tập hóa học ở các trường
trung học phổ thông ........................................................................................ 14

1.4.3 Một số biện pháp để giúp đỡ học sinh yếu kém .................................... 15
1.5. Thực trạng học sinh yếu kém môn Hóa học tại Hải Phòng ..................... 19
1.5.1. Thực trạng học sinh yếu kém môn Hóa học ( số liệu điều tra ) ............ 19
1.5.2. Kết quả điều tra ..................................................................................... 19
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 22
Chƣơng 2: TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG
BÀI TẬP HÓA HỌC CHƢƠNG ANĐEHIT-XETON VÀ AXIT
CACBOXYLIC HÓA HỌC 11 NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ VÀ
KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH YẾU KÉM ................................ 23
iii


2.1 Cấu trúc chương anđehit-xeton và axit cacboxylic hóa học 11 ................ 23
2.1.1. Vị trí, nội dung kiến thức chương anđehit – xeton và axit cacboxylic
hóa học 11 ....................................................................................................... 23
2.1.2 Mục tiêu, cấu trúc chương anđehit – xeton và axit cacboxylic ............. 23
2.2. Một số nguyên tắc khi xây dựng và sử dụng bài tập hóa học .................. 25
2.3. Quy trình lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập Hóa học anđehit- xeton
và axit cacboxylic hóa học 11 ......................................................................... 26
2.4. Xây dựng hệ thống bài tập chương anđehit- xeton và axitcacboxylic để
nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho HS................................................27
2.4.1. Hệ thống bài tập bổ sung kiến thức....................................................... 28
2.4.2. Hệ thống bài tập củng cố kiến thức....................................................... 32
2.4.3. Hệ thống bài tập dạng biết .................................................................... 35
2.4.4 Hệ thống bài tập dạng hiểu .................................................................... 38
2.4.5 Hệ thống bài tập dạng vận dụng............................................................. 42
2.4.6. Thiết kế một số bài giảng và đề kiểm tra hóa học theo hướng hoạt động
hóa nhằm giúp đỡ học sinh yếu kém. ............................................................. 46
2.4.7 Xây dựng và sử dụng bài tập hóa học để thiết kế các trò chơi tạo hứng
thú trong dạy học Hóa học ............................................................................. 76

Tiểu kết chương 2............................................................................................ 84
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .................................................... 85
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm ........................................................ 85
3.2. Kế hoạch và phạm vi thực nghiệm .......................................................... 85
3.3. Qúa trình thực hiện................................................................................... 86
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm ................................................................. 87
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 101
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 103

iv


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong công cuộc đổi mới đất nước với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, tiến tới dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh,
con người được coi là nhân tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển
nhanh, hiệu quả và bền vững. Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cần phải
có sự chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã nêu: “ Đổi mới căn bản, toàn
diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa,
dân chủ hóa và hội nhập quốc tế,...” Sự đổi mới của GD nhằm tạo ra những
con người toàn diện có năng lực, phẩm chất đạo đức, có sức khoẻ, có tri thức
và năng động sáng tạo. Trong đó, đổi mới PPDH được hiểu là tổ chức các
hoạt động học tập chủ động, sáng tạo cho người học, từ đó khơi dậy và thúc
đẩy lòng say mê, phát triển nhu cầu tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh trong tự
thân của người học, phát huy khả năng tự học của họ.
Hoá học là môn khoa học thực nghiệm và lí thuyết, cung cấp cho học

sinh những tri thức hóa học phổ thông tương đối hoàn chỉnh về các chất, sự
biến đổi các chất, mối liên hệ giữa công nghệ hóa học, môi trường và con
người. Để học tốt môn Hoá học, bên cạnh việc nắm vững lý thuyết, học sinh
còn phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo kiến thức đã thu được thông qua
hoạt động thực nghiệm, thực hành và giải bài tập. Việc giải bài tập hoá học
không chỉ củng cố nâng cao kiến thức, vận dụng kiến thức mà còn là phương
tiện để HS tìm tòi, hình thành kiến thức mới.
Từ thực tế công tác ở vùng nông thôn, tôi nhận thấy nhận thức của các
em còn nhiều hạn chế, các em chủ yếu là con nhà nghèo, ý thức tự học, tự rèn
luyện rất ít, điều kiện học tập còn nhiều thiếu thốn, do đó, lượng học sinh yếu
kém còn nhiều. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp tôi luôn băn khoăn là làm
thế nào để nâng cao khả năng nhận thức cho học sinh yếu kém khi dạy học
môn Hoá học?
1


Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu:
“Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học chương
anđehit – xeton và axit cacboxylic Hóa học 11 nhằm nâng cao hứng thú và
kết quả học tập của học sinh yếu kém”
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đã có một số luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành hóa học nghiên
cứu ở các khía cạnh, mức độ khác nhau đưa ra để khắc phục tình trạng học
sinh yếu, kém như:
“Những biện pháp giúp học sinh yếu kém đạt được yêu cầu và có kết
quả cao hơn trong học tập môn Hoá học ở các trường Trung học phổ thông
các tỉnh miền núi phía Bắc”. ThS.Trịnh Văn Thịnh, 2005, ĐHSP Hà Nội.
“Nâng cao khả năng nhận thức và tư duy của học sinh Trung học phổ
thông qua hệ thống bài tập hoá vô cơ 11 chương trình cơ bản”. Tác giả Trần
Thị Hải Yến, 2011, Đại học Giáo dục - ĐHQG.

“Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách
quan phần este, lipit và cacbohiđrat, hóa học lớp 12 nâng cao nhằm nâng cao
năng lực nhận thức cho học sinh trung học phổ thông”. Tác giả Lê Thu Hòa,
2012, Đại học Giáo dục - ĐHQG.
“Nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh yếu kém thông qua dạy học
phần Hóa học vô cơ lớp 11 Trung học phổ thông”. Tác giả Hoàng Sơn Hải,
2012, Đại học Giáo dục - ĐHQG.
“Lựa chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hoá học chương
cacbohiđrat hoá học 12 cho học sinh yếu kém tại trường Trung học phổ thông Lê
Quý Đôn - Yên Bái”. Tác giả Nguyễn Thanh Hải, 2013, Đại học Giáo dục - ĐHQG
Tuy nhiên, chưa có tác giả nào nghiên cứu bồi dưỡng học sinh yếu kém
phần hóa học hữu cơ 11 chương anđehit - xeton và axit cacboxylic.
3. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của đề tài nhằm nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp cơ

2


bản giúp đỡ HS yếu kém để HS đạt yêu cầu và có kết quả cao hơn, giảm tỉ lệ
HS yếu kém thông qua việc sử dụng BTHH chương anđehit - xeton và axit
cacboxylic từ đó nâng cao chất lượng dạy và học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu đặc điểm của học sinh yếu, kém môn Hóa học
- Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất một số biện pháp giúp đỡ đối tượng
HS yếu, kém môn Hóa học ở trường THPT.
- Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng bài tập hóa học chương anđehit xeton và axit cacboxylic Hóa học lớp 11 nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho
HS yếu kém môn HH. Hướng dẫn HS sử dụng HTBT đã xây dựng một cách
hợp lí, hiệu quả.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá chất lượng, hiệu quả của hệ thống
bài tập hóa học đã xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho HS yếu kém

môn Hóa học.
5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
5.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học hóa học ở trường Trung học phổ thông Việt Nam.
5.2. Đối tượng nghiên cứu
Dạy và học hoá học đối với đối tượng học sinh yếu, kém môn Hoá học
ở các trường Trung học phổ thông.
Hệ thống bài tập chương anđehit - xeton và axit cacboxylic nhằm khắc
phục tình trạng HS yếu kém trong dạy học.
6. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Nội dung và phương pháp sử dụng bài tập hóa
học về phần anđehit - xeton và axit cacboxylic- hóa học lớp 11 trong dạy học.
Phạm vi về đối tượng: Đối tượng thực nghiệm sư phạm là học sinh lớp
11 trường THPT Lý Thường Kiệt, THPT Thủy Sơn - TP Hải Phòng.
7. Giả thuyết khoa học

3


Với HS yếu, kém nếu lựa cho ̣n, xây dựng và sử du ̣ng h ợp lý hệ thố ng
bài tập chương anđehit - xeton và axit cacboxylic sẽ góp phần nâng cao hi ệu
quả dạy và học hóa học ở trường THPT.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tài liệu về chính sách của Đảng và
chính phủ về GD, lý luận DH nói chung và DH HH nói riêng.
8.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Điều tra - khảo sát thực trạng HS yếu, kém và phương pháp thực
nghiệm sư phạm.
- Dự giờ đồng nghệp.
- Phỏng vấn, trò chuyện, trao đổi kinh nghiệm với các giáo viên tại

các trường THPT trên địa bàn Huyện Thủy Nguyên
- Thực nghiệm sư phạm.
8.3 Phương pháp xử lý thống kê các số liệu thực nghiệm
Các số liệu thực nghiệm thu được sẽ được xử lý thống kê để kiểm
nghiệm sự đúng đắn của giả thuyết khoa học, cũng như quy mô ảnh hưởng
của nghiên cứu.
9. Những đóng góp mới của đề tài
- Xây dựng, lựa chọn hệ thống bài tập HH chương anđehit - xeton và
axit cacboxylic bám sát chuẩn chương trình tài liệu giáo khoa môn Hóa học
lớp 11, tăng cường tính thực tiễn nhằm nâng cao hứng thú học tập cho HS
yếu, kém.
- Hướng dẫn sử dụng hệ thống bài tập để góp phần làm giảm tỷ lệ HS
yếu kém trong học tập môn Hóa học ở các THPT.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tuyển chọn, xây dựng và sử
dụng hệ thống bài tập để bồi dưỡng học sinh yếu, kém.

4


Chƣơng 2: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hoá học
chương anđehit - xeton và axit cacboxylic hóa học 11 nhằm nâng cao hứng
thú và kết quả học tập của học sinh yếu kém.
Chƣơng 3: Thực nghiệm sư phạm.

5


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Thị Thuận An (2007), Đổi mới phương pháp dạy học ở THPT. Bộ
Giáo dục và Đào tạo: Dự án phát triển giáo dục THPT - Trường ĐHSP Huế.
2. Ngô Ngọc An (2011), Hóa học cơ bản và nâng cao 11.Nxb Đại học
Sư phạm.
3. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa
học kĩ thuật.
4. Cao Cự Giác (2010), Bài tập lí thuyết và thực nghiệm, tập 2 - Hoá học
hữu cơ. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
5. Phạm Minh Hạc - Lê Khanh - Trần Trọng Thủy (1998), Tâm lý học tập 1.
Nxb Giáo dục.
6. Hoàng Sơn Hải, 2012, “Nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh yếu kém
thông qua dạy học phần Hóa học vô cơ lớp 11 trung học phổ thông”. Luận
văn thạc sĩ - Đại học Giáo dục - ĐHQG Hà Nội.
7. Nguyễn Thanh Hải, 2013, “Lựa chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài
tập hoá học chương cacbohiđrat hoá học 12 cho học sinh yếu kém tại
trường THPT Lê Quý Đôn - Yên Bái”. Luận văn thạc sĩ - Đại học Giáo
dục- ĐHQG Hà Nội
8. Lê Thu Hòa, 2012, “Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi
trắc nghiệm khách quan phần este, lipit và cacbohiđrat, hóa học lớp 12
nâng cao nhằm nâng cao năng lực nhận thức cho học sinh trung học phổ
thông”. Luận văn thạc sĩ - Đại học Giáo dục - ĐHQG Hà Nội.
9. Phạm Sỹ Lựu (2010), Bài tập và phương pháp giả bài tập Hóa học hữu cơ
11. Nxb ĐHQG Hà Nội.
10.Lê Đình Nguyên - Hoàng Tuấn Bửu (2009), 500 bài tập Hóa học
11.Nxb ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh.

6


11.Nguyễn Thị Sửu - Đặng Thị Oanh (2007), Giảng dạy các chương mục

quan trọng của Hoá học phổ thông, Đaị học Sư phạm Hà Nội (Chuyên đề
cao học - chuyên ngành LL & PPDH Hoá học)
12. Nguyễn Thị Sửu - Trần Trung Ninh - Nguyễn Thị Kim Thành (2009),
Trắc nghiệm chọn lọc Hoá học THPT, Nxb Giáo dục.
13. Trịnh Văn Thịnh, 2005, “Những biện pháp giúp học sinh yếu kém đạt
được yêu cầu và có kết quả cao hơn trong học tập môn Hoá học ở các
trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc”. Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.
14. Nguyễn Xuân Trƣờng (2008), Bài tập trắc nghiệm hóa học 11. Nxb Giáo dục.
15.Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Khắc Công, Đỗ Mai Luận (2008), Kiểm tra
đánh giá thường xuyên và định kì môn hóa học lớp 11. Nxb Giáo dục.
16. Phạm Viết Vƣợng (2000), Giáo dục học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
17. Lê Thanh Xuân (2002), Bài tập Hoá học vô cơ 11. Nxb trẻ TP Hồ Chí Minh.
18.Trần Thị Hải Yến, 2011, “Nâng cao khả năng nhận thức và tư duy của
học sinh THPT qua hệ thống bài tập hoá vô cơ 11 chương trình cơ bản”.
Luận văn thạc sĩ, Đại học Giáo dục - ĐHQG Hà Nội.

7



×