Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương những định luật cơ bản của dòng điện không đổi nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên vật lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.13 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRẦN KIÊN CƢỜNG

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP VÀ HƢỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG
GIẢI BÀI TẬP CHƢƠNG ‘‘NHỮNG ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN
CỦA DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI’’
NHẰM BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN VẬT LÝ

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM VẬT LÝ

HÀ NỘI – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRẦN KIÊN CƢỜNG

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP VÀ HƢỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG
GIẢI BÀI TẬP CHƢƠNG ‘‘NHỮNG ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN
CỦA DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI’’
NHẰM BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN VẬT LÝ

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM VẬT LÝ
CHUYÊN NGHÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
( BỘ MÔN VẬT LÝ )
MÃ SỐ: 60 14 01 11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Quang Báu



HÀ NỘI – 2014


MỤC LỤC
Lời cảm ơn… ………………………………………………………………….i
Danh mục chữ viết tắt …………...…………………………………………....ii
Mục lục…... ………………………………………………………………….iii
Danh mục bảng……………………………………………………………….vi
Danh mục sơ đồ hình vẽ…....... ……………………………………………...vii
MỞ ĐẦU…… ………………………………………………………………..1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DẠY GIẢI BÀI
TẬP VẬT LÝ PHỔ THÔNG NHẰM BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI
CHUYÊN VẬT LÝ…………………………………………………..............5
1.1. Bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên Vật lý …………………………..............5
1.1.1. Học sinh giỏi Vật lý và học sinh THPT Chuyên… ...... ……………….5
1.1.2. Giáo dục học sinh giỏi ………………………………………………….7
1.1.3. Những năng lực, phẩm chất cần có của học sinh giỏi… ………….........9
1.1.4. Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lý ... ………………......11
1.2. Dạy bài tập Vật lý trong dạy học ở trường THPT.. ..................................18
1.2.1. Khái niệm, vai trò và mục đích sử dụng của bào tập Vật lý…………...18
1.2.2. Phân loại bài tập Vật lý ……………………………………………….19
1.2.3. Phương pháp giải bài tập Vật lý . ……………………………………...22
1.2.4. Các kiểu hướng dẫn giải bài tập vật lý . ……………………………….24
1.3. Tình hình thực tế công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lý ở trường THPT
chuyên Nguyễn Trãi… ………………………………………………………25
1.3.1. Đội ngũ giáo viên Vật lý và thành tích của học sinh giỏi Vật lý ở
trường THPT chuyên Nguyễn Trãi………………………………………….25
1.3.2. Thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Vật Lý ở trường THPT
chuyên Nguyễn Trãi …………………………………………………………26

Kết luận chương 1……………………………………………………………28


CHƢƠNG 2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP VÀ HƢỚNG DẪN
HOẠT ĐỘNG GIẢI BÀI TẬP CHƢƠNG NHỮNG ĐỊNH LUẬT CƠ
BẢN CỦA DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI NHẰM BỒI DƢỠNG HỌC
SINH GIỎI CHUYÊN VẬT LÝ… ........... ………………………………...30
2.1. Nội dung kiến thức chương Những định luật cơ bản của dòng điện không
đổi……………………………………………………………………………...30
2.1.1. Cấu trúc nội dung chương Những định luật cơ bản của dòng điện không
đổi……………………………………………………………………………..30
2.1.2. Phân tích sơ lược nội dung chương Những định luật cơ bản của dòng
điện không đổi ... ……………………………………………………………..31
2.2. Mục tiêu chương “Những định luật cơ bản của dòng điện không đổi”… 35
2.2.1. Kiến thức… …………………………………………………………...35
2.1.2. Kỹ năng...................................... ...........................................................36
2.3. Phương pháp xây dựng và hướng dẫn giải bài tập chương “Những định
luật cơ bản của dòng điện không đổi”......... ....................................................36
2.3.1. Phương pháp xây dựng hệ thống bài tập chương “Những định luật cơ
bản của dòng điện không đổi”.......... ...............................................................36
2.3.2. Phương pháp hướng dẫn giải bài tập chương “Những định luật cơ bản
của dòng điện không đổi”........... ....................................................................36
2.4. Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương
“Những định luật cơ bản của dòng điện không đổi” … ……………………..38
2.4.1. Hệ thống bài tập phần” Định luật Ohm đối đoạn mạch chứa điện
trở” ……………… ………………………………………………………….38
2.4.2. Hệ thống bài tập phần “Định luật Ohm đối với toàn mạch- đối với đoạn
mạch chứa nguồn”… .........………………………………………………….48
2.4.3. Hệ thống bài tập phần “Định luật Kiếchốp”….. ……………………...56
Kết luận chương 2...... .....................................................................................63

CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................ 64
3.1. Mục đích, đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm ..................64


3.1.1. Mục đíchcủa thực nghiệm sư phạm... ..................................................64
3.1.2. Đối tượng và phương pháp của thực nghiệm sư phạm.... .....................64
3.2. Tiến hành thực nghiệm sư phạm......... .....................................................66
3.3. Kết quả và xử lý kết quả................. ..........................................................67
3.3.1. Phân tích định tính diễn biến các giờ học trong quá trình TNSP... ......67
3.3.2. Phân tích bài kiểm tra......... ...................................................................68
3.4 . Đánh gía chung về thực nghiệm sư phạm………………………………72
Kết luận chương 3…………… ……………………………………………...74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………… .... ……………………………..76
1.Kết luận……………………… ……………………………………………76
2. Kiến nghị………………… ……………………………………………….76
TÀI LIỆU THAM KHẢO…… …………………………………………....79
PHỤ LỤC........................... ............................................................................81


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đào tạo nhân tài là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của
ngành giáo dục, mà các trường chuyên là một trong những mũi nhọn tiên
phong trong quá trình đào tạo nhân tài cho đất nước. Trải qua những năm xây
dựng và phát triển, hệ thống các trường chuyên THPT đóng vai trò quan trọng
trong việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu để đào tạo các nhà khoa
học, nhà quản lý, doanh nhân giỏi.
Trong quá trình giảng dạy ở trường phổ thông nhiệm vụ phát triển tư
duy cho học sinh là nhiệm vụ rất quan trọng, đòi hỏi tiến hành đồng bộ ở các
môn, trong đó Vật lý là môn khoa học Tự Nhiên đề cập đến nhiều vấn đề của

khoa học, sẽ góp phần rèn luyện tư duy cho học sinh ở mọi góc độ đặc biệt là
qua phần giải bài tập Vật lý. Bài tập Vật lý không những có tác dụng rèn
luyện kỹ năng vận dụng, đào sâu và mở rộng kiến thức đã học một cách sinh
động, phong phú mà còn thông qua đó để ôn tập, rèn luyện một số kỹ năng
cần thiết về Vật lý, rèn luyện tính tích cực, tự lực, trí thông minh sáng tạo cho
học sinh, giúp học sinh hứng thú trong học tập. Cũng thông qua bài tập Vật lý
giáo viên kiểm tra, đánh giá việc nắm vững kiến thức và kỹ năng Vật lý của
học sinh.
Trong các lớp chuyên Vật lý THPT của nước ta hiện nay, học sinh
được luyện nhiều bài tập khó dẫn đến quen, còn nặng về tính toán đôi khi
chưa phát huy được óc quan sát, khả năng phát hiện vấn đề. Việc thực hiện
mục tiêu phát hiện, bồi dưỡng và phát triển học sinh năng khiếu chưa được
đầy đủ.
Vì các lí do trên nên tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: Xây dựng
hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương ‘‘Những định
luật cơ bản của dòng điện không đổi” nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi
chuyên vật lí. Như là một hướng đi thích hợp, hữu ích cho giáo viên trong
việc giảng dạy ở các lớp chuyên Vật lý THPT hiện nay.


2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng lý luận hiện đại, xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn
hoạt động giải bài tập chương Những định luật cơ bản của dòng điện không
đổi – Vật lý 11 nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi THPT chuyên.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu lý luận về vai trò, tác dụng, phương pháp giải bài tập Vật lý.
- Nghiên cứu nội dung kiến thức chương Những định luật cơ bản của
dòng điện không đổi – Vật lý 11 THPT.
- Lựa chọn, xây dựng hệ thống bài tập chương Những định luật cơ bản
của dòng điện không đổi Vật lý 11 THPT.

- Định hướng, xây dựng phương pháp giải bài tập và hướng dẫn hoạt
động giải bài tập chương Những định luật cơ bản của dòng điện không
đổi – Vật lý 11THPT.
- TN sư phạm để đánh giá ưu điểm, nhược điểm, tính hiệu quả của hệ
thống bài tập và phương pháp hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương
Những định luật cơ bản của dòng điện không đổi.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu : Học sinh Chuyên Lý lớp 11 THPT chuyên
Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống bài tập và quá trình giải bài tập chương
Những định luật cơ bản của dòng điện không đổi Vật lý lớp 11 THPT.
5. Vấn đề nghiên cứu
Vận dụng lý luận hiện đại, xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn
hoạt động giải bài tập chương Những định luật cơ bản của dòng điện không
đổi -Vật lý 11 nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi THPT chuyên như thế nào?
6. Giả thuyết khoa học
Xây dựng được hệ thống kiến thức lý thuyết và bài tập đa dạng, phong
phú có chất lượng kết hợp với phương pháp hướng dẫn hoạt động giải bài
tập trong dạy học; qua đó giúp học sinh nâng cao được kiến thức, rèn
luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu, chủ động và sáng tạo góp phần nâng


cao chất lượng bộ môn và hiệu quả của quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi
và chuyên Vật lý THPT.
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Áp dụng với chương Những định luật cơ bản của dòng điện không đổi
lớp 11 THPT.
Nghiên cứu cho học sinh học môn Vật lý ở khối chuyên Vật lý THPT.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận: Tìm hiểu những đặc điểm và yêu cầu cần có của học
sinh giỏi, học sinh chuyên Lý Trung học phổ thông. Từ đó biên soạn hệ thống

bài tập chương Những định luật cơ bản của dòng điện không đổi lớp và áp
dụng các phương pháp hướng dẫn giải bài tập phù hợp giúp bồi dưỡng học
sinh giỏi Vật lý.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng trong việc
giảng dạy chương Những định luật cơ bản của dòng điện không đổi lớp - Vật
lý 11 Trung học phổ thông ở các trường THPT chuyên khác trong cả nước.
Đồng thời nó còn có giá trị tham khảo cho các thầy cô ở các trường THPT
khi luyện tập cho học sinh giỏi để tham gia các kỳ thi học sinh giỏi các cấp.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tham khảo sách báo, tạp chí
chuyên ngành, sưu tầm tài liệu về bài tập Vật lý – vai trò của bài tập
Vật lý trong dạy học.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp TN, phương pháp
điều tra
- Phương pháp thống kê toán học.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
chính của luận văn được trình bày trong 03 chương.


Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về dạy giải bài tập Vật lý phổ
thông .
Chƣơng 2: Hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập
chương Những định luật cơ bản của dòng điện không đổi .
Chƣơng 3: Thực nghiệm sư phạm.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quang Báu (2007), Bài tập Vật lí nâng cao 11, Nxb Đại học Sư
phạm.

2. Dƣơng Trọng Bái (2001). Bài thi vật lý quốc tế - Tập một. Nhà xuất bản
giáo dục.
3. Dƣơng Trọng Bái (2000). Bài thi vật lý quốc tế - Tập hai. Nhà xuất bản
giáo dục.
4. Ban tổ chức kỳ thi Olympic truyền thống 30/4(2010), Tuyển tập đề thi
Olympic 30-4, lần thứ XVI- Môn Vật lí, Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (ngày 15/02/2012), Quy chế Tổ chức và hoạt
động của trường trung học phổ thông chuyên, Ban hành kèm theo Thông tư số:
06/2012/TT-BGDĐT.
6. Lƣơng Duyên Bình (2009), Vật lí đại cương, Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam.
7. Phạm Kim Chung (2011), Bài giảng chuyên đề, phương pháp dạy học Vật
lý. Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Phạm Kim Chung (2006), Bài giảng phương pháp dạy học Vật lí ở trường
Trung học phổ thông, Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Vũ Cao Đàm (2011) Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất
bản Giáo dục Việt Nam.
10. Nguyễn Phú Đồng (2013), Bồi dưỡng học sunh giỏi Vật lý, tập 2, Nhà
xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
11. Nguyễn Thế Khôi (2007). Sách giáo khoa Vật lý 11 nâng cao. Nhà xuất
bản giáo dục.
12. Vũ Thanh Khiết (2004). Tuyển tập đề thi Olympic vật lý các nước. Nhà
xuất bản giáo dục.
13. Vũ Thanh Khiết (2008). Các đề thi học sinh giỏi vật lý năm 2001 - 2005.
Nhà xuất bản giáo dục.
14. Vũ Thanh Khiết – Vũ Đình Túy (2011), Các đề thi học sinh giỏi Vật
lí năm 2001 - 2010
15. Phạm Minh Hạc (1996), Tuyển tập Tâm lý học J.Piaget, NXB Giáo
dục.



16. Nguyễn Thị Mỹ Lộc ( 2009), Tâm lý học giáo dục, Nhà xuất bản Đại học
quốc gia Hà Nội.
17. Ngô Diệu Nga. Bài giảng chuyên đề chiến lược dạy học vật lí ở trường
phổ thông, ( 2011 )
18. Võ Quang Nhân, Trần Thế Vỹ (2004), “ Các phương pháp suy luận và
sángtạo”, />khoahoc/renluyen_sangtao/khainiemhoa.htm.
19. Nguyễn Đức Thâm (2002), Phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ
thông. Nxb Đại học Sư phạm.
20. Nguyễn Đức Thâm (2002), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh ở
trường phổ thông trong dạy học vật lí. Nxb Đại học Sư phạm.
21. Phạm Hữu Tòng (1989), Phương pháp dạy bài tập vật lí, Nxb Giáo dục.
22. Phạm Hữu Tòng (1994), Bài tập về phương pháp dạy bài tập vật lí, Nxb
Giáo dục.
23. Đỗ Ngọc Thống (2007), “Bồi dưỡng học sinh giỏi ở một số nước phát
triển”, .
24. Đặng Đình Tới (24/1/2011), “ Nơi hội tụ của những tài năng trẻ yêu thích
Vật lý”, hsgs.edu.vn.



×