Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Dạy giải toán vectơ trong chương trình hình học 10 theo phương pháp dạy học hợp tác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.8 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ THÙY DUNG

DẠY GIẢI TOÁN VECTƠ
TRONG CHƢƠNG TRÌNH HÌNH HỌC 10
THEO PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM TOÁN

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ THÙY DUNG

DẠY GIẢI TOÁN VECTƠ
TRONG CHƢƠNG TRÌNH HÌNH HỌC 10
THEO PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM TOÁN

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN TOÁN)
Mã số: 60 14 01 11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Lê Minh


HÀ NỘI - 2015


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ...................................................... Error! Bookmark not defined.
Danh mục các chữ viết tắt ............................... Error! Bookmark not defined.
Mục lục .............................................................................................................. 1
Danh mục các bảng ......................................... Error! Bookmark not defined.
Danh mục các biểu .......................................... Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNError! Bookmark not defined.
1.1. Dạy học chương Vectơ Hình học 10 THPTError! Bookmark not defined.

1.1.1. Vị trí, nội dung chương Vectơ Hình học 10 THPTError! Bookmark not defined.
1.1.2. Một số dạng bài tập và phương pháp giảiError! Bookmark not defined.
1.1.3. Thuận lợi và khó khăn khi dạy học giải toán vectơ hình học 10Error! Bookmark
1.2. Phương pháp dạy học hợp tác .................. Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Khái niệm dạy học hợp tác.................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Ưu điểm của dạy học hợp tác ................ Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Tổ chức dạy học hợp tác ....................... Error! Bookmark not defined.

1.2.5. Dạy học giải bài tập theo phương pháp dạy học hợp tácError! Bookmark not def
1.3. Khảo sát nhu cầu và sự hiểu biết của giáo viên và học sinh trường
THPT Thượng Cát về phương pháp dạy học hợp tácError! Bookmark not defined.
1.3.1. Khảo sát nhu cầu và sự hiểu biết của giáo viên trường THPT
Thượng Cát về phương pháp dạy học hợp tác Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Khảo sát nhu cầu và sự hiểu biết của học sinh trường THPT
Thượng Cát về phương pháp dạy học hợp tác Error! Bookmark not defined.
Kết luận chương 1 ........................................... Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 2:VẬN DỤNG DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC
GIẢI TOÁN VECTƠ LỚP 10 THPT .............. Error! Bookmark not defined.
2.1. Thiết kế một số tình huống dạy học hợp tácError! Bookmark not defined.
2.1.1. Tình huống dạy học hợp tác về xác định yếu tốError! Bookmark not defined.

2.1.2.Tình huống dạy học hợp tác chứng minh đẳng thức về vectơError! Bookmark no

2.1.3. Tình huống dạy học hợp tác bài tập tìm tập hợp điểmError! Bookmark not defin
1


2.1.4. Tình huống dạy học hợp tác bài tập về tọa độError! Bookmark not defined.

2.2. Thiết kế một số giáo án vận dụng phương pháp dạy học hợp tácError! Bookmark n

2.2.1. Giáo án dạy học: Bài tập tổng và hiệu của hai vectơ (Tiết 5)Error! Bookmark not

2.2.2. Giáo án dạy học: Bài tập ôn tập chương I (Tiết 12)Error! Bookmark not defined
Kết luận chương 2 ........................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ... Error! Bookmark not defined.
3.1. Mục đích và nội dung thực nghiệm ......... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Mục đích thực nghiệm .......................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Nội dung thực nghiệm ........................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Tổ chức thực nghiệm................................ Error! Bookmark not defined.
3.2.1.Kế hoạch, thời gian thực nghiệm ........... Error! Bookmark not defined.
3.2.2 Phương pháp thực nghiệm ..................... Error! Bookmark not defined.
3.3. Kết quả thực nghiệm ................................ Error! Bookmark not defined.
3.3.1.Đánh giá định lượng về kiến thức môn họcError! Bookmark not defined.
3.3.2. Đánh giá về mặt kỹ năng hợp tác .......... Error! Bookmark not defined.
Kết luận chương 3 ........................................... Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN ........................................................ Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 7
PHỤ LỤC ........................................................... Error! Bookmark not defined.

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc cải cách nền giáo dục nước ta thì một trong những
trọng tâm chính là đổi mới phương pháp dạy và học nhằm tạo cho học sinh
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển tư duy cũng như bồi
dưỡng hứng thú, tạo niềm vui trong học tập. Nghị quyết trung ương Đảng
khóa VII, 1993 về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã nhận
định: “ Con người được đào tạo thường thiếu năng động, chậm thích nghi với
nền kinh tế xã hội đang đổi mới”. Điều 29 trong Luật Giáo Dục (2005) ghi rõ:
“ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động sáng tạo,... của học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm
việc theo nhóm; rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh”.
Trong cuộc sống xã hội, sự hợp tác có tính phổ biến, mang bản chất
sinh học tự nhiên và diễn ra trong suốt cuộc đời mỗi con người. Sự hợp tác
diễn ra trong mọi gia đình, cộng đồng, trong mọi công việc. Thậm chí ngay
trong lúc nghỉ ngơi khi các thành viên cùng hoạt động để đạt mục đích
chung. Sự hợp tác diễn ra trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, pháp luật, là
nền tảng của các cuộc cách mạng và những tiến bộ xã hội. Đặc biệt, nó có
vai trò quan trọng trong thời đại ngày nay khi sự phụ thuộc lẫn nhau trên
bình diện quốc tế về tất cả các mặt công nghệ, kinh tế, sinh thái và chính trị
xuyên qua biên giới lãnh thổ gắn bó các quốc gia trong một thế giới chung.
Các nghiên cứu cho thấy hợp tác quyết định sự thành bại của mỗi cá nhân

trong xã hội. Từ kết quả của nghiên cứu này, hiện nay, giáo dục của nhiều
nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thuỵ Điển, New Zealand... nhận thấy cần
dạy cho học sinh biết cách hợp tác với nhau và dạy các kĩ năng hợp tác như
dạy bất kì một kiến thức, kĩ năng môn học nào ngay từ khi học sinh còn
ngồi trên ghế nhà trường. DHHT là một chiến lược dạy học nhằm nâng cao
3


chất lượng cuộc sống, đó là một phương thức tất yếu cho sự tồn tại và phát
triển của xã hội. Xã hội loài người tồn tại được là do sự HT giữa con người
với nhau, nhằm duy trì mối quan hệ giữa người với người. DHHT cho học
sinh nhằm tạo tiền đề phát triển khả năng HT của con người nhằm tạo nên
một xã hội ngày càng phát triển văn minh, hiện đại. DHHT không chỉ nhằm
mục đính giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, mà còn đạt được mục đích cao
hơn là dạy cách sống cho HS. Những kiến thức do tự học cá nhân mang lại
chưa tiệm cận được chân lý, nhưng nhờ có DHHT mà nó được xã hội hóa
và trở thành kiến thức chân lý. DHHT giúp hình thành kỹ năng học tập và
phát triển tinh thần tập thể cho HS, bên cạnh đó nó còn giải quyết những
khó khăn mà từng HS không giải quyết được. Bởi đặc điểm của DHHT là
tạo nên sự chấp nhận, tôn trọng, liên kết và tin tưởng lẫn nhau giữa các TV
trong nhóm. Việc vận dụng DHHTsẽ giúp HS đạt được thành tích cao trong
học tập.
Toán học là môn khoa học cơ bản, là công cụ để học tập và nghiên
cứu các môn học khác. Toán học có liên quan chặt chẽ cũng như ứng dụng
rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và đời sống. Vì
vậy dạy học môn Toán ở nhà trường phổ thông giữ vai trò quan trọng trong
việc rèn luyện bồi dưỡng phát triển năng lực xã hội cho học sinh.Tuy nhiên,
trong thực tế không nhiều giáo viên và học sinh làm được điều đó. Nhiều
GV dạy toán khi dạy học hợp tác còn sử dụng nhóm một cách tùy tiện,
không có sự lựa chọn thích hợp. Một số giáo viên muốn sử dụng PPDH hợp

tác nhưng còn lúng túng không biết thực hiện như thế nào cho hiệu quả. Đối
với học sinh khi hoạt động nhóm chỉ có một số em tham gia, số còn lại
không tham gia hoặc tham gia không tích cực; hoạt động nhóm chỉ tập trung
ở một số đối tượng khá giỏi còn một số học sinh khác thì lợi dụng hoạt động
nhóm để chơi.

4


Học sinh lớp 10 vừa chuyển cấp, các em còn nhiều bỡ ngỡ với phương
pháp dạy và học của THPT, đặc biệt đối với việc học, tiếp thu các kiến thức về
vectơ, giải các bài toán liên quan đến vectơ là một vấn đề khó đối với các em.
Xuất phát từ những lí do trên cũng như mong muốn được tìm hiểu sâu
hơn về nội dung giải bài tập vectơ hình học 10 vận dụng vào quá trình dạy học,
nên tôi chọn nghiên cứu đề tài: “ Dạy giải toán vectơ trong chƣơng trình
hình học 10 theo phƣơng pháp dạy học hợp tác” làm luận văn thạc sỹ.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra các biện pháp vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong dạy
học giải bài tập chương vectơ hình học lớp 10 THPT nhằm nâng cao khả năng
giải bài tập toán học và phát triển năng lực xã hội cho học sinh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất: Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp dạy học hợp tác.
Thứ hai: Thiết kế tình huống dạy học hợp tác trong giải bài tập chương
vectơ hình học lớp 10.
Thứ ba:Thiết kếnhững giáo án minh họa dạy học giải bài tập chương
vectơ hình học lớp 10 vận dụng phương pháp dạy học hợp tác.
Thứ tư: Thực nghiệm sư phạm.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy và học.
Đối tượng nghiên cứu: Dạy học hợp tác trong dạy học giải bài tập

chương vectơ hình học lớp 10 THPT.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu giáo viên vận dụng phương pháp dạy học hợp tác một cách hợp lý
thì không những làm cho học sinh nâng cao năng lực giải bài tập toán học mà
còn giúp học sinh phát triển năng lực xã hội.
6. Phạm vi nghiên cứu
Bài tập chương Vectơ hình học lớp 10 THPT.
Học sinh lớp 10 trường THPT Thượng Cát, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
5


- Ý nghĩa lý luận của đề tài:Minh họa cho lý luận dạy học hợp tác cho
học sinh trong dạy nội dung giải bài tập chương Vectơ - Hình học 10 cho học
sinh THPT.
- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:Xây dựng một số tình huống, giáo án
theo phương pháp DHHT có tính khả thi và hiệu quả trong giảng dạy nội
dung dạy học giải bài tập chương Vectơ - Hình học 10 THPT.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
+) Nghiên cứu cơ sở lý luận dạy học hợp tác cho học sinh trung học
phổ thông.
+) Nghiên cứu một số vấn đề có liên quan đến đề tài: vận dụng phương
pháp dạy học hợp tác trong dạy học giải bài tập chương Vectơ -Hình học 10.
-Phương pháp điều tra quan sát
Dự giờ, quan sát việc dạy của giáo viên và học của học sinh vận dụng
phương pháp dạy học hợp tác trong dạy học giải bài tập chương Vectơ - Hình
học 10. Lập phiếu điều tra khảo sát nhu cầu và sự hiểu biết của giáo viên và
học sinh về phương pháp dạy học hợp tác.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tổ chức thực nghiệm sư phạm có lớp đối chứng và lớp thực nghiệm để
kiểm tra chất lượng, hiệu quả và tính khả thi của đề tài.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn được trình bày theo 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học hợp tác cho học sinh
trung học phổ thông.
Chƣơng 2: Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác trong dạy học dạy
học giải bài tập chương Vectơ - Hình học 10.
Chƣơng 3: Thực nghiệm sư phạm.
6


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Sách giáo khoa hình học 10.Nxb Giáo
dục.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006),Sách giáo viên hình học 10. NxbGiáo dục.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006),Sách bài tập hình học 10. Nxb Giáo dục.
4. Nguyễn Hữu Châu – Vũ Quốc Chung – Vũ Thị Sơn (2005),Nội
dungphương pháp phương tiện dạy học. Nxb Đại học Sư phạm.
5.Vũ Cao Đàm (2005),Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa
học và kỹ thuật.
6. Nguyễn Bá Kim (2002),Phương pháp dạy học môn Toán. Nxb Đại học sư
phạm.
7. Hoàng Lê Minh (2006), Dạy học môn Toán theo hình thức học tập hợp
tác. Tạp chí khoa học trường ĐHSP Hà Nội (6), tr 58 – 61.
8. Hoàng Lê Minh (2007), Thiết kế tình huống hoạt động học tập hợp tác
trong dạy học môn Toán. Tạp chí giáo dục(175), tr 31 – 33.
9. Hoàng Lê Minh (2007), Rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh khi thảo

luận nhóm trong dạy học môn Toán, Tạp chí giáo dục(162), tr 31 – 33.
10. Hoàng Lê Minh (2007), Dạy học môn Toán ở trường THPT đáp ứng mục
tiêu giáo dục trong thế kỷ XXI. Tạp chí khoa học trường ĐHSP Hà Nội(3),
tr 9 – 14.
11. Hoàng Lê Minh (2007), Tổ chức dạy học hợp tác thông qua bài Dấu tam
thức bậc hai – Đại số lớp 10. Tạp chí giáo dục (169), tr 25 – 28.
12. Hoàng Lê Minh (2007), Tổ chức dạy học hợp tác trong môn Toán ở
trườngTHPT. Luận án tiến sĩ Giáo dục học, ĐHSP Hà Nội.
13. Hoàng Lê Minh (2009),Các dạng bài tập toán học THPT. Nxb Giáo
dụng Việt Nam.
14. Hoàng Lê Minh (2013),Hợp tác trong dạy học môn Toán. Nxb Đại học
sư phạm.
7


15. Bùi Văn Nghị (2008),Giáo trình phương pháp dạy học những nội dung
cụ thểmôn Toán. Nxb Đại học sư phạm.
16. Đào Tam (2011),Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trung học
phổthông. Nxb Đại học Sư phạm.
17. G.Pôlya, Sáng tạo toán học. Nxb Giáo dục, 1997 (Người dịch: Nguyễn
Sĩ Tuyển, Phan Tất Đắc, Hồ Thuần, Nguyễn Giản).

8



×