Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương vào dạy học tùy bút người lái đò sông đà của nguyễn tuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.58 KB, 8 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN QUANG BÌNH

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN ĐỒNG BỘ
TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG VÀO DẠY HỌC TÙY BÚT
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ CỦA NGUYỄN TUÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN

HÀ NỘI – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN QUANG BÌNH

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN ĐỒNG BỘ
TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG VÀO DẠY HỌC TÙY BÚT
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ CỦA NGUYỄN TUÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 01 11

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Văn Đức

HÀ NỘI – 2014




MỤC LỤC
Tên mục

Trang

Lời cảm ơn ……………………………………………………………………i
Danh mục các chữ viết tắt ………………………………………………...... ii
Mục lục ………………………………………………………………….......iii
Danh mục các bảng ………………………………………………………......v
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài …………………………..………………………………1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu …………………………………………….......3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………………...9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………………………......10
5. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………10
6. Cấu trúc luận văn …………………………………………………………11
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận ……………………………………………………………12
1.1.1. Quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương…………………..12
1.1.2. Các hướng tiếp cận chủ yếu…………………………………………..13
1.1.3. Mối quan hệ giữa các hướng tiếp cận ……………………………......19
1.2. Cơ sở thực tiễn ………………………………………………………….20
1.2.1. Thực trạng việc dạy học tuỳ bút Người lái đò Sông Đà ………...........20
1.2.2. Khảo sát thực tế ……………………………………………………....22
1.2.3. Kết luận về thực trạng ………………………………………………..31
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC TUỲ BÚT NGƯỜI LÁI ĐÒ
SÔNG ĐÀ THEO HƯỚNG TIẾP CẬN ĐỒNG BỘ

2.1. Những yêu cầu khi dạy học tùy bút Người lái đò Sông Đà ....................35
2.1.1. Phù hợp với trình độ tiếp nhận và tâm lý lứa tuổi học sinh phổ thông........35
2.1.2. Phát huy tính tích cực, chủ động của người học .................................37

1


2.1.3. Vận dụng thích hợp tri thức ngoài văn bản ......................................... 41
2.1.4. Nắm vững đặc trưng thể loại tuỳ bút Nguyễn Tuân .............................49
2.2. Những đề xuất về biện pháp dạy học tùy bút Người lái đò Sông Đà ..... 52
2.2.1. Phương hướng chung ...........................................................................52
2.2.2. Các biện pháp cụ thể ...........................................................................53
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Giáo án thực nghiệm ...............................................................................66
3.2. Quá trình thực nghiệm ............................................................................82
3.2.1. Mục đích thực nghiệm .........................................................................82
3.2.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm .......................................................82
3.2.3. Nội dung và tiến trình thực nghiệm ......................................................83
3.2.4. Kết quả thực nghiệm ............................................................................85
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..............................................................88
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH .............................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................91
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 93

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã

hội, ngành Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Từ
chỗ là một ngành được tổ chức – hoạt động theo lối tư duy bao cấp, thụ động
trở thành bộ máy hoạt động theo cơ chế mở, năng động, sáng tạo với quá trình
hội nhập mạnh mẽ khu vực và thế giới. Cũng vì vậy, nhiều phương pháp dạy
học, nhiều quan điểm dạy học mới đã được khai triển thành công ở Việt Nam,
trong đó nổi bật là quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương. Quan
điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương đã góp phần thúc đẩy việc đổi
mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường trung học trong những năm vừa
qua.
Chương trình Ngữ văn THPT hiện hành là kết quả của quá trình Đổi
mới giáo dục phổ thông do Đảng và Nhà nước tiến hành vào đầu những năm
2000. Ngày 9 tháng 12 năm 2000, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban
hành Nghị quyết số 40/2000/QH10 về Đổi mới Giáo dục phổ thông. Theo đó,
việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông “Phải quán triệt mục tiêu, yêu
cầu nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trong
Luật Giáo dục; khắc phục những mặt hạn chế của chương trình, sách giáo
khoa; tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học; coi trọng
kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học và
công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Bảo đảm sự
thống nhất, kế thừa và phát triển của chương trình giáo dục; tăng cường tính
liên thông giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại
học; thực hiện phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân để tạo sự cân đối
về cơ cấu nguồn nhân lực; bảo đảm sự thống nhất về chuẩn kiến thức kỹ
năng, có phương án vận dụng chương trình, sách giáo khoa phù hợp với hoàn
cảnh và điều kiện của các địa bàn khác nhau. Đổi mới nội dung, chương trình,
sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải thực hiện đồng bộ với việc

3



nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, có tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn
hóa trường
biệt: đó là sự thâm trầm trong ý nghĩ, sự lọc lõi trong quan sát, sự hành văn
một cách hoàn toàn Việt Nam”[21, tr.429].
Sau năm 1945, cùng với quá trình phát triển của sự nghiệp Cách mạng
và kháng chiến, số lượng tác phẩm của Nguyễn Tuân nở rộ phong phú, đa
dạng. Trong chín năm kháng chiến chống Pháp trường kỳ gian khổ, bàn chân
Nguyễn tiên sinh đã in dấu trên nhiều nẻo đường của non sông đất Việt, đặc
biệt, vùng giang sơn gấm vóc phía Tây của Tổ quốc. Kết quả là sự ra đời của
những tập tùy bút nổi tiếng Đường vui – 1949; Tình chiến dịch – 1950; Chú
Giao làng Seo – 1953;...
Trong những năm miền Bắc đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội, miền
Nam đấu tranh thống nhất Đất nước, Nguyễn Tuân tiếp tục có những đóng
góp lớn cho nền nghệ thuật ngôn từ dân tộc. Giờ đây, ông không chỉ “xê dịch”
trong nước, đến với những địa danh thân thương như Điện Biên, Mộc Châu,
Quỳnh Nhai, Hiền Lương,... mà ông còn “xê dịch” ra nước ngoài, đến với anh
em bè bạn quốc tế để giới thiệu nền văn hóa văn nghệ giàu tiềm năng của đất
Việt, để kêu gọi nhân dân thế giới ủng hộ sự nghiệp đấu tranh thống nhất của
Nhân dân Việt Nam. Và những Tờ hoa, Trang hoa lại tiếp tục nở rộ trong văn
nghiệp Nguyễn Tuân với Tùy bút Kháng chiến và Hòa bình (Tập I – 1955; tập
II – 1956); Sông Đà (1960); Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972),... Vì vậy, cuộc
đời và sự nghiệp Nguyễn Tuân trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà
phê bình trong và ngoài nước.
Ở trong nước, các công trình nghiên cứu về Nguyễn Tuân nói chung và
Người lái đò Sông Đà nói riêng hết sức phong phú. Đó là các Giáo trình đại
học môn Văn học, Lời giới thiệu Tuyển tập Nguyễn Tuân và các Luận án Tiến
sĩ, Luận văn thạc sỹ,...

4



Trước hết, xin được nói về Nguyễn Tuân trong các Giáo trình đại học.
Có thể khẳng định, đây là những công trình học thuật nghiên cứu về Nguyễn
Tuân một cách hệ thống, bài bản, công phu.
Trong Giáo trình Văn học Việt Nam 1945 – 1975, cuộc đời và sự nghiệp
Nguyễn Tuân được GS Nguyễn Đăng Mạnh trình bày một cách hệ thống,
khoa học. Lần đầu tiên, tài năng và những đóng góp của Nguyễn Tuân cho
nền văn nghệ Cách mạng được làm rõ dưới ánh sáng lý luận phê bình Mác –
Lênin. Ở công trình nghiên cứu mang tính mở đường này, người đọc gặp lại
những kết luận khoa học chính xác, mang tính phát hiện mà GS đã viết trong
Lời giới thiệu Tuyển tập Nguyễn Tuân, Tập I, NXB Văn học ấn hành năm
1981. Nói về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, GS nhận định “Nguyễn
Tuân bước vào nghề văn như để chơi ngông với thiên hạ. Về căn bản, đó là
phản ứng của chủ nghĩa cá nhân kiêu ngạo ở một thanh niên trí thức giàu sức
sống nhưng bế tắc... Sau Cách mạng, cái ngông của Nguyễn Tuân không có lý
do để tồn tại nữa... giọng văn của ông nói chung là tin yêu, đôn hậu”[24,
tr.54].
Nghiên cứu về Nguyễn Tuân, GS Phan Cự Đệ nhận định “Trước Cách
mạng, trong tác phẩm Nguyễn Tuân đã hình thành một phong cách tài hoa và
độc đáo... Khi thế giới quan và phương pháp sáng tác đã chuyển biến về cơ
bản thì phong cách nghệ thuật cũng thay đổi theo. Tuy nhiên, phong cách mới
không phủ định phong cách cũ một cách tuyệt đối mà có sự phê phán và kế
thừa. Nhiều hình tượng và mô típ, nhiều thủ pháp nghệ thuật được lặp lại và
mang một ý nghĩa mới qua những hình tượng gió, con đường, dòng sông, sân
ga, biên giới...”[24, tr.63]
Năm 1996, nhà nghiên cứu Hà Văn Đức đã hoàn thành Luận án Tiến
sĩ Văn học với đề tài Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân. Là người có nhiều
năm công tác, giảng dạy ở Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH và NV,
Đại học Quốc gia Hà Nội, PGS.TS Hà Văn Đức đồng thời cũng là một
chuyên gia về Nguyễn Tuân. Luận án của ông đã dựng lại đầy đủ, sâu sắc với


5


nhiều phát hiện mới về cuộc đời sáng tạo của nghệ sĩ lớn – nhà văn hoá
Nguyễn Tuân. Trong công trình nghiên cứu này, tuy không tìm hiểu riêng về
Người lái đò Sông Đà nhưng bằng bản lĩnh và kinh nghiệm của một nhà khoa
học có uy tín, ông đã phác họa những nét chính về giá trị và vị trí quan trọng
của Người lái đò Sông Đà trong sự nghiệp của Nguyễn Tuân và nền văn học
Cách mạng Việt Nam. Xin được nói thêm, PGS.TS Hà Văn Đức cũng là tác
giả Chương XXII: Nguyễn Tuân trong Giáo trình Văn học Việt Nam 1900 –
1945. Ở chương này, PGS.TS Hà Văn Đức đã xác lập, phân tích sâu sắc các
đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, đặc trưng thể tài tùy bút đã
làm nên “phong vị” Nguyễn Tuân như là những giá trị mang tính ổn định.
Điều đó giúp chúng ta tìm hiểu về Nguyễn Tuân sau năm 1945 thuận lợi hơn.
Năm 2007, tác giả Bùi Thị Anh Chung giới thiệu luận văn Phong cách
Nguyễn Tuân qua Tuỳ bút Kháng chiến. Sau khi khảo sát vấn đề phong cách
nhà văn, đặc trưng của thể tài tuỳ bút, Bùi Thị Anh Chung đã xây dựng hệ
thống các luận điểm về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua Tuỳ bút
Kháng chiến, đó là:
- Cảm hứng nghệ thuật bao trùm - Kháng chiến như một phong hội mới: tác
giả Bùi Thị Anh Chung viết “Đọc Tuỳ bút kháng chiến của Nguyễn Tuân, ta
nhận ra cảm hứng nghệ thuật bao trùm đó là cảm hứng kháng chiến. Kháng
chiến đối với nhà văn giống như một phong hội mới, mở ra một chặng đường
sáng tác mới. Có một cái gì phơi phới vui tin, một tình cảm chân thành đến
hôn nhiên đối với quê hương Đất nước mình. Tình cảm với Nhân dân và
kháng chiến càng thắm thiết thì lòng yêu thiên nhiên Đất nước cũng dào dạt
hơn. Người đọc vẫn thấy bóng dáng của người nghệ sĩ đi tìm cái đẹp nhưng
không còn là những hình ảnh u ám, úa tàn trên cái nền ảm đạm của một thời
xưa cũ”[8, tr.40].

- Hiện thực cuộc sống kháng chiến được miêu tả rõ nét từ những tên người,
tên đất đến những vật dụng của cuộc sống hằng ngày. Diện mạo của khách thể
thẩm mĩ hiện ra với muôn mặt phong phú: lao động, chiến đấu, thi đua. Ở đó,

6



×