Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin thư viện trường cao đẳng tài chính hải quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.79 KB, 11 trang )

Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm
Thông tin Thư viện Trường Cao đẳng Tài chính
Hải quan
Nguyễn Thị Nhiễn
Trường Đại học KHXH&NV
Luận văn ThS. Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thư viện; Mã số: 60 32 02 03
Người hướng dẫn:
Năm bảo vệ: 2014

Keywords: Phát triển nguồn lực thông tin; Trường Cao đẳng tài chính Hải Quan; Khoa
học thư viện
Content
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những yếu tố quan trọng cấu thành cơ quan thông tin, thư viện đó chính là
nguồn lực thông tin. Nguồn lực thông tin của bất cứ cơ quan thông tin, thư viện nào đều là yếu tố
động. Nếu nguồn lực thông tin được phát triển không ngừng cả về lượng và chất sẽ là nền tảng là
động lực để nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan thông tin, thư viện. Đáp ứng và thỏa mãn
tối đa nhu cầu thông tin của người dùng tin.
Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập ở nước ta đã
được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Trường Cao đẳng Tài chính Hải quan đã và đang tích cực
thực hiện chủ trương này nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong toàn Trường.
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập được lãnh đạo nhà Trường xúc tiến mạnh
mẽ, từ quan điềm toàn diện, đổi mới phải đầy đủ, thống nhất mọi phương pháp giảng dạy,
phương pháp học tập đến việc đề ra các chương trình hành động như phát triển nguồn lực, đầu tư
về cơ sở vật chất; nâng cao điều kiện học tập và thư viện, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển
nguồn lực thông tin.


Hoạt động giảng dạy và học tập thực chất là một quá trình truyền đạt và tiếp nhận thông
tin. Nếu người dạy và người học có sự tương tác tốt trong việc khai thác nguồn lực thông tin có


hiệu quả thì việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập sẽ được thực hiện tốt, góp phần nâng
cao chất lượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu trong nhà Trường. Chính vì lẽ đó, nguồn lực
thông tin được xác định là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của việc đổi mới
phương pháp giảng dạy và học tập trong nhà Trường. Đối với Trung tâm Thông tin Thư viện
(TTTTTV) thì nhiệm vụ trọng tâm chính là phát triển nguồn lực thông tin.
Như vậy, vấn đề đặt ra là TTTTTV thực hiện công tác phát triển nguồn lực thông tin như
thế nào để hoàn thành nhiệm vụ mà nhà Trường đã đặt ra. Đặc biệt, Trường CĐ TCHQ hiện nay
đang tiến hành đào tạo theo học chế tín chỉ. Với hình thức đào tạo này, thì vai trò của nguồn lực
thông tin để phục vụ cho việc tự học, tự nghiên cứu của học sinh sinh viên (HSSV) là yếu tố cực
kỳ quan trọng. Do vậy, công tác phát triển nguồn lực thông tin của TTTTTV Trường CĐ TCHQ
phải đi trước một bước để đón bắt kịp thời nhu cầu của người dùng tin (NDT).
Nguồn lực thông tin là yếu tố đầu tiên trong hệ thống các yếu tố cấu thành nên thư viện,
trung tâm thông tin nói chung và của TTTTTV Trường CĐ TCHQ nói riêng.
Hiện nay, chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, xóa bỏ phương pháp
giảng dạy một chiều “thầy đọc trò ghi”, bằng phương pháp “lấy người học làm trung tâm” đã và
đang được Trường CĐ TCHQ triển khai một lần nữa đã khẳng định rõ nét vai trò của nguồn lực
thông tin.
Một trong những yếu tố mang tính quyết định trong việc thực hiện chủ trương này chính
là giảng viên (GV), HS SV và các điều kiện khác phục vụ cho giảng dạy, học tập, trong đó điều
kiện quan trọng nhất được xác định phải đầu tư phát triển chính là nguồn lực thông tin tại
TTTTTV.
Nói cách khác, muốn thay đổi phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng tích cực
“lấy người học làm trung tâm” thì đỏi hỏi nhà Trường phải đầu tư và trang bị các điều kiện cần
thiết, một trong những điều kiện mà TTTTTV cần phải được ưu tiên đầu tư là nguồn lực thông
tin. Nguồn lực thông tin cần phải được tăng cường và đa dạng về số lượng, chất lượng, loại hình;
cần phải được tổ chức xử lý và phục vụ hiệu quả cho hoạt động này. Người học cần có nguồn lực
thông tin phù hợp với chương trình đào tạo, đa dạng về loại hình để có thể tự học, tự nghiên cứu
và giải quyết các vấn đề mà người dạy đặt ra.



Như vậy, vấn đề đặt ra là TTTTTV thực hiện công tác phát triển nguồn lực thông tin như
thế nào để giúp GV, HSSV có điều kiện thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy và
học tập. Hiện nay nguồn lực thông tin tại TTTTTV Trường CĐ TCHQ còn nhiều hạn chế trong
phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.Để góp phần tạo nên sự thành công trong
việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập nói riêng, trong việc nâng cao chất lượng đào tào
của nhà Trường nói chung, trong việc thỏa mãn nhu cầu thông tin của NDT trong điều kiện nhà
Trườngđào tạo theo học chế tín chỉthì việc đánh giá lại nguồn lực thông tin, đề ra các giải pháp
phát triển nguồn lực thông tin tại TTTTTV Trường CĐ TCHQ là vấn đề cấp thiết. Vì vậy tôi
chọn đề tài“Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Cao đẳng
Tài chính Hải quan” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn này.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề phát triển nguồn lực thông tin của các thư viện, cơ quan thông tin đã được lựa
chọn nghiên cứu trong các luận văn cao học như: “Xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin
tại Viện Khoa học xã hội” của tác giả Vũ Thị Hồng Quyên; “Xây dựng và phát triển nguồn lực
thông tin tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á trong xu thế hội nhập khu vực” của tác giả Nguyễn
Thị Đức Hạnh; “Phát triển nguồn lực thông tin tại thư viện học viện Quân Y” của tác giả
Nguyễn Trung Thành;… và một số luận văn khác đề cập đến vấn đề tăng cường, tổ chức và
quản lý nguồn lực thông tin của một hoặc một nhóm các cơ quan thông tin là các trường đại
học – cao đẳng. Hầu hết các tác giả đi sâu nghiên cứu nguồn lực thông tin tại nơi mình chọn,
sau đó đưa ra các giải pháp (hoặc phương hướng) nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin
mang tính đặc thù, riêng lẻ gắn với từng cơ quan nghiên cứu.
Ngoài các luận văn, vấn đề có liên quan đến phát triển nguồn lực thông tin còn được
đăng trên các tạp chí chuyên ngành Thông tin và Tư liệu, trong đó tác giả có nhiều bài viết về
vấn đề này nhất là PGS.TS Nguyễn Hữu Hùngtrong “Thông tin từ lý luận đến thực tiễn” do nhà
xuất bản Văn hóa – Thông tin ấn hành năm 2005. Tài liệu bao gồm nhiều bài nghiên cứu đề cập
đến nguồn lực thông tin trong các cơ quan thông tin thư viện như: “Thông tin khoa học và kỹ
thuật ngày nay” [17, tr.86-92]; “Cuộc khủng hoảng thông tin” [17, tr.93-97]; “Phát triển nguồn
lực thông tin trong bối cảnh công nghệ thông tin mới” [17, tr.206].



Tác giả Lê Văn Viết, với cuốn: “Thư viện học _ những bài viết chọn lọc” do nhà xuất
bản Văn hóa – Thông tin ấn hành năm 2006, tập hợp các bài nghiên cứu chọn lọc về lĩnh vực
Thông tin – Thư viện đã từng được tác giả công bố, trong đó có một số bài viết về nguồn lực
thông tin như:“Thử bàn về chính sách quốc gia trong công tác thư viện Việt Nam thập niên đầu
thế kỷ XXI”[53, tr.172-182]; “Phác thảo sơ bộ chính sách quốc gia về nguồn lực thông tin”[53,
tr.183-190].
Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về công tác phát triển nguồn lực thông tin
nhưng chưa có công trình nghiên cứu tại TTTTTV Trường CĐ TCHQ. Nghiên cứu về TTTTTV
Trường CĐ TCHQ đã có 02 công trình nghiên cứu với dạng Báo cáo thực tập về các vấn đề:
“Nâng cao hiệu quả công tác phục vụ bạn đọc”, “Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động
của TTTTTV Trường CĐ TCHQ”.
Chọn đề tài “Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường
Cao đẳng Tài chính Hải quan” làm luận văn thạc sĩ Khoa học Thư viện, với mong muốn có thể
kế thừa những thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước và ứng dụng thực tế tại một cơ sở
giáo dục mà tôi đang công tác, cụ thể là TTTTTV Trường CĐ TCHQ. Do đó, đề tài nghiên cứu
của tôi hoàn toàn mới và không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Trên cơ sở vận dụng lý luận phát triển nguồn lực thông tin, đề tài nghiên cứu thực trạng
công tác phát triển nguồn lực thông tin tại TTTTTV Trường CĐ TCHQ. Từ thực trạng này tìm ra
những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phát triển nguồn lực thông tin nói riêng và các
công tác khác có liên quan, từ đó đề ra một số giải pháp cơ bản để từng bước phát triển có hiệu
quả nguồn lực thông tin thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập theo
hướng tích cực nâng cao chất lượng đào tạo hiện nay của nhà Trường là đích đến cuối cùng của
đề tài.
3.2. Nhiệm vụ
-

Nghiên cứu lý luận liên quan đến công tác phát triển nguồn lực thông tin



Nghiên cứu đặc điểm Trường Cao đẳng tài chính Hải quan và Trung tâm Thông

-

tin-Thư viện Trường
Khảo sát thực trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin tại TTTTTV Trường

-

CĐ TCHQ có nhận xét và đánh giá
Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển nguồn lực thông tin

-

đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục của Trường cao đẳng Tài chính Hải quan trong thời gian tới.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác phát triển nguồn lực thông tin tại TTTTTV
Trường CĐ TCHQ.
5.Phạm vi nghiên cứu
5.1. Phạm vi không gian
Nghiên cứu công tác phát triển nguồn lực thông tin tại TTTTTV Trường CĐ TCHQ.
5.2. Phạm vi thời gian
Nghiên cứu công tác phát triển nguồn lực thông tin tại TTTTTV Trường CĐ TCHQ
trong giai đoạn hiện nay - năm học 2013-2014. Năm Nhà trường bắt đầu triển khai đào tạo theo
tín chỉ.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Trên cơ sở nắm vững phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và quan điểm
của Đảng, Nhà nước về phát triển sự nghiệp thông tin - thư viện.

6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Sử dụng hệ thống phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
-

Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu

-

Phương pháp phỏng vấn điều tra bằng bảng hỏi;

-

Phương pháp điều tra thực tế, trao đổi, mạn đàm;

-

Phương pháp so sánh;


-

Phương pháp thống kê;

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
7.1. Ý nghĩa khoa học
Việc thực hiện công trình nghiên cứu này sẽ góp phần hoàn thiện lý luận về phát triển
nguồn lực thông tin trong hoạt động thông tin, thư viện.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu góp phần nhận dạng được thực trạng công tác phát triển nguồn lực
thông tin tại TTTTTV Trường CĐ TCHQ. Lãnh đạo Trường có cở sở khoa học và thực tiễn đưa

ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phát triển nguồn lực thông tin phù hợp với nhiệm vụ
giáo dục và đào tạo của nhà Trường trong giai đoạn mới góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
nguồn nhân lực cho đất nước.
Ngoài ra, luận văn còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy
và học tập trong lĩnh vực thông tin thư viện.
8. Giả thiết nghiên cứu
Công tác phát triển nguồn lực thông tin của TTTTTV Trường CĐ TCHQ còn nhiều hạn
chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Nếu được nghiên cứu chú trọng việc xây dựng chính
sách bổ sung trước khi tiến hành bổ sung/phát triển nguồn lực thông tin; Tăng cường thu thập
nguồn tin nội sinh; Đầu tư kinh phí, trang bị cơ sở vật chất; Tăng cường ứng dụng CNTT, chia
sẻ nguồn lực thông tin... sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác phát triển nguồn lực thông
tin đáp ứng tốt nhu cầu thông tin cho người dùng tin trong đào tạo và nghiên cứu khoa học của
Trường Cao đẳng Tài chính Hải quan.
9. Nội dung cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông
tin-Thư viện Trường Cao đẳng Tài chính Hải quan
Chương 2: Thực trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin Thư
viện Trường Cao đẳng Tài chính Hải quan
Chương3: Giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông
tin Thư viện Trường Cao đẳng Tài chính Hải quan


REFERENCES
[1] Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo (2005), Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn
2006 – 2020, Hà Nội.
[2] Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo (2007), Quyết định Số 43/2007/QĐ – BGDDĐT ngày
15/08/2007 ban hành Quy Chế đào tạo Đại Học và Cao Đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.
[3] Bộ văn hóa – thông tin (2007), Văn bản số 1598/VHTT-TV ngày 07/5/2007 Về việc
hướng dẫn việc áp dụng các chuẩn nghiệp vụ trên phạm vi cả nước.

[4] Bộ văn hóa, Thể thao và Du Lịch (2008), Quyết định số 13/2008/QĐ – BVHTTDL ngày
10/3/2008 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động thư viện Trường đại học.
[5] Trịnh Kim Chi (2000), “Vấn đề chia sẻ nguồn lực”, Tập san Thư viện (1), tr. 13-15.
[6] Đinh Minh Chiến ( 2008), “Vai trò của thư viện trong việc nâng cao chất lượng đào
tạo sau đại Học viện Kỹ thuật quân sự”, Tạp chí thư viện Việt Nam, (15), tr.32 – 35.
[7] Chính phủ nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2005), Nghị quyết của Chính
phủ số 14/2005/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 về Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại
học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020, Hà Nội.
[8] Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2005), Nghị định số
159/2001/NĐ – CP về Hoạt động thông tin khoa học và công nghệ.
[9] Nguyễn Huy Chương, Trần Mạnh Tuấn (2008), “Phát triển nguồn học liệu tại các tổ
chức nghiên cứu, đào tạo hiện nay”, Tạp chí Thông tin và Tư Liệu, (4), tr.10 – 13.
[10] Phạm Mỹ Dung (2004), Tăng cường nguồn lực thông tin tại Thư viện Quốc gia Việt
Nam, Luận văn Thạc sĩ Khoa học thư viện, Đại học Văn hóa Hà Nội.
[11] Nguyễn Hữu Giới (2005), “Làm gì để sách đến với người đọc?” Tạp chí Người đọc
sách, (3), tr.26 – 27.
[12] Phạm Minh Hạc (2001), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.


[13] Nguyễn Văn Hành (2008), “Thư viện đại học với công tác phát triển học liệu phục vụ
đào tạo theo tín chỉ”, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (1), tr.30 – 34.
[14] Lê Thị Hồng Hạnh (2011),Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Sư phạm
Huế trong việc nâng cao chất lượng đào tạo theo phương thức tín chí”, Tạp chí Thư viện Việt
Nam, (3), tr.48 – 51.
[15] Nguyễn Thị Hạnh (2011), “Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thông tin –
thư viện ở Việt Nam”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (3), tr.48 – 51.
[16] Nguyễn Thị Đức Hạnh (2004), “Xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin tại Viện
nghiên cứu Đông Nam Á trong xu thế hội nhập khu vực”: Luận văn Thạc sỹ Thư viện, Trường
Đại học Văn hóa Hà nội.

[17] Hà Thị Thu Hiếu (2002), Tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin tại Trung tâm
Thông Tin – Thư viện đại học Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ Khoa học thư viện, Đại học Văn
hóa, Hà Nội.
[18] Hà Thị Huệ (2005), Tăng cường nguồn lực thông tin tại thư viện Trường Đại học
Bách khoa Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Khoa học thư viện, Đại học Văn hóa, Hà Nội.
[19] Nguyễn Hữu Hùng (2006), “Cách nhìn hệ thống trong quản lý nguồn tài liệu khoa học
nội sinh ở Việt Nam”, Tạp chí Thông tin & Tư liệu (3), tr. 1 – 6.
[20] Nguyễn Hữu Hùng (2006), “Vấn đề phát triển và chia sẻ nguồn lực thông tin số hóa tại
Việt Nam”, Tạp chí Thông tin & Tư liệu (1), tr. 5 – 10.
[21] Nguyễn Hữu Hùng (2005), Bài giảng nguồn lực thông tin dành cho học viên cao học
ngành Thư viện học tại Khoa sau đại học Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội.
[22] Nguyễn Hữu Hùng (2005), Thông tin từ lý luận đến thực tiễn, Nxb Văn hóa thông tin
Hà Nội.
[23] Nguyễn Hữu Hùng (2004), “Phân tích thông tin khoa học và công nghệ để trở thành
nguồn lực”, Hội thảo công tác thông tin Thư viện, Đà Nẵng, tr. 8 – 16.


[24] Nguyễn Hữu Hùng (1997), “Một số đặc điểm trong việc hình thành chính sách quốc
gia về thông tin tư liệu và công nghệ ở Việt Nam”, Tạp chí Thông tin & Tư liệu (4), tr. 31 – 32.
[25] Nguyễn Hữu Hùng (1995), “Vấn đề phát triển nguồn lực thông tin trong bối cảnh
công nghệ thông tin mới”, Tạp chí Thông tin & Tư liệu (2), tr. 11 – 14.
[26] Nguyễn Đắc Hưng (2005), Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[27] Tạ Bá Hưng (2000), “Phát triển nội dung số ở Việt Nam những nguyên tắc chỉ đạo”,
Tạp chí Thông tin & Tư liệu (1), tr. 2 – 6.
[28] Tạ Thị Lâm (2010), “Vai trò của thư viện Đại học khoa học Huế trong công tác đào
tạo học chế tín chỉ, thực trạng và kiến nghị”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (15), tr.40 – 45.
[30] Nguyễn Viết Nghĩa (1999), “Một số vấn đề xung quanh việc thu thập khai thác tài
liệu xám”. Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (số 4), tr.10 – 14.
[31] Nguyễn Viết Nghĩa (2001), “Phương pháp luận xây dựng chính sách phát triển nguồn

tin”, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (số 1), tr.12-17.
[32] Nguyễn Viết Nghĩa (2011), Tập bài giảng Phát triển và quản trị vốn tài liệu dành cho
học viên cao học ngành Thư viện học tại Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
[33] Nguyễn Viết Nghĩa (2012), Tập bài giảng môn “Quản trị và phát triển nguồn tin” dành
cho học viên cao học ngành Thư viện học tại Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
[34] Trần Thị Minh Nguyệt (2012), Tập bài giảng “Người dùng tin và nhu cầu tin nâng
cao” dành cho học viên Cao học ngành Thư viện học tại Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[35] Trần Thị Quý (2012), Tập bài giảng môn “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Thông tin Thư viện” dành cho học viên Cao học ngành Thư viện học tại Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia, Hà Nội.


[36] Trần Thị Quý, Đỗ Văn Hùng (2007), Tự động hóa trong hoạt động Thông tin – Thư
viện, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nôi.
[37] Vũ Thị Hồng Quyên (2006), “Xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin tại Viện Xã
hội học”, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
[38] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Pháp lệnh Thư viện, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[39] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giáo dục, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[40] Phạm Văn Rính, Nguyễn Viết Nghĩa (2007), Phát triển vốn tài liệu trong thư viện và
cơ quan thông tin, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[41] Vũ Văn Sơn (1995), “Chính sách chia sẻ nguồn lực trong thời kỳ áp dụng công nghệ
thông tin mới”, Tạp chí Thông tin & Tư liệu (2), tr. 7 – 10.
[42] Vũ Văn Sơn (1995), “Một số quan điểm về chính sách phát triển nguồn tư liệu”, Tạp
chí Thông tin & Tư liệu (2), tr. 7 – 10.
[43] Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quyết định số 121

của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đến năm 2020.
[44] Đoàn Phan Tân (2006), Thông tin học, Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[45] Đoàn Phan Tân (2009), Tin học tư liệu, Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[46] Nguyễn Thị Lan Thanh (2005), “Quản lý thư viện trường học hiện đại: những thay đổi
tất yếu khách quan”, Tạp chí Giáo dục, (126), tr.10 – 12.
[47] Ninh Thị Kim Thoa (2010), “Vai trò của quản lý chất lượng trong thư viện trường đại
học Việt Nam”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (21), tr.3 – 9.
[48] Bùi Loan Thùy, (2008) “Thư viện đại học phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu
khoa học, chuyển giao công nghệ, đáp ứng yêu cầu của học chế tín chỉ”, Tạp chí Thông tin và Tư
liệu, (4), tr.14 –17.


[49] Trần Mạnh Tuấn (2005), “Nguồn tin nội sinh của trường đại học thực trạng và giải
pháp phát triển”, Tạp chí thông tin và Tư liệu, (Số 3), tr.10 -11.
[50] Vũ Văn Thường (2010), Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn học liệu số tại
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong giai đoạn đổi mới giáo dục, Luận văn thạc sĩ Khoa học
thư viện, Đại học Văn hóa, Hà Nội.
[51] Lê Văn Viết (2000), Cẩm nang nghề thư viện, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
[52] Lê Văn Viết (2006), Thư viện học: những bài viết chọn lọc, Nxb Văn hóa – Thông tin
Hà Nội.
[53] Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (2002), Chiến lược phát triển giáo dục thế kỷ
XXI: Kinh nghiệm của các quốc gia, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[54] Trường Cao đẳng Tài chính Hải quan (2010), Chiến lược phát triển Trường Cao đẳng
Tài chính Hải quan giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020, Trường Cao đẳng Tài
chính Hải quan, Thành phố Hồ Chí Minh.



×