Tìm hiểu hoạt động mô hình hỗ trợ phục hồi
chức năng và hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ
nhiễm chất độc hóa học hiện đang sống tại
làng Hữu Nghị Việt Nam (Xã Vân CanhHuyện Hoài Đức- thành phố Hà Nội)
Đoàn Thị Phương Liên
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Công tác xã hội: 60 90 01 01
Người hướng dẫn : GS.TS. Tô Duy Hợp
Năm bảo vệ: 2014
134 tr .
Abstract. Với đề tài luận văn “Tìm hiểu hoạt động mô hình hỗ trợ phục hồi chức năng và
hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ nhiễm chất độc hóa học hiện đang sống tại làng Hữu Nghị Việt
Nam” ngoài phần mở đầu, kết luận – khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính của luận văn được tác giả chia làm 3 chương. Chương 1: Trong chương này tác giả
trình bày và giới thiệu về các khái niệm chủ chốt có liên quan tới đề tài, các lý thuyết được áp
dụng vào trong nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài, đồng thời
khái quát về lịch sử thành lập, chức năng nhiệm vụ và quá trình hoạt động của địa bàn khảo sát
tiến hành nghiên cứu.Chương 2: Ở chương 2 tác giả trình bày về thực trạng tình hình chữa trị,
phục hồi chức năng cho trẻ nhiễm chất độc hóa học đang sống tại Làng Hữu Nghị Việt Nam
được tiến hành ra sao, bao gồm ba giai đoạn. Tuy nhiên các giai đoạn này có mối quan hệ mật
thiết với nhau và lồng ghép chuyển tiếp giữa các giai đoạn. Các giai đoạn đó có vai trò rất
quan trọng đối với quá trình chữa trị phục hồi chức năng. Giai đoạn 1 các bác sĩ khám sàng
lọc, tổng quát, đánh giá tình trạng sức khỏe, dạng tật và xây dựng phác đồ điều trị sao cho phù
hợp với các em, đồng thời đánh giá khả năng nhận thức, tâm lý để có hướng hỗ trợ về tâm lý.
Song song với hoạt động hỗ trợ chữa trị, phục hồi chức năng cho trẻ tác giả còn trình bày về
thực trạng dạy nghề cho trẻ nhiễm chất độc da cam tại Làng Hữu Nghị trong những năm vừa
qua. Bên cạnh trình bày thực trạng chữa trị, phục hồi chức năng và dạy nghề cho trẻ nhiễm
chất độc hóa học ở Làng Hữu Nghị tác giả còn so sánh các hoạt động này của Làng với một số
cơ sở khác trên địa bàn Hà Nội cũng có chức năng chăm sóc, nuôi dưỡng, chữa bệnh và dạy
nghề cho trẻ nhiễm chất độc hóa học. Từ đó tác giả đánh giá đưa ra những nhân tố tác động tới
hiệu quả hoạt động của Làng.Chương 3: Hiệu quả của mô hình hỗ trợ phục hồi chức năng và
hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ nhiễm chất độc hóa học đang sống tại Làng Hữu Nghị Việt
Nam: Chương này tác giả đánh giá hiệu quả hoạt động của Làng Hữu Nghị trong những năm
qua dựa trên những tiêu chuẩn về trung tâm bảo trợ xã hội mà Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội đã đưa ra và nêu ra những việc cần làm để nâng cao hiệu quả mô hình hỗ trợ phục hồi
chức năng và hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ khuyết tật do nhiễm chất độc hóa học đang sống
tại Làng Hữu Nghị Việt Nam.
Keywords.Công tác xã hội; Phục hồi chức năng; Hướng nghiệp dạy nghề; Trẻ nhiễm
chất độc hóa học; Làng Hữu Nghị Việt Nam
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Người bị nhiễm chất độc hóa học là một trong những vấn đề đang nhận được
nhiều sự quan tâm không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Theo con số
thống kê của Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội ở Việt Nam có 4,8 triệu người bị
phơi nhiễm chất da cam, trong đó có 3 triệu người là nạn nhân chất độc da cam và
150.000 trẻ em- con của những người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
bị dị tật bẩm sinh trực tiếp từ hậu quả của chất độc da cam/dioxin [38.2.1]. Nguyên
nhân gây nên tình trạng này chính là do ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp từ hậu quả
của chiến tranh và dự báo trong nhiều năm tới số lượng người bị nhiễm chất độc hóa
học ở Việt Nam vẫn chưa phải đã chấm dứt hẳn.
Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách và triển khai nhiều hoạt
động nhằm trợ giúp cho những người bị nhiễm chất độc hóa học, đặc biệt là con đẻ của
họ như xây dựng chính sách mới, thành lập các trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng
người có công, trung tâm phục hồi chức năng, trung tâm dạy nghề… Nhiều chính sách,
chế độ ưu đãi được thực hiện đã có những hỗ trợ hữu ích cho người hoạt động kháng
chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học trong đời sống hằng ngày, nhất là
trong việc phục hồi chức năng và hướng nghiệp dạy nghề.
Làng Hữu Nghị Việt Nam được xây dựng để nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa trị,
dạy nghề, phục hồi chức năng có thời hạn cho một số người hoạt động kháng chiến bị
nhiễm chất độc hóa học trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước và con của
những cựu chiến binh bị khuyết tật do hậu quả của chất độc hóa học gây ra. Mặc dù
đây là Làng Hữu Nghị lớn nhất của Việt Nam, có đội ngũ cán bộ giáo viên tâm huyết
với nghề, là trung tâm áp dụng mô hình hoạt động giáo dục, dạy nghề cho trẻ khuyết
tật khá hiệu quả nhưng bên cạnh những hoạt động đã làm được thì việc quan tâm đến
các vấn đề tâm lý, hỗ trợ nhóm đối tượng này như: chế độ ăn uống, chữa trị phục hồi
chức năng, học nghề, tìm kiếm việc làm… vẫn chưa được nhìn nhận và đánh giá đúng
đắn trong khi số lượng người bị nhiễm chất độc hóa học ở Việt Nam hiện nay lại quá
đông và các kiến thức, kỹ năng mang tính bài bản chuyên nghiệp của của cán bộ,
nhân viên trong làng Hữu Nghị - với tư cách là một nhân viên công tác xã hội chuyên
nghiệp lại còn nhiều hạn chế...
Tất cả những vấn đề trên đã gợi lên trong chúng tôi hướng nghiên cứu:
“Tìm hiểu hoạt động mô hình hỗ trợ phục hồi chức năng và hướng nghiệp dạy
nghề cho trẻ nhiễm chất độc hóa học hiện nay đang sống tại Làng Hữu Nghị Việt Nam
xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước chính vì vậy các em là một trong các
nhóm đối tượng nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa
học, các chuyên gia từ trong nước đến quốc tế. Trong phạm vi nghiên cứu này tác giả
lựa chọn và phân tích một số công trình nghiên cứu, bài viết tiêu biểu về trẻ em nói chung
và trẻ em nhiễm chất độc hóa học nói riêng.
Khi nói đến các các tổ chức quốc tế chuyên nghiên cứu về trẻ em thì trước tiên
mọi người thường nghĩ tới các công trình của UNICEF. Đây là tổ chức có uy tín, đi
đầu thế giới trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em trên phạm vi toàn cầu.
Năm 2009 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với UNICEF tiến
hành nghiên cứu và xây dựng tài liệu “xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt nam
đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt ở Việt Nam”. Tài liệu này đã trình bày một cách tổng quan về tình hình trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em dễ bị tổn thương ở Việt Nam, các hoạt động phòng ngừa
sơ cấp và thứ cấp để bảo vệ trẻ em ở Việt Nam. Cuốn sách này đã phân tích các quy
định của quốc tế, tiêu chuẩn quốc tế trong việc chăm sóc từng nhóm trẻ em, hệ thống
luật pháp, chính sách và hoạt động thực tiễn chăm sóc các nhóm trẻ em, các hoạt đông
trợ giúp chăm sóc về y tế và phục hồi... Trong số các phân tích về về xây dựng môi
trường bảo vệ các nhóm trẻ em thì phân tích về nhóm trẻ khuyết tật được phân tích khá
kỹ. Phân tích này đã chỉ ra quyền của trẻ em khuyết tật, hệ thống luật pháp, chính sách
hỗ trợ trẻ em khuyết tật của Việt Nam, những dịch vụ chăm sóc y tế và phục hồi đối
với các em, chính sách giáo dục đối với trẻ khuyết tật, các hoạt động trợ giúp cho gia
đình các em, vấn đề chăm sóc thay thế và dạy nghề và tạo việc làm cho các em khuyết
tật. Có thể, nói với những phân tích chi tiết và cụ thể này cuốn tài liệu hướng dẫn đã
chỉ ra thực trạng, đưa ra những khuyến nghị sát với thực tế để việc chăm sóc bảo vệ trẻ
em khuyết tật nói riêng và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được tốt hơn [5].
Năm 2010 UNICEF tiến hành thực hiện“Báo cáo Phân tích tình hình trẻ em ở
Việt Nam”. Báo cáo lấy cách tiếp cận dựa trên quyền con người, xem xét tình hình trẻ
em dựa trên quan điểm các nguyên tắc chính về quyền con người như bình đẳng,
không phân biệt đối xử và trách nhiệm giải trình. Kết quả nghiên cứu đã làm rõ tình
hình trẻ em nam và nữ, nông thôn và thành thị, dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số, trẻ em
giàu và trẻ em nghèo hiện nay ở Việt Nam. Trong đó, nhóm trẻ em thiếu sự chăm sóc
của bố mẹ ở Việt Nam có diễn biến phức tạp. Các cơ sở chăm sóc cả công lập và dân
lập có ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước dưới nhiều hình thức như chăm sóc tại
nhà, chăm sóc tập trung và các hình thức chăm sóc hỗ trợ không chính thức khác. Tình
trạng số lượng cho con nuôi ra nước ngoài cao trong khi đây được quy định là biện
pháp cuối cùng chỉ sử dụng khi không còn cách nào khác. Ngoài ra, báo cáo cũng chỉ
ra rằng Việt Nam còn thiếu các quy định cụ thể cho việc truy tố những đối tượng hoạt
động môi giới cho nhận con nuôi trái pháp luật. Báo cáo còn chỉ ra nguyên nhân của
tình trạng bất bình đẳng giới ở trẻ em, sự bất cập trong chăm sóc, giáo dục trẻ em ở
Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở đó báo cáo đưa ra khuyến nghị là cần phải lồng ghép
vấn đề giới vào các chính sách, chiến lược và các hoạt động thực tiễn, và sử dụng các
số liệu phân tổ để giám sát vấn đề bình đẳng giới. Bình đẳng giới, đặc biệt là bình đẳng
giới cho trẻ em gái dân tộc thiểu số vẫn chưa được quan tâm đầy đủ [35].
Tháng 5 năm 2013 Báo cáo tình hình Trẻ em thế giới năm 2013 của UNICEF
với chủ đề: Trẻ em Khuyết tật cho biết trẻ em khuyết tật là nhóm ít có khả năng được
chăm sóc y tế hoặc được đi học nhất. Báo cáo này chỉ ra trẻ khuyết tật và cộng đồng sẽ
được lợi nhiều hơn nếu xã hội quan tâm tới những gì trẻ khuyết tật có thể đạt được
thay vì tập trung chú ý vào những khiếm khuyết của các em. Quan tâm đến những khả
năng và tiềm năng của trẻ khuyết tật sẽ tạo ra lợi ích cho toàn xã hội. Báo cáo chỉ ra
những cách thức để hòa nhập trẻ khuyết tật vào xã hội bởi vì khi các em được tham gia
đầy đủ vào xã hội thì tất cả mọi người đều có lợi. Ví dụ, giáo dục hòa nhập mở mang
tri thức cho mọi trẻ em và đồng thời mang lại cho trẻ em khuyết tật cơ hội thực hiện
hoài bão của mình. Rút cuộc trẻ em khuyết tật trở thành những người yếu thế nhất trên
thế giới. Trẻ em nghèo thuộc nhóm ít có khả năng được đi học hoặc chăm sóc y tế
nhưng các em vừa nghèo lại vừa khuyết tật thì còn có ít khả năng hơn nữa trong việc
tiếp cận các dịch vụ này. Giới là một yếu tố quan trọng, vì trẻ em gái khuyết tật thường
ít được nhận thức ăn và sự chăm sóc hơn trẻ em trai khuyết tật.
Báo cáo kêu gọi các Chính phủ phê chuẩn và thực hiện Công ước về Quyền của
Người khuyết tật và Công ước Quyền Trẻ em, và có những hỗ trợ cho các gia đình để
họ có thể đáp ứng được các chi phí thường cao hơn mức bình thường trong chăm sóc
trẻ em khuyết tật. Đồng thời, báo cáo cũng kêu gọi các biện pháp chống phân biệt đối
xử trong cộng đồng, những nhà hoạch định chính sách và những người cung cấp dịch
vụ xã hội cơ bản như giáo dục và y tế [36].
Ngoài các nghiên cứu của UNICEF còn có nhiều công trình nghiên cứu về trẻ
em của các tác giả trong nước được đánh giá cao. Trong số các tác giả và các nghiên
cứu đó ta có thể kế tới tiến sỹ Mai Thị Kim Thanh với chuyên đề “Tìm hiểu ảnh hưởng
của quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong gia đình với nhau và với trẻ tới sức
khỏe của trẻ em trong các gia đình Việt Nam hiện nay”. Nghiên cứu này được đăng
trên Kỉ yếu Hội nghị Khoa học nữ Đại học Quốc gia Hà Nội lần thứ 6 năm 2001.
Trong nghiên cứu này thông qua các biện pháp thu thập thông tin tác giả đã nhận định
mức độ tâm sự của những người thân trong gia đình đối với trẻ em được thể hiện như
sau: tâm sự giữa bố, mẹ với con chiếm 46,2%, ông bà với cháu chiếm 24,8%, mẹ với
con chiếm 24,7%, ít tâm sự chiếm 8,0%, anh chị em với nhau chiếm 5,8%, bố với con
chiếm 4,6% và không tâm sự chiếm 4,5%. Với kết quả này nghiên cứu đã chỉ ra tỷ lệ
tâm sự giữa bố, mẹ, ông, bà với con cái càng thấp thì càng ảnh hưởng đến sự phát triển
sức khỏe của con cái, đặc biệt là sự phát triển của sức khỏe tinh thần. Từ nghiên cứu
này tác giả đã đưa ra sự cảnh báo cho các bậc phụ huynh trong việc làm bạn với con
mình, đây là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển về tâm lý và thể chất của trẻ.
Các bậc phụ huynh và các thành viên trong gia đình cần có sự quan tâm, chia sẻ nhiều
đối với trẻ, hãy là những người bạn lớn của trẻ. Điều này không chỉ giúp cho sự phát
triển về tâm lý của trẻ được tốt hơn mà còn làm gắn kết tình cảm gia đình đang có xu
hướng rời rạc trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay [26].
Tác giả Trịnh Hòa Bình với nghiên cứu “Sự hiểu biết giữa gia đình và trẻ em về
vấn đề quyền trẻ em hiện nay” đăng trên Tạp chí Xã hội học số 4/2005 đã tập trung
điều tra về kiến thức, thái độ, hành vi của cộng đồng về quyền trẻ em, (2004- 2005)
trên quy mô 10 tỉnh, thành phố trong cả nước với sự tham gia của 3.000 cha mẹ. Một
trong những phát hiện quan trọng trùng khớp với những kết quả nghiên cứu nêu trên là
giữa cha mẹ và con cái thiếu hiểu biết lẫn nhau, thậm chí trong gia đình Việt Nam hiện
nay thường sảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các thế hệ [8].
Ngoài các nghiên cứu về trẻ em và trẻ em khuyết tật nói chung của các nhà
khoa học, nhà nghiên cứu có chuyên môn và kinh nghiệm thì những năm gần đây còn
có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật do
nhiễm chất độc hóa học.
Chất độc hóa học, một loại chất được tạp chí Time của Mỹ liệt vào danh sách
“50 phát minh tồi tệ nhất của loài người ”. Sở dĩ chất da cam bị liệt vào danh sách đó
là bởi những tác hại lâu dài nó gây ra đối với sức khỏe con người và môi trường khi bị
nhiễm phải. Chính bởi tính chất độc hại của nó mà trong suốt nhiều năm qua các nhà
khoa học đã không ngừng có những công trình nghiên cứu về nó. Trong những năm
gần đây các nhà khoa học Việt Nam và trên thế giới đã có những công trình nghiên
cứu về các tác hại của chất da cam, ảnh hưởng của nó tới sức khỏe của con người như
thế nào? Những bệnh tật nào mà con người mắc phải mà nguyên nhân là nhiễm chất da
cam? Bao nhiêu thế hệ sẽ bị ảnh hưởng bởi chất da cam? Cách thức chữa trị, giải độc
đối với người phơi nhiễm chất da cam như thế nào? Có cách nào để khắc phục môi
trường nơi bị nhiễm chất độc da cam? Biện pháp nào có thể hỗ trợ nạn nhân chất độc
da cam?
Trong phạm vi nghiên cứu này tôi quan tâm một số nghiên cứu, bài viết của một
số tác giả về đề tài nạn nhân chất độc hóa học, trẻ em nhiễm chất độc hóa học.
Bài viết: “Người mẹ 35 năm nuôi con bệnh tật” của tác giả Cao Tuân- Duy
Tuyên đăng trong cuốn sách “Khát vọng và sẻ chia” được Hội nạn nhân chất độc da
cam dioxin xuất bản năm 2011. Bài viết đã kể lại câu chuyện của một bà mẹ có con bị
nhiễm chất độc hóa học, suốt 35 năm bà cố gắng làm việc kiếm tiền để có thể chăm
sóc, thuốc men cho đứa con gầy gò, co quắp, người lở loét. Suốt 35 năm mọi sinh hoạt
của đứa con trai ấy chỉ nằm gọn trong một góc buồng chật hẹp. Mọi chuyện ăn uống,
vệ sinh, tắm giặt đều do một tay bà Bình người mẹ khổ hạnh đó lo toan. Đến nay tuổi
của người mẹ đó đã cao, sức đã yếu việc lao động kiếm tiền lo cho bữa ăn hàng ngày
của hai mẹ con càng thêm khó khăn. Kết thúc bài viết là hình ảnh người mẹ già hàng
đêm thức trắng trông đứa con bệnh tật. Một bài viết khiến cho tất cả những người đọc
đều cảm thấy xót thương và cảm phục tấm lòng của người mẹ có con bị nhiễm chất
độc hóa học đồng thời căm phẫn về tội ác chiến tranh mà Mỹ đã để lại sau cuộc chiến
ở nước ta [16; tr105-108].
Bài viết “Tiếng khóc của người lính già” của tác giả T. Phan đăng trên báo điện
tử Vietnamnet.vn và sau đó đã được Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam in
trong cuốn sách “Khát vọng và sẻ chia”. Bài viết đã mô tả một cách chân thực, sinh
động và cảm động hoàn cảnh sống đầy khó khăn giữa thủ đô Hà Nội của gia đình một
cựu chiến binh. Một gia đình hai vợ chồng đều từng là quân nhân sống trong căn hộ
tập thể 6 m2 với 2 người con, đứa con gái thì may mắn bình thường còn đứa con trai
thì ngây dại suốt bao nhiêu năm chưa đi được một bước nào, chưa nói được một tiếng
tròn vành rõ nghĩa, khuôn mặt méo mó và bị bệnh tim bẩm sinh. Mọi việc tắm giặt, ăn
uống của đứa con đó hoàn toàn theo bản năng chính vì vậy người mẹ đó từ khi sinh
con ra đã phải nghỉ việc ở nhà chăm sóc con. Mọi khoản chi tiêu của gia đình chỉ trông
chờ vào tiền lương hưu ít ỏi và tiền chở hàng thuê của người lính già. Vậy đó, giữa thủ
đô hai con người từng trải qua kháng chiến lại có cuộc sống khổ cực như vậy. Vì đâu
họ khổ đến vậy? Tất cả vì thứ chất độc hóa học mang tên chất độc màu da cam [16; tr
114- 119].
Ngày 11 tháng 3 năm 2011 trên báo điện tử của Hội khuyến học Việt Nam có
đăng tải bài viết “ Năm lần đào hố chôn con” của tác giả Nguyễn Duy- Hậu Bá. Các
tác giả đã phản ánh hoàn cảnh bi thương của cựu chiến binh là ông Nguyễn Văn Đính
và vợ là bà Hoàng Thị Điểm 9 lần sinh con thì 5 lần ông phải tự tay mua quan tài, đào
hố chôn con. Những đứa con của ông đều chết vì các di chứng như: điếc, xuất huyết
tiểu cầu, tràn dịch màng bụng, bầm tím da, lở loét toàn thân, phù toàn thân không đi lại
được, vỡ u ở đầu, hoại thân nặng và đái ra màng, thậm chí có đứa vừa ra đời chưa kịp
đặt tên đã chết. Đứa con út của gia đình ông là niềm hi vọng cuối cùng nhưng trong
người luôn mang trọng bệnh, suy kiệt về sức khỏe, máu không đông, thân hình tiều
tụy, đầy những vết lở loét, bầm tím. Con trai cả của ông tuy đã lấy vợ nhưng lại bị liệt
bả vai trái và con gái anh cũng bị ảnh hưởng chất độc da hóa học dẫn tới khuyết tật co
quắp tay chân. Hiện tại bản thân ông Đính đang bị viêm gan nặng, không thể lao động
nuôi sống gia đình chứ nói gì đến chữa bệnh. Căn nhà của ông mái nhiều chỗ có lỗ
thủng mà chưa có tiền sửa chữa. Chất độc hóa học đã khiến cho gia đình ông nghèo
đói, bệnh tật, bất hạnh, con cháu sinh ra không sống được. Đây là nỗi đau dai dẳng
không chỉ về thể chất mà còn cả tinh thần khiến cho bất kỳ ai có lương tri cũng phải
rơi nước mắt khi thấy hoàn cảnh của những gia đình như gia đình ông Đính [38.4].
Bên cạnh những bài viết, những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thì
còn có những cuốn sách viết về đề tài nạn nhân chất độc da cam như cuốn sách: “Vì
nỗi đau da cam” của Thông tấn xã Việt Nam, cuốn “120 câu hỏi và đáp về chất độc da
cam Dioxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh” của Bộ Tài Nguyên môi trường. Những
cuốn sách này đã nói lên tác hại của chất da cam tới sức khỏe của con người cùng
những căn bệnh nguy hiểm mà người nhiễm chất độc da cam có thể mắc phải.
Gần đây vào năm 2010 Th.s Nguyễn Bá Đạt có đề tài nghiên cứu “Tư vấn
hướng nghiệp trong công tác dạy nghề cho thanh niên, thiếu niên khuyết tật nạn nhân
chất độc hóa học”. Nghiên cứu này đã tìm hiểu và đánh giá được thực trạng và nhu cầu
của thanh thiếu niên khuyết tật là nạn nhân chất độc hóa học. Những khó khăn của các
em thanh thiếu niên khuyết tật do nhiễm chất độc da cam khi tham gia học nghề. Mặt
khác nghiên cứu cũng chỉ ra vai trò của công tác tư vấn hướng nghiệp dạy nghề cho
nhóm đối tượng này. Với những kết quả nghiên cứu được tác giả còn đề xuất biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hướng nghiệp trong dạy nghề cho nhóm đối
tượng này [14].
Tuy nhiên hạn chế chung của tất cả các đề tài trên đều tập trung nghiên cứu tác
hại của chất độc hóa học cùng với vai trò hướng nghiệp trong dạy nghề cho nhóm đối
tượng khuyết tật do nhiễm chất độc hóa học mà chưa có công trình nào hướng tới việc
nghiên cứu và tìm hiểu đặc điểm hoạt động của các mô hình phục hồi chức năng và
hướng nghiệp trong dạy nghề cho trẻ bị nhiễm chất độc hóa học. Đây chính là lý do
chúng tôi lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài này tại Làng Hữu Nghị Việt Nam.
Đề tài này hướng tới việc nghiên cứu mô hình hỗ trợ trẻ em bị khuyết tật là con
đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học phục hồi chức năng và học
nghề hiện đang sống tại Làng Hữu Nghị Việt Nam. Từ những hiểu biết đó sẽ có những
so sánh với hoạt động hỗ trợ trẻ khuyết tật do bị nhiễm chất độc hóa học ở các trung
tâm khác. Trên cơ sở đó tôi đề xuất những việc cần làm để nâng cao hiệu quả hỗ trợ cả
về thể chất, tinh thần và nhu cầu học nghề cho nhóm đối tượng này.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm kiểm chứng những phương pháp và kỹ
năng can thiệp phù hợp đối với đối tượng trẻ bị khuyết tật do nhiễm chất độc hóa học
là con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Từ đó kiểm chứng
trong thực tế một số lý thuyết ứng dụng trong Công tác xã hội bao gồm: Lý thuyết
chức năng và lý thuyết quản trị công tác xã hội. Đồng thời cũng nêu rõ vai trò của nhân
viên công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ cho con đẻ người hoạt động kháng chiến bị
nhiễm chất độc hóa học tại Làng Hữu nghị, củng cố sâu sắc hơn những hiểu biết về các
lý thuyết và phương pháp, kỹ năng Công tác xã hội đã được học và thực hành.
Bên cạnh đó thông qua việc tìm hiểu mô hình và tính hiệu quả của nó, nghiên
cứu cũng góp phần cung cấp thêm tài liệu, kiến thức cho những người quan tâm đến
vấn đề hỗ trợ kỹ năng sống, chăm sóc cho trẻ bị nhiễm chất độc hóa học sống trong
Làng Hữu Nghị. Đặc biệt, nó còn góp phần hình thành lên nhãn quan khoa học về hoạt
động của các mô hình hỗ trợ, chăm sóc đang diễn ra hiện nay. Vì trên thực tế vẫn còn
những sai lầm khi cho rằng mô hình chăm sóc trẻ là con đẻ người hoạt động kháng
chiến bị nhiễm chất độc hóa học phải như một gia đình và hỗ trợ như người trong gia
đình. Nếu hoạt động hỗ trợ chưa làm được như vậy thì bị coi là kém hiệu quả, đây là
một cách nhìn lệch lạc cần được điều chỉnh, khắc phục.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu góp phần cùng với Làng Hữu nghị xây dựng và hoàn thiện
mô hình chăm sóc, giáo dục và dạy nghề cho trẻ khuyết tật do bị nhiễm chất độc hóa
học kết hợp với dạy kỹ năng sống và hỗ trợ về mặt tâm lý cho những trẻ em ấy- một
hoạt động gắn liền với đặc trưng của công tác xã hội. Từ đó mở rộng áp dụng mô hình,
nhằm giúp cho trẻ khuyết tật bị nhiễm chất độc hóa học là con đẻ người hoạt động
kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học tăng cường kỹ năng sống tiến tới hòa nhập
cộng đồng được tốt hơn.
Nghiên cứu giúp cho ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên nhận thức rõ hơn về tầm quan
trọng của việc kết hợp chăm sóc và dạy nghề, dạy kỹ năng sống song song cùng các
hoạt động hiện có tại Làng Hữu nghị.
Nghiên cứu giúp cho trẻ khuyết tật do bị nhiễm chất độc hóa học trong Làng
không những được chăm sóc chữa trị tốt hơn, được học nghề phù hợp với khả năng và
có thể tự nuôi sống bản thân bằng chính sức lao động của mình mà còn được tham gia
và quan tâm nhiều hơn về mặt tâm lý và được tiếp cận các khóa học về kỹ năng sống,
nâng cao kỹ năng đối phó với các biến cố xảy ra khi hòa nhập xã hội.
Nghiên cứu này giúp cho gia đình người có công hiểu hơn về công việc mà
những nhân viên công tác xã hội ở Làng Hữu Nghị đang làm từ đó có sự quan tâm, trợ
giúp họ trong việc chăm sóc, dạy nghề cho con mình và yên tâm hơn khi trẻ được giáo
dục và đào tạo một cách một cách đầy đủ và bài bản cả về chuyên môn nghề nghiệp và
tâm lý.
Đồng thời thông qua tìm hiểu các hoạt động hỗ trợ cho trẻ khuyết tật do nhiễm
chất độc hóa học ở Làng, nghiên cứu cũng chỉ ra vai trò cần có của Nhân viên Công
tác xã hội trong các hoạt động hỗ trợ trẻ, từ đó đề xuất cách thức hoàn thiện mô hình
và định hướng phát triển vai trò Nhân viên Công tác xã hội trong tương lai.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích: Tìm hiểu, làm rõ đặc điểm hoạt động của mô hình hỗ trợ phục
hồi chức năng, hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ bị nhiễm chất độc hóa học và đánh giá
hiệu quả của mô hình đó. Trên cơ sở đó đưa ra đề xuất những việc cần làm để nâng cao
hiệu quả hoạt động cho mô hình.
4.2 Nhiệm vụ:
- Xây dựng cơ sở lý thuyết và thao tác hóa các khái niệm
- Tìm hiểu những đặc điểm về nhóm trẻ bị nhiễm chất độc hóa học tại Làng
Hữu nghị.
- Tìm hiểu các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho trẻ bị nhiễm chất độc hóa học
trong Làng và đánh giá hiệu quả mà những hoạt động đó đem lại.
- Tìm hiểu các hoạt động của Nhân viên Xã hội xem họ đã làm tốt vai trò của
mình hay chưa trong việc chăm sóc, dạy nghề, dạy kỹ năng sống cho trẻ bị nhiễm chất
độc hóa học.
- Tìm hiểu: Các đối tượng được nuôi dưỡng phục hồi chức năng và học nghề tại
Làng Hữu Nghị Việt Nam là những ai? Quy trình tiếp nhận đối tượng ở đây như thế
nào? Chữa trị phục hồi chức năng cho các em bị nhiễm chất độc da cam bao gồm bao
nhiêu giai đoạn? Quá trình trị liệu tâm lý, hòa nhập cộng đồng của các em được tiến
hành như thế nào, bằng các biện pháp nào? Có hiệu quả ra sao? Các nghề mà các em bị
nhiễm chất độc da cam có thể được học tại Làng Hữu Nghị Việt Nam là gì? Việc học
nghề của các em có hiệu quả không? Sau khi học nghề các em có xin được việc
không? Các em tái hòa nhập cộng đồng có thành công không?
Tìm hiểu nhu cầu của trẻ hiện đang sống tại Làng và điều kiện thực tế của Việt
Nam để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của mô hình hiện có nhằm hỗ trợ cho
đối tượng chính sách - trẻ em bị khuyết tật là con đẻ người hoạt động kháng chiến bị
nhiễm chất độc hóa học được nhiều hơn.
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng: Tìm hiểu hoạt động của mô hình hỗ trợ phục hồi chức năng và
hướng nghiệp trong dạy nghề cho trẻ khuyết tật do bị nhiễm chất độc hóa học hiện nay
đang sống tại làng Hữu Nghị Việt Nam.
5.2 Khách thể: Ban lãnh đạo Làng Hữu Nghị Việt Nam, cán bộ làm việc tại
Làng, trẻ bị nhiễm chất độc hóa học đang sống tại Làng.
5.3 Phạm vi: Trẻ bị nhiễm chất độc hóa học mà đề tài này hướng tới là trẻ em
khuyết tật do ảnh hưởng chất độc hóa học từ ông, cha, mẹ những người hoạt động
kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đã được Đảng và Nhà nước công nhận và được
hưởng chính sách người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
Nội dung của mô hình hỗ trợ phục hồi chức năng và học nghề cho trẻ khuyết tật
do bị nhiễm chất độc hóa học bao gồm: chữa trị bệnh lý do hậu quả của chất độc hóa
học, phục hồi chức năng cho đối tượng bị nhiễm chất độc hóa học, liệu pháp âm nhạc
trị liệu, tổ chức chò trơi nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng, học nghề theo khả
năng và sở thích… nhưng do điều kiện có hạn tôi chỉ tập trung vào hoạt động chữa trị
bệnh lý, phục hồi chức năng và học nghề theo khả năng.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Nền tảng triết lý cho hoạt động của mô hình chăm sóc, hỗ trợ trẻ bị nhiễm chất
độc hóa học tại Làng Hữu nghị là gì?
- Những nội dung nào trong hoạt động chăm sóc, hỗ trợ trẻ nhiễm chất độc hóa
học mà Làng Hữu nghị quan tâm và triển khai nhiều ? Hiệu quả ra sao?
- So với mô hình những cơ sở phục hồi chức năng, dạy nghề cho trẻ khuyết tật
bị nhiễm chất độc hóa học khác thì mô hình Làng Hữu Nghị Việt Nam có sự khác biệt
và ưu việt gì?
- Nhân viên Công tác xã hội cần bổ sung thêm hoạt động gì để đảm nhận được
tốt hơn nữa vai trò của mình trong mô hình nâng cao này?
- Cần làm gì và làm như thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ phục hồi
chức năng và dạy học nghề cho con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc
hóa học?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Đặc điểm hoạt động của mô hình chăm sóc, hỗ trợ trẻ cho trẻ bị nhiễm chất
độc hóa học tại Làng Hữu Nghị là dựa trên nền tảng triết lý lấy con người làm trung
tâm, tất cả vì sự phục hồi và sự hoàn thiện của con người, nhất là các em nhỏ bị khuyết
tật do nhiễm chất độc da cam họ là con đẻ của những người hoạt động kháng chiến.
- Hoạt động chăm sóc, hỗ trợ trẻ bị nhiễm chất độc hóa học mà Làng Hữu nghị
quan tâm và triển khai chủ yếu là chăm sóc, trị liệu và dạy nghề.
- Đại đa số trẻ bị nhiễm chất độc hóa học khi sống trong Làng và sau này ra bên
ngoài đều có thể hòa nhập với xã hội và có đủ sức khỏe, năng lực tự kiếm sống nuôi
bản thân.
- So với mô hình những cơ sở phục hồi chức năng, dạy nghề cho trẻ bị nhiễm
chất độc hóa học khác thì mô hình Làng Hữu Nghị Việt Nam ưu việt hơn bởi đây là
mô hình lớn của cả nước được Đảng và Chính phủ quan tâm đầu tư cả về chuyên môn
cho nhân viên công tác xã hội và cơ sở vật chất.
8. Phương pháp nghiên cứu
8. 1 Phương pháp tiếp cận
Trong đề tài này quan điểm biện chứng là nền tảng để tôi tiếp cận với vấn đề
nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu.
Quan điểm biện chứng, nguyên tắc về sự phát triển của các sự vật, hiện tượng
được áp dụng để lí giải các vấn đề trong nghiên cứu. Hoạt động hỗ trợ cho trẻ bị nhiễm
chất độc hóa học sống tại Làng Hữu Nghị được coi trọng đã đánh dấu một bước phát
triển mới trong lịch sử phát triển xã hội của đất nước. Chiến tranh bảo bảo vệ tổ quốc
đã tạo lập ra nhóm những người hoạt động kháng chiến có con bị khuyết tật do ảnh
hưởng của chất độc hóa học. Họ không phải là những cá nhân tồn tại riêng biệt mà là
một bộ phận trong hệ thống xã hội có mối liên hệ chặt chẽ với tổ chức và thiết chế
khác, vì vậy khi nghiên cứu về hoạt động hỗ trợ cho trẻ em bị khuyết tật là con đẻ
người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học chúng ta phải đặt nó trong
mối tương quan với điều kiện kinh tế - xã hội, hoàn cảnh sống...Thông qua cái nhìn
biện chứng ấy, chúng ta sẽ có một cái nhìn khái quát nhất về hoạt động hỗ trợ này của
các Trung tâm chăm sóc nói chung, Làng Hữu Nghị nói riêng.
Quan điểm lịch sử, nguyên tắc lịch sử cụ thể, khách quan, toàn diện luôn được quan
tâm vận dụng và tuân thủ một cách chặt chẽ. Để tìm hiểu vấn đề nghiên cứu một cách
chân thực và chính xác nhất chúng ta không được áp đặt những ý chí chủ quan, nóng
vội, phiến diện mà phải tìm hiểu một cách khách quan, đặt vấn đề nghiên cứu vào thời
điểm lịch sử cụ thể và thực tế. Soi vào đề tài nghiên cứu có thể thấy nhóm trẻ khuyết
tật do bị nhiễm chất độc hóa học là một nhóm xã hội đặc thù, hiện nay vẫn còn gặp
nhiều khó khăn cả về mặt tinh thần lẫn vật chất, vì vậy khi nghiên cứu hoạt động chăm
sóc, hỗ trợ cho nhóm người này chúng ta cần phải lấy quan điểm lịch sử làm cơ sở
phương pháp luận cho suốt quá trình nghiên cứu. Nói một cách khác, phải đặt trẻ vào
những điều kiện cụ thể, có như vậy mới biết chính xác nguyên nhân và có những giải
pháp nâng cao chất lượng chăm sóc và dạy nghề cho các em.
8.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Đề tài được triển khai dựa trên các phương pháp: quan sát, phỏng vấn sâu, thảo
luận nhóm, phân tích tài liệu.
8.2.1 Phương pháp quan sát
Đối tượng quan sát
Nội dung quan sát
-
Trẻ bị nhiễm chất độc hóa học với các phản ứng
của chúng trước các tình huống nảy sinh trên thực
tế
-
Sự thích ứng của trẻ bị nhiễm chất độc hóa học
Nhóm Thân chủ (Nhóm
trong môi trường hiện tại được thể hiện như thế
trẻ bị nhiễm chất độc hóa
nào? (Trong học tập và vui chơi, kết bạn)
học)
-
Giao tiếp của trẻ bị nhiễm chất độc hóa học đối
với các thành viên trong Làng Hữu nghị.
-
Giao tiếp của trẻ bị nhiễm chất độc hóa học với
cán bộ trung tâm và sinh viên thực tập, người lạ.
Hoạt động hỗ trợ cho trẻ
bị nhiễm chất độc hóa
học tại Làng Hữu Nghị
-
Sự tham gia của trẻ trong các hoạt động
-
Các hoạt động cụ thể mà Làng triển khai: Nội
dung, hình thức…
-
Cách thức mà cán bộ, nhân viên triển khai trong
chăm sóc, hỗ trợ và hướng dẫn trẻ khi chúng tham
gia.
8.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Tiến hành phỏng vấn sâu với:
- 1 Đại diện Ban lãnh đạo Làng Hữu Nghị.
- 5 Cán bộ, nhân viên tại Làng Hữu Nghị
- 10 Trẻ bị nhiễm chất độc hóa học
- 2 người đại diện bên gia đình trẻ bị nhiễm chất độc hóa học
8.2.3. Thảo luận nhóm: 2 cuộc thảo luận nhóm (Nhóm trẻ bị nhiễm chất độc
hóa học và Nhóm cán bộ, nhân viên)
Đề cương thảo luận nhóm:
Nhóm trẻ bị nhiễm chất độc hóa học:
Mục đích: Tìm hiểu về suy nghĩ, cảm nhận của trẻ bị nhiễm chất độc hóa học về
các hoạt động hỗ trợ trẻ trong Làng. Những khó khăn, thuận lợi của trẻ khi sống tại
Làng…
Số lượng trẻ tham gia: 10
Nhóm cán bộ, nhân viên:
Mục đích: Thu thập thông tin từ phía nhóm cán bộ, nhân viên về mô hình hoạt
động của Làng. Những khó khăn và thuận lợi khi triển khai các hoạt động mà Làng
đang gặp phải, đồng thời tìm hiểu sáng kiến của họ (dựa trên nhận thức, kinh nghiệm
đã có và điều kiện thực tế của Làng, của Việt Nam) để bổ sung, hoàn thiện thêm mô
hình đang có, ý kiến của cán bộ, nhân viên về công việc họ đang tham gia giúp trẻ….
Số lượng tham gia: 8 người
8.2.4 Phân tích tài liệu sẵn có
Công trình sử dụng, trích dẫn, tổng hợp các số liệu, thông tin từ các nguồn tài
liệu có như:
+ Các báo cáo: Báo cáo phân tích tình hình trẻ em Việt Nam 2010 của
UNICEF, báo cáo tình hình trẻ em thế giới năm 2013 của UNICEF, báo cáo số liệu trẻ
em năm 2010 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, báo cáo của Trung ương hội
cựu chiến binh Việt Nam, báo cáo tình hình hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy
nghề cho cựu chiến binh, trẻ khuyết tật của Làng Hữu Nghị Việt Nam.
+ Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH 11
ngày 29/6/2005 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
+ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với
cách mạng số 04/2012/UBTVQH 13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
+ Thông tư số 04 /TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 2 năm 2011 quy định tiêu
chuẩn chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội.
+ Các công trình nghiên cứu về đề tài chất độc da cam như: Thực trạng ô nhiễm
đất tại phía Nam và sân bay Đà Nẵng” do văn phòng 33 cùng với công ty tư vấn
Hatfield dưới sự tài trợ của Quỹ Ford. Nghiên cứu biến đổi một số chỉ tiêu sinh học về
di truyền, sinh hóa, miễn dịch, huyết học ở bệnh nhân có nguy cơ phơi nhiễm Đioxin.
Tư vấn hướng nghiệp trong công tác dạy nghề cho thanh niên, thiếu niên khuyết tật
nạn nhân chất độc hóa học…..
+ Các bài viết về đề tài học nghề và việc làm của người khuyết tật nói chung và
trẻ nhiễm chất độc hóa học nói riêng.
Thông tin trên mạng Internet: các trang web:www.vava.org.vn, trang
, ...
9. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận - khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung chính của luận văn chia làm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luân và thực tiễn của đề tài: Chương này giới thiệu về các
khái niệm chủ chốt, lý thuyết áp dụng, phương pháp nghiên cứu, địa bàn khảo sát của
đề tài.
Chương 2: Thực trạng hoạt động của mô hình hỗ trợ phục hồi chức năng,
hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ bị nhiễm chất độc hóa học đang sống tại Làng Hữu
Nghị Việt Nam hiện nay: Chương này nói về tình hình chữa trị, phục hồi chức năng và
dạy nghề cho trẻ em nhiễm chất độc hóa đang sống tại Làng Hữu Nghị Việt Nam.
Những nhân tố tác động tới hiệu quả hoạt động của Làng.
Chương 3: Hiệu quả hoạt động của mô hình hỗ trợ phục hồi chức năng và
hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ nhiễm chất độc hóa học đang sống tại Làng Hữu Nghị
Việt Nam: Chương này đánh giá hiệu quả hoạt động của Làng Hữu Nghị và đề xuất
những việc cần làm để nâng cao hiệu quả mô hình hỗ trợ phục hồi chức năng và hướng
nghiệp dạy nghề cho trẻ khuyết tật do nhiễm chất độc hóa học đang sống tại Làng Hữu
Nghị Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Báo cáo thành tích 15 năm hoạt động của Làng Hữu Nghị Việt Nam
2.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Báo cáo số liệu trẻ em của các địa
phương năm 2010
3.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Luật người khuyết tật và một số văn bản
luật liên quan, NXB Lao động – xã hội, 2010
4.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Kết quả khảo sát người khuyết tật 2011,
NXB Lao động – Xã hội.
5.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với UNICEF “xây dựng môi
trường bảo vệ trẻ em Việt nam đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em,
đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam
6.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tài liệu hướng dẫn quy trình cung cấp
dịch vụ phục hồi chức năng lao động và việc làm cho người khuyết tật
7.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2011), Thông tư số 04/TT-BLĐTBXH
ngày 25 tháng 2 năm 2011 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định
tiêu chuẩn chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội.
8.
Trịnh Hòa Bình “Sự hiểu biết giữa gia đình và trẻ em về vấn đề quyền trẻ em
hiện nay” đăng trên Tạp chí Xã hội học số 4/2005
9.
Chính phủ (2008), Nghị định 68/2008/NĐ- CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 quy
định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã
hội.
10. Chính phủ (2013), Nghị định số 31/2013/NĐ- CP ngày 9 tháng 4 năm 2013 quy định
chi tiết, hướng dẫn một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
11. Công ước Quốc tế về quyền trẻ em.
12. Công ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật.
13. Phạm Huy Dũng (2007), “Bài giảng công tác xã hội lý thuyết và thực hành công
tác xã hội trực tiếp”, NXB Đại học sư phạm
14.
Nguyễn Bá Đạt (2010), Tư vấn hướng nghiệp trong công tác dạy nghề cho thanh
niên, thiếu niên khuyết tật nạn nhân chất độc hóa học”
15. Tô Duy Hợp, An sinh xã hội tam nông – một số vấn đề lý luận cơ bản, đăng trên
Tạp chí Xã hội học số 1 năm 2006
16. Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Khát vọng và sẻ chia
17. Trần Văn Minh (2010), “Cần phân biệt rõ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm
chất độc da cam với nạn nhân chất độc da cam, thương binh, bệnh binh”. Tạp chí lao
động xã hội số, 383 (Từ 16-31/5/2010), 25-26
18.
Lê Văn Phú (2004), “Công tác xã hội”, NXBĐHQGHN, Hà Nội.
19. Quốc hội (2012), Bộ luật lao động sửa đổi
20.
Quốc hội(2004), Luật bảo vệ, giáo dục và chăm sóc trẻ em
21.
Quốc hội (2006), Luật dạy nghề
22.
Quốc hội (2010), Luật người khuyết tật
23. Nguyễn Ngọc Toản (2011), “Xây dựng và hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội
thường xuyên ở Việt Nam”, NXB Đại học kinh tế quốc dân
24.
Mai Thị Kim Thanh (2009), “Nhập môn công tác xã hội”, NXB GD, Hà Nội
25.
Mai Thị Kim Thanh (2001),“Tìm hiểu ảnh hưởng của quan hệ ứng xử giữa các
thành viên trong gia đình với nhau và với trẻ tới sức khỏe của trẻ em trong các
gia đình Việt Nam hiện nay
26.
Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2000), “Phương pháp nghiên cứu xã hội
học”. NXBĐHQGHN, Hà Nội.
27. Phân tích tình hình trẻ em khuyết tật ở Việt Nam(2004), NXB Lao động xã hội,
Hà Nội
28. Đại học Lao động xã hội (2010), Quản trị ngành công tác xã hội
29. Trần Đình Tuấn, “Công tác xã hội lý luận và thực hành”, NXBĐHQGHN, Hà
Nội
30.
Từ điển giáo dục học, của Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo,
Bùi Hiền (2001), NXB Từ điển bách khoa
31. Từ điển xã hội học, của G.Endrweit và G. Trommsdorff (2002), NXB Thế giới.
32. Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (2011), Người khuyết tật ở Việt Nam
một số kết quả chủ yếu từ tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009.
33.
Ủy ban thường vụ Quốc hội (2005),Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng
số 26/2005/PL-UBTVQH 11 ngày 29 tháng 6 năm 2005.
34. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2012), Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp
lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 04/2012/UBTVQH 13 ngày 16 tháng 7
năm 2012.
35. UNICEF Việt Nam (2010), Báo cáo Phân tích tình hình trẻ em ở Việt Nam
36.
UNICEF (2013), Báo cáo tình hình Trẻ em thế giới năm 2013 với chủ đề: Trẻ em
Khuyết tật
37. Văn phòng Lao động Quốc tế Geneva, Công ước (số 159) và Khuyến nghị (số 168) về
Phục hồi chức năng lao động và việc làm người khuyết tật.
38. Thông tin cập nhật từ Internet
38.1 http:// www.vava.org.vn
38.1.1 http:// www.vava.org.vn Trọng Kha- An Điền: “Chất độc da cam phát minh tồi
tệ nhất thế giới”
38.1 .2 http:// www.vava.org.vn Công Lý: “Thái Nguyên: Hệ lụy từ nạn hồ sơ thương
binh, nạn nhân chất độc da cam”
38.2 http://www. vovnews.vn /Home/
38.2.1 http://www. vovnews.vn /Home/ Đàm Hoa: “Vi-nhung-nan-nhan-chat-doc-dacamdioxin-Viet-Nam/20098. Tác giả Đàm Hoa.”
38.3 http:// www.langhuunghi.vn
38.4 />38.5 />