Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tổ chức hoạt động tham quan – hướng dẫn khách du lịch tại các chùa thờ tứ pháp nghiên cứu trường hợp bốn chùa dâu, đậu, tướng, dàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.97 KB, 12 trang )

Tổ chức hoạt động tham quan – hướng dẫn
khách du lịch tại các chùa thờ Tứ Pháp.
Nghiên cứu trường hợp bốn chùa: Dâu, Đậu,
Tướng, Dàn
Nguyễn Mạnh Hùng
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn ThS Chuyên ngành: Du lịch
Mã số Chương trình đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn: TS. Triệu Thế Việt
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Du lịch; Hoạt động tham quan; Hướng dẫn du khách; Khách du lịch; Chùa
thờ Tứ Pháp.

Content
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một nước có nền văn hóa đa dạng và phong phú có nhiều dân tộc, tín
ngưỡng, tôn giáo, vừa có sự giao thoa vừa có tính bản địa sâu sắc. Trong bối cảnh toàn cầu
hóa như hiện nay, theo như Thomas L. Friedman thì: “Thế giới là phẳng”, thế giới đã bước
sang kỉ nguyên của thời đại “toàn cầu hóa 3.0” [50, tr 10] mọi vấn đề từ kinh tế, chính trị, văn
hóa, lối sống…đều có sự giao lưu, ảnh hưởng, tác động qua lại giữa hầu hết các dân tộc, đất
nước khác nhau trên toàn thế giới. Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ngày nay không chỉ bó hẹp
ở một thực thể cộng đồng nhất định mà nó diễn ra với sự giao lưu ngày càng mạnh mẽ. Một
nền văn hóa vừa giữ được nét đậm đà bản sắc dân tộc, vừa phát huy được những giá trị cốt lõi
trong quá trình phát triển đất nước, hội nhập toàn cầu hóa, đó chính là một nhiệm vụ và là
mục tiêu mà Đảng ta qua nhiều văn kiện Đại hội Đảng đã khẳng định.
Hoạt động du lịch của nước ta dựa trên một phần là những giá trị tài nguyên vật thể và
phi vật thể do ông cha gìn giữ để lại đã dần khẳng định là một ngành kinh tế mũi nhọn và trở


thành trọng điểm trong thời gian tới. Tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm


2012 ước đạt 6.847.678 lượt, tăng 13,86% so với cùng kỳ năm 2011 [40, tr. 1], tiếp tục thể
hiện đà tăng trưởng của ngành du lịch nước ta trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế
giới có nhiều khó khăn, biến động. Việt Nam với thế mạnh về tài nguyên du lịch tự nhiên và
nhân văn (tài nguyên du lịch văn hóa) đã hình thành và phát triển nhiều loại hình du lịch: du
lịch biển, du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch văn
hóa…Trong thời gian tới ở nước ta cùng với loại hình du lịch biển thì du lịch văn hóa, du lịch
tâm linh sẽ là những loại hình du lịch phổ biến đối với du khách quốc tế và nội địa. Theo
PGS. TS Nguyễn Phạm Hùng: (hầu hết những điểm tham quan, tour du lịch trên nước ta đều
có liên quan đến nguồn tài nguyên du lịch văn hóa). Chính vì vậy xây dựng những tuyến, tour
du lịch văn hóa, tâm linh; hoàn chỉnh những nguồn tài liệu về các điểm du lịch văn hóa, tâm
linh, đặc biệt là đối với những điểm tham quan du lịch mang tính đặc thù, là một việc làm cần
kíp. Để từ đó tạo nên cơ sở đầy đủ về nguồn thông tin góp phần phát triển du lịch nước nhà.
Hoạt động tham quan hướng dẫn du lịch tại các ngôi chùa, đình, đền…đặc biệt là các
chùa thờ Tứ Pháp đối với người làm du lịch và với du khách cho đến nay vẫn trong tình trạng
chưa hiểu rõ hoặc có biết nhưng chưa tường tận và sâu sắc về những nội dung, các khía cạnh
truyền tải… Với đối tượng mang tính đặc thù như tín ngưỡng Tứ Pháp trong hệ thống các
chương trình du lịch, khung tổ chức tham quan, hướng dẫn chưa được xem xét, hoặc chưa
được xây dựng một cách có hệ thống.
Tín ngưỡng Tứ Pháp là nét văn hóa đặc sắc tồn tại khá phổ biến ở vùng đồng bằng
châu thổ Sông Hồng nước ta. Đó là một hình thái tín ngưỡng mang nét văn hóa trong tín
ngưỡng thờ thần nông nghiệp, tín ngưỡng cầu mưa, tín ngưỡng thờ Mẫu của cư dân nông
nghiệp từ cổ xưa có sự kết hợp với Phật giáo - tôn giáo du nhập từ Ấn Độ. Tứ Pháp bao gồm
Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, và Pháp Điện tượng trưng cho những thế lực thiên nhiên: mây,
mưa, sấm, chớp. Qua hình thái tín ngưỡng này người nông dân thể hiện ước muốn cầu cho
mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, con người có cuộc sống sung túc, xã hội phồn thịnh.
Nghiên cứu tìm hiểu về tín ngưỡng Tứ Pháp ở vùng châu thổ Sông Hồng góp phần làm sáng
tỏ hơn về vùng đất, con người nơi đây nhằm phục vụ phát triển du lịch cũng là một vấn đề vô
cùng có ý nghĩa đối với người làm du lịch và du khách. Đối với khía cạnh cung du lịch mà
trực tiếp là các nhà tổ chức, HDV… góp phần hoàn chỉnh công tác tổ chức cho hoạt động du
lịch mà đặc biệt là hoạt động tham quan - hướng dẫn tại các ngôi chùa thờ Tứ Pháp – các

điểm tham quan có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo.


Đưa những giá trị văn hóa đặc sắc trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo nói chung, tín
ngưỡng Tứ Pháp nói riêng vào phục vụ phát triển du lịch. Đây chính là một phương cách để
bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa vô giá của cha ông ta một cách hữu hiệu. Nâng cao
hoạt động tham quan – hướng dẫn trong các chương trình du lịch tại các điểm di tích chùa thờ
Tứ Pháp, cung cấp cho người làm du lịch là: các nhà tổ chức kinh doanh du lịch, các hướng
dẫn viên và những người có liên quan trên phương diện nhà cung ứng; đồng thời nâng cao
nhận thức, hiểu biết của người dân, của khách du lịch khi đến các di tích này thì việc có một
nghiên cứu làm tài liệu tham khảo là điều rất cần thiết. Vì những lí do đó tác giả đã lựa chọn
vấn đề: “Tổ chức hoạt động tham quan – hướng dẫn khách du lịch tại các chùa thờ Tứ
Pháp. Nghiên cứu trường hợp bốn chùa: Dâu, Đậu, Tướng, Dàn.” làm đề tài nghiên cứu
cho luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam. Nghiên cứu về tín ngưỡng văn hóa, lịch sử
của các di tích như chùa Dâu, chùa Đậu, chùa Tướng, chùa Dàn, chùa Tổ, hệ thống chùa có
sự giao thoa văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian cổ xưa tại khu vực vùng Dâu… Đây là
những đề tài có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà nghiên cứu. Từ các góc độ khác nhau bằng
nhiều phương pháp nghiên cứu các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã dần đưa ra những bằng
chứng lịch sử thuyết phục, và họa lại bức tranh về văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng cũng như sự
phong phú trong cuộc sống văn hóa tâm linh của người dân vùng Dâu – Luy Lâu trong dòng
chảy văn hóa Việt Nam.
Trong tác phẩm Lịch sử Phật giáo Việt Nam (2006) của tác giả Lê Mạnh Thát đã khắc
họa toàn bộ tiến trình về lịch sử Phật giáo từ khi du nhập đến khi phát triển và đến những năm
trong thời gian gần đây. Đặc biệt tác phẩm cũng đề cập những nội dung về sự giao thoa văn
hóa, dung hòa giữa Phật giáo và tín ngưỡng cổ xưa của người Việt Bắc Bộ có liên quan đến
hệ tín ngưỡng Tứ Pháp mà điển hình là tại địa phận tỉnh Bắc Ninh ngày nay, sau này có sự lan
tỏa ra một số tỉnh thành khác trong nội vùng châu thổ Sông Hồng. Tuy nhiên trong tác phẩm
này tác giả cũng chỉ trình bày nội dung trên như một sự bổ trợ cho nội dung chính là tìm hiểu

Lịch sử Phật giáo Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc. Chính vì vậy những yếu tố về tín
ngưỡng Tứ Pháp được nhìn nhận trên góc độ nhà nghiên cứu lịch sử.
Tác phẩm Chùa Dâu và nghệ thuật Tứ Pháp của tác giả Phan Cẩm Thượng (2002), đã
đề cập rất cụ thể và chi tiết về lịch sử chùa Dâu, nghệ thuật điêu khắc, phản ánh tín ngưỡng
Tứ Pháp trong từng chi tiết nghệ thuật được bài trí trong chùa, đình có liên quan đến tín
ngưỡng Tứ Pháp tại vùng Dâu cũng như tại một số nơi khác. Tác giả tiếp cận Tứ Pháp trên


phương diện là sự phản ánh, sự soi chiếu niềm tin tín ngưỡng của người dân vùng châu thổ
Sông Hồng, đánh giá nghệ thuật của di sản vật thể: tượng các Phật Bà, các bức hoành phi,
ngọn tháp Hòa Phong, lễ hội... Với những nét độc đáo về nội dung, tác giả Phan Cẩm Thượng
đã đem lại một góc nhìn mới về văn hóa, tín ngưỡng Tứ Pháp đối với những người làm văn
hóa. Và đặc biệt với những người làm du lịch dựa trên cơ sở những nội dung đó mà hiểu hơn
được về tín ngưỡng này.

Chùa Dâu – cổ châu, pháp vân, diên ứng tự (2011) của tác

giả Nguyễn Quang Khải và Chùa Dâu lịch sử và truyền thuyết (2011) do tác giả
Nguyễn Hữu biên soạn, Nguyễn Duy Hợp hiệu đính. Hai tác phẩm này với độ dài trên
dưới 100 trang, sách đã đưa ra những thông tin về lịch sử của ngôi chùa Dâu là ngôi
chùa được coi là chùa chính trong hệ thống chùa thờ Tứ Pháp tại khu vực tỉnh Bắc
Ninh. Đồng thời cũng đưa ra những thông tin trong việc tổng hợp những thần tích,
truyền thuyết về những nhân vật có liên quan đến ngôi chùa này và tín ngưỡng Tứ
Pháp. Hai tác phẩm này cũng chỉ mang tới cho người đọc một sự trải nghiệm về một
địa danh, một vùng đất mang đậm tính truyền thống trong chính sử cũng như trong tâm
thức dân gian của cư dân nơi đây. Với khía cạnh nhìn nhận từ những câu chuyện nhỏ
để phản ánh những thực tế đã diễn ra trong chính sử được ghi chép lại cũng là một
cách tiếp cận hay khi nghiên cứu về lịch sử tôn giáo, tín ngưỡng vùng Dâu.
Một tác phẩm nghiên cứu về mỹ thuật Phật giáo và tín ngưỡng Tứ Pháp cung
cấp khá nhiều thông tin : Sáng giá chùa xưa mỹ thuật Phật giáo được xuất bản năm

2001 của tác giả Chu Quang Trứ. Cuốn sách nghiên cứu này đã đi sâu vào phản ánh
những giá trị kiến trúc, điêu khắc và nhiều giá trị khác của ngôi chùa. Đặc biệt trong
tác phẩm này tác giả Chu Quang Trứ đã đề cập đến những nghiên cứu về tín ngưỡng
Tứ Pháp tại khu vực vùng Dâu – Luy Lâu xưa, đồng thời cũng có những khảo cứu về
sự lan tỏa của tín ngưỡng Tứ Pháp tới các vùng khác như Hưng Yên, Hà Tây cũ, Hà
Nội…Những thông tin về tín ngưỡng Tứ Pháp được truyền tải từ sự soi chiếu trong đời
sống tâm linh của người dân bản địa và thể hiện ra trong kiến trúc, điêu khắc, bài trí
tượng trong các ngôi chùa thờ Tứ Pháp. Cũng như nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng
trong tác phẩm Chùa Dâu và nghệ thuật Tứ Pháp, tác giả Chu Quang Trứ đi sâu về lịch
sử, văn hóa dân gian, mỹ thuật. Tác phẩm là tài liệu đáng tin cậy cho luận văn.
Tác giả Nguyễn Minh San trong tác phẩm Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam
(1998) cũng là một nghiên cứu sâu về vấn đề hình thành và các hình thức tồn tại của
tín ngưỡng ở nước ta hiện nay. Bên cạnh việc đưa đến cho người đọc những nội dung


về các hệ tín ngưỡng trong văn hóa dân tộc, nghiên cứu cũng đã mô tả lại một cách chi
tiết về những hoạt động, lối ứng xử dân gian trong từng tín ngưỡng, trong đó có tín
ngưỡng Tứ Pháp. Tín ngưỡng Tứ Pháp được tác giả coi là một nét văn hóa độc đáo của
người Việt vùng châu thổ sông Hồng.
Luận án Nghệ thuật tạo hình tượng nhân dạng thế kỉ XVII trong chùa Việt ở
châu thổ bắc bộ (2011) của tác giả Triệu Thế Việt đã có đề cập đến những hình thái
của tín ngưỡng cầu mưa, Tứ Pháp thông qua các hình thái tượng nhân dạng trong một
số di tích. Mặc dù là một nghiên cứu thuộc mã ngành nghệ thuật, nhưng những nội
dung của luận án đã cung cấp cho tác giả luận văn thông tin khá phong phú về hệ
thống tượng trong di tích chùa Việt ở châu thổ Bắc bộ nói chung, tại các chùa thờ Tứ
Pháp nói riêng. Luận án là tài liệu tham khảo đắc lực cho luận văn.
Cuốn sách Tổ chức sự kiện của tác giả Lưu Văn Nghiêm đã đề cập tới những vấn đề
về lý luận, nội dung, những yếu tố tác động tới công tác tổ chức sự kiện. Tổng hợp lại vấn đề
đưa ra khung tham chiếu cho công tác tổ chức sự kiện. Đề cập đến hoạt động tổ chức trong
ngành dịch vụ là các sự kiện nói chung. Đây là một tài liệu cung cấp những nội dung khá mật

thiết với nghiên cứu luận văn của tác giả.
Tác phẩm Ứng xử văn hóa trong du lịch do tác giả Trần Thúy Anh – chủ biên (2010)
đã tiếp cận đến vấn đề cụ thể trong hoạt động du lịch, đặc biệt là các hoạt động du lịch văn
hóa, đó là lối ứng xử văn hóa của nhà tổ chức du lịch trên phương diện phía cung du lịch,
HDV - người trực tiếp hỗ trợ và phục vụ đoàn khách, du khách - những người trực tiếp tham
gia các hoạt động trong một tour du lịch, chương trình tham quan...Cuốn sách mang tính định
hướng theo những quy chuẩn về lối ứng xử văn hóa trong công tác nghiệp vụ của người làm
du lịch mà ở đây đi sâu vào đội ngũ HDV du lịch. Đề tài luận văn đưa ra những nội dung
nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động tham quan – hướng dẫn khách du
lịch. Chính vì vậy đây là một tài liệu hỗ trợ mang tính định hướng cho nhiều nội dung của
nghiên cứu.
Tác phẩm Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch của tác giả Đinh Trung Kiên đã cung cấp
những nội dung về vấn đề nghiệp vụ cho đề tài. Trong tác phẩm này tác giả đã đưa ra những
khái niệm cơ bản, những hoạt động của HDV có liên quan mật thiết đến nội hàm của luận văn
là hoạt động tổ chức tham quan – hướng dẫn khách du lịch.


Nghiên cứu về hệ thống tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng Tứ Pháp các tác giả đã
đưa ra những nhận định từ nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Có những nghiên cứu đi
sâu về nghệ thuật, một số nghiên cứu lại đi sâu vào khía cạnh văn hóa tâm linh… Tác
giả luận văn tiếp thu, kế thừa và coi đây là những tài liệu tham khảo quý báu trong quá
trình nghiên cứu đề tài. Nhìn chung những nghiên cứu được tác giả tìm hiểu trong quá
trình thực hiện đề tài luận văn này thấy rằng chưa có nhiều nghiên cứu nhìn nhận dưới
góc độ vận dụng những giá trị trong tín ngưỡng Tứ Pháp vào phục vụ du lịch, hay
những hoạt động du lịch nói chung đã và đang diễn ra như thế nào tại những vùng,
điểm di tích có tồn tại tín ngưỡng Tứ Pháp. Nghiên cứu của tác giả trong luận văn với
mong muốn tiếp tục bổ sung một góc nhìn mới dưới nhãn quan của một người làm du
lịch. Để từ đó có thể phát huy được những giá trị độc đáo trong tín ngưỡng Tứ Pháp và
những di tích thờ Tứ Pháp tại nước ta, mà đặc biệt là khu vực phát sinh tín ngưỡng này
– vùng Dâu (Bắc Ninh).

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Vấn đề tổ chức, hoạt động tham quan – hướng dẫn khách du lịch tại các ngôi chùa thờ Tứ
Pháp, mà điển hình trong luận văn là tại bốn chùa: Dâu, Đậu, Tướng, Dàn.
+ Những giá trị trong tín ngưỡng Tứ Pháp, các chùa thờ Tứ Pháp của người Việt: nội dung,
kiến trúc nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng….phục vụ cho hoạt động tham quan – hướng dẫn
du lịch.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về nội dung: Hoạt động tham quan, hướng dẫn dựa trên những giá trị văn hóa:
nghệ thuật, tâm linh, lễ hội… trong tín ngưỡng Tứ Pháp tại các chùa thờ Tứ Pháp.
+ Phạm vi về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu trường hợp tại bốn chùa: Dâu, Đậu,
Tướng, Dàn cùng hệ thống các di tích tín ngưỡng Tứ Pháp thuộc tỉnh Bắc Ninh.
+ Phạm vi về thời gian: Những số liệu được sử dụng trong luận văn được thu thập từ nhiều
nguồn thông tin khác nhau từ những thời gian trước tới năm 2013. Luận văn được thực hiện
trong thời gian từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 11 năm 2013.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Mục đích:


+ Thông qua việc phản ánh những thực tế về công tác tổ chức và việc thực hiện hoạt động
hướng dẫn, tham quan tại các điểm di tích, những nội dung trong nghiên cứu luận văn nhằm
phục vụ cho việc truyền tải thông tin, giá trị của tín ngưỡng Tứ Pháp, các di tích thờ Tứ Pháp
đến với du khách một cách tốt hơn.
+ Đưa ra được những nội dung trong công tác tổ chức hoạt động tham quan – hướng dẫn
khách du lịch tại các chùa thờ Tứ Pháp một cách khoa học và đầy đủ hơn.
- Nhiệm vụ:
+ Trình bày một cách có hệ thống cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn về tổ chức hoạt động tham
quan – hướng dẫn khách du lịch tại các chùa thờ Tứ Pháp.
+ Đề xuất một số nội dung trong công tác tổ chức tham quan – hướng dẫn khách du lịch tại
các chùa thờ Tứ Pháp.

5. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp công cụ
+ Phương pháp thu thập và xử lí tài liệu: Đối với phương pháp này, trong quá trình thực hiện,
người nghiên cứu đã có xác định trước về mặt nội dung, cũng như khía cạnh khái quát của
toàn bộ vấn đề được đưa ra trong công trình nghiên cứu. Từ những vấn đề đã được khu biệt
lại, giúp cho tác giả thực hiện đúng hướng trong quá trình thu thập và xử lí các loại tài liệu
khác nhau.
+ Phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp tài liệu: Đây là phương pháp mang tính
công cụ trong nhiều nghiên cứu khoa học. Đối với bất kì một công trình nghiên cứu nào, và
trong luận văn này của tác giả việc sử dụng, trích dẫn…các quan điểm, nội dung phản ánh,
thông tin chính là sự kế thừa có tính chọn lọc của các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả.
+ Phương pháp điền dã: Bên cạnh sử dụng những phương pháp nghiên cứu mang tính lí luận,
thì một nghiên cứu khoa học không thể không thực hiện công tác nắm bắt trực tiếp đối tượng.
Để có thể thực hiện nhiệm vụ này, phương pháp điền dã phát huy được những ưu điểm của
mình. Phương pháp nghiên cứu này được tác giả sử dụng chủ yếu trong nội dung phần
chương 2 và chương 3.
+ Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp Phương pháp điều tra xã hội học là một
trong nhiều phương pháp có thể giải quyết một phần vấn đề này trong nghiên cứu. Với những
định lượng được đưa ra trên cơ sở tổng hợp những thông tin, ý kiến về những nội dung mang
tính định tính, thì việc có thể đưa ra những con số (định lượng hóa) như vậy cũng phần nào
tạo được tính hình, tính số cho những nhận định không thể định lượng được. Đồng thời tùy


vào nội dung của câu hỏi điều tra mà người nghiên cứu có được những thông tin quý giá phản
ánh tính khách quan những thực tế cần minh chứng, làm rõ trong những vấn đề được đưa ra
bàn luận về đối tượng.
- Nhóm phương pháp tiếp cận
+ Phương pháp khảo tả: Là phương pháp khảo sát và mô tả lại những đối tượng trong quá
trình nghiên cứu. Những đối tượng nghiên cứu ở trạng thái có thể là tĩnh hoặc động, có thể đo,
đếm, hoặc có thể định lượng được bằng nhiều cách thức khác nhau. Từ việc khảo sát toàn bộ

hoặc một phần đối tượng tùy theo mục đích mà người nghiên cứu lưu lại thông tin và mô tả
lại bằng nhiều cách thức khác nhau. Mục đích của phương pháp này là phản ánh một cách đầy
đủ nhất về đối tượng và những mối liên hệ của chúng trong phạm vi nghiên cứu đã được định
vị.
+ Phương pháp miêu thuật: Phương pháp miêu thuật đáp ứng được trong việc phản ánh lại
một cách chân thực nhất đối tượng là những sự việc, hiện tượng đã được người nghiên cứu
hướng tới. Phương pháp miêu thuật chính là sự miêu tả lại đối tượng, thuật lại những nội
dung hay nói cách khác là sự tái hiện lại những sự vật, hiện tượng, trạng thái của hoạt
động…một cách chi tiết trong đó thể hiện được sự trải nghiệm, nhập thế của tác giả trong quá
trình nghiên cứu.
+ Phương pháp giải mã: Trong quá trình nghiên cứu khoa học, có những vấn đề, sự vật, hiện
tượng được người nghiên cứu phát hiện, ghi chép lại…sự xuất hiện của nó có ý nghĩa nhất
định. Điều này có thể thấy rất rõ trong các công trình nghiên cứu khảo cổ học, nhân chủng
học, hoặc những nghiên cứu có liên quan đến văn hóa, tâm linh…Vì vậy phương pháp giải mã
là chìa khóa mở ra những lớp cửa, lớp ý nghĩa được ẩn đi, và đưa đến cho người nghiên cứu
khả năng xác định được đúng thông điệp mà đối tượng đã và đang phản ánh.
+ Sử dụng kiến thức liên ngành: Những nội dung phản ánh của đối tượng nghiên cứu được
làm rõ không chỉ dựa vào phương pháp của một ngành khoa học nhất định, mà cần phải có sự
kết hợp của các phương pháp có tính đặc thù của nhiều ngành khoa học khác nhau. Sử dụng
đồng thời nhiều kiến thức chuyên ngành để có được những góc độ nhìn nhận khác nhau,
những kiến giải về đối tượng nghiên cứu. Từ những khía cạnh khác nhau đó tạo nên một hệ
thống thông tin phản ánh tổng thể và đầy đủ về đối tượng.
+ Phương pháp nghiên cứu chuyên ngành: Mỗi một đề tài nghiên cứu khoa học với những
đặc thù mã ngành khoa học khác nhau lại có những phương pháp chuyên ngành riêng.
Phương pháp nghiên cứu chuyên ngành được sử dụng có tính xuyên suốt toàn bộ nội dung
của nghiên cứu. Nó thể hiện rõ quan điểm, góc độ và khía cạnh nhìn nhận của tác giả về đối
tượng được đưa ra.


6. Đóng góp của đề tài

- Luận văn đóng góp một phần cho việc nghiên cứu những giá trị văn hoá truyền thống Việt
Nam.
- Luận văn có thể dùng làm tư liệu, tài liệu tham khảo trong nghiên cứu những môn học có
liên quan đến văn hoá truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức kinh doanh du lịch, HDV, khách du
lịch.
- Góp phần nâng cao chất lượng các tour du lịch có điểm tham quan liên quan tới các chùa thờ
Tứ Pháp. Từ đó hoàn thiện công tác tổ chức các tour du lịch tới điểm tham quan có tính đặc
thù này.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phần phụ lục, phần
nội dung của luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2. Thực trạng tổ chức hoạt động tham quan hướng dẫn tại các chùa: Dâu, Đậu,
Tướng, Dàn
Chương 3. Một số đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức tham quan – hướng dẫn
khách du lịch tại các chùa: Dâu, Đậu, Tướng, Dàn

Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt
1. Đào Duy Anh (1950), Từ điển Việt – Hán, Nxb Minh Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
2. Trần Thúy Anh – chủ biên (2010), Ứng xử văn hóa trong du lịch, Nxb Đại học Quốc Gia
Hà Nội, Hà Nội
3. Toan Ánh (1997), Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam (Quyển thượng), Nxb Thành phố Hồ Chí
Minh, Thành phố Hồ Chí Minh


4. Ngô Bạch (2010), Nghi lễ thờ mẫu văn hóa và tập tục, Nxb Thời Đại, Hà Nội

5. Trần Lâm Biền (2003), Đồ thờ trong di tích của người Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội
6. Trần Lâm Biền – Trịnh Sinh (2011), Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa Thăng Long
– Hà Nội, Nxb Hà Nội, Hà Nội
7. Nguyễn Văn Chế (1976), Những vấn đề cơ bản trong Phật học, Hội Phật giáo thống nhất
Việt Nam, Hà Nội
8. Phạm Hữu Dung (2011), Cõi Ta Bà thế giới quan Phật giáo nguồn gốc và triết lý, Nxb Văn
hóa - thông tin, Hà Nội
9. Đinh Xuân Dũng (2011), Phát triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới, Nxb Thời Đại, Hà Nội
10. Đại Nam nhất thống chí. Quốc Sử quán triều Nguyễn (1971),Tập 4, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội
11. Đại Nam nhất thống trí (1971), Tập 5, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
12. Đại Việt sử ký toàn thư bản kỷ, quyển VI tờ 22b, 23a, quyển III tờ 4b,6b,40b
13. Minh Đức, Nguyệt Trí (bản dịch, 1996), Kinh Bi Hoa, Nxb Hà Nội, Hà Nội
14. Cao Huy Đỉnh (1964), Tìm hiểu thần thoại Ấn Độ, Nxb Khoa học, Hà Nội
15. Hoàng Quốc Hải (2005), Văn hóa phong tục, Nxb Phụ Nữ, Hà Nội
16. Nguyễn Hữu (2001), Chùa Dâu lịch sử và truyền thuyết, Nxb Thanh Niên, Hà Nội
17. Thanh Hương – Phương Anh (1973), Hà Bắc ngàn năm văn hiến – tập 1 – các di tích lịch
sử, kiến trúc và nghệ thuật, Ty văn hóa xuất bản Hà Bắc
18. Triệu Thế Hùng (2009), Hình tượng thực vật trong nghệ thuật tạo hình truyền thống của
người Việt, Luận án tiến sĩ văn hóa học, Hà Nội
19. Nguyễn Quang Khải (2011), Chùa Dâu – Cổ Châu, Pháp Vân, Diên Ứng Tự, Nxb Tôn
Giáo, Hà Nội
20. Đinh Gia Khánh (1993), Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam
Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
21. Đinh Trung Kiên (2006), Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội


22. Nhiều tác giả, Vũ Ngọc Khánh chủ biên (2006), Chùa cổ Việt Nam, Nxb Thanh Niên, Hà
Nội
23. Nguyễn Lang (2008), Việt Nam Phật giáo sử luận I-II-III,Nxb Văn Học, Hà Nội

24. Luật du lịch (2005)
25. Lưu Văn Nghiêm (2007), Tổ chức sự kiện, Nxb Đại học kinh tế Quốc Dân, Hà Nội
26. Nguyễn Minh San (1998), Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc,
Hà Nội
27. Dương Đình Minh Sơn (2008), Văn hóa Nõ Nường, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
28. Sở Văn hóa thể thao Vĩnh Phú (1986) , Địa chí Vĩnh Phú – Văn hóa dân gian vùng đất tổ
29. Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Bắc Ninh
30. Tuệ Sỹ (2008), Duy ma cật sở thuyết, Nxb Phương Đông, Thành phố Hồ Chí Minh
31. Đào Văn Tập (1951), Tự điển Việt Nam phổ thông, Nhà sách Vĩnh Bảo, Sài Gòn
32. Trần Đức Thanh (2004), Nhập môn khoa học du lịch (tài liệu dùng trên lớp cho sinh viên),
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
33. Trần Ngọc Thêm (1989), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
34. Trương Thìn (2007), 101 điều cần biết về tín ngưỡng và phong tục Việt Nam, Nxb Hà Nội
35. Ngô Đức Thịnh (2001) Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã
hội, Hà Nội
36. Phan Cẩm Thượng (2002), Chùa Dâu và nghệ thuật Tứ Pháp, Nxb Mỹ Thuật, Hà Nội
37. Ngô Đức Thọ ( Bản dịch, 1990), Thiền uyển tập anh, Nxb Văn học, Hà Nội
38. Lê Trung Thu (2013), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc
sĩ du lịch học, ĐHKHXH và NV, Đại học Quốc Gia Hà Nội
39. Thủ tướng chính phủ (2013), Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
40. Tổng cục thống kê


41. Trung tâm thông tin và tư vấn doanh nghiệp (2007), Tổ chức và điều hành dự án, Nxb Tài
chính, Hà Nội
42. Chu Quang Trứ (2001), Sáng giá chùa xưa mỹ thuật Phật giáo, Nxb Mỹ Thuật, Hà Nội
43. Chu Quang Trứ (2010), Văn hóa Việt Nam nhìn từ mỹ thuật – tập 1, Nxb Thời Đại, Hà
Nội
44. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh số 21/2004/PL-UBTVQH11

45. Triệu Thế Việt (2011), Nghệ thuật tạo hình tượng nhân dạng thế kỉ XVII trong chùa Việt ở
châu thổ bắc bộ, Luận án tiến sĩ nghệ thuật, Hà Nội
46. Nguyễn Quang Vinh (2001), Bài giảng quản trị kinh doanh lữ hành, Khoa Du lịch học
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn
47. Trần Quốc Vượng (phiên dịch và chú giải, 2005), Việt sử lược, Nxb Thuận Hóa
Tài liệu tiếng Anh
48. B.J. Hodge, William P. Anthony (1988), Organization theory, United States of America
49. Cohen, Erik (1972), Toward a sociology of International Tourism, Social Research,
ProQuest Information and Learning Company, UK
50. Thomas L. Friedman (2006), The word is flat, A brief history of twenty – first century,
United States of America
51. James L. Gibson, John M. Ivancevich, Jame H. Do nnelly (1997), Organizations Behavior
Structure Processes, United States of America



×