Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Xây dựng các chỉ báo đánh giá chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên của học viên tại trường đại học kỹ thuật – hậu cần CAND

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.81 KB, 16 trang )

I HC QUC GIA H NI
VIN M BO CHT LNG GIO DC

PHM TH THU HUYN

XÂY DựNG CáC CHỉ BáO ĐáNH GIá CHấT LƯợNG
HOạT ĐộNG GIáO DụC NGOàI GIờ LÊN LớP CủA HọC VIÊN
TạI TRƯờNG ĐạI HọC Kỹ THUậT - HậU CầN CÔNG AN NHÂN DÂN
Chuyờn ngnh: o lng v ỏnh giỏ trong giỏo dc
Mó s: 60 14 01 20

LUN VN THC S

Ngi hng dn khoa hc: TS. NGUYN TH THU HNG

H NI - 2014


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ, chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình vẽ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 7


1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................. 7
1.1.1. Các nghiên cứu về Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ...................... 7
1.1.2. Các nghiên cứu về Đánh giá chất lượng giáo dụcError! Bookmark not defined.
1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu .... Error! Bookmark not defined.

1.2.1. Khái niệm đánh giá chất lượng, tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ sốError! Bookmark not d
1.2.2. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ... Error! Bookmark not defined.

1.2.3. Đánh giá chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớpError! Bookmark not d

1.3. Vị trí, vai trò, ý nghĩa, nhiệm vụ của HĐGDNGLL ở trƣờng CANDError! Bookmar
1.4. Khung lý thuyết của đề tài .................... Error! Bookmark not defined.

Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨUError! Bookmark not d
2.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu .......... Error! Bookmark not defined.

2.1.1. Giới thiệu trường Đại học Kỹ thuật – Hậu Cần CANDError! Bookmark not defin
2.1.2. Nghiên cứu xác định sự cần thiết thực hiện công tác đánh giá chất


lượng HĐGDNGLL tại trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CANDError! Bookmark no
2.2. Quy trình nghiên cứu ............................. Error! Bookmark not defined.

2.3. Nội dung các chỉ báo đánh giá chất lƣợng HĐGDNGLLError! Bookmark not d
2.4. Mẫu nghiên cứu ...................................... Error! Bookmark not defined.
2.4.1. Phiếu khảo sát và thang đo .................... Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Qui trình chọn mẫu................................ Error! Bookmark not defined.
2.5. Khảo sát thử nghiệm .............................. Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THỬ NGHIỆM CÁC
CHỈ BÁO ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

NGOÀI GIỜ LÊN LỚP ................................ Error! Bookmark not defined.
3.1. Phân tích kết quả nghiên cứu................ Error! Bookmark not defined.

3.1.1. Kết quả hệ số độ tin cậy đối với thang đo (Hệ số Cronbach‟s Alpha)Error! Bookmark

3.1.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFAError! Bookmark not d
3.1.3. Kết quả kiểm tra theo mô hình Rasch cho bảng hỏi sau khi đã
hiệu chỉnh........................................................ Error! Bookmark not defined.
3.2. Các chỉ báo đánh giá chất lƣợng hoạt động giáo dục ngoài giờ

lên lớp của học viên trƣờng Đại học Kỹ thuật – Hậu Cần CANDError! Bookmark n
3.3. Kết quả thử nghiệm đánh giá sử dụng các chỉ báo chất lƣợng

HĐGDNGLL tại trƣờng Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CANDError! Bookmark not d
3.3.1. Kết quả đánh giá thành phần kế hoạch . Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Kết quả đánh giá thành phần mục tiêu hoạt độngError! Bookmark not defined.
3.3.3. Kết quả đánh giá thành phần tổ chức hoạt độngError! Bookmark not defined.
3.3.4. Kết quả đánh giá thành phần kết quả hoạt độngError! Bookmark not defined.
3.4. Tiểu kết chƣơng 3 ................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 11
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, hơn bao
giờ hết vấn đề phát triển nguồn lực ở nước ta được đặt ra như một yêu cầu cấp
bách. Đồng thời phát triển nguồn nhân lực đã được nhận thức như một yếu tố
cơ bản cho sự phát triển bền vững, trong đó giáo dục và đào tạo là con đường

quan trong nhất. Đảng ta đã xác định: “Giáo dục và đào tạo, cùng với khoa
học và công nghệ, là quốc sách hàng đầu”; Giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là
động lực phát triển kinh tế - xã hội. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo
dục ĐH có vị trí quan trọng trong đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục
vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH – HĐH đất nước và hội nhập của đất nước.
Điều 5 Luật Giáo dục Đại học được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua tháng 8 năm 2012 đã ghi rõ mục tiêu của giáo dục
Đại học: “Đào tạo trình độ Đại học để sinh viên có kiến thức chuyên môn
toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên – xã hội, có kỹ năng thực
hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn
đề thuộc ngành đào tạo”.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2001 – 2010) của nước ta, nêu
rõ: “Bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước,... lòng nhân ái, ý thức tôn trọng
phát luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu đói
nghèo. Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng
nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, ý thức vươn
lên về khoa học và công nghệ”. Đó là những giá trị đạo đức cơ bản về năng
lực nghề nghiệp cần có ở con người lao động của thời kỳ Công nghiệp hóa –
Hiện đại hóa đất nước những thập niên đầu thế kỷ XXI. Những đạo đức và
năng lực nghề nghiệp của người học không chỉ được rèn luyện trên lớp mà
được củng cố và phát triển thông qua các hoạt động GD phong phú, đa dạng
đặc biệt thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.


Giáo dục đại học, phát triển đạo đức kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp
cho học viên trong các trường CAND cũng không nằm ngoài mục tiêu đó. HV
các trường CAND ngoài việc phải nâng cao chất lượng học tập, văn hóa ứng
xử, rèn luyện đạo đức – chính trị, tác phong, lối sống… mà còn phải đảm bảo
những phẩm chất của người CAND: Vì nước quên thân, vì nhân dân phục vụ;
chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa… Hiến pháp nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 khẳng định: "Nhà nước xây
dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại,
dựa vào nhân dân làm nòng cốt cho phong trào nhân dân để bảo vệ an ninh
quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản
xã hội chủ nghĩa, đấu tranh phòng ngừa và chống các loại tội phạm". Nhiệm
vụ của HV trường CAND là phải học tập, phấn đấu để trở thành những học
viên tinh nhuệ, chính quy, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao;
bảo vệ độc lập, chủ quyền đất nước. HV trường CAND cần phải rèn luyện và
tu dưỡng những phẩm chất của người chiến sỹ công an. Ngoài các hoạt động
học tập trên lớp, học viên các trường CAND còn tham gia rất nhiều các công
tác rèn luyện, giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp không chỉ nhằm bổ sung, củng cố kiến thức mà còn nâng cao hiểu biết xã
hội, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử phù hợp, rèn luyện thể lực,
tính tập thể, tính kỷ luận và bản lĩnh nghề nghiệp…mà HĐGDNGLL còn hình
thành tình cảm, niềm tin, động cơ, mục đích đúng đắn cho học viên, góp phần
hình thành nhân cách, đạo đức nghề nghiệp cho các chiến sỹ CAND. Xét từ
tình hình thực tế, đặc thù trường CAND, các HĐGDNGLL có ảnh hưởng trực
tiếp đến kết quả học tập và thành tích học tập của học viên như cộng điểm rèn
luyện, điểm phong trào thi đua… vào kết quả học tập cuối kỳ. Vấn đề đánh
giá chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học viên như thế nào
và dựa vào các tiêu chí, tiêu chuẩn, chỉ báo nào để đánh giá chất lượng


HĐGDNGLL một cách chính xác và khách quan là một vấn đề đáng quan tâm
và cần thiết hiện nay.
Để tìm hiểu về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, đánh giá chất
lượng HĐGDNGLL cho học viên tác giả đã chọn đề tài: “Xây dựng các chỉ
báo đánh giá chất lƣợng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học
viên trƣờng Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND” để tiến hành nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu

Xây dựng các chỉ báo đánh giá chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp nhằm góp phần giúp trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND có
được công cụ đánh giá khách quan về mức độ đáp ứng trong hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường.
3. Giới hạn nghiên cứu
Đánh giá chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sau khi khảo cứu
tài liệu và tham khảo ý kiến chuyên gia cần đánh giá các khâu sau: Kế hoạch
đào tạo, kế hoạch tổ chức hoạt động; mục tiêu hoạt động; nội dung hoạt động;
tổ chức hoạt động; kết quả hoạt động. Dựa vào đặc thù ngành và tình hình
thực tế đề tài được giới hạn phạm vi nghiên cứu, không nghiên cứu về nội
dung hoạt động vì có nhiều loại hình, đa dạng nội dung hoạt động, vì vậy
trong đề tài này chỉ nghiên cứu các vấn đề còn lại để xây dựng các chỉ báo
đánh giá chất lượng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
4.1.1 HĐGDNGLL của học viên trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần
CAND được đánh giá bằng những chỉ báo nào?
4.1.2 Quá trình xây dựng các chỉ báo ấy như thế nào?
4.2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các chỉ báo đánh giá chất lượng HĐGDNGLL
của học viên trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND.


4.3. Phương pháp nghiên cứu
Các phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo cứu tài liệu.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
+ Phương pháp điều tra xã hội học.
+ Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc.
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phần mềm SPSS để phân

tích số liệu thống kê
4.4. Phạm vi, thời gian khảo sát
- Phạm vi nghiên cứu: tại trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND
- Thời gian triển khai nghiên cứu: Từ tháng 01/2013 đến tháng 08/2014
4.5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo cứu các nghiên cứu, xây dựng khung logic lý thuyết của đề tài.
- Xây dựng các chỉ báo đánh giá chất lượng HĐGDNGLL của học viên
trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND.


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu về Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Trong quá trình phát triển khoa học GD, hoạt động – học tập được
nghiên cứu một cách có hệ thống. HĐGDNGLL từ lâu đã trở thành một đề tài
nghiên cứu phong phú và hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu khoa học xã hội
và càng ngày càng chứng minh vai trò to lớn của HĐGDNGLL trong việc
hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của con người nói chung cũng
như vai trò bổ trợ cho các môn học cơ bản nói riêng được quan tâm đặc biệt.
Vì vậy HĐGDNGLL là một phần quan trọng trong các chương trình giáo dục
ở hầu hết các nước trên thế giới.
Trong sách “Giáo dục học” tập 3 [20], tác giả T.A.Ilina đã đề cập tới
khái niệm, nội dung và các hình thức cơ bản của HĐGDNGLL. Tác giả I.X
Mrienco đã trình bày sự thống nhất của công tác GD trong và ngoài giờ học,
nội dung và hình thức tổ chức HĐGDNGLL. Đặc biệt trong cuốn sách
“Effective Eduacational Management” tác giả Van Der Westhtuizen đã nêu
nên một số vấn đề về: khái niệm, mục đích, phân loại các hoạt động của HS
làm 7 lĩnh vực, các nhiệm vụ quản lý hoạt động của HS, vai trò của GV và
những người lớn khác trong việc tổ chức hoạt động của HS.

Mahoney và Cairns (1997) [36] đã xem xét các tích cực khi tham gia
vào các HĐGDNGLL, ngoại khóa và họ phát hiện ra phần lớn sự lựa chọn
đều xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu và lợi ích cá nhân của người học. Tức
là việc người học tham gia vào các HĐGDNGLL được tự lựa chọn các loại
hình hoạt động theo sở thích cá nhân và theo nguyện vọng vì vậy thể hiện
được tính tích cực và hứng thú cho người học.
Posner và Vandell (1999) [39] nghiên cứu sự tham gia của HS trong


các chương trình sau giờ học. Theo nghiên cứu HS có huynh hướng thích
thú tham gia vào các HĐGDNGLL, các loại hình này được đa dạng thể
hiện qua các hoạt động: tham quan dã ngoại, thực tế, múa hát, khiêu vũ, thể
dục – thể thao….
McNeal (1995) [38] chỉ ra rằng tham gia HĐGDNGLL, ngoại khóa cho
sinh viên tăng thái độ, hứng thú học tập và khuyến khích được người học
hoàn thành chương trình học tập tốt hơn. HĐGDNGLL giúp người học hình
thành và phát triển kỹ năng học tập và cuộc sống hiệu quả. Tăng hứng thú học
tập của người học bằng các loại hình HĐGDNGLL cho HS được thực tế,
khảo sát và tham gia các trò chơi hoạt động.
Nghiên cứu của Mahoney, 2000 [33]; Posner & Vandell,1999[37] cho
rằng các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp có chất lượng cao trong việc
xây dựng mối quan hệ giữa sinh viên và những người xung quanh. Khi tham
gia HĐGDNGLL, HS được hoạt động cùng nhau, hỗ trợ nhau hoàn thành tốt
mục tiêu dạy học. Tham gia các HĐGDNGLL củng cố niềm tin và giúp người
học gắn bó, đoàn kết với nhau.
Nghiên cứu của Mclure (2000) [35] hỗ trợ các khái niệm về mối quan
hệ tích cực giữa việc học tập trong lớp và học ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp.
HĐGDNGLL có tác động tích cực đến hoạt động học, giúp củng cố và hoàn
thiện các kỹ năng mà hoạt động trên lớp chưa đáp ứng được.
Ngoài ra, còn rất nhiều các công trình nghiên cứu về HĐNGLL như các

nghiên cứu của Shannon (2006) [38] về lợi ích HĐNGLL: HĐGDNGLL
mang lại những lợi ích to lớn trong việc khuyến khích học sinh, sinh viên học
tập, bồi dưỡng nâng cao trí tuệ, thể lực. Học sinh được học đi đôi với thực
hành, tham gia các hoạt động mình yêu thích từ đó trau dồi thêm đạo đức, tình
cảm. Nghiên cứu của Barnet (2007) [39] về việc khuyến khích người học
tham gia vào các HĐNGLL khác nhau như: thể thao, khiêu vũ, điền kinh….


Các nghiên cứu này đều khuyến khích người học tham gia các
HĐGDNGLL để hoàn thiện các kỹ năng sống, học tập và nâng cao tính tích
cực học tập. Nghiên cứu của Rubin, Bommer và Baldwin (2002) [42] cho
rằng các HĐGDNGLL là “Nơi mà người học được tinh chỉnh, phát triển và
sử dụng các kỹ năng giao tiếp của họ”. Khi tham gia vào các HĐGDNGLL,
người học được rèn luyện phẩm chất, đạo đức và lối sống tốt hơn, lành mạnh
hơn. Qua đó, điều chỉnh được bản thân và hoàn thiện kỹ năng giao tiếp, đáp
ứng được nhu cầu của xã hội.
Nghiên cứu của Sorge, Newsom và Hagerty (2000) [48] nghiên cứu
tác động tích cực khi tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, giáo dục
ngoài giờ lên lớp đến học sinh dân tộc thiểu số.Trong nghiên cứu này, tác
giả đưa ra những tác động tích cực khi học sinh dân tộc thiểu số được tham
gia vào các HĐGDNGLL như: Nâng cao nhận thức, kỹ năng sống, hiểu
biết xã hội, đạo đức, lối sống, văn hóa – văn nghệ, các hoạt động thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe..
Nghiên cứu về các loại, hình thức tổ chức HĐGDNGLL, nghiên cứu của
McGaha &Fitzpatrick (2010) [47] HĐGDNGLL gồm các hoạt động như đọc
báo, tạp chí, đọc sách, sử dụng máy vi tinh tại nhà..(gọi chung hoạt động tự
học, tự nghiên cứu), các hoạt động tổ chức xã hội, hoạt động thể thao, chính
trị…HĐGDNGLL được nghiên cứu ở đây gồm rất nhiều loại hình, cách tổ
chức và cách thức tham gia, cho thấy việc tham gia vào các HĐGDNGLL có ý
nghĩa hết sức quan trọng vào việc phát triển các kỹ năng của học sinh, sinh viên
và nếu được tổ chức tốt sẽ nâng cao hiệu quả học tập, chất lượng đạo tạo.

Nghiên cứu về tác động HĐGDNGLL với hoạt động học tập: Trong
một cuộc khảo sát 292 sinh viên đại học, Mary Rombokas phát hiện: Có
tương quan tương giữa việc tham gia các hoạt động ngoại khóa ở trường trung
học và thành quả học tập ở đại học (Rachel Hollrah, 2007). Nói về những lợi


ích mà các học sinh, sinh viên có thể đạt được khi tham gia vào hoạt động
ngoại khóa thì ngoài việc đạt được thứ hạng cao trong học tập người ta nhấn
mạnh đến khả năng tìm kiếm tri thức, sự phát triển về kỹ năng sống và kỹ
năng xã hội. Luyện tập các môn nghệ thuật, thể thao học sinh có được nhiều
thói quen tốt, tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống. Các học sinh tham gia
vào việc tổ chức các sự kiện đạt được nhận thức về bản thân, biết tự tin, tự
trọng, tự hào. Các hoạt động xã hội tạo ra tình huống để học sinh biết cách
phân tích, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Matt Craft cho rằng hoạt động
ngoại khóa còn có ảnh hưởng tích cực đến kỹ năng tổ chức và quản lý thời
gian của học sinh. Các hoạt động này chiếm mất một số buổi trong thời khóa
biểu của học sinh, trong khi nhiệm vụ chính của họ vẫn là học tập. Để có thể
tham gia được các hoạt động mà họ yêu thích, học sinh phải biết sử dụng thời
gian một cách hiệu quả, lập kế hoạch cá nhân một cách hợp lý nhất để có thể
hoàn thành được mọi nhiệm vụ (Rachel Hollrah, 2007). Theo kết quả cuộc
khảo sát do Mary Rombokas thực hiện đã nêu trên, có 74,6(%) sinh viên đồng
ý rằng các đội nhóm thể thao trong nhà trường mà họ đã tham gia là môi
trường tốt nhất để rèn luyện nhân cách (Rachel Hollrah, 2007). Trong hoạt
động ngoại khóa học sinh làm quen được với nhiều bạn mới, xây dựng tinh
thần đồng đội, kỹ năng làm việc hợp tác. Những kỹ năng này lại giúp họ
thành công ở học đường và trong nghề nghiệp tương lai. Học sinh dành thời
gian cho các hoạt động ngoại khóa cảm nhận ý nghĩa cuộc sống rất tích cực,
tránh được việc sa vào tệ nạn sử dụng các chất kích thích và vi phạm pháp
luật (Rachel Hollrah, 2007). Như vậy, mục tiêu rèn luyện các kỹ năng cá nhân
của người học cần được xem là mục tiêu chủ yếu của các hoạt động ngoài giờ

lên lớp. Mục tiêu mở rộng và khắc sâu kiến thức trong chương trình chính
khóa chỉ nên xem là thứ yếu khi tổ chức các hoạt động này.
Nghiên cứu về HĐGDNGLL cũng đã thu hút sự quan tâm của các


TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng việt
1.

A.S Macarenkô (1984), Tuyển tập các tác phẩm sư phạm tập 1, NXB
Giáo dục, Hà Nội.

2.

Bộ Công an (1999), Quy định về Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân.

3.

Bộ Công an: Báo cáo tổng kết 10 năm công tác quản lý HĐNGLL Của
SV các trường CAND.

4.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình triết học, (dùng cho học viên
cao học, nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học), Nxb
Chính trị quốc gia -Hà Nội.

5.

Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) (1998), Kỷ yếu hội nghị Công tác quản lý

học viên – Hà Nội.

6.

Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an). Quy chế Quản lý Giáo dục học viên các
trường CAND. (Ban hành theo Quyết định số: 21/QĐ- BNV ngày
20/01/1998 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

7.

Bộ GD – ĐT (2005), “Tài liệu nhiệm vụ năm học 2005 - 2006”. NXB Giáo dục.

8.

Bộ GD – ĐT (2007), Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2007 - 2008, NXB Giáo dục.

9

Bộ GD – ĐT (2003), Giáo trình nghiệp vụ quản lý trường phổ thông, đề
tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số B2004-54-03.

10. Đoàn Văn Dũng (2008), Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công
“Quản lý Nhà nước trong kiểm định chất lượng giáo dục đại học ở nước
ta hiện nay”.
11. Gilbert Highe (1991), Nghệ thuật giáo dục, NXB trẻ, Hà Nội
12. Harol Koontz (1998), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Giáo dục.
13. Phạm Minh Hạc (1990), Phương pháp tiếp cận hoạt động nhân cách và
giáo dục hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.



14. Trần Kiều (2006), Khoa học quản lý giáo dục – một số vấn đề lý luận
thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
15. Đặng Vũ Hoạt (1998), hoạt động GDNGLL ở trường THCS, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
16. Hồ Chí Minh (1990), Về vấn đề giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.
17. Phan Trọng Ngọ & Nguyễn Đức Hường (2003), Các lý thuyết phát triển
tâm lý người, NXB ĐHSP, Hà Nội.
18. Hà Thế Ngữ (2001), Giáo dục học một số vấn đề lý luận và thực tiễn,
NXB ĐHQG, Hà Nội.
19. Hiệu đính: Nguyễn Phương Nga, Nguyễn Quý Thanh, Vũ Phương Anh
và các dịch giả (2009), AUN – QA Sổ tay thực hiện các hướng dẫn đảm
bảo chất lượng trong mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á.
20. Nguyễn Dục Quang (chủ biên) - Ngô Quang Quế (2007) giáo trình hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp, dự án đào tạo giáo viên THCS, NXB ĐHSP
21. Hà Nhật Thăng (Chủ biên) (2007), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp”, sách giáo viên lớp 6, NXB Giáo dục.
22. Hà Nhật Thăng (Chủ biên) (2007), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp”, sách giáo viên lớp 7, NXB Giáo dục.
23. Hà Nhật Thăng (Chủ biên) (2007), “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp”, sách giáo viên lớp 8, NXB Giáo dục.
24. Hà Nhật Thăng (Chủ biên) (2005), “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp”, sách giáo viên lớp 9, NXB Giáo dục.
25. Hà Nhật Thăng (chủ biên) – Nguyễn Dục Quang (2000) “Thực hành tổ
chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”, Sách bồi dưỡng thường
xuyên chu kỳ - 2000 cho giáo viên THCS, NXB Giáo dục.
26. Phạm Viết Vượng (2000), Giáo dục học, NXB ĐHQG, Hà Nội.
27 Từ Đức Văn, “Hoạt động ngoài giờ lên lớp”, Tài liệu bồi dưỡng thường
xuyên giáo viên trung học phổ thông chu kì III (2004-2007), NXB ĐHSP.



28. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên
cứu với SPSS, NXB Thống kê.
B. Tiếng Anh
29. Alexander W.Astin (1993), Assement for excellence, American
Coucil on Education, Series on Higher Education, Oryx Press
30. Anne T. Henderson và Karen L. Mapp (2002), The Impact of School,
Family, and Community Connections on Student Achievement, Annual
Synthesis, National Center for Family & Community Connections with
Schools, Texas.
31. Hanson, S., & Kraus, R. (1998, April). Women, sports, and science: Do
female athletes have an advantage? Sociology of Education, 71, 93–110.
32. Jordan, W., & Nettles, S. (1999). How students invest their time out of
school: Effects on school engagement, perceptions of life chances, and
achievement. (Report No. 29). Baltimore: Center for Research on the
Education of Students Placed At Risk. (ERIC Document Reproduction
Service No. ED 428 174)
33. Mahoney, J. (2000, March/April). School extracurricular activity
participation as a moderator in the development of antisocial patterns.
Child Development, 71(2), 502–516.
34. Mahoney, J., & Cairns, R. (1997). Do extracurricular activities protect
against early school dropout? Developmental Psychology, 33(2), 241–253.
35. McLure, G., & McLure, J. (2000). Science course taking, out-of-class
science accomplishments, and achievement in the high school
graduating class of 1998. (ACT Research Report Series No. 2000-5).
36. McNeal, R. (1995, January). Extracurricular activities and high school
dropouts. Sociology of Education, 68, 62–81.
37. Posner, J., & Vandell, D. (1999). After-school activities and the


development of low-income urban children: A longitudinal study.

Developmental Psychology, 35(3), 868–879.
38. Shannon, C.S. (2006), “Parents‟ Messages about the Role of
Extracurricular and Unstructured Leisure Activities:

Adolescents‟

Perceptions,” Journal of Leisure Research, 38(93), 398-420.
39. Barnett, L.A. (2007), “‟Winners‟ and „Losers‟: The Effects of Being
Allowed or Denied Entry into Competitive Extracurricular Activities,”
Journal of Leisure Research, 39(2), 316-344.
40. Campion, M.A. (1978), “Identification of Variables Most Influential in
Determining Interviewers‟ Evaluations of Applicants in a College
Placement Center,” Psychological Reports, 42, 947–952.
41. Cole, M.S., Feild, H.S., & Giles, W.F. (2003), “Interaction of Recruiter
and ApplicantGender in Résumé Evaluation: A Field Study,” Sex Roles,
42. Rubin, R.S., Bommer, W.H., & Baldwin, T.T. (2002), “Using Extracurricular
Activity as an Indicator of Interpersonal Skill: Prudent Evaluation or
Recruiting Malpractice?” Human Resource Management, 41, 441–454.
43. Darling, N., L.L.. Caldwell, & R Smith (2005), “Participation in SchoolBased Extracurricular Activities and Adolescent Adjustment,” Journal of
Leisure Research, 37(1), 51-76.
44. Marsh, H. W., & Kleitman, S. (2002), “Extracurricular activities: The
good, the bad, and the nonlinear,” Harvard Educational Review, 72,
464-5l4.
45. Raymond, M.A., L. Carlson and C.D. Hopkins (2006), “Do Perceptions
of Hiring Criteria Differ for Sales Managers and Sales representatives?
Implications for Marketing Education,” Journal of Marketing Education
46. Jeffrey H. D. Cornelius-White, Aida C. Garza và Ann T. Hoey (2004),
Personality, Family Satisfaction, and Demographic Factors That Help



Mexican American Students Succeed Academically, Journal of Hispanic
Higher Education, Vol. 3, No. 3, p.270 – 283.
47. McGaha, V. and J. Fitzpatrick (2010), “Employment, Academic and
Extracurricular Contributors to College Aspirations,” Journal of College
Admission, Spring, 22-29.
48. Sorge, C., Newsom, H., & Hagerty, J. (2000, August). Fun is not
enough: Attitudes of Hispanic middle school students toward science and
scientists. Hispanic Journal of Behavioral Sciences, 11(3), 332–346.
C. Trang web
49. Kirkpatrick‟s four levels of training evaluation
/>50. Quality Management in Higher Education: a review of International
Isues & practice – Mareen Brookers & Nina Backet
/>al ity_Management_Practices_in_Higher_Education
51. Tổng quan về đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục
/>52. HồNgọc Thức (2003), Nghiên cứu vềchức năng quản lý.
/>g_ cua_quan_ly-Functions_of_Management/.
53. Training planning and admin_handout
hoặc
/>aining+planning+and+admin_handout%E2%80%9D&wm=153&sub=9`



×