Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập môn LỊCH sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.75 KB, 4 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ
Câu 1: Nội dung chính cuộc Duy Tân Minh Trị, tính chất, ý nghĩa?
* Nội dung chính:
- Chính trị: Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới,
xác lập quyền thống trị quý tộc, tư sản. Ban hành hiến pháp, thiết lập quan chủ lập
hiến.
- Kinh tế: Thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ, thị trường, cho phép mua bán
ruộng đất, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn,…
- Quân sự: Tổ chức huấn luyện kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ quân sự thay thế
cho chế độ trưng binh, phát triển Công nghiệp Quốc phòng.
- Giáo dục: Thi hành chính sách bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật,
cử học sinh giỏi đi du học phương Tây.
* Tính chất:
- Đây được xem là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
- Thời kì Minh Trị được xem là thời kì quá độ từ CĐPK sang CNTB.
* Ý nghĩa:
- Tạo điều kiện kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Nhật phát triển, Nhật trở thành nước tư
bản hùng mạnh ở Châu Á.
- Giữ vững độc lập, chủ quyền.
- Tạo sự biến đổi sâu rộng trong xã hội.
Câu 2: Sự ra đời và lãnh đạo của Đảng Quốc Đại trong phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc ở Ấn Độ cuối TK XIX - đầu TK XX.
- Sự ra đời:
+ Giai cấp tư sản và tầng lớp tri thức Ấn Độ ngày càng có thế lực trong nền kinh tế
nhưng bị thực dân Anh kìm hãm, chèn ép.  Năm 1885, Đảng Quốc đại thành lập,
chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ, đánh dấu một giai đoạn mới.
- Lãnh đạo:
+ Trong 20 năm đầu, chủ trương dùng phương pháp ôn hòa để đòi chính phủ thực
dân tiến hành cải cách và phản đối phương pháp đấu tranh bằng bạo lực.
+ Đảng Quốc đại phân hóa thành hai phái : “ôn hòa” và “cực đoan” ( do Ti-lắc
đứng đầu).


- Vai trò:
+ Khơi dậy lòng yêu nước trong nhân dân.
+ Kiên quyết dùng bạo lực chống thực dân Anh
+ Lôi kéo đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia.
Câu 3: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, tính chất, ý nghĩa cách mạng Tân Hợi
(1911)? Vì sao cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng không triệt để?
- Nguyên nhân:
+ Mâu thuẫn giữa nhân dân Trung Quốc với Đế quốc và phong kiến.
+ Nhà Thanh trao quyền quốc hữu hóa đường sắt cho Đế quốc ( 9/5/1911).
- Diễn biến:


+ Khởi nghĩa bùng nổ ở Vũ Xương ( 10/10/1911)  lan rộng khắp tỉnh miền Nam
và miền Trung.
+ Ngày 29/12/1911 bầu Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống, tuyên bố thành lập
chính phủ lâm thời Trung hoa dân quốc.
+ Cách mạng tư sản thắng lợi  giai cấp tư sản thương lượng với nhà Thanh
cách mạng chấm dứt.
- Kết quả: Vua Thanh thoái vị(lật đổ PK Mãn Thanh), Tôn Trung Sơn từ chức,
Viên Thế Khải nhậm chức lên nắm chính quyền.
- Tính chất, ý nghĩa:
+ Là cuộc cách mạng tư sản không triệt để,
+ Lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, có ảnh
hưởng đến phong trào cách mang ở Châu Á trong đó có Việt Nam.
* Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng không triệt để vì:
- Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, do những người trí thức cấp tiến trong giai cấp
tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo. đã lật đổ triều đình nhà Mãn Thanh, chấm dứt
CĐQCCC tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển,
có ảnh hưởng đến phong trào cách mang ở Châu Á trong đó có Việt Nam.
- Vẫn có những hạn chế:

+ Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân. Vì vậy, họ không động viên
đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.
+ Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, mà chỉ thỏa hiệp.
+ Không dám đụng chạm đến các nước xâm lược, không dám đấu tranh giành lại
quyền lợi của dân tộc.
- Chưa có đường lói chính trị đúng đắn, thiếu tổ chức, nhiều tư tưởng không đồng
nhất.
Câu 4: Nội dung, ý nghĩa cải cách của Ra-ma V. Vì sao Xiêm là nước duy nhất
ở Đông Nam Á giữ được độc lập?
* Nội dung:
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: giảm thuế, xóa bỏ chế dộ lao dịch
+ Công thương nghiệp: Khuyến khích tư hân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà
máy, mở hiệu buôn bán và ngân hàng.
- Chính trị:
+ Cải cách theo kiểu phương Tây
+ Đứng đầu nhà nước vẫn là vua
+ Giúp việc có hội đồng nhà nước( nghị viện), chính phụ chia thành 12 bộ.
- Quân đội, tòa án, trường học được cải cách theo kiểu phương Tây
- Về xã hội: xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ, giải phóng người lao động.
- Đối ngoại:
+ Thi hành chính sách đối ngoại mềm dẻo
+ Lợi dụng vị trí nước “đệm”


+ Lợi dụng mâu thuẫn giữa Anh và Pháp  lựa chiều có lợi để giữ chủ quyền đất
nước.
- Ý nghĩa: tạo điều kiện cho Xiêm phát triển theo con đường TBCN, giữ độc lập
tương đối về chính trị.
* Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được độc lập vì:

- Chính sách ngoại giao mềm dẻo, nước Xiêm vưag lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa
hai thế lực đế quốc Anh- Pháp
- Cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ Cam-pu-chia, Lào và Mã
Lai) để giữ gìn chủ quyền đất nước.
+ Có những chính sách cải thiện đời sống nhân dân phù hợp.
=> Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các nước trong khu vực, mà vẫn giữ
được độc lập.
Câu 5: Nguyên nhân phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở Châu
Phi và Mĩ-Latinh. So sánh phong trào đấu tranh ở Châu phi và khu vực MĩLatinh.
*Nguyên nhân:
- Châu Phi: Chế độ cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân đã làm bùng lên ngọn lửa
đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi.
- Mĩ-Latinh: Chủ nghĩa thực dân thiết lập chế độ thống trị rất phản động, gây ra
nhiều tội ác dã man, tàn khốc.
*So sánh:
- Giống nhau: phong trào giải phóng dân tộc đều phát triển mạnh mẽ sau Chiến
tranh thế giới thứ hai(1945), châu phi “Lục địa mới trỗi dậy”, còn Mĩ-Latinh “Đại
lục núi lửa”/ “Lục địa bùng cháy”. Hầu hết đều giành được độc lập.
- Khác nhau:
Tiêu chí so sánh
Châu Phi
Khu vực Mĩ Latinh
Giai cấp lãnh đạo
Tư sản dân tộc
Vô sản và tư sản dân tộc
Nhiệm vụ cách mạngChống chủ nghĩa thực dân cũChống thực dân kiểu mới
Hình thức đấu tranh Đấu tranh chính trị hợp pháp Nhiều hình thức đấu tranh
phong
và thương lượng
phú (bãi công, nổi dậy, đấu tranh

vũ trang).
Sự phát triển kinh tế Hầu hết các nước đều đứng Bộ mặt đất nước thay đổi khác
sau chiến tranh
trước vấn đề khó khăn, nan trước. Một số nước trở thành
giải…
nước công nghiệp mới (NIC)
Câu 6: Nguyên nhân sâu xa và duyên cớ dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ
nhất. Kết cục và tính chất cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Nguyên nhân:
+ Cuối TK XIX- đầu TK XX, sự phát triển kinh tế và phân chia thuộc địa giữa các
nước đế quốc không đồng đều
=> Mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước đế quốc.


+ Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa nổ ra : Chiến tranh Trung- Nhật 919841985), Chiến tranh Anh-bô-ơ (1988-1902), Chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905).
- Hình thành hai khối quân sự đối lập nhau
+ Phe liên minh: Đức, Áo, Hung
+ Phe hiệp ước: Anh, Pháp, Nga
- Duyên cớ: Thái tử Áo-Hung bị người Xéc-bi ám sát tại Bô-Xnia.
- Kết cục:
+ Khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20
triệu người bị thương, nhiều làng mạc, phố xá bị phá hủy.
+ Các nước thắng trận thu được nhiều lợi nhuận. Các nước châu Âu đều trở thành
con nợ của Mĩ.
+ Cách mạng tháng 10 Nga thành công  cục diện thế giới thay đổi.
- Tính chất: Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.




×