Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

bai28 sinh hoc 10 Cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.6 KB, 6 trang )

Bộ môn: Sinh học10 cơ bản
Ngày soạn:
Tiết dạy:

Người soạn:
Lớp dạy :

BÀI 28: THỰC HÀNH: QUAN SÁT MỘT SỐ VI SINH VẬT
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: HS cần phải:
-Quan sát được một số loại VK trong khoang miệng và nấm trong váng dưa chua
để lâu ngày hay nấm men rượu.
-Quan sát được cầu khuẩn và trực khuẩn.
-Vẽ được sơ đồ hình dạng tế bào vi khuẩn.
-Phát hiện được nấm men hình trái xoan, có tế bào nảy chồi dưới kính hiển vi.
-Vẽ được sơ đồ hình dạng tế bào nấm men hoặc nấm dại trong váng dưa.
2.Kỹ năng: HS rèn luyện các kỹ năng:
-Chuẩn bị tiêu bản hiển vi và sử dụng thành thạo kính hiển vi.
-Tiến hành thí nghiệm theo quy trình cho sẵn.
3.Thái độ: HS cần có:
-Ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
-Quan niệm đúng đắn về các loại bệnh và cách phòng chống.
II.Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1.Giáo viên:
a.Dụng cụ:
-Kính hiển vi (vật kính x10 và x40), lam kính và lamen.
-Que cấy, đèn cồn, giá ống nghiệm, chậu đựng nước rửa, pipet, giấy lọc cắt nhỏ
(cỡ 2x3cm).
b.Thuốc nhộm: Chuẩn bị một trong các thuốc nhuộm sau:
-6g thuốc nhuộm Xanh mêtilen 6g(hoặc xanh Victoria, Tôluiđin..) 100ml êtanol
90%.


-10g thuốc nhuộm đỏ fuchsin kiềm( hoặc safranin, pirônin..): 100ml êtanol 90%.
( Các thuốc nhuộm được lọc kỹ và giữ trong lọ thuỷ tinh màu tối có nút mài. Trước
buổi thí nghiệm cần pha dung dịch gốc với nước cất vô trùng theo tỉ lệ khác nhau tùy
theo mục đích sử dụng (thường theo tỉ lệ 1 phần dung dịch gốc và 10 phần nước cất).
c.Mẫu vật:
-Mẫu vật nấm men rượu( Saccharomyces cerevisiae) hoặc váng dưa chua.
-Nấm mốc ở vỏ cam, quýt hay cơm nguội.
-Vi khuẩn khoang miệng.
2.Học sinh:
-Đọc bài trước ở nhà, xem trước hình 28 để dễ nhận dạng VSV dưới KHV.
III.Hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp: 1-2’
2.Kiểm tra bài cũ: 5-7’
 Kể tên các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV? Cho ví dụ.
3.Tiến trình dạy học:
*Đặt vấn đề:
Trong phần sinh học vi sinh vật, các em đã được học rất nhiều về hình dạng, hoạt động
sống cũng như sinh sản và ứng dụng của vi sinh vật. Hôm nay, lớp chúng ta sẽ cùng thực
1


hành quan sát hình dạng của một số VSV đơn giản. Bài 28: Thực hành: Quan sát một số
vi sinh vật.

T
L

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò


Nội dung

Hoạt động 1: Giới thiệu lý thuyết (PPDH:VĐ)
III.Nội dung và cách tiến
hành:
TN1.Nhuộm đơn phát hiện
VSV trong khoang miệng:
-Qua SGK, yêu cầu HS
tóm tắt quy trình nhuộm
TN1?

+ Vì sao phải đặt giấy lọc
lên tiêu bản rồi mới nhỏ
thuốc nhuộm?

+ Vì sao phải hơ phía cao
trên ngọn lửa đèn cồn mà
không hơ dưới thấp gần
ngọn lửa?

HS trả lời.
*Tóm tắt quy trình TN
-B1: Nhỏ một giọt nước cất
lên phiến kính.
-B2: Dùng tăm tre lấy một ít
bựa răng ở trong miệng.
-B3: Đặt bựa răng vào cạnh
giọt nước, làm thành dịch
huyền phù, dàn mỏng.

-B4:Hong khô tự nhiên hoặc
hơ nhẹ vài lượt phía trên cao
của ngọn lửa đèn cồn.
-B5: Đặt miếng giấy lọc lên
tiêu bản và nhỏ một giọt
dịch thuốc nhuộm lên trên
giấy lọc, để 15-20 giây, rồi
bỏ giấy lọc ra.
-B6: Rửa nhẹ tiêu bản bằng
nước cất, hong khô và soi
kính (lúc đầu dùng vật kính
x10, sau đó x40).
+ Vì làm như vậy để
tiêu bản không bị
ngấm quá nhiều thuốc
nhuộm sẽ khó quan
sát, loại bỏ được
những tạp chất, cặn
lẫn trong thuốc
nhuộm.

+ Vì hơ thấp quá thì sẽ
2


bị nóng quá, làm chết
VSV. Có thể làm cháy
khó quan sát.
+ Vì sao sau khi nhuộm
xong phải rửa nhẹ lại bằng

nước cất?

-GV: Nhấn mạnh và làm
mẫu
+ Làm dịch huyền phù: để
mẫu bên cạnh giọt nước ,
xoáy tròn mẫu để mẫu tan
dần vào trong nước, hơ cao
trên ngọn lửa đèn cồn.
+ Nhỏ thuốc nhuộm: đặt
giấy lọc trên tiêu bản, sau
đó mới nhỏ thuốc nhuộm
lên, để khoảng 15– 20
giây.
+Khi rửa tiêu bản, để
nghiên tiêu bản lên chậu
rửa và chế nước cất dọc
theo lam kính để nước
chảy tự nhiên và rửa được
thuốc nhuộm.
-GV: Hướng dẫn HS quan
sát: lúc đầu quan sát ở bội
giác x10, chọn chỗ VSV
có mật độ thưa, sau đó
chuyển sang bội giác có độ
phóng đại lớn hơn.( x40)
- GV nhắc HS sau khi
quan sát phải vẽ hình lại.
-Qua thực nghiệm quan sát
thấy loại tế bào VSV nhân

sơ hay nhân thực dễ phát
hiện hơn ? Vì sao ?

-Tại sao sau khi ăn uống
phải súc miệng nhiều lần
hoặc đánh răng ?

+ Để rửa bớt thuốc
nhuộm cho dễ quan
sát trên KHV rửa nhẹ
để không làm trôi
VSV.

-Tế bào VSV nhân
thực dễ quan sát hơn,
vì tế bào có kích thước
to hơn.
-Trong khoang miệng
của người có hệ VSV
đặc trưng, tùy loại
thức ăn còn sót lại
3


chúng sẽ phát triển vì
vậy ảnh hưởng đến
răng miệng.
-Khi còn trong bụng mẹ,
trong khoang miệng của
đứa trẻ có VSV không ?

Khi nào trong khoang
miệng của đứa trẻ bắt đầu
có VSV ?

-Khi còn trong bụng
mẹ, khoang miệng đứa
trẻ không có VSV. Khi
đứa trẻ ra đời, bắt đầu
hô hấp ngoài cơ thể
mẹ và bú sữa mẹ thì sẽ
có VSV trong khoang
miệng.

-Hình 28 /112
TN2.Nhuộm đơn phát hiện
tế bào nấm men:
-Yêu cầu HS tóm tắt quy
trình nhuộm đơn phát hiện
tế bào nấm men ?
*Tóm tắt quy trình TN:
- Lấy một ít nấm men thuần
khiết hoặc váng dưa, cà…
hoặc bột bánh men thả vào
dung dịch đường 10% trước
2-3h.
-Các bước nhuộm đơn như
thí nghiệm 1.
Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm (PPDH: TH)
IV.Tiến hành thí nghiệm:
Chia nhóm dựa vào dụng

cụ TN.

-Các nhóm tiến hành
TN theo các bước đã
nêu.
-Các thành viên giúp
đỡ nhau làm và quan
sát hiện tượng xảy ra

=>GV quan sát và hướng
dẫn cụ thể HS trong quá
trình tiến hành TN. Chú ý
nhắc nhở HS nghiêm túc
khi TN và vệ sinh sạch sẽ
sau khi TN xong.

4


Hoạt động 3: Thu hoạch
V.Thu hoạch
-GV hướng dẫn học sinh
viết báo cáo theo mẫu

-Làm báo cáo

4.Củng cố:
-Kể tên một số loại bệnh do VSV gây nên?
-Đọc “Em có biết?”
5.Học ở nhà:

-Viết báo cáo thu hoạch.
-Đọc bài mới: “Bài 29: CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT”. Tập trả lời câu hỏi trong
SGK.
IV.Rút kinh nghiệm:
*Trong quá trình thí nghiệm:
-Lưu ý cho HS cách lấy mẫu thật chuẩn, đặc biệt là ở thí nghiệm đầu tiên, cách lấy bựa
răng lên lam kính, cần có các thao tác cẩn thận để thu được dịch huyền phù, từ đó mới dễ
quan sát
-Khi lấy váng nước muối chua rau củ, phải lấy phần váng ở trên, tránh lấy dung dịch
*Trong quá trình giảng dạy:
-HS quan sát được gì, gọi ngay giáo viên lại quan sát và hướng dẫn, nhận xét tại lúc đó.
Từ đó có định hướng cho HS quan sát được nhiều mẫu hơn
-Quản lý để tránh có HS làm mẫu, có HS không làm mà chỉ đứng nhìn, chơi.

5


MẪU BÁO CÁO THỰC HÀNH
Họ và tên:
Lớp:
Tổ:
Nhóm:
Ngày
tháng

năm

BÁO CÁO THỰC HÀNH
BÀI:
Tên thí nghiệm

1.Thí nghiệm 1
2.Thí nghiệm 2

Quy trình thí nghiệm

Hiện tượng

Giải thích

6



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×