Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

KẾT hợp XƯƠNG BẰNG KHUNG cố ĐỊNH NGOÀI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989.14 KB, 7 trang )

NGHIÊN CỨU NGOẠI CHẤN THƯƠNG

KẾT HỢP XƯƠNG BẰNG KHUNG CỐ ĐỊNH NGOÀI
I.

II.

ĐỊNH NGHĨA
Cố định ngoài ( CĐN ) là một phương tiện cố định xương mà trong đó các
đinh ( hoặc kim ) được cắm vào các đoạn xương khác nhau, và các đinh này lại được
cố định vào nhau bằng một dụng cụ đặt bên ngoài cơ thể . Dụng cụ đó gọi là khung cố
định ngoài, mà thường được gọi tắt là cố định ngoài hay bất động ngoài.
GIẢI PHẪU HỌC CỐ ĐỊNH NGOÀI:
2.1.Theo vị trí trên xương:
- Loại xương nằm lệch tâm : các xương này có một phần nằm ngay dưới da :
xương bả vai, xương trụ, xương bàn tay, xương chậu , xương chày, xương bàn
chân.
- Loại xương nằm chính tâm : xương được bao quanh bởi mạch máu , thần kinh
, gân cơ : xương cánh tay , xương quay , xương đùi , xương mác , xương ngón
tay, ngón chân.
 Đặt cố định ngoài xương lệch tâm biến chứng ít, xương chính tâm biến
chứng nhiều

Xương
lệch tâm

Xương chính tâm

Hình 1:Cấu trúc xương lệch tâm và chính tâm

III.



2.2.Theo thiết đồ cắt ngang:
- Vùng an toàn : vùng xương nằm ngay dưới da.
- Vùng ít an toàn : vùng có các đơn vị gân cơ
- Vùng nguy hiểm : vùng có mạch máu ,thần kinh
 Đặt đinh vào vùng an toàn ít biến chứng, vào vùng ít an toàn dễ gặp biến
chứng nhiễm trùng chân đinh, tổn thương gân cơ khớp, chèn ép khoang.
Không nên đặt vào vùng nguy hiểm.
CÔNG DỤNG CỦA CỐ ĐỊNH NGOÀI
- Bất động xương gãy tương đối vững chắc, ít di lệch thứ phát
- Dụng cụ bất động xa ổ gãy , tránh được dị vật ở ổ gãy hở
- Không bất động khớp, bệnh nhân tập cử động sớm được , trừ các trường hợp
có chỉ định cố định khớp
- Kéo nén các đoạn xương gãyđược
- Nắn các di lệch được
1 Phạm Thanh Hậu


NGHIÊN CỨU NGOẠI CHẤN THƯƠNG
Cho phép săn sóc vết thương dễ dàng và
thuận lợi khi thực hiện các thủ thuật
PHÂN LOẠI CỐ ĐỊNH NGOÀI
4.1.Theo cấu trúc:
- CĐN thẳng: Gồm 1, 2 hay 3 thanhthẳng đặt
dọc song song theo trục chi, trêncác thanh
này có các cấu trúc để gắn kết vớicác đinh
đã bắt vào xương . Đinh xuyênvào chi có
thể gắn kết trực tiếp lên cácthanh thẳng (
Judet ), hoặc gắn gián tiếpqua các cấu trúc
cặp đinh ( Hoffmann,Muller...) ; có các mắt

khớp điều chỉnh(Hoffmann, Orthofix...)
hoặc không (Muller, Nguyễn Văn Nhân...).
-

IV.

Hình 2:Khung cố định ngoài Hoffmann

-

CĐN vòng: Gồm các vòng tròn hoặc một
phần vòng tròn . Chi được lồngvào trong
các vòng tròn và các vòng nàyđược nối
với nhau bởi các thanh thẳng đặtsong
song với trục chi . Các đinh hoặc kim
xuyên ngang qua chi được cố định lên các
vòng tròn

Hình 3: Khung cố định ngoài Ilizarov

-

CĐN kết hợp: Nhiều CĐN phối hợp vòng và
thẳng, hoặc có các cấu trúc đặc biệtphù hợp
với mục đích cố định ( CĐNkhung chậu ở
bệnh viện Chợ rẫy, cải biên CĐN Ilizarov
của Trần Văn Bé Bảy , CĐNgần khớp , CĐN
chữ T dùng ở cổ chân).

2 Phạm Thanh Hậu



NGHIÊN CỨU NGOẠI CHẤN THƯƠNG

4.2.Theo chức năng:
- Cố định đơn thuần ( Judet, NVQ, ...)
- Cố định và kéo - nén ( Muller, Ng.V.Nhân...)
- Cố định, kéo nén và nắn chỉnh thụ động ( Orthofix,
Hoffmann
Hình4:
Khung) cố định khung chậu
- Cố định, kéo nén và nắn chỉnh chủ động ( Ilizarov, Muller cải tiến...)
4.3.Phân loại theo cách gắn kết lên xương và cơ chế
chịu lực:
- CĐN một mặt phẳng : các đinh, kim trên mỗi
đoạn gãy chỉ nằm trên một mặt phẳng chứa trục
dọc thân xương => vững chắc trên mặt phẳng đó.
- CĐN hai mặt phẳng: các đinh, kim trên mỗi
đoạn gãy nằm trên hai mặt phẳng khác nhau chứa
trục dọc thân xương => vững chắc nhiều hơn
- CĐN một bên:các đinh, kim chỉ xuyên qua thân
xương, không xuyên ngang qua chi. Có thể găm
đinh vào vùng an toàn,mức độ vững chắc vừa
phải
- CĐN hai bên:các đinh, kim xuyên ngang qua
xương và qua chi. Phải găm đinh vào vùng ít an
toàn, mức độ vững chắc khá hơn.

V.


Hình 5: Khung cố định ngoài theo mặt phẳng
NGUYÊN TẮC ĐẶT CỐ ĐỊNH NGOÀI
5.1.Đánh giá tổn thương
- CĐN là phương pháp tốt nhất?
- Loại CĐN nào ?
- Đơn thuần hay phối hợp ?
5.2.Chuẩn bị sẵn dụng cụ CĐN:
- Vết thương và vị trí xương gãy: Tránh TK, MM
- Không xuyên vào ổ gãy
- Đinh ở phía khớp càng gần khớp, càng xa ổ gãy càng tốt, các đinh phía gần ổ
gãy càng gần ổ gãy càng tốt
5.3.Trong lúc mổ:
- Chọn hướng xuyên đinh
- Rạch da bằng dao tại vị trí đặt đinh
- Sau khi rạch da, nếu đặt đinh lớn thì dùng một Kelly tách mô mềm dẫn
đường, hoặc ống bảo vệ
- Khoan mồi trước bằng mũi khoan với tốc độ chậm

3 Phạm Thanh Hậu


NGHIÊN CỨU NGOẠI CHẤN THƯƠNG
Khi gắn đinh vào xương nên dùng
khoan tay hoặc dụng cụ vặn đinh
bằng tay.
- Chọn đinh Schanz sao cho phần
răng chỉ bắt qua vỏ xương bên kia
- Đặt các khớp trong tư thế thích hợp
nhất
- Trước khi kết thúc phải: lau sạch,

Hình 6: Cách lắp đinh vào vỏ xương khung cố
siết ốc
định ngoài
5.4.Sau mổ:
- Săn sóc chân đinh: thay băng hàng ngày, đắp thuốc sát trùng lên chân đinh
- Nếu cần nắn chỉnh (cho các loại khung nắn chỉnh được) thì kéo dần hết di lệch
chồng ngắn sau đó mới chỉnh các di lệch khác
- Kiểm tra thường xuyên các đai ốc, bù-lon
- Tập vận động chủ động nhẹ nhàng
- Đánh giá mức độ vững chắc để cho bệnh nhân tập đi sớm
KỸ THUẬT ĐẶT 1 SỐ KHUNG CỐ ĐỊNH NGOÀI:
6.1.Khung Muller
- CĐN một mặt phẳng, dùng một bên hoặc hai bên (hiện nay thường là dùng
một bên)
- Dùng cho các gãy thân xương, chỗ gãy xa mặt khớp ít nhất là 5 cm
- Sau khi gắn vào xương thì chỉ có thể ép hoặc kéo hai mặt gãy với nhau, không
chỉnh được nữa, do vậy phải nắn hết các di lệch trước khi đặt khung
- Cách lắp:
-

VI.

Nắn xương , lắp vào mỗi đầu xương một đinh,
sao cho hai đinh này song song với nhau

Lắp hai thanh CĐN
vào và cố định chặt

4 Phạm Thanh Hậu



NGHIÊN CỨU NGOẠI CHẤN THƯƠNG

Gắn tiếp hai đinh gần ổ
gãy
Càng gần càng tốt ,
nhưng phải ngoài ổ gãy

6.2.Cố định ngoài gần khớp
Dùng cho các gãy xương
gần khớp
Gồm:

Cung
tròn
Thanh
chéo
Thanh
thẳng

5 Phạm Thanh Hậu


NGHIÊN CỨU NGOẠI CHẤN THƯƠNG
Cắm đinh thứ nhất phía trong
Cắm đinh thứ 2 phía ngồi
Hai đinh khơng nên thẳng hàng
Cắm đinh thứ 3
Chừa chỗ gắn thanh thẳng
Chừa chỗ để gắn thanh chéo


Lúc này cung tròn đã gắn chặt
vào đoạn gãy gần, nên ta có
thể nắm cung tròn này để nắn

Gắn thêm thanh thẳng vào
Gắn các đinh vào thanh thẳng cắm vào thân xương
Chừa chỗ gắn thanh chéo
Thêm thanh chéo

Nhớ siết chặt các đai ốc, bu long

6 Phạm Thanh Hậu


NGHIÊN CỨU NGOẠI CHẤN THƯƠNG
6.3.Khung chữ T

6.4.Khung chậu:

6.5.Đầu dưới xương quay

7 Phạm Thanh Hậu



×