MỞ ĐẦU
Hiện nay, sự hình thành và phát triển của Trái Đất đang được coi là một ẩn số bên
cạnh đó vẫn còn có nhiều điều bí ẩn về nguồn gốc của thiên nhiên, con người và muôn
loài mà con người ta vẫn chưa tìm ra được câu trả lời thích đáng. Chúng ta mới chỉ căn cứ
vào những mẫu vật khảo cổ còn sót lại để tìm ra nguồn gốc, tổ tiên và đang dựa vào khoa
học để chứng minh những điều đó. Việc tìm hiểu về tự nhiên, muôn loài luôn giúp ta hiểu
rõ hơn về quá trình vận động và phát triển của tự nhiên. Bằng việc lồng ghép những kiến
thức đã học trong các môn học, trong quá trình học tập bằng việc lồng ghép những kiến
thức trong các môn học về tự nhiên, các sách khoa học nghiên cứu. Nhưng những kiến
thức đó chỉ dựa trên khoa học và lý thuyết nên nhiều khi con người không thể hình dung
hết được quá trình tiến hóa của các loài.
Trên Thế giới và Việt Nam đã có những bảo tàng để lưu giữ, trưng bày những mẫu
vật về nguồn gốc, sự tiến hóa của tự nhiên. Trên Thế giới có bảo tàng lịch sử tự nhiên
Vienna. Ở Việt Nam có bảo tàng Hải Dương học Nha Trang, bảo tàng Sinh học Tây
Nguyên, bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, bảo tàng Địa chất.
Chuyến đi Ngày 24 – 04 – 2016 lớp chúng tôi đã có buổi thăm quan ở bảo tàng
Thiên nhiên Việt Nam, chuyến đi mang lại nhiều điều bổ ích, mới mẻ, giúp chúng tôi
khám phá được sự hình thành của sự sống qua 3,6 tỷ năm, biết được các thời kỳ phát triển
của Trái đất cũng như sự tiến hóa của các loài động vật và lý do tuyệt chủng của một số
loài động vật . Cảm ơn cô Nguyễn Mai Hoa đã tạo điều kiện cho lớp chúng tôi đi tham
quan bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam.
Báo cáo tham quan bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢO TÀNG THIÊN NHIÊN VIỆT NAM.
Hình 1.1 Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. (ảnh internet).
Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (Vietnam National Museum of Nature) (BTTNVN)
là bảo tàng cấp quốc gia, đầu hệ trong hệ thống các bảo tàng thiên nhiên ở Việt Nam.
Được thành lập theo Nghị định 27/NĐ-CP, ngày 16/1/2004 của Chính phủ Việt Nam.
Hiện nay, BTTNVN do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam trực tiếp quản lý, đồng
thời chịu sự quản lý nhà nước. Mặc dù dự án xây dựng BTTNVN đã được Thủ tướng
Chính phủ Việt Nam thông qua vào năm 2002, tuy nhiên cho đến nay, BTTNVN vẫn chưa
có diện tích riêng để xây dựng bảo tàng.
Sau này, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam được thành lập theo Nghị định 108/NĐ-CP,
ngày 25/12/2012 của Chính phủ. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bảo tàng được quy định tại Quyết định số 261QĐ-VHL, ngày 26/02/2013 của Chủ tịch
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
2
Sinh Viên: Nguyễn Văn Đức – 1321080019 – Lớp DCMTDS58
Báo cáo tham quan bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
Bảo tàng Thiên nhiên nằm khuất bên trong Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam (số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy Hà Nội). Đây là một trong những bảo tàng
mới, hiện đại tại Hà Nội, mở cửa từ 15/5/2014.
Tuy diện tích khiêm tốn hơn 300 m2 (Tổng diện tích bảo tàng là hơn 1.000 m2)
nhưng bảo tàng có gần 1.400 mẫu vật được trưng bày trên đã khái quát hết được câu
chuyện lịch sử sự sống qua 3,6 tỷ năm về nguồn gốc sự sống và thiên nhiên.
BTTNVN tái hiện lại câu chuyện lịch sử sự sống qua 3,6 tỉ năm với các không gian
trưng bày về nguồn gốc sự sống (cây tiến hóa sinh giới), lịch sử sự sống và sự sống hiện
tại (tiến hóa người, thực vật và nấm, động vật và côn trùng …), trải qua hàng tỉ năm từ
các tế bào sơ khai, quá trình tiến hóa và chọn lọc tự nhiên đã hình thành nên thế giới sống
như ngày nay.
Hình 1.2 Sơ đồ chỉ dẫn tham quan bảo tàng TNVN.
CHÚ THÍCH
3
Sinh Viên: Nguyễn Văn Đức – 1321080019 – Lớp DCMTDS58
Báo cáo tham quan bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
1.
2.
3.
4.
5.
Lối vào
Cây tiến hóa sinh giới
Lịch sử sự sống
Tiến hóa người
Mô hình sa bàn
6.
7.
8.
9.
10.
Thực vật và nấm
Xương động vật
Côn trùng
Động vật có xương sống và sinh vật biển
Phòng chiếu phim 3D
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THAM QUAN.
Ngay khi bước xuống xe, hiện ra trước mắt là Viện Hàn lâm với diện tích rộng lớn
cùng với các viện nghiên cứu nhỏ hơn ở bên trong như: Viện Toán học, Viện Vật lý, Viện
Hoá học, Viện Sinh học,...cùng với Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Ngay từ cổng vào
của Viện bảo tàng đã có một mô hình chú khủng long bạo chúa rất lớn như kích thích sự
tò mò của khách tham quan. Đầu tiên, chúng tôi được chiêm ngưỡng cây tiến hoá sinh
giới. Cây tiến hoá được chia ra làm 3 nhánh: nhánh xanh lục tượng trưng cho thực vật,
nhánh đỏ tượng trưng cho động vật, nhánh màu nâu tượng trưng cho nấm. Mỗi ngành
động thực vật hay nấm đều có một sinh vật đại diện, từ cây tiến hóa này, ta có thể thấy rõ
sự đa dạng về sinh giới ở xung quanh ta.
4
Sinh Viên: Nguyễn Văn Đức – 1321080019 – Lớp DCMTDS58
Báo cáo tham quan bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
Hình 2.1 Cây tiến hóa sinh giới. (ảnh internet)
Sinh vật trên Trái đất được chia làm 5 giới: giới tiền nhân (tầng dưới cùng), giới
nguyên sinh (tầng trên), giới thực vật (màu xanh), giới động vật (màu đỏ), giới nấm (màu
xanh).
Giới sinh vật tiền nhân (nhân sơ): Hình thành cách đây khoảng 3,6 tỉ năm. Đại diện
cho giới sinh vật này thường gặp là các virut, vi khuaane và tảo lam.
Giới sinh vật nguyên sinh: Hình thành cách đây khoảng 2,5 tỉ năm. Từ một số nhóm
sinh vật của giới nhân sơ đã tiến hóa thành sinh vật nguyên sinh. Đại diện là tảo lục,
amip, trùng đế dày, nấm nhảy.
Từ một số nhóm sinh vật nguyên sinh đã tiến hóa thành 3 giới sinh vật có mức độ
tiến hóa cao hơn, đó là các giới động vật, thực vật và nấm.
Giới động vật: hình thành từ nhóm động vật nguyên sinh có phương thức dị dưỡng.
đỉnh cao của quá trình tiến hóa giới động vật là hình thành lớp thú (khoảng 200 triệu năm
trước).
5
Sinh Viên: Nguyễn Văn Đức – 1321080019 – Lớp DCMTDS58
Báo cáo tham quan bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
Giới thực vật: tiến hóa từ nhóm sinh vật nguyên sinh sống cố định và có khả năng tự
dưỡng bằng quang hợp
Hình 2.2: Minh họa “cây tiến hóa” cây tiến hóa động vật.
Tiếp theo, tập thể lớp đến với phòng trưng bày các mẫu hiện vật. Không gian trưng
bày gồm 2 phần là sinh vật với hai mảng chính là động vật và thực vật, tiếp đó là phần vô
cơ về khoa học Trái Đất, chủ yếu là mẫu đất đá, hóa thạch cổ sinh, khoáng vật… Đầu tiên
là khu vực trưng bày lịch sử sự sống qua các thời kỳ địa chất bằng các mẫu hóa thạch.
Hầu hết các mảnh hóa thạch là từ những động thực vật nay đã bị tuyệt chủng, nhưng còn
một số ít hóa thạch khác được tìm thấy từ các loài sinh vật hiện vẫn đang sinh sống trên
Trái Đất, người ta gọi là “hóa thạch sống”. Cho dù là hóa thạch nào thì những mẫu vật
này đã góp phần kể một câu chuyện về thế giới tự nhiên từ khi sự sống bắt đầu được hình
thành trên trái đất cách ngày nay gần 4 tỷ năm.
6
Sinh Viên: Nguyễn Văn Đức – 1321080019 – Lớp DCMTDS58
Báo cáo tham quan bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
Hình 2.3 Các thời kì của trái đất. (ảnh internet).
Lịch sử sự sống với các mẫu hoá thạch tiêu biểu của 4 thời kỳ phát triển địa chất:
Thời kỳ tiền Cambri (4.500 - 541 triệu năm trước), Đại cổ sinh (541 - 252 triệu năm
trước), Đại trung sinh (252 - 66 triệu năm trước) và Đại tân sinh (66 triệu năm đến ngày
nay).
Thời kỳ tiền Cambri.
Thời kỳ tiền Cambri chiếm gần 90% trong niên đại địa chất, kéo dài cách đây 4,6 tỉ
năm đến đầu kỷ Cambri (khoảng 570 Ma) và bao gồm 3 liên đại: Hỏa thành, Thái cổ và
Nguyên sinh.
a. Niên đại Hadean
Trong suốt thời gian liên đại Hỏa Thành trong khi hệ Mặt Trời đang hình thành, có
thể trong đám mây bụi và khí lớn xung quanh mặt trời, được gọi là đĩa bồi đắp. Liên đại
Hỏa thành không được nhận biết một cách chính thức, nhưng về cơ bản nó đánh dấu thời
kỳ trước khi có bất kỳ loại đá nào. Việc định tuổi zircon cổ nhất có tuổi khoảng 4400 Ma
- rất gần với thời gian giả thuyết về sự hình thành Trái Đất.
Trong suốt thời kỳ này, Cuộc dọi bom mạnh cuối cùng xuất hiện (khoảng 3.800 đến
4100 Ma) trong suốt thời gian mà một lượng lớn các hố thiên thạch được cho là đã được
7
Sinh Viên: Nguyễn Văn Đức – 1321080019 – Lớp DCMTDS58
Báo cáo tham quan bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
hình thành trên Mặt Trăng, và ảnh hưởng lên Trái Đất, Sao Thủy, Sao Kim, cũnh như Sao
Hỏa.
b. Niên đại Archean
Trái Đất vào thời Archean sớm có thể có kiểu kiến tạo khác ngày nay. Trong suốt
giai đoạn này, vỏ Trái Đất lạnh đi và hình thành các đá và mảng lục địa. Các nhà khoa học
nghĩ rằng do Trái Đất nóng hơn và hoạt động kiến tạo mạnh mẽ hơn so với hiện tại nên
tốc độ hút chìm các vật liệu trở vào manti nhanh hơn. Điều này có thể ngăn việc hình
thành các lục địa và nền cổ hóa cho đến khi manti nguội đi và sự đối lưu chậm lại. Các
tranh luận khác cho rằng manti thạch quyển lục địa quá nổi để bị hút chìm và thiếu các đá
Archean để thực hiện việc bào mòn và các hoạt động kiến tạo.
Ngược lại với Proterozoic, các đá Archean thường là các trầm tích nước sâu bị biến
chất cao, như các đá trầm tích graywacke, đá bùn, trầm tích núi lửa, và thành hệ sắt dải.
Greenstone belt là các hệ tầng tuổi Archean đặc trưng bao gồm sự luân phiên các đá biến
chất cấp cao thấp và cao. Các đá biến chất cấp cao có nguồn gốc từ cung đảo núi lửa,
trong khi các đá biến chất cấp thấp đặc trưng cho các trầm tích biển sâu bị bào mòn từ các
cung đảo núi lửa xung quanh và tích tụ trong bồn trước cung.
c. Niên đại Proterozoic
Các dấu vết địa chất của liên đại Nguyên Sinh tốt hơn nhiều so với liên đại liên đại
Thái Cổ trước đó. Liên đại Nguyên Sinh được đặc trưng bằng các địa tầng có nguồn gốc
biển thềm lục địa nông trải rộng; ngoài ra, phần nhiều trong số các loại đá này ít bị biến
chất hơn so với các loại đá thời kỳ Thái Cổ. Nghiên cứu các loại đá này chỉ ra rằng đặc
trưng nổi bật của liên đại này là sự lớn dần lên của lục địa khá nhanh và có quy mô lớn (là
duy nhất trong liên đại Nguyên Sinh), các chu kỳ siêu lục địa và các hoạt động kiến tạo
sơn hiện đại hoàn toàn.
Các sự kiện băng hà hóa đã bắt đầu diễn ra trong liên đại Nguyên Sinh; một trong số
đó bắt đầu chỉ ngay sau khi liên đại này bắt đầu, trong khi có ít nhất 4 sự kiện như thế
diễn ra trong đại Tân guyên Sinh, đạt tới đỉnh cao với "quả cầu tuyết Trái Đất" của băng
hà Varangia.
8
Sinh Viên: Nguyễn Văn Đức – 1321080019 – Lớp DCMTDS58
Báo cáo tham quan bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
Hình 2.4: Các hóa thạch thời kỳ tiền Cambri ở bảo tàng TNVN. (ảnh Nguyễn Văn Đức)
Niên đại Hiển sinh
Trong thời kỳ này, các lục địa trôi dạt lại gần nhau, sau đó tập hợp lại thành một
khối đất duy nhất có tên gọi là Pangaea để rồi sau đó lại chia cắt ra thành các vùng đất của
các châu lục như ngày nay. Liên đại Hiển Sinh được chia thành ba đại — đại Cổ Sinh, đại
Trung Sinh và đại Tân Sinh.
Đại Cổ sinh
Đại cổ sinh kéo dài từ khoảng 542 Ma [5] đến khoảng 251 Ma [5], được chia thành
6 kỷ. Đại Cổ sinh bắt đầu khi có sự chia tách của siêu lục địa gọi là Rodinia và vào cuối
của thời kỳ băng hà toàn cầu. (Xem sự đóng băng Varanger và Quả cầu tuyết Trái Đất).
Trong cả giai đoạn đầu của đại Cổ sinh, các khối đất đá của Trái Đất bị chia nhỏ thành
một lượng đáng kể các lục địa tương đối nhỏ. Vào cuối đại này, các lục địa lại tập hợp lại
cùng nhau thành một siêu lục địa mới gọi là Pangea, nó bao gồm phần lớn diện tích đất
đai của Trái Đất.
•
Kỷ Cambri
a.
9
Sinh Viên: Nguyễn Văn Đức – 1321080019 – Lớp DCMTDS58
Báo cáo tham quan bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
Kỷ Cambri là một kỷ trong niên đại địa chất bắt đầu vào khoảng 542 ± 1,0 Ma [5].
Các lục địa trong kỷ Cambri được cho là kết quả từ sự vỡ ra của siêu lục địa trong đại Tân
Nguyên Sinh là Pannotia. Nước trong thời kỳ thuộc kỷ Cambri dường như là trải rộng và
nông. Gondwana vẫn là siêu lục địa lớn nhất sau khi Pannotia vỡ ra. Người ta cũng cho
rằng khí hậu thời kỳ này là nóng hơn một cách đáng kể so với thời gian trước đó, thời
gian mà Trái Đất hứng chịu các thời kỳ băng hà mạnh đã được coi như là sự đóng băng
Varanger (kỷ Thành băng). Bên cạnh đó đã không có sự đóng băng tại hai địa cực. Tỷ lệ
trôi dạt lục địa trong kỷ Cambri có thể là cao bất thường. Laurentia, Baltica và Siberi vẫn
là các lục địa độc lập kể từ khi Pannotia vỡ ra. Gondwana bắt đầu trôi dạt về phía cực
Nam. Panthalassa che phủ phần lớn Nam bán cầu, các đại dương nhỏ có đại dương ProtoTethys, đại dương Iapetus và đại dương Khanty, tất cả chúng đều mở rộng trong thời gian
này.
• Kỷ Ordovic
Kỷ Ordovic bắt đầu vào thời điểm xảy ra sự kiện tuyệt chủng Cambri-Ordovic vào
khoảng 488,3 ± 1,7 Ma [5]. Trong kỷ Ordovic thì mực nước biển là khá cao; trên thực tế
trong thế Tremadoc thì biển lấn đất liền là mạnh nhất với các chứng cứ còn lưu lại dấu
tích trong các lớp đá.
Thời kỳ này thì các lục địa phía nam đã hợp lại thành một lục địa duy nhất, gọi là
Gondwana. Vào đầu kỷ Ordovic thì lục địa này nằm ở các vĩ độ gần xích đạo và dần dần
trôi dạt xuống Nam cực. Thời kỳ Tiền Ordovic được cho là rất ấm, ít nhất là tại các vĩ độ
thuộc miền nhiệt đới. Giống như Bắc Mỹ và châu Âu, Gondwana chủ yếu được các biển
nông bao bọc trong suốt kỷ Ordovic.Các vùng nước nông và trong suốt trên các thềm lục
địa đã tạo điều kiện cho sự phát triển của các nhóm sinh vật có khả năng tích tụ cacbonat
canxi trong lớp mai (vỏ) hay các phần cứng của chúng. Đại dương Panthalassa bao phủ
phần lớn Bắc bán cầu, các đại dương/biển nhỏ khác như Proto-Tethys, Paleo-Tethys,
Khanty (chúng đã bị khép lại vào cuối kỷ Ordovic), đại dương Iapetus và một đại dương
mới là Rheic.
Các loại đá thuộc kỷ Ordovic chủ yếu là đá trầm tích. Do diện tích và cao độ của
khu vực đất liền là hạn chế nên nó đã hạn chế hiện tượng xói mòn và vì thế các trầm tích
biển chủ yếu là chứa đá vôi. Các trầm tích đá phiến sét và đá cát thì ít hơn.
Hiện tượng kiến tạo núi chính trong kỷ này là kiến tạo núi Taconic đã diễn ra từ thời
gian thuộc kỷ Cambri. Vào cuối kỷ Ordovic thì Gondwana đã trôi dạt tới gần Nam cực và
bề mặt của nó phần lớn bị đóng băng.
• Kỷ Silur
Là một kỷ chính trong niên đại địa chất kéo dài từ khi kết thúc kỷ Ordovic, vào
khoảng 443,7 ± 1,5 triệu (Ma) năm trước, tới khi bắt đầu kỷ Devon vào khoảng 416,0 ±
2,8 Ma (theo ICS, 2004). Giống như các kỷ địa chất khác, các tầng đá xác định sự khởi
đầu và kết thúc kỷ này được xác định khá rõ, nhưng niên đại chính xác thì vẫn là không
chắc chắn trong phạm vi 5-10 triệu năm. Căn cứ xác định sự bắt đầu kỷ này là một sự
kiện tuyệt chủng lớn khi 60% các loài sinh vật biển đã bị đào thải.
• Kỷ Devon
10
Sinh Viên: Nguyễn Văn Đức – 1321080019 – Lớp DCMTDS58
Báo cáo tham quan bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
Trong kỷ Devon thì những loài cá đã tiến hóa để có chân đã xuất hiện lần đầu tiên và
bắt đầu việc đi lại trên mặt đất như là động vật bốn chân (Tetrapoda). Những động vật
chân khớp (Arthropoda) như côn trùng và nhện cũng bắt đầu chiếm lĩnh môi trường sống
trên đất liền. Những loài thực vật hạt trần đầu tiên cũng lan truyền trên các vùng đất khô,
tạo thành các cánh rừng lớn. Trong lòng đại dương, cá đã đa dạng hóa thành những loài cá
mập và các loài cá vây thùy (Sarcopterygii) và cá xương. Những loài động vật thân mềm
như cúc (Ammonita) cũng đã xuất hiện, còn bọ ba thùy (Trilobita) và những động vật tay
cuộn (Brachiopoda) tương tự như động vật thân mềm và các đá san hô ngầm lớn vẫn là
phổ biến. Sự kiện tuyệt chủng Hậu Devon đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới các sinh vật
biển. Về mặt cổ địa lý học thì siêu lục địa Gondwana thống trị ở phía nam, trong khi lục
địa Siberi ở phía bắc và một siêu lục địa nhỏ mới hình thành với tên gọi là Euramerica
(Âu-Mỹ) ở đoạn giữa
• Kỷ Cacbon
Kỷ Than Đá, kỷ Thạch Thán hay Kỷ Cacbon (Carboniferous) là một đơn vị phân
chia chính trong niên đại địa chất, kéo dài từ khi kết thúc kỷ Devon, vào khoảng 359,2 ±
2,5 triệu năm trước (Ma) tới khi bắt đầu kỷ Permi vào khoảng 299,0 ± 0,8 triệu năm trước
(theo ICS, 2004). Giống như phần lớn các thời kỳ địa chất cổ khác, các tầng đá xác định
điểm bắt đầu và kết thúc của kỷ này được xác định khá tốt, nhưng niên đại chính xác thì
vẫn không chắc chắn trong phạm vi 5–10 triệu năm. Tên gọi trong một số ngôn ngữ để chỉ
kỷ Than đá (carboniferous) có nguồn gốc từ tiếng Latinh để chỉ than đá là carbo, do các
tầng than đá rộng lớn có niên đại vào thời kỳ này được tìm thấy tại khu vực miền tây châu
Âu cũng như trên toàn thế giới. Một phần ba thời kỳ đầu tiên của kỷ này được gọi là thế
Mississippi, còn khoảng thời gian còn lại được gọi là thế Pennsylvania
• Kỷ Permi
Kỷ Permi là một kỷ địa chất kéo dài từ khoảng 298,9 ± 0,15 triệu năm trước (Ma)
tới 252,17 ± 0,06 Ma[5]. Nó là kỷ cuối cùng của đại Cổ Sinh. Cũng giống như các kỷ địa
chất khác, các địa tầng xác định kỷ Permi được xác định rất rõ ràng, nhưng niên đại chính
xác của sự bắt đầu của kỷ là không chắc chắn với sai số vài triệu năm. Kỷ Permi diễn ra
sau kỷ Than Đá (thế Pennsylvania tại Bắc Mỹ) và ngay sau nó là kỷ Trias thuộc đại Trung
Sinh. Sự kết thúc của kỷ này được đánh dấu bằng sự kiện tuyệt chủng lớn, gọi là sự kiện
tuyệt chủng kỷ Permi-kỷ Trias, đã được xác định niên đại chính xác hơn. Kỷ Permi được
Roderick Murchison-một nhà địa chất học người Anh đặt tên trong thập niên 1840, theo
khu vực được khai quật rộng khắp xung quanh thành phố Permi ở Nga. Các lớp khai quật
tại Permi bao gồm một lượng lớn đá trầm tích lục địa màu đỏ và các lớp khai quật thuộc
phần nước đại dương. Trong kỷ này xuất hiện phổ biến các loài bò sát tương tự như động
vật có vú.
11
Sinh Viên: Nguyễn Văn Đức – 1321080019 – Lớp DCMTDS58
Báo cáo tham quan bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
Hình 2.5: Các bức tranh về liên đại Cổ Sinh ở bảo tàng TNVN. (ảnh Nguyễn Văn Đức)
b.
Đại Trung Sinh
Đại Trung sinh là một trong những thời kỳ tăng cường các hoạt động kiến tạo. Nó
bắt đầu khi tất cả các lục địa trên thế giới tập hợp lại với nhau thành một siêu lục địa gọi
là Pangea. Pangea dần dần tách ra thành lục địa phía bắc là Laurasia và lục địa phía nam
là Gondwana. Vào cuối đại này, các lục địa này đã tách tiếp thành hình dạng gần giống
như ngày nay. Laurasia trở thành Bắc Mỹ và đại lục Á-Âu, trong khi Gondwana tách ra
thành Nam Mỹ, châu Phi, Australia, châu Nam Cực và tiểu lục địa Ấn Độ, tiểu lục địa này
sau đó va chạm với châu Á để hình thành nên dãy núi Himalaya.
Đại Trung sinh kéo dài khoảng 186 triệu năm (Ma): từ khoảng 251 triệu năm trước
tới khi đại Tân sinh bắt đầu cách đây 65 triệu năm. Khoảng thời gian này được chia tách
ra thành ba kỷ địa chất. Theo trật tự từ cổ nhất tới trẻ nhất là: kỷ Trias, kỷ Jura, và kỷ
Creta.
• Kỷ Trias
Kỷ Trias hay kỷ Tam Điệp là một kỷ địa chất kéo dài từ khoảng 200 đến 251 triệu
năm trước. Là kỷ đầu tiên của Đại Trung Sinh, kỷ Trias kế tiếp kỷ Permi và kế tiếp nó là
kỷ Jura. Cả sự mở đầu lẫn sự kết thúc của kỷ Trias đều được đánh dấu bằng các sự kiện
tuyệt chủng lớn. Sự kiện tuyệt chủng kết thúc kỷ Trias gần đây đã được xác định niên đại
chính xác hơn, nhưng cũng giống như các kỷ địa chất cổ khác, các tầng đá để xác định sự
bắt đầu và kết thúc dù đã được xác định khá tốt nhưng niên đại chính xác của kỷ này vẫn
là điều không chắc chắn với sai số vài triệu năm.
12
Sinh Viên: Nguyễn Văn Đức – 1321080019 – Lớp DCMTDS58
Báo cáo tham quan bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
Trong kỷ Trias, cả sự sống trong đại dương lẫn trên đất liền đã thể hiện sự bức xạ
thích ứng bắt đầu từ sinh quyển đã bị kiệt quệ rõ ràng từ sự tuyệt chủng kỷ Permi-Trias.
Các loại san hô từ nhóm Hexacorallia đã lần đầu tiên xuất hiện. Các loài thực vật hạt kín
đầu tiên có thể đã tiến hóa trong kỷ Trias, cũng như những động vật có xương sống biết
bay đầu tiên, nhóm các bò sát Pterosauria.
• Kỷ Jura
Kỷ Jura là một kỷ trong niên đại địa chất kéo dài từ khoảng 200 triệu năm trước, khi
kết thúc kỷ Tam điệp tới khoảng 146 triệu năm trước, khi bắt đầu kỷ Phấn trắng (Creta).
Giống như các kỷ địa chất khác, các tầng đá xác định sự bắt đầu và kết thúc của kỷ này đã
được xác định khá rõ ràng, nhưng niên đại chính xác thì vẫn là điều không chắc chắn
trong phạm vi 5 - 10 triệu năm. Kỷ Jura tạo thành thời kỳ giữa của Đại Trung Sinh, còn
được biết đến như là kỷ nguyên Khủng long. Sự bắt đầu của kỷ này được đánh dấu bằng
sự kiện tuyệt chủng lớn kỷ Trias-Jura
• Kỷ Creta
Kỷ Phấn trắng hay kỷ Creta là một đơn vị chính trong niên đại địa chất, bắt đầu từ
khi kết thúc kỷ Jura khoảng 145,5 ± 4,0 triệu năm trước cho đến khi bắt đầu thế Paleocen
của phân đại đệ Tam vào khoảng 65,5 ± 0,3 Ma. Là kỷ địa chất dài nhất trong đại Trung
Sinh, kỷ Creta chiếm khoảng gần một nửa thời gian của đại này. Sự kết thúc của kỷ Creta
xác định ranh giới giữa đại Trung Sinh và đại Tân Sinh (Cenozoic).
13
Sinh Viên: Nguyễn Văn Đức – 1321080019 – Lớp DCMTDS58
Báo cáo tham quan bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
Hình 2.6: Một số tranh vẽ về liên đại trung sinh ở bảo tàng TNVN. (ảnh Nguyễn Văn
Đức)
c.
Đại Tân Sinh.
Đại Tân sinh là kỷ nguyên khi các lục địa chuyển dịch tới vị trí hiện nay của chúng.
Australia-New Guinea tách ra từ đại lục Gondwana để trôi về phía bắc và cuối cùng tiếp
giáp với Đông Nam Á; châu Nam Cực cũng di chuyển tới vị trí hiện nay của nó tại khu
vực Nam cực. Đại Tây Dương mở rộng ra và vào giai đoạn cuối của đại này thì Nam Mỹ
gắn liền với Bắc Mỹ.
• Kỷ Paleogen
Kỷ Paleogen (hay kỷ Palaeogen) còn gọi là kỷ Cổ Cận, là một đơn vị cấp kỷ trong
niên đại địa chất, bắt đầu khoảng 65,5 ± 0,3 triệu năm trước (Ma) và kết thúc vào khoảng
23,03 ± 0,05 Ma. Nó là một phần của đại Tân Sinh. Kỷ này bao gồm các thế là Paleocen,
Eocen và Oligocen. Sự kết thúc của thế Paleocen (55,5/54,8 Ma) được đánh dấu bằng một
trong những thời kỳ đáng kể nhất của sự thay đổi toàn cầu trong đại Tân Sinh. Đó là sự
thay đổi đột ngột toàn cầu, được gọi là sự tối đa nhiệt thế Paleocen-thế Eocen, đã làm gia
tăng lưu thông nước trong lòng đại dương và không khí trong khí quyển dẫn tới sự tuyệt
chủng hàng loạt các loài trùng lỗ sống dưới đáy biển sâu và trên đất liền là sự tốc độ thay
thế lớn ở động vật có vú.
• Kỷ Neogen: Kỷ Neogen hay kỷ Tân Cận là một kỷ địa chất của đại Tân Sinh bắt đầu
từ khoảng 23,03 ± 0,05 triệu năm trước (Ma). Kỷ Neogen diễn ra sau khi kỷ
Paleogen kết thúc. Kỷ này bao gồm các thế là thế Miocen, thế Pliocen, thế
Pleistocen và thế Holocen.
14
Sinh Viên: Nguyễn Văn Đức – 1321080019 – Lớp DCMTDS58
Báo cáo tham quan bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
Hình 2.7: Hình ảnh cảnh quan vùng mỏ than Na Dương được trưng bày ở BTTNVN. (ảnh
Nguyễn Văn Đức)
Quá trình tiến hoá loài người được hình thành từ những dạng linh trưởng, hình
người đầu tiên rồi tiến hoá lên những chủng người khác nhau và cuối cùng là người hiện
đại hiện nay. Trong hình là mẫu vật Người khéo léo, Người đứng thẳng và Người khôn
ngoan.
15
Sinh Viên: Nguyễn Văn Đức – 1321080019 – Lớp DCMTDS58
Báo cáo tham quan bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
Hình 2.8: Hóa thạch loài người qua các thời kỳ tiến hóa. (ảnh Nguyễn Văn Đức)
Không chỉ quan sát những mảnh hóa thạch từ lâu đời mà các nhà khoa học đã dày
công tìm kiếm, lớp chúng tôi còn được quan sát những mẫu hiện vật về động, thực vật
quý hiếm được lưu tên trong Sách đỏ, nhằm nhắc nhở chúng ta về ý thức bảo vệ các loài
sinh vật đang gặp nguy hiểm. Căn phòng còn có những bức tường trưng bày những loài
côn trùng như bọ rùa, xén tóc, bướm,…
Hệ côn trùng xuất hiện cách ngày nay khoảng 400 triệu năm gồm nhiều bộ như
cánh phấn, cánh cứng, chuồn chuồn, ve sàu, cánh thẳng, bọ ngựa, bọ que...
CHUỒN CHUỒN: có mắt kép thật là đặc biệt, với hàng chục ngàn thấu kính bao
phủ khắp đầu, giúp chúng có tầm nhìn rộng để phát hiện con mồi và kẻ thù.
VE SẦU: được biết dến với khả năng tạo âm thanh inh ỏi suốt mùa hè của ve sầu
được. Hầu hết ve sầu có vòng đời 2-5 năm, đặc biệt có loài đến 17 năm.
CÁNH THẲNG: gồm các loại châu chấu, cào cào, dế và muỗm. nhiều loài phát ra
tiếng kêu inh ỏi bằng cách cọ xát cánh vào nhau hay vào chân.
BỌ NGỰA: là côn trùng ăn thịt, màu sắc thường thay đổi theo màu của nơi ở, nhất
là khi rình mồi.
BỌ QUE: ngụy trang rất khéo léo, có thể thay đổi sắc tố để phù hợp với môi trường.
trong bộ côn trùng, bọ que có kích thước dài nhất.
16
Sinh Viên: Nguyễn Văn Đức – 1321080019 – Lớp DCMTDS58
Báo cáo tham quan bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
CÁNH CỨNG: bộ có nhiều loài nhất trong lớp côn trùng, rất đa dạng về hình thái,
màu sắc, kích thước và nơi sống, hơn 350.000 loài trên thế giới.
CÔN TRÙNG CÁNH VẢY: bao gồm bướm chiếm 11% và ngài hay còn gọi là
bướm đêm chiếm 89%. Côn trùng cánh vẩy rất đa dạng và phong phú, với hơn 170.000
loài trên thế giới. Màu sắc cánh được hình thành từ các lớp phấn, như những “viên ngói”
xếp trên cánh, vì thé chúng có tên côn trùng cánh vẩy. Qúa trình sinh trưởng và phát triển
của bướm từ lúc trứng nở, sâu non, nhộng đến trưởng thành có nhiều thay đổi phức tạp về
hình thái bên ngoài và các cơ quan bên trong, đó là biến thái.
Hình 2.9: Các mẫu vật côn trùng cánh cứng có trong bảo tàng. (ảnh Nguyễn Văn Đức)
Động vật có xương sống đã bắt đầu tiến hoá vào khoảng 530 triệu năm trước. Thế giới
động vật có xương sống và sinh vật biển đa dạng và phong phú với các loài như tê tê, kỳ
đà, hổ, rắn, cá ngựa, sao biển, san hô, sò.
17
Sinh Viên: Nguyễn Văn Đức – 1321080019 – Lớp DCMTDS58
Báo cáo tham quan bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
Hình 2.10: Mẫu vật Gấu đông dương. (ảnh Nguyễn Văn Đức)
Hình 2.11: Động vật có xương sống và sinh vật biển. (ảnh Nguyễn Văn Đức).
18
Sinh Viên: Nguyễn Văn Đức – 1321080019 – Lớp DCMTDS58
Báo cáo tham quan bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
Hình 2.12: Một số loài thực vật quý, hiếm. (ảnh internet)
Chia tay Viện bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, ai cũng cảm thấy tiếc nuối. Tuy buổi tham
quan trải nghiệm này chỉ diễn ra trong vài giờ đồng hồ nhưng chúng tôi đã thu nạp được
rất nhiều kiến thức hữu dụng và bổ ích cho bản thân mình. Những chuyến đi như vậy
không chỉ giúp các bạn được trau dồi kiến thức Sinh học và các kiến thức thực tế cho bản
thân mình mà còn lưu giữ được những khoảnh khắc khó quên cùng với tập thể lớp.
19
Sinh Viên: Nguyễn Văn Đức – 1321080019 – Lớp DCMTDS58
Báo cáo tham quan bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Bảo tàng là tổ chức sự nghiệp văn hoá - khoa học có chức năng sưu tầm, lưu giữ,
bảo quản, tổ chức trưng bày giới thiệu và nghiên cứu các sưu tập vật mẫu và tư liệu về
thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên Việt Nam phục vụ phổ biến kiến thức, giáo dục,
nghiên cứu khoa học, tham quan, du lịch. Vì vậy, Nhà nước cần phải đầu tư vốn và quy
hoạch đất đai để mở rộng bảo tàng .
20
Sinh Viên: Nguyễn Văn Đức – 1321080019 – Lớp DCMTDS58
Báo cáo tham quan bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Dalrymple, G.B. (1991). The Age of the Earth. California: Stanford University Press.
ISBN 0-8047-1569-6.
[2] Canup, R. M.; Asphaug, E. (Fall Meeting 2001). “An impact origin of the EarthMoon system”. Abstract #U51A-02. American Geophysical Union. Truy cập ngày 10
tháng 3 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
[3] R. Canup and E. Asphaug (2001). “Origin of the Moon in a giant impact near the end
of the Earth's formation”. Nature 412: 708–712. doi:10.1038/35089010.
[4] Morbidelli, A.; Chambers, J.; Lunine, J. I.; Petit, J. M.; Robert, F.; Valsecchi, G. B.;
Cyr, K. E. (2000). “Source regions and time scales for the delivery of water to Earth”.
Meteoritics & Planetary Science 35 (6): 1309–1320. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2007.
[5] Murphy, J. B.; Nance, R. D. (1965). “How do supercontinents assemble?”. American
Scientist 92: 324–33. doi:10.1511/2004.4.324. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2007.
[6] Staff. “Paleoclimatology - The Study of Ancient Climates”. Page Paleontology
Science Center. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2007.
[7] Wilde, S. A.; Valley, J.W.; Peck, W.H. and Graham, C.M. (2001) "Evidence from
detrital zircons for the existence of continental crust and oceans on the Earth 4.4 Gyr
ago" Nature 409: pp. 175-178 Abstract
[8] Stanley, tr. 302-3
[9] Stanley, Steven M. (1999). Earth System History. New York: W.H. Freeman và Công
ty. tr. 315. ISBN 0-7167-2882-6.
[10] Stanley, 315-18, 329-32
[11] Stanley, 320-1, 325
21
Sinh Viên: Nguyễn Văn Đức – 1321080019 – Lớp DCMTDS58