Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

BÀI THU HOẠCH VỀ BẢO TÀNG THIÊN NHIÊN VIỆT NAM Môn học: Địa hóa sinh thái môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.68 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

BÀI THU HOẠCH VỀ BẢO TÀNG THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
Môn học: Địa hóa sinh thái môi trường

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ TÍNH
MSV

: 1321080521

Lớp

: kỹ thuật môi trường B K58


LỜI MỞ ĐẦU
Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam nằm ở số 18 đường Hoàng Quốc Việt.

Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam được thành lập theo nghị định 27/NĐ-CP,
ngày 16/01/2004 (nay là Nghị định 108/NĐ-CP ngày 25/12/2012) của Chính
phủ. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo tàng được quy
định tại Quyết định số 305/QĐ-KHCNVN, ngày 10/03/2006 (nay là Quyết định
số 261/QĐ-VHL ngày 26/02/2013) của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam.
Trong những năm qua, tuy còn rất nhiều khó khăn, nhưng được sự quan
tâm của Đảng, Nhà nước, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và
sự giúp đỡ của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, bảo tàng, tập thể và các cá
nhân trong và ngoài nước, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã từng bước phát
triển và đạt được nhiều thành tích trong nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản và chế
tác, thiết kế và trưng bày các mẫu vật về thiên nhiên Việt Nam



ghiên cứu, trường đại học, các cơ quan bộ, ngành trong cả nước.
I.

Chức năng và nhiệm vụ
1. Chức năng
Bảo tàng là tổ chức sự nghiệp văn hóa – khoa học có chức năng sưu tầm, lưu
giữ, bảo quản, tổ chức trưng bày giới thiệu và nghiên cứu các sưu tập vật mẫu và
tư liệu giáo
dục, nghiên cứu khoa học, tham quan, du lịch.
2. Nhiệm vụ

Giám đốc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam được bổ nhiệm trong các giai
đoạn:
 Từ 2006-8/2012 là PGS.TS. PHẠM VĂN LỰC.
 Từ 8/2012 đến hết tháng 5/2014 là GS.TSKH Nguyễn Đình Công
Ban lãnh đạo Bảo tàng hiện nay gồm:
Giám đốc

: PGS.TS Nguyễn Trung Minh

Các phó giám đốc

: TS. Vũ Văn Liên
TS. Phan Kế Long

Chủ tịch Hội đồng Khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Lực


Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam có 60 cán bộ gồm: 05 phó giáo sư, 14

tiến sĩ, 22 thạc sĩ, 21 cử nhân và kỹ sư, 3 kỹ thuật viên và nhân viên.
 Bảo tàng còn có đội ngũ cộng tác viên với hơn 150 người là các nhà khoa học,
quản lí ở các viện n Tổ chức sưu tầm, xây dựng và quản lý, khai thác Bộ sưu tập
mẫu vật quốc gia về thiên nhiên Việt Nam, phục vụ nghiên cứu và giáo dục.
 Tổ chức trưng bày, triển lãm và các hoạt động phù hợp nhằm giới thiệu một
cách đầy đủ và toàn diện các giá trị thiên nhiên của Việt Nam.
 Đề xuất và tổ chức thực hiện các đề tài, đề án nghiên cứu khoa học về thiên
nhiên, phương án bảo vệ, sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên
Việt Nam.
 Thực hiện công tác phân loại, định loại, giám định các mẫu sinh vật, địa chất
khoáng vật, cổ sinh vật, các mẫu vật có nguồn gốc thiên nhiên bằng các phương
pháp khoa học và công nghệ hiện đại.
 Tôt chức các hoạt động tư vấn kỹ thuật, nghiệp vụ và dịch vụ khoa học kỹ thuật
cho các bảo tàng trong Hệ thống bảo tàng thiên nhiên Việt Nam và các cơ quan
khác có yêu cầu trong các lĩnh vực kỹ thuật bảo tàng (chế tác mẫu vật, thiết kế,
xây dựng phòng trưng bày và các sưu tập mẫu vật).
 Đào tạo cán bộ, chuyên gia, nhân viên kỹ thuật, hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn,
nghiệp vụ cho các bảo tàng trong các hệ thống BTTNVN.
 Thực hiện hợp tác quốc tế va trao đổi mẫu vật với các cơ quan, tổ chức, các nhà
khoa học nước ngoài trong lĩnh vực nghiên cứu thiên nhiên và xây dựng bộ sưu
tập mẫu quốc gia theo quy chế của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và
các quy định của pháp luật.
 Tổ chức các hoạt động truyền thông, phổ biến kiến thức, tuyên truyền giáo dục
nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường cộng đồng.
 Giúp chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam) theo dõi thực hiện Quy hoạch tổng thể Hệ
thống Bảo tàng TNVN đến năm 2020 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
II.

số 86/2006/QĐ-TTg, ngày 20/4/2006.

Cơ cấu chức năng


Cùng với hội đồng khoa học 2016 – 2020 gồm:
PGS.TS. Phạm Văn Lực

chủ tịch

PGS.TS. Lưu Đàm Cư

thư ký

PGS.TS. Nguyễn Trung Minh ủy viên
PGS.TS. Trần Văn Ys

ủy viên

PGS.TS. Đinh Thị Phòng

ủy viên

PGS.TSKH. Trần Trọng Hòa ủy viên
TS. Nguyễn Quốc Bình

ủy viên

TS. Vũ Văn Liên

ủy viên


TS. Phan Kế Long

ủy viên

TS. Trần Thị Phương Anh ủy viên


III.

TS. Phạm Hồng Thái

ủy viên

TS. Nguyễn Thiên Tạo

ủy viên

Các kết quả chính.
Từ khi thành lập đến nay, Bảo tàng đã tiếp nhận hàng trăm mẫ động vật các
loại, trong số đó có nhiều mẫu quý như mẫu cá mặt trăng, mẫu cá voi lớn (nặng
18,5 tấn), mẫu xường đầu cá sấu hóa thạch, nhiều mẫu và các bộ phận động vật
hoang dã quý hiếm như voi, hổ, báo, gấu, khỉ, công trĩ, sừng tê giác, ngà voi,
vẩy đồi mồi,… Xây dựng bộ mẫu vật hóa thạch chân bụng có giá trị niên đại
20,3 triệu năm tuổi ở Na Dương, mẫu hóa thạch thực vật Tuế niên đại 20,3 triệu
năm tuổi ở Na Dương. Hiện nay, Bảo tàng sưu tầm bộ sưu tập mẫu hóa thạch cổ
sinh có niên đại từ 203-175 triệu năm với hơn 800 mẫu vật Cúc đá, hai mảnh vỏ,
Chân bụng, Thực vật hạt trần và Thực vật thân gỗ bị silic hóa. Đây là bộ sưu tập
hóa thạch cổ sinh quý, có giá trị đầu tiên của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam.



Đến nay, Bộ sưu tập mẫu vật thuộc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam có
hơn 40.000 vật mẫu. Trong đó, có hơn 400 mẫu thú, hơn 4.000 mẫu bò sát ếch
nhái, hơn 400 mẫu cá, hơn 300 mẫu ốc, hơn 2.000 mẫu cổ sinh, hơn 20.000 mẫu
côn trùng, hơn 10.000 mẫu thực vật. Trong số các mẫu vật của Bộ sưu tập, có
hơn 50 mẫu chuẩn và đồng chuẩn (30 mẫu cá, 15 mẫu bò sát ếch nhái, nhiều
mẫu côn trùng); một số vật mẫu là các mẫu duy nhất hoặc hiếm của Việt Nam


Bào tàng đã ứng dụng kỹ thuật mới trong xử lý và chế tác nhiều tiêu bản
mẫu nhồi và mẫu xương động vật, như mẫu xương rắn, tê giác trắng châu Phi,
voi, hổ, sư tử, các voi,…


Trong nghiên cứu phân loại học, đã phát hiện và bổ sung một số giống,
loài mới cho khoa học: 1 giống rắn, 6 loài bò sát, 8 loài ếch nhái, 1 loài gừng.
Bổ sung nhiều loài mới cho hệ động, thực vật Việt Nam. Xây dựng các mô hình
vườn bảo tồn cây thuộc tại cộng đồng các dân tọc thiểu số.
Trong nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử, các nhà nghiên cứu
của Bảo tàng đã nghiên cứ hoàn thiện gần 20 protocol chuẩn phục vụ cho việc
phân loại, nhận dạng mẫu sinh vật quý hiếm, đặc hữu không còn nguyên vẹn
như hổ, tê giác, voi, kỳ đà, khỉ đuôi lợn, rắn ổ mang chúa, một số loài gỗ quý…
Góp phần làm sáng tỏ tên khoa học, tên chi cho một số loài tre thuộc chi
Bambusa; và đánh giá tính đa dạng di truyền nguồn gen cho một số loài thực vật
rừng có giá trị kinh tế cao đang bị khai thác cạn kiệt làm cơ sở cho công tác bảo
tồn và tái tạo nguồn gen.

Các kết quả nghiên cứu đã công bố trong nhiều trong nhiều tạp chí, kỷ
yếu hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế. Trong thời gian 2006-20012 Bảo
tàng đã có hơn 120 bài báo khoa học, trong đó, có 20 bài báo đăng trong các tạp
chí quốc tế có trong danh sách SCI và SCI-E.

Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam đã tham gia công tác tuyên truyền, giáo
dục cộng đồng về thiên nhiên Việt Nam: phối hợp tổ chức triển lãm ảnh côn


trùng Việt Nam năm 2010, tổ chức thi và triển lãm ảnh về rừng Việt Nam năm
2011, nhằm hưởng ứng năm quốc tế về đa dạng sinh học 2010 và năm quốc tế
về rừng 2011.
Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã và đang
hợp tác nghiên cứu, thu thập mẫu vật với các Bảo tàng lịch sử tự nhiên, trường
đại học, viện nghiên cứu như Viện động vật St. Peterbua và Vườn thực vật chính
Viện HLKH Nga (Nga), Vườn thực vật hoàng gia Edinburgh và Bảo tàng lịch sử
tự nhiên London (Anh), Bảo tàng lịch sử tự nhiên New York, Vườn thực vật
New York, Bảo tàng lịch sử tự nhiên Cleveland (Hoa Kỳ), Bảo tàng lịch sử tự
nhiên Pari (Pháp), Vườn thú Cologne (Đức), Bảo tàng tự nhiên Leiden (Hà Lan),
Trường đại học tổng hợp Stockholm (Thụy Điển), Bảo tàng lịch sử tự nhiên Đại
học Florence (Itali), Bảo tàng lịch sử tự nhiên úc, Trường đại học Kyoto,
Shinshu và Trường đại học Shizuoka, Trường đại học tổng hợp Kumamoto, Bảo
tàng địa chất Nhật Bản, Viện động vật Vân Nam, Viện thực vật Vân Nam, Viện
thực vật Quảng Tây (Trung Quốc), Vườn thực vật Singapore, các trường Đại
học Gent, VUB (Vương quốc Bỉ),v..v.
IV.

Kết luận.
Bảo tàng thiên nhiên việt Nam đang từng bước phát triển và đạt được được
nhiều thành tích trong nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản và chế tác, thiết kế và
trưng bày các mẫu vật về thiên nhiên Việt Nam.
Thông qua Bào tàng thiên nhiên Việt Nam, các du khách có thể tìm hiểu và
khám phá một thế giới động, thực vật vô cùng phong phú và đa dạng với nhiều
loài khác nhau. Bên cạnh đó Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam giúp mọi ngời hiểu
thêm về nguồn gốc cũng như sự phát triển của các loài đã bị tuyệt chủng như

khủng long,… Hiện nay có rất nhiều phụ huynh cũng như các trường mầm non
đưa các bé tới đây thăm quan. Đây cũng là môi trường rất tốt giúp các bé hiểu về
thiên nhiên xung quanh hơn, từ đó các bé có thể nhận thức được tầm quan trọng
của môi trường ngay từ nhỏ. Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam không chỉ là nơi tổ
chức sự nghiệp văn hóa khoa học mà đây còn là nơi thu hút hàng trăm du khách
tham quan, du lịch mỗi ngày.



×