Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BÀI THU HOẠCH VỀ BẢO TÀNG THIÊN NHIÊN VIỆT NAM Môn học: Địa hóa sinh thái môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

BÀI THU HOẠCH VỀ BẢO TÀNG THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
Môn học: Địa hóa sinh thái môi trường

Giảng Viên: NGUYỄN MAI HOA
Họ Và Tên Sinh Viên: NGUYỄN THỊ HẢI VÂN
MSV

: 1321080545

Lớp

: Kỹ Thuật Môi Trường A K58

1


Mục lục :

2


BÀI THU HOẠCH CHUYẾN ĐI THAM QUAN BẢO
TÀNG THIÊN NHIÊN VIỆT NAM

I.

Vị trí địa lý:

Bảo tàng Thiên nhiên nằm khuất bên trong Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ


Việt Nam (số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy Hà Nội).

(hình 1: sơ đồ bảo tàng)

II.

Tổng quan về bảo tàng:

Bảo tàng sưu tầm, xây dựng và quản lý Bộ sưu tập vật mẫu quốc gia về thiên nhiên
Việt Nam, tổ chức trưng bày, triển lãm, phổ biến kiến thức và tuyên truyền giáo dục về
thiên nhiên và bảo vệ môi trường, tổ chức nghiên cứu khoa học và dịch vụ văn hoá, khoa
học trong lĩnh vực sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường;
3


ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ trong việc sưu tầm, chế tác, trưng bày, quản
lý mẫu vật và nghiên cứu khoa học trong những lĩnh vực có liên quan, đào tạo chuyên
gia, hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ cho các bảo tàng thiên nhiên khu vực và
chuyên ngành trong hệ thống bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, thực hiện hợp tác quốc tế
trong các lĩnh vực hoạt động nghiên cứu khoa học - văn hoá có liên quan.
Với diện tích hơn 300m2, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đang trưng bày trên 40.000
mẫu hiện vật gồm: thú, bò sát lưỡng cư, cá, côn trùng, mẫu hóa thạch, thực vật, các loài
đặc hữu, mẫu chuẩn của các loài động vật, thực vật, cây, côn trùng tại Việt Nam được
nhiều chuyên gia, tổ chức sinh học sưu tầm, và tổng hợp lại. Giúp chúng ta hiểu rõ hơn
về nguồn gốc sự sống, sự tiến hóa của con người cùng sự đa dạng của giới tự nhiên.
Lịch sử sự sống với các mẫu hoá thạch tiêu biểu của 4 thời kỳ phát triển địa chất:
o
o
o
o


Thời kỳ tiền Cambri (4.500 - 541 triệu năm trước).
Đại cổ sinh (541 - 252 triệu năm trước).
Đại trung sinh (252 - 66 triệu năm trước).
Đại tân sinh (66 triệu năm đến ngày nay).

Những thay đổi qua hàng tỷ năm Khá lâu trước khi hiểu được cơ chế tiến hoá của sinh
giới , nhiều người đã nhận thấy rằng sinh vật biến đổi theo thời gian và những cơ thể
sống đã tiến hoá từ một loài nào đó ko còn tồn tại trên trái đất. Nguồn gốc sự sống được
thể hiện thông qua cây tiến hóa sinh giới.
Sinh vật trên trái đất được chia thành 5 giới: giới sinh vật tiền nhân, giới sinh vật
nguyên sinh, giới động vật, giới thực vật và giới nấm.

4


Hình 2 : Cây tiến hóa sinh giới

Các mẫu hóa thạch Tiền Cambri khá ít ỏi. Các sinh vật vỏ (mai) cứng đã xuất hiện
vào cuối khoảng thời gian này.

5


Hình 3 : Một số mẫu hóa thạch

Thực vật nguyên thủy đầu tiên lên trên đất liền, đã tiến hóa từ tảo xanh sống dọc theo bờ
hồ.Chúng phát triển từ nấm, và rất có thể thực vật và nấm đã sống cộng sinh với
nhau; địa ylà ví dụ điển hình cho những quan hệ cộng sinh như vậy


6


Hình 4 : Sơ qua về sự sống thời cổ đại

Bộ động vật này từng được xem là tuyệt chủng, cho tới khi những cá thể loài này
được tìm thấy vào 1938. Nó thường được coi là hóa thạch sống.

7


Hình 5: Mô hình cá và vây tay

Khí hậu rất khô, và các sinh vật thích nghi được trở nên phổ biến: các loài bò sát
cổ và Cây hạt trần. loài bò sát cổ chia thành cá sấu, khủng long, và thằn lằn bay.

8


Hình 6 : Mẫu cây thông đất

Các mẫu thực vật có hẳn một mô hình cây sinh giới và mô hình phân chia các loại
cây hạt kín, hạt trần, tảo, dương xỉ.

9


Hình 7: Các mẫu thực vật

Đại Tân sinh là thời đại của động vật có vú. Trong đại Tân sinh, động vật có vú đã

chia nhánh từ một vài dạng tổng quát, nhỏ và đơn giản thành một tập hợp đa dạng các
loài động vật sống trên đất liền, trong lòng đại dương và những động vật biết bay. Đại
Tân sinh cũng có thể coi là thời đại của các thảo nguyên, hoặc thời đại của sự đồng phụ
thuộc giữa thực vật có hoa và côn trùng. Các loài chim cũng có sự tiến hóa một cách cơ
bản trong đại này.

10


Hình 8 : Mô hình tiến hóa của loài người

Quá trình tiến hoá loài người được hình thành từ những dạng linh trưởng, hình
người đầu tiên rồi tiến hoá lên những chủng người khác nhau và cuối cùng là người hiện
đại hiện nay. Trong hình là mẫu vật Người khéo léo, Người đứng thẳng và Người khôn
ngoan.

11


Hình 9, 10 : Mô hình tiêu bản côn trùng

Hệ côn trùng xuất hiện cách ngày nay khoảng 400 triệu năm trước gồm nhiều bộ
như cánh phấn, cánh cứng, chuồn chuồn, ve sầu, cánh thằng, bọ ngựa, bọ que.

12


13



Hình 11, 12 : Một số động, thực vật biển

III.

Ý nghĩa của bảo tàng thiên nhiên :

Hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của sự sống trên trái đất, trong đó có loài người. Các
hệ sinh thái đảm bảo sự chu chuyển của các chu trình sinh địa hóa, thủy hóa :ôxy và các
nguyên tố cơ bản khác như cacbon, nitơ, photpho. Chúng duy trì sự ổn định và màu mỡ
của đất, nước ở hầu hết các vùng trên trái đất, làm giảm nhẹ sự ô nhiễm, thiên tai.
Bảo tàng tạo nhận thức, đạo đức và văn hóa hưởng thụ thẩm mỹ công bằng của
người dân. Qua các mẫu trưng bày phong phú nhiều dáng vẻ, nhiều hình thù, nhiều màu
sắc, góp phần đắc lực trong việc giáo dục con người, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, giúp
giới trẻ hiểu rõ hơn về sự sống xung quanh ta.
14


Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam sẽ là một điểm nhấn độc đáo về cảnh quan và kiến
trúc mỹ thuật của thủ đô Hà Nội. Đây sẽ lã công trình của Việt Nam giữ vai trò đầu mối,
quan trọng trong công cuộc bảo tồn, quản lý những giá trị tài nguyên thiên nhiên của đất
nước.

15



×