Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

hành trang của thanh niên và những tư tưởng của bác hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.03 KB, 10 trang )

Như chúng ta đã biết Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dâng hiến trọn cuộc đời mình cho
dân, cho nước, vì độc lập dân tộc, vì tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Đến trước lúc đi
vào cõi vĩnh hằng Người còn để lại những dặn dò hết sức cụ thể cho toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân, cho mỗi con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ thanh niên, lực lượng
quyết định cho sự hưng thịnh của quốc gia dân tộc trong hiện tại cũng như trong tương
lai. Tôi cho đó là một kho tàng về lý luận cũng như về thực tiễn hết sức quý báu, một lời
căn dặn hết sức tỉ mỉ, một sự dự báo, dự đoán hết sức tài tình và đồng thời cũng là lòng
mong ước, hoài bão lớn nhất của một vị lãnh tụ vĩ đại đối với Tổ quốc, đối với nhân
dân, đối với Đảng, với phong trào cách mạng không chỉ của Việt Nam mà của cả toàn
thế giới.
Thời gian và không gian đã thay đổi, gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng những lời
căn dặn của Người mãi mãi như là ánh hào quang soi sáng đường chúng ta đi, luôn luôn
nhắc nhở chúng ta trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ của mình đối với dân, với nước
dù ở bất kỳ tình huống và hoàn cảnh nào.
Điều tâm đắc lớn nhất của tôi trong những lời dạy của Bác đối với cuộc vận động
Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người hiện nay đó là: Đảng cần
phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa
kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên". Bồi dưỡng thế hệ cách mạng
cho đời sau là việc rất quan trọng và cấp thiết.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt kỳ vọng vào thanh niên. Nhớ lại năm 1945, khi
nước nhà vừa giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Non sông Việt Nam
có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai
các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập
của các cháu.”
Ngay từ tháng 01/1946, trong thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ.
Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Là một lãnh tụ vĩ đại, có tầm nhìn xa trông rộng, hơn
ai hết, Người thấu hiểu vai trò vô cùng to lớn của lực lượng thanh niên trong sự nghiệp
cách mạng, trong công cuộc bảo vệ, xây dựng, kiến thiết nước nhà.



Người còn ân cần căn dặn: "Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc
đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo
giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây đựng
chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên".
Để thực hiện những lời căn dặn của Người và thực hiện phương châm học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thì thanh niên cần phải trang bị cho mình
những thứ cần thiết khi vào đời.
Ta đều biết: Nghèo đói và dốt nát là hai kẻ thù đáng sợ nhất của mọi người. Cái
nghèo đẻ ra cái dốt, cái dốt lại sinh ra cái nghèo. Nếu số phận đưa đến cho ta cả hai kẻ
thù đó thì ta phân tán chúng ra mà đánh, ta tạm thời chịu sống chung với cái nghèo, để
tập trung sức tiêu diệt cái dốt. Khi tiêu diệt xong cái dốt sẽ quay lại thanh toán món nợ
với cái nghèo, không muộn. Nhiều người sống trong cảnh nghèo mà vẫn học hành tốt.
Sau khi học dủ kiến thức phổ thông và kiến thức nghề nghiệp, họ và con cháu họ có thể
kiếm được nhiều tiền thì kẻ thù đói nghèo buộc phải rời khỏi gia đình họ. Vì vậy đầu
tiên, chúng ta phải trang bị cho mình kiến thức vững vang. Như bác Hồ đã nói: “Thanh
niên ta phải cố gắng học. Do hoàn cảnh trong xã hội cũ hạn chế nên số đông thanh niên
công – nông ta ít được học. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nhất định phải có học
thức”. Bởi vậy chúng ta phải cố gắng học tập tốt để xây dựng một đất nước giàu mạnh.
Tiếp theo, chúng ta phải có một ý chí sắt đá. Ở nước ta, năm 1911anh thanh niên
Nguyễn Tất Thành lên tàu Latouche Tréville sang Pháp, “Anh” đem theo hành trang gì?
Có người nói: “Hành trang của “Anh” là hai bàn tay trắng”. Ta phải nói cho chính
xác, hành trang của “Anh” là một ý chí cao như đỉnh Everest và một trái tim đày nhiệt
huyết: “quyết tâm đi tìm đường cứu nước, giải phóng giống nòi”. Nếu không có hành
trang vô cùng quý báu đó thì làm sao một thư sinh chưa quen lao động chân tay, chưa
quen đi sông, đi biển lại có thể làm một việc khó khăn nặng nhọc của một người bồi bếp
trên một con tàu chạy dài ngày trên đại dương đầy bão táp phong ba.
Đoàn viên, thanh niên phải suốt đời phấn đấu hy sinh cho lý tưởng của Đảng, của
dân tộc. Đó chính là mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Xuất phát
từ đó mà Lý Tự Trọng đã từng nói: “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường
cách mạng và không thể là con đường nào khác!”.



Bác luôn mong lớp lớp thanh niên sau này sẽ không chùn bước trước những khó
khăn trước mắt, luôn vững chí bền tâm vượt qua thử thách để hướng tới tương lai tốt
đẹp hơn.
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lắp biển
Quyết chí ắt làm nên”.
Paven Copsagine trong tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy”: "Cái quí nhất của con
người là cuộc sống. Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân
hận vì những năm tháng sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn
hèn của mình, để đến khi nhắm mắt xuôi tay, mà có thể nói rằng: Tất cả đời mình ta đã
cống hiến cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài
người. Và ta phải sống gấp lên mới được. Vì bệnh tật vô lý hay một sự bi đát tình cờ
nào đó có thể bỗng nhiên cắt đứt cuộc đời này".
Người đoàn viên, thanh niên phải đặt quyền lợi của Đảng, của Tổ quốc lên trên hết
và lên trước hết, “ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc thì Đảng không có lợi ích gì
khác. Cho nên, Đảng phải ra sức tổ chức nhân dân, lãnh đạo nhân dân để giải phóng
nhân dân và để nâng cao sinh hoạt, văn hoá, chính trị của nhân dân. Vì toàn dân được
giải phóng, tức là Đảng được giải phóng”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra nguyên
tắc: “Lợi ích cá nhân nhất định phải phục tùng lợi ích của Đảng. Lợi ích của mỗi bộ
phận nhất định phải phục tùng lợi ích của toàn thể. Lợi ích tạm thời nhất định phải
phục tùng lợi ích lâu dài”.
Trong việc chống chủ nghĩa cá nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Chủ nghĩa cá
nhân là một thứ vi trùng rất độc, do đó mà nó sinh ra các thứ bệnh rất nguy hiểm như:
Bệnh tham lam, bệnh lười biếng, bệnh kiêu ngạo, bệnh hiếu danh, bệnh thiếu kỷ luật, óc
hẹp hòi, óc thực dụng, óc lãnh tụ. Chủ nghĩa cá nhân việc gì cũng nghĩ đến lợi ích riêng
của mình trước hết. Họ không lo “mình vì mọi người” mà chỉ muốn “mọi người vì
mình”. Hồ Chí Minh rất coi trọng lợi ích cá nhân, miễn là lợi ích cá nhân của cán bộ,

đoàn viên, thanh niên là phù hợp với lợi ích của Đảng, của cách mạng.


Trong cuộc sống, nhiều khi lợi ích cá nhân phù hợp với lợi ích của Đảng, nhưng
cũng có lúc không, vì thế Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nếu gặp khi lợi ích
chung của Đảng mâu thuẫn với lợi ích riêng của cá nhân, thì phải kiên quyết hy sinh lợi
ích của cá nhân cho lợi ích của Đảng. Khi cần đến tính mệnh của mình cũng phải vui
lòng hy sinh cho Đảng”; đoàn viên, thanh niên “phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết,
lên trước hết…Vô luận lúc nào, vô luận việc gì, đoàn viên, thanh niên phải đặt lợi ích
của Đảng ra trước, lợi ích của cá nhân lại sau. Đó là nguyên tắc cao nhất của Đảng.
Đó là “tính Đảng”.
Người đoàn viên, thanh niên phải có một đời tư trong sáng, phải là một tấm gương
sáng trong cuộc sống. Điểm nổi bật của Chủ tịch Hồ Chí Minh so với nhiều danh nhân
khác ở trong nước và trên thế giới là toàn bộ cuộc đời của Người là tấm gương sáng về
đạo đức. Sức mạnh của đạo đức đã lan tỏa, thẩm thấu trong suốt chiều dài lịch sử của
dân tộc, trở thành giá trị cốt lõi, vĩnh hằng của văn hoá trong các thế hệ các dân tộc ở
trên đất nước Việt Nam. Nếu đoàn viên, thanh niên không có một đời tư trong sáng thì
sẽ không thuyết phục, vận động được nhân dân trong các phong trào cách mạng. Người
đoàn viên, thanh niên, ngoài việc phải hoàn thành tốt công việc chung của Đảng đã
được phân công, lại phải còn là một thành viên tốt của gia đình, là một người công dân
tốt, kiểu mẫu ở khu dân cư và ngoài xã hội, sống cuộc sống chan hoà, gần gũi với mọi
người chung quanh trong cùng bản làng, phum, sóc, thôn xóm…
Đoàn viên, thanh niên phải có đạo đức cách mạng. Đây là yêu cầu “gốc”, “nguồn”
đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu. Đây cũng chính là quan điểm xuất phát, một
yêu cầu có tính chất tiên quyết đối với cán bộ cách mạng. Không ít lần, Chủ tịch Hồ Chí
Minh lưu ý rằng: “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài”, người cán bộ
cách mạng không phải là người “làm quan cách mạng”, không phải vào Đảng, không
phải làm cán bộ là để “thăng quan tiến chức”, không phải như dưới thời thực dân
phong kiến “một người làm quan cả họ được nhờ”, không phải làm cán bộ để “đè đầu
cưỡi cổ dân chúng như dưới thời thực dân, phong kiến”,…Người đoàn viên, thanh niên

phải tận tụy với sự nghiệp cách mạng, phải trung thành với Đảng, với Tổ quốc, “phải
làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung
sướng”. Trung thành ở đây trước hết đòi hỏi đoàn viên, thanh niên phải hoàn thành tốt,


hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình được giao, kể cả trong thời kỳ cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân và kể cả khi thời bình, xây dựng đất nước; khi gặp thắng lợi thì
không kiêu căng, chủ quan, tự mãn; khi gặp khó khăn, gian khổ, trở ngại thì không
hoang mang, dao động; “vô luận hoàn cảnh thế nào, lòng họ cũng không thay đổi”;
phải luôn luôn có ý thức và hành động bảo vệ Đảng, bảo vệ Tổ quốc. Trung thành với
cách mạng là phải hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, là việc gì có
lợi cho dân, dù nhỏ, cũng gắng sức làm, việc gì có hại cho dân, dù nhỏ, cũng hết sức
tránh.
Bên cạnh đó, chúng ta phải hiểu được đạo lý làm người. Có người từng đặt ra
những câu hỏi sau: Một người không yêu lao động, chỉ ngồi ăn bám xã hội, chỉ biết tiêu
xài sản phẩm của cha mẹ, của xã hội làm ra, đó có phải là con người không? Một người
không khát khao tiến bộ, không có chí tiến thủ, không có hướng vươn lên, theo đóm ăn
tàn, theo voi hút bã mía, làm cái thân “trâu chậm uống nước đục”, có xứng làm con
người không? Một con người vong ân bội nghĩa, không có lòng yêu tổ tiên, không biết
đến công đức của cha mẹ, những người đã chịu trăm ngàn vất vả sinh ra mình, nôi mình
khôn lớn, cho mình ăn học thành người; không biết đến ông bà tổ tiên, khong biết đến
truyền thống gia đình, dòng họ, quốc gia, có đáng được gọi là con người không? Một
con người không có lòng yêu nhân loại, ân ở đố xử không thấu tình, chẳng đạt lí với
mọi người trong xã hội, với bạn bè và láng giềng, với bà con họ hàng gần xa, với người
quen biết, kể cả người dưng, có đáng dược gọi là con người không? Một con người
không có lòng yêu quê hương, không yêu nơi chôn rau cắt rốn, không yêu vùng đất
mình đang sống, không yêu tổ quốc, không yêu trái đất này, đó có phải là con người
không? Một con người không biết yêu bản thân, không có lòng tự trọng, không biết
giữ nhân phẩm, lương tâm, danh dự, không tạo dựng sự nghiệp cuộc đời để đưa cái tên
vô nghĩa của mình thành một cái tên được nhiều người biết đến, nhiều người tôn trọng,

ngưỡng mộ… đó có phải là con người không? Một con người không yêu lẽ phải, công
bằng, chân lí, không làm những việc phải làm, việc phải làm để bảo vệ triết lí; thấy
chân lí bị hà đạp trước mắt vẫn ngảnh mặt làm ngơ… đó có phải là con người không?
Lời đáp chung là “Không” và trăm lần “Không”. Để xứng là danh hiệu con người thì ta
phải nghiên cứu kĩ, nhớ và thực hiện tốt các nội dung sau: Yêu lao động, yêu tiến bộ,


yêu tổ tiên, yêu nhân loại, yêu quê hương, yêu tổ quốc, yêu bản thân, yêu chân lí, công
bằng.
Phương châm xử thế của Bác Hồ:
“Vui vẻ là liều thuốc sống,
Vui vẻ dễ gây cảm tình,
Vui vẻ mới gần gũi quần chúng,
Vui vẻ công tác mới hăng.
Thẳng thắn quá hay mất lòng,
Nguyên tắc quá hay hỏng việc,
Nhẫn nại ôn tồn kho tức giận,
Bình tĩnh khi nguy nan.
Suy nghĩ trước khi nói,
Cẩn thận khi cầm bút,
Gác tình riêng mưu sự nghiệp,
Bỏ óc đa sầu, đa cảm để đời vui.”
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, muốn có phong cách công tác tốt, phải phòng và
chống tác phong chủ quan, tác phong quan liêu, đại khái, ham chuộng hình thức, phô
trương cho oai, làm đại khái, qua loa. Phải sâu sát, tỉ mỉ; nắm việc lớn, phải giải quyết
bắt đầu từ những việc cơ bản, không cận thị (tức là chỉ nhìn gần mà không nhìn xa trông
rộng được), có đầu óc quan sát; phải chân đi, miệng nói, tay làm, không như thế thì đầy
túi quần thông cáo, đầy túi áo công văn nhưng công việc không chạy.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên những vấn đề lý luận cơ bản nhất về quy luật
Đảng thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn bản thân mình. Điều này đúng như điều tất

yếu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu: Đảng ta không phải trên trời sa xuống. Nó ở
trong xã hội mà ra, do đó, Đảng phải thường xuyên phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn, và đó
chính là quy luật phát triển của một Đảng Mác-Lênin, một Đảng chiến đấu dưới lá cờ
của chủ nghĩa cộng sản, vì một xã hội tốt đẹp, vì sự nghiệp cao cả là giải phóng con
người.
Riêng về phong cách công tác của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, thanh niên, Chủ
tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh tới các vấn đề chủ yếu: Sửa cách lãnh đạo về công tác


cán bộ; biết chọn trình tự ưu tiên công việc; thường xuyên tổng kết công tác; phải luôn
luôn có sáng kiến; sâu sát, gần gũi nhân dân, có tinh thần phụ trách trước dân; phải
kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ; có lãnh đạo chung nhưng có chỉ đạo điểm.
Đào tạo, bồi dưỡng họ về phẩm chất đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí
Minh, nhất là phẩm chất chính trị mà cốt lõi là bản lĩnh chính trị.
Đào tạo, bồi dưỡng họ về năng lực tư duy, tư duy lý luận, năng lực nhận thức, nhận
thức biện chứng duy vật, năng lực chuyên môn mà nhất là năng lực hoạt động thực tiễn
để vận dụng sáng tạo những tri thức lý luận vào thực tế tình hình hiện tại.
Việc nâng cao phẩm chất cho từng cán bộ, đoàn viên, thanh niên. Nâng cao phẩm
chất chính trị, tư tưởng hình thành lập trường, quan điểm, tư tưởng vững vàng, kiên định
trước mọi khó khăn, thách thức, hình thành bản lĩnh chính trị cho từng đảng viên dám
nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước dân, trước Đảng về việc làm của mình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà, vì vậy,
ngay từ hiện tại để trở thành những con người phát triển hài hoà và toàn diện, con
đường duy nhất của thanh niên là không ngừng ra sức phấn đấu, rèn luyện, học tập trên
tất cả các lĩnh vực, "phải ra sức học tập chính trị, kỹ thuật, văn hoá, phải thấm nhuần tư
tưởng xã hội chủ nghĩa, gột rửa cá nhân chủ nghĩa"...
Nâng cao phẩm chất đạo đức nhất là đạo đức cách mạng của người đảng viên cộng
sản chống chủ nghĩa cá nhân xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung
thành của nhân dân.
Người chỉ rõ: "Thanh niên phải luôn luôn rèn luyện đạo đức cách mạng. Đạo đức

cách mạng có thể tóm tắt trong mấy điểm: Trung thành: Trọn đời trung thành với sự
nghiệp cách mạng, với Tổ quốc, với Đảng, với giai cấp. Dũng cảm: Không sợ khổ,
không sợ khó, thực hiện "Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm", "gian khổ
thì đi trước, hưởng thụ sau mọi người". Khiêm tốn: Không nên tự cho mình là tài giỏi,
không khoe công, không tự phụ.
Rèn luyện và tu dưỡng về phong cách, lối sống nhất là phong cách lãnh đạo gần
dân, gắn bó mật thiết với nhân dân. Sống mình vì mọi người, sống có mục đích, lý
tưởng, hoài bảo, ước mơ, khát vọng và có quyết tâm thực hiện cho bằng được những ý
tưởng cao đẹp ấy.


Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ân cần chỉ bảo: "Nhiệm vụ của thanh niên không phải là
hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà!
Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà
hy sinh phấn đấu chừng nào?
Người khẳng định: "Thanh niên ta có vinh dự to thì cũng có trách nhiệm lớn. Để
làm tròn trách nhiệm, thanh niên ta phải nâng cao tinh thần làm chủ tập thể, trừ bỏ chủ
nghĩa cá nhân”.
Nâng cao trình độ nói chung cho cho từng cán bộ, đoàn viên, thanh niên. Vấn đề
này bao gồm: Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phải ngang tầm với
nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn cách mạng. Người cho rằng, "Nhà nước chú trọng
đặc biệt việc giáo dục thanh niên về đức dục, trí dục và thể dục". "Cốt nhất là phải dạy
học trò biết yêu nước, thương nòi, phải dạy cho họ ý chí tự lập tự cường, quyết không
chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ".
Người căn dặn: "Chúng ta phải ghi chép và thường nhắc lại những sự tích ấy…để
giáo dục thanh niên ta rèn luyện một ý chí kiên quyết quật cường, một tâm lý quả cảm
xung phong, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của Tổ quốc".
Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở: "Thanh niên phải chuyên tâm học hành và công
tác, nhưng cũng cần có vui chơi. Vui chơi lành mạnh là một bộ phận trong sự sinh hoạt
của thanh niên."Trong vui chơi cũng có giáo dục. Cần có những thú vui chơi văn hoá,

thể dục có tính chất tập thể và quần chúng".
Nâng cao năng lực cho từng cán bộ, đoàn viên, thanh niên. Vấn đề này bao gồm:
Năng lực tư duy lý luận dựa trên thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
của chủ nghĩa Mác-Lênin. Năng lực chuyên môn phải thông thạo, phải giỏi, năng lực tổ
chức, lãnh đạo và vận động quần chúng phải nhại bén, các giác quan chính trị nhại cảm
với tình hình. Năng lực hoạt động thực tiễn và tổng kết thực tiễn nhằm phát triển lý
luận.
Đào tạo, bồi dưỡng họ về năng lực tổ chức, phải là nhà tổ chức. Tổ chức vận động
quần chúng thành một phong trào rộng khắp, sâu bền, đặc biệt là năng lực tổ chức tổng
kết thực tiễn bổ sung và phát triển lý luận.


Việc nâng cao phẩm chất và năng lực cho từng cán bộ, đoàn viên, thanh niên nhằm
giúp cho từng cán bộ, đoàn viên, thanh niên thực hiện tốt vai trò lãnh đạo phong trào
quần chúng vì đảng viên đi trước, làng nước theo sau.
Việc nâng cao phẩm chất và năng lực cho từng cán bộ đảng viên nhằm giúp cho
từng cán bộ, đoàn viên, thanh niên thực hiện tốt vai trò cầu nối giữa Đảng với dân.
Mang nghị quyết của Đảng đến với dân, đưa nghị quyết vào cuộc sống, chuyển tải ý
kiến của dân phản ánh lên Đảng để ý Đảng hợp lòng dân, dân tin Đảng.
Việc nâng cao phẩm chất và năng lực cho từng cán bộ, đoàn viên, thanh niên nhằm
giúp cho từng đoàn viên, thanh niên thực hiện tốt vai trò người đày tớ thật trung thành
của nhân dân. Lo với cái lo của dân, vui với cái vui của dân; lo trước dân, vui sau dân;
bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền lực đều của dân.
Việc nâng cao phẩm chất và năng lực cho cán bộ từng đoàn viên, thanh niên nhằm
giúp cho từng cán bộ, đoàn viên, thanh niên thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân
dân giao cho trong việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam mà
trước hết và trọng tâm hiện nay là xây dựng nông thôn mới.
Trong lực lượng vĩ đại của toàn dân, Bác Hồ dành vị trí hết sức quan trọng cho
thanh niên. Tháng 5 năm 1968, Người viết trong bản Di chúc lịch sử: "Những chiến sĩ
trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung phong đều đã được

rèn luyện trong chiến đấu và đều tỏ ra dũng cảm. Ðảng và Chính phủ cần chọn một số
ưu tú nhất, cho các cháu ấy đi học thêm các ngành, các nghề, để đào tạo thành những
cán bộ và công nhân có kỹ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc.
Ðó là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước
ta".
Tóm lại, những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thanh niên nói riêng
cũng như hệ thống tư tưởng của Người để lại cho đoàn viên thanh niên chúng ta hiện tại
nổi bật các quan điểm lớn:
- Thanh niên là lực lượng xung kích chủ yếu của cách mạng, là chủ tương lai của
nước nhà.
- Ðảng, Nhà nước phải chăm lo bồi dưỡng, giáo dục lý tưởng và đạo đức cách
mạng cho thanh niên, giáo dục ý thức làm chủ và đào tạo họ thành người làm chủ trên


tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề nghiệp.
Nghĩa là đào tạo họ trở thành những con người vừa hồng, vừa chuyên.
- Thanh niên phải tự vươn lên, phấn đấu, rèn luyện để thật sự là đội quân chủ lực
của cách mạng.
Học tập Người mỗi đoàn viên, thanh niên chúng ta trong giai đoạn hiện nay cần
thấm nhuần khẩu hiệu: Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi rằng ta đã làm
gì cho Tổ quốc hôm nay nhằm xứng đáng hơn nữa với tinh thần thanh niên thế hệ Hồ
Chí Minh đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên.
Để hành trang tốt cho mình khi vào đời thanh niên có thể tìm hiểu những tư tưởng
đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh hay tìm đọc “Hành trang vào đời” của Bùi Hữu
Giao.



×