Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu tập huấn về chuỗi giá trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.5 KB, 9 trang )

Viện đào tạo Doanh nhân Việt
Dự án “Phát triển kinh tế xã hội có lồng ghép giới

TÀI LIỆU TẬP HUẤN

VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ

Mục tiêu lớp tập huấn : Giúp học viên có kiến thức về chuỗi giá trị, về các
mối liên kết của chuỗi.giá trị, Ngoài ra, biết phân tích chuỗi giá trị từ đó áp
dụng vào việc lập kế hoạch kinh doanh và quản trị các hoạt động kinh doanh
hiệu quả..

1


Những kiến thức cơ bản về chuỗi giá trị
1 . Mục đích, yêu cầu của chuyên đề này
Chuyên đề này nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về chuỗi giá trị. Các kỹ năng phân
tích để xác định các họat động nâng cấp chuỗi giá trị, góp phần vào việc lập kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội địa phương theo định hướng thị trường.

2 . Chuỗi giá trị là gì?
Chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động sản xuất kinh doanh có quan hệ với nhau, từ việc
cung cấp đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến và cuối cùng là bán sản phẩm cho người tiêu
dùng.
Trong chuỗi giá trị có các “khâu” trong chuỗi. Các khâu có thể mô tả cụ thể bằng các
“hoạt động” để thể hiện rõ các công việc của khâu. Bên cạnh các Khâu của chuỗi giá trị có
“tác nhân”. Tác nhân là những người thực hiện các chức năng của các khâu trong chuỗi, ví dụ
như nhà cung cấp đầu vào cho sản xuất, nông dân sản xuất lúa, thương lái vận chuyển hàng
hóa, v.v. Bên cạnh đó còn có các “nhà hỗ trợ chuỗi giá trị”. Nhiệm vụ của các nhà hỗ trợ
chuỗi là giúp phát triển của chuỗi bằng cách tạo điều kiện nâng cấp chuỗi giá trị.


Sơ đồ chuỗi giá trị là gì?
Sơ đồ thể hiện các hoạt động sản xuất/kinh doanh (khâu), các tác nhân chính trong chuỗi
và những mối liên kết của họ. Lập sơ đồ chuỗi giá trị có nghĩa là vẽ một sơ đồ về hiện trạng
của hệ thống chuỗi giá trị. Thể hiện qua sơ đồ chuỗi giá trị dưới đây:
2.1

Cung cấp
đầu vào

Hoạt động
Tác nhân

 Giống
 Phân
bón
 Thuốc
BVTV
 Lao
động
nghèo
Các nhà
cung cấp
đầu tư
đầu vào

Sản xuất

 Làm
đất
 Gieo

trồng
 Chăm
sóc
 Thu
hoạch
Nông
dân, Tổ
HT,
HTX

Thu gom

 Thu
gom
 Vận
chuyển

Sơ chế

 Làm
sạch
 Đóng
gói

Thương mại

Tiêu dùng

 Bán sỉ
 Bán lẻ


Trong
nước

Người
thu gom

Nhà sơ
chế

Người bán
sỉ, người
bán lẻ

Xuất
khẩu

Chính quyền địa phương, ngân hàng, các Sở/ngành liên quan, Dự án...

Ghi chú:
 Các giai đoạn sản xuất/khâu:
 Các tác nhân chính thực hiện các khâu trong chuỗi:
 Người tiêu dùng cuối cùng:
2


 Nhà hỗ trợ chuỗi giá trị:
2.2

Các bước tiến hành lập sơ đồ chuỗi giá trị


Sơ đồ chuỗi giá trị thể hiện hiện trạng của chuỗi. Để lập sơ đồ chuỗi giá trị cần phải thu
thập thông tin về hiện trạng của chuỗi giá trị. Có thể theo hướng dẫn sau đây:
Bước 1

Không nên bắt đầu vẽ sơ đồ từ khâu “cung cấp đầu vào”! Hãy xác định
cụ thể người tiêu dùng cuối cùng của chuỗi giá trị! Các câu hỏi định
hướng sau đây để xác định cụ thể người tiêu dùng cuối cùng trong chuỗi
giá trị.

Câu hỏi sử
dụng:

 Người tiêu dùng là ai? Họ ở đâu? Độ tuổi nào? Giàu hay nghèo? V.v
 Họ muốn mua sản phẩm gì?
 Người tiêu dùng đòi hỏi chất lượng sản phẩm phải như thế nào?
 Người tiêu dùng mua nhiều hay ít? Nhiều là bao nhiêu?
 Họ mua vào thời điểm nào?
 Họ mua ở đâu?
 Họ sẵn sàng bỏ bao nhiêu tiền để mua sản phẩm?...

Bước 2

Xác định các khâu trong chuỗi giá trị. Sau khi xác định được người
tiêu dùng cuối cùng trong chuỗi giá trị, hãy đi từng khâu kế trước người
tiêu dùng và sau đó khâu kế tiếp v.v. Tùy vào chuỗi giá trị sơ đồ có thể
chênh lệch trong cách khâu.

Câu hỏi sử
dụng


 Để người tiêu dùng có thể mua sản phẩm thì trước đó phải làm/có cái
gì?
 Để người bán lẻ có sản phẩm đi bán thì trước đó phải làm/có cái gì?
 Để người chế biến có sản phẩm để chế biến thì trước đó phải làm/có cái
gì?
 Để người thu gom có sản phẩm để thu gom thì trước đó phải làm/có cái
gì?
 Để người sản xuất tạo ra sản phẩm họ cần làm/có cái gì?
 V.v

Bước 3

Xác định các hoạt động của từng khâu trong chuỗi.

Câu hỏi định
hướng sử
dụng

 Khâu “Cung cấp đầu vào” bao gồm các hoạt động gì?
 Khâu “Sản xuất” bao gồm các hoạt động gì?
 Khâu “Thu gom” bao gồm các hoạt động gì?
 Khâu “Chế biến” bao gồm các hoạt động gì?
 Khâu “Thương mại” bao gồm các hoạt động gì?
 v.v

Bước 4

Xác định các tác nhân trong chuỗi giá trị
3



Câu hỏi định
hướng sử
dụng

Hiện nay, ai thực hiện các hoạt động trong các khâu:
 Khâu “Cung cấp đầu vào”? Ai
 Khâu “Sản xuất”? Ai
 Khâu “Thu gom”? Ai
 Khâu “Chế biến”? Ai?
 Khâu “Thương mại” Ai?...
 v.v

Bước 5
Câu hỏi định
hướng sử
dụng

Xác định các nhà hỗ trợ trong chuỗi giá trị
 Hiện nay, ai hỗ trợ các tác nhân thực hiện các khâu trong chuỗi?
 Các hỗ trợ giải quyết khó khăn nào của các tác nhân trong các khâu?

Bước 6

Kết luận từ sơ đồ chuỗi giá trị

Câu hỏi định
hướng sử
dụng


 Sơ đồ thể hiện những khâu nào?
 Liên kết của các khâu có được tổ chức chặt chẽ không?
 Người nông dân sản xuất nhỏ lẻ hay tập thể?
 Các nhà hỗ trợ có hỗ trợ đúng lúc và đúng nơi không?
 V.v.

3 . Tại sao sử dụng công cụ phân tích chuỗi giá trị?
Công cụ phân tích chuỗi giá trị giúp chúng ta thay đổi cách nhìn và cách làm khi chúng ta
sản xuất và/hoặc kinh doanh. Chuỗi giá trị giúp chúng ta nhắm đến thị trường tiêu thụ sản
phẩm trước khi sản xuất. Nó giúp xác định nhu cầu và yêu cầu của thị trường! Thông qua đó
quản lý được sản xuất kinh doanh, xác định nhu cầu đầu tư hỗ trợ để nâng cấp chuỗi.
Nói cách khác trước khi sản xuất nông dân cần phải xác định rõ ràng sản xuất để bán
cho ai?! Nguyên tắc của thị trường là tiêu dùng quyết định sản xuất – Sản xuất phải theo
yêu cầu của thị trường!

4 . Giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị
4.1

Giá trị gia tăng là gì?
Giá trị gia tăng là mức đo lợi nhuận được tạo ra trong chuỗi giá trị.

Giá trị gia tăng trong một chuỗi giá trị được tính như sau:

[Giá trị gia tăng] = [tổng giá bán sản phẩm] – [giá trị hàng hóa trung gian]
(ví dụ chi phí đầu vào: mua nguyên vật liệu, dịch vụ v.v.).
Giá trị gia tăng được tạo ra bởi tác nhân của từng khâu trong chuỗi giá trị.
Hàng hóa trung gian, đầu vào và dịch vụ vận hành được cung cấp bởi các nhà cung cấp mà
họ không phải là tác nhân của khâu.


4


Chuỗi giá trị chỉ mang lại lợi nhuận cho các tác nhân nếu người tiêu dùng sẵn sàng chi trả
giá sản phẩm cuối cùng. Người tiêu dùng không tạo ra giá trị gia tăng!

4.2

Làm thế nào để tăng tỷ lệ lợi nhuận?

Có thể tăng tỷ lệ lợi nhuận bằng cách (a) tạo ra sản phẩm mới mà người tiêu dùng yêu
thích và/hoặc cầu (b) cải tiến quy trình sản xuất sản phẩm hiện có (c) vừa tạo sản phẩm mới
vừa cải tiến quy trình sản xuất.
Cải tiến quy trình sản xuất cụ thể có 6 phương án:
1: Tăng năng suất

tăng sản lượng

2: Nâng cao hiệu
quả sản xuất

giảm chi phí đầu tăng giá trị gia tăng
vào

tỷ lệ lợi nhuận cao hơn

3: Cải tiến chất
lượng

tăng giá bán


tăng giá trị gia tăng

tỷ lệ lợi nhuận cao hơn

4: Cải tiến
marketing

tẳng sản lượng +
tăng giá bán

tăng giá trị gia tăng

tỷ lệ lợi nhuận cao hơn

phân phối lại giá trị
gia tăng

tỷ lệ lợi nhuận cao hơn

phân phối lại giá trị
gia tăng

tỷ lệ lợi nhuận cao hơn

5: Đảm nhận các
chức năng khác
trong chuỗi (vận
chuyển, sơ chế/chế
biến)

6:Thành lập
tổ/nhóm (nghị định
151)

tăng lợi thế khi
thương lượng

tăng giá trị gia tăng

tỷ lệ L.N cao hơn

Phương án số 1 chỉ hiệu quả nếu người tiêu dùng sẵn sàng mua nhiều hơn! phương án này
cũng là phương án truyền thống NHƯNG chưa hẳn là phương án hiệu quả nhất.
Nói chung, tỷ lệ lợi nhuận chỉ tăng khi người mua có nhu cầu mua sản phẩm. Họ mua
nhiều hơn hoặc với giá cao hơn.

5 . Phương pháp phân tích chuỗi giá trị.
5.1

Tại sao phải tiến hành phân tích chuỗi giá trị?

Phân tích chuỗi giá trị giúp chúng ta xác định những khó khăn của từng khâu trong chuỗi,
từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục để sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường và phát
triển bền vững.
Xây dựng chiến lược phát triển chuỗi giá trị liên quan tới những gì mà các tác nhân tham
gia chuỗi giá trị phải làm để trở nên cạnh tranh hơn và để tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn trong
tương lai.
Phân tích chuỗi giá trị còn giúp các nhà hỗ trợ xác định được các nút thắt cần hỗ trợ đối
với các tác nhân trong các khâu của chuỗi và có những tác động hỗ trợ phát triển của chuỗi.
Nâng cấp chuỗi giá trị là gì?

Nâng cấp chuỗi giá trị là thực hiện các giải pháp để tháo gỡ những khó khăn trong chuỗi
nhằm đảm bảo sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của thị trường và phát triển chuỗi
một cách bền vững.
5.2

5


Để nâng cấp chuỗi thành công, các tác nhân trong chuỗi đóng vai trò chủ đạo thực hiện
nhiệm vụ nâng cấp và các nhà hỗ trợ đóng vai trò hỗ trợ các tác nhân trong quá trình nâng cấp.
Để nâng cấp chuỗi giá trị, cần có 1 tầm nhìn. Tầm nhìn nâng cấp mô tả những đổi thay
mong muốn của chuỗi giá trị trong tương lai nhằm trả lời câu hỏi: Chuỗi giá trị này sẽ như thế
nào sau 5 hoặc 10 năm tới?
Xác định tầm nhìn sẽ giúp chúng ta tập trung vào cơ hội, định hướng rõ ràng viễn cảnh
trong tương lai để đặt ưu tiên các họat động, giúp cho các tác nhân thống nhất ý kiến trong việc
nâng cấp chuỗi.

5.3

Phương pháp phân tích nhanh chuỗi giá trị.

Để xây dựng chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị, lần lượt điền thông tin vào bảng sau:
Khâu trong
chuỗi
(Liệt kê các hoạt
động của từng
khâu)

Hiện trạng
Thuận lợi

Khó khăn
(được) (chưa được)

Giải pháp
Làm gì? Làm như
thế nào? bao gồm
kinh phí, nguồn
lực

Cơ hội cho:
Ai làm?

(1)người
nghèo

Thời gian?

(2) phụ nữ
(làm gì?)

Đầu vào
(1)
(2)
Sản xuất
(1)
(2)
Thu gom
(1)
(2)
Sơ chế

(1)
(2)
Thương
mại
(1)
(2)

Lưu ý : Các kết quả phân tích nhanh chuỗi giá trị có thể cho thấy hiện trạng chuỗi giá

trị của xã, đặc biệt là cái đã “được” và cái “chưa được” cần được cải tiến. Kết quả này
có thể sử dụng làm thông tin thị trường đầu vào để lập kế hoạch phát triển kinh tế địa
phương và có thể chỉ ra được phương án đầu tư của xã trong tương lai.

6 . Các mối liên kết ngang và liên kết dọc trong chuỗi giá trị
Để nâng cấp chuỗi giá trị thành công thì liên kết ngang và liên kết dọc phải được
cũng cố và phát triển.
6


6.1
Liên kết ngang là gì?
Liên kết ngang là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu (Vd: liên kết những
người nghèo sản xuất/kinh doanh riêng lẻ thành lập nhóm / tổ hợp tác) để giảm chi phí,
tăng giá bán sản phẩm, tăng số lượng hàng bán…
6.1.1 Tại sao cần liên kết ngang?
Nông dân hợp tác với nhau và mong đợi có được thu nhập cao hơn từ những cải
thiện trong tiếp cận thị trường đầu vào, đầu ra và các dịch vụ hỗ trợ.: VD: Tổ chức mua
vật tư đầu vào theo tập thể có thể tạo ra một số lợi ích cho các thành viên bao gồm (1)
Mua vật tư với giá thấp nhờ mua số lượng lớn và trực tiếp từ người cung cấp (2) Tổ
chức mua theo tập thể sẽ giảm được chi phí vận chuyển nếu phải mua xa. (3) Tiêu thụ

qua tập thể Tổ có khả năng hợp đồng bán với số lượng lớn, đảm bảo uy tín và dỡ rủi
ro…
Tóm lại, liên kết ngang mạng lại các lợi thế như :
 Giảm chi phí sản xuất, kinh doanh cho từng thành viên của tổ/nhóm qua đó tăng lợi
ích kinh tế cho từng thành viên của tổ.
 Tổ/nhóm có thể đảm bảo được chất lượng và số lượng cho khách hàng.
 Tổ/nhóm có thể ký hợp đồng đầu ra, sản xuất quy mô lớn.
 Tổ/nhóm phát triển sản xuất, kinh doanh một cách bền vững.
Để hỗ trợ cho liên kết ngang phát triển bền vững, việc tổ chức lại sản xuất thành lập
các Tổ Hợp tác theo Nghị định 151/2007/NĐ-CP Chính phủ là một biện pháp có tác
động tích cực trong việc phát triển bền vững Nông nghiệp, Nông thôn.
6.1.2

Làm gì để thúc đẩy liên kết ngang?

Một điều quan trọng khi thúc đẩy liên kết ngang: Thành lập và hoạt động tổ hợp tác phải
xuất phát từ nhu cầu của người dân và tham gia vào tổ hợp tác phải mang lại lợi ích kinh tế cho
từng hộ. Như thế hoạt động của tổ hợp tác mới có thể bền vững.
Giống như các hình thức thúc đẩy liên kết dọc thì các hình thức liên kết ngang cũng nhằm
để các hộ có cùng nhu cầu, sở thích và/hoặc mục tiêu kinh tế gặp nhau:
 Tổ chức tham quan cho các nông dân học tập mô hình sản xuất kinh doanh và hỏi kinh
nghiệm về kinh tế tập thể.
 Tập huấn nâng cao kiến thức về thị trường cho người dân chỉ ra rõ ràng các lợi ích kinh tế
khi tham gia vào tổ/nhóm
 Tổ chức các cuộc đối thoại với những người hiện đang sản xuất, kinh doanh ( Doanh nghiệp)
 V.v.
6.2
Liên kết dọc là gì?
Liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân trong các khâu khác nhau của chuỗi (Vd: Tổ hợp
tác liên kết với doanh nghiệp thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm).

6.2.1 Tại sao cần liên kết dọc? Liên kết dọc có tác dụng:
 Giảm chi phí chuỗi.
 Có cùng tiếng nói của những người trong chuỗi.
 Hợp đồng bao tiêu sản phẩm được bảo vệ bởi luật pháp nhà nước.

7


 Tất cả thông tin thị trường đều được các tác nhân biết được để sản xuất đáp ứng nhu cầu thị
trường.
 Niềm tin phát triển chuỗi cao hơn.
Để thúc đẩy liên kết dọc phát triển bền vững, Quyết định 80/2002/QĐ-TTg là một tài liệu
quan trọng, tạo điều kiện phát triển liên kết dọc và nhấn mạnh vai trò quan trọng của hợp đồng
tiêu thụ sản phẩm.
6.3

Có nhiều hình thức liên kết dọc
 Sản xuất theo hợp đồng: mô hình tập
trung, mô hình trang trại hạt nhân, mô
hình đa chủ thể, mô hình phi chính thức,
mô hình trung gian.
 Bao tiêu sản
80/2002/QĐ - TTg

phẩm:

theo

Mô hình tập trung
Doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản




Cung cấp đầu vào
Hướng dẫn kỹ thuật

Cung cấp sản phẩm

 Hội nhập dọc
Trang trại

Mô hình trang trại hạt nhân

Trang trại

Trang trại

Trang trại

Mô hình đa chủ thể

Doanh nghiệp

Ngân hàng,
Tổ chức tín dụng

Nhà khoa học

Dịch vụ tín dụng


Dịch vụ khoa học và
công nghệ

Cung cấp đầu vào
Hướng dẫn kỹ thuật

Nông dân

Nông dân

Trang trạ

Cung cấp sản phẩm
Doanh nghiệp chế biến, tiêu
thụ nông sản

Nông dân

Nông dân

Mô hình phi chính thức

Nông dân

Hỗ trợ, vận động, giáo
dục, tuyên truyền và xử
lý vi phạm

Nông dân


TRANG TRẠI CỦA DOANH NGHIỆP

Hợp đồng sản xuất

Vận động, theo dõi,
giám sát

Nhà nước

Các tổ chức dân sự xã hội

Mô hình trung gian
Doanh nghiệp kinh doanh/
chế biến nông sản

Người mua

Cung cấp sản phẩm

Cung cấp đầu vào

Cung cấp đầu vào

Cá nhân, Tổ chức trung gian
(Người mua gom, HTX, Tổ hợp
tác, Hội nông dân)

Cung cấp sản phẩm

Cung cấp đầu vào

Hướng dẫn kỹ thuật
Tổ chức sản xuất

Cung cấp sản phẩm

Nông dân
Trang trại

Trang trại

Trang trại

Trang trại

Trang trạ

6.3.1 Khung pháp lý nhằm thúc đẩy liên kết dọc: Quyết định 80/2002/QĐ-TTg
- Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về khuyến khích tiêu thụ nông sản qua hình thức hợp đồng.
- Chỉ thị 25/2008/CT/TTg về tăng cường chỉ đạo tiêu thụ sản phẩm Nông sản qua hợp đồng.
Hợp đồng sau khi đã ký kết là cơ sở pháp lý để gắn trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp giữa người sản xuất nguyên liệu và các doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh, chế biến và xuất khẩu theo các quy định của hợp đồng.
8


Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá phải được ký với người sản xuất ngay từ đầu vụ sản
xuất, đầu năm hoặc đầu chu kỳ sản xuất.
Hợp đồng tiêu thụ nông sản ký giữa các doanh nghiệp với người SX theo các hình thức:
 Ứng trước vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và mua lại nông sản hàng hoá;
 Bán vật tư mua lại nông sản hàng hoá;

 Trực tiếp tiêu thụ nông sản hàng hoá,
 Liên kết sản xuất: hộ nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần,
liên doanh, liên kết với doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thuê đất sau đó nông dân được
sản xuất trên đất đã góp cổ phần, liên doanh, liên kết hoặc cho thuê và bán lại nông sản cho
doanh nghiệp, tạo sự gắn kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp
Lưu ý: Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá được ủy ban nhân dân xã xác nhận hoặc
phòng công chứng huyện chứng thực.
6.3.2 Làm gì để thúc đẩy liên kết dọc?
Có nhiều hình thức để thúc đẩy liên kết dọc, ví dụ như
 Khuyến khích các tác nhân chuỗi tham gia vào các hội chợ thương mại và tổ chức triển lãm
nhằm tập hợp các tác nhân trong cùng một chuỗi.
 Tổ chức các cuộc họp /hoặc hội thảo giữa người bán và người mua, đi thăm các nhà mua
và/hoặc bán sản phẩm nhằm xây dựng quan hệ kinh doanh
 Xây dựng Webside giao dịch tạo điều kiện thuận lợi cho cả đôi bên trong việc tìm kiếm
người mua và người bán tiềm năng.
Mọi hình thúc thúc đẩy đều nhằm đến việc làm thế nào để các tác nhân có thể “gặp” nhau!

9



×