Tải bản đầy đủ (.pdf) (293 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình tích tụ đất nông nghiệp đến sử dụng đất tại tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.04 MB, 293 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

XUÂN THỊ THU THẢO

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH
TÍCH TỤ ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT
TẠI TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


MỤC LỤC

Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

vi


Danh mục bảng

vii

Danh mục biểu đồ

x

Danh mục hình

xi

Trích yếu luận án

xii

Thesis abstract

xiv

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1


1.2

Mục tiêu của đề tài

2

1.3

Phạm vi nghiên cứu

2

1.4

Những đóng góp mới của đề tài

3

1.5

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

2.1


Cơ sở lý luận về tích tụ đất nông nghiệp

4

2.1.1

Khái niệm về đất và đất đai

4

2.1.2

Khái niệm về sử dụng đất nông nghiệp

5

2.1.3

Khái niệm về tích tụ đất nông nghiệp

8

2.2

Tích tụ đất nông nghiệp tại một số nƣớc trên thế giới

17

2.2.1


Trung Quốc

19

2.2.2

Đài Loan

19

2.2.3

Nhật Bản

20

2.2.4

Mỹ

21

2.2.5

Hà Lan

22

2.3


Tích tụ đất nông nghiệp tại Việt Nam

22

2.3.1

Chính sách pháp luật đất đai liên quan đến tích tụ đất nông nghiệp

22

2.3.2

Kết quả tích tụ đất nông nghiệp ở Việt Nam

30

iii


2.4

Nhận xét chung và hƣớng nghiên cứu

2.4.1

Kinh nghiệm tích tụ đất nông nghiệp tại Việt Nam từ thực tiễn tại một số

2.4.2

36


nƣớc trên thế giới

36

Hƣớng nghiên cứu của đề tài

38

PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

41

3.1

Địa điểm nghiên cứu

41

3.2

Thời gian nghiên cứu

41

3.3

Đối tƣợng nghiên cứu

41


3.4

Nội dung nghiên cứu

41

3.4.1

Đặc điểm vùng nghiên cứu

41

3.4.2

Thực trạng tích tụ đất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định

41

3.4.3

Ảnh hƣởng của tích tụ đất nông nghiệp đến sử dụng đất tại tỉnh Nam Định

42

3.4.4

Một số mô hình tích tụ đất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định

42


3.4.5

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho các hộ dân
tích tụ đất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định

42

3.5

Phƣơng pháp nghiên cứu

42

3.5.1

Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp

42

3.5.2

Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu

43

3.5.3

Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp


44

3.5.4

Phƣơng pháp lựa chọn và theo dõi mô hình

45

3.5.5

Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất

46

3.5.6

Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả tổng hợp theo Walfredo Ravel Rola

47

3.5.7

Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu

48

3.5.8

Khung logic nghiên cứu


49

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

51

4.1

Đặc điểm vùng nghiên cứu

51

4.1.1

Điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu

51

4.1.2

Các nguồn tài nguyên

54

4.1.3

Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định

55


4.1.4

Hiện trạng và biến động sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Nam Định

58

4.1.5

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh có liên
quan đến đề tài nghiên cứu

61

iv


4.2

Thực trạng tích tụ đất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định

61

4.2.1

Khái quát chung về tích tụ đất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định

61

4.2.2


Kết quả công tác dồn điền đổi thửa của tỉnh Nam Định

63

4.2.3

Kết quả tích tụ đất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định

69

4.2.4

Một số hạn chế đến thực hiện tích tụ đất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định

83

4.3

Ảnh hƣởng của tích tụ đất nông nghiệp đến sử dụng đất

88

4.3.1

Ảnh hƣởng của quy mô tích tụ đất nông nghiệp đến phát triển loại hình
sử dụng đất

88

4.3.2


Ảnh hƣởng của quy mô tích tụ đất nông nghiệp đến phƣơng thức sản xuất

90

4.3.3

Ảnh hƣởng của quy mô tích tụ đất nông nghiệp đến tính ổn định và bền
vững của thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm

95

4.3.4

Ảnh hƣởng của quy mô tích tụ đất nông nghiệp đến thu nhập của các hộ

97

4.3.5

Ảnh hƣởng của quy mô tích tụ đất nông nghiệp đến hiệu quả sử dụng đất

98

4.4

Mội số mô hình tích tụ đất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định

131


4.4.1

Hiệu quả tổng hợp của các mô hình theo dõi

131

4.4.2

So sánh hiệu quả sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất tại tỉnh Nam Định

136

4.5

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho các hộ dân
tích tụ đất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định

140

4.5.1

Giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng đất

140

4.5.2

Giải pháp về tổ chức thực hiện tích tụ đất nông nghiệp

142


4.5.3

Giải pháp về tăng cƣờng tích tụ đất nông nghiệp

143

4.5.4

Giải pháp về huy động vốn phục vụ tích tụ đất nông nghiệp

145

4.5.5

Giải pháp về tính ổn định và bền vững của thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm

146

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

147

5.1

Kết luận

147

5.2


Kiến nghị

148

Danh mục các công trình công bố

149

Tài liệu tham khảo

150

Phụ lục

158

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

BNNPTNT


Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

CP

Chính phủ

ĐVT

Đơn vị tính

FAO

Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

GDP/PPP

Tổng giá trị quốc nội quy đổi theo sức mua tƣơng đƣơng

HGĐ

Hộ gia đình

HTX

Hợp tác xã

LUT

Loại hình sử dụng đất




Nghị định

NQ

Nghị quyết

NN

Nông nghiệp

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

Max

Giá trị cao nhất

Min

Giá trị nhỏ nhất

QSDĐ


Quyền sử dụng đất

SX NN

Sản xuất nông nghiệp

TNMT

Tài nguyên môi trƣờng

TB

Trung bình

TT

Thông tƣ

Trđ

Triệu đồng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TW

Trung ƣơng


UBND

Ủy ban nhân dân

UNESCO

Tổ chức Liên Hợp Quốc về giáo dục, khoa học và văn hóa

USD

Đô la Mỹ

VAC

Vƣờn ao chuồng

WTO

Tổ chức thƣơng mại thế giới (Tổ chức mậu dịch thế giới)

vi


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang


2.1

Quy mô bình quân trang trại của một số nƣớc

18

2.2

Một số chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp của các nƣớc trên thế giới

18

2.3

Số lƣợng trang trại ở Việt Nam từ năm 2011 - 2014

33

2.4

Số trang trại năm 2011 của các vùng kinh tế

33

2.5

Tình hình nắm giữ ruộng đất của các hộ nông dân ở An Giang

35


3.1

Phân loại quy mô tích tụ của các hộ tích tụ đất nông nghiệp

45

3.2

Phân bố phiếu điều tra theo quy mô tích tụ đất nông nghiệp

45

3.3

Các chỉ tiêu định lƣợng lựa chọn khi đánh giá hiệu quả tổng hợp của các
quy mô tích tụ với từng loại hình sử dụng đất

48

4.1

Một số chỉ tiêu về khí hậu của tỉnh Nam Định giai đoạn 2010-2014

52

4.2

Thủy văn trên các con sông chính của tỉnh Nam Định


53

4.3

Thống kê phân loại đất theo tiêu chuẩn quốc tế (FAO) tại tỉnh Nam Định

54

4.4

Dân số và lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại tỉnh Nam Định
giai đoạn từ 2010 - 2014

58

4.5

Hiện trạng đất nông nghiệp tỉnh Nam Định năm 2014

59

4.6

Tình hình biến động đất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định giai đoạn
2005 – 2014

4.7

60


Diện tích đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã tại tỉnh
Nam Định

63

4.8

Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa giai đoạn 2002 – 2004 tại tỉnh Nam Định

65

4.9

Kết quả thực hiện các bƣớc công tác dồn điền đổi thửa giai đoạn 2012 - 2014

66

4.10

Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa giai đoạn 2012-2014 tại tỉnh Nam Định

67

4.11

Quy mô đất nông nghiệp của hộ tích tụ đất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định

69

4.12


Bình quân diện tích của các hộ tích tụ đất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định

70

4.13

Các hình thức tích tụ đất nông nghiệp của hộ tại tỉnh Nam Định

72

4.14

Kết hợp các hình thức tích tụ của hộ tích tụ đất nông nghiệp tại tỉnh
Nam Định

4.15

73

Cách thức thực hiện trong tích tụ đất nông nghiệp của các hộ tại tỉnh
Nam Định

75

vii


4.16


Thời gian thực hiện thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với từng
loại hình sử dụng đất tại tỉnh Nam Định

76

4.17

Hình thức và số lần thanh toán trong giao dịch đất nông nghiệp

78

4.18

Khó khăn trong quá trình tích tụ của hộ thực hiện hình thức thuê đất nông
nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã

4.19

Khó khăn trong quá trình tích tụ của hộ thực hiện hình thức thuê đất nông
nghiệp của các hộ dân cùng địa phƣơng

4.20

80

Khó khăn trong quá trình tích tụ của hộ thực hiện hình thức nhận chuyển
nhƣợng quyền sử dụng đất

4.21


79

82

Kết quả áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của hộ tích tụ
đất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định

91

4.22

Số lƣợng các trang trại của tỉnh Nam Định giai đoạn 2011 – 2014

93

4.23

Một số chỉ tiêu của các hộ điều tra đạt tiêu chuẩn trang trại tại tỉnh Nam Định

94

4.24

Phƣơng thức tiêu thụ sản phẩm nông sản của hộ tích tụ đất nông nghiệp
tại tỉnh Nam Định

96

4.25


Thu nhập của hộ tích tụ đất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định

97

4.26

HIệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng

99

4.27

Hiệu quả lao động của các loại hình sử dụng đất

100

4.28

Ý kiến đánh giá của hộ dân thực hiện tích tụ đất nông nghiệp

102

4.29

Kết quả đánh giá mức độ chấp nhận của hộ với từng loại hình sử dụng
đất và hình thức thực hiện tích tụ tại tỉnh Nam Định

4.30

Nhu cầu tích tụ mở rộng diện tích của hộ tích tụ đất nông nghiệp trong

thời gian tới tại tỉnh Nam Định

4.31

106

So sánh lƣợng phân bón thực tế của hộ và quy định bón phân của LUT 2
lúa và LUT 2 lúa – màu tại tỉnh Nam Định

4.32

108

Chi phí sử dụng phân bón của hộ tích tụ đất nông nghiệp sử dụng LUT 2
lúa và LUT 2 lúa – màu tại tỉnh Nam Định

4.33

104

109

Chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của hộ tích tụ đất nông nghiệp sử
dụng LUT 2 lúa và LUT 2 lúa – màu tại tỉnh Nam Định

110

4.34

Mức độ che phủ đất của LUT 2 lúa và LUT 2 lúa – màu tại tỉnh Nam Định


111

4.35

Thống kê cách thức cải tạo đất của các hộ tích tụ đất nông nghiệp sử
dụng LUT 2 lúa và LUT 2 lúa - màu tại tỉnh Nam Định

viii

112


4.36

Chi phí thức ăn và thuốc cho vật nuôi của hộ tích tụ đất nông nghiệp sử
dụng LUT chăn nuôi tổng hợp tại tỉnh Nam Định

4.37

Tình hình xử lý chất thải của các hộ tích tụ đất nông nghiệp sử dụng LUT
chăn nuôi tổng hợp tại tỉnh Nam Định

4.38

115

Chi phí thức ăn và thuốc cho vật nuôi của hộ tích tụ đất nông nghiệp sử
dụng LUT nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Nam Định


4.39

113

116

Tình hình sử dụng thức ăn và nguồn nƣớc của hộ tích tụ đất nông nghiệp
sử dụng LUT nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Nam Định

119

4.40

Hiệu quả tổng hợp trên 1 ha của LUT 2 lúa tại tiểu vùng 1

122

4.41

Hiệu quả tổng hợp trên 1 ha của LUT 2 lúa tại tiểu vùng 2

122

4.42

Hiệu quả tổng hợp trên 1 ha của LUT 2 lúa – màu tại tiểu vùng 1

125

4.43


Hiệu quả tổng hợp trên 1 ha của LUT 2 lúa – màu tại tiểu vùng 2

125

4.44

Hiệu quả tổng hợp trên 1 ha của LUT chăn nuôi tổng hợp tại tiểu vùng 1

127

4.45

Hiệu quả tổng hợp trên 1 ha của LUT nuôi trồng thủy sản của tiểu vùng 2 129

4.46

Hiệu quả kinh tế và xã hội trên 1 ha của các mô hình theo dõi với LUT 2 lúa

4.47

Hiệu quả kinh tế và xã hội trên 1 ha của các mô hình theo dõi với LUT 2
lúa – màu

4.48

133

Hiệu quả kinh tế và xã hội trên 1 ha của các mô hình theo dõi với LUT
chăn nuôi tổng hợp


4.49

134

Hiệu quả kinh tế và xã hội trên 1ha của các mô hình theo dõi với LUT
nuôi trồng thủy sản

4.50

134

Bình quân hiệu quả kinh tế trên 1 ha của các mô hình theo dõi với từng
loại hình sử dụng đất tại tỉnh Nam Định

4.51

136

Bình quân hiệu quả xã hội trên 1 ha của các mô hình theo dõi với từng
loại hình sử dụng đất tại tỉnh Nam Định

4.52

133

137

Hiệu quả môi trƣờng của các mô hình theo dõi với từng loại hình sử dụng
đất tại tỉnh Nam Định


139

ix


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT

Tên biểu đồ

4.1

Cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh Nam Định năm 2014

56

4.2

Giá trị sản xuất của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2010 - 2014

57

4.3

Cơ cấu sử dụng đất đai của tỉnh Nam Định

58

4.4


Bình quân số thửa đất/hộ của các hộ gia đình trƣớc và sau dồn điền đổi

Trang

thửa giai đoạn 2012-2014

68

4.5

Ý kiến của các hộ dân về thời gian thuê quyền sử dụng đất tại hai tiểu vùng

77

4.6

Loại hình sử dụng đất của hộ tích tụ đất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định

89

x


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang


3.1

Sơ đồ vị trí điểm nghiên cứu tại tỉnh Nam Định

43

3.2

Sơ đồ khung logic nghiên cứu

50

4.1

Sơ đồ vị trí của tỉnh Nam Định

51

4.2

Máy xạ đƣợc hộ dân xã Hải Hà huyện Hải Hậu sử dụng

92

4.3

Máy quạt nƣớc dụng trong nuôi trồng thủy sản

92


4.4

Ngƣời dân xã Xuân Ninh – Xuân Trƣờng phun thuốc diệt cỏ trên bờ ruộng

111

4.5

Bể chứa vỏ thuốc trừ sâu của các hộ dân tại xã Hải Hà – Hải Hậu

111

4.6

Một số hộ dân xã Yên Trung- Ý Yên xả thải nƣớc thải từ chuồng nuôi
lợn ra ngoài môi trƣờng.

4.7

114

Hệ thống ống thải phân từ trang trại lợn làm thức ăn cho cá của hộ sử
dụng LUT chăn nuôi tổng hợp (Xuân Tân, Xuân Trƣờng)

114

4.10

Bể Biogas của hộ ông Lê Văn Bình, Xuân Tân, Xuân Trƣờng


115

4.11

Bao tải phân lợn Nái đƣợc đóng gói để bán phục vụ trồng trọt của một số
hộ sử dụng LUT chăn nuôi tổng hợp

115

4.10

Cách vệ sinh ao nuôi tôm sau khi thu hoạch của hộ dân tại Hải Phúc- Hải Hậu

117

4.11

Thuốc tăng trọng của tôm đƣợc một số hộ dân tại Hải Hòa, Hải Hậu sử dụng

117

4.12

Ao nƣớc thải trƣớc khi đổ ra biển của hộ ông Vũ Văn Tài ở Hải Phúc,
Hải Hậu

4.13

120


Môi trƣờng nƣớc thải xung quanh đầm nuôi tôm của hộ Nguyễn Văn
Thịnh ở Hải Hòa, Hải Hậu

120

4.14

Ống xả nƣớc ra biển của hộ nuôi tôm tại Hải Hậu

121

4.15

Men vi sinh xử lý nƣớc trong ao nuôi tôm của hộ ông Nguyễn Văn Cƣờng

121

xi


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Xuân Thị Thu Thảo.
Tên Luận án: Nghiên cứu ảnh hƣởng của quá trình tích tụ đất nông nghiệp đến sử dụng đất
tại tỉnh Nam Định.
Chuyên ngành: Quản lý đất đai.

Mã số: 62.85.01.03.

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Mục đích nghiên cứu: (1) Đánh giá thực trạng tích tụ đất nông nghiệp tại tỉnh Nam
Định; (2) Đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của quá trình tích tụ đất nông nghiệp đến sử dụng
đất tại tỉnh Nam Định; (3) Trên cơ sở đánh giá thực trạng và ảnh hƣởng của tích tụ đất
nông nghiệp đến sử dụng đất, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
đất cho các hộ dân tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp: để khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội, hiện trạng sử dụng đất và tích tụ đất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định. Số liệu
đƣợc thu thập ở các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan quản lý trong tỉnh Nam Định.
- Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu: Đề tài chọn 3 huyện đại diện cho tỉnh để
điều tra số liệu sơ cấp: huyện Hải Hậu, huyện Ý Yên, huyện Xuân Trƣờng.
- Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp: tiền hành điều tra 100% các hộ tích tụ tại
10 xã thuộc 3 huyện đại diện. Thực tế, đề tài điều tra 722 hộ tích tụ đất nông nghiệp với
4 loại hình sử dụng đất theo 4 quy mô tích tụ đất nông nghiệp dựa vào hệ thống bảng
câu hỏi thể hiện trong phiếu điều tra.
- Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất: Đề tài đánh giá các chỉ tiêu định
tính và định lƣợng của hiệu quả sử dụng đất thông qua hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội,
hiệu quả môi trƣờng. Từ đó sử dụng phƣơng pháp đánh giá hiệu quả tổng hợp theo
Walfredo Ravel Rola (dựa vào chỉ tiêu định lƣợng) để đánh giá hiệu quả tổng hợp của
các quy mô tích tụ, từ đó đề xuất quy mô tích tụ phù hợp với từng LUT tại 2 tiểu vùng.
- Phƣơng pháp theo dõi mô hình: Đề tài theo dõi 15 mô hình tích tụ đất nông nghiệp
đã và đang đƣợc hộ dân thực hiện. Từ đó, đánh giá hiệu quả tổng hợp dựa trên các chỉ tiêu
đinh lƣợng của hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trƣờng. Ngoài ra, đề tài so
sánh hiệu quả sử dụng đất của 4 LUT tại 2 tiểu vùng để đề xuất loại hình sử dụng đất phát
triển trong thời gian tới cho hộ dân tích tụ đất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định.

xii


- Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu: kết hợp các phƣơng pháp phân tích số

liệu: thống kê mô tả, thống kê so sánh để đánh giá thực trạng và ảnh hƣởng của tích tụ
đất nông nghiệp đến các chỉ tiêu sử dụng đất.
Kết quả chính và kết luận
- Tích tụ đất nông nghiệp đã đƣợc thực hiện tại tỉnh Nam Định đặc biệt sau khi
thực hiện chƣơng trình dồn điền đổi thửa. Kết quả nghiên cứu cho thấy các hộ tích tụ theo
4 quy mô nhƣng tập trung chủ yếu ở quy mô 1. Thuê và nhận chuyển quyền sử dụng đất
là 2 hình thức tích tụ đƣợc các hộ thực hiện chủ yếu. Cách thức thực hiện tích tụ đất nông
nghiệp chủ yếu là trao tay và có ngƣời làm chứng thể hiện rõ hạn chế về nhận thức của hộ
dân và gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai tại địa phƣơng. Ngoài ra, một số khó
khăn hạn chế việc thực hiện tích tụ đất nông nghiệp của tỉnh: thiếu các văn bản pháp luật
khuyễn khích tích tụ đất đai ở quy mô lớn, thiếu vốn đầu tƣ, thiếu các hình thức tuyên
truyền nâng cao nhận thức của ngƣời dân và đặc biệt thiếu thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm ổn
định cho sản phẩm nông nghiệp – là kết quả của tích tụ đất nông nghiệp.
- Đề tài đã chỉ ra đƣợc một số chỉ tiêu sử dụng đất chịu ảnh hƣởng bởi tích tụ đất
nông nghiệp thông qua 4 quy mô tích tụ, từ đó đề xuất quy mô tích tụ đất nông nghiệp
phù hợp với từng loại hình sử dụng đất tại 2 tiểu vùng: Tiểu vùng 1: Với LUT 2 lúa nên
duy trì ở quy mô 3 và quy mô 4 , LUT 2 lúa - màu duy trì quy mô 2; tiểu vùng 2: LUT 2
lúa nên duy trì ở quy mô 3, LUT 2 lúa - màu duy trì ở quy mô 3, LUT nuôi trồng thủy
sản duy trì ở quy mô 3 và quy mô 4.
- Dựa vào kết quả theo dõi 15 mô hình và đánh giá hiệu quả tổng hợp của từng
mô hình với từng loại hình sử dụng đất, so sánh hiệu quả sử dụng đất của 4 loại hình sử
dụng đất của các hộ dân tại 2 tiểu vùng, đề xuất 3 loại hình sử dụng đất cho các hộ dân
tích tụ đất nông nghiệp phát triển trong thời gian tới tại tỉnh Nam Định là: LUT 2 lúa –
màu, LUT chăn nuôi tổng hợp và LUT nuôi trồng thủy sản.
- Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các hộ dân tích tụ đất nông nghiệp cần
phải kết hợp các giải pháp đồng bộ nhƣ: giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giải
pháp tổ chức thực hiện tích tụ, giải pháp về tăng cƣờng tích tụ đất nông nghiệp, giải pháp
về huy động vốn, giải pháp về tính ổn định và bền vững của thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm.
Ngoài ra, cần phải có sự phối hợp giữa các cấp chính quyền và ngƣời dân để giúp cho tích
tụ đất nông nghiệp đảm bảo tính bền vững và mang lại hiệu quả sử dụng cho các hộ dân.


xiii


THESIS ABSTRACT
PhD canditate: Xuan Thi Thu Thao.
Thesis title: A study on impacts of agricultural land accumulation on the land use in
Nam Dinh Province.
Major: Land Administration
Code: 62.85.01.03.
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives: (1) To evaluate the real situation of agricultural land
accumulation in Nam Dinh Province; (2) To evaluate impacts of agricultural land
accumulation on the land use in Nam Dinh Province; (3) On the basis of evaluating the
real situation and impacts of agricultural land accumulation on the land use, to
recommend some measures to enhance the effects of the land use for households of
agricultural land accumulation in Nam Dinh Province.
Materials and Methods
- Secondary data collection: To generalize the natural, economic and social conditions,
the real situation of land use and agricultural land accumulation in Nam Dinh Province. Data are
collected in research agencies and administration agencies in Nam Dinh Province.
- Selection of study place: The study is carried out in 3 districts of the province
for the primary data: Hai Hau District, Y Yen District, Xuan Truong District.
- Primary data collection: A survey is conducted with the participation of 100%
households of agricultural land accumulation in 10 communes of 3 representative
districts mentioned above. In fact, this study is conducted in 722 households of
agricultural land accumulation with 4 forms of land use according to 4 models of
agricultural land accumulation basing on the questionnaire shown in the survey.
- Method of evaluating efficiency of land use: The thesis assesses qualitative and
quantitative targets of land use efficiency via economic, social and environmental

effiency. Thus the method of evaluating general efficiency according to Walfredo Ravel
Rola is used (based on quantitative target) to evaluate general efficiency of accumulation
scales to recommend suitable accumulation scales for each LUT in 2 sub-regions.
- Method of following models: The thesis follows 15 models of agricultural land
accumulation which have been being implemented by households. By that way, a
general evaluation is given based on qualitative and quantitative targets of economic,
social and environmental effiency. In addition, the thesis compares the land use effiency
of 4 LUT in 2 sub-regions to recommend the developingmodel of land use in the
coming time of households accumulating agricultural land in Nam Dinh province.

xiv


- Data processing and analysis: Data are synthesized from descriptive statistics,
comparative statistics to evaluate the real situation and impacts of agricultural land
accumulation on the land use targets.
Main findings and conclusions
- Agricultural land accumulation has been and is implemented in Nam Dinh
Province, especially after carrying out the program of regrouping lands. The research
result shows that households accumulate land with 4 scales but mainly focus on scale 1.
The renting and receiving transfer of land use right are 2 main forms of accumulation
implemented. The method of implementing agricultural land accumulation is mainly
handing and witnessing, which clearly indicates the limitations in awareness of
households and which causes difficulties for land management in the locality. Moreover,
some other difficulties for the provincial agricultural land accumulation: lack of legal
documents to encourage land accumulation in large scales, lack of investment capital,
lack of propaganda to raise awareness of people and especially lack of stable market of
agricultural product consumption – are the result of agricultural land accumulation.
- The thesis points out some targets of land use influenced by agricultural land
accumulation in 4 different scales, thus the recommendation of agricultural land

accumulation scales which are appropriate to each form of land use in 2 sub-regionis given:
Sub-region 1: LUT 2 crops of rice needs to be maintained in scale 3 and 4, LUT 2 crops of
rice-cereals needs maintaining in scale 2; Sub-region 2: LUT 2 crops of rice needs to be
maintained in scale 3, LUT 2 crops of rice-cereals needs maintaining in scale 3, LUT
aquaculture should be maintained in scale 3 and scale 4.
- Basing on the result of following 15 models and evaluating generally each model
with each form of land use, comparing land use efficiency of 4 forms of land use of
households in 2 sub-regions, the thesis recommends 3 developing forms of land use for
households accumulating agricultural land in the coming time in Nam Dinhprovince: LUT
2 crops of rice – cereals, LUT general breeding and LUT aquaculture.
- In order to enhance land use efficiency of households accumulating agricultural
lands, it is necessary to combine synchronous solutions: solution for enhancing land use
efficiency, solution for organizing the accumulation, solution for strengthening agricultural
land accumulation, solution in mobilizing capital, solution for the stability and sustainability
ofagricultural product consumption market. Moreover, it is essential to have the
combination between the authorities and people to ensure the sustainability of agricultural
land accumulation, which helps bring about land use efficiency and living standard for
households
.

xv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Với chủ trƣơng “Đổi mới quản lý nông nghiệp” của Nghị Quyết Trung
ƣơng 10 năm 1988, Việt Nam đã tạo đƣợc một bƣớc ngoặt lịch sử trong ngành sản
xuất nông nghiệp. Từ một nƣớc nhập khẩu lƣơng thực, Việt Nam đã trở thành một
quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới với một số nông sản: tiêu, điều, cà phê,
gạo… Trong vấn đề sử dụng đất, để tạo động lực cho ngƣời sử dụng đất yên tâm

đầu tƣ sản xuất, năm 1993 Chính phủ đã ban hành Nghị định 64/CP, và sửa đổi bổ
sung Nghị định 85/1999/NĐ-CP về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá
nhân sử dụng ổn định lâu dài. Thành công của chính sách này là giúp cho ngƣời
dân chủ động hơn trong sử dụng đất và thâm canh tăng vụ nhằm nâng cao đời sống
cho các hộ dân sản xuất nông nghiệp.
Trong quá trình thực hiện giao đất nông nghiệp theo tinh thần của Nghị
định 64/CP năm 1993 và Nghị định 85/1999/NĐ-CP, bên cạnh những thành quả
quan trọng đã đạt đƣợc trong lĩnh vực kinh tế, xã hội… còn tồn tại những bất cập,
điển hình là tình trạng đất đai manh mún, khó áp dụng máy móc cơ giới hóa, tăng
chi phí sản xuất… Cụ thể, cả nƣớc có 75 triệu thửa đất, bình quân mỗi hộ có 6 - 8
thửa với khoảng 0,3 - 0,5 ha/hộ (Nguyễn Đức, 2008). Tuy nhiên, khi đất nƣớc
bƣớc vào thời kỳ hội nhập và phát triển theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn thì đất đai manh mún nhỏ lẻ là một trở ngại cho sản xuất,
khó áp dụng cơ giới hóa, tiến bộ khoa học kỹ thuật, khó hình thành vùng sản xuất
hàng hóa tập trung. Vì vậy, tích tụ đất nông nghiệp là yêu cầu tất yếu, khách quan
trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá.
Để khắc phục một phần tình trạng đất nông nghiệp manh mún, tại các địa
phƣơng trên cả nƣớc đã triển khai thực hiện chƣơng trình dồn điền đổi thửa. Tuy
nhiên, việc thực hiện chƣơng trình này mới chỉ dồn nhiều thửa nhỏ thành thửa
lớn, một hộ có nhiều thửa trở nên ít thửa hơn, nhƣng diện tích của hộ không thay
đổi. Do đó quy mô diện tích của các hộ dân vẫn ở mức nhỏ. Với quy mô diện tích
nhỏ nhƣ vậy là một rào cản cho các hộ trong việc áp dụng cơ giới hóa và hình
thành vùng sản xuất tập trung theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Thực tế, trong quá
trình thực hiện dồn điền đổi thửa các hộ đã thực hiện tích tụ đất nông nghiệp
thông qua việc thực hiện các quyền sử dụng đất: chuyển nhƣợng, cho thuê... Do
vậy, chƣơng trình dồn diền đổi thửa là cơ sở tiền đề cho tích tụ đất nông nghiệp

1



phát triển, giúp các hộ dân mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp.
Nam Định là một tỉnh nằm ở phía Nam châu thổ Sông Hồng, có 3 mặt tiếp
giáp với các tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình và một mặt giáp với biển Đông
(UBND tỉnh Nam Định, 2010). Theo số liệu kiểm kê đến ngày 31/12/2014, tỉnh
Nam Định có tổng diện tích tự nhiên là 166.854,02 ha trong đó có 113.027,25 ha
diện tích đất nông nghiệp (chiếm 67,74 %) (Sở TN&MT tỉnh Nam Định, 2015). Với
diện tích đất nông nghiệp nhƣ vậy là một lợi thế cho Nam Định phát triển ngành
nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa tập trung. Thực tế tại tỉnh Nam Định,
giao đất cho các hộ gia đình theo Nghị định 64/CP năm 1993 theo phƣơng châm “có
gần, có xa, có tốt, có xấu” đã xảy ra tình trạng đất đai manh mún, bình quân số thửa
đất/ hộ trong toàn tỉnh là 5,7 thửa/hộ, trong đó huyện Vụ Bản có số thửa/ hộ lớn nhất
là 11,3 thửa/hộ. Nhằm khắc phục tình trạng này, toàn tỉnh đã phát động chƣơng trình
dồn điền đổi thửa. Kết quả của chƣơng trình đã giúp các hộ dân giảm đƣợc số thửa/
hộ và thuận lợi hơn trong quá trình chăm sóc đồng ruộng, nhƣng diện tích bình quân
/hộ nhỏ, khó khăn cho sản xuất hàng hóa lớn. Bên cạnh đó, trong quá trình dồn điền
đổi thửa, tại các địa phƣơng trong tỉnh Nam Định, nhiều hộ dân đã tích tụ đất nông
nghiệp thông qua các hình thức tích tụ: chuyển nhƣợng, thuê quyền sử dụng đất để
hình thành lên các gia trại và trang trại sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, cần phải
thực hiện tích tụ đất nông nghiệp nhƣ thế nào và ảnh hƣởng của quá trình tích tụ đến
sử dụng đất của các hộ nhƣ thế nào là một câu hỏi cần đƣợc giải quyết. Ngoài ra,
việc nghiên cứu thực trạng tích tụ đất nông nghiệp và ảnh hƣởng của quá trình này
đến sử dụng đất tại tỉnh Nam Định chƣa có nghiên cứu nào trƣớc đó.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá đƣợc thực trạng tích tụ đất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định;
- Đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của quá trình tích tụ đất nông nghiệp đến sử
dụng đất tại tỉnh Nam Định;
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng và ảnh hƣởng của tích tụ đất nông nghiệp
đến sử dụng đất, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất
cho các hộ dân tích tụ đất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại tỉnh Nam Định, trong đó
nghiên cứu sâu một số mẫu điển hình đại diện cho các quy mô và loại hình tích tụ
đất nông nghiệp (chủ yếu là tích tụ đất đai phục vụ cho sản xuất nông nghiệp).

2


Đề tài tiến hành chọn 3 huyện đại diện cho 2 tiểu vùng sản xuất nông
nghiệp của tỉnh: Hải Hậu (tiểu vùng 2), Xuân Trƣờng, Ý Yên (tiểu vùng 1).
- Phạm vi thời gian: Các số liệu đƣợc thống kê từ năm 2010 – 2014.
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu đất trồng cây hàng năm
và đất nuôi trồng thủy sản với các loại hình sử dụng đất đại diện cho 2 tiểu vùng
của tỉnh Nam Định: Tiểu vùng 1: LUT 2 lúa, LUT 2 lúa – màu, LUT chăn nuôi
tổng hợp; tiểu vùng 2: LUT 2 lúa, LUT 2 lúa – màu, LUT nuôi trồng thủy sản.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài đã chỉ ra đƣợc những chỉ tiêu sử dụng đất chịu ảnh hƣởng bởi
tích tụ đất nông nghiệp thông qua 4 quy mô tích tụ nhƣ: phát triển loại hình sử
dụng đất, phƣơng thức sản xuất, tính ổn định và bền vững của thị trƣờng tiêu
thụ sản phẩm, thu nhập của hộ, hiệu quả sử dụng đất.
- Đề tài đã đề xuất đƣợc các quy mô tích tụ đất nông nghiệp hợp lý với
từng loại hình sử dụng đất tại hai tiểu vùng: Tiểu vùng 1: LUT 2 lúa duy trì ở quy
mô 3 và quy mô 4, LUT 2 lúa - màu duy trì ở quy mô 2; Tiểu vùng 2: LUT 2 lúa
duy trì ở quy mô 3 và quy mô 4; LUT 2 lúa - màu duy trì ở quy mô 3, LUT nuôi
trồng thủy sản duy trì ở quy mô 3 và quy mô 4. Với LUT chăn nuôi tổng hợp
hiệu quả không phụ thuộc vào quy mô tích tụ.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài đã góp phần hệ thống hóa đƣợc cơ sở lý luận và thực tiễn về tích
tụ đất nông nghiệp.
- Đề tài đã đánh giá đƣợc thực trạng và ảnh hƣởng của tích tụ đất nông
nghiệp đến sử dụng đất tại tỉnh Nam Định và đề xuất một số giải pháp nhằm

nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho các hộ dân tích tụ. Kết quả của đề tài có thể
áp dụng cho các vùng có điều kiện tƣơng đồng.
- Đề tài làm cơ sở khoa học cho các nhà quản lý xây dựng phƣơng án quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và quy hoạch sản xuất nông nghiệp tại
tỉnh Nam Định giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn 2030. Từ đó, hoạch định chính
sách hỗ trợ hộ dân tích tụ đất nông nghiệp từ tổ chức thực hiện đến tiêu thụ sản
phẩm nông sản và chiến lƣợc phát triển sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍCH TỤ ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Khái niệm về đất và đất đai
Đất và đất đai là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau: Đất (soil), đất đai
(land). Tuy nhiên, hai khái niệm này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cụ thể
khi nghiên cứu khái niệm về đất và đất đai có nhiều nhận định nhƣ sau:
Với khái niệm về đất, theo Docutraiep (1870) thì “đất là tầng mặt hay tầng
ngoài của đá bị biến đổi một cách tự nhiên dƣới tác dụng tổng hợp của (các yếu
tố) nƣớc, không khí, sinh vật sống và chết khác nhau”. Docutraiep là ngƣời đầu
tiên đã xác định chính xác về đất, đã chỉ ra sự hình thành đất là một quá trình
phức tạp có mối quan hệ chặt chẽ với 5 yếu tố tự nhiên hình thành đất là khí
hậu, địa hình, thực vật và động vật, đá mẹ, tuổi địa phƣơng (thời gian). Sự tạo
thành đất theo Docutraiep là kết quả tác động của thể tự nhiên sống và chết
(Hội Khoa học đất Việt Nam, 2000). Đây là một khái niệm đƣợc thừa nhận
rộng rãi ở các nƣớc trên thế giới, khái niệm này chỉ rõ sự hình thành đất do quá
trình phong hóa đá khoáng dƣới sự tác động của 5 yếu tố.
Theo William thì đất là một lớp vật thể tơi xốp trên bề mặt của hành tinh
chúng ta, mà thực vật có thể sinh trƣởng đƣợc; đồng thời các tác giả cũng đều cho
rằng đất là một thể tự nhiên, đƣợc hình thành lâu đời, do các kết quả tác động tổng

hợp của 5 yếu tố: đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian (tuổi) (Nguyễn
Ngọc Bình, 2007). Dựa vào hai khái niệm của hai nhà khoa học cho thấy, đất đƣợc
miêu tả là tầng mặt, tại tầng này cây có thể sinh trƣởng và phát triển với nhiều yếu tố
ngoại cảnh. Tuy nhiên, để cây có thể sinh trƣởng và phát triển cần phải chọn đƣợc
loại đất phù hợp với yêu cầu sử dụng đất của cây trồng. Ngoài ra, cần phải kết hợp
các phƣơng thức luân canh cây trồng, chăm sóc và chế độ bón phân hợp lý thì mới
đảm bảo đƣợc độ phì cho đất.
Với khái niệm đất đai, tổ chức FAO (1976) đã đƣa ra: “Đất đai là một tổng
thể vật chất, bao gồm cả sự kết hợp giữa địa hình và không gian tự nhiên của thực
thể vật chất đó”. Theo FAO, đất đai đƣợc hiểu theo phạm trù không gian bao gồm
những yếu tố đang tồn tại trên bề mặt trái đất nhƣ khí hậu, thổ nhƣỡng, địa hình,
nguồn nƣớc… và các hoạt động khác có sự tác động của con ngƣời. Do vậy, đất
đai là một sự tổng hòa của nhiều yếu tố tác động.

4


Theo học thuyết sinh thái học cảnh quan (landscape ecology), đất đai đƣợc
coi là vật mang của hệ sinh thái. Đất đai đƣợc định nghĩa đầy đủ nhƣ sau: “Một
vạt đất xác định về mặt địa lý là một diện tích bề mặt của trái đất với những
thuộc tính tƣơng đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán
đƣợc của sinh quyển bên trên, bên dƣới nó nhƣ là: không khí, đất (soil), điều kiện
địa chất, thủy văn, thực vật và động vật cƣ trú, những hoạt động hiện nay và
trƣớc đây của con ngƣời, ở chừng mực mà những thuộc tính này ảnh hƣởng có ý
nghĩa tới việc sử dụng vạt đất đó của con ngƣời hiện tại và trong tƣơng lai”
(Brinkman and Smyth, 1973).
Dựa vào các khái niệm đƣa ra về đất và đất đai, có thể thấy đất đƣợc bao
bọc bởi đất đai. Nếu có đất kết hợp với sức lao động của con ngƣời và phƣơng
thức canh tác hợp lý sẽ đảm bảo đƣợc vấn đề lƣơng thực và cải thiện đời sống
cho các hộ dân tại các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng.

2.1.2. Khái niệm về sử dụng đất nông nghiệp
2.1.2.1. Khái niệm đất nông nghiệp
Theo Điều 10 Luật Đất đai năm 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất
đai của Việt Nam đƣợc phân loại thành 3 nhóm đất: đất nông nghiệp, đất phi
nông nghiệp và đất chƣa sử dụng. Trong đó, đất nông nghiệp bao gồm: Đất trồng
cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây
lâu năm, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất nuôi trồng
thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác bao gồm đất sử dụng để xây
dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình
thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc,
gia cầm và các loại động vật khác đƣợc pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn
nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ƣơm
tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh (Quốc hội, 2013).
Đất nông nghiệp có sự khác biệt rõ rệt với các loại đất khác, nó có vai trò
quan trọng trong sự phát triển ngành nông nghiệp, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng của môi trƣờng sống (Trần Hữu Viên, 2005), là nơi tạo ra
giá trị sản xuất và thu nhập của các hộ dân. Nếu con ngƣời biết cách sử dụng các
công thức luân canh cây trồng phù hợp với từng loại đất sẽ đảm bảo đƣợc năng
suất cho cây cũng nhƣ đảm bảo đƣợc tính bền vững trong quá trình sử dụng đất
nông nghiệp.

5


2.1.2.2. Khái niệm về sử dụng đất nông nghiệp
Sử dụng đất nông nghiệp là hành vi lấy đất kết hợp với sức lao động, vốn
để sản xuất nông nghiệp tạo ra lợi ích, tùy vào mức độ phát triển kinh tế, xã hội,
ý thức của loài ngƣời về môi trƣờng sinh thái đƣợc nâng cao, phạm vi sử dụng
đất nông nghiệp đƣợc mở rộng ra các mặt sản xuất, sinh hoạt, sinh thái (Tôn Gia
Huyên, 2002).

Sử dụng đất nông nghiệp chính là những tác động tích cực, đôi khi có cả
tác động tiêu cực của các hộ sản xuất nông nghiệp trên thửa đất mà hộ đƣợc giao
quyền sử dụng đất. Ngày nay, khi xã hội phát triển, sử dụng đất nông nghiệp
không chỉ đơn thuần trồng cây, nuôi vật nuôi trên đất mà phải thiết kế đồng
ruộng, với cách quản lý phù hợp, quy mô sử dụng đất hợp lý nhằm đáp ứng nhu
cầu của ngƣời tiêu dùng, cải thiện thu nhập cho hộ dân trong quá trình hội nhập
kinh tế thế giới. Đặc biệt, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc
cần phải có những cách thức sản xuất hiện đại, áp dụng các loại máy móc, cơ
giới hóa và tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm hƣớng tới một nền sản xuất hàng hóa
tập trung.
2.1.2.3. Vai trò của sử dụng đất nông nghiệp
Đất đai luôn là tƣ liệu sản xuất đặc biệt vô cùng quý giá của mỗi quốc gia.
Đất đai nói chung và đất sản xuất nông nghiệp nói riêng (Vũ Năng Dũng, 2015)
là tƣ liệu sản xuất trực tiếp không thể thay thế, bởi tất cả các sản phẩm nông
nghiệp đều đƣợc hình thành từ đất. Năng suất cao hay thấp phụ thuộc vào sự phù
hợp giữa cây trồng và tính chất của đất.
Với những tác động tiêu cực lên đất trong quá trình sử dụng đất làm cho
đất đai bị tổn thƣơng và dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng ảnh hƣởng đến
cuộc sống của con ngƣời. Tài nguyên đất của thế giới hiện đang suy thoái nghiêm
trọng do xói mòn, rửa trôi, bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất,
biến đổi khí hậu. Khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp trên thế giới đã bị suy
thoái nghiêm trọng trong 50 năm qua do xói mòn rửa trôi, sa mạc hóa, chua hóa,
mặn hóa, ô nhiễm môi trƣởng, khủng hoảng hệ sinh thái. Khoảng 40% đất nông
nghiệp đã bị suy thoái mạnh hoặc rất mạnh. (Bio Agrotech, 2011). Ngoài ra, đất
nông nghiệp đang đứng trƣớc nguy cơ bị thoái hóa, ô nhiễm chƣa từng có do hoạt
động phát triển kinh tế của con ngƣời, do phát rừng, do hệ biến đổi khí hậu toàn
cầu... nhiều diện tích đất bị hoang mạc hóa, sa mạc hóa (Vũ Năng Dũng, 2015).
Do vậy, để hạn chế đƣợc những tại họa này con ngƣời cần có cách thức sử dụng

6



đất nông nghiệp hợp lý và bền vững. Mặt khác, kinh nghiệm thế giới cho thấy
sản xuất nông nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao trên đất tốt. Việc sử dụng đất
hiệu quả và bền vững đƣợc đặt ra nhƣ một yêu cầu tất yếu (Lê Thái Bạt và Phạm
Quang Khánh, 2015)
Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống (Trần Quốc
Toản, 2013), tạo nên môi trƣờng sống cho ngƣời, động vật, thực vật, vi sinh vật.
Với tính chất đặc thù, đất đai cũng tác động không nhỏ vào quá trình sinh trƣởng,
phát triển của sinh vật thông qua đất nhằm đạt đƣợc những lợi ích của cá nhân và
xã hội. Với sinh vật, đất đai không chỉ là môi trƣờng sống mà nó là nơi cung cấp
nguồn dinh dƣỡng cho cây trồng. Chất lƣợng đất quyết định năng suất và sản
lƣợng của cây trồng. Nếu sử dụng đất không hợp lý sẽ làm ảnh hƣởng đến môi
trƣờng sống, làm mất cân bằng hệ sinh thái đất và ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng
phát triển của sinh vật, thực vật sống.
Việc sử dụng đất có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất nông
nghiệp. Nếu sử dụng đất hiệu quả bằng các giải pháp trồng trọt hợp lý, áp dụng
những loại cây trồng phù hợp, với công thức luân canh hiệu quả sẽ thu đƣợc năng
suất cây trồng cao và đảm bảo đƣợc độ phì trong đất. Nhƣng ngƣợc lại, khai thác
đất đai không hiệu quả, không hợp lý làm cho đất nghèo dinh dƣỡng sẽ ảnh
hƣởng đến năng suất cây trồng và ảnh hƣởng đến thu nhập của hộ dân.
2.1.2.4. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
Đất đai là nguồn lực quan trọng đối với quốc gia trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội (Oxfam, 2013). Mỗi quốc gia trên thế giới có một quỹ đất nhất định,
và quỹ đất này có hạn do vậy khi sử dụng đất phải đảm bảo tính hiệu quả, bền vững
và phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định. Tại Điều 6 Luật Đất đai năm 2013 quy
định có 3 nguyên tắc phải đảm bảo khi sử dụng đất: (1) Đúng quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất; (2) Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo
vệ môi trƣờng và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của ngƣời sử dụng đất
xung quanh; (3) Ngƣời sử dụng đất thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong

thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp
luật có liên quan (Quốc hội, 2013).
Đối với đất nông nghiệp ngoài 3 nguyên tắc trên khi sử dụng đất cần thêm
nguyên tắc “đầy đủ, hợp lý, hiệu quả và bền vững” (Ngô Thế Dân, 2001), và phải
có các quan điểm đúng đắn theo xu hƣớng tiến bộ, phù hợp với điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể của từng địa phƣơng để làm cơ sở cho việc sử dụng đất nông nghiệp
có hiệu quả về cả mặt kinh tế, xã hội, môi trƣờng.

7


Theo Ngô Thế Dân (2001), sở dĩ chúng ta cần sử dụng đất nông nghiệp một
cách “đầy đủ, hợp lý, hiệu quả và bền vững” bởi lý do:
- Nó sẽ làm tăng nhanh khối lƣợng nông sản trên 1 đơn vị diện tích, xây dựng
cơ cấu cây trồng phù hợp với tiềm năng sẵn có của từng địa phƣơng, chế độ bón
phân hợp lý, góp phần bảo vệ độ phì đất, bảo vệ môi trƣờng.
- Là tiền đề để sử dụng có hiệu quả cao các nguồn tài nguyên khác của
vùng từ đó nâng cao mức sống của ngƣời dân, quy mô sản xuất và đảm bảo hiệu
quả bền vững.
- Điều đó sẽ bảo vệ đƣợc tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn đƣợc việc thoái
hóa đất, nƣớc, bảo vệ môi trƣờng.
- Trong cơ chế kinh tế thị trƣờng cần phải xét đến tính quy luật của nó, gắn
với các chính sách vĩ mô nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát
triển nền nông nghiệp bền vững.
2.1.3. Khái niệm về tích tụ đất nông nghiệp
2.1.3.1. Khái niệm về tích tụ đất nông nghiệp
Để có đƣợc khái niệm tổng quát về tích tụ đất nông nghiệp trƣớc hết cần
phân biệt rõ sự khác nhau cơ bản giữa tích tụ và tập trung đất nông nghiệp. Theo từ
điển Hán Việt của Nguyễn Lân (2002) “Tập” là một; “Trung” là giữa, do vậy,
theo ý này tập trung có nghĩa là dồn tất cả vào một chỗ. Nếu hiểu nhƣ vậy thì tập

trung đất nông nghiệp là dồn các thửa đất vào một chỗ để sản xuất. Tuy nhiên,
với đặc điểm của đất đai là không thể di dời, có vị trí cố định, hơn nữa đặc điểm
sử dụng đất của Việt Nam sau năm 1993 với việc thực hiện Nghị định 64/CP và
Nghị định 85/1999/CP thì không thể hiểu khái niệm tập trung đất nông nghiệp
nhƣ khái niệm tập trung nói riêng. Do vậy, xuất phát từ thực tế, đặc điểm đất đai
và bối cảnh của Việt Nam có thể hiểu tập trung đất nông nghiệp là việc các hộ
dân thực hiện việc chuyển đổi các mảnh đất cho nhau, trong cùng địa phƣơng
(các mảnh đất này ở vị trí khác nhau) để giảm số mảnh đất của các hộ nhƣng
tổng diện tích của hộ thì không đổi. Hiện nay, việc tập trung đất nông nghiệp
theo hình thức này đã đƣợc thực hiện khá phổ biến tại nhiều địa phƣơng trên cả
nƣớc thông qua chƣơng trình dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu lớn và
thành lập các tổ hợp tác.
Bên cạnh đó, theo từ điển tiếng việt của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt
Nam (2013): tích là dồn góp lại từng ít một cho nhiều thêm, tụ là họp lại, đọng lại
một chỗ. Do vậy, tích tụ là dồn từng ít một vào một chỗ để có nhiều thêm.

8


Tích tụ tƣ bản là tập trung vốn đủ lớn vào một đơn vị kinh doanh (doanh
nghiệp) dƣới nhiều hình thức khác nhau, để có thể đầu tƣ mở rộng sản xuất, đổi
mới trang thiết bị kỹ thuật, áp dụng công nghệ cao trong sản xuất và quản lý, để
tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô, nhằm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp
và sản phẩm trên thƣơng trƣờng, nhờ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Tích tụ ruộng đất là một dạng tích tụ tƣ bản dƣới hình thức hiện vật trong
nông nghiệp, vì ruộng đất là tƣ liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế đƣợc của
nông nghiệp. Nhƣng do đặc điểm sản xuất mang tính sinh học nên tích tụ ruộng
đất nói riêng và tích tụ tƣ bản nói chung trong nông nghiệp khác hẳn với tích tụ
tƣ bản trong công nhiệp (Vũ Trọng Khải, 2008).
Do đất nông nghiệp có vị trí cố định không di dời nên khái niệm tích tụ

đất nông nghiệp khác với khái niệm tích tụ tƣ bản. Nếu tích tụ tƣ bản hình thành
lên doanh nghiệp lớn cụ thể với việc huy động nguồn vốn lớn từ các cổ đông
khác nhau thì tích tụ đất nông nghiệp là việc hình thành lên trang trại có diện tích
lớn hơn. Tích tụ đất nông nghiệp là quá trình chuyển quyền sử dụng đất nông
nghiệp, trong thời gian nào đấy từ nhiều ngƣời vào số ít ngƣời khác, để làm tăng
quy mô diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp của ngƣời nhận quyền sử dụng
đất, và ngƣời nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp có đầy đủ quyền sử dụng đất
(quyền sở hữu hạn chế) theo quy định của pháp luật (Hoàng Xuân Phƣơng và cs.,
2014). Với khái niệm này có thể hiểu tích tụ đất nông nghiệp là làm tăng diện
tích đất sản xuất nông nghiệp của hộ bằng cách chuyển quyền sử dụng đất thông
qua các quyền chuyển nhƣợng, chuyển đổi, cho thuê, thừa kế... mà ngƣời sử
dụng đất đƣợc quyền thực hiện. Ngoài ra, thông qua việc thực hiện chuyển
quyền, ngƣời nhận chuyển quyền sẽ đƣợc Nhà nƣớc bảo vệ quyền sử dụng đất
hợp pháp khi thực hiện việc chuyển quyền hợp pháp. Tuy nhiên khái niệm này
chƣa nêu cụ thể việc tích tụ đất nông nghiệp nhằm mục đích gì.
Từ những luận chứng trên, dƣới góc độ tích tụ đất nông nghiệp theo quy
mô hộ gia đình có thể đƣa ra khái niệm tích tụ đất nông nghiệp nhƣ sau: Tích tụ
đất nông nghiệp là cách thức làm tăng diện tích đất nông nghiệp của hộ thông
qua việc thực hiện nhận chuyển quyền sử dụng đất (nhận chuyển nhượng, thuê,
nhận tặng cho...) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Từ khái niệm tập trung và tích tụ đất nông nghiệp cho thấy sự khác nhau rõ
rệt của hai khái niệm... Bởi lẽ, tập trung đất nông nghiệp là việc ngƣời dân tự
nguyện dồn đổi hoặc góp đất nông nghiệp vào tổ hợp tác, hoặc hợp tác xã hoặc các
doanh nghiệp... tập trung đất nông nghiệp không có sự tăng quy mô diện tích của

9


hộ còn tích tụ đất nông nghiệp thì có sự tăng quy mô diện tích của hộ. Ngoài ra,
tích tụ đất nông nghiệp có sự chuyển quyền sử dụng đất từ ngƣời này sang ngƣời

khác, từ nhiều ngƣời vào một ngƣời có tiềm lực kinh tế phát triển nông nghiệp.
2.1.3.2. Sự cần thiết phải tích tụ đất nông nghiệp
Tích tụ ruộng đất là quá trình tập trung ruộng đất từ nhiều thửa nhỏ thành
thửa lớn, từ nhiều chủ sử dụng đất (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) vào một số chủ
sử dụng đất có khả năng vốn, lao động, kinh nghiệm quản lý để sản xuất hàng
hóa (Nguyễn Đình Bồng, 2013). Từ thực tiễn ở Việt Nam cho thấy sự cần thiết
của tích tụ đất nông nghiệp để hƣớng tới sản xuất hàng hóa bởi:
- Việc giao đất cho các hộ dân theo tinh thần của Nghị định 64/CP cho các
hộ gia đình, cá nhân đã gặp một số khó khăn: 1) Do nguyên tắc công bằng “có tốt
- có xấu, có cao - có thấp, có gần - có xa” trong giao đất nên thửa đất bị chia nhỏ,
mỗi gia đình có thể có tới 10 - 15 thửa đất nhỏ, không phù hợp với nhu cầu về
tăng quy mô đất đai trong sản xuất nông nghiệp hiện đại; 2) Sức sản xuất của
nông dân cá thể đã đƣợc giải phóng nhƣng từng hộ gia đình, cá nhân không thể
tạo đƣợc khả năng tiếp cận vốn, công nghệ, thị trƣờng để tăng nhanh năng suất,
sản lƣợng và chất lƣợng nông sản (Oxfam, 2012).
- Kết quả của việc giao đất nông nghiệp cho các hộ gia đình là tình trạng đất
đai manh mún, nhỏ lẻ cụ thể: cả nƣớc có 75 triệu thửa đất, bình quân mỗi hộ có 6 - 8
thửa với khoảng 0,3 – 0,5 ha/hộ (Nguyễn Đức, 2008). Theo số liệu của Nguyễn
Trung Kiên (2011), đồng bằng sông Hồng là khu vực có quy mô sản xuất nông
nghiệp của các hộ dân dƣới 0,5 ha là nhiều nhất (chiếm 94,46%), Đông Nam Bộ là
khu vực có quy mô sản xuất nông nghiệp của các hộ dân trên 3 ha là nhiều nhất
(chiếm 12,16%). Tình trạng này sẽ gây khó khăn trong quá trình sản xuất đặc biệt là
việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, áp dụng cơ giới hóa, tăng chi phí sản xuất.
- Phong tục và thói quen sản xuất nông nghiệp manh mún và nhỏ lẻ của
ngƣời dân hiện nay là một trong số các nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của
sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, hiện nay quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp do phải
chuyển sang các mục đích khác nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Do vậy, tổ chức quản lý và sử dụng quỹ đất trong điều kiện quy mô nhỏ, lại
manh mún là vấn đề rất khó khăn, không thể sản xuất tập trung, không thể sản
xuất hiệu quả cao (Hoàng Xuân Phƣơng và cs., 2014). Chính vì vậy, cần phải có

phƣơng thức mới làm thay đổi thói quen sản xuất nhỏ lẻ, manh mún đó là tích tụ
đất nông nghiệp sản xuất theo hƣớng hàng hóa.

10


- Hiện nay, tích tụ đất nông nghiệp đang diễn ra tại các địa phƣơng nhằm
khắc phục tình trạng manh mún đất nông nghiệp cũng nhƣ hƣớng tới nền sản
xuất nông nghiệp hàng hóa nhƣ điển hình một số tỉnh: Bắc Ninh, Thái Bình,
Nghệ An, Nam Định, Hà Nội, Bắc Giang. Thực tế, có nhiều mô hình thực hiện
thành công với việc hình thành các trang trại quy mô lớn đạt tiêu chí mới và thủ
tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại quy định tại Thông tƣ 27/2001/TTBNNPTNT.
2.1.3.3. Hình thức tích tụ đất nông nghiệp
Tích tụ đất nông nghiệp đƣợc thực hiện thông qua sự trao đổi quyền sử
dụng đất giữa các chủ sử dụng đất thông qua các hình thức tích tụ nhƣ chuyển
nhƣợng, cho thuê, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất. Nhiều nhà nông đã tích
tụ ruộng đất lập trang trại bằng cách thuê đất công – tƣ, mua, mƣợn hoặc đƣợc
giao, đƣợc thừa kế, đƣợc tặng cho… để phát triển kinh tế trang trại có quy mô từ
nhỏ đến lớn. Đây là hình thức đầu tiên đƣợc hình thành từ những năm 80 của thế
kỷ XX (Lê Trọng, 2010).
- Chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất đƣợc thực hiện khi ngƣời sử dụng đất
đƣợc Nhà nƣớc giao quyền sử dụng đất thông qua quyết định giao đất. Trong quá
trình sử dụng đất, ngƣời sử dụng không có nhu cầu sử dụng thì họ có quyền
chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất cho ngƣời khác theo quy định của Pháp luật
về đất đai. Việc mua bán đƣợc tiến hành theo thỏa thuận thông qua thị trƣờng
chuyển nhƣợng đất đai (Đức Tâm, 2015). Ngƣời đƣợc chuyển nhƣợng sẽ có
nhiều đất hơn, nhƣng phải sử dụng đất đúng mục đích theo quy hoạch đã đƣợc cơ
quan Nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt tại địa phƣơng.
- Cho thuê quyền sử dụng đất đƣợc thực hiện khi ngƣời sử dụng đất hợp
pháp vì tạm thời không sử dụng đất trong thời gian nhất định thì có thể cho ngƣời

khác thuê quyền sử dụng đất thông qua hợp đồng thuê đất có thời hạn. Bên thuê
quyền sử dụng đất phải sử dụng đúng mục đích, trả tiền thuê, trả lại đất khi hết
hạn thuê trong hợp đồng. Hình thức trả tiền thuê ruộng có thể theo từng vụ, từng
năm hoặc cho cả thời gian thuê để bảo đảm thuận tiện cho cả ngƣời thuê và
ngƣời cho thuê (Đức Tâm, 2015). Ngƣời đi thuê đất sẽ có diện tích đất lớn hơn,
đất đƣợc tập trung giúp cho sản xuất đƣợc thuận lợi hơn. Đối với hình thức thuê
đất có hai trƣờng hợp: 1) Ngƣời sử dụng đất thuê đất của nhau, thời hạn sử dụng
đất căn cứ vào hợp đồng đƣợc ký; 2) Ngƣời sử dụng đất thuê đất thuộc quỹ đất
nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, hợp đồng đƣợc ký với

11


×