Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Pháp luật về phòng chống tham nhũng của singapore và bài học cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.48 KB, 18 trang )

Pháp luật về phòng chống tham nhũng của
Singapore và bài ho ̣c cho Viê ̣t Nam
Lã Văn Huy
Khoa Luật
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luâ ̣t quố c tế ; Mã số: 60 38 60
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Bá Diế n
Năm bảo vệ: 2013
Abstract: Làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về tham nhũng, lý giải nguyên nhân phát
sinh và hâ ̣u quả của tham nhũng . Phân tích các quy đinh
̣ phòng , chố ng pháp luâ ̣t của
Singapore và Viê ̣t Nam , tìm ra những điểm phù hợp với Việt Nam . Đánh giá thực trạng
tham nhũng ở Viê ̣t Nam , viê ̣c triể n khai thực thi Luâ ̣t phòng , chố ng tham nhũng . Bằng
những lập luận, phân tích khoa học, đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật,
nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng ở Việt Nam.
Keywords: Luật Quốc tế; Chống tham nhũng; Pháp luật Singapore; Pháp luật Việt Nam
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tham nhũng là mô ̣t hiê ̣n tươ ̣ng có tính li ̣ ch sử , đang là vấ n đề của hầ u hế t các nước trên thế
giới. Ngoài việc gây thiệt hại về vật chất , tham nhũng còn gây ra sự bấ t bình trong nhân dân , tạo
nên sự bấ t công trong xã hô ̣i , làm giảm lòng tin của nhân dân đối với chí nh phủ . Từ đó , tham
nhũng ảnh hưởng lớn về mọi mặt: chính trị, kinh tế , xã hội và cả sự phát triển của đất nước đó.
Mô ̣t đấ t nước với tình tra ̣ng tham nhũng lâu ngày không giải quyế t sẽ dẫn đế n sự mấ t lòng
tin của dân chúng vào bô ̣ máy lañ h đa ̣o , đây là mô ̣t điề u hế t sức nguy hiể m cho sự tồ n vong của
mỗi quố c gia. Trong thời đa ̣i toàn cầ u hóa hiê ̣n nay , mô ̣t đấ t nước muố n đứng vững trên sân chơi
quố c tế , đứng vững trước sự chố ng phá từ bên ngoài thì bắ t buô ̣c đấ t nước ấ y phải có mô ̣t nô ̣i lực
mạnh mẽ và nội lực ấy phải bắt nguồn từ một bộ máy chính trị trong sạch từ trung ương đến địa
phương. Đã đế n lúc, chúng ta phải nỗ lực hết sức để phòng chống tham nhũng nhằ m làm cho hê ̣
thố ng chính tri ̣thêm vững ma ̣nh . Do tính chất thời sự của chủ đề nghiên cứu, nhiều nhà nghiên
cứu, học viên cao học , sinh viên đã tiếp cận nghiên cứu lĩnh vực phòng chố ng tham nhũng . Tuy
nhiên, nghiên cứu vấn đề để rút kinh nghiê ̣m cu ̣ thể có thể áp du ̣ng cho Viê ̣t Nam thì hầu như vẫn


chưa có nhiều tác giả đề cập đến. Chính vì vậy, tác giả mạnh dạn nghiên cứu đề tài: "Pháp luật
về phòng chố ng tham nhũng của Singapore và bài học cho Viê ̣t Nam" nhằm góp phần hệ thống


hóa, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn , rút kinh nghiệm từ thành công của Singapore nhằm xây
dựng các quy định pháp luật về phòng chố ng tham nhũng ở Viê ̣t Nam .
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích
Mục đích của đề tài là hệ thống hóa, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng
các quy định pháp luật về phòng, chố ng tham nhũng của Singapore ; qua đó rút ra bài ho ̣c kinh
nghiê ̣m cho Viê ̣t Nam , đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật phòng chố ng tham nhũng
của Việt Nam.
Là tài liệu có giá trị tham khảo cho sinh viên , học viên của Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà
Nội nghiên cứu , tìm hiểu về Luâ ̣t chố ng tham nhũng của Singapore , Luâ ̣t phòng , chố ng tham
nhũng Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ
Với mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài được xác định cụ thể gồm:
- Luận giải những vấn đề lý luận chung về tham nhũng, phòng, chố ng tham nhũng.
- Phân tích các quy đinh
̣ phòng , chố ng pháp luâ ̣t của Singapore và Viê ̣t Nam , tìm ra những
điể m phù hơ ̣p với Viê ̣t Nam.
- Đánh giá thực trạng tham nhũng ở Viê ̣t Nam , viê ̣c triể n khai thực thi Luâ ̣t phòng , chố ng
tham nhũng.
- Đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về
phòng, chố ng tham nhũng ở nước ta.
3. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Các quy định hiện hành về phòng, chố ng tham nhũng của Singaporevà Việt Nam.
- Thực tiễn áp dụng các quy định hiện hành về phòng, chố ng tham nhũng ở Viê ̣t Nam.
3.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác - Lênin.
- Phương pháp bình luận, diễn giải được sử dụng trong Chương 1 của luận văn khi nghiên
cứu cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về tham nhũng.
- Phương pháp so sánh luật học, phương pháp đánh giá, phương pháp phân tích được sử
dụng ở Chương 2 của luận văn khi nghiên cứu về Luâ ̣t chố ng tham nhũng Singapore và bài ho ̣c
kinh nghiê ̣m cho Viê ̣t Nam.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng ở Chương 2 và Chương 3 của luận văn khi
xem xét, nghiên cứu các quy đinh
̣ c ụ thể về phòng , chố ng tham nhũng của Singapore và Viê ̣t
Nam, thông qua việc nghiên cứu thực trạng tham nhũng và cơ chế thực t hi Luâ ̣t phòng chố ng
tham nhũng ở Viê ̣t Nam.
4. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3
chương:


Chương 1: Những vấ n đề cơ bản về tham nhũng.
Chương 2: Luâ ̣t chố ng tham nhũng Singapore.
Chương 3: Pháp luật Việt Nam về phòng, chố ng tham nhũng và giải pháp đề xuấ t .
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THAM NHŨNG
1.1. Khái niệm tham nhũng
Theo nghĩa rộng, tham nhũng được hiểu là hành vi của bất kỳ người nào có chức vụ, quyền
hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc nhiệm vụ được
giao để vụ lợi. Theo Từ điển Tiếng Việt, tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu
nhân dân lấy của.
Tài liệu hướng dẫn của Liên hợp quốc về cuộc đấu tranh quốc tế chống tham nhũng (năm
1969) định nghĩa tham nhũng trong một phạm vi hẹp, đó là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để
trục lợi riêng...

Theo nghĩa hẹp và là khái niệm được pháp luật Việt Nam quy định (tại Luật phòng, chống
tham nhũng năm 2005), tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng
chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Người có chức vụ, quyền hạn chỉ giới hạn ở những người làm
việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc hệ thống chính trị; nói cách khác là ở các cơ quan,
tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản của Nhà nước. Việc giới hạn như vậy nhằm
tập trung đấu tranh chống những hành vi tham nhũng ở khu vực xảy ra phổ biến nhất, chống có
trọng tâm, trọng điểm, thích hợp với việc áp dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng như:
kê khai tài sản, công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, xử lý trách
nhiệm của người đứng đầu.
Còn một định nghĩa nữa về tham nhũng mà Ngân hàng Thế giới thường sử dụng. Theo đó,
tham nhũng là "lạm dụng công quyền để tư lợi". Định nghĩa này cho rằng căn nguyên của tham
nhũng xuất phát từ công quyền và lạm dụng công quyền, tham nhũng gắn liền với nhà nước và
các hoạt động của nhà nước, việc nhà nước can thiệp vào thị trường và từ sự tồn tại của khu vực
công. Nói cách khác, khái niệm này loại trừ khả năng tham nhũng xảy ra trong khu vực tư nhân,
và chỉ tập trung duy nhất vào tình trạng tham nhũng trong khu vực công. Định nghĩa này phù
hợp với quan điểm của Gary Becker, người đã đoạt giải Nobel, cho rằng "nếu chúng ta xóa bỏ
nhà nước thì chúng ta cũng xóa bỏ được tham nhũng".
1.2. Các loại tham nhũng cơ bản
Nhìn chung, chúng ta có thể xác định được ba loại hình tham nhũng cơ bản. Thứ nhất là
tham nhũng để đạt được hoặc đẩy nhanh việc thực hiện một quyền cụ thể nào đó mà công dân
hoặc pháp nhân nào đó có quyền được hưởng - tham nhũng. Nếu một người đút lót một cán bộ
phụ trách cấp hộ chiếu mà anh ta có quyền được cấp, tức là không có rào cản pháp lý nào đối với
việc cấp hộ chiếu của anh ta, thì đây chính xác là loại tham nhũng đầu tiên. Một hình thức cụ thể
và lộ liễu hơn của nó là hối lộ các quan chức để họ "ưu tiên" giải quyết vấn đề gì đó nhưng hoàn
toàn hợp pháp. Nói cách khác, các công chức nhận đút lót mới làm công việc của họ hoặc làm
công việc đó nhanh hơn thường lệ, thay vì không làm. Mức độ thường xuyên của loại tham


nhũng này là một bằng chứng rõ ràng chứng tỏ năng lực và mức độ hiệu quả trong bộ máy hành
chính của nhà nước. Nói cách khác, nó chỉ rõ năng lực hành chính yếu kém hoặc chất lượng phục

vụ tồi trong bộ máy hành chính. Chúng ta nên nhớ rằng người ta hoàn toàn có thể tạo ra sự khan
hiếm dịch vụ hành chính nhằm tạo ra bổng lộc và phân phối lại bổng lộc thông qua tham nhũng.
Loại tham nhũng thứ hai là vi phạm các quy định của pháp luật, hoặc việc thực thi pháp
luật mang nặng tính thiên vị. Đây là tham nhũng trong bộ máy hành chính và là loại tham
nhũng được nói tới nhiều nhất - đại đa số những đóng góp về lý thuyết trong lĩnh vực này đều
bàn về tham nhũng trong bộ máy hành chính. Lý do là vì mỗi chủ thể kinh tế đều có những
động cơ và nhân tố khuyến khích rõ ràng, và mối quan hệ giữa chúng cũng rất rõ. Loại tham
nhũng này phù hợp với mô hình cấp trên-cấp dưới trong tham nhũng vì toàn bộ việc thực hiện
tham nhũng đều do các công chức gây ra (đòi hối lộ để vi phạm các quy định). Hậu quả trực
tiếp nghiêm trọng nhất của loại tham nhũng này là các đạo luật và chính sách của nhà nước
không được thực hiện một cách công bằng.
Hình thức thứ ba , đó là "bẻ cong pháp luật" - tham nhũng nhằm mục đích thay đổi các quy
định của pháp luật thành những quy định phục vụ cho quyền lợi của những kẻ tham nhũng. Khái
niệm bẻ cong luật pháp do Ngân hàng Thế giới đưa ra chủ yếu nhằm lý giải thực trạng đời sống
chính trị ở các nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi. Giả định chính ở đây là các đạo luật và
chính sách của nhà nước chịu sự chi phối của một số ít người rất có có thế lực - đã hối lộ các đại
biểu quốc hội. Nói cách khác, các chính sách của nhà nước chắc chắn được ban hành để phục vụ
thiểu số những kẻ có thế lực chứ không phải nhân dân nói chung. Mặc dù hệ thống như vậy tồn
tại trên thực tế và loại tham nhũng này có thể lý giải một số nhân tố cơ bản trong chính sách
công ở nhiều quốc gia (chứ không chỉ riêng các quốc gia đang trong thời kỳ quá độ), song khái
niêm "bẻ cong luật pháp" vẫn thiếu tính rõ ràng về mặt phân tích. Vấn đề chính ở đây là ở tất cả
mọi quốc gia, các nhóm lợi ích có ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định của các đại biểu quốc
hội. Việc ráo riết vận động hành lang là một hoạt động hoàn toàn hợp pháp và chính đáng ở
những nền dân chủ đã phát triển. Vấn đề chính mang tính phân tích trong khái niệm "bẻ cong
pháp luật" là phân định rạch ròi giữa vận động chính trị hợp pháp và "bẻ cong pháp luật" do
tham nhũng gây ra.
1.3. Những nguyên nhân cơ bản của tham nhũng
Cùng với sự phát triển của các hình thái nhà nước, đặc biệt là trong điều kiện phát triển kinh tế
thị trường, các quan hệ chính trị - kinh tế tạo ra những tiền đề khách quan quan trọng làm cho tham
nhũng phát triển. Lợi ích là yếu tố chủ quan dẫn đến tham nhũng. Khi còn điều kiện để lợi ích kết

hợp với sự lạm quyền của những người có chức vụ, quyền hạn thì vẫn còn có khả năng xảy ra
tham nhũng. Có nhiều nguyên nhân và điều kiện phát sinh tham nhũng, trong đó có những
nguyên nhân, điều kiện cơ bản sau:
- Trình độ phát triển kinh tế, trình độ quản lý yế u
- Do ảnh hưởng của tập quán văn hoá
- Hoạt động của bộ máy nhà nước kém hiệu quả, pháp luật không hoàn thiê ̣n, thiếu các công
cụ phát hiện và xử lý tham nhũng hữu hiệu
1.4. Hậu quả của tham nhũng


Chúng ta có thể khái quát những tác hại chủ yếu của tham nhũng ở những điểm chính sau:
- Tác hại về chính trị: Tham nhũng là trở lực lớn đối với quá trình phát triể n của mỗi nước, làm
xói mòn lòng tin của nhân dân đối với chính quyề n, tiềm ẩn các xung đột lợi ích, phản kháng về xã
hội, làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo. Tham nhũng tràn lan đe dọa sự tồn vong của chế độ.
- Tác hại về kinh tế: Tham nhũng gây thiệt hại rất lớn về tài sản của Nhà nước và của công
dân.
- Tác hại về xã hội: Tham nhũng xâm phạm, thậm chí làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn
mực đạo đức xã hội, tha hoá đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.
1.5. Một số cơ sở pháp lý nghiên cứu phòng, chống tham nhũng
1.5.1. Công ước Liên hợp quốc phòng chống tham nhũng
Công ước Liên hợp quốc phòng chống tham nhũng (Tiếng Anh: United Nations Convention
against Corruption; viết tắt: UNCAC) đã được thông qua tại Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày
31 tháng 10 năm 2003 (Nghị quyết 58/4).
Để chống lại tham nhũng, công ước quy định những quy ước và chuẩn mực chung về các
vấn đề chính bao gồm:
 Công tác phòng chống
 Hình sự hóa tội phạm tham nhũng
 Thu hồi tài sản bị thất thoát
 Hợp tác quốc tế và hỗ trợ kỹ thuật.
Điều 5 đến điều 14 của công ước quy định các biện pháp phòng chống tham nhũng bao gồm:

Quy ước về chuẩn mực hành xử của cán bộ, viên chức nhà nước; cũng như các biện pháp bảo
đảm sự độc lập của ngành Tư pháp, tiêu chí tuyển chọn cán bộ, viên chức và đấu thầu công khai
các dự án, công trình; thúc đẩy tính minh bạch và truy cứu trách nhiệm trong việc quản lý tài
chính công cộng và khu vực tư nhân; mở rộng sự tham gia của các tầng lớp dân chúng trong xã
hội dân sự.
1.5.2. Luật Phòng, chống tham nhũng Viê ̣t Nam
Luâ ̣t gồm 8 chương, 92 điều được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Chủ tịch nước ký Lệnh công bố số
26/2005/L/CTN ngày 09 tháng 12 năm 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm
2006; Luâ ̣t đã đươ ̣c sửa đổ i, bổ sung các năm 2007, 2009, 2012.
1.5.3. Luật chố ng tham nhũng Singapore
Luật chống tham nhũng của Singapore (Prevention Corruption Act) ban hành vào ngày
17/6/1960, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 1960 đã được sửa đổi nhiều lần sau đó vào
những năm 1972 và 1981, Luật gồm 37 điều, được sắp xếp thành 6 chương:
Luật quy định những vấn đề cơ bản như: Khái niệm tiền tham nhũng, việc bổ nhiệm Chủ tịch
và nhân viên Cơ quan điều tra chống tham nhũng; các hình phạt áp dụng, thẩm quyền của Uỷ
viên Công tố trong việc điều tra chống tham nhũng… và các vấn đề khác nhằm đảm bảo cho việc
đấu tranh chống tham nhũng được tăng cường hiệu lực, hiệu quả cao hơn.
Chương 2


LUẬT CHỐNG THAM NHŨ NG SINGAPORE
VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
2.1. Các quy định chung
Luật chống tham nhũng của Singapore (Prevention Corruption Act) ban hành vào ngày
17/6/1960, Luật chống tham nhũng năm 1960 đã được sửa đổi nhiều lần sau đó vào những năm
1972 và 1981, Luật gồm 37 điều, được sắp xếp thành 6 chương.
2.1.1. Khái niệm tiền tham nhũng
Về Luật chống tham nhũng của Singapore đã xây dựng một quy định thống nhất về khái
niệm "tiền tham nhũng", tạo một cơ sở pháp lý rõ ràng, tránh những nhầm lẫn, vướng mắc trong

việc xác định và xử lý các hành vi tội phạm tham nhũng.
2.1.2. Về bổ nhiệm Chủ tịch và nhân viên Cơ quan điều tra chống tham nhũng
Theo quy định của pháp luật chống tham nhũng thì ở Singapore Tổng thống là người bổ
nhiệm Chủ tịch Cơ quan điều tra chống tham nhũng. Việc bổ nhiệm người nào đó vào chức vụ
này, theo luật định hoàn toàn thuộc vào quyền tự quyết định của Tổng thống. Tuy nhiên, Tổng
thống thường chỉ không bổ nhiệm trong trường hợp người đó không đồng ý với ý kiến, kiến nghị
của Chính phủ hay Bộ trưởng về thực thi trách nhiệm, quyền hạn do Chính phủ giao. Bên cạnh
việc bổ nhiệm Chủ tịch, Tổng thống cũng có thể bổ nhiệm Phó Chủ tịch, các trợ lý của Chủ tịch,
các Điều tra viên chuyên ngành của Cơ quan điều tra chống tham nhũng. Tổng thống quy định
cấp bậc cụ thể đối với trợ lý Chủ tịch và các Điều tra viên chuyên ngành.
2.1.3. Về thẩm quyền trong điều tra, truy tố, xét xử tội phạm tham nhũng
Thẩm quyền điều tra: Ngoài việc điều tra những tội theo quy định của Luật chống tham
nhũng như đã nêu ở trên, Chủ tịch, Điều tra viên chuyên ngành Cơ quan điều tra chống tham
nhũng cũng có thẩm quyền điều tra mà không cần có sự phê chuẩn của Cơ quan công tố đối với
một số tội được quy định tại một số điều trong Bộ luật Hình sự.
2.1.4. Đối với việc truy tố, xét xử
Trừ những trường hợp theo quy định của pháp luật, không có sự tố cáo nào về tội phạm theo
quy định của Luật chống tham nhũng được thừa nhận như chứng cứ vụ án và nhân chứng của vụ
án không được phép để lộ tên và địa chỉ của người cung cấp thông tin cũng như các vấn đề khác
đã giúp cho việc điều tra khám phá tội phạm. Các tài liệu, giấy tờ liên quan là chứng cứ vụ án
hay liên quan đến hoạt động kiểm tra, thanh tra theo thủ tục tố tụng hay liên quan đến cuộc điều
tra phát hiện, khám phá tội phạm mà có chứa tên hay lời trình bày của nhân chứng, người cung
cấp thông tin trong đó thì Toà án trước khi đưa vụ án ra xét xử phải đảm bảo bí mật cho nhân
chứng, người cung cấp thông tin đó và khi cần thiết phải có biện pháp bảo vệ nhân chứng, người
cung cấp thông tin.
Khi xét xử tội phạm tham nhũng, trong trường hợp Toà án thấy có sự cố tình tố cáo sai sự
thật hoặc lời tố cáo chỉ tin vào niềm tin nội tâm là có thật của người cung cấp thông tin, hoặc về
mặt thủ tục tố tụng thấy không bảo đảm cho công tác xét xử mà không có sự điều tra ban đầu đối
với người cung cấp thông tin thì Toà án có thể yêu cầu để nguyên bản tố cáo gốc cho Toà án và
cho phép tiến hành điều tra, xác minh thêm hay yêu cầu xuất trình các tài liệu liên quan đến

người cung cấp thông tin.


Khi xét xử tội phạm tham nhũng, trong trường hợp Tòa án thấy có sự thật hoặc lời tố cáo chỉ
tin vào niềm tin nội tâm là có thật của người cung cấp thông tin, hoặc về mặt thủ tục tố tụng thấy
không bảo đảm cho công tác xét xử mà không có sự điều tra ban đầu đối với người cung cấp
thông tin thì Tòa án có thể yêu cầu để nguyên bản tố cáo gốc cho Tòa án và cho phép tiến hành
điều tra, xác minh thêm hay yêu cầu xuất trình các tài liệu liên quan đến người cung cấp thông
tin.
Việc truy tố các tội phạm tham nhũng ra trước Tòa án sơ thẩm có thẩm quyền để tiến hành
xét xử theo quy định của Luật chống tham nhũng chỉ được thực hiện khi có sự phê chuẩn của Uỷ
viên Công tố.
2.2. Nghiên cứu một số quy định Luật chống tham nhũng khác với Việt Nam
2.2.1. Cơ quan điều tra tham nhũng (CPIB)
Singapore không có Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng như Việt Nam, thay
vào đó là một Cơ quan điều tra tham nhũng (CPIB) tách khỏi các cơ quan khác, trực thuộc Thủ
tướng Chính phủ, có quyền độc lập điều tra và ngăn chặn tham nhũng. Chính điều này sẽ giúp cho cơ
quan không bị chi phối trong hoạt động điều tra. Chức năng và nhiệm vụ của CPIB là tiếp nhận và
điều tra các tố giác về tham nhũng trong các cơ quan nhà nước và tư nhân (lĩnh vực công và tư nhân);
điều tra và làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp trong các tổ chức của Nhà
nước; ngăn chặn và phòng ngừa tệ nạn tham nhũng bằng cách điều tra, xem xét quá trình và phương
thức hoạt động trong các cơ quan nhà nước nhằm hạn chế đến mức tối đa các điều kiện để tham
nhũng nảy sinh. CPIB hiện có 75 nhân viên, trong đó có 49 nhân viên điều tra (CPI officers) và 26
nhân viên phục vụ. Trong số các nhân viên điều tra, có cả Chủ tịch và 2 Phó chủ tịch CPIB, 5 trợ lý
Chủ tịch và 41 nhân viên điều tra chuyên nghiệp được sắp xếp theo các cấp bậc khác nhau. Những
người không làm nhiệm vụ điều tra gồm có 4 nhân viên tiếp nhận và xử lý thông tin, 22 nhân viên
văn phòng.
2.2.2. Quy định hình phạt
Thứ nhất, về hình phạt tiền. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 của Việt Nam không quy
định các hình phạt khi có hành vi tham nhũng xảy ra. Do đó, khi xử phạt hành vi tham nhũng,

chúng ta phải dẫn chiếu các quy định trong Bộ luật hình sự. Trong Bộ luật hình sự tại Chương
XXI mục A quy định về các tội phạm về chức vụ, cụ thể là từ Điều 278 đến Điều 291 Bộ luật
hình sự tương ứng với các hành vi được mô tả trong Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm
2005 của Việt Nam. Theo đó, đối chiếu các mức hình phạt quy định từ Điều 278 đến Điều 291
Bộ luật hình sự với Điều 28 Bộ luật hình sự thì mức hình phạt lần lượt từ thấp đến cao là phạt
tiền, tù có thời hạn, tù chung thân và tử hình. Luật Phòng, chống tham nhũng Singapore quy định
mức hình phạt đối với tội tham nhũng là hình phạt tù và phạt tiền, đơn cử như tại khoản c Điều 6
"bất kỳ người nào cố ý đưa hối lộ cho cá nhân, hoặc cá nhân cố ý nhận hối lộ nhằm cố ý làm sai
trái với thủ trưởng của mình về chứng từ, tài khoản và các tài liệu khác mà thủ trưởng của mình
đang xem xét giải quyết hoặc báo cáo sai sự thật, sẽ bị coi là tội phạm và chịu hình phạt lên đến
100.000 đô la Singapore hay phạt tù lên đến 5 năm hoặc cả hai".
Mặc dù đều quy định chế tài là phạt tiền nhưng đối với Việt Nam và Singapore cách quy
định về mức phạt tiền là hoàn toàn khác nhau.
Thứ hai, về hình phạt tù. Cả Luật Phòng, chống tham nhũng Singapore và Bộ luật hình sự của
Việt Nam đều quy định hình phạt tù đối với hành vi tham nhũng. Nhưng mức phạt tù quy định


trong Bộ luật hình sự của Việt Nam cao hơn so với mức phạt tù quy định trong Luật Phòng,
chống tham nhũng của Singapore. Luật Phòng, chống tham nhũng Singapore quy định mức hình
phạt tù thấp nhất là 5 năm và cao nhất là 7 năm. Còn Bộ luật hình sự Việt Nam quy định mức
phạt tù thấp nhất là 1 năm và mức cao nhất là chung thân. Song, dù mức phạt tù của Bộ luật hình
sự Việt Nam cao hơn mức phạt tù của Luật Phòng, chống tham nhũng Singapore, nhưng do
chính sách nhân đạo của Đảng và của Nhà nước ta, đến nay chưa một tội phạm nào phải chịu
mức hình phạt tù chung thân phải thụ án chung thân, mà đều được tha trước thời hạn.
Thứ ba, về hình phạt tử hình. Luật Phòng, chống tham nhũng Singapore không quy định hình
phạt đối với các hành vi tham nhũng có mức hình phạt là tử hình, mà chỉ quy định mức hình phạt
là phạt tù và mức phạt tiền, nhưng Bộ luật hình sự Việt Nam thì ngoài quy định mức hình phạt là
phạt tiền, phạt tù có thời hạn và phạt tù không thời hạn, còn có quy định mức hình phạt tử hình.
Có thể thấy, tử hình là mức hình phạt cao nhất trong hệ thống khung hình phạt của nước ta. Hiện
nay đang có hai luồng ý kiến về việc có nên hay không bỏ án tử hình đối với hai tội danh là tham

ô được quy định tại Điều 278 Bộ luật hình sự và tội danh hối lộ được quy định ở Điều 279 Bộ
luật hình sự.
2.2.3. Cơ chế bảo vệ người tố cáo tham nhũng
Cần cơ chế bảo vệ người tố cáo tham nhũng. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới, trong đó có
Trung Quốc, tiến hành xem xét cả đơn thư tố cáo nặc danh để phát hiện tham nhũng. Trung Quốc
cho rằng, hiện nay pháp luật Trung Quốc chưa hoàn thiện, người tố cáo còn bị đe dọa, do đó cho
phép người tố cáo được giấu tên và chấp nhận thư nặc danh. Trong thực tế, Trung Quốc có
khoảng 60% đơn thư tố cáo là thư nặc danh và trong số đó có rất nhiều thông tin chính xác về
tham nhũng. Theo một tài liệu của Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung Quốc thì những năm gần đây,
80% các vụ án lớn ở nước này được xử lý là do nhân dân tố cáo. Thái Lan cũng yêu cầu các cơ
quan chức năng phải xem xét tất cả các đơn thư tố giác của người dân về tham nhũng, dù có ký
tên hay không ký tên. Singapore cũng xem xét đơn thư tố giác không ghi tên người gửi, thậm chí
xem xét cả các cuộc điện thoại gọi tới.
2.3. Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của Singapore
2.3.1. Đánh giá chung
Singapore được đánh giá là một trong những quốc gia có tỷ lệ tham nhũng thấp nhất thế giới
với hệ thống dịch vụ công trong sạch và hiệu quả. Năm 2010, Singapore được Tổ chức Minh
bạch quốc tế (TI) xếp hạng là 1 trong 3 quốc gia trong sạch nhất thế giới. Để có được thành quả
đó, Chính phủ Singapore thực thi nhiều biện pháp cứng rắn, đồng bộ, thường xuyên, liên tục để
loại trừ tham nhũng. Tham nhũng ở Singapore đã nằm trong vòng kiểm soát của khu vực nhà
nước và tư nhân.
Sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và những thành tựu về mọi mặt mà đất nước Sinhgapo đã đạt
được có lẽ không cần phải nhắc lại. Các đánh giá dù ở góc độ nào cũng thống nhất ở một điểm
chung về tính hiệu quả của quản lý, sự nề nếp và đặc biệt là sự trong sạch, liêm chính của bộ
máy nhà nước, công chức nhà nước và ngay cả trong cung cách ứng xử trong các quan hệ xã hội
khiến cho Sinhgapo được coi là sạch cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Vậy thì tại sao, Sinhgapo lại
chống tham nhũng có hiệu quả như vậy? Cần phải nhìn nhận thật toàn diện, khách quan về vấn
đề này.



Thứ nhất, phải thấy rằng là một đảo quốc nhỏ bé, cả về diện tích và dân số cho nên về mọi
mặt họ dễ hơn chúng ta rất nhiều. Khi đã có một chiến lược đúng đắn thì việc đưa nó vào cuộc
sống không phải là vấn đề quá khó khăn. Sinhgapo chỉ có một cấp chính quyền cho nên sự thực
hiện quyền lực được thực hiện tập trung, không chia sẻ và cũng chẳng khó khăn gì trong việc
phân cấp thẩm quyền và xác định trách nhiệm.
Thứ hai, bộ máy nhà nước Sinhgapo cực kỳ gọn nhẹ. Sinhgapo cũng là một nước chỉ có một
đảng nắm chính quyền cho nên vai trò lãnh đạo của đảng cũng rất lớn đồng thời cũng là một xã
hội đề cao dân chủ và vai trò của cơ quan dân cử. Nhưng mọi quyền lực được thực hiện hết sức
tập trung thông qua Thủ tướng Chính phủ. Chỉ Chính phủ mới có bộ máy, quốc hội, đảng không
có bộ máy riêng. Mọi quyết đáp được thực hiện rất nhanh chóng từ Thủ tướng mà không phải
bàn thảo quá nhiều trong quốc hội và qua quá nhiều tầng nấc quyền lực. Sự gọn nhẹ về bộ máy
cũng đã là thuận lợi đầu tiên cho việc phải làm trong sạch bộ máy đó, tức là giảm đối tượng phải
giám sát và loại trừ tham nhũng.
Thứ ba, sự thịnh hành lối sống và phong cách phương tây với những điểm tốt đẹp (tính dân
chủ, nền quản trị công khai, hiện đại và minh bạch…) đã được thâm nhập vào đời sống cộng
đồng và đời sống công sở Sinhgapo một cách dễ dàng khi tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ chính
thức của người Sinhgapo. Điều đó khiến cho Sinhgapo thoát khỏi những lề thói cũ và hình ảnh
rườm rà, lễ nghi phong kiến và sự hiện diện quá nhiều sự của Nhà nước hay sự "bao cấp", vốn là
những chỗ tạo cơ hội cho sự lạm dụng quyền lực và hà lạm ngân sách nhà nước
Từ đó có thể thấy rằng điểm nổi bật trong cái mà người Sinhgapo làm được, điều khiến cho
hiệu quả của đấu tranh chống tham nhũng của Sinhgapo hay được nhắc đến đó chính là họ đã tạo
nên được một nền văn hoá chống tham nhũng, từ cấp lãnh đạo cao nhất của nhà nước đến hành
vi ứng xử ngày của công chức trong công sở và sự phản ứng với tệ nạn tham nhũng ngay trong
nhận thức và hành động của mỗi người dân trên bình diện toàn xã hội.
Tóm lại chiến lược chống tham nhũng của Sinhgapo có thể thể hiện bởi tam giác với ba
đỉnh: Giá trị xã hội, tức là xây dựng một nhận thức, một nền văn hoá và phát huy vai trò của xã
hội phản ứng với tệ tham nhũng, khiến cho nó không có lý do tồn tại ngay từ trong suy nghĩ của
mỗi người; quyết tâm chính trị và sự trong sạch liêm khiết của đạo tối cao; và một nền pháp chế
chặt chẽ (trong đó bao gồm việc hiện hữu một cơ quan chuyên trách đủ mạnh) về cả thể chế lẫn
con người thực thi, được rèn luyện bởi đạo đức công vụ, sự liêm chính và sự bảo đảm bởi chế độ

lương bổng.
Tất cả những kinh nghiệm nói trên của người Sinhgapo thực ra không phải là điều gì quá
mới chúng ta, vấn đề là chúng ta có đủ quyết tâm và can đảm để làm được không khi mà tình
trạng tham nhũng hiện nay đã lan tràn, đe doạ sự tồn vong của chế độ và chống tham nhũng chắc
chắn sẽ đụng chạm đến lợi ích của không ít người và sẽ gây những sự bất ổn nhất định về mặt
kinh tế chính trị cũng như đến những quan niệm có tính chất truyền thống về mặt pháp luật.
2.3.2. Những kinh nghiệm cụ thể của Singapore
Qua nghiên cứu luâ ̣t chố ng tham nhũng Singapore cho thấ y những kinh nghiê ̣m như sau :
- Thường xuyên rà soát tăng cường hệ thống pháp luật phòng chống tham nhũng, thúc đẩy
công khai đối tượng vi phạm pháp luật.


- Tăng cường hệ thống luật pháp và chú trọng tăng cường mức độ hình phạt đối với hành vi
tham nhũng
- Các biện pháp hành chính phòng ngừa tham nhũng đi đôi với giáo dục
- Xây dựng cơ quan chống tham nhũng trong sạch, hiệu quả
- Luật pháp đủ mạnh
- Xét xử nghiêm minh
- Quản lý hành chính hiệu quả
- Xây dựng giải pháp "4 không với tham nhũng"
Đây là giải pháp tổng hợp các biên pháp nêu trên, là quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng
đầu châu Á, Singapore đã thực hiện giải pháp "4 không với tham nhũng" có hiệu quả thực sự.
Những giải pháp "4 không với tham nhũng" bao gồm: Không dám tham nhũng - Không thể tham
nhũng - Không cần phải tham nhũng - Không được tham nhũng
2.3.3. Một số kinh nghiệm chống tham nhũng Singapore phù hợp với Việt Nam
Để đạt được thành công như Singapore, trên cơ sở kinh nghiê ̣m phòng , chố ng tham nhũng
thực tiễn của Singapore, Viê ̣t Nam nên sửa đổ i m ột số điều khoản trong Luật Phòng, chống tham
nhũng theo hướng:
- Thành lập một đơn vị phòng chống tham nhũng chuyên bi ệt, tự quản và ở mức độ nào đó
độc lập. Nếu có một đơn vị như vậy và họ được toàn quyền với những vụ án tham nhũng lớn,

không có sự can thiệp của một hệ thống các đơn vị nói trên, sẽ không cần một cơ quan điều phối,
chỉ đạo.
Tội phạm tham nhũng có đặc điểm là bí mật, cố tình che giấu, không dễ lần theo các dấu vết
mà đòi hỏi những kỹ thuật, cách tiếp cận, thẩm quyền đặc biệt, ví dụ kiểm tra báo cáo tài chính.
Chính vì vậy nếu không có một đơn vị chuyên biệt đủ năng lực và thẩm quyền, việc đối phó với
tội phạm sẽ rất khó khăn.
Các nước đều có một đơn vị ít nhiều có tính chất như vậy. Ở Việt Nam lại có khá nhiều cơ
quan tham gia phòng, chống tham nhũng, từ công an, công tố đến Thanh tra Chính phủ, với
nhiều nguồn thông tin khác nhau. Do vâ ̣y có s ự phân tán về trách nhiệm và đã dẫn đến sự chồng
chéo về thẩm quyền, gây khó cho việc thực thi pháp luật phòng, chống tham nhũng.
- Luật Phòng, chống tham nhũng của Việt Nam chưa đủ sức là một luật phòng, chống tham
nhũng đúng nghĩa - một đạo luật mang tính hình sự, với đầy đủ chế tài và điều kiện thực thi. Luật
của Việt Nam có nhiều điều khoản "phòng", nhưng chưa đủ các điều khoản để "chống" tham nhũng
hiệu quả. Thậm chí một số hình phạt có trong luật cũng chưa được thực thi vì chưa có vụ án nào
trong đó các khâu điều tra, khởi tố tỏ ra đủ mạnh để dẫn đến các hình phạt đó. Luật Phòng, chống
tham nhũng cần nhất là nêu đầy đủ thế nào là tham nhũng và cách xử lý tham nhũng , viê ̣c thực
thi pháp luật phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam đang tạo ra những trở ngại khiến những người
thực lòng muốn chống tham nhũng nản lòng, thất vọng.
Chương 3
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ
XUẤT


3.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chiến lược quốc gia về phòng, chống
tham nhũng
3.1.1. Quan điểm của Đảng cộng sản Viê ̣t Nam về phòng, chố ng tham nhũng
Chống tham nhũng là cuộc đấu tranh hết sức phức tạp, đòi hỏi có sự lãnh đạo toàn diện và
tuyệt đối của Đảng, quan điểm, nguyên tắc xây dựng Luật phòng, chống tham nhũng chủ yếu
dựa trên các quan điểm lớn đã được chỉ ra tại Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 15-5-1996 và trong
một số văn kiện khác của Đảng như sau:

- Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn chặt với đổi mới kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống
của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường đại đoàn kết toàn dân;
- Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền và phục vụ cho đổi mới hệ thống chính trị, xây
dựng Đảng và kiện toàn, tăng cường đoàn kết nội bộ;
- Chống tham nhũng phải gắn liền với chống quan liêu, lãng phí;
- Đấu tranh chống tham nhũng phải kết hợp giữa xây, phòng và chống. Vừa tích cực phòng
ngừa, vừa xử lý nghiêm mọi hành vi tham nhũng;
- Đẩy mạnh phòng và chống tham nhũng một cách chủ động, huy động và phối hợp chặt chẽ
mọi lực lượng đấu tranh chống tham nhũng, thực hiện chống tham nhũng ở mọi cấp, mọi ngành;
- Đấu tranh chống tham nhũng là nhiệm vụ lâu dài, phải tiến hành kiên quyết, kiên trì và thận
trọng, không nóng vội, không chủ quan; phải có kế hoạch cụ thể, có bước đi vững chắc; sử dụng
nhiều biện pháp, trong đó lấy giáo dục làm cơ sở, lấy pháp chế làm đảm bảo.
3.1.2. Chiế n lược quố c gia về phòng, chố ng tham nhũng
Cụ thể hoá nghị quyết của Đảng, Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm
2020 đã đề ra quan điểm về phòng, chống tham nhũng như sau:
- Phòng, chống tham nhũng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng,
phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, nhấn mạnh trách nhiệm người đứng đầu các
cơ quan, tổ chức, đơn vị, đề cao vai trò của xã hội, các tổ chức, đoàn thể và quần chúng nhân dân.
- Phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài, xuyên suốt
quá trình phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong
thời kỳ mới.
- Sử dụng tổng thể các giải pháp phòng, chống tham nhũng; vừa tích cực, chủ động trong
phòng ngừa, vừa kiên quyết trong phát hiện, xử lý với những bước đi vững chắc, có trọng tâm,
trọng điểm, trong đó phòng ngừa là cơ bản, lâu dài; gắn phòng, chống tham nhũng với thực hành
tiết kiệm, chống quan liêu, lãng phí.
- Xây dựng lực lượng chuyên trách đủ mạnh, có phẩm chất chính trị, bản lĩnh, đạo đức nghề
nghiệp làm nòng cốt trong công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng theo hướng chuyên
môn hóa với các phương tiện, công cụ, kỹ năng phù hợp, bảo đảm vừa chuyên sâu, vừa bao quát
các lĩnh vực, các mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
- Đặt quá trình phòng, chống tham nhũng trong điều kiện hội nhập, chủ động hợp tác hiệu

quả với các quốc gia, các tổ chức quốc tế; chú trọng tổng kết thực tiễn và tiếp thu có chọn lọc
kinh nghiệm của nước ngoài trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Mục tiêu chiến lược phòng, chố ng tham nhũng


Chiến lược phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 cũng xác định mục tiêu chung và năm
nhóm mục tiêu cụ thể:
- Mục tiêu chung:
Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, loại bỏ dần các cơ hội, điều kiện phát sinh tham
nhũng, góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả; đội ngũ
cán bộ, công chức liêm chính; lành mạnh hóa các quan hệ xã hội thông qua việc thực hiện đồng
bộ các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng; củng cố lòng tin của nhân dân và
cộng đồng quốc tế, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển;
- Mục tiêu cụ thể:
+ Ngăn chặn, làm triệt tiêu các điều kiện và cơ hội phát sinh tham nhũng trong việc hoạch định
chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật, nhất là trong quá trình ban hành và tổ chức thi hành các
văn bản áp dụng pháp luật.
+ Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực nhà nước, ngăn ngừa việc lợi dụng
chức vụ, quyền hạn để vụ lợi trên cơ sở xây dựng nền công vụ hiệu quả, minh bạch, phục vụ
nhân dân và xã hội, với đội ngũ cán bộ, công chức trung trực, công tâm, liêm khiết, tận tụy,
chuyên nghiệp và được trả lương hợp lý; các chuẩn mực đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp
được củng cố và phát triển.
+ Hoàn thiện thể chế, tạo lập môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, công bằng, minh
bạch nhằm thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; nâng
cao ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp; từng bước xóa bỏ tệ hối lộ trong quan hệ giữa
doanh nghiệp với cơ quan nhà nước và trong giao dịch thương mại.
+ Tính trách nhiệm, tính chuyên nghiệp, sức chiến đấu và hiệu quả hoạt động của các cơ
quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng được nâng cao, giữ
vai trò nòng cốt trong phát hiện và xử lý tham nhũng.
Chính sách xử lý đối với tham nhũng, đặc biệt là chính sách hình sự, chính sách tố tụng hình

sự tiếp tục được hoàn thiện; hệ thống đo lường, giám sát tham nhũng được thiết lập.
+ Nâng cao nhận thức, vai trò của xã hội về tham nhũng, về chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng; thúc đẩy sự tham gia chủ động của các tổ
chức, đoàn thể xã hội, các phương tiện truyền thông và mọi công dân trong nỗ lực phòng, chống
tham nhũng; xây dựng văn hóa và tạo ra thói quen phòng, chống tham nhũng trong đời sống của
cán bộ, công chức và trong các tầng lớp nhân dân.
3.2. Quy đinh
̣ của Luâ ̣t phòng, chố ng tham nhũng Viêṭ Nam
Luật Phòng, chống tham nhũng gồm 8 chương, 92 điều được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Chủ tịch nước ký
Lệnh công bố số 26/2005/L/CTN ngày 09 tháng 12 năm 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 6 năm 2006. Luâ ̣t đã đươ ̣c sửa đổ i, bổ sung các năm 2007, 2009, 2012.
Những quy định chung: Hành vi tham nhũng theo Luật này gồm 3 yếu tố cơ bản là: Yếu tố
chức vụ, quyền hạn; yếu tố lợi dụng chức vụ, quyền hạn và yếu tố vụ lợi.
Các hành vi tham nhũng: Trên cơ sở khai niệm hành vi tham nhũng và khai niệm người có chức
vụ, quyền hạn, Điều 3 của Luật Phòng, chống tham nhũng quy định cụ thể 12 loại hành vi tham
nhũng, bao gồm: Tham ô tài sản; Nhận hối lộ; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Lợi
dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lạm quyền trong khi thi


hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Giả mạo trong công tác vì vụ lợi; Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được
thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc
địa phương vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi;
Nhũng nhiễu vì vụ lợi; Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cẳn trở, can thiệp trái pháp luật vào việc
kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
Phòng ngừa tham nhũng: Phòng ngừa tham nhũng được coi là yếu tố quan trọng, mang tính
chiến lược, quyết định hiệu quả đấu tranh chống tham nhũng. Luật Phòng, chống tham nhũng đã
quy định một hệ thống các biện pháp nhằm phòng ngừa tham nhũng và có thể coi đây là nội dung
quan trọng nhất của Luật bao gồ m các biê ̣n pháp đươ ̣c quy đinh

̣ cu ̣ thể theo từng mục như: Công
khai, minh bạch hóa hoạt động của bộ máy nhà nước; Xây dựng, hoàn thiện và bảo đảm thực hiện
nghiêm chỉnh chế, định mức, tiêu chuẩn; Việc tặng quà và nhận quà tặng; Chuyển đổi vị trí công tác
của cán bộ, công chức, viên chức; Minh bạch về tài sản của cán bộ, công chức; Trách nhiệm của người
đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng.
Phát hiện tham nhũng: Luâ ̣t phòng , chố ng tham nhũng q uy đinh
̣ các hiǹ h thức phát hiê ̣n
tham nhũng như : Phát hiện tham nhũng qua công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra,
kiểm sát, xét xử, giám sát, phát hiện thông qua t ố cáo và giải quyết tố cáo về hành vi tham
nhũng.
Xử lý hành vi tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật khác: Luâ ̣t phòng, chố ng tham
nhũng quy định các xử lý hành vi tham nhũng gồm : Xử lý kỷ luật, xử lý hình sự, xử lý tài sản
tham nhũng.
Tổ chức, trách nhiệm và phối hợp hoạt động của các cơ quan Thanh tra, Kiểm toán Nhà
nước, Điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án và các cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan trong phòng,
chống tham nhũng: Luâ ̣t phòng, chố ng tham nhũng quy đinh
̣ các cơ quan có trách nhiê ̣m gồ m :
Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, đơn vị chống tham nhũng chuyên trách.
Bên ca ̣nh đó để phát huy hiê ̣u quả phòng , chố ng tham nhũng, Luâ ̣t quy đinh
̣ mô ̣t số nô ̣i dun
như: Vai trò và trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống thamnhũng, hợp tác quốc tế về
phòng, chống tham nhũng.
Những nội dung sửa đổ i Luật phòng, chố ng tham nhũng: Luật Phòng, chống tham nhũng sửa
đổi bổ sung đươ ̣c Quố c hô ̣i thông qua năm 2012, có hiệu lực từ ngày 1/2/2013 sửa đổ i mô ̣t số nô ̣i
dung sau: Không lập cơ quan riêng về phòng , chố ng tham nhũng thuô ̣c Quố c Hô ̣i , lâ ̣p Ban chỉ
đa ̣o Trung ương về phòng chố ng tham nhũng trực thuô ̣c Bô ̣ Chính tri ̣ ; không kê khai tài sản của
con cái, cha mẹ, không quy định về kiểm soát thu nhập người có chức quyền.
3.3. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về phòng, chố ng tham
nhũng
3.3.1. Thực trạng tham nhũng

Công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, đó
là:
- Giữa quyết tâm chính trị và hành động thực tiễn còn khoảng cách đáng kể. Việc vận dụng
một số chủ trương, chính sách và áp dụng các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng
chưa sát với tình hình thực hiện tiễn, thiếu sáng tạo. Một số cơ chế, chính sách, quy định chậm
được bổ sung, sửa đổi, dẫn đến lúng túng, hiệu quả thấp trong tổ chức thực hiện. Tính tiên


phong, gương mẫu của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong
phòng, chống tham nhũng còn yếu. Việc tự phát hiện hành vi tham nhũng ngay trong từng cơ
quan, tổ chức, đơn vị còn rất hạn chế. Cũng có ý kiến đánh giá số vụ việc, vụ án tham nhũng
được phát hiện và xử lý còn thấp, chưa tương xứng với tình hình. Một số vụ việc, vụ án tham
nhũng xử lý chậm, kéo dài, sự phối hợp chưa đồng bộ, thiếu nhất quán giữa các cơ quan tiến
hành tố tụng, việc thông tin chưa đầy đủ, kịp thời đã gây tâm lý hoài nghi trong nhân dân. Tình
trạng sách nhiễu của một bộ phận cán bộ, công chức chậm được khắc phục, gây bức xúc trong xã
hội. Tổ chức, hoạt động của các cơ quan, đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng có
mặt chưa hợp lý, hiệu quả còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.
3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chố ng tham nhũng
Để nâng cao hiê ̣u quả phòng chố ng tham nhũng trên cơ sở những kinh nghiê ̣m thực tế từ
Singapore và thực tế triể n khai Luâ ̣t phòn g, chố ng tham nhũng ở Viê ̣t Nam , trước hế t cầ n tâ ̣p
trung vào các giải pháp sau:
Thứ nhấ t , tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với công tác
phòng, chống tham nhũng.
Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, truyền thông về công tác phòng, chống
tham nhũng.
Thứ ba, tiếp tục khẩn trương bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã
hội; đẩy mạnh cải cách hành chính, kiên quyết loại bỏ những cản trở về thể chế và thủ tục hành
chính tạo điều kiện cho sách nhiễu, tham nhũng.
Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện thể chế và tăng cường năng lực thanh tra, kiểm tra, kiểm toán,
giám sát, điều tra, truy tố xét xử trong phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng. Trước mắt cần tập

trung hơn nữa công tác phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng để đủ sức răn đe, phòngngừa tham
nhũng.
Thứ năm , tiế p tu ̣c xây dựng hoàn thiê ̣n hê ̣ thố ng pháp luâ ̣t phòng chố ng tham nhũng theo
hướng:
- Nghiên cứu t hành lập một đơn vị phòng chống tham nhũng chuyên bi ệt, tự quản và ở mức
độ nào đó độc lập (nên xây dựng theo mô hiǹ h đơn vi ̣thuô ̣c Quố c hô ̣i).
- Xây dựng quy triǹ h thố ng nhấ t xử lý hành vi tham nhũng , tránh chồng chéo trong xử lý tố
giác hành vi tham nhũng.
Thứ sáu, phát huy vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng. Huy động sức mạnh quần
chúng nhân dân tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Thứ bảy, đẩy mạnh và tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng. Chủ động hội
nhập quốc tế trên lĩnh vực phòng, chống tham nhũng.
KẾT LUẬN
Tham nhũng và chố ng tham nhũng luôn là vấ n đề thu hút sự quan tâm của mo ̣i người , vẫn
đang là cuô ̣c chiế n ta ̣i hầ u hế t các quố c gia trên thế giới . Hoàn thiện các biện pháp phòng chống
tham nhũng trước hế t là hoàn thiê ̣n hê ̣ thố ng văn bản pháp luâ ̣t như: Luâ ̣t phòng, chố ng tham nhũng
năm 2005, Bô ̣ luâ ̣t hình sự.. để từ đó những người thực thi pháp luật có được cơ sở pháp lý vững


chắ c để có thể thực hiê ̣n tố t nhấ t nhiê ̣m vu ̣ mà mình đươ ̣c giao phó . Đây là mô ̣t viê ̣c không dễ
dàng, không thể hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t phòng , chố ng tham nhũng ngay mà cầ n có sự chung tay ,
giúp sức của toàn xã hội. Qua đề tài này , tác giả đề xuất một số giải pháp trên cơ sở kinh ngh iê ̣m
của Singapore nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam . Thông qua những so sánh
đánh giá về điể m giố ng khác nhau của hai bô ̣ luâ ̣t, tác giả tổng kết kinh nghiệm xây dựng và thực
thi Luâ ̣t chố ng tham nhũng của S ingapore và đưa ra kiế n nghi ̣, ý kiến đóng góp hoàn thiện Luật
phòng, chố ng tham nhũng năm 2005 của Việt Nam.
Nói tóm lại, cuô ̣c chiế n chố ng tham nhũng ở bấ t kì quố c gia nào cũng luôn là mô ̣t công viê ̣c
quan tro ̣ng có tiń h số ng còn đố i với quố c gia ấ y . Muố n đa ̣t đươ ̣c kế t quả tố t thì mô ̣t trong những
phương pháp hay chính là ho ̣c tâ ̣p và kế thừa những bài ho ̣c kinh nghiê ̣m quý báu từ những quố c
gia đã đa ̣t đươ ̣c thành công nhấ t đinh

̣ trong đó Singap ore là mô ̣t điể n hình. Để từ đó , chúng ta có
cách áp dụng sao cho phù hợp với tình hình riêng của quốc gia mình.
Đề tài đươ ̣c thực hiê ̣n trong thời gia ngắ n do vâ ̣y không tránh khỏi thiế u sót và ha ̣n chế . Tác
giả rất mong n hâ ̣n đươ ̣c ý kiế n đóng góp từ quý thầ y cô và ba ̣n bè , đồ ng nghiê ̣p để hoàn thiê ̣n
thêm đề tài.
References
1.

Diên Anh (2006), "Hiện thực hóa Luật Phòng, chống tham nhũng", Khoa học pháp lý, (12).

2.

Chính phủ (2006), Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22/8 quy định xử lý trách nhiệm của
người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn
vị do mình quản lý, phụ trách, Hà Nội.

3.

Chính phủ (2006), Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20/10 quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của luật phòng, chống tham nhũng, Hà Nội.

4.

Chính phủ (2005), Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11 quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Khiếu nại, tố cáo, Hà Nội.

5.

Chính phủ (2007), Báo cáo số 27/BC-CP ngày 14/3 về việc thực hiện luật phòng, chống tham

nhũng, Hà Nội.

6.

Chính phủ (2007), Nghị định s ố 47/2007/ NĐ-CP ngày 27/3 quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng về vai trò, trách nhiệm của xã hội
trong phòng, chống tham nhũng, Hà Nội.


7.

Chính phủ (2007), Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg ngày 10/5 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành quy chế về việc tặng quà, nhận quà và nộp lại quà của cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử
dụng ngân sách nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức, Hà Nội.

8.

Chính phủ (2007), Nghị định số 102/2007/NĐ-CP ngày 14/6 quy định thời hạn không được
kinh doanh trong lĩnh vực có trách nhiệm quản lý đối với những người là cán bộ, công
chức, viên chức sau khi thôi giữ chức vụ, Hà Nội.

9.

Chính phủ (2009), Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020, Hà Nội.

10. Lý Quang Diệu (2000), Hồi ký Lý Quang Diệu, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố
Hồ Chí Minh.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết số 14/NQ/TW ngày 15/5 của Bộ Chính trị về
quan điểm chỉ đạo và một số giải pháp để đấu tranh chống tham nhũng, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương

khóa IX, Hà Nội.
13. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII,
VIII, IX), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương
khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI về một số vấn đề cấp
bách về xây dựng Đảng hiện nay, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Kế hoạch số 08-KH/TW ngày 12/3 của Bộ Chính trị về
việc tăng cường kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ
việc, vụ án tham nhũng, Hà Nội.


19. Nguyễn Đăng (2006), "Cần xác định thêm phạm vi điều chỉnh và chế địng kê khai tài sản
trong dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng", Nghiên cứu lập pháp, (5).
20. Trương Khánh Hoàn (2002), "Thanh tra bộ, ngành cần quy về một mối", Nghiên cứu lập pháp,
(3).
21. Phạm Văn Hùng (2006), "Những vấn đề cơ bản của nghị quyết về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn
và quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng", Nghiên cứu
lập pháp, (10).
22. Nguyễn Đình Đặng Lục (2006), "Những việc cần làm đồng bộ trong đấu tranh phòng chống
tham nhũng", Nghiên cứu lập pháp, (15).
23. Đinh Văn Minh (2006), Một số vấn đề về tệ nạn tham nhũng và những nội dung cơ bản của
Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Lê Nết (2005), "Nên tham khảo kinh nghiệm của Singapore khi xây dựng Luật Phòng, chống
tham nhũng", Nghiên cứu lập pháp, (60).
25. Hoàng Phê (Chủ biên) (1997), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

26. Nguyễn Văn Phương (2006), "Chống tham nhũng cần được thực hiện một cách đồng bộ", Dân
chủ và pháp luật, (10).
27. Đinh Văn Quế (2005), "Thực trạng xét xử các vụ án tham nhũng trong xây dựng cơ bản và kiến
nghị", Tòa án nhân dân, (23).
28. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
29. Quốc hội (2005), Luật Phòng, chống tham nhũng, Hà Nội.
30. Quốc hội (2009), Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
31. Quốc hội (2012), Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
32. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển Giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.
33. Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội.


34. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1998), Pháp lệnh chống tham nhũng, Hà Nội.
35. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2006), Nghị quyết số 1039/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 28/8 về tổ
chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo Ttrung ương về phòng, chống tham nhũng, Hà
Nội.
36. Viện Khoa học pháp lý (2003), Luật Phòng chống tham nhũng Singapore, (Tài liệu dịch
tham khảo), Hà Nội.
37. Võ Khánh Vinh (2005), "Các giải pháp và cơ chế pháp lý trực tiếp đấu tranh phòng ngừa và
chống tham nhũng", Tòa án nhân dân, (20).



×