Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

Đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo phát triển thủ công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 205 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------

NGUYỄN THỊ NHƢ

ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN THỦ CÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2012

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------

NGUYỄN THỊ NHƢ

ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN THỦ CÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2012

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 62 22 56 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. Đoàn Ngọc Hải
XÁC NHẬN NCS CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH


GIÁ LUẬN ÁN LUẬN ÁN CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

Chủ tịch HĐ đánh giá luận án TS

PGS.TS. Đoàn Ngọc Hải

PGS.TS Ngô Đăng Tri

Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án, tôi đã nhận đƣợc sự
giúp đỡ rất quý báu và nhiệt tình của các Thầy cô giáo, các cán bộ tại Khoa
Lịch sử, Trƣờng Đại học KHXH và NV - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin
đƣợc chân thành cảm ơn các Thầy cô, các cán bộ của Nhà trƣờng đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với
PGS.TS. Đoàn Ngọc Hải – công tác tại Học viện Chính trị, Bộ Quốc Phòng,
Thầy đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và
hoàn thành luận án.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Khoa Giáo dục Chính trị, Đại học Hà
Nội, nơi đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi có thời gian nghiên cứu luận án này.
Cuối cùng tôi xin đƣợc cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn
động viên, khích lệ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi có thể yên tâm học tập và
nghiên cứu.
Hà Nội, tháng 2 năm 2016


Nguyễn Thị Nhƣ

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Công
trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đoàn Ngọc Hải, Học
viện Chính trị, Bộ Quốc Phòng. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận án
đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của
luận án, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 10 tháng 2 năm 2016
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Nhƣ

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án ......................................................................... 2
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 2
4. Cơ sở lý luận, nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ..................................3
5. Đóng góp khoa học của luận án .......................................................................... 4

6. Kết cấu của luận án ............................................................................................. 5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI ....................................................................................................................... 6
1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu chung về thủ công nghiệp ở nƣớc ngoài,
trên phạm vi cả nƣớc và các địa phƣơng ................................................................ 6
1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu tiêu biểu về thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
............................................................................................................................... 16
1.3. Kết quả của các công trình nghiên cứu và những nội dung cần phải giải
quyết trong luận án. .............................................................................................. 22
CHƢƠNG 2: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN THỦ CÔNG
NGHIỆP CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005
................................................................................................................................... 25
2.1. Những nhân tố tác động đến sự lãnh đạo phát triển thủ công nghiệp của
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh ....................................................................................... 25
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh ................................... 25
2.1.2. Thủ công nghiệp và thực trạng phát triển thủ công nghiêp của Bắc Ninh
trƣớc năm 1997.................................................................................................. 30
2.1.3. Chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển thủ công
nghiệp…………………………………………………………………….......36
2.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh .................................................... 42
iii


2.2.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về phát triển thủ công nghiệp
trong những năm đầu tái lập tỉnh (1997-2000) ................................................. 43
2.2.2. Chủ trƣơng phát triển mạnh thủ công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh
những năm (2001-2005) ................................................................................... 46
2.3. Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo phát triển thủ công nghiệp .................... 49
2.3.1. Chỉ đạo xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển thủ công nghiệp ............. 49
2.3.2. Chỉ đạo đào tạo nguồn nhân lực cho thủ công nghiệp ........................... 52

2.3.3. Chỉ đạo đổi mới các chính sách và thủ tục hành chính, thu hút đầu tƣ
cho thủ công nghiệp phát triển. ........................................................................ 55
2.3.4. Chỉ đạo tạo mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các hộ, cơ sở sản xuất ở
các làng nghề. ................................................................................................... 59
Tiểu kết ................................................................................................................ 66
CHƢƠNG 3: ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT
TRIỂN THỦ CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2012 ....................... 68
3.1. Cơ hội, thách thức mới và chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh với
phát triển thủ công nghiệp ................................................................................. 68
3.1.1. Cơ hội, thách thức mới ........................................................................... 68
3.1.2. Chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển thủ công
nghiệp…. .......................................................................................................... 69
3.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh .................................................... 75
3.2.1. Rà soát, điều chỉnh lại chủ trƣơng, chính sách về phát triển thủ công
nghiệp trong tình hình mới ............................................................................... 75
3.2.2. Phát triển thủ công nghiệp theo chiều sâu, bền vững gắn với xây dựng
nông thôn mới ................................................................................................... 78
3.3. Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo đẩy mạnh phát triển thủ công nghiệp ............. 83
3.3.1. Chỉ đạo đổi mới các chính sách cho từng loại ngành nghề thủ công
nghiệp ...................................................................................................................
.......................................................................................................................... 83
3.3.2. Chỉ đạo quá trình mở rộng thị trƣờng, hỗ trợ thƣơng mại, quảng bá sản
phẩm cho thủ công nghiệp ................................................................................ 88
3.3.3. Chỉ đạo công tác bảo vệ môi trƣờng làng nghề thủ công ....................... 92
iv


3.3.4. Chỉ đạo huy động nguồn vốn và tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực cho
phát triển thủ công nghiệp ................................................................................ 93
Tiểu kết ..............................................................................................................104

CHƢƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ...............................................106
4.1. Nhận xét ......................................................................................................106
4.1.1. Về ƣu điểm ...........................................................................................106
4.1.2. Về hạn chế ............................................................................................122
4.2. Một số kinh nghiệm ...................................................................................131
4.2.1. Phát triển thủ công nghiệp theo lộ trình “thí điểm trƣớc áp dụng rộng rãi
sau” ............................................................................................................................... 134
4.2.2. Nâng cao vai trò, trách nhiệm, tính tự chủ của các tổ chức đảng cơ sở
trong lãnh đạo phát triển thủ công nghiệp ......................................................131
4.2.3. Chọn hƣớng đi đúng, tận dụng mọi nguồn lực phát triển thủ công nghiệp
địa phƣơng. .....................................................................................................134
4.2.4. Phát triển thủ công nghiệp gắn với phát triển ngành nghề khác, bảo vệ môi
trƣờng sinh thái, chú trọng phát triển làng nghề bền vững ở tỉnh Bắc Ninh. ......... 139
Tiểu kết ..............................................................................................................143
KẾT LUẬN ............................................................................................................144
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .....................................................................................................148
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................149
PHỤ LỤC ...............................................................................................................172

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ


1

CCN-TCN

Cụm công nghiệp - thủ công nghiệp

2

CN

Công nghiệp

3

CSVN

Cộng sản Việt Nam

4

CNH,HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

5

CSHT

Cơ sở hạ tầng


6

CSSX

Cơ sở sản xuất

7

CTTNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn

8

KCHT

Kết cấu hạ tầng

9

KT- XH

Kinh tế - xã hội

10

KT TCN

Kinh tế thủ công nghiệp


11

LN

Làng nghề

12

LN TCN

Làng nghề thủ công nghiệp

13

LNM

Làng nghề mới

14

LNTT

Làng nghề truyền thống

15

NQ

Nghị quyết


16

NXB

Nhà xuất bản

17

SXKD

Sản xuất kinh doanh

18

Tr

Trang

19

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Số lƣợng làng nghề và cơ cấu ngành nghề của tỉnh Bắc Ninh ............34

Bảng 3.1. Ngành nghề gỗ mỹ nghệ ở tỉnh Bắc Ninh ...........................................87
Bảng 3.2. Thống kê tỷ lệ trung bình hộ nghèo trong các LN thủ công .............101
Bảng 4.1. Hộ gia đình hoạt động trong các làng nghề ở Bắc Ninh....................112

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xƣa đến nay trong lịch sử phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc, thủ công
nghiệp luôn giữ vai trò, vị trí quan trọng: Thủ công nghiệp đã hỗ trợ và kết hợp
với nông nghiệp tạo thành một cấu trúc kinh tế vững mạnh hơn, kiến tạo văn hóa
đô thị. Thủ công nghiệp phát triển tạo việc làm cho ngƣời lao động, thúc đẩy
tăng trƣởng kinh tế, lƣu giữ bản sắc văn hóa dân tộc qua từng sản phẩm, quảng
bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới…
Thủ công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh có lịch sử tồn tại từ hàng trăm năm nay,
đƣợc phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh với những làng nghề thủ công danh
tiếng nhƣ dệt tơ tằm Nội Duệ, chạm gỗ Phù Khê, làng tranh dân gian Đông Hồ,
gốm sứ Phù Lãng... Cùng với sự quan tâm chỉ đạo hết sức sát sao của Đảng bộ
tỉnh, Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân tỉnh, trong những năm 1997 - 2012, với hàng loạt

Comment [MP1]: Giai đoạn>>>

chủ trƣơng, giải pháp, chính sách lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh: Quy

Comment [MP2]: Chính sách và giải
pháp?

hoạch không gian làng nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề, đào tạo nghề,
mở rộng làng nghề thủ công…thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh dần đi vào hoạt

động ổn định, nhân rộng thêm nhiều làng nghề mới, phát triển cả bề rộng lẫn
chiều sâu, đẩy nhanh nhịp độ tăng trƣởng kinh tế - xã hội của tỉnh, giảm tệ nạn
xã hội, góp phần giữ an ninh trật tự thôn, xóm.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều chủ trƣơng, chính sách của Đảng bộ
tỉnh Bắc Ninh, chính quyền địa phƣơng liên quan đến quá trình sản xuất kinh
doanh và phát triển thủ công nghiệp chƣa đƣợc triển khai đồng bộ, chƣa có
những chế tài hay biện pháp cụ thể, thống nhất để TCN phát triển, còn rất nhiều
vấn đề đặt ra đòi hỏi Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh phải có chủ trƣơng, chỉ đạo giải
quyết: Mối quan hệ giữa thủ công nghiệp với những ngành kinh tế khác cần phải
chú trọng nội dung gì? Củng cố hơn nữa vị trí và vai trò của thủ công nghiệp
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn? Tiềm năng phát triển
du lịch làng nghề thủ công Bắc Ninh trong thời đại ngày nay? Vấn đề ô nhiễm
1

Comment [MP3]: Nên có minh chứng
cho từng luận điểm


môi trƣờng làng nghề thủ công cần giải quyết nhƣ thế nào?... Nên TCN vẫn chƣa
phát huy đƣợc hết thế mạnh của nó. Do tính thực tế và tầm quan trọng, có khá
nhiều công trình nghiên cứu về thủ công nghiệp Bắc Ninh, dƣới nhiều góc độ,
cấp độ: kinh tế, chính trị, dân tộc học, lịch sử Việt Nam nhƣng chƣa có một công
trình nào nghiên cứu về chủ trƣơng, chính sách quá trình chỉ đạo của Đảng bộ
tỉnh Bắc Ninh về phát triển thủ công nghiệp một cách có hệ thống. Để kinh tế nói
chung và thủ công nghiệp Bắc Ninh nói riêng phát triển hơn nữa trong tƣơng lai
đó là yêu cầu cấp thiết của thực tế và đó cũng là lý do Nghiên cứu sinh quyết
định chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển thủ công nghiệp từ
năm 1997 đến năm 2012” làm luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án

Mục đích nghiên cứu:
Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về phát triển thủ
công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2012, trên cơ sở đó, đánh giá những thành
tựu, hạn chế, chỉ rõ những nguyên nhân và rút ra những bài học kinh nghiệm
nhằm vận dụng vào thực tiễn.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ yêu cầu khách quan Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo thủ công
nghiệp trong 15 năm từ 1997 đến năm 2012.
- Phân tích, luận giải, làm rõ chủ trƣơng và sự chỉ đạo phát triển thủ công
nghiệp của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh từ năm 1997 đến năm 2012.
- Nhận xét kết quả hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về phát
triển thủ công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2012, đúc rút kinh nghiệm để vận
dụng vào hiện thực.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Bắc Ninh về phát triển thủ công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2012.
2


Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung khoa học: Nghiên cứu chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng
bộ tỉnh Bắc Ninh về phát triển thủ công nghiệp thông qua các văn kiện, nghị
quyết cuả Đảng bộ tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh từ năm 1997 đến năm 2012. Có
rất nhiều vấn đề liên quan đến sự lãnh đạo phát triển thủ công nghiệp của tỉnh
Bắc Ninh, song, luận án chỉ tập trung làm rõ về chủ trƣơng và sự chỉ đạo của
Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ các địa phƣơng trong tỉnh, về sự phát triển thủ công
nghiệp mà hạt nhân là các làng nghề thủ công trên địa bàn.
- Về phạm vi thời gian: Nghiên cứu từ năm 1997 (từ sau khi Bắc Ninh tái
lập tỉnh) đến năm 2012. Tuy nhiên để đảm bảo tính hệ thống và đạt đƣợc mục
đích nghiên cứu của luận án, NCS có sử dụng một số kết quả nghiên cứu có liên

quan đến phát triển thủ công nghiệp trƣớc năm 1997 và sau năm 2012.
- Về không gian nghiên cứu: Các thôn, xã (phƣờng), huyện (quận, thành
phố) có nghề thủ công và làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
4. Cơ sở lý luận, nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh, quan điểm, đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế, về vai trò
của kinh tế, đặc biệt là thủ công nghiệp.
Nguồn tư liệu luận án bao gồm: Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa
Mác- Lênin và Hồ Chí Minh về kinh tế, về vai trò, vị trí của kinh tế đối với đời
sống xã hội, về quan hệ giữa kinh tế và sự phát triển xã hội… là nguồn tài liệu
nền tảng, cơ sở lý luận của luận án. Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, thông tƣ,
sắc lệnh…của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chính phủ từ năm 1997 đến năm
2012. Các văn kiện của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh. Báo cáo hàng năm của UBND
tỉnh, cùng với Sở, Ban, Ngành, Mặt trận và các đoàn thể; báo cáo hàng năm của
các Huyện ở địa phƣơng, các kết luận của Ban thƣờng vụ Tỉnh ủy; các chỉ thị,
thông tƣ của các Bộ, Ngành liên quan, hiện đang đƣợc lƣu giữ tại Sở, Ban,
Ngành tại Bắc Ninh đây là nguồn tƣ liệu quan trọng nhất
3


- Tƣ liệu điều tra và kết quả khảo sát thực tế của tác giả luận án tại một số
làng nghề thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2012.
- Tài liệu thống kê của Tổng cục thống kê Bắc Ninh đƣợc sử dụng để làm
rõ một số nội dung có liên quan.
- Các chuyên luận, công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến luận
án đã đƣợc công bố.
Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên
cứu, ngoài việc sử dụng các phƣơng pháp phổ quát của khoa học lịch sử nhƣ
phƣơng pháp lịch sử, phương pháp logic, và sự kết hợp giữa 2 phƣơng pháp lịch
sử – logic, luận án còn sử dụng các phƣơng pháp cơ bản khác nhƣ phân tích,

tổng hợp, đối chiếu, thống kê, so sánh, khảo sát, điều tra qua bảng hỏi để xử lý
các sự kiện, con số, với mục đích dựng lại quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh
hoạch định chủ trƣơng và lãnh đạo thực hiện phát triển thủ công nghiệp. Luận án
cũng đi sâu, làm rõ những sự kiện chủ yếu, quan trọng, phản ánh đặc điểm, bản
chất, sự phát triển trong quá trình lãnh đạo thủ công nghiệp ở Bắc Ninh, làm rõ
những thành tựu, hạn chế của quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát
triển thủ công nghiệp.
5. Đóng góp khoa học của luận án
- Trình bày có hệ thống, chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc
Ninh đối với thủ công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2012.
- Bƣớc đầu nêu lên những đánh giá, nhận xét có cơ sở khoa học về thành
tựu, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc
Ninh lãnh đạo phát triển thủ công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2012 để vận
dụng vào thực tiễn.
- Góp phần tổng kết hoạt động lãnh đạo của Đảng về phát triển công
nghiệp nói chung, thủ công nghiệp nói riêng từ một Đảng bộ cơ sở, qua đó làm
phong phú hơn lịch sử lãnh đạo kinh tế công nghiệp của toàn Đảng.

4


- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu,
giảng dạy lịch sử Đảng trong các Học viện, Nhà trƣờng và các công trình nghiên
cứu, cung cấp những tƣ liệu cho việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ tỉnh
Bắc Ninh trong 15 năm kể từ khi Bắc Ninh tái lập tỉnh.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, công trình nghiên cứu khoa học có liên
quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án
bao gồm 4 chƣơng:
Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.

Chương 2. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo phát triển thủ công nghiệp của Đảng
bộ tỉnh Bắc Ninh từ năm 1997 đến năm 2005
Chương 3. Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo đẩy mạnh phát triển thủ công
nghiệp từ năm 2005 đến năm 2012.
Chương 4. Nhận xét và kinh nghiệm

5


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
Đã có rất nhiều công trình khoa học viết về thủ công nghiệp Việt Nam ở
trong nƣớc và nƣớc ngoài đƣợc công bố, đặc biệt từ sau khi Việt Nam tiến hành
đƣờng lối đổi mới từ Đại hội VI (năm 1986) đến nay. Thủ công nghiệp mà hạt
nhân là các làng nghề trở thành đề tài “lôi cuốn”, “hấp dẫn”, “thu hút” các nhà
nghiên cứu bởi vai trò, vị trí của nó trong nền kinh tế quốc dân, sự chuyển động
của thủ công nghiệp khi kinh tế trong nƣớc chuyển sang cơ chế thị trƣờng,…đã
có nhiều cuốn sách, bài viết, nghiên cứu khoa học, báo cáo, đề tài, luận án - dƣới
nhiều góc độ, phạm vi khác nhau đƣợc công bố và các công trình này đã cho kết
quả “rực rỡ” và “đồ sộ”.
Có thể phân chia các công trình nghiên cứu về thủ công nghiệp nói chung
và thủ công nghiệp Bắc Ninh nói riêng thành các nhóm tƣ liệu chủ yếu có tác
động đến đề tài luận án, nhƣ sau:
1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu chung về thủ công nghiệp ở
nƣớc ngoài, trên phạm vi cả nƣớc và các địa phƣơng
Ở nước ngoài, có những nghiên cứu điển hình có liên quan đến thủ công
nghiệp Việt Nam (1). “Stay on the farm, weave in the village leave the home (ly
nông bất ly hƣơng, làm thủ công tại làng) tác giả Đặng Nguyên Anh Cellia,
Hoàng Xuân Thành, nhà xuất bản thế giới năm 2004. Sách đƣợc xuất bản bằng
hai thứ tiếng Tiếng Anh, tiếng Việt, dày 91 trang. Spitzenpfeil, Annette. 1999.

(2). Craft villages in Vietnam's Economic Tranformation Process. In Vietnam
Villages in Transition, edited by B. D. a. V. J. Houben. Passau: Department of
Southeast Asian Studies, Pasau University. (Làng nghề trong quá trình chuyển
đổi kinh tế của Việt Nam, Phòng Nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Pasau) (3).
Sango Mahanty and Trung Dinh Dang: Protecting the water commons in
vietnams craft villages. Both authors are with the Resource Management in AsiaPacific Program, College of Asia and the Pacific, Australian National University,
6

Comment [SCD4]: Chia thành 3 nội
dung chính. Thủ công nghiệp trên
toàn quốc+ Bắc Ninh => chia thành 3
nội dung: Làng nghề truyền thống, giải
pháp đề xuất, chính sách làng nghề.
Các chính sách của Đảng về TCN
Các công trình NC về TCN BN
+ làng nghề cổ truyền
+ ô nhiễm MT
+ Tiềm năng của làng nghề
Còn thiếu NC về chỉnh sách, ảnh
hưởng… hạn chế


2009. (Người dân chung tay bảo vệ nguồn nước công cộng tại các làng nghề
Việt Nam, hai tác giả đều công tác tại đại học quốc gia Úc); (4). Fanchette S,
2007 – The development process of craft and industrial village (CIV) clusters in
Hà Tây and Bắc Ninh province (Vietnam): from village initiatives to public
policies (Quá trình phát triển của nghề và làng công nghiệp (CIV) cụm ở Hà Tây
và Bắc Ninh (Việt Nam): từ sáng kiến làng đến các chính sách công, nhà xuất
bản thế giới 2007).
Tiêu biểu là bài của hai tác giả Sango Mahanty and Trung Dinh Dang:

Protecting the water commons in Vietnams craft villages (Người dân chung tay
bảo vệ nguồn nước công cộng tại các làng nghề Việt Nam). Bài báo phân tích tỉ
mỉ, có chiều sâu về thực trạng làng nghề thủ công ở Việt Nam. Trên cơ sở khảo
sát thực tiễn tại 3 nghề thủ công tiêu biểu ở đồng bằng sông Hồng: làng dệt
Dƣơng Nội, làng lụa Nha Xá và Phong Khê - một ngôi làng tái chế giấy, tác giả
đem lại cách nhìn mới: Nguyên nhân sâu xa ô nhiễm làng nghề thủ công, xuất
phát từ chính trị, xã hội…nếu muốn giải quyết dứt điểm phải đi từ chủ trƣơng,
chính sách trƣớc. Kết quả phân tích công trình góp phần nâng cao những kiến
thức mới về sự chuyển biến xã hội ở các làng nghề của Việt Nam, nơi mà đời
sống của ngƣời nông dân đã chuyển từ kết hợp chăn nuôi và sản xuất thủ công
sang sản xuất thủ công chuyên biệt hơn kể từ sau chính sách đổi mới của Đảng
Cộng sản Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
Phân tích chi tiết cuốn Fanchette S, 2007 – The development process of
craft and industrial village (CIV) clusters in Hà Tây and Bắc Ninh province
(Vietnam): from village initiatives to public policies. (Quá trình phát triển của
nghề và làng công nghiệp (CIV) cụm ở Hà Tây và Bắc Ninh tỉnh (Việt Nam): từ
sáng kiến làng đến các chính sách công) nhà xuất bản thế giới 2007, dài 165
trang. Cuốn sách nêu vấn đề: Công nghiệp nông thôn là một bộ phận của kết cấu
ngành công nghiệp, bao gồm các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp
tồn tại ở nông thôn, gắn bó mật thiết với sản xuất nông nghiệp và kinh tế - xã hội
7


ở nông thôn. Chính sách của Nhà nƣớc tác động trực tiếp đến phát triển làng
nghề và công nghiệp, trong đó nhiều làng nghề với những sáng kiến “tự thân”
đƣa nghề thủ công phát triển trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam. Kết hợp giữa chính sách Nhà nƣớc và sáng kiến của chính
ngƣời lao động trong làng nghề là bƣớc đi mới, đem đến thành công LN TCN
trong tƣơng lai.
Tất cả công trình này chủ yếu đề cập đến: lịch sử phát triển nghề thủ công,

mối quan hệ giữa chính sách và làng nghề thủ công, vấn đề ô nhiễm môi
trường…, chƣa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về chính sách, chủ trƣơng
của Đảng đến quá trình chỉ đạo phát triển có hệ thống của thủ công nghiệp Việt
Nam nói chung, tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
Ở trong nước
Nhóm các công trình tiêu biểu nghiên cứu lịch sử nghề thủ công truyền
thống: Bùi Văn Vƣợng - Làng nghề thủ công truyền thống [217]; Vũ Từ Trang Nghề cổ truyền nƣớc Việt [171]; Bộ Công nghiệp - Xây dựng mô hình phát triển
làng nghề truyền thống công nghiệp nhẹ Việt Nam [13]; Thu Hiền - Làng nghề
truyền thống ở Nam Định từ quá khứ hƣớng tới tƣơng lai [67]; Phạm Côn Sơn Làng nghề truyền thống ở Việt Nam [113]; Phạm Sơn - Làng nghề và thống kê
làng nghề [112]; Nguyễn Hữu Thông - Huế nghề và làng nghề thủ công truyền
thống [145]; Đỗ Thị Hảo - Nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam và các vị tổ
nghề [66]; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Các ngành nghề nông thôn
Việt Nam [16]; Mai Thế Hởn - Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng ven thủ đô Hà Nội [74]; Nguyễn Lê Thu
Hiền - Làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở Thừa Thiên Huế [68]; Nguyễn
Viết Sự - Tuổi trẻ với nghề truyền thống Việt Nam [125]; Bùi Văn Vƣợng Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội trên đƣờng phát triển [218]; Lê
Nguyễn Lƣu - Làng nghề cổ truyền xứ Huế [101]; Phạm Hiệp - Phát triển làng
nghề cổ truyền ở Hải Dƣơng [69]; Nguyễn Vãn Đại - Tạo việc làm thông qua
8


khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống [54]; Bạch Thị Lan Anh - Phát
triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ [1];…
Điển hình, tiêu biểu là tác phẩm Làng nghề thủ công truyền thống của Bùi
Văn Vượng [217], Vũ Từ Trang với Nghề cổ truyền nước Việt [171]: Nội dung
các cuốn sách chủ yếu đề cập đến các nghề thủ truyền thống ở Việt Nam: Nghề
đúc đồng với các địa danh nổi tiếng ở Đại Bái, Ngũ Xá, Đê Cầu - Đông Mai;
nghề kim hoàn Châu Khê, Kiêu Kỵ, Đồng Xâm; nghề gốm Bát Tràng, Hƣơng
Canh, Chợ Bông; nghề gốm ở Bàu Trúc, Ninh Thuận…và một số làng nghề tiêu
biểu ở Bắc Bộ và Nam Trung Bộ, đã nhận định về mặt yếu, mặt mạnh, cho thấy

cách nhìn nhận mới về thực trạng làng nghề truyền thống ở Việt Nam, đặc biệt ở
các tỉnh đồng bằng sông Hồng, nơi có mật độ làng nghề thủ công nghiệp đông
nhất cả nƣớc. Công trình nghiên cứu với kết luận hết sức quan trọng, mang tính
lý luận và thực tiễn cao về thực trạng phát triển sản xuất trong các làng nghề
truyền thống cổ truyền. Đó là một bức tranh tổng thể về những nghề thủ công nổi
tiếng xuất hiện từ lâu đời cho đến ngày nay, góp phần cho thế hệ sau có thế giới
quan đầy đủ về các nghề thủ công ở Việt Nam.
Cuốn Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội, nhà xuất bản Hà Nội
năm 2010, đã thể hiện sâu sắc tình cảm của những ngƣời biên soạn đối với làng
nghề, phố nghề Thăng Long xƣa, chủ biên là Chuyên gia kinh tế cao cấp, Chủ
tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Vũ Quốc Tuấn và các đồng tác giả Nguyễn
Vi Khải và Bùi Văn Vƣợng là những chuyên gia trong nghiên cứu về làng nghề,
đồng thời có điều kiện tiếp cận các chủ trƣơng, chính sách kinh tế vĩ mô, do đó
đã không chỉ khái quát đƣợc những thành tựu, giá trị cơ bản của làng nghề, phố
nghề Thăng Long - Hà Nội mà còn nêu lên đƣợc nhiều giải pháp có ý nghĩa thiết
thực vừa cơ bản vừa cấp bách trong công cuộc bảo tồn và phát triển làng nghề,
phố nghề ở thủ đô.
Nguyễn Hữu Thông với Huế nghề và làng nghề thủ công truyền thống
[145]: Nội dung cuốn sách trình bày khái niệm làng nghề, vai trò của nghề thủ
9


công đối với đời sống kinh tế - xã hội của cố đô Huế, phát triển làng nghề trong
hội nhập kinh tế quốc tế và kinh nghiệm phát triển của một số làng nghề. Phân
tích thực trạng làng nghề ở Huế: đặc điểm địa lý, kinh tế xã hội ảnh hƣởng tới
phát triển LNTCN. Xuất phát từ những thời cơ và thách thức đối với làng nghề
nói chung và làng nghề Huế nói riêng, đề xuất giải pháp nội tại (về sản phẩm, lao
động, tổ chức sản xuất, phát triển cụm làng nghề, kết hợp giữa sản xuất, tiêu thụ
nội địa và xuất khẩu tại chỗ). Các giải pháp hỗ trợ của cơ quan quản lý: chính
sách hỗ trợ về vốn vay cho các làng nghề; chính sách hỗ trợ về cơ sở hạ tầng;

chính sách hỗ trợ về thuế. Những vấn đề đặt ra đối với làng nghề trong thời đại
mới, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho làng nghề hội nhập kinh tế và để làng
nghề tồn tại và phát triển cần phải có những chính sách phù hợp thực tế, một
trong số yêu cầu đó là cần phải xây dựng tiêu chí làng nghề.
Những công trình này chủ yếu cung cấp hệ thống thông tin về lịch sử ra
đời và quá trình hình thành làng nghề truyền thống ở Việt Nam. Điều này có ý
nghĩa quan trọng trong việc xác định nguồn gốc của làng nghề thủ công cổ xƣa,
góp phần xây dựng hình ảnh, quảng bá văn hóa truyền thống từng vùng miền đến
với du khách trong và ngoài nƣớc.
Nhóm các công trình tiêu biểu nghiên cứu về tình hình phát triển làng
nghề thủ công nghiệp Việt Nam
Nguyễn Văn Bách - Phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong giai đoạn
công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam [3]; Hoàng Văn Châu - Làng nghề du
lịch Việt Nam [28]; Nguyễn Hữu Lực - Phát triển tiểu thủ công nghiệp trong nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở đô thị Việt Nam hiện nay [100]; Đỗ Xuân
Luận - Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yên, Thái Nguyên
[99]; Vũ Tuấn Anh - Tác động xã hội và môi trƣờng của việc phát triển làng
nghề [2]; Thủy Công - Để làng nghề phát triển đúng hƣớng [43]; Nguyễn Hữu
Khải - Thƣơng hiệu hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống [89]; Vũ Lê - Thực
trạng và tiềm năng phát triển làng nghề du lịch Việt Nam [94]; Nguyễn Thị Liên
10


Hƣơng - Nghiên cứu nguy cơ sức khỏe ở các làng nghề tại một số tỉnh phía Bắc
và giải pháp can thiệp [85]; Nguyễn Thị Hƣờng - Phát triển thị trƣờng tiêu thụ
sản phẩm của làng nghề tiểu thủ công nghiệp [86]; Lê Văn Khoa - Để phát triển
kinh tế làng nghề bền vững [90]; Trung Kiên - Sản xuất tiểu thủ công nghiệp
đang khát vốn [91]; Nguyễn Thị Ngân - Xu hƣớng phát triển làng nghề ở khu
vực đồng bằng sông Hồng [104]; Hoàng Ngân - Phát triển bền vững các làng
nghề sông Hồng, thực trạng và giải pháp [103]; Dƣơng Bá Phƣợng - Bảo tồn và

phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa [109]; Hoàng Trung Tập Khôi phục và phát triển làng nghề ở vùng đồng bằng sông Hồng nƣớc ta hiện
nay [132]; Thái Thanh - Đồng Nai ƣu tiên phát triển ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp [136]; Nguyễn Vĩnh Thanh - Xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm làng nghề
truyền thống ở vùng đồng bằng sông Hồng [137]; Đỗ Thị Thạch – Khôi phục và
phát triển làng nghề ở vùng đồng bằng sông Hồng nƣớc ta hiện nay [133];
Hoàng Văn Chăm - Phát triển thị trƣờng cho làng nghề tiểu thủ công nghiệp
vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay [25];…
Nổi bật cuốn Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công
nghiệp hoá, của tác giả Dƣơng Bá Phƣợng [109], đƣợc khảo sát cẩn thận, tỉ mỉ.
Nội dung cuốn sách đề cập đến khái niệm làng nghề, đặc điểm và vị trí làng nghề
truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, đƣa ra các giải pháp cơ bản để bảo
tồn và phát triển làng nghề truyền thống trong tƣơng lai. Làng nghề thủ công
truyề n thố ng với các bí quyế t nghề nghiệp riêng là sản phẩ m độc đáo của nề n
văn hoá Viê ̣t, giàu tính nhân văn. Các làng nghề truyền thống đã tạo ra rấ t nhiề u
sản phẩ m không chỉ đơn thuần là trao đổi thƣơng mại mà còn có mặt giá trị về
văn hoá và lịch sử. Nhiều giá trị văn hóa của nghề thủ công truyền thống dần bị
mai một, bí quyết nghề nghiệp bị thất truyền cùng với sự ra đi của các nghệ nhân
lớn tuổi. Những ý nghĩa văn hóa truyền thống của mỗi sản phẩm không đƣợc các
thế hệ sau tiếp thu và phát huy một cách đúng mực dẫn đến mất bản sắc nghề,
thậm trí còn có xu hƣớng thƣơng mại hóa, chỉ hƣớng tới mục tiêu lợi nhuận làm
11


cho giá trị văn hóa của sản phẩm thủ công truyền thống bị suy giảm, thƣơng hiệu
của làng nghề bị phai mờ. Vì vậy để bảo tồn và phát triển làng nghề là yêu cầu
cấp thiết của thực tế, cần đƣợc nghiên cứu, quan tâm…trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.
Có thể kể sâu hơn về công trình nghiên cứu: Phát triển thị trường cho
làng nghề tiểu thủ công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay, nhà nghiên
cứu Trần Văn Chử [42]. Đề tài hệ thống hóa làm rõ vai trò, vị trí của làng nghề

tiểu thủ công nghiệp và các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của thị trƣờng
tiêu thụ sản phẩm LN TCN ở đồng bằng sông Hồng. Nhóm tác giả đánh giá,
tiềm năng, xu hƣớng phát triển và thực trạng nghề thủ công, đồng thời nêu lên
những khó khăn, vƣớng mắc về thị trƣờng tiêu thụ ở đồng bằng sông Hồng.
Nhóm tác giả, xác định rõ phƣơng hƣớng phát triển và các giải pháp để mở rộng
thị trƣờng thủ công nghiệp theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Tác giả nhấn mạnh: Thị trƣờng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của
các làng nghề thủ công; thị trƣờng hoàn thiện, mở rộng, vững mạnh thì làng nghề
TCN mới phát triển bền vững. Do đó, địa phƣơng có nghề thủ công cần phát
triển đồng bộ các loại thị trƣờng: Từ thị trƣờng nhiên liệu, thị trƣờng tiêu thụ, thị
trƣờng vốn và cả thị trƣờng lao động… cũng cần đƣợc đầu tƣ đồng bộ.
Làng nghề Việt Nam và môi trường, của tác giả Đặng Kim Chi [33]: Tác
phẩm đƣợc đánh giá cao về tính sáng tạo và có ý nghĩa thực tiễn. Đề tài mở ra
một hƣớng nghiên cứu mới về môi trƣờng ở Việt Nam. Nội dung đề cập một số
nét về lịch sử phát triển làng nghề Việt Nam. Môi trƣờng và sức khoẻ ngƣời lao
động. An toàn sản xuất làng nghề, các biện pháp phòng ngừa. Chăm sóc và nâng
cao sức khoẻ cho ngƣời lao động làng nghề. Đặc biệt ô nhiễm môi trƣờng ngày
càng trở nên nghiêm trọng ảnh hƣởng đến làng nghề và cộng đồng xung quanh,
tác động trực tiếp đến sức khỏe ngƣời dân và gây nhiều bức xúc. Tác giả dự báo
xu hƣớng phát triển và mức độ ô nhiễm môi trƣờng không khí tại các làng nghề
đến năm 2010, đề ra những định hƣớng xây dựng một số chính sách đảm bảo
12


phát triển làng nghề bền vững, đề xuất giải pháp cải thiện môi trƣờng làng nghề.
Đặc biệt, đề tài đã đƣa ra các mô hình cải thiện môi trƣờng có thể áp dụng cho 4
loại làng nghề phổ biến ở Việt Nam là tái chế giấy, chế biến gỗ, sản xuất sản
phẩm thủ công mỹ nghệ và chế biến lƣơng thực, thực phẩm. Những mô hình này
đã đƣợc phổ biến cho bà con ở một số làng nghề, giúp giảm tiêu thụ nguyên,
nhiên liệu và xử lý chất thải ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trƣờng và sức khoẻ

cộng đồng.
Tổng thể, có thể khái quát lại những kết quả chính nhóm trên nhƣ sau: (1)
Thu đƣợc kết quả phong phú, làm giàu thêm những lý luận cơ bản về làng nghề,
nghề tiểu thủ công nghiệp, hiểu thêm về sản xuất làng nghề ở các vùng miền trên
cả nƣớc. (2) Các công trình hệ thống hóa đƣợc nhiều bài học kinh nghiệm quan
trọng và thiết thực đối với quá trình khôi phục và bảo tồn, phát triển thủ công
nghiệp trên cả nƣớc. (3) Kết quả của nhiều công trình có ý nghĩa về mặt thực tiễn
to lớn đối với quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam, tập trung làm rõ sự biến đổi của
làng nghề thủ công nghiệp trên cả nƣớc, đề cập chủ yếu đến một số khía cạnh: tỷ
lệ thất nghiệp ở nông thôn, làng nghề truyền thống giàu bản sắc có nguy cơ mai
một, ô nhiễm môi trƣờng thủ công nghiệp ngày càng nghiêm trọng…từ thực tiễn
đó làm cơ sở để Đảng, Nhà nƣớc và chính quyền ở địa phƣơng ban hành các
chính sách phù hợp với lý luận và thực tiễn nhằm mục tiêu phát triển, giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng và giữ nƣớc.
Nhóm các công trình, bài viết tiêu biểu nghiên cứu về chủ trương chính
sách của Đảng và Pháp luật, Nhà nước về thủ công nghiệp Việt Nam
Bộ Thƣơng mại - Tiếp tục đổi mới chính sách và giải pháp tiêu thụ sản
phẩm của các làng nghề truyền thống ở Bắc Bộ đến năm 2010 [22]; Bộ Thƣơng
mại - 20 năm đổi mới cơ chế chính sách thƣơng mại Việt Nam, những thành
thành tựu và bài học kinh nghiệm [23]; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Một số chính sách về phát triển ngành nghề ở nông thôn [20]; Nguyễn Cúc 13


Đổi mới cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
đến năm 2005 [44]; Trần Thị Minh Châu - Về chính sách khuyến khích đầu tƣ ở
Việt Nam [26]; Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ - Phát triển cụm công nghiệp làng nghề,
thực trạng và giải pháp [15]; Ban Tƣ tƣởng văn hóa Trung ƣơng - Con đƣờng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn [11]; Trần Minh Đạo - Những biện
pháp chủ yếu thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, nông nghiệp
vùng đồng bằng sông Hồng [63]; Lê Mạnh Hùng - Định hƣớng và những giải

pháp kinh tế chủ yếu nhằm phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp trong nông
thôn tỉnh Hà Tây [79]; Nguyễn Thị Thu Hƣờng - Quản lý Nhà nƣớc về môi
trƣờng tại các làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam [87]; Vũ Mạnh Thìn Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 2001 [141]; Đỗ
Minh Tứ - Đảng bộ tỉnh Bình Dƣơng lãnh đạo phát triển công nghiệp giai đoạn
1997-2007 [175]; Trần Thị Anh Trúc - Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển
tiểu thủ công nghiệp từ năm 1996-2006 [172];
Đặc sắc hơn cả là công trình: Tiếp tục đổi mới chính sách và giải pháp tiêu
thụ sản phẩm của các làng nghề truyền thống ở Bắc Bộ đến năm 2010 đề tài khoa
học của Bộ Thƣơng mại do Trần Công Sách chủ trì [22]. Các tác giả đã luận giải
khá rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn về nghề thủ công truyền thống và vai
trò của các chính sách trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó, tác giả phân
tích, đánh giá thực trạng phát triển và tác động của các chính sách và giải pháp của
Nhà nƣớc để tiêu thụ sản phẩm thủ công nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ. Đánh giá
đúng mức độ ảnh hƣởng của yếu tố công nghệ đến kết quả sản xuất kinh doanh.
Qua đó, các tác giả đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp tiếp tục đổi mới hoàn thiện
chính sách nhằm tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề thủ công truyền thống ở Bắc
Bộ đến năm 2010.
Công trình: Đổi mới cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và
nhỏ ở Việt Nam đến năm 2005, của chuyên gia Nguyễn Cúc [44]: Tác giả phân
tích hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ (trong đó có TCN, cụm CNLN) bắt
14


đầu phát triển bằng vốn tự phát của các doanh nhân, tuy nhiên mức ban đầu rất
hạn chế, khi các doanh nghiệp đi vào hoạt động và bƣớc đầu có hiệu quả, họ đều
mong muốn gia tăng vốn để mở rộng đầu tƣ sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, các
doanh nghiệp này gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn.
Do thị trƣờng vốn ở Việt Nam chƣa hoàn thiện nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ
có thể tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay từ thị trƣờng chính thức là hạn chế. Hầu hết
doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô rất nhỏ (vốn trung bình), họ không thực

hiện cổ phần hóa để có thể tham gia thị trƣờng chứng khoán và thu hút đƣợc vốn
qua thị trƣờng này. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó vay vốn ngân hàng, do
nhiều nguyên nhân, căn bản là do các doanh nghiệp này chƣa đáp ứng đủ điều
kiện để vay vốn. Chỉ có 1/3 doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng tiếp cận
nguồn vốn ngân hàng, 1/3 khó tiếp cận và 1/3 không tiếp cận đƣợc. Doanh
nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng đã rất khó, nhƣng việc duy
trì khoản vay nợ và giữ uy tín với ngân hàng lại là điều khó hơn nhiều. Thêm vào
đó, lãi suất cho vay của các ngân hàng hiện quá cao. Chính vì vậy các chính sách
của Đảng, Nhà nƣớc cần phải có ƣu tiên cho vay vốn đối với loại hình kinh tế
đặc thù này.
Kết quả của công trình nêu trên khái quát đƣợc (1). Vai trò, vị trí của các
chính sách công cơ bản tác động đến ngành nghề và những đề xuất trong hoạch
định và hoàn thiện về mặt chính sách của Nhà nƣớc cho phát triển TCN, đặc biệt
là ô nhiễm môi trƣờng trong nghề thủ công hiện nay. Một chính sách và cơ chế
đúng đắn hợp lý Đảng, Pháp luật của Nhà nƣớc sẽ tạo ra môi trƣờng thuận lợi
cho sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thủ công nghiệp. (2). Trong quá
trình phát triển của làng nghề thủ công, các tỉnh đều thực hiện các chính sách
khác nhau về thị trƣờng đầu ra, về vốn, về công nghệ, về đào tạo nghề, về đất
đai...để giúp đỡ, tạo điều kiện cho nghề thủ công phát triển, dựa trên thực tiễn
địa phƣơng. Tuy nhiên, mỗi một địa phƣơng có một đặc điểm riêng, nên mỗi

15


công trình có đóng góp khác nhau về kinh nghiệm sản xuất và mở rộng thị
trƣờng tiêu thụ sản phẩm.
1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu tiêu biểu về thủ công nghiệp tỉnh
Bắc Ninh
Nhóm các công trình tiêu biểu nghiên cứu về thực trạng làng nghề và tình
hình sản xuất, kinh doanh của các nghề thủ công ở Bắc Ninh

Lê Đình Thắng - Phát triển vùng làng nghề truyền thống ở Hà Bắc [140];
Chu Hữu Luân - Bắc Ninh - thế và lực mới trong thế kỷ XXI [98]; Lê Đình
Thắng - Phát triển vùng làng nghề truyền thống ở Hà Bắc [140]; Sở Kế hoạch
Đầu tƣ Bắc Ninh - Làng nghề Bắc Ninh, tiềm năng và hội nhập [121]; Nguyễn
Gia Thiệu - Khả năng mở rộng thị trƣờng của các doanh nghiệp nhỏ gia đình khảo sát hộ làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh [142]; Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ
thuật Việt Nam - Thực trạng phát triển làng nghề ở Bắc Ninh cùng những giải
pháp để bảo vệ môi trƣờng [96]; Nguyễn Duy Hà - Phát triển sản xuất và môi
trƣờng ở làng nghề truyền thống huyện Từ Sơn, Bắc Ninh [65]; Nguyễn Văn
Hùng - Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh
[80]; Lê Văn Hƣơng - Phát triển làng nghề Bắc Ninh theo hƣớng công nghiệp
hóa nông thôn [82]; Hồng Minh - Bắc Ninh - 10 năm một chặng đƣờng phát
triển [102]; Vũ Thanh Liêm - 10 thành tựu kinh tế Bắc Ninh trong 10 năm phát
triển [95]; Phan Trung Chính - Phát triển làng nghề ở Bắc Ninh theo hƣớng bền
vững [40]; Nguyễn Xuân Hoản - Công nghiệp hóa nông thôn thông qua phát
triển các cụm công nghiệp làng nghề: Nghiên cứu trƣờng hợp tại các cụm công
nghiệp làng nghề ở Bắc Ninh và Hà Tây [72]; Nguyễn Xuân Hoản - Cụm công
nghiệp làng nghề Đồng Kỵ: Lịch sử và hiện trạng [71]; Nguyễn Thị Liên Hƣơng
-Thực trạng điều kiện việc làm và sức khỏe ngƣời lao động ở các làng nghề
truyền thống tại Bắc Ninh, Nam Định, Hƣng Yên [84]; Nguyễn Thế Thƣ - Cho
vay vốn để hỗ trợ các làng nghề truyền thống một hƣớng đi đúng, góp phần đẩy
mạnh CNH, HĐH nông thôn Bắc Ninh [151];…
16


×