Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo phát giáo dục phổ thông từ năm 1996 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.26 KB, 19 trang )

Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo phát giáo
dục phổ thông từ năm 1996 đến năm 2010

Lê Thị Yến

Trung tâm Đào tạo, Bồi dƣỡng giảng viên lý luận chính trị
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Mã số: 60 22 56
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Trọng Phúc
Năm bảo vệ: 2012

Abstract. Phân tích các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội,
những thuận lợi và khó khăn tác động đến việc thực hiện đƣờng lối đổi mới sự nghiệp
Giáo dục phổ thông ở tỉnh Thanh Hóa. Trình bày một cách có hệ thống quá trình Đảng
bộ tỉnh Thanh Hóa vận dụng quan điểm, đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về
giáo dục đào tạo, GDPT và đề ra các chủ trƣơng, chính sách cũng nhƣ chỉ đạo thực hiện
phát triển Giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh từ năm 1996 đến năm 2010. Nêu những
thành tựu cơ bản và những hạn chế trong quá trình Đảng bộ Thanh Hóa lãnh đạo phát
triển Giáo dục phổ thông từ năm 1996 đến năm 2010. Rút ra những kinh nghiệm thực
tiễn trong lãnh đạo phát triển Giáo dục phổ thông ở địa phƣơng.

Keywords. Lịch sử Đảng; Thanh Hóa; Đƣờng lối lãnh đạo; Phát triển giáo dục

Content.
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục phổ thông là nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân của nƣớc ta,
nó đặt những cơ sở ban đầu rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện về đạo đức, trí
tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con ngƣời
cũng là tiền đề cho học sinh tiếp tục học lên những bậc cao hơn nhƣ: trung cấp, cao
đẳng, đại học, đi vào cuộc sống,…


Bƣớc sang thế kỉ XXI, khoa học công nghệ tiếp tục phát triển nhƣ vũ bão và trở
thành một yếu tố trực tiếp của lực lƣợng sản xuất. Sự hội nhập kinh tế thế giới đòi hỏi
trình độ ngày càng cao của các quốc gia.Nền kinh tế tri thức ra đời, hàm lƣợng trí tuệ
kết tinh trong sản phẩm ngày càng tăng.Chính vì thế, Đảng ta đã sớm xác định: Giáo
dục là quốc sách hàng đầu và là động lực đƣa đất nƣớc thoát khỏi nghèo nàn, lạc
hậu.Tại Hội nghị TW2 khóa VIII (1996), Đảng ta đã đƣa ra định hƣớng Chiến lƣợc phát
triển giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng trong thời kì đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Tƣ tƣởng
này tiếp tục đƣợc nhấn mạnh và cụ thể hóa qua các Đại hội: IX, X, X.
Nhận thức đúng đắn về đƣờng lối đổi mới, đẩy mạnh phát triển giáo dục phổ
thông thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã kịp
thời đề ra những chủ trƣơng, chính sách nhằm hiện thực hóa các chủ trƣơng của Đảng.
Nhờ vậy, trong những năm qua giáo dục phổ thông ở Thanh Hóa đã có những bƣớc phát
triển đáng kể, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Tuy
nhiên, giáo dục phổ thông ở Thanh Hóa còn tồn tại không ít khó khăn, yếu kém.
Việc tổng kết 15 năm Đảng bộ địa phƣơng lãnh đạo phát triển giáo dục phổ
thông, rút ra những kinh nghiệm cho thời gian tới và làm phong phú thêm kho tƣ liệu
giảng dạy về lịch sử địa phƣơng cũng là một việc làm cần thiết.
Vì những lí do trên, tác giả đã chọn vấn đề: Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo
phát triển giáo dục phổ thông từ năm 1996 đến năm 2010 làm đề tài luận văn Th.s lịch
sử của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng là một nội dung quan trọng
trong sự phát triển của đất nƣớc. Chính vì vậy, nó là đề tài quan tâm của nhiều tác giả,
nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, có thể nêu ra một số cuốn sách,
công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài:
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chăm lo đến sự nghiệp “trồng ngƣời”.Ngƣời đã viết
cuốn "Bàn về công tác giáo dục", Nxb Sự thật, Hà Nội, 1972.Trong cuốn sách này
Ngƣời đã nêu bật vai trò cực kỳ quan trọng của công tác giáo dục, đặc biệt tác phẩm đã
khái quát, phản ánh sự cần thiết của một nền giáo dục dƣới chế độ xã hội chủ nghĩa.

Bên cạnh đó, Bác còn có nhiều bài viết, nhiều thƣ gửi các thầy cô giáo và các em học
sinh để nói về giáo dục. Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc cũng đã có các tác
phẩm, bài viết về giáo dục - đào tạo nhƣ "Về vấn đề giáo dục - đào tạo" của đồng chí
Phạm Văn Đồng - xuất bản 1999 của Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Bài "Phát triển
mạnh mẽ giáo dục - đào tạo phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước" của
đồng chí Đỗ Mƣời.
Ngoài ra còn có các công trình định hƣớng về giáo dục - đào tạo nhƣ: "Giáo dục
Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI"1999 và "Nhân tố mới về giáo dục và đào tạo
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa", 2002 của GS.TS Phạm Minh
Hạc chủ biên do Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội xuất bản. Cuốn sách thứ nhất đã trình
bày tính chất của nền giáo dục, nguyên lý, nội dung, hệ thống giáo dục nƣớc ta, mối quan
hệ giữa giáo dục và phát triển nguồn lực. Cuốn thứ hai đã nêu bật đƣợc những chuyển
biến tích cực về chất lƣợng dạy và học. Từ đó xuất hiện những nhân tố mới, những kinh
nghiệm hay để góp phần thực hiện thắng lợi đƣờng lối giáo dục và đào tạo của Đảng.
Còn có thể đề cập đến một số công trình nghiên cứu về giáo dục trên bình diện
chung có liên quan đến đề tài nhƣ: “Nhà trường phổ thông Việt Nam qua các thời kỳ
lịch sử”của Viện Khoa học giáo dục, 2001; “Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu
thế kỷ XXI;“Đổi mới nâng cao vai trò, trách nhiệm, đạo đức của đội ngũ giáo viên và
cán bộ quản lý giáo dục trong xu thế Việt Nam hội nhập quốc tế” của nhiều tác giả,
Nxb. Lao động, 2006;
Nghiên cứu về sự lãnh đạo của các đảng bộ địa phƣơng đối với giáo dục phổ
thông, có một số công trình nhƣ: Lý Trung Thành, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo
sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1997 đến năm 2005, Luận văn Th.s lịch sử,
ĐHQGHN; Trần Xuân Tĩnh, Đảng bộ Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo sự nghiệp Giáo dục
và Đào tạo những năm 1991 - 2000. Luận văn Th.s lịch sử, ĐHQGHN; Nguyễn Thị
Quế Liên: Đảng bộ Thái Bình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1986 đến
năm 2005” (Luận văn Th.S năm 2007)
Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu về quá trình Đảng bộ
Thanh Hóa lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông của tỉnh trong những năm tiến hành đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy tác giả tập trung nghiên cứu đề tài: Đảng bộ

tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 1996 đến năm 2010nhằm
góp phần bổ sung vào khoảng trống đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
- Nghiên cứu và làm sáng tỏ những chủ trƣơng, chính sách và sự lãnh đạo của
Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về phát triển giáo dục phổ thông thời kì từ năm 1996 đến năm
2010, từ đó nêu lên những thành công và những kinh nghiệm.
Nhiệm vụ:
- Phân tích thực trạng giáo dục phổ thông tỉnh Thanh Hóa, những thuận lợi và khó
khăn tác động đến việc thực hiện đổi mới sự nghiệp giáo dục phổ thông ở tỉnh Thanh
Hóa.
- Trình bày một cách có hệ thống quá trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa vận dụng
quan điểm, đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục đào đạo nói chung và
giáo dục phổ thông nói riêng và đề ra các chủ trƣơng, chính sách cũng nhƣ chỉ đạo thực
hiện phát triển giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh từ năm 1996 đến năm 2010.
- Làm rõ những thành tựu cơ bản và những hạn chế trong quá trình Đảng bộ
Thanh Hóa lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ năm 1996 đến năm 2010.
- Nêu lên những kinh nghiệm thực tiễn trong lãnh đạo phát giáo dục phổ thông ở
địa phƣơng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng của luận văn là những chủ trƣơng, chính sách chỉ đạo phát triển giáo dục
phổ thông từ năm 1996 đến năm 2010 của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa.
- Phạm vi ngiên cứu:
+Về nội dung: Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về giáo dục
phổ thông.
+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu chủ yếu ở địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
+ Về thời gian: Từ năm 1996 đến 2010.
5. Phương pháp nghiên
Trên cơ sở quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.Luận văn chủ yếu sử dụng phƣơng

pháp lịch sử, phƣơng pháp logic, phƣơng pháp thống kê, tổng hợp, so sánh kết hợp với
khảo sát.


6. Đóng góp của luận văn
- Đóng góp về mặt khoa học: Hệ thống hóa đƣợc những chủ trƣơng, chính sách
của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về việc thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông từ 1996 đến
2010.Từ những thành công và hạn chế tồn tại rút ra kinh nghiệm và chỉ ra phƣơng
hƣớng để tham khảo cho giai đoạn về sau.
- Đóng góp về mặt tƣ liệu : Bổ sung thêm nguồn tài liệu về lịch sử địa phƣơng
- Đóng góp về mặt phƣơng pháp nghiên cứu: Góp phần vào việc sử dụng phƣơng pháp
tổng kết thực tiễn, làm sáng tỏ lí luận, đƣờng lối quan điểm của Đảng.
7. Kết cấu dự kiến của luận văn
Ngoài phần mở đầu, tiểu kết, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn dự
kiến gồm 3 chƣơng6 tiết.

NỘI DUNG
Chương 1
SỰ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở TỈNH
THANH HÓA TRONG NHỮNG NĂM 1996 – 2000

1.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THANH HÓA VÀ TÌNH HÌNH
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRƢỚC NĂM 1996
1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lí: Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung. Phía Bắc giáp với ba tỉnh
Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình; phía Nam giáp tỉnh Nghệ An; phía Tây giáp tỉnh Hủa
Phăn (nƣớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào); phía Đông là Vịnh Bắc Bộ.Thanh Hoá có
địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng rõ rệt: Vùng núi và
Trung du; vùng đồng bằng và ven biển.
Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt. Diện tích

tự nhiên của tỉnh 1.112.033 ha.Diện tích rừng lớn và là nơi quy tụ của nhiều sinh
vật.Thanh Hoá có 102 km bờ biển và vùng lãnh hải. Nguồn tài nguyên khoáng sản
phong phú và đa dạng;
1.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội
Năm 2010 Thanh Hoá có khoảng 3,5 triệu ngƣời. Nguồn lao động của Thanh Hoá
tƣơng đối trẻ, có trình độ văn hoá khá.
Thanh Hóa có một thành phố, hai thị xã và 24 huyện.Trên địa bàn tỉnh có 7 dân tộc
anh em sinh sống, đó là: Kinh, Mƣờng, Thái, H'mông, Dao, Thổ, Hoa.
- Kinh tế: Kinh tế của tỉnh trong những năm gần đây liên tục tăng trƣởng ở mức khá
cao, giai đoạn 2006- 2010 là 11,3%.GDP năm 2010 gấp 1,7 lần 2005. Nhờ vậy mà đời sống
của nhân dân địa phƣơng cũng không ngừng đƣợc nâng cao.
1.1.3. Thực trạng GDPTở Thanh Hóa trước 1996
Nghị quyết đại hội hội đại biểu đảng bộ Thanh Hóa lần thứ IX nêu rõ: Giáo dục phải
theo hƣớng vừa nâng cao chất lƣợng dạy và học, vừa có sự phát triển thích hợp; tích cực
triển khai cải cách giáo dục.
- Trong vòng 6 năm (1979 - 1985), Thanh Hóa thực hiện cải cách giáo dục ở tất cả
các lớp cấp I. Bốn năm sau đó (1986 - 1990), toàn tỉnh tiến hành tổng kết 5 năm thay
sách cấp I (1986); chú trọng cải cách giáo dục theo hƣớng điều chỉnh, trọng tâm là tăng
cƣờng chất lƣợng lớp 1, cấp I, phổ cập giáo dục và xóa mù chữ. Thời kỳ 1986 - 1991:
tuy có nhiều hoạt động chất lƣợng nhƣng do nhiều biến động xã hội nên nhìn chung số
lƣợng phát triển các ngành học, cấp học đều giảm. Suốt 4 năm tiếp theo (1991 - 1995),
tình hình chính trị, xã hội trong nƣớc đã có ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển GD-ĐT
Thanh Hóa; tạo ra thời kỳ phục hồi, lấy lại phong độ với tinh thần và quyết tâm mới,
chuẩn bị đà và tƣ thế tích cực để đƣa giáo dục đào tạo Thanh Hóa phát triển trong một
thời cơ mới đầy thuận lợi.
1.2. ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ
THÔNG TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN
ĐẠI HÓA (1996 - 2000)
1.2.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển giáo dục giáo
dục

Chủ trƣơng đẩy mạnh phát triển giáo dục của Đảng thể là rõ nhất trong Nghị
quyết Trung ƣơng 2 khóa VIII. Nghị quyết đã đƣa ra Định hƣớng chiến lƣợc phát triển
giáo dục phổ thông trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá với những nội dung cơ
bản sau:
-Thứ nhất, đổi mới giáo dục phải giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa
- Thứ hai, phải thực sự coi giáo dục phổ thông, là quốc sách hàng đầu.
- Thứ ba, giáo dục phổ thông là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nƣớc và của toàn dân.
- Thứ tƣ, phát triển giáo dục phổ thông gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
những tiến bộ khoa học - công nghệ và củng cố quốc phòng, an ninh
- Thứ năm, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo.
- Thứ sáu, giữ vai trò nòng cốt của nhà trƣờng công lập đi đôi với đa dạng hoá các
loại hình giáo dục phổ thông.
1.2.2. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa quán triệt quan điểm của Đảng và đề ra chủ
trương phát triển giáo dục phổ thông
- Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Chƣơng trình hành động số 17 CT/TU Thực hiện
Nghị quyết TW2 về giáo dục và đào tạo trong những năm 1997-2000.
- Đại hội XIV đƣa ra phƣơng hƣớng: Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục đào tào phấn
đấu đến 2005 hầu hết trẻ em dƣới 5 tuổi hƣởng chƣơng trình giáo dục mầm non, hoàn
thành xóa mù chữ và phổ cập tiểu học…nâng cao tỉ lệ lao động đƣợc đào tạo lên 20%.
1.2.3. Quá trình thực hiện và kết quả
1.2.3.1. Nâng cao chất lượng và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí
giáo dục về mọi măt
Hàng năm, ngân sách giáo dục đã giành ra 1,5 đến 2 tỉ đồng để đầu tƣ cho công
tác đào tạo và bồi dƣỡng giáo viên. Vì vậy tốc độ chuẩn hóa giáo viên đƣợc tăng nhanh.
Tính đến năm 2000, tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ở bậc Tiểu học là 91%,
THCS là 85%, PTTH là 95,31%. Khối PTTH vƣợt chỉ tiêu Bộ giáo dục 3% về đào tạo
Thạc sĩ [71,tr.45].
Ngành giáo dục cũng đã có nhiều biện pháp khắc phục hiện tƣợng thiếu giáo
viên .Tại các địa phƣơng, phong trào thi đua do ngành giáo dục phát động có tác dụng
nâng cao chất lƣợng dạy và học. Nhiều trƣờng có những sáng kiến mới để tổ chức thực

hiện kế hoạch một cách khoa học đạt kết quả tốt.
Đời sống giáo viên cũng đã đƣợc các ngành, các cấp chú trọng quan tâm bằng
cách hỗ trợ vật chất cũng nhƣ tinh thần để các giáo viên yên tâm công tác nhƣ: Giáo
viên dạy lớp ghép hƣởng 1,5 lần mức lƣơng cơ bản; giáo viên công tác ở biên giới, miền
núi, vùng sâu, vùng xa mà phục vụ lâu dài hƣởng thêm 100% lƣơng cơ bản…
1.2.3.2. Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học
Mạng lƣới trƣờng lớp phổ thông đƣợc quy hoạch một cách đồng bộ, khoa học,
phân bố khá đồng đều trên địa bàn các khu dân cƣ: “các xã, phƣờng, thị trấn đã có hệ
thống trƣờng tiểu học và THCS. Có 10/11 huyện miền núi có trƣờng THCS dân tộc nội
trú.Và 1 trƣờng dân tộc nội trú cấp tỉnh” [84, tr.5].
Đẩy mạnh chủ trƣơng phát triển và sắp xếp lại mạng lƣới trƣờng lớp, kết thúc
năm học 1999 - 2000 toàn tỉnh đã có tới 685 trƣờng tiểu học và chỉ còn 19 trƣờng phổ
thông cơ sở. Số trƣờng THCS cũng đã tăng lên con số 622 trƣờng so với 360 trƣờng
năm 1995.[62, tr.32]. “Năm 2000, toàn tỉnh có 125 truờng Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia,
cao nhất là thị xã Bỉm Sơn với 5/8 trƣờng, nhiều nhất là huyện Đông Sơn với 12/22
trƣờng” [62, tr.39].
Đi liền với việc mở rộng mạng lƣới trƣờng lớp là sự chỉ đạo sát sao thực hiện
công tác phổ cập giáo dục tiểu học theo đúng độ tuổi. Nhờ đó nên số lƣợng các cấp không
ngừng tăng lên: Năm 1996 có 985.294 học sinh đến năm 2000 có 1.103.376 học
sinh.Nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục phổ thông trong việc đánh giá chất lƣợng dạy và
học, công tác thanh tra thƣờng diễn ra bất thƣờng.
Chất lƣợng Tiểu học từng bƣớc ổn định và có nhiều chuyển biến tích cực.Công tác
giảng dạy 2 buổi mỗi ngày cũng đƣợc coi là một trong những biện pháp để nâng cao
chất lƣợng giáo dục toàn diện.Năm học 1999 - 2000 trong toàn tỉnh đã có 18 trƣờng với
1954 học sinh học 2 buổi/ngày. Các huyện có cơ sở giảng dạy 100 tuần và 120 tuần đã
chuyển sang thực hiện chƣơng trình 165 tuần. Năm 1997 tỉ lệ này đã đạt đến 96,3%. Tỉ
lệ học sinh lƣu ban và bỏ học giảm xuống chỉ còn 1% [67, tr.68].
Một thành tựu nổi bật thể hiện chất lƣợng của giáo dục Thanh hóa là từ năm
1996 đến năm 2000 năm nào Thanh Hóa cũng có học sinh đoạt giải các cuộc thi cấp
Quốc gia và Quốc tế: Năm 2000, 2 học sinh đoạt giải quốc tế môn Toán và môn Hóa; 2

học sinh đoạt giải khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng; 57 học sinh đoạt giải Quốc gia;
1526 học sinh đoạt giải học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh lớp 12 và 437 học sinh
đoạt giải các môn văn hóa lớp 9.[84. tr.5]. Số lƣợng học sinh thi đỗ vào các trƣờng đại
học tính đến năm 2000 là: 6317 ngƣời; cao đẳng và trung cấp là 1133 ngƣời [84, tr.15].
Công tác phổ cập giáo dục. Với sự cố gắng của chính quyền địa phƣơng, đến
tháng 12/1997, Thanh Hóa đƣợc Bộ giáo dục công nhận: “ đạt phổ cập giáo dục tiểu học
và chống mù chữ” [67, tr.34].
Việc giảng dạy môn ngoại ngữ cũng đƣợc các nhà trƣờng quan tâm, năm 2000
có 75% học sinh THPT đƣợc học môn ngoại ngữ.
1.2.3.3.Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật cho GDPT
Ngân sách chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo chủ yếu là từ nguồn ngân sách
nhà nƣớc. Ngoài ra còn có nguồn từ thu học phí, một số nguồn kinh phí khác nhƣ: Tài trợ
của các tổ chức, tập thể, các chƣơng trình dự án.Năm 1995, chi cho giáo dục là 175 tỉ
đồng đồng chiếm 19,63% ngân sách đến năm 2000 mức chi đã tăng lên 367 tỉ đồng chiếm
40% ngân sách địa phƣơng [71,tr.56].Tốc độ xây dựng phòng học kiên cố hóa cao tầng
tăng nhanh: Năm 1996 tỉ lệ mới chỉ là 14% đến năm 2000 tỉ lệ này là 21,3%. Nhờ vậy
đến năm học 1999 - 2000, tỉnh có 72,4% tỉ lệ phòng học cấp 4, 26% tỉ lệ phòng học kiên
cố hóa cao tầng [70, tr.52].
Năm 2000, không còn hiện tƣợng “sốt sách”, thiếu sách giáo khoa nhƣ những
năm trƣớc. 100% sách giáo khoa dự án tiểu học với 4,5 tỉ đồng đến với học sinh trƣớc
ngày khai giảng. Mặc dù đã rất cố gắng xây dựng trƣờng lớp, mua sắm trang thiết bị
nhƣng cơ sở vật chất của ngành vẫn còn khó khăn, thiếu thốn.Tỉ lệ phòng học trên đầu
lớp vẫn rất thấp: Bậc Tiểu học là 0,59 phòng/lớp; bậc THCS là 0,7 phòng/lớp; bậc
PTTH là 0,73 phòng/lớp.
1.2.3.4. Tăng cường quản lí nhà nước về giáo dục phổ thôngvà đẩy mạnh xã
hội hóa giáo dục
1.2.3.4. Công tác quản lí nhà nước về giáo dục đào tạo
Công tác quản lí giáo dục đã đƣợc kiện toàn từ cấp trên xuống cấp cơ sở về tổ
chức, ổn định về số lƣợng, nâng cao năng lực và nghiệp vụ chuyên môn.Cơ quan văn
phòng Sở giáo dục và đào tạo đã lựa chọn những nhà giáo tiêu biểu về công tác ở đầu

ngành.
Công tác quản lí việc dạy thêm, học thêm trong các trƣờng phổ thông đƣợc theo
dõi sát sao hơn. Ở thời gian này, Sở giáo dục cũng đã tăng cƣờng các lực lƣợng thanh
tra nhằm chấn chỉnh trật tự kỉ cƣơng trong các trƣờng học.Công tác quản lí thi cử cũng
đã đƣợc chú trọng đổi mới. Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo quán triệt đổi mới thi cử và
cố gắng làm cho toàn xã hội đồng tình. Công tác tham mƣu cũng đặc biệt đƣợc chú
trọng.
Thực hiện Nghị quyết TW2 khóa VIII và triển khai nội dung Luật giáo dục,
việc xác định duy trì nề nếp, kỉ cƣơng tiếp tục đƣợc xác định là nội dung quan trọng của
ngành. Sở giáo dục và đào tạo đã ban hành nhiều văn bản quy định, hƣớng dẫn về quản
lí tài chính, quy chế chuyên môn, quản lí việc cấp phát bằng, quản lí việc dạy thêm của
giáo viên.
Xã hội hóa giáo dục là biện pháp nhằm huy động sức mạnh của toàn xã hội vào
phát triển sự nghiệp giáo dục. Chính vì thế Đảng bộ và ngành giáo dục luôn xem đây là
nội dung quan trọng. Trong giai đoạn từ 1996 đến 2000, hàng năm nhân dân đã đóng
góp từ 60- 70 tỷ đồng xây dựng trƣờng học, góp phần quan trọng làm cho cơ sở vật chất
trƣờng học ngày càng khang trang và đàng hoàng hơn [62, tr.37].
Công tác này cũng đã tạo điều kiện đa dạng hóa các loại hình trƣờng lớp ngoài
công lập, củng cố vững chắc các trƣờng công lập, tạo sự phát triển bình đẳng giữa các
loại hình trƣờng lớp.Năm 2000, số lớp và học sinh ngoài công lập đã chiếm 46% trên
tổng số.
Uỷ ban nhân dân tỉnh cũng đã ra Chỉ thị tổ chức Đại hội giáo dục và coi đây là
một trong những biện pháp để thực hiện dân chủ hóa và xã hội hóa trong giáo dục. Để
tạo động lực học tập hơn nữa cho các em học sinh, công tác thành lập Hội khuyến học
đƣợc xúc tiến nhanh và có hiệu quả từ tỉnh đến các huyện, xã.Hội khuyến học từ tỉnh
đến các huyện, xã đã tổ chức Đại hội và bầu Ban chấp hành.Các huyện xã đã thành lập
đƣợc quỹ khuyến học, quỹ phát triển giáo dục tại địa phƣơng mình.Đến năm 2000, hệ
thống Hội khuyến học đã phát triển khắp các huyện, trƣờng học. Hội đã cấp nhiều suất
học bổng, phần quà cho học sinh nghèo học giỏi, học sinh nghèo vƣợt khó, con thƣơng
binh, liệt sĩ, các học sinh thi đỗ vào các trƣờng cao đẳng, đại học, học sinh đạt các giải

học sinh giỏi cấp tỉnh, Quốc gia, Quốc tế.
Dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, công tác xã hội hóa giáo dục đã đƣợc tổ
chức và phát triển thành một phong trào rộng lớn trong quần chúng.Công tác này đã
đóng góp rất lớn vào sự nghiệp giáo dục đào tạo của tỉnh.
Tiểu kết
Nhờ tiếp thu và vận dụng tốt các chủ trƣơng của Đảng về giáo dục đào tạo vào
thực tiễn địa phƣơng, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã đƣa ra những quan điểm và có sự chỉ
đạo chặt chẽ nên ngành giáo dục và đào tạo Thanh Hóa đã giành đƣợc nhiều kết quả
lớn.

Chương 2
ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở TỈNH THANH HÓA
(2001 - 2010)

2.1. CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA VỀ PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC PHỔ TRONG 10 NĂM 2001-2010
2.1.1.Xu thế đổi mới GDPT trên thế giới, tình hình và nhiệm vụ của giáo
dục Việt Nam trong thiên niên kỉ mới
Từ những thập kỉ cuối của thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện
đại tiếp tục có bƣớc nhảy vọt vƣợt bậc với sự bùng nổ thông tin cùng với sự ra đời và
phát triển nền kinh tế tri thức.Điều này tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội
của thế giới làm chuyển biến nhanh chóng, sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của mọi
quốc gia.
Thực tiễn thế giới cho thấy, các nƣớc kinh tế phát triển nhảy vọt đều có tiền đề là
nền giáo dục phát triển cao và giáo dục đã góp phần nâng cao trí tuệ, làm cho con ngƣời
nắm bắt đƣợc những thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ. Tình hình đó thúc
đẩy tất cả các quốc gia đều nhận thức đƣợc giáo dục là nhân tố quyết định sự phát triển
nhanh và bền vững của đất nƣớc mình.
Nhìn một cách khái quát, xu thế đổi mới chƣơng trình GDPT của các quốc gia chủ
yếu tập trung vào cải cách nội dung chƣơng trình và sách giáo khoa và thƣờng theo các

xu thế sau:Phổ cập THPT nhằm đào tạo những con ngƣời có năng lực đóng góp vào sự
tiến bộ của xã hội vào phát triển kinh tế; Làm cho nền giáo dục thích ứng đƣợc những
thay đổi của thời đại; Xây dựng một xã hội học tập suốt đời;
Trƣớc thực tế và xu thế mới của thế giới, vấn đề đặt ra đối với nƣớc ta là phát huy
lợi thế so sánh, chủ động nắm bắt cơ hội, tạo khâu đột phá, đẩy nhanh sự phát triển. Khi
khoa học và công nghệ trở thành nền tảng, động lực của của quá trình CNH, HĐH thì
“nâng cao dân trí, bồi dƣỡng và phát huy nguồn nhân lực to lớn của con ngƣời Việt
Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH, HĐH ” [32, tr.21].
2.1.2. Những quan điểm mới của Đảng về phát triển giáo dục GDPTqua các
Đại hôi IX, X
Thứ nhất là nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện.
Thứ hai, thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lƣợng giáo
dục, đào tạo.
Thứ ba, chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở.
Thứ tư, phát triển giáo dục từ mầm non, giáo dục phổ thông, hƣớng nghiệp và dạy
nghề.
Thứ năm, bảo đảm đủ số lƣợng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên.
Thứ sáu,thực hiện xã hội hoá giáo dục.
Thứ bảy, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục.
Thứ tám, phát triển kinh tế tri thức trên cơ sở phát triển giáo dục, đào tạo…
2.1.3. Đảng bộ tỉnh chỉ đạo phát triểnGDPTvà quá trình triển khai thực
hiện
- Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV tiếp tục quán triệt Nghị quyêt TW2 khóa VIII
về giáo dục ,ổn định quy mô trƣờng công lập, sắp xếp lại các trƣờng chuyên nghiệp,
phát động phong trào toàn dân xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật trƣờng học đồng thời
nâng cao hiệu quả quản lí giáo dục.
- Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nêu rõ: Hoàn thành vững chắc phổ cập
THCS,thúc đẩy phổ cập THPT. Đẩy mạnh xây dựng trƣờng chuẩn Quốc gia.Phát triển hệ
thống các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp…
-Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhấn mạnh cần thực hiện tốt việc đổi mới nội

dung, chƣơng trình ở tất cả các cấp học. Phấn đấu 2015 có 47,8% trƣờng đạt chuẩn quốc
gia. Nâng cao chất lƣợng giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề…
2.2.KẾT QUẢ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ
NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010
2.2.1. Tiếp tục mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp
học
Thứ nhất về mở rộng quy mô giáo dục
Cụ thể hóa chủ trƣơng phát triển giáo dục của Đảng và Đảng bộ tỉnh, năm 2000 Uỷ
ban nhân dân tỉnh ra Đề án: Quy hoạch mạng lưới trường lớp giai đoạn 2001 - 2010. Thực
hiện đề án trên, hệ thống trƣờng phổ thông trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển về quy mô và
dần hợp lí về cơ cấu ở các cấp học.
Quy mô trƣờng lớp mở rộng đã tạo điều kiện cho việc huy động học sinh đến
trƣờng.Tỉ lệ học sinh đƣợc huy động vào lớp 1 tăng mạnh qua các năm học. Năm học
2009 - 2010 là 99,9%. Các em 11 tuổi hoàn thành chƣơng trình tiểu học đạt 92,7%, từ 11
đến 14 tuổi hoàn thành chƣơng trình tiểu học đạt 92,7%. Học sinh tốt nghiệp THCS, hầu
hết đƣợc tuyển vào THPT hoặc bổ túc THPT.
Giáo dục miền núi và dân tộc
Do đặc thù của 1 tỉnh có nhiều huyện miền núi với nhiều đồng bào dân tộc
thiểu số nên công tác giáo dục tại khu vực này luôn nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt.
Đến năm 2010, giáo dục miền núi Thanh Hóa có 501 trƣờng, trong đó có 259 trƣờng
tiểu học; 206 trƣờng THCS; 25 trƣờng THPT; 11 trung tâm giáo dục thƣờng xuyên -
dạy nghề. [80, tr.23]
Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
Thực hiện, chủ trƣơng của Đảng và Bộ giáo dục công tác xây dựng trƣờng chuẩn
Quốc gia trong 10 năm 2001 - 2010 tiếp tục phát triển, số lƣợng trƣờng đƣợc công nhận đạt
chuẩn quốc gia ngày càng nhiều. Năm 2006, toàn tỉnh có 346 trƣờng tiểu học đạt chuẩn
Quốc gia đến năm 2010 tăng lên 412 trƣờng; số trƣờng THCS tăng từ 53 trƣờng năm 2006
lên 101 trƣờng 2010; số trƣờng THPT tăng từ 05 trƣờng năm 2006 lên 09 trƣờng 2010.
Tổng số trƣờng đạt chuẩn Quốc gia tăng từ 399 trƣờng năm 2006 lên 658 trƣờng năm 2010
[79, tr.15].

Thứ hai, nâng cao chất lượng giáo dục
Đối với bậc tiểu học.Ngành giáo dục thực hiện các chƣơng trình nhƣ: thay sách
giáo khoa lớp 5. Năm học 2009- 2010, có 521 trƣờng đã tổ chức học 2 buổi/ngày tăng
30 trƣờng so với năm học 2008- 2009 .Đối với những vùng khó khăn việc dạy buổi thứ
2không thêm kiến thức mà chủ yếu giúp các em đạt đƣợc chuẩn theo sách giáo khoa.Số
trƣờng còn lại đều đƣợc học từ 6 đến 9 buổi trên /1 tuần.Số trƣờng tiểu học dạy tin học và
ngoại ngữ tăng nhanh so với 2000 - 2001.Kết quả học tập loại giỏi, khá tăng dần, loại
yếu, kém giảm, lƣu ban và bỏ học giảm dần qua các năm.
Bậc THCS và THPT đã tiếp tục rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện chƣơng trình
thay mới sách giáo khoa.Việc giảng dạy ở hai bậc này cũng đƣợchƣớng dẫn thực hiện
chƣơng trình sách giáo khoa THCS, THPTđảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng.Đồng thời
vận dụng phù hợp với sự phát triển tƣ duy và tâm sinh lí của học sinh từng vùng, từng
miền.
Cuộc vận động “hai không” sau 4 năm thực hiện cuộc vận động đã có sự chuyển
biến về nhận thức, hành động của các cấp quản lí giáo dục, các nhà trƣờng, các học sinh
và các tầng lớp nhân dân. Toàn ngành giáo dục đã nhận đƣợc sự quan tâm của các cấp
ủy Đảng và các tầng lớp nhân dân.
Phƣơng pháp giảng dạy truyền thống chủ yếu theo lối thuyết trình, học thụ động
khả năng nắm vững kiến thức của học sinh không bền, khả năng vận dụng yếu. Từ năm
học 2001- 2002, tất cả các nhà trƣờng đều tiến hành đổi mới phƣơng pháp dạy học.
Đến năm 2004, Bộ giáo dục và đào tạo đã kiểm tra và công nhận toàn tỉnh đạt
chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.Đến thời điểm tháng 9 năm 2006, Thanh
Hóa đã đƣợc công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục.Công tác phổ cập THPT cũng đã và
đang bắt đầu thí điểm ở một số các địa bàn thuận lợi.
Toàn ngành giáo dục đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động giáo dục nhằm nâng
cao chất lƣợng giáo dục toàn diện nhƣ: giáo dục thể chất, văn hóa, văn nghệ, thi viết chữ
đẹp, toán tuổi thơ, vệ sinh học đƣờng, an toàn giao thông, tìm hiểu pháp luật… Công tác
giáo dục chính trị tƣ tƣởng tiếp tục đƣợc coi trọng, toàn ngành đã lồng ghép với cuộc vận
động Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh.Hoạt động hƣớng nghiệp và
dạy nghề đƣợc đẩy mạnh.Các nhà trƣờng cũng đã phối hợp với các phòng giáo dục chú

trọng các hoạt động ngoài giờ.Dạy học nội dung giáo dục địa phƣơng và dạy học tích hợp
cũng đƣợc quan tâm.
Trong những năm qua, Thanh Hóa là tỉnh có số lƣợng học sinh thi đại học có
điểm trung bình 3 môn từ 27 trở lên và có số thí sinh cao điểm nhất xếp thứ hai toàn
quốc chỉ sau thủ đô Hà Nội. Trong các kì thi Olimpic quốc tế, năm nào cũng có học sinh
Thanh Hóa tham gia và đạt nhiều thành tích.
2.2. Nâng cao chất lượng và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên về mọi mặt
Từ năm 2001 đến năm 2010, ngành giáo dục tiếp tục quán triệt và triển khai thực
hiện công tác đào tạo, bồi dƣỡng và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên. Số lƣợng giáo viên ở
các cấp không còn thiếu nhƣ giai đoạn trƣớc. Năm học 2008 - 2009, tỉ lệ đạt chuẩn và
trên chuẩn của giáo viên tiểu học là: 98,75, THCS là: 96,81%, THPT là 99,6% [78,
tr.26]. Nhìn chung, phần đông bộ phận các nhà giáo có đạo đức tốt, tận tụy với nghề
nghiệp, có tinh thần và ý chí phấn đấu cao, thƣờng xuyên tự học tự bồi dƣỡng chuyên
môn nghiệp vụ để giảng dạy tốt hơn và luôn là tấm gƣơng sáng để học sinh noi theo.
Hàng năm, Sở giáo dục đã tiến hành rà soát quy trình và thực tế tuyển dụng
giáo viên tại các cấp học. Tính đến hết học kì I năm học 2010 - 2011 là 43.178 cán bộ,
công chức, viên chức, trong đó: giáo dục tiểu học là 17.624 ngƣời; THCS là 18.639
ngƣời; THPT là 6.073 ngƣời; giáo dục thƣờng xuyên 844 ngƣời. [80, tr.6]. Phong trào
thi đua: “Dạy tốt, học tốt”, đã thúc đẩy cán bộ, giáo viên toàn ngành tập trung thực hiện
tốt đổi mới phƣơng pháp dạy học, dạy học phù hợp với đối tƣợng học sinh, đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, tăng cƣờng tổ chức thao giảng, hội
giảng, trao đổi kinh nghiệm, từ giáo viên tiểu học đến THPT. Cuộc vận động: “Mỗi thầy
giáo, cô giáo là một tấm gƣơng đạo đức tự học và sáng tạo, đƣợc toàn ngành tổ chức
gắn với việc triển khai cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức cũng nhƣ hành động của giáo
viên và cán bộ quản lí.
Thực hiện Chỉ thị 34/CT ngày 30/05/1998 của Bộ chính trị về: Tăng cường
công tác chính trị, củng cố tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển
Đảng viên trong trường học. Ở hầu hết các trƣờng đều có Chi bộ Đảng.Tính đến năm
học 2009 - 2010, toàn tỉnh có 2030 Đảng bộ, Chi bộ chiếm tỉ lệ 94% cơ sở giáo dục có

tổ chức Đảng. Hiện nay, Thanh Hóa có 21876 Đảng viên là giáo viên và học sinh trong
đó giáo viên là chủ yếu [79, tr.26].
Đời sống giáo viên đã đƣợc cải thiện nhiều so với trƣớc nhờ sự ƣu đãi của nhà
nƣớc và chính sách của địa phƣơng. Năm 2001, tỉnh đã xây dựng Đề án: “Xây dựng quỹ
hỗ trợ làm nhà ở giáo viên vùng cao”. Đề án đã thực sự đem lại hiệu quả thiết thực cho
những giáo viên vùng cao giúp họ có nơi ăn chốn ở và yên tâm công tác [77, tr.53].
Tuy nhiên, đến năm 2007 - 2008 trở đi, ở Thanh Hóa bắt đầu tồn tại hiện tƣợng
vừa thừa vừa thiếu giáo viên không đồng bộ ở cấp tiểu học và THCS.
2.2.3. Tăng cường cơ sở vật chất, kĩ thuật cho các trường học
Từ năm 2001 đến năm 2010, ngân sách đầu tƣ cho xây dựng cơ sở vật chất ngày
càng tăng nhanh. Năm 2002 là gần 10 tỉ đồng đến năm 2010 đã tăng lên 313,4 tỉ đồng.
Trong đó trái phiếu chính phủ là 262,7 tỉ đồng, vốn ngân sách là 20,3 tỉ đồng, từ nhân
dân địa phƣơng là 30,4 tỉ đồng. Tốc độ xây dựng kiên cố hóa, cao tầng hóa tiếp tục
đƣợc đẩy mạnh. Tính đến tháng 12 năm 2010, tỉnh đã triển khai xây dựng 2155 phòng
học và đang tiếp tục triển khai nhiều dự án. Chính vì thế, tỉ lệ phòng học kiên cố và cao
tầng trong 10 năm ngày càng tăng cao:từ 26% năm 2001 tăng lên 57% năm 2006 đến
năm 2010 là 76%.Nhờ vậy đã không còn phòng học 3 ca [80, tr.13].
Năm học 2009- 2010, ngành đã đầu tƣ hơn 11 tỉ đồng để mua mới 1413 máy
tính, 1413 bàn để máy tính và 26 chiếc máy chiếu đa năng. So với 2001, trên toàn tỉnh
chỉcó 50/90 trƣờng THPT đƣợc đầu tƣ máy tính với mỗi đầu trƣờng 25 chiếc thì đây là
một kết quả to lớn.Đến năm 2010, đã có 100% các trƣờng THPT và bổ túc THPT có đủ
máy tính cho môn tin học theo chƣơng trình của Bộ giáo dục và đào tạo.Tại 27 phòng
giáo dục và đào tạo đều đƣợc kết nối Internet và trang bị máy vi tính, trung bình 0,8
máy/1 cán bộ phục vụ công tác quản lí [79, tr.61].
Về đồ dùng dạy học. Đến năm học 2009- 2010, có 50% số trƣờng tiểu học có
phòng học chứa thiết bị dạy học bộ môn, THCS là 82% và THPT là 100% [79,
tr.26].Số lƣợng các phòng thƣ viện thời kì 2000- 2001 mới chỉ có 20% nhƣng đến
năm 2010, bậc tiểu học đã có 70% trƣờng có thƣ viện đạt yêu cầu, bậc THCS có
67% và bậc THPT là 100%.Công tác xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia đạt nhiều
thành tựu, đến tháng 3 năm 2010, toàn tỉnh đã có 490 trƣờng đạt chuẩn Quốc gia bao

gồm [86, tr.15].
2.2.4. Đổi mới quản lí nhà nướcvề giáo dục phổ thông, tăng cường xã hội
hóa giáo dục
Quản lí nhà nƣớc về giáo dục đào tiếp tục đƣợc đổi mới.Sở giáo dụcvà đào tạo
cũng đã ban hành các văn bản, tiến hành hƣớng dẫn cho các đơn vị, nhà trƣờng về việc thực
hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục.Sở giáo
dục đã thực hiện nghiêm túc việc quản lí hồ sơ cấp phátvăn bằng, chứng chỉ trong các kì thi
tốt nghiệp, tuyển sinh.Kiên quyết ngăn chặn các hiện tƣợng tiêu cực hoặc các nguy cơ dẫn
đến sai sót, thất lạc hồ sơ.Về công tác kiểm định chất lƣợng giáo dục, Sở giáo dục cũng đã
tiến hành tập huấn 2 chuyên đề: Tự đánh giá, đánh giá ngoài giúp các nhà trƣờng biết đƣợc
đơn vị mình đang ở mức độ nào so với tiêu chuẩn, chất lƣợng của ngành và có kế hoạch cải
tiến chất lƣợng, từng bƣớc đƣa trƣờng mình đi lên [79, tr.93].
Trong điều kiện mới, tình hình giáo dục có nhiều thay đổi.Ngành cũng đã tập
trung đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra: chỉ đạo bồi công tác bồi dƣỡng chính trị,
chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ thanh tra viên. Công tác pháp chế đƣợc đẩy mạnh
và nâng cao hiệu quả.
Công tác xã hội hóa giáo dục tiếp tục đƣợc đẩy mạnh và thu đƣợc những kết
qủa to lớn. Ngành giáo dục đã huy động đƣợc sự đóng góp của nhiều làng xã, nhiều
dòng họ, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh xây dựng các quỹ Khuyến học, Khuyến tài.
Tiêu biểu đó là nhà doanh nghiệp Doãn Tới đã đóng góp 1 triệu USD; gia đình nhà giáo
Lê Viết Ly đóng góp 6 tỉ đồng,gia đình cố nhà giáo Lê Xuân Lan đóng góp 4 tỉ đồng.
Tổng số quỹ Hội khuyến học tính đến năm 2010 là hơn 30 tỉ đồng.[85,tr.15]

Chương 3
NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

3.1. NHẬN XÉT CHUNG
3.1.1. Về ưu điểm
Một là,giải quyết tốt mối quan hệ giữa mở rộng quy mô và nâng cao chất lƣợng
giáo dục phổ thông

Hai là, coi trọng chất lƣợng đội ngũ giáo viên và điều kiện dạy học, để tiếp cận
với yêu cầu với nền giáo dục hiện đại
Ba, là, huy động toàn dân đóng góp tích cực đối với sự phát triển giáo dục địa
phƣơng
Bốn là, quản lý giáo dục đã có nhiều chuyển biến tích cực, công bằng xã hội
trong giáo dục đã đƣợc cải thiện
1.2. Về hạn chế
Tổng quát lại 15 năm qua (1996- 2010), có thể nói GDPT Thanh Hóa đã có
những ƣu điểm vƣợt trội, vững chắc. Song so với mục tiêu và yêu cầu của sự nghiệp đổi
mới, quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH gắn liền với việc phát triển kinh tế tri thức thì sự
phát triển GDPT vẫn tồn tại những điểm hạn chế sau:
Thứ nhất, chất lƣợng giáo dục phổ thông còn có sự chênh lệch không nhỏ giữa
các loại hình đào tạo, giữa các vùng miền
Thứ hai, quy mô và cơ cấu giáo dục còn nhiều điểm chƣa phù hợp với điều kiện
và tình hình địa phƣơng
Thứ ba, đội ngũ giáo viêncủa tỉnhthừavề số lƣợng nhƣng còn yếu về chất lƣợng
Thứ tƣ, công tác quản lí nhà nƣớc về giáo dục chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của
việc đổi mới giáo dục


3.2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM
Dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, ngành giáo dục và đào tạo Thanh Hóa nói
chung và GDPT nói riêng đã giành đƣợc những thành tựu hết sức to lớn. Thực tiễn lãnh
đạo GDPT 15 năm qua của Đảng bộ Thanh Hóa có thể rút ra những kinh nghiệm cơ bản
sau:
Thứ nhất, nhận thức rõ đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cho phát triển, chú trọng phát
triển giáo dục phổ thông nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Thứ hai kết hợp chặt chẽ sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng với vai trò quản lí
nhà nƣớc của chính quyền các cấp đối với hệ thống giáo dục phổ thông
Thứba, coi trọng phát triển quy mô giáo dục phổ thông trên tất cả các địa bàn,

đồng thời nâng cao chất lƣợng giáo dục hƣớng mạnh vàomục tiêu nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài
Thứ tƣ, có chính sách ƣu đãi hợp lí và coi trọng việc bồi dƣỡng chuyên môn
nghiệp vụ, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt của đội ngũgiáo viên và cán bộ
quản lí giáo dục

KẾT LUẬN

Điều đầu tiên cần phải khẳng định: Bất cứ một quốc gia, dân tộc và chế độ nào
muốn phát triển đều phải chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Đặc biệt
trong thời đại ngày nay,toàn cầu hóa, quốc tế hóa trở thành một xu thếtất yếu, khoa học
công nghệ đang tiếp tục phát triển nhƣ vũ bão và sự ra đời của nền kinh tế tri thức thì
giáo dục đào tạo ngày càng phát huy vai trò quan trọng của mình. Hiện nay, nƣớc ta vẫn
đang tiến hành công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH .Chính vì vậy, Đảng ta đã
nâng cao vị trí của giáo dục lên Quốc sách hàng đầu.
Ý thức đƣợc tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo nói chung và GDPT nói
riêng, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã tiếp thu và vận dụng sáng tạo quan điểm, chủ trƣơng
của Đảng vào thực tiễn địa phƣơng mình.
Sự phát triển của GDPT Thanh Hóa 15 năm qua(1996- 2010), là một quá phát
triển trình liên tục, thời kì sau có kế thừa và phát triển của thời kì trƣớc.Mƣời lăm năm
đã qua là một chặng đƣờng có nhiều thuận lợi song cũng không ít khó khăn. Nó là một
chặng đƣờng thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của Đảng bộ, chính quyền các cấp và toàn thể
ngƣời dân Thanh Hóa đối với sự nghiệp GDPT nên giáo dục Thanh Hóa đạt nhiều thành
tựu. Tuy vậy bên cạnh những ƣu điểm vƣợt trội, giáo dục Thanh Hóa vẫn còn có nhiều
điểm hạn chế.
Phát huy những thành tựu đã đạt đƣợc, khắc phục những hạn chế còn tồn tại
cùng với những kinh nghiệm đã rút ra, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa có những nền tảng cơ
sở vững chắc để tiếp tục đề ra chủ trƣơng thúc đẩy sự nghiệp GDPTThanh Hóa tiến
những bƣớc xa hơn nữa trong tƣơng lai.



References.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa (2010), Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và
sử dụng nguồn lực có chất lượng ở tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015.
2. C.Mác, Ph.Ăngghen (1982), Bàn về Thanh niên, Nxb. Thanh niên, Hà Nội.
3. Bộ Chính trị (2009), Tiểu kết số 242-TB/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW2 khóa
VIII, phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Quy hoạch thống kê giáo dục phổ thông, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), “Về tình hình triển khai cuộc vận động: Nói không
với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, thông báo số 10330/TB-
BGDĐT ngày 15/9/2006, Nxb. Lao động xã hội, Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông, Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), 55 năm giáo dục và đào tạo Việt Nam (1945 - 2000),
Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), 65 năm giáo dục và đào tạo Việt Nam (194 5- 2010),
Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
9. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Nghị định 73/1999 về
“Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao”.
10. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Nghị định
73/1999/NĐ - CP ngày 19/8/1999 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các
hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao.
11. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Nghị quyết 04 -
NQ/TW về “Tách trường tiểu học ra khỏi trường phổ thông cơ sở”.
12. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Nghị quyết
90/1997/NQ - CP về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y
tế, văn hóa, Công báo số 18 ngày 30/9/1997.

13. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Chiến lược giáo dục
2001- 2010.
14. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Nghị định 90/CP, Về
phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, Y tế, văn hóa.
15. Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị quyết số 05/CP,
Về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, Y tế, văn hóa.
16. Chính phủ nƣớcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Chỉ thị 33/2006 về
chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục.
17. Nguyễn Hữu Châu (2007), Giáo dục Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb.
Giáo dục, Hà Nội.
18. Cục thống kê Thanh Hóa (2001), Niên giám Thống kê tỉnh Thanh Hóa.
19. Cục thống kê Thanh Hóa (2002), Niên giám Thống kê tỉnh Thanh Hóa.
20. Cục thống kê Thanh Hóa (2003), Niên giám Thống kê tỉnh Thanh Hóa.
21. Cục thống kê Thanh Hóa (2004), Niên giám Thống kê tỉnh Thanh Hóa.
22. Cục thống kê Thanh Hóa (2005), Niên giám Thống kê tỉnh Thanh Hóa.
23. Cục thống kê Thanh Hóa (2006), Niên giám Thống kê tỉnh Thanh Hóa.
24. Cục thống kê Thanh Hóa (2007), Niên giám Thống kê tỉnh Thanh Hóa.
25. Cục thống kê Thanh Hóa (2008), Niên giám Thống kê tỉnh Thanh Hóa.
26. Cục thống kê Thanh Hóa (2009), Niên giám Thống kê tỉnh Thanh Hóa.
27. Cục thống kê Thanh Hóa (2010), Niên giám Thống kê tỉnh Thanh Hóa.
28. Nguyễn Hữu Đảng (1999), Chuyện Bác Hồ trồng người, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội.
29. Đoàn Nam Đàn (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, Nxb. Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
Nxb. Sự thật, Hà Nội.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
Nxb. Sự thật, Hà Nội.
32. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 BCHTW khóa VII,
Nxb. Sự thật, Hà Nội.
33. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 BCHTW khóa VIII ,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Chỉ thị Trung ƣơng 34 về: "Tăng cường công tác
chính trị tư tưởng; củng cố tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng và phát triển đảng viên
trong các trường học".
36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Kết luận số 14-KL/TW của Hội nghị lần thứ 6
Ban chấp hành Trung ương khóa IX về tiếp tục thực hiện nghị quyết trung ương 2 (khóa
VIII) và phương hướng phát triển giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ từ nay đến năm
2005 và 2010, lƣu trữ tại tỉnh ủy Thanh Hóa.
38. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), “Chỉ thị của Ban bí thư về nâng cao chất lượng
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”, Các Nghị quyết của trung ương Đảng
2001 - 2004, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
40. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
41. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ
XIII, Nxb. Thanh Hóa.
42. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (1995), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ
XIV, Nxb. Thanh Hóa.
43. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2000), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ
XV, Nxb. Thanh Hóa.
44. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ
XVI, Nxb. Thanh Hóa.
45. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2010),Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ
XVI, Nxb. Thanh Hóa
46. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2006), Chỉ thị số 02 - CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo

của Đảng đối với việc xây dựng xã hội học tập trong thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất
nước.
47. Ngô Thị Thu Hà (2009), Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phát triển giáo dục phổ
thông từ năm 1996 đến năm 2006, Luận văn Th.s lịch sử, ĐHQGHN.
48. Lê Văn Hải, (2005), Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Việt Nam, Luận văn Th.s Kinh tế chính trị, ĐHQGHN.
49. Bùi Minh Hiền (2004), Lịch sử giáo dục Việt Nam” Nxb. Đại học sƣ phạm Hà Nội.
50. Phƣơng Thị Thu Hƣơng (2008), Vai trò của giáo dục phổ thông đối với việc phát
triển nguồn nhân lực, ĐHKHXH & NV.
51. Nguyễn Thị Hƣờng (2008), Đảng bộ Thanh Hóa lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ
thông từ 1954 đến 1975, Luận văn Th.s lịch sử, ĐHQGHN.
52. Lƣơng Thị Hòe (1998), Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo sự nghiệp lãnh đạo sự nghiệp
giáo dục và đào tạo (1991- 1996), Luận văn Th.s lịch sử, ĐHQGHN
53.Nguyễn Thế Long (2006), Đổi mới tư duy giáo dục Việt Nam trong kinh tế thị
trường, NXB Lao động xã hội.
54. Nguyễn Văn Lê (2004), Một số kinh nghiệm về giáo dục phổ thông và hướng nghiệp
thế giới, Đề tài KX-05-09, Nxb. Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
55. Đỗ Mƣời (1995), Tri thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nƣớc,
Nxb Văn hóa, Hà Nội.
56. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Hà Nội (1997), Đề cương bài
giảng các chuyên đề bồi dưỡng Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản
Việt Nam (Tập 2), Tạp chí giáo dục lí luận, Hà Nội.
57. Hồ Chí Minh (1945), “Chống nạn thất học”, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.
58. Hồ Chí Minh (1946), “Trả lời các nhà báo nước ngoài”, Hồ Chí Minh toàn tập, tập
4, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.
59. Hồ Chí Minh (1951), “Thư gửi thanh niên”, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.
60. Hồ Chí Minh (1958), “Đào tạo thế hệ tương lai là trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ
vang”, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995

61. Hồ Chí Minh (1946), Thư gửi học sinh, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1995.
62. Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa (2000), Quy hoạch tổng thể giáo dục Thanh Hóa
2001 - 2010.
63. Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa (2000), Những thành tựu nổi bật, những điểm
yếu bức xúc hạn chế phải giải quyết sau 3 năm thực hiện Nghị quyết TW2 khóa VIII của
Đảng và những giải pháp cơ bản để phát triển giáo dục Thanh Hóa.
64. Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa (2002), Kiểm điểm 05 năm thực hiện Nghị quyết
TW2 khóa VIII của Đảng về giáo dục.
65. Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa (2011), Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa 65 năm
trưởng thành từ gian khó (1945- 2010).
66. Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa (1996), Tổng kết năm học 1995 - 1996 và
phương hướng nhiệm vụ năm học 1996 - 1997.
67. Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa (1997), Tổng kết năm học 1996 - 1997 và
phương hướng nhiệm vụ năm học 1997 - 1998.
68. Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa (1998), Tổng kết năm học 1997 - 1998 và
phương hướng nhiệm vụ năm học 1998 - 1999.
69. Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa (1999), Tổng kết năm học 1998 - 1999 và
phương hướng nhiệm vụ năm học 1999 - 2000.
70. Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa (2000), Tổng kết năm học 1999 - 2000 và
phương hướng nhiệm vụ năm học 2000 - 2001.
71. Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa (2001), Tổng kết năm học 2000 - 2001 và
phương hướng nhiệm vụ năm học 2001 - 2002.
72. Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa (2002), Tổng kết năm học 2001 - 2002 và
phương hướng nhiệm năm học 2002 - 2003.
73. Sở giáo Đào tạo Thanh Hóa (2003), Tổng kết năm học 2002 - 2003 và phương
hướng nhiệm vụ năm học 2003 - 2004.
74. Sở giáo Đào tạo Thanh Hóa (2004), Tổng kết năm học 2003 - 2004 và phương
hướng nhiệm vụ năm học 2004 - 2005.
75. Sở giáo Đào tạo Thanh Hóa (2005), Tổng kết năm học 2004 - 2005 và phương

hướng nhiệm vụ năm học 2005 - 2006.
76. Sở giáo Đào tạo Thanh Hóa (2006), Tổng kết năm học 2005 - 2006 và phương
hướng nhiệm vụ năm học 2006 - 2007.
77. Sở giáo Đào tạo Thanh Hóa (2007), Tổng kết năm học 2006 - 2007 và phương
hướng nhiệm vụ năm học 2007- 2008.
78. Sở giáo Đào tạo Thanh Hóa (2008), Tổng kết năm học 2007 - 2008 và phương
hướng nhiệm vụ năm học 2008 - 2009.
79. Sở giáo Đào tạo Thanh Hóa (2009), Tổng kết năm học 2008 - 2009 và phương
hướng nhiệm vụ năm học 2009 - 2010.
80. Sở giáo Đào tạo Thanh Hóa (2010) Tổng kết năm học 2009 - 2010 và phương hướng
nhiệm vụ năm học 2010-2011.
81. Sở giáo Đào tạo Thanh Hóa (2011) Truyền thống giáo dục Thanh Hóa trước năm
1945.
82. Sở giáo Đào tạo Thanh Hóa (2010) Tổng kết 5 năm thực hiện phong trào thi đua yêu
nước (2005 - 2010), các giải pháp cho giai đoạn 2011 - 2015 của ngành giáo dục
Thanh Hóa.
83. Tỉnh ủy Thanh Hóa (1997), Chương trình hành động số 15CT/TU thực hiện Nghị
quyết TW2 khóa VIII về giáo dục - đào tạo cuả Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa những năm
1997 - 2000.
84. Tỉnh ủy Thanh Hóa (1997), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện đổi mới giáo dục và
đào tạo Thanh Hóa.
85. Tỉnh ủy Thanh Hóa (2002), Hội nghị tổng kết 05 năm thực hiện Nghị quyết TW2
khóa VIII về giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ trong thời kì công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
86. Tỉnh ủy Thanh Hóa (1997), Chương trình hành động số 17 CT/TU Thực hiện Nghị
quyết TW2 về giáo dục và đào tạo của Tỉnh ủy Thanh Hóa những năm 1997 - 2000.
87. C.Mác, Ph.Ăngghen (1982), Tuyên ngôn của Đảng Công sản, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
88. Tỉnh ủy Thanh Hóa (1997), Chỉ thị số 131-TB/TU T của Ban thường vụ Tỉnh ủy về “Đề án
phổ cập giáo dục trung học cơ sở Thanh Hóa giai đoạn 2001-2010”.
89. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2000), Chỉ thị của chủ tịch UBND tỉnh số 05/CT-UB

về việc tổ chức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
90. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2007), Xây dựng xã hội học tập, phát triển phong
trào khuyến học, khuyến tài theo chỉ thị 50/CT/TW của Bộ chính trị và Chỉ thị 02CT/TU
của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
91. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2003), Đề án phát triển nguồn nhân lực đến năm
2010.
92. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2010), Tổng kết 05 năm thực hiện công tác thi đua
2005 - 2010
93. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 41 Nxb. Tiến bộ Mát-xcơ-va.
94. Website: (Báo điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam).
95. Website: (Bộ Giáo dục và Đào tạo).
96. Website: (Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa).

×