Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Đảng bộ tỉnh khánh hòa lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 2001 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.33 KB, 98 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 ĐẢNG BỘ TỈNH KHÁNH HÒA LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỪ NĂM 2001
ĐẾN NĂM 2005 11
1.1 Yêu cầu khách quan phát triển kinh tế biển ở tỉnh
Khánh Hòa trong những năm 2001-2005 11
1.2 Chủ trương và sự chỉ đạo phát triển kinh tế biển của Đảng
bộ tỉnh Khánh Hòa trong những năm 2001-2005 22
Chương 2 ĐẢNG BỘ TỈNH KHÁNH HÒA LÃNH ĐẠO
ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỪ
NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010 37
2.1 Yêu cầu mới về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển của
Khánh Hòa trong những năm 2006-2010 37
2.2 Chủ trương và sự chỉ đạo phát triển kinh tế biển của Đảng
bộ tỉnh Khánh Hòa trong những năm 2006-2010 43
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM TRONG QUÁ
TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH KHÁNH HÒA LÃNH
ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỪ NĂM
2001 ĐẾN NĂM 2010 58
3.1 Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân 58
3.2 Kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế
biển của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa. 70
KẾT LUẬN 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC 91
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biển được gọi là lục địa thứ sáu của trái đất, là cánh cửa nền kinh tế
của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ngày nay, điều kiện nguồn tài nguyên


thiên nhiên trên đất liền ngày càng cạn kiệt, cùng với sự gia tăng dân số và sự
phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, thì việc hướng ra biển để tìm
kiếm khai thác các nguồn tài nguyên từ biển là một chiến lược lâu dài của các
nước trên thế giới.
Việt Nam là quốc gia ven biển, có đường bờ biển dài 3.260 km với
hàng nghìn đảo lớn nhỏ không chỉ có tiềm năng kinh tế mà còn giữ vị trí
chiến lược đối với việc giao lưu quốc tế và quốc phòng, an ninh.
Cùng với đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế, biển và kinh tế biển ngày càng giữ vị trí then chốt, yếu tố không
thể thiếu để nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm
2020. Vì vậy, phát triển kinh tế biển vừa là mục tiêu chiến lược, vừa xuất phát
từ đòi hỏi khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhận thức rõ vị trí của kinh tế biển cũng như sự biển đổi của tình hình
biển Đông thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách
phát triển kinh tế khu vực biển, hải đảo.
Khánh Hòa nằm ở vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, là nơi đất liền
vươn ra biển Đông xa nhất của Tổ quốc, có bờ biển dài 385 km tính theo mép
nước ven đảo. Đây là vị trí thuận lợi để có thể khai thác các nguồn lợi từ biển.
Các vịnh và đảo ven bờ biển của tỉnh Khánh Hòa có vị trí địa lý thuận tiện và
nguồn tài nguyên phong phú, là điều kiện lý tưởng cho phát triển du lịch, khai
thác thủy sản và các ngành kinh tế biển khác. Khánh Hòa lại được quản lý,
khai thác quần đảo Trường Sa, một vùng san hô đầy tiềm năng và triển vọng
để vươn ra khai thác biển khơi.
Những năm qua, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà
nước về phát triển kinh tế biển, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã có
3
nhiều chủ trương, giải pháp và hành động cụ thể để phát triển mạnh các ngành
kinh tế biển như: phát triển du lịch và dịch vụ biển, hợp tác nghiên cứu và bảo
vệ nguồn thủy hải sản ven biển, khai thác các nguồn tài nguyên tại các đảo
ven bờ… Trong thực tiễn nguồn lợi khai thác từ biển đã thực sự trở thành một

động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Khánh Hòa trong
những năm qua.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc phát triển kinh
tế biển của tỉnh Khánh Hòa những năm qua còn bộc lộ một số hạn chế yếu
kém, chưa ngang tầm với yêu cầu, tiềm năng và thế mạnh của Tỉnh. Vì vậy
nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lãnh đạo phát triển kinh tế
biển, đánh giá kết quả, rút ra những kinh nghiệm, từ đó đề xuất những chủ
trương, biện pháp cụ thể để tiếp tục phát triển kinh tế biển không chỉ là một
yêu cầu cơ bản mà còn là vấn đề cấp bách đặt ra đối với Đảng bộ và nhân dân
tỉnh Khánh Hòa hiện nay.
Từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Khánh
Hòa lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 2001 đến năm 2010” làm luận
văn thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam với
mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé đáp ứng yêu cầu nêu trên.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Hiện nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu biển nói chung,
nghiên cứu phát triển các ngành kinh tế biển nói riêng có liên quan đến đề tài
đã được công bố.
Những công trình đề cập chung đến biển, đảo Việt Nam có các tác phẩm:
Công ước biển 1982 và chiến lược biển của Việt Nam do Nguyễn Hồng
Thao (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008. Trong đó, tác
phẩm đánh giá vị thế chiến lược và nguồn tài nguyên biển của nước ta, đồng
thời quá trình nước ta thực hiện công ước về biển của quốc tế năm 1982. Ô
nhiễm môi trường biển Việt Nam-lý luận và thực tiễn của Nguyễn Hồng Thao,
4
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. Tác giả đã đề cập đến vấn đề ô
nhiễm môi trường biển Việt Nam, nhất là các vùng nuôi trồng thủy sản và các
khu du lịch biển. Phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam
của Ban Tuyên giáo Trung ương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2008. Tác phẩm này đã đề cập đến vị trí vai trò tiềm năng của biển và kinh tế

biển Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế đồng thời tác
phẩm đề cập đến bảo vệ quốc phòng-an ninh trên biển. Một số suy nghĩ về xây
dựng chiến lược phát triển kinh tế và quốc phòng trên biển, Ban Biên giới, Bộ
Ngoại giao (1998), Phụ lục giáo trình về nâng cao năng lực quản lý biển. Biển
và hải đảo Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hà Nội, 2007. Tác phẩm đề
cập một số nhân tố mới về phát triển kinh tế biển Việt Nam. Biển với người
Việt cổ của Viện Đông Nam Á, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội,1996.
Tác phẩm đề cập khái quát lịch sử cổ xưa cái nhìn về biển của Việt Nam và quá
trình khai thác tài nguyên biển của người Việt. Người Việt với biển, Nguyễn
Văn Kim (chủ biên), Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 2011.
Đây là những tác phẩm đề cập đến tiềm năng vị thế, chiến lược biển
trong phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng-an ninh trên biển.
Các bài báo khoa học:
Bùi Tất Thắng: “Sự phát triển kinh tế biển và chiến lược biển của một
số nước”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 6/2007. Bùi Tất Thắng: “Chiến lược
phát triển kinh tế biển của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số7, số
8/2007. Trần Văn Giới: “Kết hợp kinh tế-xã hội với quốc phòng-an ninh ở các
tỉnh ven biển”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số1/2002. Nguyễn Văn Tự:
“Khánh Hòa đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội gắn với xây dựng nền quốc
phòng toàn dân vững mạnh”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 5/2002. Tạ
Quang Ngọc: “Ngành thủy sản với nhiệm vụ phát triển kinh tế biển và một số
kiến nghị về kết hợp kinh tế với quốc phòng trên biển, đảo của Tổ quốc”, Tạp
chí Quốc phòng toàn dân, số 9/2004. Duy Anh: “Khánh Hòa gắn chương
5
trình kinh tế biển với phát triển kinh tế-xã hội”, Tạp chí Cộng sản, số 8/2005.
Nguyễn Văn Hiến: “Phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng-an
ninh trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí
Quốc phòng toàn dân, số 10/2006. Quốc Toản, Mạnh Hùng, Mạnh Dũng:
“Kết hợp phát triển kinh tế biển với tăng cường quốc phòng-an ninh, bảo vệ
chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới”, đăng trên 3 số liên tiếp của Tạp chí

Quốc phòng toàn dân, số 9,10 và 11/2008.
Nhìn chung, các bài báo trên đã phân tích khá kỹ về tình hình phát triển
kinh tế biển gắn với củng cố quốc phòng-an ninh, đồng thời phân tích hiện
trạng phát triển kinh tế biển Việt Nam, tuy nhiên các bài báo trên đều chưa đề
cập đến phát triển kinh tế biển ở tỉnh Khánh Hòa.
Một số công trình nghiên cứu của nước ngoài có liên quan đến
nghiên cứu kinh tế biển Việt Nam, đáng chú ý là:
Sức mạnh về chiến lược trên biển của Trung Quốc của John Wilson
Lewis Xue Litai. Quyền lực trên biển của nhà nước của Gorshkov- cựu Tư
lệnh Hải quân Liên Xô đã chỉ rõ, thực chất quyền lực trên biển của nhà nước
là biết lợi dụng có hiệu quả nhất khả năng trên các biển của thế giới để phục
vụ cho lợi ích quốc gia.
Khai thác trên mạng Internet, còn khá nhiều các bài viết của các tác giả
nước ngoài đề cập đến các khía cạnh khác nhau về vấn đề tăng cường khả
năng phòng thủ trên biển để tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế
biển của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong số đó, đáng chú ý là các bài:
Tống Yên Hung (1998) với “Trung Quốc lập pháp biển từng bước dồn ép các
nước”; Vijay Sakhuja (2001) với “Sức mạnh kinh tế biển của Trung Quốc”;
Andrew Kennedy (2003) với “Tình hình an ninh ở khu vực Biển Đông”;
James A.Boutilier (2003) với “Bức tranh về xung đột và hợp tác ở khu vực
biển châu Á”; A.Stalbov (2005), “Hoạt động kinh tế-quốc phòng của Nga
trong việc khai thác vùng biển khu vực”.
6
Tất cả các bài viết tập trung bàn về vấn đề an ninh, xung đột chủ quyền
biển và xu hướng hợp tác, tăng cường sức mạnh quân sự trên biển. Các vấn đề
phát triển kinh tế biển chưa được đề cập đến.
Nghiên cứu về kinh tế biển của Tỉnh có các công trình đáng chú ý sau:
Khánh Hòa - Nha Trang một tiềm năng một hiện thực, Vũ Ngọc
Phương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. Lưới đăng - nghề
biển truyền thống ở Khánh Hòa, Nguyễn Viết Trung - Hội văn hóa nghệ thuật

Khánh Hòa năm 2007. Tác giả đã đề cập đến lưới đăng - một nghề đã từng có
năng suất và lợi tức cao nhất trong ngành ngư nghiệp của tỉnh Khánh Hòa. Kỷ
yếu hội thảo khoa học văn hóa biển đảo ở tỉnh Khánh Hòa, của Ủy ban nhân
dân tỉnh Khánh Hòa, 2011. Đây là ấn phẩm bao gồm nhiều bài viết, chủ yếu
đánh giá vai trò của văn hóa du lịch biển trong giai đoạn hiện nay và vai trò
của báo chí trong công tác tuyên truyền phát triển kinh tế biển theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mai Trang: Du lịch - Ngành kinh tế mũi nhọn
của tỉnh Khánh Hòa, Tạp chí thương mại, số 30/2003. Tác giả viết về sự phát
triển du lịch ở Khánh Hòa, trao đổi một số giải pháp để du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn ở địa phương.
Một số luận văn, luận án nghiên cứu về kinh tế biển ở tỉnh Khánh
Hòa và trên phạm vi cả nước như:
Mai Văn Điệp: Phát triển kinh tế du lịch biển và tác động của nó đến
củng cố quốc phòng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà hiện nay, Luận văn thạc sĩ
Kinh tế, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội, 2006. Luận văn đã luận giải một
số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế du lịch biển và tác động
của nó đến củng cố quốc phòng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà; đưa ra một số
quan điểm và giải pháp cơ bản gắn phát triển kinh tế du lịch biển với củng cố
quốc phòng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà hiện nay. Nguyễn Anh Tuấn: Phát
triển kinh tế du lịch ở tỉnh Khánh Hoà hiện nay, luận văn thạc sĩ Kinh tế
chính trị, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội, 2009. Luận văn tập trung bàn
về sự phát triển kinh tế du lịch (một bộ phận của kinh tế biển), đưa ra một số
7
giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế du lịch ở tỉnh Khánh
Hoà trong thời gian tới. Nguyễn Thị Kim Dung: Chủ trương của Đảng và
Nhà nước về phát triển kinh tế biển từ năm 1986 đến năm 1997, luận văn thạc
sĩ Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn, Hà Nội, 2009. Luận
văn nghiên cứu những chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với sự phát triển
kinh tế biển, làm rõ các bước phát triển và những thành tựu cụ thể qua mỗi
giai đoạn, phân tích ưu điểm, hạn chế, đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy

hiệu quả kinh tế biển, kết hợp pháp triển kinh tế biển với bảo vệ Tổ quốc.
Doãn Đình Tráng: Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh
tế kết hợp với củng cố quốc phòng từ năm 1996 đến năm 2005, luận văn thạc
sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội, 2009. Luận văn đã phân tích,
luận giải, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát
triển kinh tế kết hợp với củng cố quốc phòng, trình bày kết quả, nguyên nhân,
rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế với củng
cố quốc phòng từ năm 1996 đến năm 2005. Nguyễn Văn Dung: Tác động của
phát triển kinh tế thuỷ sản ở Khánh Hoà đến xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh
trong giai đoạn hiện nay, luận án tiến sĩ Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị
quân sự, Hà Nội, 2009. Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng tác động
của phát triển kinh tế thủy sản tới xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh Khánh
Hòa, đồng thời đề xuất các quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tác
động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế thủy
sản đến xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh trong giai đoạn hiện nay.
Ngoài ra thông tin về kinh tế biển Khánh Hòa còn có một số bài viết
trên các báo cáo của Chính phủ, các tập san, báo địa phương, các trang web
của Tỉnh và Chính phủ.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đều trình bày những vấn đề
khái quát có liên quan đến biển hoặc kinh tế biển của Khánh Hòa. Tuy nhiên
chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào quá trình lãnh đạo phát triển các
ngành kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh cũng như quá trình phát triển một cách
8
cụ thể của từng ngành kinh tế biển của địa phương. Vì vậy đề tài là công trình
nghiên cứu độc lập của tác giả không trùng lặp với bất kỳ công trình khoa học
nào đã được công bố.
3. Mục đích nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích:
Làm rõ quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh
Khánh Hòa từ năm 2001 đến năm 2010. Từ đó, đánh giá thành tựu, hạn chế

và rút ra những kinh nghiệm để Đảng bộ Khánh Hòa có thể vận dụng lãnh đạo
phát triển kinh tế biển ở địa phương trong những năm tiếp theo.
*Nhiệm vụ:
Làm rõ những điều kiện thuận lợi, khó khăn và yêu cầu khách quan để
Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lãnh đạo phát triển kinh tế biển ở địa phương.
Trình bày chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa trong
quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế biển ở địa phương từ năm 2001 đến 2010.
Đánh giá thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của quá trình Đảng bộ Khánh
Hòa lãnh đạo phát triển kinh tế biển ở địa phương từ năm 2001 đến 2010, đồng
thời rút ra những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa phát triển các
ngành kinh tế biển từ năm 2001 đến năm 2010.
* Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian:
Đề tài giới hạn nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến
năm 2010 là thời kỳ bắt đầu nhiệm kỳ khóa XIV (2001-2005) và kết thúc
nhiệm kỳ XV (2006-2010) của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa.
Về không gian:
Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
9
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nhiên cứu
* Cơ sở lý luận:
Dựa trên lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam trong lĩnh vực phát triển kinh tế nói chung và kinh tế biển
nói riêng để tiếp cận đối tượng, luận giải các nhiệm vụ của đề tài.
* Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic là chủ yếu.
Ngoài ra đề tài còn áp dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống

kê, khảo sát thực địa, chuyên gia để làm rõ từng vấn đề cụ thể của đề tài.
6. Ý nghĩa của luận văn
Đề tài bước đầu cung cấp một cách hệ thống quá trình lãnh đạo phát
triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa từ năm 2001 đến năm 2010.
Đánh giá thành tựu, hạn chế, nêu ra những kinh nghiệm và giải pháp, góp
phần xây dựng cơ sở cho công tác lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh về phát triển
kinh tế biển trong giai đoạn tiếp theo.
Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu phát triển kinh tế
biển các tỉnh ven biển và công tác tuyên truyền, giáo dục trong tỉnh Khánh
Hòa. Đồng thời làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, giảng dạy môn lịch sử
Đảng nói chung và lịch sử Đảng bộ địa phương nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm: mở đầu, ba chương (6 tiết), kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục.
10
Chương 1
ĐẢNG BỘ TỈNH KHÁNH HÒA LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ
BIỂN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005
1.1. Yêu cầu khách quan phát triển kinh tế biển ở tỉnh Khánh Hòa
trong những năm 2001-2005
1.1.1. Điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển của tỉnh Khánh Hòa
* Điều kiện tự nhiên
Khánh Hòa nằm ở vị trí cực Đông của đất nước, trải dài theo hướng Bắc-
Nam trên 120 km theo đường chim bay, bờ biển dài 385 km, có gần 200 đảo lớn
nhỏ gần bờ và trên 100 đảo, bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa. Đặc biệt có
3 vịnh nổi tiếng là vịnh Vân Phong nằm cách thành phố Nha Trang khoảng 80
km về phía Bắc. Đây thực sự là một kỳ quan thiên nhiên với khí hậu ôn hòa, bãi
biển đẹp, cát mịn, núi đồi hùng vĩ bao quanh có thể tổ chức nhiều loại hình du
lịch thể thao dưới nước và trên núi. Vịnh Cam Ranh dài 20 km, chỗ rộng nhất 10
km, sâu trung bình 18,2 m, cửa vịnh thông ra biển rộng 3 km, có đảo Bình Ba án

ngữ nên vừa kín gió vừa êm sóng đây là điều kiện lý tưởng cho xây dựng quân
cảng. Vịnh Nha Trang là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới. Phía Bắc vịnh Nha
Trang bắt đầu từ Bãi Tiên đến Hòn Chồng là điểm đến quen thuộc của du khách.
Tiếp đó là bãi biển Nha Trang dài 7 km như một mảnh trăng lưỡi liềm viền phía
Đông thành phố ôm lấy vịnh Nha Trang. Phía Nam vịnh Nha Trang là đảo Hòn
Miễu có điểm du lịch Trí Nguyên, đảo Hòn Mun-khu bảo tồn sinh vật biển quốc
gia và quần thể sinh vật biển đa dạng. Các đảo Hòn Tằm, Hòn Chà Là, Hòn
Đụn, Hòn Xưởng là những đảo có cảnh đẹp, có điều kiện thuận lợi để phát triển
loại hình du lịch biển.
Khánh Hòa có diện tích 5.217,6 km
2
, dân số 1.167.744 người (năm
2010). Địa giới tỉnh kéo dài từ vĩ độ 11
0
55’00’N đến vĩ độ 12
0
54’00’B, phía
bắc giáp tỉnh Phú Yên; tây giáp tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng; nam giáp tỉnh Ninh
Thuận và phía đông là biển Đông. Đây là vị trí thuận lợi để tiến ra biển trong
khai thác nguồn lợi và lùi lại có thể trấn giữ dải lãnh thổ ven biển và hải đảo.
11
Khánh Hòa hiện nay bao gồm hai thành phố trực thuộc (Nha Trang,
Cam Ranh), một thị xã (Ninh Hòa) và 6 huyện (Vạn Ninh, Diên Khánh,
Khánh Sơn, Cam Lâm, Trường Sa), trong đó có 6/9 đơn vị hành chính với
48/138 xã, phường tiếp giáp biển.
Huyện đảo Trường Sa, vùng lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam trên biển
Đông với diện tích 180.000km
2
, gồm hơn 100 đảo lớn nhỏ, bãi đá ngầm và
bãi đá san hô. Tiềm năng vô cùng phong phú về hải sản, khoáng sản cùng với

giá trị chiến lược về hàng hải và quốc phòng-an ninh đang là lợi thế to lớn để
phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Khánh Hòa.
Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc-Nam chạy dọc theo địa phận Tỉnh,
nối Khánh Hòa với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Quốc lộ 26 nối Khánh
Hòa với các tỉnh Tây Nguyên. Tỉnh lộ 723 nối Khánh Hòa với Lâm Đồng.
Nhiều cảng biển nước sâu như: cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, cảng
Nha Trang, cảng Cam Ranh…có vai trò vừa là cảng trung chuyển thương mại
quốc tế, vừa là cảng du lịch đưa đón khách quốc tế đến Nha Trang.
Khánh Hòa là một trong những tỉnh có lợi thế về tài nguyên biển.
Khánh Hòa có 8 cửa lạch, 10 đầm, 2 bán đảo và trên 200 đảo lớn, nhỏ thuận
lợi cho nghề cá ven bờ, phát triển du lịch và giao thông đường thủy. Khánh
Hòa là tỉnh có vùng đất nằm nhô ra xa nhất về phía Đông ở nước ta, gần
đường hàng hải quốc tế, thuận lợi cho vận tải tàu biển và dịch vụ đường thủy.
Theo số liệu nghiên cứu của Viện nghiên cứu biển, Khánh Hoà có tổng
trữ lượng hải sản khoảng 92.000-110.000 tấn, trong đó cá nổi chiếm tới 70%
tổng trữ lượng. Ngoài cá, vùng biển Khánh Hoà còn có các nguồn lợi khác
như: tôm, cua, ghẹ, ruốc, mực, sứa, rong biển Đặc biệt yến sào là sản vật có
giá trị xuất khẩu cao, được coi là “vàng trắng” ở nước ta. Tuy nằm trong khu
vực duyên hải Nam Trung Bộ, chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nhưng khí hậu ở Khánh Hòa rất ôn hòa, quanh năm nắng ấm, mát mẻ, nhiệt
độ trung bình hàng năm là 26
0
C, chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa
12
khô, ít chịu ảnh hưởng của gió, bão. Đây là điều kiện lý tưởng cho du lịch,
nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe, nhất là du lịch biển, đảo.
Mặc dù biển Khánh Hòa là một trong những vùng biển có nhiều tiềm
năng nhất nước ta, song đây cũng là vùng biển có mức độ “dễ bị tổn thương”
cao. Là vùng biển nằm giữa đất nước, là trung tâm giao thông đường thủy trên
thế giới và khu vực, biển Khánh Hòa lại có nhiều “dòng rút” nguy hiểm, do

đó, đây là vùng biển chịu sự tác động rất lớn của bão, lũ, động đất, sóng thần,
biến đổi khí hậu, tràn dầu, hóa chất, ô nhiễm môi trường biển Tính “dễ bị
tổn thương” này, cùng với việc khai thác tài nguyên quá mức, dẫn đến nguy
cơ suy thoái môi trường biển và hệ sinh thái ven bờ, gây tác động bất lợi tới
cuộc sống của hàng chục vạn ngư dân ven biển, cũng như nghề khai thác thủy
sản ở tỉnh Khánh Hòa. Biển Khánh Hòa là nơi có nhiều dự án quốc tế về nuôi
trồng và bảo vệ môi trường biển như: khu bảo vệ môi trường sinh thái biển
Hòn Tằm, dự án bảo vệ dải san hô quý bãi trước Hòn Tre, … nếu Đảng bộ
không có những chủ trương và biện pháp lãnh đạo tốt sẽ tạo ra mâu thuẫn
giữa khai thác, phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường biển.
Khánh Hòa là một địa phương được Đảng, Nhà nước giao trọng trách
xây dựng các mô hình thí điểm về khu kinh tế biển, khu kinh tế-quốc phòng
trên biển. Vì vậy, mọi chủ trương biện pháp đều là mới mẻ, chưa có tiền lệ,
chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ
Tỉnh. Biển Khánh Hòa là vùng biển có tranh chấp, cơ chế quản lý của Nhà
nước chưa hoàn thiện, còn chồng chéo, gây khó khăn nhất định cho quá trình
quản lý và lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Tỉnh.
Người ta thường nói: “Các cường quốc trên thế giới đều có biển, nhưng
các quốc gia có biển chưa hẳn đã là cường quốc”. Có biển chỉ là điều kiện
cần, biết cách khai thác sử dụng biển để phát triển mới là điều kiện đủ. Chính
vì thế tỉnh Khánh Hòa cần có những chủ trương, chính sách phát huy tiềm
năng và điều kiện thuận lợi của biển.
13
* Tình hình kinh tế-văn hóa
Kinh tế: Tổng sản phẩm nội địa tăng bình quân hàng năm gần 11%,
GDP bình đầu người năm 2010 đạt 1.500 USD/năm; chuyển dịch cơ cấu kinh
tế đến năm 2010 tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 43,5%, dịch vụ-
du lịch chiếm 43,5%, nông lâm thuỷ sản chiếm 13%; thu ngân sách năm 2010
dự kiến đạt trên 7.000 tỷ đồng, huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt
trên 47.000 tỷ đồng [14, tr.98].

Văn hóa: Khánh Hòa là địa phương giàu truyền thống văn hóa bao
gồm các dân tộc Kinh, Rag Lai, Hoa, Gie Trieng,…Mỗi dân tộc mang đậm
bản sắc văn hóa của dân tộc mình làm giàu cho nền văn hóa chung của tỉnh
thể hiện qua lễ hội, trang phục, điệu múa, đàn đá Khánh Sơn có từ lâu đời và
được lưu truyền cho đến ngày nay.
Giáo dục: Với phương châm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, Khánh
Hòa rất chú trọng đến giáo dục, mở mang dân trí nâng cao trình độ hiểu biết
cho người dân. Khánh Hoà hiện có trên 20 cơ quan khoa học kỹ thuật và đào
tạo của Trung ương đóng trên địa bàn, trong đó có những cơ quan khoa học
lớn liên quan trực tiếp đến phát triển kinh tế biển như: Viện Hải dương học,
Trường Đại học Thuỷ sản (nay là trường Đại học Nha Trang), Viện Nghiên
cứu thuỷ sản III, Đài Khí tượng thuỷ văn khu vực Nam Trung Bộ, Phân viện
quy hoạch và thiết kế nông nghiệp miền Trung, Học viện Hải quân.
Khánh Hòa là một trong những tỉnh có tiềm năng và điều kiện để phát
triển các ngành kinh tế biển. Nhận thấy thế mạnh của biển, từ năm 2001 đến
năm 2010, Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa đã quán triệt sâu sắc đường lối, chính
sách phát triển kinh tế biển của Đảng, Nhà nước, mạnh dạn đẩy mạnh đầu tư
và kêu gọi đầu tư để phát triển kinh tế biển, hiện nay mới tập trung để hiện đại
hóa quy trình chế biến hải sản, đánh bắt hải sản xa bờ, du lịch biển.
1.1.2. Đường lối, chính sách phát triển kinh tế biển của Đảng và Nhà nước
* Khái niệm kinh tế biển
Kinh tế biển bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển
chủ yếu là: Kinh tế hàng hải (vận tải biển và du lịch cảng biển); Hải sản (đánh
14
bắt và nuôi trồng hải sản); Khai thác dầu khí ngoài khơi; Du lịch biển; Làm
muối, dịch vụ tìm kiếm cứu hộ cứu nạn; Kinh tế đảo. Có thể coi đây là quan
niệm về kinh tế biển theo nghĩa hẹp.
Các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển tuy không
diễn ra trên biển nhưng những hoạt động kinh tế này đều phải nhờ vào yếu tố
biển hoặc trực tiếp phục vụ các hoạt động kinh tế biển ở dải đất liền ven biển

bao gồm đóng và sửa chữa tàu; công nghiệp chế biến dầu khí; công nghiệp
chế biến hải sản; cung cấp dịch vụ biển, thông tin liên lạc biển, nghiên cứu
khoa học công nghệ biển, đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển. Có
thể coi cách hiểu này là quan niệm kinh tế biển theo nghĩa rộng.
* Quan điểm và chính sách phát triển kinh tế biển của Đảng và Nhà nước
Là một quốc gia biển nên ngay từ rất sớm, người Việt Nam đã ý thức sự
cần thiết tiến ra biển. Thời phong kiến, nhân dân ta đã biết tiến hành các hoạt
động sử dụng biển truyền thống như: đánh bắt, nuôi trồng hải sản và đi lại trên
biển, đồng thời các triều đại phong kiến đã biết bảo vệ vùng biển trước sự xâm
lược của ngoại bang, mở rộng lãnh thổ và vùng biển về phía Đông và phía
Nam, tổ chức các hoạt động nghiên cứu biển, phòng thủ bờ biển.
Tháng 3 năm 1960 Bác Hồ đến thăm bộ đội Hải quân, Bác căn dặn:
“Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển, bờ
biển ta dài, tươi đẹp, ta phải giữ gìn lấy nó”. Khẳng định giá trị của lời căn
dặn này, Đảng ta tiếp tục kế thừa và phát huy khai thác và bảo vệ nguồn lợi từ
biển trong thời đại mới. Đây cũng chính là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong
quá trình giữ gìn và khai thác sử dụng biển Đông, cũng như trong quá trình
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại và bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Tiếp theo định hướng phát triển kinh tế của Đại hội Đảng lần thứ VI,
VII, VIII, Đại hội toàn quốc lần thứ IX (2001) đã định hướng phát triển kinh
tế đối với vùng biển và hải đảo:
Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển và hải đảo, phát huy thế
mạnh của hơn 1triệu km
2
thềm lục địa. Tăng cường điều tra cơ bản làm cơ sở
15
cho các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển. Đẩy mạnh nuôi trồng,
khai thác, chế biến hải sản, thăm dò khai thác dầu khí, phát triển đóng tàu
thuyền và vận tải biển; mở mang du lịch; bảo vệ môi trường, tiến ra biển khơi
làm chủ vùng biển. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và ven biển, khai thác lợi

thế của các khu vực cửa biển, hải cảng để tạo thành vùng phát triển cao, thúc
đẩy các vùng khác phát triển. Xây dựng một số căn cứ hậu cần ở một số đảo
để tiến ra biển khơi. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh
trên biển [17, tr.715].
Đối với Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ và vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung (trong đó có Khánh Hòa) Đảng chỉ đạo:
Phát huy lợi thế biển và ven biển, khai thác có hiệu quả các tuyến
đường trục Bắc-Nam, các tuyến đường ngang, các tuyên đường xuyên Á, các
cảng biển. Hình thành khu công nghiệp ven biển, khu công nghiệp thương
mại, thương mại tổng hợp…phát triển du lịch biển và ven biển, gắn liền với
các khu di tích, danh lam thắng cảnh của cả vùng [17, tr.718].
Để khai thác triệt để nguồn tài nguyên biển, Đại hội IX của Đảng đã chỉ
đạo các tỉnh trong đó có Khánh Hòa vạch ra định hướng phát triển kinh tế
biển và an ninh quốc phòng trên biển phù hợp với tình hình của từng tỉnh.
1.1.3. Tình hình phát triển kinh tế biển của tỉnh Khánh Hòa trước
năm 2001
Dựa vào thế mạnh của địa phương, tỉnh Khánh Hòa rất quan tâm đến
phát triển kinh tế biển. Thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TW ngày 22/9/1997 của
Bộ Chính trị (khóa VIII) về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa đã đề ra Chương trình
hành động phát triển kinh tế thủy sản đến năm 2000 và một số dự án về phát
triển du lịch biển, giao thông vận tải. Năm 2001, Ủy ban nhân dân tỉnh đã
soạn thảo “Chương trình kinh tế biển giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010”,
trong đó nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2010, xây dựng Khánh Hòa trở thành
16
tỉnh mạnh về kinh tế biển, có kinh tế hướng về xuất khẩu với một số ngành
kinh tế mũi nhọn, có công nghệ hiện đại, có giá trị xuất khẩu lớn tạo tích lũy
cao và ổn định, đóng góp lớn cho kinh tế tỉnh nhà. Xây dựng kinh tế xã hội
vùng biển, đảo ven biển trở thành vùng phát triển năng động, thúc đẩy các
vùng trong cả nước phát triển.

Xác định tầm quan trọng của biển với nền kinh tế của Tỉnh, Đại hội
Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XIII (4/1996) đã xác định cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ và du lịch tạo môi
trường thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội những năm tiếp theo.
Sau 3 năm thực hiện chương trình với những định hướng phát triển mà
Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua các ngành kinh tế biển đã có
bước tăng trưởng như sau:
Ngành thủy sản
Khai thác thủy sản: “Sản lượng hải sản khai thác năm 2000 đạt 65.000
tấn bằng 100% so với kế hoạch năm, đạt 100% Nghị quyết Hội đồng nhân
dân tỉnh (chỉ tiêu Đại hội XIII là 54.000 tấn)”[51, tr.3]. Chương trình khai
thác hải sản xa bờ ở tỉnh Khánh Hòa đã giải quyết việc làm cho hơn 400 lao
động trực tiếp khai thác trên biển, cùng nhiều gia đình và một số lớn lao động
làm dịch vụ. Sự có mặt tàu thuyền trong Chương trình khai thác hải sản xa bờ
của tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh ở vùng biển Đông và Trường Sa khẳng định
chủ quyền vùng biển, hạn chế tàu thuyền nước ngoài khai thác trộm hải sản
vùng đặc quyền kinh tế của nước ta.
Nuôi trồng thủy sản: Tôm sú là đối tượng phát triển khá nhanh, “năm
1988 có 627 ha với sản lượng 70 tấn, năm 1999 là 4.536 tấn, năng suất bình
quân khoảng 0,8 tấn/ha/năm. Đến tháng 4/2000 toàn tỉnh có 4.803,80 ha
chuyên nuôi tôm, tổng sản lượng đạt 7.400 tấn, năng suất bình quân đạt trên
1,5 tấn/ha/năm” [51, tr.3]. Khánh Hòa vừa là nơi có phong trào tôm sú đẻ đầu
tiên ở miền Nam vừa là nơi cung cấp giống nhiều nhất cho cả nước. Bên cạnh
17
đó nuôi biển cũng được nhân dân quan tâm như nuôi cá mú, tôm hùm…
nhưng phong trào nuôi tôm hùm phát triển mạnh hơn cả. “Đã có 820 hộ sống
bằng nghề nuôi tôm hùm. Tổng sản lượng nuôi tôm hùm trên biển bằng lồng
năm 2000 là 790 tấn mang lại nguồn lợi cao” [51, tr.4]. Sở Thủy sản Khánh
Hòa quan tâm đến nuôi nhuyễn thể như ngao, sò huyết… và coi chúng là đối
tượng xóa đói giảm nghèo cho ngư dân nghề cá nhỏ ven bờ.

Chế biến thủy sản: Thời kỳ 1996-2000, mặc dù thị trường Châu Á biến
động nhưng ngành thủy sản đã hoàn thành kim ngạch xuất khẩu đạt 311.482
triệu, tốc độ bình quân 8%. “Trong năm 1999-2000 các doanh nghiệp tập
trung nâng cấp và xây dựng mới với tổng kinh phí hơn 60 tỷ đồng, trong đó
F17 được xét đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu hàng thủy sản vào liên minh
châu Âu” [51, tr.5]. Nhưng vấn đề khó khăn nhất hiện nay là bố trí mặt bằng
các doanh nghiệp thuộc diện di dời ra khỏi thành phố Nha Trang chưa được
triển khai, mặt khác có một số doanh nghiệp đã đầu tư cho hệ thống xử lý
nước thải đạt kết quả tốt, nhưng vẫn còn một số doanh nghiệp khác chưa triển
khai hệ thống nước thải đạt yêu cầu.
Dịch vụ hậu cần: Năm 1998, Ủy ban nhân dân tỉnh đã quyết định thành
lập công ty quản lý Cảng cá Khánh Hòa. Các bến cá hiện tại được nâng cấp:
Cù Lao, Vĩnh Trường. Cảng cá Hòn Rớ bước đầu được hình thành, khu công
nghiệp chế biến thủy sản Bắc Hòn Ông (Nha Trang), khu nuôi tôm theo
chương trình 773 như ở Lệ Cam-Hang Dơi (Ninh Hòa), Cam Lập (Cam
Ranh), hệ thống các đại lý thức ăn, thuốc cho tôm cá, dịch vụ đóng, sửa chữa
tàu thuyền vỏ gỗ hình thành.
Yến sào là nguồn lợi quý hiếm mà thiên nhiên ưu đãi cho Khánh Hòa
đã thực sự tham gia vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Tỉnh.
“Sản lượng hàng năm ngày càng ổn định từ 2000-2050 kg với giá trị khoảng
3-3,2 triệu USD” [51, tr.5].
Nhìn chung sau những năm đổi mới, ngành thủy sản Khánh Hòa đã ứng
dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào nuôi trồng thủy sản
18
dẫn đến chất lượng và giá trị các sản phẩm trong xuất khẩu ngày càng cao.
Mặt khác nuôi trồng thủy sản đã đóng góp đáng kể vào việc chuyển đổi cơ
cấu kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hộ gia đình, hạn
chế đánh bắt ven bờ, góp phần quan trọng bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy
nhiên trong lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản vẫn còn mang
tính tự phát, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái nếu không tiến

hành quy hoạch tổng thể. Trong khai thác nuôi trồng thủy sản cần gắn liền với
bảo vệ nguồn lợi thủy sản, gắn nhiệm vụ kinh tế với an ninh trên biển. Bên
cạnh đó, một số chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản chưa
được cụ thể hóa hoặc chưa ban hành kịp thời.
Ngành du lịch biển
Nói đến Khánh Hòa là nhắc đến thương hiệu Nha Trang-thành phố du
lịch biển đã nổi tiếng từ lâu.
Trước giải phóng, khu du lịch biển Hồ cá Trí Nguyên và bãi tắm Nha
Trang đã được khai thác, nhưng còn hạn chế. Du lịch biển đảo Khánh Hòa vẫn
còn là tiềm năng. Từ giải phóng đến năm 1990, các hoạt động du lịch nhanh
chóng được triển khai nhưng chủ yếu thực hiện nhiệm vu giao tế, đón tiếp các
đoàn khách của Đảng, Chính phủ và phục vụ cán bộ công nhân nghỉ dưỡng. Từ
năm 1991 trở lại đây, du lịch biển mới được tỉnh quan tâm đầu tư, tổng vốn đầu tư
cho du lịch biển giai đoạn 1991-2000 đạt 65 tỷ đồng, hình thành các khu du lịch
biển như : khu du lịch Đảo Trí Nguyên và Thủy Cung (Nha Trang); khu du lịch
Hòn Lao, Hòn Thị, Hòn Hèo trong đầm Nha Phu (Ninh Hòa) ; khu du lịch Dốc
Lết (Ninh Hòa); khu du lịch Hòn Tằm (Nha Trang )…
Đặc biệt trong những năm 1998-1999, du lịch biển được đầu tư nhiều
nhất, 23,891 tỷ đồng. Do được đầu tư lớn nên các chỉ tiêu về hoạt động kinh
doanh du lịch biển Khánh Hòa có chiều hướng tăng trưởng khá: “Lượt khách
đến năm 2000 tăng so với năm 1996 là 200%, trong đó khách quốc tế tăng
37% ; tổng doanh thu năm 2000 tăng so với năm 1996 là 51% ; chỉ số chi tiêu
19
năm 2000 tăng so với năm 1996 là 9%” [51, tr.10]. Đã hình thành được ngành
du lịch biển bao gồm nhiều khu du lịch trải dài theo các vịnh, đầm của Tỉnh
với nhiều hình thức dịch vụ du lịch khá phong phú như du lịch sinh thái, du
lịch nghỉ dưỡng , tạo điều kiện cho du lịch biển Khánh Hòa phát triển.
Tuy nhiên tiềm năng du lịch biển phát triển nhưng chưa tương xứng với
khả năng của Tỉnh. Cơ chế chính sách đầu tư cho cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất
kỹ thuật phục vụ du lịch biển chưa theo kịp yêu cầu tăng trưởng kinh tế. Tiến

độ đầu tư các dự án du lịch biển trên một số địa bàn còn chậm. Vấn đề ô
nhiễm môi trường nước biển và bờ biển Nha Trang chưa được giải quyết triệt
để. Nguồn nhân lực của ngành du lịch còn thiếu và yếu đặc biệt về trình độ
ngoại ngữ như tiếng Pháp, tiếng Đức. Bên cạnh đó Khánh Hòa đang đứng
trước những thách thức cạnh tranh rất mạnh từ các tỉnh lân cận như Bình
Thuận, Hội An-Quảng Nam, từ các quốc gia trong khu vực có kinh nghiệm và
thương hiệu du lịch như Thái Lan, Indonesia. Chính điều này đòi hỏi tỉnh
Khánh Hòa cần có những chủ trương, chính sách thúc đẩy kinh tế du lịch biển
phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh.
Ngành giao thông vận tải biển
Vùng biển Khánh Hòa nằm gần đường hàng hải quốc tế (vịnh Cam
Ranh chỉ cách đường hàng hải quốc tế 1 giờ tàu biển) nên có nhiều điều kiện
phát triển giao thông biển. Khánh Hòa có nhiều vũng vịnh đều là những vịnh
nước sâu, tương đối kín gió, thuận lợi cho xây dựng cảng nước sâu đón tàu
trọng tải lớn. Khánh Hòa có 3 cảng biển quốc tế: cảng Nha Trang, Ba Ngòi,
Đầm Môn ngoài ra còn có các cảng Hải quân, cảng Hòn Khói tham gia bốc
xếp hàng hóa nhập khẩu trong và ngoài nước. Cảng Nha Trang có năng lực
bốc xếp lớn nhất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa: “Độ sâu trước bến từ 8,5-9 m
phù hợp cho tàu có trọng tải đến 20.000 tấn cập cầu bốc xếp; sản lượng hàng
hóa thông qua cảng bình quân hàng năm (1996-2000) 484.000 tấn/năm; sản
lượng hàng hóa thông qua cảng năm 2000 là 550.000 tấn” [51, tr.7]. Ngoài ra
hàng năm cảng còn tiếp đón khách du lịch. Cảng Ba Ngòi có sản lượng hàng
hóa thông qua hàng năm khoảng 920.000 tấn/năm.
20
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, những năm gần đây du lịch biển phát
triển đã mở ra nghề vận tải phục vụ du lịch biển.
Năm 1997, tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam và tập đoàn
Hyundai của Hàn Quốc đã liên doanh cho ra đời nhà máy sửa chữa và đóng
mới tàu Hyundai-Vinashin. Cũng thời điểm này, xí nghiệp đóng tàu Khánh
Hòa đã sáp nhập vào tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.

Ngoài ra trên địa bàn của Tỉnh còn có các xưởng đóng vỏ tàu gỗ của
các hợp tác xã và xưởng đóng tàu vỏ composit của đơn vị đào tạo Trung ương
đóng trên địa bàn.
Tuy vậy những năm gần đây, tập đoàn Vinashin không đáp ứng được
yêu cầu phát triển ngành công nghiệp đóng tàu, ngày càng thua lỗ, dẫn đến sự
sụp đổ. Đây là thách thức lớn đối với công nghiệp đóng tàu nói chung và ở
Khánh Hòa nói riêng.
Khánh Hòa là tỉnh có tiềm năng phát triển vận tải đường biển nhưng
chưa phát huy được lợi thế so với các nước trong khu vực. Các bến còn đơn
sơ, sự quản lý của các cơ quan Nhà nước đối với tàu thuyền đường thủy tham
gia kinh doanh khách du lịch và dịch vụ chưa chặt chẽ ảnh hưởng đến trật tự
an ninh trên biển.
Từ sau ngày giải phóng cho đến năm 1989, Khánh Hòa là một bộ phận
của tỉnh Phú Khánh. Cũng như cả nước, Khánh Hòa rơi vào cuộc khủng
hoảng kinh tế-xã hội. Nền kinh tế vận hành theo cơ chế cũ kém hiệu quả, mất
cân đối, không phát huy được nguồn lực của Tỉnh. Kinh tế biển lúc đó chỉ có
ngành khai thác thủy sản-được xem là chủ đạo của Tỉnh, song không phát huy
được vai trò mũi nhọn, hiệu quả kinh tế thấp. Bên cạnh đó, ngư trường, nguồn
tài nguyên biển chưa được bảo vệ tốt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bảo vệ
nguồn lợi hải sản sau này.
Sau gần 7 năm tái lập tỉnh, Khánh Hòa đã tiến hành Đại hội Đảng bộ
lần thứ XIII nhiệm kỳ 1996-2000. Từ đây đường lối phát triển kinh tế-xã hội
21
của tỉnh được vạch ra một cách cụ thể và đúng đắn theo đường lối đổi mới
phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Nền kinh tế của Tỉnh có bước khởi
sắc. Đến cuối năm 2000, các ngành kinh tế biển (thủy sản và du lịch biển) đã
khẳng định được vai trò mũi nhọn của mình trong nền kinh tế của Tỉnh. Nuôi
trồng đánh bắt thủy sản phát triển mạnh, “diện tích nuôi trồng đến năm 2000
là 7000 ha, tăng 2 lần so với năm 1995, giá trị xuất khẩu tăng bình quân hàng
năm là 11,6%” [12, tr.69].

Du lịch là một trong những thế mạnh của Tỉnh từng bước phát triển đa
dạng các loại hình, nhất là khai thác du lịch biển đảo, du lịch sinh thái tiếp tục
tăng cường cơ sở vật chất, doanh thu du lịch tăng bình quân hành năm 17,4%.
Trước năm 2001 kinh tế biển của tỉnh Khánh Hòa có bước phát triển
đáng kể, đang phát huy vai trò to lớn trong nền kinh tế của Tỉnh, đã giải
quyết công ăn việc làm cho người lao động, cơ cấu hạ tầng cơ sở bước đầu
hình thành, các thành phần kinh tế xã hội đã kết hợp tốt với quốc phòng-an
ninh, nhiều đảo xa đất liền đã có lưới điện quốc gia. Đó là những tiền đề vô
cùng quan trọng để Tỉnh tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế biển trong những
năm tiếp theo.
1.2. Chủ trương và sự chỉ đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ
tỉnh Khánh Hòa trong những năm 2001-2005
1.2.1. Chủ trương phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Khánh
Hòa trong những năm 2001-2005
Chương trình kinh tế biển của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2001-2005 và
2006-2010 xác định kinh tế biển là sự tổng hợp của ba ngành kinh tế: kinh tế
thủy sản, du lịch biển, giao thông vận tải biển.
Từ đường lối chỉ đạo chung của Đảng và Nhà nước cùng với những
thành tựu đã đạt được trong phát triển kinh tế của tỉnh Khánh Hòa trước năm
2001, Đảng bộ tỉnh đã chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế biển từ năm
2001-2005.
22
Quán triệt Nghị quyết 03-NQ/TW của Bộ Chính trị về nhiệm vụ kinh tế
biển và Chỉ thị 20-CT/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế biển đảo,
Tỉnh ủy đã xác định rõ trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV
(2001-2005) về phát triển kinh tế biển, Tỉnh ủy đã xác định Chương trình kinh
tế biển tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2001-2005 là một trong những chương trình
kinh tế -xã hội trọng điểm của Tỉnh.
Mục tiêu tổng quát:
Tập trung đầu tư tạo bước nhảy vọt trong phát triển kinh tế biển, đạt

mức tăng trưởng bình quân của các ngành kinh tế biển là 15-20%/năm, nâng
tỷ trọng đóng góp của các ngành kinh tế biển trong tổng sản phẩm nội địa của
tỉnh, đồng thời tăng nhanh tỷ lệ tích lũy cho nền kinh tế của Tỉnh. Đổi mới cơ
cấu kinh tế vùng biển và vùng ven biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế biển với củng cố quốc phòng an ninh,
phát triển kinh tế biển với bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái. “Phát triển
đồng bộ các ngành với tổng chương trình này đến năm 2010 hơn 4.000 tỷ
đồng, trong đó:Thủy sản 2.200 tỷ; Du lịch biển 1.493 tỷ; Giao thông vận tải
biển 400 tỷ; An ninh quốc phòng tuyến biển 5 tỷ.
Phấn đấu đạt tỷ trọng tổng sản phẩm nội địa kinh tế biển so với tổng
sản phẩm nội địa toàn tỉnh giai đoạn đến năm 2005 là 20-30%, đến năm 2010
là 30- 40%. Giải quyết việc làm cho 200.000 người” [40, tr.2].
Phát triển mạnh một số ngành kinh tế biển quan trọng như giao thông
vận tải biển, thủy sản, du lịch và dịch vụ biển tạo thành một số ngành mũi
nhọn, có kỹ thuật công nghệ hiện đại, có giá trị xuất khẩu lớn (trong đó lấy
xuất khẩu thủy sản làm trọng tâm) ổn định, đủ sức đứng vững, cạnh tranh trên
thị trường quốc tế. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu của kinh tế biển đến năm
2005 chiếm 55%- 56% kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh.
Đầu tư phát triển đồng bộ và từng bước hiện đại hóa cơ sở hạ tầng cho
các trung tâm kinh tế biển. Các trung tâm này vừa là cửa ngõ thông ra nước
ngoài, vừa làm bàn đạp để vươn ra khai thác biển khơi. Hình thành các khu
23
công nghiệp, khu du lịch ven biển trên một số đảo. Từng bước xây dựng vùng
ven biển thành vùng kinh tế phát triển nhanh và sôi động của Tỉnh, là môi
trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Đổi mới cơ cấu kinh tế vùng biển và ven biển theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Tăng cường khai thác thế mạnh và tiềm năng trên địa bàn, phát triển
toàn diện kinh tế biển đi đôi với ưu tiên một số ngành và sản phẩm mũi nhọn.
Phương hướng chung:
Xây dựng Khánh Hòa trở thành một tỉnh mạnh về kinh tế biển trên cơ

sở hoàn thành tốt Chương trình kinh tế biển của Tỉnh.
Trên cơ sở mục tiêu tổng quát và phương hướng chung, Đảng bộ và
nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã tập trung nguồn lực khai thác và phát huy hiệu
quả những tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế biển, nhất là trong lĩnh vực
thủy sản; du lịch biển, đảo; giao thông vận tải biển với cơ cấu ngành nghề
phong phú và từng bước hiện đại. Chương trình kinh tế biển của Tỉnh ngày
càng được hình thành rõ nét tạo nền tảng cho giai đoạn tiếp theo.
Giải pháp:
Để Khánh Hòa thực sự trở thành một tỉnh mạnh về kinh tế biển, Tỉnh
ủy xác định những giải pháp sau:
Quy hoạch diện tích nuôi trồng thủy sản, quy hoạch du lịch tuyến biển
đảo; quy hoạch các bến đò thành thể thống nhất, các yếu tố này hỗ trợ với
nhau để kết hợp phát triển kinh tế với giữ vững quốc phòng, an ninh biển đảo.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lựa chọn để nhanh chóng áp dụng
những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào kinh tế biển, xây dựng các cơ chế
khuyến khích nghiên cứu những ứng dụng khoa học, có những chính sách ưu
đãi về vốn, về thuế để các cơ sở sản xuất áp dụng, chuyển giao nghệ mới đặc
biệt là công nghệ sinh học.
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về nguồn lợi thủy sản,
môi trường sinh thái, tăng cường công tác quản lý, kiên quyết xử lý nghiêm
24
minh những hành vi làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, duy trì kế
hoạch hàng năm thả tôm giống, cá giống ra biển để tái tạo nguồn lợi, có kế
hoạch khôi phục rừng ngập mặn, thực hiện tốt dự án thí điểm khu bảo tồn
biển Việt Nam.
Tăng cường công tác quản lý biển, lực lượng dân quân tự vệ biển, bố
trí các công trình, các điểm dân cư đáp ứng nhu cầu dân sinh và quốc phòng
thời bình và thời chiến; đầu tư thỏa đáng cho các lực lượng làm nhiệm vụ
quản lý biển, đảo về trang bị tàu thuyền, thông tin liên lạc. Khuyến khích các
thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho kinh tế biển; ban hành

các chính sách đãi ngộ để thu hút nhân tài và khuyến khích cán bộ công tác
lập nghiệp lâu dài ở hải đảo.
Gắn thực hiện Chương trình kinh tế biển với các chương trình kinh tế-
xã hội khác: như chương trình phát triển kinh tế du lịch; chương trình sản xuất
hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; chương trình nuôi trồng thủy sản; chương
trình kiên cố hóa kênh mương; chương trình xanh-sạch-đẹp-văn minh;
chương trình phát triển miền núi và hải đảo và dự án đầu tư cơ sở hạ tầng bảo
đảm tính đồng bộ, hài hòa và tiết kiệm vốn đầu tư.
Từ mục tiêu tổng quát, phương hướng chung, Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa
xác định quan điểm phát triển kinh tế biển cho từng ngành trong Chương trình
kinh tế biển giai đoạn 2001-2005.
Đối với ngành thủy sản
Phát huy lợi thế của các vùng nước lợ, mặn, tiềm lực về lao động, khả
năng hợp tác quốc tế, khả năng kết hợp nông-lâm-ngư-thủy lợi và du lịch để
đẩy mạnh sản xuất nhằm đảm bảo nhu cầu thực phẩm cho nhân dân.
Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu để tăng cường tích lũy nội bộ ngành,
mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
xương sống của ngành, nộp nghĩa vụ Nhà nước ngày một nhiều hơn.
25
Nghề cá nhân dân được coi là động lực chủ yếu phát triển nghề cá.
Lựa chọn công nghệ mới thích hợp để mở rộng thị trường tiêu thụ
nhiều mặt hàng chất lượng cao chóng thu hồi vốn, có nhiều lợi nhuận, nhanh
chóng nâng cao đời sống người dân lao động.
Xây dựng kinh tế xã hội vùng biển, hải đảo trở thành vùng phát triển
năng động, thúc đẩy các vùng trong cả tỉnh phát triển, đồng thời trở thành nơi
thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng cường khả năng hợp tác và đấu tranh giữ
vững an ninh quốc phòng. Từng bước xây dựng đô thị hiện đại, nông thôn và
hải đảo văn minh, cơ sở hạ tầng trình độ sản xuất phát triển đời sống nhân dân
được cải thiện rõ rệt.
Mục tiêu cụ thể của ngành thủy sản:

“Tập trung đưa công nghệ mới vào đánh bắt, nuôi trồng và chế biến
nhằm tăng hiệu quả kinh tế; chú ý quy hoạch diện tích đất làm muối một cách
phù hợp”[39, tr.1]. Cải tạo, nâng cấp các cơ sở chế biến thủy sản đều đạt được
tiêu chuẩn ngành số 28TCN130/1998. Phấn đấu toàn tỉnh Khánh Hòa có ít
nhất hai đơn vị đạt tiêu chuẩn của doanh nghiệp sản xuất hàng thủy sản vào
thị trường liên minh châu Âu.
Đối với ngành du lịch biển
Phát triển du lịch biển phải gắn với bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia
là nhiệm vụ của các cấp các ngành, các tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân.
Phát triển du lịch biển để khai thác nguồn lợi tự nhiên trên biển nhằm
đáp ứng nhu cầu tham quan giải trí nghỉ dưỡng để phục hồi sức khỏe của nhân
dân và khách du lịch quốc tế góp phần làm giàu cho nền kinh tế của Tỉnh.
Phát triển du lịch phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái, bồi đắp
và làm giàu thêm nguồn tài nguyên biển.
Phát triển du lịch biển để góp phần đưa ngành du lịch của tỉnh nhà trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới.
26

×