Tải bản đầy đủ (.pdf) (354 trang)

TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI HAY NHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 354 trang )


TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI

TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
Tác giả: TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN
LỜI NÓI ĐẦU
Tâm lý học xã hội là một ngành của Tâm lý
học và mang đậm hơi thở của đời sống xã hội. Lịch sử
Tâm lý học xã hội cho thấy, những vấn đề nổi bật của
các giai đoạn xã hội lịch sử đều được phản ánh trong
Tâm lý học xã hội ở các mức độ khác nhau. Không ít
những vấn đề mang tính cấp thiết của xã hội được tiến
hành nghiên cứu trong Tâm lý học xã hội ngay từ khi
chúng bắt đầu xuất hiện. Những nghiên cứu về phong
cách lãnh đạo và công bằng xã hội những năm 1930 1940; về sự a dua vào những năm 1950, về sự xâm
kích những năm 1960; về giới tính, về dân tộc những
năm 1960 - 1970; về chủng tộc những năm 1980 và về
những vấn đề Tâm lý xã hội xuyên văn hóa vào những
năm 1990 đến nay là sự phản ánh sắc nét những diễn


biến và sự kiện lịch sử xã hội. Đồng thời với tính thời
sự, những vấn đề mang tính cơ bản và ổn định của
Tâm lý học xã hội như vấn đề nguồn gốc của các hành
vi xã hội, các quy luật và các cơ chế của sự hình thành
các hiện tượng tâm lý xã hội, bản thân các hiện tượng
tâm lý xã hội với các đặc điểm và diễn biến của nó
ngày càng được quan tâm. Như một quy luật, xã hội
ngày càng phát triển, nhận thức của con người ngày
càng được mở rộng và nâng cao thì nhu cầu tìm hiểu
bản chất của các quá trình xã hội mà con người tham


gia vừa là chủ thể và khách thể càng lớn. Chính vì
những lý do như vậy mà sự quan tâm đến Tâm lý học
xã hội ngày càng nhiều hơn.
Đối với những người làm công tác giảng dạy,
việc tiếp cận những vấn đề của Tâm lý học xã hội là
hết sức có ý nghĩa. Bởi vì, dù là có ý thức hay không có
ý thức, công việc của họ gắn liền với các hiện tượng
tâm lý xã hội, chịu sự chi phối của các quy luật tâm lý
xã hội. Hơn nữa, nhiều khi chính người làm công tác
giảng dạy lại phải chủ động để tạo ra một số hiện
tượng tâm lý xã hội trong công việc của mình như làm
việc với nhóm sinh viên, đồng nghiệp hay phải đối diện
với các hiện tượng tâm lý xã hội cần giải quyết như dư


luận xã hội, bầu không khí tập thể...
Tuy vậy, đây là công việc khó khăn vì chính sự
đa dạng và da chiều của các hiện tượng tâm lý xã hội
không cho phép có được các khái quát khoa học dễ
dàng. Bên cạnh đó, việc thiếu vắng các nghiên cứu
trong lĩnh vực này ở Việt Nam, cũng như sự non trẻ
của bộ môn khoa học này ở nước ta chắc chắn làm
cho việc biên soạn khó đáp ứng được đòi hỏi của
người đọc. Tài liệu khó tránh khỏi những khiếm khuyết
và hạn chế. Vì vậy, các tác giả rất mong được sự đóng
góp ý kiến để có thể chỉnh sửa, bổ sung giúp tài liệu
trở nên có ích và đầy đủ hơn.
Các tác giả
Chương 1. TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI LÀ MỘT KHOA HỌC
Chương 2. CÁC QUY LUẬT VÀ CƠ CHẾ TÂM LÝ XÃ HỘI

Chương 3. NHÓM XÃ HỘI
Chương 4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ XÃ HỘI CỦA TẬP
THỂ
Chương 5. ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI, ĐỊNH KIẾN XÃ HỘI VÀ
SỰ XÂM KÍCH
Chương 6. NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Created by AM Word2CHM


Chương 1. TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI LÀ MỘT
KHOA HỌC
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI

Nội dung cơ bản:
- Bản chất của các hiện tượng tâm lý xã hội:
hiện tượng tâm lý xã hội, bản chất, chức năng, phân
biệt các hiện tượng tâm lý xã hội với các hiện tượng xã
hội; - Đối tượng, nhiệm vụ của Tâm lý học xã hội: các
quan điểm về đối tượng của Tâm lý học xã hội, đối
tượng của Tâm lý học xã hội, nhiệm vụ của Tâm lý học
xã hội; Lịch sử hình thành của Tâm lý học xã hội: các
tiền đề cho sự ra đời của Tâm lý học xã hội, Tâm lý
học xã hội ra đời như là khoa học độc lập, các hình
thái đầu tiên của Tâm lý học xã hội; Tâm lý học xã hội
trong hệ thống các khoa học: quan hệ của Tâm lý học
xã hội với các khoa học khác; - Phương pháp nghiên
cứu của Tâm lý học xã hội.
I. BẢN CHẤT CỦA CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ XÃ HỘI
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA TÂM

LÝ HỌC XÃ HỘI
III. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
IV. TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI TRONG HỆ THỐNG CÁC
KHOA HỌC


V. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ
HỌC XÃ HỘI
Created by AM Word2CHM


I. BẢN CHẤT CỦA CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM
LÝ XÃ HỘI
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI à Chương 1. TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI LÀ MỘT KHOA HỌC

1. Các hiện tượng tâm lý xã hội là gì?
Khi nói tới đời sống tâm lý của con người,
người ta thường đề cập đến các hiện tượng xúc cảm,
tình cảm, đến các quá trình nhận thức như tư duy,
tưởng tượng đến ý chí, nhu cầu, động cơ thúc đẩy con
người thực hiện các hoạt động này hay hoạt động
khác. Các hiện tượng tâm lý đó gọi là tâm lý cá nhân,
tức là các hiện tượng tâm lý thuộc về từng cá nhân,
mang sắc thái riêng của mỗi cá nhân. Các hiện tượng
tâm lý đó là sự phản ánh nội dung đời sống xã hội, là
sự phản ánh mang tính chất cá nhân riêng lẻ. Các
hiện tượng tâm lý cá nhân đó được nghiên cứu một
cách tương đối độc lập với nhóm xã hội có cá nhân đó.
Tuy vậy, trong đời sống, con người liên tục tham gia
vào các nhóm xã hội: gia đình, trường học, bạn bè,

đồng nghiệp... Trong quá trình đó, cá nhân tác động
qua lại với những cá nhân khác, biểu lộ thái độ đánh
giá, mong muốn của bản thân và của người khác,
nhận biết người khác, ảnh hưởng và bị ảnh hưởng của


người khác. Tâm lý của cá nhân khi đó một mặt chịu
sự quy định của nhóm xã hội và sự tương tác xã hội,
mặt khác điều chỉnh hành vi của bản thân cho phù hợp
với yêu cầu và tình huống tương tác. Hệ quả tất yếu là
làm nảy sinh các hiện tượng tâm lý chung ở nhiều cá
nhân trong một nhóm trong một cộng đồng, trong cả
một dân tộc, thậm chí trong nhiều dân tộc. Đó là các
hiện tượng tâm lý xã hội.
Như vậy, tâm lý xã hội không phải là tổng đơn
giản, cơ học của các hiện tượng tâm lý cá nhân. Nó là
các hiện tượng tâm lý chung của nhiều người diễn ra
trong các nhóm xã hội, khi con người hoạt động, giao
tiếp, tác động qua lại với nhau, được quy định bởi sự
tác động qua lại và nhóm xã hội. Tâm lý học xã hội là
khoa học nghiên cứu các hiện tượng tâm lý xã hội đó.
Một cách đơn giản, có thể hình dung các hiện
tượng tâm lý xã hội là các hiện tượng tâm lý nảy sinh
khi cá nhân tác động qua lại với các đối tượng xã hội
khác:
Cá nhân <-> Nhóm xã hội.
Cá nhân <-> Cá nhân (trong nhóm xã hội).


Nhóm <-> Nhóm.

Trong các quá trình tương tác đó, cá nhân
nhận biết, đánh giá hành vi của mình và người khác
như thế nào, cá nhân chịu sự chi phối và chi phối các
cá nhân khác ra sao, các mối quan hệ như quan hệ
liên nhân cách, sự hấp dẫn lẫn nhau và sự xung đột
diễn ra như thế nào trong các nhóm... Các hiện tượng
tâm lý xã hội đó diễn ra không phải một cách ngẫu
nhiên mà theo các quy luật nhất định. Tâm lý học xã
hội chịu trách nhiệm phát hiện các quy luật chi phối
hành vi và hoạt động của con người khi con người
tham gia vào nhóm xã hội cũng như các đặc trưng tâm
lý của chính các nhóm xã hội đó.
Như vậy, Tâm lý học xã hội nghiên cứu các
quy luật và cơ chế của các hiện tượng tâm lý xã hội nảy
sinh trong các tương tác xã hội.
2. Bản chất và chức năng của các hiện
tượng Tâm lý xã hội
Trước khi đề cập đến bản chất của hiện
tượng tâm lý xã hội, điều đầu tiên chúng ta phải khẳng
định rằng: cá nhân không tồn tại tự nó, tách rời với
những cá nhân khác. Cá nhân tồn tại phát triển trong


các mối quan hệ xã hội và chính vì thế mỗi cá nhân là
“tổng hòa của các mối quan hệ xã hội” (C. Mác). Tham
gia vào hệ thống các mối quan hệ xã hội khác nhau
tức là cá nhân tham gia vào các nhóm xã hội. Các
nhóm đó hiện diện mọi nơi và chính là môi trường xã
hội của cá nhân. Đó có thể là gia đình - một dạng
nhóm đặc biệt, lớp học, cơ quan, bạn bè... Tâm lý học

xã hội gọi chung đó là các nhóm xã hội. Hoạt động
trong các nhóm xã hội đó cá nhân tác động đến các cá
nhân khác đồng thời chịu sự tác động của các cá nhân
khác. Sự tác động qua lại đó ảnh hưởng đến hành vi
cá nhân và làm nảy sinh những hiện tượng tâm lý
chung. Đó là các hiện tượng tâm lý nhóm, rộng hơn
gọi là các hiện tượng tâm lý xã hội. Nói như vậy để thấy
rằng các hiện tượng tâm lý xã hội nảy sinh trong môi
trường xã hội, trong sự tác động qua lại giữa các thành
viên. Do vậy bản chất của các hiện tượng tâm lý xã hội
phải gắn liền với sự tác động qua lại này.
Từ những phân tích trên có thể thấy rằng tâm
lý xã hội là những hiện tượng tâm lý chung của một
nhóm xã hội cụ thể nảy sinh trong quá trình tác động
qua lại, giao tiếp và hoạt động cùng nhau của các cá
nhân trong nhóm. Các hiện tượng tâm lý xã hội đó


điều chỉnh, điều khiển hoạt động cùng nhau của các
thành viên và của nhóm xã hội. Mặt khác cũng phải
thấy rằng các hiện tượng tâm lý xã hội có quan hệ đặc
biệt và khó có thể tách rời với các hiện tượng tâm lý cá
nhân. Các hiện tượng tâm lý xã hội không tồn tại lơ
lửng đâu đó ngoài cá nhân mà chúng hiện diện ở cá
nhân, thúc đẩy cá nhân hành động, ví dụ sự a dua, sự
hoảng loạn, các trào lưu, thị hiếu... Việc nhận biết các
hiện tượng tâm lý xã hội cũng chỉ có thể diễn ra trên cơ
sở của nhiều cá nhân. Tuy vậy các hiện tượng tâm lý
đó không hoàn toàn là các hiện tượng tâm lý cá nhân
có thể kiểm soát mà nó từ “bên ngoài” thâm nhập vào

cá nhân, vừa được biểu hiện với sắc thái của cá nhân
vừa có tính tương đồng với các cá nhân khác trong
cùng mối quan hệ tương tác. Có thể coi mối quan hệ
giữa các hiện tượng tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội là
mối quan hệ giữa cái chung và riêng.
Các hiện tượng tâm lý xã hội hiện diện trong
đời sống hàng ngày của chúng ta nhưng không phải
lúc nào chúng cũng được nhận biết. Cá nhân có thể bị
chi phối bởi các hiện tượng tâm lý xã hội một cách vô
thức hay có ý thức. Học tập, rèn luyện để phát huy
truyền thống đó là hành động có ý thức, nhưng bắt


chước hành vi của người khác, theo trào lưu nhiều khi
lại là vô thức. Bị ảnh hưởng của định kiến xã hội trong
khi nhìn nhận đánh giá người khác, dân tộc khác mà
nhiều khi cá nhân không nhận biết, trong khi hoàn
toàn có ý thức thuyết phục người khác làm theo điều
mình mong muốn. Nói cách khác, các hiện tượng tâm
lý xã hội chi phối tâm lý của cá nhân và qua đó chi phối
hoạt động sống của cá nhân.
Ở phạm vi lớn hơn, các hiện tượng tâm lý xã
hội chi phối các mối quan hệ xã hội trong các nhóm,
các cộng đồng hay các dân tộc và cả xã hội loài người.
Từ sự thân thiện hay xung đột giữa các cá nhân trong
một nhóm xã hội, từ sự định kiến hay đồng nhất hóa
với một dân tộc hay một cộng đồng, cá nhân thiết lập
quan hệ với các cá nhân khác, nhóm thiết lập quan hệ
với nhóm khác. Chính vì vậy mà các nhà nghiên cứu
tập trung nghiên cứu khía cạnh tâm lý xã hội của các

tầng lớp, các dân tộc nhằm tạo ra các cơ sở cho việc
thiết lập và vận hành các mối quan hệ giữa các nhóm
đó một cách hiệu quả. Rõ ràng, các hiện tượng tâm lý
xã hội đóng vai trò chi phối, ảnh hưởng đến các mối
quan hệ đó.
Như vậy, có thể thấy các hiện tượng tâm lý xã


hội có chức năng định hướng, thúc đẩy và điều khiển,
điều chỉnh hoạt động của cá nhân. Hoạt động của các
nhóm xã hội, thông qua đó tác động đến các quá trình
xã hội.
3. Phân biệt các hiện tượng tâm lý xã hội
với các hiện tượng xã hội
Các hiện tượng xã hội và các hiện tượng tâm
lý xã hội không đồng nhất, nhưng cũng không tồn tại
độc lập, tách rời.
Hiện tượng xã hội: bất kì hiện tượng nào nảy
sinh trong đời sống xã hội của con người, liên quan
đến đời sống xã hội của con người đều được gọi là
các hiện tượng xã hội. Đó có thể là các hiện tượng tôn
giáo, giáo dục, văn hóa, khoa học, đạo đức, chính trị,
giai cấp, giới tính... Có những hiện tượng xã hội có ở
mọi thời kì trong lịch sử của loài người, cũng có những
hiện tượng xã hội chỉ có ở một giai đoạn xã hội nhất
định. Các hiện tượng xã hội nảy sinh, biến đổi và
chuyển hóa theo những quy luật nhất định. Có những
quy luật phổ quát cho nhiều hiện tượng xã hội, nhưng
cũng có những quy luật mang tính đặc thù cho một lĩnh
vực xã hội nào đó. Do vậy nghiên cứu các hiện tượng



xã hội đòi hỏi sự tham gia của nhiều khoa học khác
nhau. Mỗi khoa học tập trung nghiên cứu một lĩnh vực
cụ thể nhưng sự giao thoa là điều tất yếu Tâm lý xã hội
chính là minh chứng cho sự giao thoa của các hiện
tượng xã hội và tâm lý xã hội.
Các hiện tượng xã hội chính là nguồn gốc của
các hiện tượng tâm lý xã hội, ví dụ chiến tranh, khủng
hoảng, khủng bố... sẽ tạo ra các hiện tượng tâm lý xã
hội nhất định như tâm trạng lo lắng của xã hội, tâm
trạng phản đối chiến tranh. Như vậy, các hiện tượng
tâm lý xã hội là sự phản ánh các hiện tượng xã hội.
Các hiện tượng xã hội diễn ra theo các quy luật xã hội,
nhưng bất kì một hiện tượng xã hội nào cũng có mặt
tâm lý xã hội của nó, bởi lẽ chủ thể của các hiện tượng
xã hội chính là con người với ý thức, tinh thần của
mình. Đó cũng là điều mà V.Wundt trong tác phẩm
Tâm lý học dân tộc - một tác phẩm sớm trong lịch sử
của Tâm lý học xã hội đã khẳng định: Một góc nhìn
quan trọng mà nhờ đó có thể xem xét tất cả các hiện
tượng liên quan đến đời sống cùng nhau của con
người đó là góc nhìn Tâm lý học.
Cũng cần thấy rằng các hiện tượng tâm lý xã
hội có tính độc lập tương đối với các hiện tượng xã hội.


Với tư cách là các hiện tượng thứ phát, các hiện tượng
tâm lý xã hội có thể tồn tại lâu hơn và tương đối bền
vững, trong khi các hiện tượng xã hội lại dễ thay đổi.

Các hiện tượng tâm lý xã hội diễn ra trong cộng đồng
lại có tác động điều chỉnh hành vi của các cá nhân
trong cộng đồng đó và thông qua đó tác động ngược
trở lại đến các hiện tượng xã hội.

Created by AM Word2CHM


II. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
CỦA TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI à Chương 1. TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI LÀ MỘT KHOA HỌC

1. Các quan điểm về đối tượng nghiên cứu
của Tâm lý học xã hội
Giống như mọi khoa học. Tâm lý học xã hội
cần phải xác định rõ đối tượng nghiên cứu của mình.
Cũng không phải là ngoại lệ, khi trong lịch sử phát
triển của Tâm lý học xã hội, vấn đề đối tượng của khoa
học này đã là vấn đề của nhiều cuộc tranh luận. Vấn
đề xác định đối tượng của Tâm lý học xã hội lại càng
trở nên khó khăn hơn bởi tính chất giao thoa và sự đa
dạng của các vấn đề mà nó nghiên cứu. Có thể điểm
qua những quan điểm khác nhau về đối tượng của
Tâm lý học xã hội như sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, Tâm lý học xã
hội phải nghiên cứu các hiện tượng tâm lý đám đông
như tâm lý tầng lớp, cộng đồng xã hội, bao gồm:
truyền thống đạo đức, tập quán; nghiên cứu các tập
thể, các quan điểm xã hội. Những nghiên cứu sớm
trong lịch sử Tâm lý học xã hội đều tập trung vào đối



tượng đám đông. Các tác phẩm của G.Tard về tâm lý
dân tộc, của G.Lebon về tâm lý đám đông là minh họa
cho quan điểm này.
Quan điểm thứ hai cho rằng, Tâm lý học xã
hội phải nghiên cứu nhân cách: đặc điểm loại hình, vị
trí, các mối quan hệ liên nhân cách trong đời sống xã
hội. Quan điểm này xuất phát từ nghiên cứu nhân
cách, đặt các nhân cách trong mối quan hệ liên nhân
cách. Cơ sở lý luận của nó chính là bản chất xã hội và
giá trị xã hội của nhân cách.
Quan điểm thứ ba: nghiên cứu cả các quá
trình tâm lý đại chúng, cả vị trí của cá nhân trong
nhóm; những thay đổi hoạt động tâm lý của cá nhân
trong nhóm do ảnh hưởng của sự tác động qua lại,
các đặc điểm nhóm, các khía cạnh tâm lý của các quá
trình xã hội. Các nhà tâm lý học xã hội theo quan điểm
này tập trung vào việc nghiên cứu suy nghĩ, hành vi xã
hội của cá nhân, tri giác xã hội, sự ảnh hưởng xã hội
đối với các cá nhân.
2. Đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học xã
hội
Các quan điểm nêu trên cho thấy: đối tượng


của Tâm lý học xã hội là rất rộng và phải xác định từ
hai phía - cá nhân và nhóm xã hội. Từ đó, ngày nay
một cách phổ biến, đối tượng của Tâm lý học xã hội
được xác định như sau:

- Các hiện tượng tâm lý chung của nhóm xã
hội cụ thể nảy sinh trong quá trình giao tiếp và tác
động qua lại giữa các cá nhân.
- Cái chung, đặc trưng, cái bản chất trong tâm
lý nhiều người trong các nhóm xã hội nhất định.
- Những đặc trưng tâm lý cơ bản của các loại
nhóm xã hội được tạo nên từ sự tác động qua lại.
- Các quy luật nảy sinh hình thành, vận động
và phát triển của các hiện tượng tâm lý xã hội và sự tác
động qua lại.
Cách xác định như vậy cho phép bao quát
một diện rộng các vấn đề mà Tâm lý học xã hội cần
giải quyết. Đồng thời nó định hướng cho việc nghiên
cứu các hiện tượng tâm lý không phải đơn thuần của
cá nhân mà là các hiện tượng tâm lý nảy sinh trong
đời sống xã hội của con người.
Từ cách xác định như vậy, trong quá trình phát


triển của Tâm lý học xã hội, hàng loạt các phân ngành
ra đời và tập trung sâu hơn vào các vấn đề trong từng
lĩnh vực cụ thể như tâm lý học tôn giáo, tâm lý học dân
tộc, tâm lý học giới tính...
3. Nhiệm vụ của Tâm lý học xã hội
* Nghiên cứu lý luận: Với tư cách là một bộ
môn khoa học giao thoa, sử dụng nhiều tri thức khoa
học từ các ngành khoa học liên quan, đồng thời tập
trung vào việc nghiên cứu các hiện tượng rất phức tạp,
Tâm lý học xã hội muốn khẳng định được vị trí của nó
trong hệ thống các khoa học thì không thể coi nhẹ việc

nghiên cứu lý luận. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận tập
trung vào các nội chính như sau:
- Xác lập hệ thống các khái niệm khoa học
riêng của Tâm lý học xã hội, đặc biệt thống nhất nội
hàm của các khái niệm dùng trong lĩnh vực này giữa
các nhà khoa học và phân biệt các khái niệm đó với
các khái niệm gần hoặc có liên quan trong các lĩnh vực
khác. Việc sử dụng các khái niệm của các khoa học
giao thoa với nội hàm không xác định làm đánh mất
bản chất tâm lý xã hội của khái niệm cũng như tạo ra
sự lẫn lộn trong việc trao đổi và phản biện khoa học.


Điều đó làm giảm giá trị khoa học của các nghiên cứu.
- Phát hiện các quy luật của sự nảy sinh, hình
thành và phát triển của các hiện tượng tâm lý xã hội,
các quy luật của sự tác động qua lại giữa người với
người trong các nhóm, các quan hệ xã hội. Cụ thể:
phát hiện những điều kiện chủ quan, khách quan của
sự hình thành các hiện tượng tâm lý xã hội, những
hình thái biến động, các cơ chế diễn ra các hiện tượng
đó. Đóng góp của Tâm lý học xã hội đối với khoa học
khác và đối với đời sống xã hội chính là ở nội dung
này. Trên cơ sở các quy luật được phát hiện, Tâm lý
học xã hội có thể góp phần lý giải các hiện tượng lâm
lý xã hội nảy sinh, dự báo xu hướng của các hiện
tượng đó và chỉ ra cách thức tác động đến các hiện
tượng tâm lý xã hội.
- Xây dựng, thiết kế các phương pháp nghiên
cứu đặc thù để nghiên cứu các hiện tượng tâm lý xã

hội. Trong các phương pháp đã có, Tâm lý học xã hội
khá mạnh với việc sử dụng các phương pháp thực
nghiệm để làm bộc lộ các quy luật và các cơ chế của
các hiện tượng tâm lý xã hội tuy vậy trong xu hướng
nghiên cứu các hiện tượng tâm lý xã hội ở phạm vi
rộng lớn như tâm lý tộc người, tôn giáo, xuất hiện


những khó khăn nhất định về phương pháp nghiên
cứu.
* Nghiên cứu thực tiễn: Có thể nói những vấn
đề thực tiễn ngày càng được đặt ra hết sức đa dạng
trước Tâm lý học xã hội và các chuyên ngành hẹp của
nó. Việc ứng dụng các quy luật chung của Tâm lý học
xã hội vào các lĩnh vực hẹp hơn trong đời sống xã hội
liên tục làm nảy sinh các chuyên ngành mới với các
vấn đề nóng hổi và phức tạp. Tâm lý học dân tộc đang
rất được chú ý trong quá trình hội nhập và toàn cầu
hóa với các vấn đề thực tiễn cần giải quyết: làm thế
nào để gìn giữ bản sắc dân tộc, sự đồng nhất về văn
hóa và tâm lý dân tộc có vai trò thế nào trong quá trình
hội nhập? Tâm lý học tôn giáo với các vấn đề về niềm
tin tôn giáo, tình cảm tôn giáo trong thời kì có sự tác
động qua lại mạnh mẽ của các tôn giáo khác nhau sẽ
như thế nào? Tâm lý học giới tính lại đối đầu với các
vấn đề nóng bỏng: đâu là nguyên nhân tâm lý xã hội
của các hiện tượng đồng giới? Hệ quả của các phong
trào đồng giới đối với đời sống xã hội nói chung? Đặc
trưng tâm lý xã hội của các nhóm đồng giới?... Cũng
như vậy, Tâm lý học quản lý, Tâm lý học tổ chức và

công nghiệp cũng đang đứng trước các vấn đề thực


tiễn hết sức cấp bách. Việc giải quyết các vấn đề thực
tiễn vừa là một nhiệm vụ xã hội đặc ra với Tâm lý học
xã hội nói chung và các chuyên ngành của nó nói riêng
vừa là nhiệm vụ bên ngoài, vừa là sự thúc đẩy bên
trong của chính Tâm lý học xã hội. Giải quyết được các
nhiệm vụ đó sẽ tạo ra sự phát triển cho chính Tâm lý
học xã hội và khẳng định vị trí của Tâm lý học xã hội
trong hệ thống các khoa học và trong đời sống xã hội.

Created by AM Word2CHM


III. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TÂM LÝ HỌC XÃ
HỘI
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI à Chương 1. TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI LÀ MỘT KHOA HỌC

1. Các tiền đề cho sự ra đời của Tâm lý học
xã hội
Việc chỉ ra những dấu mốc cơ bản trong lịch
sử của Tâm lý học xã hội nhằm tới hai mục đích. Thứ
nhất, người nghiên cứu có được bức tranh chung về
tiến trình ra đời và phát triển của Tâm lý học xã hội với
tư cách là một ngành khoa học. Thứ hai, quan trọng
hơn, nó giúp chỉ ra được bản chất của Tâm lý học xã
hội, về các vấn đề Tâm lý học xã hội giải quyết, về sự
phát triển trong các quan niệm về đối tượng của Tâm
lý học xã hội.

Cũng giống như nhiều bộ môn khoa học
khác, các tư tưởng riêng lẻ đề cập đến các hiện tượng
tâm lý xã hội đã xuất hiện từ thời kì cổ đại, dưới hình
thức chung nhất là các tư tưởng và các học thuyết triết
học. Nguồn gốc của các tư tưởng đó chính là các hiện
tượng tâm lý xã hội trong cuộc sống có thể được quan
sát thấy như: sự cuồng loạn hay hoảng loạn của đám


đông, sự thăng hoa trong các lễ tế thần, sự a dua theo
các ý tưởng của đa số, sự tôn sùng của các cộng
đồng đối với thủ lĩnh, với tô tem... Tất cả các hiện
tượng tâm lý xã hội đó trong cuộc sống đã đặt các nhà
triết học, các nhà tư tưởng trước những câu hỏi lớn:
Điều gì thúc đẩy con người cùng tiến hành các hành
động như vậy? Cái gì chi phối hành vi của một nhóm,
một cộng đồng người? Trả lời các câu hỏi đó, các nhà
triết học đã đưa ra những ý tưởng đầu tiên về các hiện
tượng tâm lý xã hội. Rất nhiều nhà nghiên cứu đều
nhìn thấy sự tồn tại của các tư tưởng Tâm lý học xã hội
trong lòng các lý thuyết triết học cổ đại. Các ý tưởng về
“tâm lý dân tộc” - sự khác biệt trong tâm lý của dân tộc
này với dân tộc khác, các “bản năng đám đông” có thể
tìm thấy trong các công trình của Arixtốt hay Platon.
G.Allport cho rằng người đặt nền móng cho các vấn đề
của Tâm lý học xã hội là Platon. Nói cách khác, các
mầm mống của Tâm lý học xã hội đã được gieo từ
thời kì cổ đại, trên chính mảnh đất là cuộc sống xã hội
của con người.
Xã hội ngày càng phát triển hơn, các vấn đề

liên quan đến mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội,
việc điều chỉnh hành vi xã hội cùng ngày càng trở nên


cần thiết hơn. Cùng với sự đòi hỏi ngày càng cao,
càng mang tính cấp thiết của xã hội và sự phát triển
của các khoa học khác nhau, Tâm lý học xã hội trở
thành một khoa học độc lập.
2. Tâm lý học xã hội trở thành một khoa học
độc lập
Theo quan điểm của Anđrêeva, khi xem xét
vấn đề tâm lý học trở thành một khoa học độc lập như
thế nào cần phải chú ý đến ba yếu tố: 1) Các yêu cầu
đối với việc giải quyết các vấn đề Tâm lý học xã hội,
xuất hiện trong các ngành khoa học giáp ranh khác
nhau mà bản thân các khoa học đó chưa giải quyết
được; 2) Các quá trình chuẩn bị phân tách các vấn đề
Tâm lý học xã hội bên trong hai bộ môn “mẹ” chủ yếu:
tâm lý học và xã hội học; 3) Đặc điểm của các dạng tri
thức Tâm lý học xã hội độc lập đầu tiên - Đây là các
động lực trực tiếp thúc đẩy sự ra đời của Tâm lý học xã
hội như là một ngành khoa học độc lập.
Giai đoạn giữa thế kỉ XIX là giai đoạn một loạt
các bộ môn khoa học, trong đó có các bộ môn khoa
học xã hội, đạt được những tiến bộ đáng kể. Ví dụ,
ngôn ngữ học đã có sự phát triển mạnh mẽ và đạt


×