PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN TÂY HỒ
TRƯỜNG THCS PHÚ THƯỢNG
TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN
TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN 9
BÀI: LẶNG LẼ SA PA
Các môn được tích hợp:
- Lịch sử
- Địa lý
- Giáo dục công dân
Hà Nội tháng 11/2014
1
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
- Sở giáo dục và đào tạo tỉnh/ thành phố: Hà Nội
- Phòng giáo dục và đào tạo :
Quận Tây Hồ
- Trường : THCS Phú Thượng
- Địa chỉ :
Ngõ 143 An Dương Vương- Tây Hồ- Hà Nội
- Thông tin về giáo viên:
+Họ và tên: Vũ Thị Hoàng Yến
+Ngày sinh: 24/07/1978 Môn: Ngữ Văn
+ Điện thoại: 0912307246
2
PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI
1. Tên dự án dạy học:
TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN 9
BÀI: LẶNG LẼ SA PA
2. Mục tiêu dạy học:
a, Mục tiêu chung:
Về nội dung, tác phẩm văn học bao giờ cũng là một bức tranh sinh động
về cuộc sống và con người. Qua bức tranh đó người viết luôn gửi gắm những
tình cảm, tư tưởng và thể hiện thái độ của mình trước cuộc sống. Nhưng để
tiếp cận giá trị tư tưởng chứa đựng trong mỗi tác phẩm văn học thì người học
cần phải có hiểu biết nhất định về bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh ra đời tác phẩm…
Nắm vững kiến thức đó học sinh sẽ tiếp nhận tác phẩm một cách có hệ thống,
không phiến diện, không lẫn lộn. …để từ đó có một cách nhìn nhận và đánh giá
đúng về tác phẩm. Chính vì thế mà trong một giờ học ngữ văn, việc tích hợp
một cách linh hoạt sáng tạo kiến thức liên môn sẽ giúp cho học sinh không chỉ
dễ dàng tiếp cận văn bản mà còn hiểu sâu sắc hơn những chi tiết nghệ thuật,
giá trị tư tưởng của tác phẩm. Nhờ vậy học sinh hiểu một cách sâu sắc bức
thông điệp mà tác giả gửi gắm, dần dần thay đổi nhận thức và hành động của
bản thân để sống đẹp hơn. Thông qua giờ học tích hợp liên môn này, học sinh
có thể vận dụng được kiến thức, hiểu biết của mình ở nhiều môn học khác nhau
để giải quyết các câu hỏi, các tình huống thực tế gắn với tác phẩm nhằm giúp
người học dễ dàng chiếm lĩnh kiến thức đồng thời ghi nhớ kiến thức một cách
chủ động, biết vận dụng những hiểu biết có được từ quá trình tiếp cận tác
phẩm để giải quyết các tình huống trong thực tiễn, rèn luyện kỹ năng sống cho
học sinh.
b, Mục tiêu cụ thể:
* Về kiến thức:
- Môn Ngữ văn: Giúp các em:
3
+ Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện đặc biệt là nhân vật
anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống, và những suy nghĩ,
tình cảm, trong quan hệ với mọi người. Từ đó hiểu được chủ đề của truyện: ca
ngợi con người lao động với niềm hạnh phúc là được cống hiến.
- Môn Địa lí: Giúp các em vận dụng những kiến thức môn địa lý về tự nhiên
của Lào Cai. Qua những kiến thức đó các em cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp của bức
tranh thiên nhiên được miêu tả trong truyện đồng thời cũng cảm nhận được vẻ
đẹp tâm hồn của nhân vật sống và làm việc giữa thiên nhiên đẹp đẽ, thơ mộng
nhưng cũng không kém phần khắc nghiệt.
- Môn Lịch sử: Giúp các em: Hiểu thêm về bối cảnh đất nước những năm 6070 của TK XX và phong trào Ba sẵn sàng của thanh niên. Từ đó cảm nhận lý
tưởng sống đẹp của thanh niên được thể hiện qua các nhân vật: anh thanh
niên, cô kỹ sư ( trong tác phẩm, nhân vật chính đã nhấn mạnh tư cách Đoàn
viên của mình và khách 2 lần)
- Môn GDCD: Giúp học sinh: Cảm nhận được vẻ đẹp trong tâm hồn của nhân
vật: có tinh thần trách nhiệm, tính tự giác, lý tưởng sống đẹp.
* Về kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, tóm tắt tác phẩm, phân tích nhân vật, cảm thụ
chi tiết nghệ thuật. Có ý thức cải tạo hoàn cảnh để làm cho cuộc sống trở nên
thú vị, ý nghĩa.
* Về thái độ: Yêu mến , trân trọng vẻ đẹp của người lao động, yêu thiên nhiên,
yêu lao động. Có động cơ để hình thành lý tưởng sống cho bản thân.
3. Đối tượng dạy học của bài học :
* Đối tượng dạy học của dự án là học sinh
- Số lượng học sinh: 25 em
- Số lớp thực hiện: 1 lớp .
- Khối lớp: 9
4
* Một số đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo dự án:
Giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 9 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực
hiện:
+ Thứ nhất: Các em học sinh lớp 9 đã tiếp cận 4 năm học với kiến thức
chương
trình bậc THCS. Không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra, đánh
giá mà giáo viên đề ra.
+ Thứ hai: Đối với học sinh lớp 9 các em đã được học rất nhiều bài từ lớp 6
có liên quan đến vấn đề Lịch sử, Địa lí, GDCD, các tình huống liên quan thực tế
mang tính giáo dục kĩ năng sống.
+ Thứ ba: Đối với các môn học khác cũng vậy như môn Lịch sử, Địa lí, GDCD…
các em đã được tìm hiểu về kiến thức liên quan đến kĩ năng sống, những phẩm
chất tốt đẹp, những địa danh, những thời điểm lịch sử có liên quan đên tác
phẩm văn học được tích hợp trong các bài học. Vì vậy nên khi cần thiết kết hợp
kiến thức của một môn học nào đó vào bộ môn Ngữ văn để giải quyết một vấn
đề trong bài học, các em sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ.
4. Ý nghĩa của bài học:
Qua thực tế dạy học nhiều năm tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các
môn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là
việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy
bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà
còn cần phải không ngừng trau rồi kiến thức của những môn học khác để
hướng dẫn học sinh giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học
một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Tôi đã thực hiện thử nghiệm một bài dạy
môn Ngữ văn học lớp 9 ,học kỳ I năm học 2014 - 2015.
- Đồng thời tôi thấy rằng “tích hợp” vận dụng kiến thức liên môn là một
khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục tích hợp
kiến thức các môn học vào để giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp
học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề trong môn học đó.
5
- Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy,
sự sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn.
- Tích hợp kiến thức liên môn đòi hỏi người giáo viên bộ môn thật khéo
léo.
Nếu không thì người thầy sẽ biến giờ dạy văn thành giờ dạy Lịch sử, Địa lí hay
GDCD.
* Cụ thể:
- Đối với bài dạy này, khi thực hiện sẽ giúp các em học sinh nắm được, hiểu
rõ
được mối liên hệ giữa hoàn cảnh lịch sử đất nước với những suy nghĩ, hành
động
của
nhân vật từ đó thêm hiểu, thêm yêu nét đẹp tâm hồn của nhân vật.
* Trong thực tế:
Tôi thấy khi bài soạn có kết hợp với kiến thức của các môn học khác sẽ
giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong
sách giáo khoa.Từ đó bài dạy sẽ trở nên sâu sắc, sinh động hơn. Học sinh có
hứng thú học bài, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ
sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn.
5. Thiết bị dạy học, học liệu:
* Mô tả các thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu được sử dụng trong dự
án:
- Thiết bị dạy học:
+ Máy tính, máy chiếu: Được sử dụng vào việc hỗ trợ giảng dạy bài học
nhằm góp phần hỗ trợ hình ảnh, video khiến bài giảng sinh động, hấp dẫn với
người học.
- Đồ dùng dạy học:
+ Lược đồ Việt Nam: dùng dể giúp học sinh xác định được vị trí địa lí của
địa danh liên quan trong tác phẩm.
- Học liệu dạy học:
6
+ Kiến thức lịch sử: Tháng 2-1965, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn
Thanh niên Lao động Việt Nam phát động trong đoàn viên và thanh niên cả
nước hưởng ứng phong trào “Ba sẵn sàng” của thanh niên Thủ đô Hà Nội khởi
đầu từ ngày 9-8-1964. Nội dung phong trào “Ba sẵn sàng” là:
1- Sẵn sàng chiến đấu dũng cảm và sẵn sàng vào bộ đội.
2- Sẵn sàng khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, học tập trong bất kỳ tình
huống nào.
3- Sẵn sàng đi bất cứ nơi nào, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần đến.
+ Kiến thức Địa lí:
1. Vị trí địa lý
Lào Cai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Việt Nam, cách Hà Nội 296 km
theo đường sắt và 375 km theo đường bộ. Sa Pa là một huyện miền núi của tỉnh
Lào Cai, thuộc khu vực dãy núi Hoàng Liên Sơn , nay là thành phố du lịch nổi
tiếng.
2. Đặc điểm địa hình
Địa hình tự nhiên của tỉnh có độ cao thay đổi từ 80 m trên mực nước biển lên
tới 3.143 m trên mực nước biển tại đỉnh Phan Si Păng, đỉnh núi cao nhất Việt
Nam. Nơi đây rất thích hợp để đặt các trạm khí tượng đo gió, mưa, nắng, mây,
đo chấn động mặt đất để dự báo thời tiết. Địa hình vùng núi với các tác động
tiểu khí hậu đã giúp tạo nên một môi trường thiên nhiên rất đa dạng.
3. Khí hậu
. Sương mù thường xuất hiện phổ biến trên toàn địa bàn của tỉnh, có nơi mật
độ rất dày. Trong các đợt rét đậm thường xuất hiện sương muối, ở những vùng
có độ cao trên 1.000 m, rất lạnh vào ban đêm (Sa Pa, Bát Xát) mùa đông
thường có tuyết rơi.
+ Kiến thức môn GDCD: Người có lý tưởng sống cao đẹp là người luôn
suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn, giúp ích cho mình,gia đình xã
hội và đất nước.
+ Kĩ năng giải quyết tình huống thực tiễn rút ra từ bài học.
7
* Mô tả các ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của dự án:
- CNTT được đưa vào trong dự án chủ yếu là phần mềm Powerpoint, phần
mềm
Movie maker nhằm xây dựng các đoạn clip ngắn mang những nội dung gần
gũi với bài học để học sinh học tập tích cực hơn.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
* Hoạt động 1: GV giới thiệu bài
Thế nào là hạnh phúc? Làm thế nào để diễn tả một cách chân thực và giản dị
cảm
nhận về hạnh phúc? Muốn thể hiện được điều này, tác phẩm nghệ thuật phải
gieo vào lòng người đọc ấn tượng đẹp đẽ, niềm vui ấm áp và tin yêu vào cuộc
sống xuất phát từ cội nguồn cảm xúc và lý tưởng sống của chính nhân vật . Có
một tác phẩm làm được trọn vẹn điều này. Bởi trong tác phẩm, không chỉ có
một hoặc hai nhân vật chính có niềm yêu sống mà tất cả mọi người đều là
những người yêu sống. Bởi không chỉ niềm yêu sống ấy vút lên trong những
khát vọng cao vợi mà nó lan tỏa khắp nơi trong cuộc sống bình dị hàng ngày,
đó chính là Lặng lẽ Sa Pa.
• Hoạt động 2 : Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái quát về văn bản
8
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hãy nêu vài nét cơ bản về tác giả Thành
Long?
Gv chiếu một số hình ảnh về tác giả, tác
phẩm
Kiến thức cần đạt
I. Tóm hiểu sơ lược
1. Tác giả
- Chuyên viết truyện ngắn và ký
- Truyện giàu chất thơ, nhẹ nhàng
kín đáo mà sâu sắc.
- Đề tài :
* Trong kháng chiến chống Mỹ.
+ Đấu tranh cách mạng
+ Xây dựng CNXH
*Sau giải phóng ca ngợi ngời lao
động mới.
2. Tác phẩm
* H/c sáng tác : 1970 - Lào Cai
Thời kỳ kháng chiến chống M
Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà hãy trình (thanh niên miền Bắc hăng hái
tham gia phong trào ba sẵn
bày
những hiểu biết của em về tác phẩm ở sàng)
* Chủ đề: Ca ngợi những ngời
những
lao động thầm lặng
điểm sau:
- H/c sáng tác
- Chủ đề
- Ngôi kể, điểm nhìn trần thuật,
- Tóm tắt
Học sinh trình bày
Gv hỏi:Em biết gì về h/cảnh lịch sử t nước
ta những năm 70?
9
HS phát biểu
GV chốt: Những năm 70 của TK 20 là thời
điểm vô cùng gian khổ nhưng cũng thật
hào hùng của dt. Đế quốc Mỹ mở công
cuộc chiến tranh xâm lược ở cả 2 mền
3. tóm tắt
Nam – Bắc. Miền Bác lúc này cùng lúc
II. Tìm hiểu chi tiết
phải gánh vác 2 nhiệm vụ nặng nề: vừa
đấu tranh chống chiến tranh phá hoại va
phải làm nhiệm vụ là hậu phương lớn cho
tiền tuyến MN
Gv:chiếu clip giới thiệu về phong trào Ba
sẵn
1. Thiên nhiên Sa Pa
sàng
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm
hiểu về bức tranh thiên nhiên Sa Pa
Viết LLSP, Nguyễn Thành Long hướng
người đọc chúng ta đến những đề tài
nào?
(Vẻ đẹp thiên nhiên và con người)
- Gv chiếu bản đồ và yêu cầu học sinh tìm
vị trí của Sa Pa trên bản đồ
Vẻ đẹp của t/n Sa Pa được gợi tả qua
những h/ả nào trong tác phẩm?
Học sinh thống kê các hình ảnh miêu tả
về thiên Sa Pa
GV chiếu clip giới thiệu về Thiên nhiên Sa
Pa
Em có nhận xét gì về thiên nhiên nơi đây?
Gv bình sau đó chốt ý:
Bằng kiến thức thực tế, con hãy trình bày
những hiểu biết của mình về địa danh Sa
Pa.
Bên cạnh vẻ đẹp thơ mộng, nên
thơ của SP thiên nhiên nơi đây
còn muốn thử thách ý chí và
nghị lực của con người nơi đây
bởi chính sự khắc nghiệt trong
thời tiết của vùng núi cao vào
mùa đông
lạnh.
• Những rặng đào
• Đàn bò lang cổ đeo chuông
• Nắng len tới đốt cháy rừng cây
• Những cây thông rung tít trong
nắng
• Những cây tử kinh nhô cái đầu
màu hoa cà lên trên màu xanh
của rừng
• Mây cuộn tròn, lăn trên các
vòm
lá…
- Bức tranh thiên nhiên đẹp, thơ
mộng được tái hiện bằng ngôn
ngữ nghệ thuật tạo hình, giàu
chất thơ và qua sự rung cảm của
một tâm hồn tinh tế.
- Sa Pa có phong cảnh thơ mộng,
tuyệt đẹp, thiên nhiên đa dạng
phong phú nhưng có phần khắc
nghiệt.
10
H/s trình bày tư liệu sưu tầm được :
- Vị trí
- Khoảng cách từ Hà Nội đến
Sa Pa
- Các phương tiện đến Sa Pa
- Những thắng cảnh…
Gv Chốt kiến thức:
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tìm
hiểu về vẻ đẹp con người trong tác phẩm
Vẻ đẹp của người lao động được tác giả
khắc họa qua những nhân vật nào?
Học sinh kể tên các nhân vật.
Theo em cách giới thiệu nhân vật chính
của
tác giả có gì đặc biệt?
(Không xuất hiện từ đầu mà hiện ra
trong
cuộc gặp gỡ tình cờ trong chốc lát với các
nhân vật khác)
Học sinh thảo luận ( 2 nhóm)
1. Nhân vật anh thanh niên có những nét
đẹp nào đáng ghi nhận?
2.Lẽ sống ở người thanh niên người lên
và
tỏa sáng như thế nào trong cuộc sống
tưởng
như rất cô đơn và buồn tẻ?
Đại diện nhóm trình bày ý kiến
Học sinh lắng nghe, nhận xét
+ Ý thức làm chủ bản thân: vượt qua
những
cái mà con người khó vượt qua
+ Tự cải tạo hoàn cảnh để cuộc sống trở
nên
đẹp hơn
GV chốt ý: Anh đã sống một cuộc sống
giản
HS quan sát đoạn văn: “ Quê cháu ở Lào
Cai… đáng cho bác vẽ hơn”
Trong đoạn văn trên anh thanh niên nói :
“
Nhưng từ hôm đấy cháu sống thật hạnh
phúc”, em hiểu gì về niềm hạnh phúc của
anh thanh niên? Hãy nêu quan điểm của
2. Vẻ đẹp con người
a. Anh thanh niên
- Là một người lao động trẻ tuổi
sống và làm việc một mình tại
trạm khí tượng ở đỉnh Yên Sơn
( 2600m)
- Rất giỏi chuyên môn
- Tinh thần chấp hành kỷ luật lao
động một cách tự giác “ Rét.
Nửa đêm đang nằm trong
chăn… ném vứt lung tung”
- Có những suy nghĩ giản dị và
sâu
sắc về công việc về cuộc sống
+ Công việc bình thường nhỏ bé
nhưng là một phần đóng góp cho
sự nghiệp lao động và chiến đấu
của toàn dân tộc “ Khi ta làm
việc, ta với công việc là đôi….cất
nó
đi
dị nhưng cao đẹp từ ý thức tự
mình làm chủ bản thân: vượt qua
những cái mà con người tưởng
chừng không thể vượt qua, làm
chủ hoàn cảnh để cuộc sống trở
nên đẹp và có ý nghĩa hơn. Cuộc
sống lao động khoa học của anh
trên đỉnh Yên Sơn cần một
nguyên tắc nghiêm ngặt và anh
11
em
về hạnh phúc?
HS bày tỏ ý kiến cá nhân
Ở truyện ngắn này, tác giả đã hóa thân
vào
nhân vật ông họa sĩ để bày tỏ những cảm
cháu buồn đến chết mất”
+ Là con người, ai cũng phải có lý
tưởng, sống và cống hiến cho cái
chung là một niềm hạnh phúc
“Mình sinh ra là gì? Mình đẻ ở đâu? Mình
vì ai mà làm việc? ”
Qua lời giới thiệu của anh thanh niên em
biết được những ai trong “ thế giới
những con người như anh” ? Họ có điểm
gì chung
và vai trò gì trong việc thể hiện chủ đề tư
tưởng của tác giả?
“Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những
dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ
nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện
nghỉ ngơi,
có những con người làm việc và lo nghĩ
như vậy cho đất nước.” Lặng lẽ Sa Pa
được sáng tác năm đầu thập kỉ 70 của
thế kỉ trước, khi mà cả miền Bắc đang hồ
hởi trong không khí xây dựng chủ nghĩa
xã
hội và đấu tranh thống nhất nước nhà.
Tất cả cho tiến bộ xã hội, tất cả cho miền
Nam ruột thịt không chỉ là những khẩu
hiệu cổ vũ, hô
hào chung chung, nó ngấm vào trong ý
thức của từng người dân, nhất là thế hệ
trẻ. Họ, đã là đoàn viên, đã là thế hệ tuổi
trẻ của đất
nước thì họ tự hào, vinh dự được đứng
đầu sóng, ngọn gió, được đến mọi miền
Tổ quốc phục vụ nhân dân, phục vụ dân
tộc. Đấy là lí tưởng sống của một thời, là
phút thăng hoa của những tâm hồn chân
chất, giàu ước mơ, khát vọng và ý thức
trách nhiệm.
đã thực hiện nó nghiêm túc như
một thói quen sống. Đó là lối sống
của anh, trách nhiệm và niềm vui
của anh.
- Bác lái xe: cởi mở, gần gũi, qua
lời kể của bác gây sự chú ý cho
người đọc về nhân vật chính
- Ông kỹ sư vườn rau, anh cán bộ
nghiên cứu sét, anh bạn làm ở
trạm khí tượng… tất cả đều miệt
mài, lặng lẽ nhưng cũng rất khẩn
trương lao động đến quên mình.
Góp phần làm nổi bật nhân vật
chính và tô đậm chủ đề của tác
phẩm
12
- Thái độ khiêm nhường khi đánh giá về
mình, đề cao, trân trọng đóng góp của
người khác.
“Để cháu giới thiệu với bác ”
- Cởi mở, chân thành, quan tâm đến mọi
người.
xúc và suy ngẫm của mình. Từ đó tác giả
gửi gắm những suy ngẫm sâu sắc nào?
“Anh thanh niên đang nói, dừng lại. Và tại
sao họa sĩ cảm giác mình bối rối? …ôi,
một
nét thôi đủ khẳng định tâm hồn, khơi gợi
một
ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một
chuyến đi dài”
- Cùng với khát vọng khắc họa chân dung
anh thanh niên, chính những phát hiện về
con người anh khiến ông phát hiện ra
những chân lí về nghệ thuật. Sáng tạo
nghệ thuật đối với ông là để "yêu thêm
cuộc sống", là để "đặt chính tấm lòng của
nhà họa sĩ vào giữa bức tranh".
- Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên
đã
để lại trong cô gái những ấn tượng nào?
Vì
sao vậy?
Nhân vật bác lái xe có vai trò gì trong câu
chuyện?
Hoạt động 5 : Hướng dẫn Tổng kết bài
học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Một trong những yếu tố góp vào sự thành
công và tạo nên sức hấp dẫn của truyện
ngắn này là chất trữ tình. Theo em chất
trữ tình trong truyện được toát lên từ
những
yếu
tố
nào?
Học
sinh
trao
đổi
nhóm
4
b. Ông họa sĩ
- Tha thiết với vẻ đẹp của Sa Pa
cũng là vẻ đẹp của đất nước
- Có những suy ngẫm sâu sắc về
con người và cuộc đời “ Người
con trai ấy đáng yêu thật nhưng
làm cho ông nhọc quá….mà ông
thêm yêu cuộc sống”
- Luôn khao khát những sáng tạo
nghệ thuật cũng là để ông “yêu
thêm cuộc sống”.
- Tác phẩm vừa mang chiều
sâu triết lý, vừa mang đậm chất
trữ tình.
c.
Các
nhân
vật
khác
- Cô gái: từ bỏ thủ đô hoa lệ,
xung phong lên miền núi phục
vụ theo tiếng gọi của tổ quốc,
bừng dậy những tình cảm đẹp đẽ
lớn lao khi tiếp nhận sự tỏa sáng
từ vẻ đẹp tâm hồn anh thanh
niên.
13
Những đặc sắc về nghệ thuật?
Hs trình bày và trình bày tóm lược
Việc nhà văn không đặt tên riêng cho các
nhân vật của mình trong tác phẩm gợi
cho
em
suy
nghĩ
gì?
Tại sao tác giả lại đặt nhan đề cho truyện
là
Lặng
lẽ
Sa
Pa?
- Là thanh niên trong thời đại mới, em sẽ
làm gì để cuộc sống của mình trở nên
đẹp hơn, có ý nghĩa hơn?
• Hoạt động 6: Kết thúc
Hãy cùng lắng nghe một bài hát quen
thuộc của thanh niên và nêu cảm xúc của
em khi được nghe và hát những lời ca ấy.
( Bài hát Khát vọng tuổi trẻ)
Ngày nay, có thể vì hoàn cảnh sống đã
thay đổi, người ta không phải sống trong
những áp lực khắc nghiệt của đời sống
chiến tranh, nên ý thức xả thân vì cộng
đồng
có
giảm nhẹ và đòi hỏi về cá nhân có phần
lấn át. Song không vì thế mà ý thức tự
nhiệm
ấy
mất đi, nó phát triển theo một đường
hướng khác, bộc lộ trong ý thức phấn đấu
phát
triển trọn vẹn tất cả năng lực của mình.
Thế hệ trẻ Việt Nam phải biết nhìn về quá
khứ,
ở thế hệ của những chàng trai, cô gái kĩ
sư trẻ kia, những con người gối đầu lên
những
trang sách nóng bỏng ý chí cống hiến, hy
sinh. Qua một cảnh ngộ gặp gỡ, với mấy
con
người giản dị, trong truyện ngắn lãng
mạn diệu kì, Nguyễn Thành Long đã khơi
gợi
trong lòng người đọc biết bao suy nghĩ:
hạnh phúc nảy mầm mỗi khi con người ý
thức
được mình và hoạt động tự giác, hăng
say với tất cả những khả năng mà mình
có
được.
III.Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Cốt truyện đơn giản, tình huống
tự nhiên, chọn ngôi kể hợp lý…
- Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu
cảm
2. Nội dung
TP ca ngợi những người lao động
miệt
mài, lặng lẽ cống hiến sức mình
cho
đất
nước và niềm hạnh phúc của sự
thầm
lặng đóng góp cho cuộc đời
chung.
14
Tác phẩm đã gieo vào lòng chúng ta
những cảm nhận sâu sắc về hạnh phúc và
sự
lan
tỏa
của hạnh phúc.
Học sinh hát tập thể bài hát Khát vọng
tuổi
trẻ
Đường dài tương lai quê hương đang gọi
mời.
Tuổi trẻ hôm nay chung tay xây ngày
mới.
Dù lên rừng hay xuống biển.
Vượt bão giông vượt gian khổ.
Tuổi trẻ kề vai vững vàng chân bước bạn
ơi.
ĐK: Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta,
mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm
nay.
Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta,
mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm
nay.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Giáo viên sử dụng các câu hỏi đánh giá năng lực cảm nhận của học sinh:
- Lẽ sống ở người thanh niên ngời lên và tỏa sáng như thế nào trong cuộc sống
tưởng như rất cô đơn và buồn tẻ?
- Em hiểu gì về niềm hạnh phúc của anh thanh niên? Hãy nêu quan điểm của
em về hạnh phúc?
- Là thanh niên trong thời đại mới, em sẽ làm gì để cuộc sống của mình trở nên
đẹp hơn, có ý nghĩa hơn?
8. Các sản phẩm của học sinh:
* Sau khi kết thúc bài học, tôi thấy học sinh tham không chỉ nắm bắt được
những
kiến thức cơ bản về nội dung và ý nghĩa của tác phẩm đồng thời còn thể hiện
thái độ trân trọng cái đẹp, sự cảm phục vẻ đẹp tâm hồn của những người lao
15
động bình thường. Không chỉ có vậy, học sinh như được nhen lên ngọn lửa của
khát vọng sống có lý tưởng, mong muốn được cống hiến, đóng góp một phần
dù là nhỏ bé của mình vào cuộc đời chung. Học sinh cảm nhận được niềm vui,
niềm hạnh phúc trong lao động, trong sự hy sinh thầm lặng…Biết trình bày ý
tưởng của mình về các biện pháp khắc phục, hạn chế trong cách ứng xử chưa
hợp lí của tình huống được đặt ra trong các câu hỏi. Từ đó
HS đã liên hệ được nội dung, ý nghĩa bài học với tình hình thực tế ở gia đình, ở
địa phương và xã hội hiện nay.
Từ kết quả học tập của các em, tôi nhận thấy việc kết hợp kiến thức liên môn
vào
một môn học nào đó là một việc làm cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với bài
dạy. Bởi vì các em học sinh biết cách kết hợp kiến thức các môn học lại với
nhau để nắm vấn đề một cách sâu sắc hơn và vận dụng những kiến thức ấy vào
thực tế cuộc sống theo quan điểm “ Học đi đôi với hành”. Việc dạy học tích hợp c
giúp người giáo viên dạy bộ môn không ngừng trau dồi kiến thức của bản thân
trên nhiều lĩnh vực khác nhau giúp cho việc giảng dạy đạt kết quả tốt hơn.
Trên đây là bài dạy thử nghiệm của tôi, rất mong được sự ủng hộ, đóng góp
của các quý thầy, cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp để tôi hoàn thiện hơn .
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2014
Giáo viên
Vũ Thị Hoàng Yến
16