Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

Nâng cao chất lượng đài truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.94 KB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------

HOÀNG THỊ HẢI CHÂU

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀI TRUYỀN THANH
CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN TÀI PHÚC

HUẾ, 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và
chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho
việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.

Huế, ngày tháng

năm 2016

Tác giả luận văn



Hoàng Thị Hải Châu

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở Nhà trường kết hợp với
sự nỗ lực cố gắng của bản thân. Đạt được kết quả này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành đến:
Quý Thầy, Cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế đã truyền đạt kiến thức, nhiệt
tình giúp đỡ cho tôi trong 2 năm học vừa qua. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc nhất đến Thầy giáo, PGS.TS Nguyễn Tài Phúc - người hướng dẫn khoa
học - đã dành nhiều thời gian quý báu để giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu, thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Banh Lãnh đạo, cán bộ Sở Thông tin và
truyền thông tỉnh Quảng Trị đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong thời gian thực hiện
luận văn cũng như trong quá trình học tập và công tác.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ
tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Xin gửi lời chúc sức khỏe và chân thành cảm ơn!

Huế, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn


Hoàng Thị Hải Châu

ii


TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: Hoàng Thị Hải Châu
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Niên khóa: 2014 - 2016
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc
Tên đề tài: Nâng cao chất lượng đài truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ lâu, hệ thống đài truyền thanh cơ sở là phương tiện tuyên truyền hữu hiệu
của địa phương, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân; là công cụ trực tiếp
của Đảng, chính quyền địa phương trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành để
phát triển kinh tế, xã hội. Đây là cơ quan thông tin, tuyên truyền để giúp nhân dân
nắm bắt các chủ trương, chính sách của cấp trên và cấp ủy, chính quyền địa phương.
Tuy nhiên, địa hình của tỉnh tương đối dốc và bị chia cắt bởi đồi núi, khí hậu nhiệt
đới ẩm gió mùa cộng với tác động của thời tiết mưa nắng thất thường, nhất là các xã
ven biển, ảnh hưởng của sự xâm nhập mặn làm cho các thiết bị của các đài truyền
thanh thường xuyên bị sét, gỉ, hỏng hóc. Đặc biệt, các xã ở vùng sâu, vùng xa thuộc
khu vực miền núi, trung du có địa hình núi cao thường xuyên bị chắn sóng, khuất
sóng, lõm sóng. Đồng thời, một số cụm dân cư sống phân tán rải rác cũng gặp
những khó khăn trong việc thu sóng phát thanh và truyền hình của tỉnh, huyện.
Chính vì vậy, “Nâng cao chất lượng đài truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị” là một yêu cầu cấp thiết.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
- Đối với số liệu thứ cấp:Số liệu thứ cấp thu thập từ các số liệu báo cáo tổng
kết đánh giá của của các đài truyền thanh huyện và đài truyền thanh xã; từ Sở Thông

tin và Truyền thông, Niên giám thống kê và các nguồn số liệu liên quan khác.
- Đối với số liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua việc phát phiếu điều tra và
phỏng vấn trực tiếp tại 141 xã phường trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và 10 đài truyền
thanh huyện, thị, thành phố.
2.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu
- Các phương pháp phân tích thống kê.
- Tổng hợp, suy luận khoa học.
- Toàn bộ số liệu điều tra được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0.

iii


3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luận văn
3.1. Kết quả
- Hệ thống hóa và bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng phát thanh, truyền thanh
- Phân tích thực trạng chất lượng đài phát thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng các đài phát thanh cơ sở trên địa
bàn tỉnh Quảng Trị
3.2. Đóng góp về giải pháp
Đề tài đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đài truyền thanh
tỉnh Quảng Trị, đó là: Giải pháp về nâng cao nhận thức tầm quan trọng của đài
truyền thanh cơ sở; Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; Giải pháp
nâng cao chất lượng nội dung, chương trình; Giải pháp về nguồn nhân lực; Giải
pháp về tăng cường công tác quản lý nhà nước.

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


QLNN

:

Quản lý nhà nước

TTCS

:

Truyền thanh cơ sở

UBND

:

Ủy ban nhân dân

BTTTT

:

Bộ Thông tin truyền thông



:

Nghị định


ĐVT

:

Đơn vị tính

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU

vi


DANH MỤC HÌNH ẢNH

vii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ..................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................................v
DANH MỤC HÌNH ẢNH..........................................................................................vii
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG HỆ THỐNG TRUYỀN THANH CƠ SỞ.....................................................4
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀI TRUYỀN THANH
CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2020....................................................63


viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ lâu, hệ thống đài truyền thanh cơ sở là phương tiện tuyên truyền hữu hiệu
của địa phương, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân; là công cụ trực tiếp
của Đảng, chính quyền địa phương trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành để
phát triển kinh tế, xã hội. Đây là cơ quan thông tin, tuyên truyền để giúp nhân dân
nắm bắt các chủ trương, chính sách của cấp trên và cấp ủy, chính quyền địa phương.
Tuy nhiên, địa hình của tỉnh tương đối dốc và bị chia cắt bởi đồi núi, khí hậu nhiệt
đới ẩm gió mùa cộng với tác động của thời tiết mưa nắng thất thường, nhất là các xã
ven biển, ảnh hưởng của sự xâm nhập mặn làm cho các thiết bị của các đài truyền
thanh thường xuyên bị sét, gỉ, hỏng hóc. Đặc biệt, các xã ở vùng sâu, vùng xa thuộc
khu vực miền núi, trung du có địa hình núi cao thường xuyên bị chắn sóng, khuất
sóng, lõm sóng. Đồng thời, một số cụm dân cư sống phân tán rải rác cũng gặp
những khó khăn trong việc thu sóng phát thanh và truyền hình của tỉnh, huyện.
Công tác đầu tư, xây dựng, nâng cấp trang thiết bị của hệ thống đài truyền
thanh cơ sở có nhiều hạn chế. Hoạt động của hệ thống này thời gian gần đây phát
sinh nhiều bất cập, có địa phương sử dụng đài truyền thanh phát sóng vô tuyến, có
địa phương sử dụng phát sóng hữu tuyến, không có sự thống nhất chung. Hầu hết,
trang thiết bị của các đài truyền thanh đã lạc hậu, máy phát có công suất nhỏ đã qua
sử dụng lâu năm nên bị xuống cấp trầm trọng. Đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc
tại các đài truyền thanh cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, chưa được hưởng các
chế độ cần thiết.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm
2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày
2/3/2011, tỉnh Quảng Trị được xác định xây dựng sớm trở thành một trong những
trung tâm giao lưu, hợp tác phát triển với các địa phương trong nước và với các
nước trong tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, là một trong những cửa ngõ hướng ra

biển Đông của các nước và vùng lãnh thổ trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây.

1


Bên cạnh đó, Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi,
vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo và Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới đang đặt ra nhiều yêu cầu bức thiết về phát triển hệ thống đài
truyền thanh cơ sở. Phát triển mạnh hệ thống truyền thanh cấp xã đến với đông đảo
nhân dân, trong đó có vùng dân tộc thiểu số, nâng cao chất lượng nội dung của
chương trình truyền thanh xã, đặc biệt là khu vực không có sóng truyền hình tỉnh”.
Trước những yêu cầu đó, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao chất
lượng đài truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” làm Luận văn cao học
chuyên ngành Quản lý kinh tế; với mong muốn kết quả nghiên cứu lý luận và thực
tiễn và những giải pháp đề xuất sẽ là thông tin cần thiết góp phần nâng cao chất
lượng truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích tổng thể đài truyền thanh cơ sở nhằm tìm ra những giải pháp
có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Đài Truyền thanh cơ
sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về đài truyền thanh cơ sở, chất
lượng đài truyền thanh cơ sở.
- Khảo sát và đánh giá thực trạng chất lượng đài truyền thanh cơ sở và tìm hiểu
những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân trong việc nâng cao
chất lượng đài truyền thanh cơ sở trên địa bàn để nghiên cứu;
- Đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng đài truyền thanh cơ sở: Giải pháp tăng
cường cơ sở vật chất, kỹ thuật; nâng cao chất lượng chương trình; nâng cao chất lượng
đội ngũ, cơ chế chính sách.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Hệ thống đài truyền thanh cơ sở, chất lượng đài truyền thanh cơ sở, các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng đài truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
2


- Nội dung: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về các nhân tố tác động đến chất lượng
đài truyền thanh cơ sở
- Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn tỉnh Quảng Trị
- Về thời gian: Từ 2013 đến 2015 đối với số liệu thứ cấp. Số liệu sơ cấp được thu
thập trong quá trình điều tra khảo sát tại địa phương trong thời gian thực hiện đề tài.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
4.1.1. Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp thu thập từ các số liệu báo cáo tổng kết đánh giá của của các
đài truyền thanh huyện và đài truyền thanh xã; từ Sở Thông tin và Truyền thông,
Niên giám thống kê và các nguồn số liệu liên quan khác.
4.1.2. Số liệu sơ cấp
Các thông tin được thu thập thông qua việc phát phiếu điều tra và phỏng vấn
trực tiếp cán bộ xã và người dân tại 141 xã phường trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và 10
đài truyền thanh huyện, thị, thành phố.
4.2. Các Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu và phân tích
- Phương phápTổng hợp, suy luận khoa học.
- Phương pháp phân tích thống kê
- Các Phương pháp phân tích định lượng và phân tích định tính
- Công cụ hỗ trợ: Toàn bộ số liệu điều tra được nhập và xử lý bằng phần mềm
Excel và SPSS 16.0
4.3. Các phương pháp khác: Phương pháp chuyên gia tham khảo, ....

5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, luận văn gồm 3 Chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng hệ thống đài
truyền thanh cơ sở
Chương 2: Thực trạng hoạt động của hệ thống đài truyền thanh cơ sở trên địa
bàn tỉnh Quảng Trị và những vấn đề đặt ra
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng và đầu tư hệ thống đài truyền thanh
cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
3


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG HỆ THỐNG TRUYỀN THANH CƠ SỞ
1.1. Lý luận về phát thanh và truyền thanh
1.1.1. Khái niệm
* Khái niệm về phát thanh:
Phát thanh là một loại hình báo chí mà đặc trưng cơ bản của nó là dùng âm thanh
phong phú, sinh động (lời nói, tiếng động, âm nhạc) để truyền tải thông điệp nhờ sử
dụng sóng điện từ và hệ thống truyền thanh tác động vào thính giác công chúng.
Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010 ban hành kèm theo Quyết định
số 219/2005/QĐ-TTg ngày 09/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ đã định nghĩa về
phát thanh như sau: “Phát thanh là loại hình thông tin đại chúng mà nội dung
thông tin được chuyển tải bằng âm thanh, tiếng nói qua làn sóng vô tuyến điện và
truyền thanh qua hệ thống dây dẫn”.
+ Thông thường người ta chia phát thanh thành 2 loại:
AM (Amplitude Modulation) là kỹ thuật điều biên được áp dụng trong phát
thanh sóng dài, sóng trung và sóng ngắn.
FM (Frequency Modulation) là kỹ thuật điều tần được áp dụng trong phát
thanh sóng cực ngắn.

Phần lớn các đài phát thanh AM có công suất máy phát lớn và tầm hoạt động
xa, song chất lượng loại phát thanh này thường bị ảnh hưởng bởi nhiễu tĩnh. Đài
FM phát sóng thẳng, hầu như không bị ảnh hưởng bởi nhiễu nên chất lượng tín hiệu
rất tốt. Tuy nhiên, đài FM có phạm vi phủ sóng nhỏ, nó chỉ thích hợp với các trung
tâm đô thị lớn, các khu vực đông dân.
* Khái niệm về truyền thanh

4


“Truyền thanh là phương thức truyền tải thông tin tiếng động, âm thanh qua
dây dẫn tín hiệu từ máy phát tổng đài đến các loa. Hệ thống truyền thanh được vận
hành bởi tập hợp các thiết bị đầu cuối từ thu âm, thu tín hiệu đầu vào sóng radio,
thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh, hệ thống dây dẫn và các loa”. [16]
Đài truyền thanh được hiểu như đài chuyển tiếp tín hiệu truyền thanh, bao
gồm tập hợp các thiết bị thu sóng radio, tách sóng và khuếch đại tín hiệu âm thanh,
sau đó tiếp tục truyền tín hiệu âm thanh theo đường dây truyền thanh để thực hiện
việc chuyển tiếp chương trình phát thanh, chương trình truyền thanh địa phương.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, hiện nay hệ thống
truyền thanh đang được thay thế chuyển từ hình thức truyền dẫn tín hiệu bằng dây
dẫn kim loại (hữu tuyến) sang sử dụng phát sóng ngắn hệ FM có chất lượng tín hiệu
tốt, ít bị nhiễu tĩnh. Tuy nhiên, thuật ngữ truyền thanh vẫn được dùng để chỉ chung
cho hoạt động thu, tiếp, phát tín hiệu radio ở cấp huyện, thị, xã, phường, thị trấn.
1.1.2. Khái quát sự phát triển của hệ thống đài TTCS Việt Nam
Đài Tiếng nói Việt Nam được ra đời từ ngày 7/9/1945. Tuy nhiên, phải đến
năm 1956, với sự giúp đỡ của Liên Xô thời kỳ đó, chúng ta mới bắt đầu xây dựng
đựơc các đài phát thanh tỉnh. Đến những năm 60 của thế kỷ XX. Hệ thống đài
truyền thanh ở nước ta đã từng bước được tăng cường số lượng và nâng cao dần
chất lượng. Nhiệm vụ chính của các đài huyện trong giai đoạn này là tiếp phát sóng
đài Trung ương, đài tỉnh và tự xây dựng các bản tin, các chương trình phát thanh để

phản ánh về công việc của các hợp tác xã; cổ vũ những phong trào thi đua lao động
sản xuất, các điển hình; phê phán thói xa hoa, lãng phí, quan liêu trong quản lý tài
sản tập thể… Do số lượng đầu báo ở ta khi đó còn rất ít nên vị trí, vai trò của các
đài TTCS là rất lớn.
Từ năm 1976, nhà nước ta đã quyết định đưa các đài truyền thanh xã, phường
vào bộ máy tổ chức của hệ thống truyền thanh 4 cấp gồm: cấp Trung ương; cấp
tỉnh, thành phố trực thuộc; cấp huyện, thị xã; cấp xã, phường, thị trấn. Riêng hai cấp
sau được gọi chung bằng một thuật ngữ là “đài cơ sở”.

5


Chính vì thế, khái niệm “Hệ thống đài truyền thanh cơ sở” trong Luận văn này
được hiểu bao gồm: Đài truyền thanh huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là đài huyện)
và đài truyền thanh xã, phường, thị trấn (gọi tắt là là đài xã).
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin trong những năm
cuối của thế kỷ XX đã tạo cơ sở cho các đài huyện được trang bị những máy phát
sóng cực ngắn và kéo theo đó là sự ra đời của hàng loạt trạm truyền thanh cấp xã,
phường, thị trấn.
Có thể khẳng định, kể từ khi ra đời cho đến nay, hệ thống đài truyền thanh cơ
sở luôn là một bộ phận trong hệ thống báo chí chính trị của cả nước. Riêng đối với
khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo - nơi mà số lượng khán giả
chiếm đến 80% dân số cả nước - hệ thống này có tầm quan trọng đặc biệt.
Đài truyền thanh cơ sở là phương tiện tuyên truyền hữu hiệu của địa phương,
là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân; là công cụ trực tiếp của Đảng, chính
quyền địa phương trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành để phát triển kinh tế,
xã hội. Đây là cơ quan thông tin, tuyên truyền để giúp nhân dân nắm bắt các chủ
trương, chính sách của cấp trên và cấp ủy, chính quyền địa phương. Trong sự phát
triển mạnh mẽ của các loại hình thông tin đại chúng hiện đại, hệ thống đài truyền
thanh cơ sở vẫn luôn có chỗ đứng nhờ tính hiệu quả của nó.

1.1.3. Đặc điểm về phát thanh, truyền thanh
So với truyền hình thì phát thanh thông tin nhanh hơn: Khi có một sự kiện mới
xảy ra, phát thanh chính là phương tiện để truyền tải thông tin một cách nhanh nhất
đến công chúng. Báo in bị giới hạn về diện tích trang báo, số câu chữ trong mỗi số
báo, thời gian in ấn. Báo hình (truyền hình) phải qua công đoạn quay, dựng, chỉnh
sửa thì mới ra được sản phẩm. Báo điện tử tuy nhanh hơn nhưng để cung cấp thông
tin và bạn đọc tiếp cận được thông tin đó cần có mạng Internet và thiết bị điện tử.
Trong khi đó, với các địa phương, kể cả nơi có điều kiện kinh tế, xã hội còn khó
khăn, phát thanh có thể tổng hợp và đưa tin ngay sau khi xảy ra sự kiện hoặc có thể
đưa tin trực tiếp khi mà chương trình, sự kiện đó vẫn đang xảy ra.

6


Độ phủ sóng rộng: So với truyền hình, phát thanh có độ phủ sóng rộng, dễ tiếp
nhận và có khả năng kích thích trí tưởng tượng. Cho đến nay, chưa có nước nào trên
thế giới, kể cả các nước phát triển nhanh như Mỹ, Anh, Pháp… từ bỏ phát thanh cả.
Có đối tượng thính giả rộng rãi: Không chỉ ở thành thị, nơi có các nguồn thông
tin phong phú và đa dạng mà ngay ở nông thôn, những nơi có trình độ dân trí chưa
cao, người dân vẫn hàng ngày gắn bó với các chương trình phát thanh và xem đó
như một người bạn thân thiết của họ. Những người không biết chữ, bị khuyết tật
(trừ thính giác) đều có thể nghe thông tin do phát thanh cung cấp. Những thông tin
họ nghe trên đài, loa phóng thanh không chỉ đơn giản là những mẩu tin về thời tiết,
thông tin có nội dung gần gũi, gắn bó với đời sống, sinh hoạt hàng ngày của họ mà
còn có nhiều thông tin quan trọng nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của họ.
Truyền thanh cơ sở (TTCS) là tập hợp các thiết bị công nghệ và công cụ kỹ thuật
hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin qua tín hiệu
phát thanh.
Thông tin tín hiệu phát thanh là thông tin được tạo lập bằng phương pháp
dùng tín hiệu điều biên (AM - Amplitude Modulation) (đối hệ thống truyền thanh

hữu tuyến) hoặc bằng phương pháp điều tần (FM - Frequency Modulation) (đối hệ
thống truyền thanh vô tuyến)
Phát triển hệ thống Đài TTCS là hoạt động nghiên cứu - phát triển liên quan
đến quá trình đầu tư trang thiết bị phát thanh (thiết bị thu, phát), thiết bị sản suất
chương trình để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý tin bài, lưu trữ thông tin; phát
triển nguồn nhân lực TTCS;
Hệ thống TTCS được cấu thành bởi 2 lĩnh vực chủ yếu:
+ Cơ sở hạ tầng: là hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất, truyền
đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin, bao gồm máy phát sóng phát
thanh (vô tuyến), máy tăng âm truyền thanh (hữu tuyến), máy tính sản xuất chương
trình phát thanh, hệ thống dây, loa truyền thanh, hạ tầng cột Anten phát sóng và các
trang thiết bị phụ trợ khác.

7


+ Nguồn nhân lực và chất lượng nội dung chương trình: Cán bộ quản lý và
phóng viên phải được tuyển dụng và đào tạo đúng chuyên ngành, có kỷ thuật, nội
dung chương trình phong phú và có chất lượng, thiết thực đi vào đời sống của
nhân dân.
1.2. Chức năng, vai trò của Đài truyền thanh cơ sở
1.2.1. Chức năng Đài TTCS
Chức năng của đài truyền thanh cơ sở thể hiện trên 4 mặt như sau:
- Chức năng thứ nhất thuộc về nhiệm vụ chính trị trung tâm là tuyên truyền,
định hướng chính trị theo quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật
của Nhà nước. Mọi vấn đề đều có liên quan đến chính trị và tuyên truyền có định
hướng là công cụ đắc lực để mọi người dân hiểu rõ, hiểu đúng nhằm tạo sự đồng
thuận, làm nền tảng cho ổn định chính trị.
- Chức năng thứ hai là thông tin, giải trí: Được thông tin (được biết) là nhu
cầu tự nhiên của con người. Thông tin để biết, thông tin để hiểu và nâng cao nhận

thức, trình độ. Hiện nay, cần phải làm rõ chức năng thông tin không chỉ giới hạn
trong “tin tức thời sự”, mà phải mở rộng ra mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội,
giáo dục, văn hóa, đời sống, sản xuất, pháp luật…
Giải trí là một nhu cầu đặc biệt trong cuộc sống hiện đại với rất ít thời gian
nhàn rỗi và nghỉ ngơi. Nếu không quan tâm đầy đủ đến chức năng giải trí thì hiệu
quả tuyên truyền cũng sẽ rất hạn chế. Nội dung của giải trí trong lĩnh vực truyền
thanh không chỉ giới hạn ở “vùng ca nhạc”.
- Chức năng thứ ba, thực hiện nhiệm vụ kết nối trực tiếp giữa Đảng - chính
quyền với người dân: Xã hội càng phát triển, dân trí càng cao, ý thức và sự quan
tâm của người dân đối với xã hội, đối với những vấn đề nhạy cảm liên quan đến họ
và liên quan đến trách nhiệm của các cấp chính quyền cũng ngày càng nâng cao.
Thực hiện tốt chức năng kết nối sẽ đáp ứng được những yêu cầu của dân chủ hóa,
công khai hóa.

8


- Chức năng thứ tư, đài truyền thanh như là một công cụ điều hành trong hệ
thống điều hành xã hội. Điều này thể hiện rõ nét ở đài truyền thanh cơ sở, đặc biệt vào
những lúc cần xử lý các tình huống cấp bách như: dịch bệnh, thiên tai, xuất hiện các dư
luận bất thường… Cần xác định quan niệm như vậy để phát huy hết khả năng của đài
truyền thanh vì trên thực tế ngày càng có nhiều hệ thống điện tử được sử dụng như một
công cụ điều hành, ví dụ như mạng Internet, cầu truyền hình trực tiếp… ”.
Như vậy, trong bối cảnh mới, bên cạnh những chức năng truyền thống, đài
truyền thanh còn có thêm những chức năng và khả năng tương tác mới. Thông qua
việc thực hiện tốt các chức năng của mình, đài truyền thanh thể hiện vai trò của
mình đối với đời sống cộng đồng trong bối cảnh mới. [15]
1.2.2. Vai trò của hệ thống Đài TTCS
So với đài Trung ương và đài tỉnh, các đài TTCS có những ưu thế nổi bật là
thông tin sát thực, trực tiếp, cụ thể đến từng người dân trong địa bàn. Trong thực tế,

có những loại nội dung thông tin mà chỉ có đài truyền thanh cơ sở mới có thể đề cập
đến được một cách sâu sát, mang lại hiệu ứng trực tiếp, tức thời. Đó là những
chuyện gần gũi với đời sống thường nhật như: chuyện cấy cày, thời vụ, làng trên
xóm dưới, rồi các hoạt động như bầu cử, đại hội, hội họp, lễ hội, lễ phát động, tiêm
chủng, thông báo tình hình lũ, lụt, di tản dân cư đột xuất do thiên tai…
Có thể nói, chương trình của các đài cơ sở từ lâu đã thực sự đáp ứng được
nhu cầu của các thính giả tại những khu vực này, trở thành người bạn tâm tình chia
sẻ những buồn vui, trăn trở về mọi khía cạnh của cuộc sống; là nơi gợi mở, hướng
dẫn những mô hình, những cách thức làm ăn cho quần chúng nhân dân trong chủ
trương “xóa đói giảm nghèo”; là người thầy, người bạn trong việc nâng cao dân trí
và giao lưu văn hóa….

9


Trong những năm gần đây, ở nước ta xuất hiện sự hoài nghi về tính hiệu quả
của các đài cơ sở, nhất là đối với các đài xã, phường, thị trấn. Đây đó đã từng có ý
kiến đòi xóa bỏ sự tồn tại của hệ thống các đài phường. Trong bối cảnh bùng nổ
thông tin và bùng nổ các phương tiện truyền thông đại chúng như hiện nay, liệu hệ
thống đài cơ sở còn có thể phát huy tác dụng nữa hay không? Câu hỏi này đã được
đặt ra và đã được trả lời bằng thực tế sinh động.
Theo số liệu Báo cáo tại Hội nghị ngành Phát thanh - Truyền hình toàn quốc
tại thời điểm tháng 3/2015, hệ thống phát thanh địa phương ở nước ta đã có một hệ
thống gồm 7.919 trạm truyền thanh xã, phường, thị trấn, hợp tác xã, xí nghiệp,
công, nông, lâm trường đang hoạt động. Tại tỉnh Quảng Trị 58/141 đài xã, chưa tính
đến các trạm truyền thanh thôn, bản. Như vậy, các đài truyền thanh cấp xã, phường,
thị trấn, hợp tác xã, thôn, bản... vẫn đang tiếp tục đồng hành với cuộc sống của nhân
dân ở khắp mọi nơi trên đất nước.
Hàng ngày, hệ thống đa dạng, phong phú và cần mẫn ấy vẫn đem đến cho
nhân dân địa phương những thông tin bổ ích, tham gia một cách tích cực và hiệu

quả vào các hoạt động trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng. Nó
đã trở thành một kênh thông tin quan trọng, cùng với Đài Tiếng nói Việt Nam, các
đài khu vực, đài tỉnh, thành phố... làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đưa các Nghị quyết,
chính sách vào cuộc sống; góp phần nâng cao dân trí, bảo tồn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc; góp phần xây dựng hệ thống chính trị, tăng cường dân chủ hóa
trong đời sống cơ sở; thực hiện chức năng làm cầu nối giữa Đảng, Nhà nước, các
đoàn thể xã hội với nhân dân; củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân vào sự
lãnh đạo của Đảng và Nhà nước...

10


Những người làm phát thanh Việt Nam hiện nay đang cố gắng nâng cao hiệu
quả của thông tin phát thanh trong đời sống xã hội, đảm bảo vai trò định hướng và
hướng dẫn dư luận xã hội; hoàn thiện và tăng thêm các hệ chương trình phát thanh;
chú trọng nâng cao chất lượng nội dung các hệ chương trình, vừa toàn diện vừa
chuyên sâu, đáp ứng nhu cầu thông tin của mọi đối tượng thính giả; tăng thời lượng,
nâng cao chất lượng nội dung chương trình để đáp ứng nhu cầu thông tin và mục
tiêu giáo dục cộng đồng, nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số… Trong xu
hướng chung của truyền thông, báo chí hiện đại là hội tụ tất cả các phương tiện biểu
đạt (lời nói, âm nhạc, tiếng động, hình ảnh, màu sắc, bố cục, giao diện trang
báo… ), phát thanh hiện đại ở Việt Nam không đứng ngoài cuộc và bước đầu đã tìm
được cách thích ứng hợp lý. [16]
1.3. Chất lượng đài truyền thanh cơ sở
1.3.1. Khái niệm chất lượng đài truyền thanh cơ sở
- Khái niệm chất lượng: Từ điển tiếng Việt định nghĩa “Chất lượng: cái tạo
nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc”.
Thông thường, người ta cho rằng, chất lượng là sự phù hợp với mục đích sử
dụng, là đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hiệp hội về chất lượng của Mỹ (ASQ) đã

định nghĩa chất lượng là “tổng hợp những đặc tính và đặc điểm của một sản phẩm
hay dịch vụ có khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng”. Trong công tác quản lý
tổ chức hành chính nhà nước, chất lượng được xác định dựa trên các nhân tố là tính
kinh tế, tính hiệu quả và hiệu lực.
- Chất lượng đài truyền thanh cơ sở trước hết cần được hiểu đó chính là chất
lượng về nội dung chương trình, và chất lượng về âm thanh đến người nghe.
Chất lượng nội dung chương trình được thể hiện qua nội dung chương trình
được phát sóng có phù hợp với người nghe hay không, nội dung đã được sắp xếp
hợp lý chưa, sự hợp lý về thời lượng phát sóng giữa các chương trình và quan trọng
nhất là nội dung chương trình phải mang tính thời sự cập nhật thông tin kịp thời đến
người nghe để người nghe có thể nắm bắt được thông tin từ đó có các hành động
phù hợp với những nội dung đã được tuyên truyền. Nội dung chương trình tại đài
truyền thanh cơ sở phát thanh bao gồm Chương trình thời sự của Đài Trung ương,
11


Đài tỉnh và Đài cấp huyện và khung giờ còn lại tiếp phát sóng các chương trình
khác của Đài cấp trên của Chủ tịch UBND xã quy định. Vậy để có một nội dung
chương trình có chất lượng tốt thì Ban biên tập đài truyền thanh cơ sở phải xây
dựng một kế hoạch chuẩn được UBND Xã phê duyệt, từ đó chuẩn bị thật tốt nội
dung chương trình, thời lượng phát sóng và tiếp âm và luôn đảm bảo cập nhật thông
tin mới nhất đến người nghe.
- Chất lượng âm thanh: Chất lượng âm thanh tốt, âm lượng chuẩn đến người
nghe phụ thuộc rất lớn đến cơ sở vất chất âm thanh như loa, đài, máy phát sóng FM,
máy ghi âm, máy vi tính; ăng ten thu phát sóng. Để chất lượng âm thanh đạt chuẩn nhất
thì ngoài cơ sở vật chất tốt, thì điều quan trọng nhất chính là cán bộ kỹ thuật phục vụ
công tác truyền thanh. Người cán bộ kỹ thuật có trách nhiệm Thực hiện đúng quy trình
quản lý, vận hành, khai thác, xử lý và bảo dưỡng trang thiết bị kỹ thuật của Đài Truyền
thanh cơ sở, sản xuất chương trình, tổ chức phát sóng chương trình. Người cán bộ kỹ
thuật có trình độ chuyên môn được đào tạo tốt sẽ đảm bảo chất lượng âm thanh sẽ ngày

càng được nâng cao phù hợp hơn với nhu cầu của người nghe.
Như vậy, các yếu tố cấu thành chất lượng truyền thanh cơ sở bao gồm nhiều
yếu tố, nhiều khía cạnh bao gồm có nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, nội dung
chương trình, chất lượng phát sóng… Các yếu tố này có vai trò quan trọng trong
việc nâng cao chất lượng đài truyền thanh cơ sở. Để nâng cao chất lượng truyền
thanh cơ sở cần phải giải quyết tốt các yếu tố cấu thành trên. Và nhân tố con người
hay nhân tố nguồn nhân lực luôn đóng vai trò quan trọng nhất, nhân tố quyết định
để ngày càng nâng cao chất lượng đài truyền thanh cơ sở hiện nay.
1.3.2. Các yếu tố cấu thành chất lượng truyền thanh cơ sở
1.3.2.1. Nội dung chương trình
Nội dung chương trình là một yếu tố quan trọng trong việc cấu thành chất
lượng truyền thanh cơ sở. Nhìn chung, nội dung tại các Đài truyền thanh cơ sở đã có
những đóng góp tương đối tích cực trong việc đưa chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Qua hệ thống loa truyền thanh,
người dân được thông báo kịp thời về tình hình thiên tai, dịch bệnh, sâu rầy phá hoại
mùa màng, động viên mọi nguồn lực để xây dựng địa phương, vận động thanh niên
12


lên đường nhập ngũ, thực hiện kế hoạch hoá gia đình... Đặc biệt các đợt tuyên
truyền bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Đại hội Đảng bộ các cấp, Đài
truyền thanh cơ sở đã tuyên truyền sâu rộng và có hiệu quả.Khoảng 35% các đài tổ
chức sản xuất từ 01 - 02 chương trình của xã/tuần, thời lượng mỗi chương trình
khoảng 15 phút.
Tuy nhiên, do thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và tổ chức
bộ máy của Đài truyền thanh cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, do vậy
hoạt động của các Đài truyền thanh cơ sở không đồng đều, phụ thuộc nhiều vào khả
năng của từng địa phương và còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, hiệu quả hoạt động
chưa cao.
1.3.2.2. Kết cấu và thời lượng chương trình

Kết cấu và thời lượng chương trình một cách phù hợp giúp cho chất lượng
truyền thanh đạt kết quả tốt nhất. Các chương trình phát thanh không phải là
chương trình độc lập tuyệt đối. Các chương trình kế tiếp nhau có mối liên hệ kế
thừa, bổ sung cho nhau. Trong thực tế, thính giả có thể nghe nhiều chương trình
phát thanh chuyên đề khác nhau để có sự hiểu biết toàn diện hơn. Ví dụ như sau
chương trình thời sự, bạn nghe đài có thể nghe các chuyên đề liên quan để nắm bắt
các thông tin chi tiết cùng các hướng dẫn một cách cụ thể hơn. Mặt khác theo quy
luật tiếp nhận thông tin qua tai, lời và nhạc phải xen kẽ nhau, tạo cảm giác thoải
mái dễ chịu cho người nghe đài… Đây chính là cơ sở để các đài bố trí phát sóng
các chương trình phát thanh đạt hiệu quả và chất lượng tốt nhất.
1.3.2.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phát thanh
Trong những năm gần đây, cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phát
thanh đã nhanh chóng làm thay đổi cách thức sản xuất các chương trình phát
thanh, truyền dẫn và phát sóng phát thanh. Các đài tỉnh Quảng Trị đã chuyển đổi
tử công nghệ phát thanh truyền thống sang công nghệ phát thanh hiện đại. Có thể
nói, việc ứng dụng công nghệ phát thanh hiện đại đã giúp cho một số chương trình
phát thanh sống động hơn và làm cho làn sóng của các đài từng bước được nâng
cao hơn về chất lượng âm thanh cũng như đáp ứng được tính thời sự của phát
thanh. Từ đó, giúp ngày càng nâng cao tốt hơn chất lượng phát thanh tới thính giả.
13


1.3.2.4. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất tạo nên chất lượng truyền thanh
cơ sở. Nguồn nhân lực của một tổ chức được hình thành trên cơ sở các cá nhân có
vai trò khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định. Mỗi
con người cụ thể sẽ đảm nhiệm một chức vụ hay vị trí công tác nào đó trong tổ
chức. Nguồn nhân lực là một tài nguyên quý giá và quan trọng nhất, bởi vì các
nguồn lực vốn có dồi dào; máy móc thiết bị có tân tiến hiện đại đến mấy nhưng
không có sự tác động của bàn tay và trí óc con người thì các nguồn lực đó cũng

không thể phát huy được tác dụng.
Hiện nay hầu hết các đài đều bố trí 1 cán bộ phụ trách cả nội dung và kỹ
thuật.Các xã, phường, thị trấn bố trí nhân lực phụ trách truyền thanh cơ sở là cán
bộ văn hóa xã hội, đoàn thanh niên, cựu chiến binh hoặc bảo vệ kiêm nhiệm, trong
khi đó, do yêu cầu nhiệm vụ nên thường xuyên thay đổi vị trí công tác dẫn tới
không ổn định, bất cập, thiếu kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ mặc dù hàng
năm, các Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện, thành phố vẫn tổ chức tập huấn
cho cán bộ truyền thanh xã, phường, thị trấn. Hầu hết cán bộ làm công tác truyền
thanh cơ sở không được đào tạo đúng chuyên ngành, trình độ chủ yếu là tốt nghiệp
trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, một số có bằng trung cấp, cao
đẳng, đại học nhưng không đúng chuyên ngành báo chí, phát thanh – truyền hình.
Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng truyền thanh.
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đài truyền thanh cơ sở
a) Chỉ tiêu phản ánh về cơ sở vật chất, thiết bị đài truyền thanh cơ sở
Cơ sở vật chất, trang thiết bị đài TTCS là tổng các yếu tố được tạo nên bởi
cơ sở hạ tầng (phòng máy, độ cách âm, cách nhiệt… đủ tiêu chuẩn tối thiểu), thiết
bị phát thanh (máy phát thanh, thiết bị tiếp sóng đài cấp trên…) và các thiết bị phụ
trợ (thiết bị sản xuất chương trình phát thanh, kết nối Internet, bàn ghế…).
Có các chỉ tiêu phản ánh như:
- Tốt (đầy đủ về hạ tầng, thiết bị phát thanh, thiết bị phụ trợ và các thiết bị
này đang còn hoạt động tốt)

14


- Trung bình (thiếu một trong 3 yếu tố trên và thiết bị chính (máy phát
thanh) hoạt động ở mức trung bình)
- Yếu (thiếu một trong 3 yếu tố trên và thiết bị chính (máy phát thanh) hoạt
động kém hoặc đã hư hỏng)
b) Chỉ tiêu phản ánh về nguồn nhân lực đài truyền thanh cơ sở

Nguồn nhân lực cho Đài TTCS là chỉ tiêu đánh giá dựa trên các yếu tố sau:
- Về trình độ văn hóa của người lao động: phản ánh chất lượng của nguồn
nhân lực và có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của Đài TTCS. Trình độ văn
hóa cao tạo khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào thực tiễn.
- Về sự chuyên trách: là sự chuyên môn hóa công việc được giao, không
kiêm nhiệm các công việc khác.
- Về năng lực nghiệp vụ chuyên môn và kỹ thuật: Trình độ chuyên môn là
sự hiểu biết, khả năng thực hành về chuyên môn nào đó, biểu hiện trình độ được
đào tạo ở các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học, có
khả năng chỉ đạo quản lý một công việc thuộc chuyên môn nhất định. Trình độ kỹ
thuật của người lao động thường dùng để chỉ trình độ con người được đào tạo ở
các trường kỹ thuật, được trang bị kiến thức nhất định. Trình độ chuyên môn và kỹ
thuật thường kết hợp chặt chẽ với nhau, thông qua chỉ tiêu số lao động được đào
tạo và không đào tạo trong từng tập thể nguồn nhân lực;
c) Chỉ tiêu đánh giá chất lượng chương trình phát thanh;
Chất lượng chương trình phát thanh là chỉ tiêu đánh giá dựa trên các yếu tố sau:
- Về thời lượng phát sóng: là thời gian phát sóng chương trình phát thanh địa
phương trong một ngày (phút/ngày), là thời gian tiếp sóng chương trình phát thanh
của Đài Trung ương, đài Tỉnh trong một ngày (phút/ngày).
- Về nội dung chương trình phát thanh: thể hiện ở việc tự sản xuất, biên tập
nội dung tin bài cho chương trình phát thanh địa phương.
d) Chỉ tiêu đánh giá phạm vi phủ sóng đài truyền thanh cơ sở đến người dân
Vùng phủ sóng là những phần lãnh thổ, ở đó sóng vô tuyến điện lan truyền
tới đạt được một mức độ trường nhất định để máy thu của người dân có thể thu
15


được chương trình phát thanh (hoặc thông qua các cum loa phát thanh tại khu vực,
người dân có thể tiếp nhận được thông tin). Kích thước và hình dạng của vùng phủ

sóng phục thuộc vào công suất bức xạ, giản đồ hướng của Anten phát và ảnh hưởng
của địa hình đến sự lan truyền của sóng.
Là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất trong tiêu chí đánh giá chất
lượng của Đài TTCS, phạm vi phủ sóng đến người dân có được rộng khắp thì mức
độ tiếp nhận thông tin tuyên truyền đến với người dân càng nhiều.
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
Cơ sở vật chất và
thiết bị

Nguồn nhân lực

Chất lượng Đài TTCS

Nội dung chương trình phát
thanh

Tỷ lệ phủ sóng phát thanh

Hình 1. 1. Mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến chất hượng Đài TTCS
1.3.4.1. Về cơ sở vật chất và thiết bị
Cơ sở vật chất và thiết bị là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng Đài
TTCS; nếu không có hạ tầng (phòng máy) và thiết bị (máy phát sóng, thiết bị sản
xuất chương trình, hệ thống loa phóng thanh…) thì sẽ không có Đài TTCS.
Chất lượng, độ bền của thiết bị cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng
Đài TTCS và độ bền của hệ thống. Máy phát sóng không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ
thuật (còn phát xạ, chế độ lọc nhiễu thấp...); loa phóng thanh có công suất nhỏ; bộ
thu tín hiệu còn bị giao thoa tần số nên âm thanh thu được không được rõ, còn bị
can nhiễu; dẫn đến chất lượng phát thanh thấp.
1.3.4.2. Về nguồn nhân lực


16


×