Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Việc ứng dụng tiêu chuẩn VIETGAP trong nuôi trồng thủy sản ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.09 KB, 26 trang )

Trường Đại Học Kinh Tế Huế
Khoa Kinh tế - Phát triển

Đề tài :
Việc ứng dụng tiêu chuẩn VIETGAP
trong nuôi trồng thủy sản ở nước ta

Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Thảo

Thành viên nhóm:
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Hồ Thị Trang
Đoàn Thị Thão
Lê Thảo Anh
Trương Văn Đức
Nguyễn Đức Quý
Trần Nguyễn Quỳnh Châu

HUẾ, 2014

MỤC LỤC

7. Huỳnh Ngọc Bảo Ngân
8. Dương Ngọc Huy
9. Phan Bá Quý


10. Phạm Chính Nghĩa
11. Nguyễn Tất Đạt


I. PHẦN MỞ ĐẦU...............................................Error: Reference source not found


PHẦN MỞ ĐẦU

I. Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài :
Ngành thủy sản có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Trong những năm qua sản xuất thủy sản đã đạt được những thành
tựu đáng kể. Năm 2011, tổng sản lượng thủy sản đạt trên 5,2 triệu tấn (tăng gấp 5,1 lần
so với năm 1990, bình quân tăng 8,49%/năm), sản lượng nuôi trồng đạt 3 triệu tấn
(tăng gấp 9,7 lần so với năm 1990, bình quân tăng 12,02%/năm), sản lượng KTTS đạt
trên 2,2 triệu tấn (tăng gấp 3,1 lần so với năm 1990, bình quân tăng 5,83%/năm). Hàng
thủy sản Việt Nam đã có mặt ở trên 164 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. kim
ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt trên 6,11 tỷ USD (tăng gấp 29,8 lần so với năm 1990,
bình quân tăng 18,5%/năm). Đặc biệt, tôm và cá tra là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực
trong nhiều năm, năm 2011 đạt kim ngạch xuất khẩu tôm là 2,39 tỷ USD và cá tra là
1,8 tỷ USD. Thủy sản luôn trong top đầu các mặt hàng xuất khẩu của đất nước và giữ
vững vị trí top 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới.
Đến nay, thủy sản đã phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn, một ngành
sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó với sự tăng
trưởng nhanh và hiêu quả. Thủy sản đã đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu
kinh tế nông nghiệp nông thôn, đang góp hiệu quả cho công cuộc xóa đói giảm nghèo,
giải quyết việc làm cho trên 4 triệu lao động, nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư
khắp các vùng nông thôn ven biển, hải đảo, đồng bằng, miền núi, trung du, Tây Bắc,
Tây Nguyên đồng thời góp phần quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc phòng trên
vùng biển, đảo của Tổ Quốc.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình phát triển, ngành thủy sản
đang phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế, liên tục và vấp
hàng loạt các hàng rào kỹ thuật về chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm, trong điều
kiện phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức từ nội tại, từ thực trạng sản xuất

1


trong nước như: sản lượng khai thác hải sản đã vượt ngưỡng cho phép, nguồn lợi thủy
sản có dẩu hiệu suy thoái, diện tích khai khác đã tới hạn, ô nhiễm môi trường và dịch
bệnh phát sinh, tổ chức quản lý còn nhiều khó khăn, quy mô sản xuất nhỏ, trình độ sản
xuất vẫn mang tình thủ công. Trong điều kiện đó, thủy sản phải đối mặt trực tiếp với
sự biến đổi khí hậu, nước biển dâng, các biến đổi dị thường thời tiết, các hiểm họa của
thiên tai, bão lụt...
Để giữ vững thị trường, giữ ổn định tốc độ tăng trưởng, trở thành một ngành
sản xuất hàng hóa cơ bản góp phần vào phát triển toàn diện bền vững, là vấn đề đặt ra
rất cần thiết và cấp bách. Thực hành nông nghiệp tốt là những nguyên tắc được thiết
lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo
không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký
sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng nitrat), đồng
thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng. Việc áp dụng quy
trình VIETGAP trong sản xuất thủy sản là con đường phát triển bền vững.
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
_ nghiên cứu thực trạng sản xuất thủy sản theo tiêu chuẩn VIETGAP, từ đó đề
xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất thủy sản theo tiêu chuẩn
VIETGAP trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
_Cụ thể hóa các vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về sản xuất thủy sản sạch,
an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP

_Xác định các chỉ tiêu cơ bản của ngành thủy sản đến năm 2020, định hướng 2030
_Đánh giá thực trạng sản xuất thủy sản của của một số địa bàn tiêu biểu trong
thời gian gần đây
_ Đánh giá thực trạng sản xuất thủy sản theo quy trình VIETGAP

2


_ Kiến nghị những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ thủy
sản theo tiêu chuẩn VietGAP
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
_Các hộ sản xuất thủy sản
_ Các HTX nuôi trồng thủy sản
_ Cơ quan quản lý Nhà nước
_ Các đơn vị cung ứng đầu vào cho sản xuất thủy sản
_Một số thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản
3.2. Phạm vi nghiên cứu
_Nghiên cứu thực trạng sản xuất thủy sản thời gian gần đây
_ Nghiên cứu khảo sát các hộ sản xuất thủy sản tại một số địa bàn tiêu biểu
4. Phương pháp nghiên cứu
_ Thu thập, phân tích tài liệu : thu thập số liệu qua niên giám thống kê, tham
khảo các mô hinh ứng dụng VIETGAP vào nuôi trồng thủy sản của các địa phương
trong nước

3


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN VỀ VIETGAP

1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1 Khái niệm GAP
Từ năm 1997, là sáng kiến của nhà bán lẻ châu Âu (Euro - Retailer Produce
Working Group) nhằm giải quyết mối quan hệ bình đẳng và trách nhiệm giữa người
sản xuất sản phầm nông nghiệp và khách hàng của họ, họ đã đưa ra khái niệm GAP.
Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practices - GAP) là những
nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ,
thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi
khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng,
hàm lượng nitrat), đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử
dụng.
GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng đất
đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng
ruộng và vận chuyển sản phẩm, v.v. nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững với
mục đích đảm bảo:


An toàn cho thực phẩm



An toàn cho người sản xuất



Bảo vệ môi trường



Truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm


1.2 Nguyên lý của GAP
- Nhận diện các mối nguy gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm, gây ra dịch bệnh
cho thủy sản nuôi và gây hại đến môi trường tại từng công đoạn nuôi.
- Kiểm soát, ngăn chặn các mối nguy để chúng không xảy ra hoặc chỉ xảy ra ở
dưới mức giới hạn cho phép.

4


1.3 Điều kiện áp dụng GAP
Có thể nằm trong vùng chưa quy hoạch, thiết kế ao đầm nuôi chưa hoàn chỉnh.
Nhưng phải có hệ thống kênh cấp, thoát nước riêng biệt.
1.4 Nội dung thực hiện GAP ( 12 nội dung chính )
- Lựa chọn địa điểm và xây dựng cơ sở nuôi phù hợp.
- Quản lý chất lượng tôm giống và mật độ thả giống.
- Lựa chọn, quản lý thức ăn và cho ăn.
- Quản lý tổng hợp ao nuôi.
- Quản lý sử dụng hóa chất, chế phẩm sinh học xử lý ao đầm.
- Quản lý sức khỏe thủy sản nuôi.
- Quản lý sử dụng thuốc.
- Kiểm soát chất lượng nước thải, rác thải và bùn đáy ao.
- Quan hệ cộng đồng trong vùng nuôi.
- Tu bổ và xử lý hệ thống nuôi sau thu hoạch.
- Quản lý hoạt động sau thu hoạch.
- Ghi chép và quản lý hồ sơ nuôi tôm.
2. Giới thiệu sơ lược mô hình VIETGAP

Tiêu chuẩn VIETGAP là gì ?
Ngày 28-1-2008 tiêu chuẩn VIETGAP đã chính thức được Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn ban hành và đã phát huy tác dụng.
VIETGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có
nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam dựa trên 4 tiêu chí như:
·

Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất.

5


·

An toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm

khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.
·

Môi trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao

động của nông dân.
·

Truy tìm nguồn gốc sản phẩm. Tiêu chuẩn này cho phép xác định được

những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Cụ thể là việc quy định rỏ ràng những yếu tố chính trong sản xuất nông nghiệp
như:
1.

Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất


2.

Giống và góc ghép

3.

Quản lý đất và giá thể

4.

Phân bón và chất phụ gia

5.

Nước tưới

6.

Hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật)

7.

Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

8.

Quản lý và xử lý chất thải

9. An toàn lao động

10. Ghi chép, lưu trử hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
11. Kiểm tra nội bộ
12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

6


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG
SẢN XUẤT THỦY SẢN THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP

1. Thực trạng sản xuất thủy sản theo quy trình VIETGAP
Trong những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản phát triển vượt bậc, sản lượng
thủy sản liên tục tăng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thị trường trong nước và xuất khẩu,
góp phần tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trước những áp lực
cạnh tranh ngày càng gay gắt của cơ chế thị trường, một phần do chạy theo lợi nhuận,
một phần nhận thức của người nuôi chưa đầy đủ, do đó đã lạm dụng nhiều loại thuốc,
hóa chất… làm ảnh hưởng tiêu cực đến thủy sản nuôi, như: Khả năng đề kháng dịch
bệnh, khả năng hấp thụ thức ăn của tôm, cá nuôi… làm giảm tốc độ tăng trưởng. Mặt
khác, cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, quá trình đô thị hóa ngày càng
tăng làm cho môi trường nuôi thủy sản có nguy cơ ô nhiễm trầm trọng. Nguồn nước,
không khí và hệ sinh thái bị ô nhiễm, làm cho hệ động thực vật ngày càng trở nên
nghèo nàn hơn, đây cũng là lúc nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn, thách thức;
luôn phải đối mặt với mối nguy: dịch bệnh, ô nhiễm sinh học, hóa học trong thực
phẩm. Bên cạnh đó, việc sản xuất theo kinh nghiệm, truyền thống, manh mún nhỏ lẻ;
đầu tư cho hạ tầng cơ sở vật chất, khoa học - kỹ thuật và nguồn nhân lực chưa đáp ứng
yêu cầu thực tế đặt ra. Trong khi sự đòi hỏi khắt khe của thị trường, nhất là thị trường
xuất khẩu khó tính như: Nhật, Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU)… Yêu cầu thực phẩm
thủy sản đưa ra thị trường phải có nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo chất lượng, an toàn
thực phẩm.
Trước những khó khăn thách thức và những yêu cầu thực tiễn đặt ra, việc áp

dụng Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP) là giải pháp và hướng đi
tất yếu. Năm 2011, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký Quyết
định số 1503/QĐ-BNN-TCTS ban hành Quy phạm thực hành Nuôi trồng thuỷ sản tốt
tại Việt Nam gọi tắt là VietGAP (dịch sang tiếng Anh là Vietnamese Good
Aquaculture Practices) và Quyết định số 1617/QĐ-BNN-TCTS về việc Ban hành

7


hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm cá Tra, tôm Sú và tôm thẻ
chân trắng.
Ở Hà Tĩnh có diện tích nuôi tôm trên 2.000 ha, tình hình nuôi tôm trong những
năm gần đây đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần giải quyết nhiều việc làm
và thu nhập cao cho nhiều lao động ở các cộng đồng dân cư ven biển. Tuy vậy cũng
như nhiều địa phương khác, nghề nuôi tôm ở Hà Tĩnh cũng đã đang và sẽ gặp những
khó khăn đó là sự biến đổi bất lợi của khí hậu, dịch dệnh, ô nhiễm môi trường gia tăng,
mất an toàn vệ sinh thực phẩm...
Quảng Ninh là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản, tuy
nhiên, hiện nay diện tích đưa vào nuôi trồng thủy sản mới chiếm 24,5% so với diện
tích tiềm năng. Nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh phát triển trên cả 3 loại hình mặt
nước: mặn, lợ, ngọt. Đối tượng nuôi tương đối đa dạng và phong phú, một số giống
loài thủy sản có giá trị hàng hóa và giá trị kinh tế cao như: cá biển, giáp xác, nhuyễn
thể... đang có xu hướng phát triển nuôi mạnh.
Theo báo cáo của Sở N&PTNT tỉnh Quảng Ninh, hiện nay, nguồn giống sản
xuất tại chỗ theo kế hoạch sản xuất năm 2013 ước đạt trên 800 triệu con giống các
loại, trong khi đó nhu cầu các đối tượng nuôi trên toàn tỉnh trên 4,3 tỷ con, do đó chỉ
đáp ứng được 19,8% so với nhu cầu. Giống thủy sản chủ yếu được người nuôi mua từ
các tỉnh ngoài và từ Trung Quốc. Đây là một khó khăn lớn làm ảnh hưởng lớn tới hiệu
quả nghề nuôi thuỷ sản trên địa bàn. Công tác quy hoạch vùng sản xuất giống thuỷ sản
chưa được thực hiện, các cơ sở sản xuất giống được hình thành mang tính tự phát, đầu

tư không đồng bộ nên phát triển thiếu bền vững. Công tác kiểm soát, kiểm dịch chất
lượng nguồn giống còn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu…
2. Quy mô ứng dụng, các tỉnh được áp dụng
Còn rất nhiều việc phải làm để đưa bộ Quy phạm thực hành Nuôi trồng thủy
sản Tốt (VietGAP) vào thực tiễn, trong đó vấn đề đầu tiên và trọng yếu nhất là nâng
cao nhận thức cho tất cả các bên tham gia chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản nuôi trồng.

8


Phiên bản chính thức của VietGAP đã được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê
duyệt tại Quyết định số 1503/2011/QĐ-BNN-TCTS ngày 5/7/2011. Từ đó, TCTS đã
được giao chủ trì tổ chức nhiều hoạt động triển khai áp dụng bộ tiêu chuẩn này, trước
hết là xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và tài liệu hướng dẫn thực hành.
Theo Quyết định số 1617/QĐ-BNN-TCTS của Bộ NN&PTNT ngày 17/08/2011 cá
tra, tôm sú và tôm chân trắng là ba đối tượng thủy sản nuôi đầu tiên được lựa chọn
để áp dụng VietGAP. Dưới đây là tỉnh tiêu biểu áp dụng thành công mô hình GAP:
TIÊU BIỂU LÀ NGHỀ NUÔI TÔM Ở NAM ĐỊNH THEO MÔ HÌNH VIETGAP
Tôm chân trắng là loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, là đối tượng nuôi có
lợi thế của các huyện ven biển Nam Định. Chỉ trong vòng vài năm, con tôm thẻ chân
trắng đã phát triển rộng rãi và được bà con Giao Thuỷ hưởng ứng khá nhanh vì một số
đặc điểm như thời gian nuôi ngắn, mật độ nuôi cao, tốc độ tăng trưởng nhanh, sức đề
kháng tốt, cường độ bắt mồi khoẻ, năng suất lớn, thích hợp với các hình thức nuôi
thâm canh và bán thâm canh. Tôm thẻ chân trắng được nuôi chủ yếu ở các xã ven biển
nhưng tập trung quy mô về diện tích, sản lượng thì ở xã Giao Phong. Tôm nuôi sau 2,5
đến 3 tháng có thể đạt quy cỡ thương phẩm, tuỳ theo điều kiện ao và cách quản lý tôm
thương phẩm có trọng lượng lượng 20 – 30g.
Năm
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)


2011
180
1.600

2012
295
2.500

Với sản lượng tôm lớn nhưng nghề nuôi tôm chân trắng ở Nam Định vẫn còn
nhiều bất cập, công nghệ nuôi nói chung vẫn còn lạc hậu, chưa có quy hoạch tổng thể
phát triển tôm nuôi, chưa có chính sách thích hợp để thúc đẩy phát triển đối tượng nuôi
chủ lực này.
Bà con ở các vùng nhìn chung vẫn là phát triển nuôi tự phát, chưa có vùng quy
hoạch tổng thể cho con tôm chân trắng. Ngoài ra cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống
thuỷ lợi và hệ thống điện chưa được đầu tư thích đáng. Phần lớn tôm chân trắng giống

9


vẫn phải nhập khẩu. Nguồn cung cấp thức ăn, thuốc thú y, hoá chất dùng trong nuôi
tôm vẫn phải phụ thuộc phần lớn vào các công ty nước ngoài.
Từ năm 2011, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản Nam
Định đã tiến hành triển khai thực hiện xây dựng vùng nuôi tôm chân trắng ứng dụng
qui tắc thực hành nuôi tốt (GAP/CoC ) để xây dựng vùng nuôi tôm bền vững đảm bảo
an toàn vệ sinh thực phẩm tại HTX nuôi thủy sản Giao Phong-Giao Thủy-Nam Định.
Sau 6 tháng triển khai thực hiện chương trình thực hành nuôi tốt (GAP) và
nuôi có trách nhiệm (CoC) tại vùng nuôi thuỷ sản xã Giao Phong, bước đầu đã đáp
ứng được yêu cầu đề ra. 14 hộ tự nguyện tham gia mô hình hướng dẫn thực hành đã
được kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn đạt GAP/CoC. Kết quả của mô

hình làm tiền đề tốt cho mục tiêu nuôi trồng thuỷ sản sạch, tạo ra khối lượng hàng hoá
an toàn, thân thiện môi trường.
Nuôi tôm chân trắng thâm canh áp dụng GAP/CoC thực hiện theo hướng cộng
đồng trách nhiệm đã tạo ra bước chuyển biến và nhận thức mới cho người nuôi tôm.
Qua mô hình, nhận thức của người dân về an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất
thuỷ sản nâng lên rõ rệt. Nâng cao được tính cộng đồng của các chủ hộ trong vùng
nuôi trong việc đảm bảo an toàn cho môi trường, an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh
thực phẩm, giảm thiểu rủi ro mang lại lợi nhuận về kinh tế cho người nuôi.
Mặc dù chỉ có 14 hộ đủ điều kiện được cấp GCN đủ tiêu chuẩn đạt GAP/CoC
nhưng đây cũng là tiền đề và tạo bước đột phá trong việc thúc đẩy sản xuất sản phẩm
an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần gia tăng hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững
nghề nuôi tôm chân trắng tại Giao Thủy nói riêng và Nam Định nói chung.Năm 2013,
Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Sở NN&PTNT Nam Định phối hợp tổ chức Diễn
đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp “Phát triển nuôi trồng thủy sản mặn lợ theo hướng
GAP”. 200 đại biểu dự diễn đàn, trong đó có hơn 100 nông dân nuôi trồng thủy sản.
Ông Nguyễn Doãn Lâm - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nam Định đã nhấn
mạnh về những diễn biến phức tạp của ngành NTTS, đặc biệt là nuôi tôm thẻ chân
trắng của cả nước nói chung và Nam Định nói riêng. Hiện định hướng phát triển ngành

10


NTTS mặn lợ của tỉnh theo hướng VietGAP, phấn đấu đạt được tốc độ phát triển và
giá trị sản xuất cao, đưa nuôi trồng thuỷ sản dần trở thành một lĩnh vực kinh tế quan
trọng.
Nam Định hiện có 30 trại giống hải sản, diện tích NTTS 36.150ha. Trong đó,
diện tích nuôi mặn lợ là 14.271ha, nước ngọt 21.879ha. Sản lượng bình quân thu
hoạch đạt từ 15 - 30 tấn/ha/vụ, thu lãi 400 triệu đồng/năm.
Ông Đoàn Văn Thuần ở xóm 7, xã Giao Hải (Giao Thủy) nuôi cá với diện tích
ao hơn 13ha, mỗi năm thu 40 tấn. Năm 2013, ông quyết định thí điểm mô hình nuôi

thủy sản mặn lợ theo hướng VietGAP, khởi điểm ông thả 12 vạn con giống tôm thẻ
chân trắng.
Ông Thuần chia sẻ: Nuôi cá đầu tư thức ăn rất lớn mà lãi không cao. Vụ
trúng còn lãi được vài chục, gặp phải vụ dính dịch thì coi như lỗ. Với con tôm thẻ chân
trắng, nuôi sẽ tốn công hơn so với nuôi cá, nhưng đổi lại nó cho lãi gấp 2 - 3 lần. Ban
đầu tôi nuôi xen canh khởi điểm 12 vạn con tôm, nếu thuận lợi tôi sẽ chuyển ao cá
hiện tại của gia đình sang nuôi tôm quảng canh.
Nông dân Nguyễn Văn Dũng (Hải Hậu) - một trong những hộ nuôi tôm ngay từ
khi có dự án chuyển đổi diện tích sản xuất muối kém chất lượng sang NTTS mặn lợchia sẻ: Mặc dù nuôi tôm đem lại kinh tế cao nhưng cũng rất dễ phá sản nếu như các
hộ không tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, không thực hiện cải tạo ao nuôi, không xử
lý nước thải gây ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển...
Được tham gia các lớp tập huấn, các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, các
buổi diễn đàn do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức anh em chúng tôi có thêm
kiến thức, chia sẻ những kinh nghiệm với bạn nghề, học tập kỹ thuật từ các chuyên gia
về ngành thủy sản. Tới đây gia đình tôi cũng sẽ chuyển nuôi tôm thẻ chân trắng theo
kiểu truyền thống sang phát triển mô hình NTTS mặn lợ theo hướng VietGAP.
Và cũng theo ông Nguyễn Kim Tiêu – Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông
quốc gia, người NTTS, nhất là các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng nên áp dụng các quy

11


định của tiêu chuẩn VietGAP để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng xuất khẩu, mang lại
lợi nhuận cao cho người nuôi.
Ông cũng kiến nghị Bộ NN&PTNT cần có chính sách hỗ trợ, cho vay vốn,
đồng thời có các biện pháp nâng cao kiến thức cho người nuôi, chuẩn hóa quy trình
công nghệ áp dụng cho các cơ sở nuôi, nâng cấp cơ sở vật chất các trại nuôi.
Cán bộ Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Sở NN và
PTNT)hướng dẫn các hộ nuôi tôm xã Giao Phong (Giao Thủy) áp dụng tiêu chuẩn
thực hành nuôi tốt, an toàn dịch bệnh (GAP/CoC).

Với khả năng chống chịu bệnh cao, kỹ thuật nuôi đơn giản, thời gian nuôi ngắn,
lại cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao nên những năm qua, diện tích nuôi tôm thẻ chân
trắng trên địa bàn tỉnh liên tục tăng, hiện đạt 486ha ở ba huyện ven biển Hải Hậu,
Giao Thủy và Nghĩa Hưng. Nhiều hộ nuôi đạt năng suất 10 tấn/ha, có hộ đạt 14-15
tấn/ha, cho thu lãi từ 350 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng/ha.
Tuy nhiên, quá trình nuôi độc canh và nuôi tăng vụ tôm thẻ chân trắng trong
điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp đã bộc lộ nhiều hạn chế như tôm tăng trưởng
kém, dễ nhiễm bệnh, chết hàng loạt gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Do đó việc tích
cực đưa tiến bộ kỹ thuật và ứng dụng công nghệ mới vào quá trình nuôi tôm thẻ chân
trắng để kiểm soát dịch bệnh, cải thiện môi trường nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế
cao đang được các ngành chức năng hướng dẫn các hộ nuôi đầu tư.
3. Những thuận lợi và khó khăn trong ứng dụng quy trình VIETGAP
3.1 Thuận lợi
- VietGAP trong nuôi trồng thủy sản là quy phạm thực hành sản xuất tốt được
xây dựng dựa trên 4 tiêu chí cơ bản là đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường,
an toàn xã hội và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Do đó, sự ra đời của VietGAP
là bước cần thiết nhằm đưa nghề nuôi trồng thủy sản nước ta vào trong khuôn khổ,
đồng thời từng bước thay thế những tiêu chuẩn quốc tế mà nhiều doanh nghiệp, nhóm

12


hộ nuôi trồng thuỷ sản trong cả nước đang áp dụng như SQF, GlobalGAP, MSC,
ASC... nhằm tiến tới thống nhất theo một quy chuẩn chung.
- Muốn đạt chứng nhận MSC của Hội đồng Bảo tồn biển quốc tế (Marine
Stewardship Council) thì phải trả 100 ngàn USD cho lần chứng nhận đầu với thời hạn
1 năm và 12 ngàn USD/năm trong những lần chứng nhận sau; hoặc trên 15 ngàn USD
cho việc đạt được chứng nhận GlobalGAP lần đầu và gần 5 ngàn USD cho mỗi năm
tái chứng nhận. Trong khi đó, tuy hiện nay chưa có quy định cụ thể về mức phí cấp
chứng nhận VietGAP đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản nhưng chắc chắc mức phí áp

dụng sẽ thấp hơn nhiều so với các loại chứng nhận khác. Hơn nữa, những cơ sở đăng
ký áp dụng quy chuẩn VietGAP trong thời gian đầu sẽ được Nhà nước cấp chứng nhận
miễn phí.
- Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu cho biết, cái
khó nhất trong quá trình thực hiện là điều kiện hạ tầng cơ sở nuôi trồng nước ta còn
yếu, chủ yếu dưới dạng nông hộ nên hạ tầng vùng nuôi, nhất là thuỷ lợi và hệ thống ao
chứa, ao lắng không đáp ứng được yêu cầu. Ngoài ra, áp dụng VietGAP, tức là nuôi
trồng theo chuỗi từ con giống, thức ăn đến quy trình nuôi đều phải được cấp chứng
nhận, như vậy thì các trại giống phải đạt tiêu chuẩn trước, sau đó mới đến các cơ sở
sản xuất thức ăn thuỷ sản rồi mới đến ao nuôi.
- Nếu áp dụng quy trình này, bà con nông dân sẽ được nhiều cái lợi, thứ nhất là
chi phí giảm. Được biết, hiện nay, người nuôi muốn có chứng nhận MSC của Hội
đồng Bảo tồn biển quốc tế (Marine Stewardship Council – MSC) thì phải trả 100.000
USD ở lần đầu chứng nhận với thời hạn 1 năm và 12.000 USD/năm trong những lần
chứng nhận sau. Việc áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP cũng không dễ (phải đạt tới hơn
200 tiêu chí phức tạp) và hiện nay mới chỉ có ít doanh nghiệp đạt được. Trong khi để
được cấp chứng nhận VietGAP, cơ sở nuôi chỉ phải chi khoảng 10.000 USD/lần chứng
nhận.
- Cái lợi thứ hai mà bà con nhận được, đó là giá trị sản phẩm tăng lên, kéo theo
nhiều cơ hội trong việc xuất khẩu. Bà Thu cho biết, trước mắt những cơ sở đăng ký

13


chứng nhận quy chuẩn VietGAP trong thời gian đầu sẽ được Nhà nước cấp chứng
nhận miễn phí, nhưng số tiền đầu tư để đáp ứng tiêu chuẩn đó thì các cơ sở phải tự túc.
- “Hiện bộ cũng đang nghiên cứu các thị trường bán lẻ của châu Âu để giới
thiệu sản phẩm VietGAP; đàm phán với một số đối tác này để đảm bảo sản phẩm nuôi
theo quy chuẩn VietGAP có giá cao hơn sản phẩm khác. Điều này kích khích người
nuôi tham gia vào quy trình này”, bà Thu nói.

3.2 Khó khăn nhưng vẫn làm!
KTNT – Trong bối cảnh nhiều quy định của các nhà nhập khẩu quốc tế làm
người nuôi trồng thủy sản trong nước bối rối thì việc xây dựng và thực hiện Quy phạm
thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP) là điều vô cùng cần thiết.
Tuy nhiên, quá trình triển khai quy trình này không hề dễ dàng.
- Mặc dù có nhiều lợi ích thiết thực, song việc thực hiện tiêu chuẩn VietGAP
trong nuôi trồng thủy sản cũng gặp không ít khó khăn. Trước tiên là yêu cầu của thị
trường đối với tiêu chuẩn này rất ít, trong khi đó các tiêu chuẩn chứng nhận tự nguyện
có uy tín khác như BAP, GlobalGAP, ASC lại đang cạnh tranh gay gắt nên người nuôi
thủy sản chưa mạnh dạn áp dụng tiêu chuẩn này. Ông Phan Hữu Hội, Phó Chi cục
trưởng Chi cục Thủy sản Tiền Giang cho biết, mặc dù tiêu chuẩn VietGAP cũng tương
đương 80% so với GlobalGAP nhưng hiện nay người nuôi trồng thủy sản vẫn còn e
ngại áp dụng VietGAP do tiêu chuẩn này vẫn chưa được quốc tế công nhận, trong khi
đối tượng áp dụng chủ yếu của VietGAP là các loại thủy sản nguyên liệu phục vụ chế
biến xuất khẩu.
- Trở ngại tiếp theo đó là cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản yếu kém, nên
việc áp dụng VietGAP tại cơ sở nuôi trồng thủy sản gặp rất nhiều khó khăn. Theo Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam
chủ yếu tồn tại dưới dạng nông hộ nên hệ thống thủy lợi, ao chứa, ao lắng chưa đáp
ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó, áp dụng VietGAP tức là nuôi trồng theo chuỗi từ con
giống, thức ăn đến quy trình nuôi đều phải được cấp chứng nhận. Do đó, nếu áp dụng

14


đồng loạt tiêu chuẩn VietGAP trên cả nước, số lượng cơ sở đủ tiêu chuẩn để cấp
chứng nhận này chưa nhiều.
- Tại Bến Tre - địa phương đầu tiên được Cục Quản lý Chất lượng và Thú y
Thủy sản (Nafiquacen) hỗ trợ triển khai dự án GAP (Good Aquaculture Practices) trên
vùng nuôi và đến nay đã cơ bản xây dựng được quy trình nuôi theo tiêu chuẩn

VietGAP nhưng hiệu quả mang lại chưa như mong muốn. Ông Nguyễn Văn Dũng,
Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bến Tre cho biết, hiện tại giá bán sản
phẩm VietGap vẫn ngang bằng sản phẩm thông thường, trong khi đó thực hiện theo
các tiêu chí VietGAP chi phí nuôi sẽ tăng lên khoảng 20 - 25%, do đó sẽ rất khó để các
cơ sở nuôi theo VietGAP cạnh tranh với những cơ sở nuôi truyền thống.
- Để giải quyết vấn đề hiệu quả kinh tế, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị
Xuân Thu cho biết, Bộ đang tiến hành nghiên cứu các thị trường bán lẻ của châu Âu
và một số thị trường khác để giới thiệu sản phẩm VietGAP và sẽ đàm phán với những
đối tác này để đảm bảo sản phẩm nuôi theo VietGAP có giá cao hơn sản phẩm khác.
- Mặt khác, Nhà nước cần hỗ trợ nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi,
đồng thời áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào nuôi trồng thủy sản, từng
bước đáp ứng với các tiêu chuẩn VietGAP để các địa phương áp dụng rộng rãi mô
hình này. Mục tiêu của Bộ NN&PTNT đến năm 2015, tối thiểu 30% hộ nuôi đạt được
tiêu chuẩn VietGAP và sẽ tăng tỷ lệ này lên hơn 80% trong năm 2020.
- Ông Phan Hữu Hội, Phó Chi cục trưởng Chi cục nuôi trồng thủy sản Tiền
Giang cho biết, hầu hết các hộ nuôi cá tra, tôm sú và tôm thẻ chân trắng trên địa bàn
tỉnh có quy mô nhỏ lẻ với trên 3.000 hộ nuôi tôm, nghêu và gần 100 hộ nuôi cá tra,
nên việc thực hiện chứng nhận VietGAP tại mỗi hộ nuôi sẽ dẫn đến chi phí rất cao. Để
giải quyết vấn đề này, trong thời gian tới tỉnh sẽ tiến hành hỗ trợ, liên kết những hộ
này với nhau để có thể thực hiện chứng nhận VietGAP cho vùng nuôi. Với cách làm
này, chi phí kiểm tra, đánh giá chứng nhận VietGAP đối với các hộ nuôi thủy sản tính
ra giảm rất nhiều so với việc áp dụng riêng lẻ cho từng hộ nuôi.

15


- Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, tiêu chuẩn VietGAP ra đời nhằm đưa ngành
nuôi trồng thuỷ sản vào quy củ, đồng thời từng bước thay thế những tiêu chuẩn quốc tế
như GlobalGAP, ASC, MSC… đang được nhiều doanh nghiệp, nhóm hộ nuôi trồng
thuỷ sản áp dụng, tiến tới thống nhất theo một quy chuẩn chung.

TS. Như Văn Cẩn, đại diện Vụ Nuôi trồng Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và
PTNT) cho biết, những khó khăn mà VietGAP đang phải đối mặt là yêu cầu của thị
trường đối với tiêu chuẩn này rất ít; có sự cạnh tranh gay gắt với các tiêu chuẩn chứng
nhận tự nguyện có uy tín khác (BAP, GlobalGAP, ASC). Song cái chính là VietGAP
chưa được quốc tế công nhận nên bà con e ngại khi áp dụng.
Được biết, ngày 23/12 tới đây sẽ có một nhóm chuyên gia trong nước và quốc
tế làm việc và phân tích xem, liệu các tiêu chí trong tiêu chuẩn VietGAP mà Bộ Nông
nghiệp và PTNT ban hành có tương đương với các tiêu chuẩn quốc tế hay không. “Tuy
nhiên, theo quy trình nuôi trồng thuỷ sản thì phải mất ít nhất 3 – 5 năm các tổ chức
quốc tế mới có thể xác định được các tiêu chí này. Hiện nay cũng chưa có cơ sở nuôi
trồng nào đạt được giấy chứng nhận VietGAP”, ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hội
đồng quản trị Công ty cổ phần chứng nhận Vinacert nhấn mạnh.
4. Lợi ích từ việc ứng dụng tiêu chuẩn VIETGAP vào sản xuất thủy sản
Áp dụng VIETGap là nuôi thủy sản theo một hệ thống được cấp chứng nhận
bền vững cho tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất, từ con giống, thức ăn đến quy trình
nuôi. Như vậy, trước tiên các trại giống phải đạt được tiêu chuẩn, sau đó là các cơ sở
sản xuất thức ăn thủy sản và đến quy trình nuôi phải đảm bảo tuân thủ các tiêu chí đưa
ra trong VIETGAP.
Việc áp dụng VIETGAP trong nuôi trồng thủy sản sẽ mang lại những lợi ích
như sau:
-Đối với người người nông dân và chủ trang trại:
Là những người trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cho người tiêu
dùng. Áp dụng VietGAP trước tiên bảo vệ an toàn sức khỏe cho chính bản thân họ và

16


tạo cơ hội, biện pháp để nâng cao trình độ sản xuất thông qua các lớp tập huấn kỹ
thuật và việc thường xuyên ghi chép sổ sách, tạo điều kiện thích hợp với yêu cầu ngày
càng cao của người tiêu dùng. Một khi sản phẩm thủy sản của họ làm ra được nhiều

người tiêu dùng chấp nhận thì lợi nhuận mang lại ngày càng nhiều hơn. Do đó lại càng
khuyến khích họ hăng hái đầu tư vào công nghệ và cải tiến phương thức làm việc, góp
phần thúc đẩy sự tiến bộ chung của nền sản xuất.
Nếu áp dụng quy trình này, bà con nông dân sẽ được nhiều cái lợi:
Thứ nhất là chi phí giảm. Được biết, hiện nay, người nuôi muốn có chứng
nhận MSC của Hội đồng Bảo tồn biển quốc tế (Marine Stewardship Council – MSC)
thì phải trả 100.000 USD ở lần đầu chứng nhận với thời hạn 1 năm và 12.000
USD/năm trong những lần chứng nhận sau. Việc áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP cũng
không dễ (phải đạt tới hơn 200 tiêu chí phức tạp) và hiện nay mới chỉ có ít doanh
nghiệp đạt được. Trong khi để được cấp chứng nhận VietGAP, cơ sở nuôi chỉ phải chi
khoảng 10.000 USD/lần chứng nhận.
Thứ hai, đó là giá trị sản phẩm tăng lên, kéo theo nhiều cơ hội trong việc xuất
khẩu. Trước mắt những cơ sở đăng ký chứng nhận quy chuẩn VietGAP trong thời gian
đầu sẽ được Nhà nước cấp chứng nhận miễn phí, nhưng số tiền đầu tư để đáp ứng tiêu
chuẩn đó thì các cơ sở phải tự túc.
- Lợi ích của doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu: Các doanh nghiệp có nguồn
nguyên liệu đảm bảo chất lượng nên sẽ bảo đảm chất lượng đầu ra của sản phẩm, vì
thế giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao doanh thu. Do nguồn nguyên liệu đầu
vào đã được bảo đảm, các doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí và thời gian cho việc
kiểm tra mẫu thủy sản đầu vào. Giảm nguy cơ sản phẩm bị cấm nhập khẩu hoặc bị
kiểm tra 100% khi nhập do không đảm bảo yêu cầu về dư lượng hóa chất.
- Đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm
thủy sản chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đó cũng là mục tiêu chính và lợi ích
lớn nhất mà VietGAP mang lại. Với việc đề ra các nguy cơ và quy định thực hiện,
VietGAP đã khơi dậy và khuyến khích quyền được đòi hỏi của người tiêu dùng, từ đó

17


góp phần tạo lên một thế hệ những người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được sản phẩm

bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường khi thấy có chứng nhận hoặc dấu
chứng nhận sản phẩm VietGAP, đây cũng là động lực chính thúc đẩy người dân và các
nhà sản xuất phải cải tiến để sản xuất và cung ứng các sản phẩm thủy sản tốt cho xã
hội.
- Lợi ích của xã hội: Đây chính là bằng chứng để chống lại việc bôi nhọ tên
tuổi của các sản phẩm thủy sản Việt Nam. Tăng kim ngạch xuất khẩu do các sản phẩm
thủy sản vượt qua được các rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định về các chất
tồn dư trong thủy sản. Áp dụng VietGAP làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay, xã
hội giảm bớt được chi phí y tế, người dân được sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh thực
phẩm nghĩa là đã nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Giúp giảm thiểu mâu
thuẫn hoặc giải quyết sớm các mâu thuẫn trong cộng đồng, đảm bảo sự bình đẳng,
công bằng, ổn định trật tự xã hội và sự phát triển bền vững.
An toàn vệ sinh phực phẩm là yêu cầu của phát triển đất nước hiện nay cũng
như xu thế hòa nhập toàn cầu, do đó mục đích của ngành thủy sản là tuyên truyền,
nhân rộng các mô hình VietGAP góp phần tạo ra sản phẩm thủy sản đạt an toàn vệ
sinh thực phẩm và truy xuất được nguồn gốc, giảm thiểu tác động đến môi trường sinh
thái, quản lý tốt sức khỏe động vật thủy sản, thực hiện các trách nhiệm về phúc lợi xã
hội và an toàn cho người lao động. Từ những lợi ích nêu trên như một thông điệp nhắc
nhở mọi người phải quan tâm và thực hiện theo VietGAP
Nguồn: Chi cục nuôi trồng thủy sản tỉnh Kiên Giang

18


CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THỦY
SẢN THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP

1. Giải pháp thị trường
-Đối với thị trường trong nước, thông qua hệ thống các chợ đầu mối, các Trung
tâm nghề cá lớn hình thành kênh phân phối bán hàng đến từng địa phương trên cả

nước. đặc biệt là hệ thống siêu thị các khu đô thị lớn, các khu công nghiệp, các thành
phố lớn. thị trường nội địa là một thị trường tiềm năng đối với Doanh nghiệp Chế biến
thủy sản.
-Đối với thị trường nước ngoài, tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá
thương hiệu sản phẩm thủy sản Việt Nam thông qua các kênh thông tin, truyền thông,
hội chợ, triển lãm. Đặc biệt chú trọng đến các thị trường lớn hiện nay là Mỹ, EU, Nhật
Bản ... và một số thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc ... hỗ trợ
Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam xúc tiến thương mại, thành lập công ty đại lý, chi
nhánh bán hàng thủy sản tại nước ngoài.
-Phát triển hình thức xuất khẩu trực tiếp cho các hệ thống phân phối, trung tâm
thương mại lớn, siêu thị, thay thế xuất khẩu qua trung gian nhằm nâng cao hiệu quả
xuất khẩu.
-Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủy sản Việt Nam (tôm sú, cá tra, cá ngừ,
nghêu, tôm he chân trắng ... ) uy tín đáp ứng đúng thị hiếu và lóng tin của người tiêu
dùng Thế giới, chiếm lĩnh thị phần thị trườn thủy sản Thế giới.
-Sản phẩm xuất khẩu phải đáp ứng các yêu cầu của thị trường về đảm bảo chất
lượng, an toàn thực phẩm, đảm bảo giữu uy tín hàng Việt Nam
-Áp dụng tiêu chuẩn, quy trình kĩ thuật vào chế biến thủy sản về quản lý an toàn
thực phẩm, khuyến khích áp dụng quy chuẩn quốc tế có liên quan.

19


2. Giải pháp về KHCN - khuyến ngư
Lĩnh vực KTTS: -Tổ chức chuyển giao công nghệ trong khai thác thủy sản, trao
đổi kinh nghiệm các mô hình khai thác thủy sản đạt hiệu quả
Lĩnh vực NTTS: -Nâng cấp Trung tâm giống quốc gia và các khu sản xuất giống
thủy sản tập trung thành khu công nghệ cao nhằm lưu giữ nguồn gen, nghiên cứu tạo
ra những giống thủy sản đạt năng suất, chất lượng cao, những giống thủy sản sạch
bệnh chuyển giao cho sản xuất

-Tăng cường nghiên cứu khoa học, nhập khẩu công nghệ, tập
trung vào khâu sản xuất giống để cho đẻ và tạo các giống nuôi chủ lực, áp dụng các
biện pháp phòng trừ dịch bệnh, thuốc ngư y ... cải tạo môi trường dùng trong nuôi
trồng thủy sản
3. Giải pháp về tổ chức và quản lý sản xuất
-Tăng cường vai trò và hiệu lực quản lý Nhà nước về thủy sản
-Tổ chức hoạt động Trung tâm nghề cá lớn trên cả nước theo mô hình quản lý
công nghệ, tạo sức hút, tạo động lực cho ngành thủy sản phát triển ổn định, bền vững
và hiệu quả.
-Khuyến khích các mô hình liên kết, liên doanh sản xuất giữa các lĩnh vực sản
xuất thủy sản, các nhà sản xuất thủy sản, các nhà chế biến, các nhà thương mại, xuất
khẩu ...
4. Giải pháp về bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản
-Tổ chức điều tra, đánh giá nguồn lợi dự báo ngư trường khai thác. Trước hết
ưu tiên điều tra nguồn lợi, dự báo khai thác ở một số vùng biển, ngư trường truyền
thống là: Quảng Ninh- Hải Phòng, Ninh Thuận- Bà Rịa- Vũng Tàu, vùng biển Tây
Nam và giữa biển Đông.

20


-Thực hiện nghiêm ngặt các quyết định về khai thác hải sản theo mùa vụ,
nghiêm cấm khai thác các đối tượng hải sản trong mùa sinh sản. nghiêm cẩm sử dụng
các dụng cụ khai thác hủy hoại môi trường và nguồn lợi hải sản
-Áp dụng các quy trình công nghệ khai thác và bảo quản sản phẩm ít gây ô
nhiễm môi trường vào quá trình khai thác và thu mua sản phẩm làm giảm tác nhân gây
ô nhiễm môi trường
-Quy định việc thả giống vào tự nhiên ở tất cả các địa phương trên cả nước vào
ngày 1 thang 4 hàng năm (ngày truyền thống nghề cá Việt Nam)
-Phát động phong trào truyền thống thực hiện việc thả giống thủy sản về môi

trường tự nhiên để tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản.

21


PHẦN KẾT LUẬN
Tóm lại, VietGAP là quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt hướng đến
sản xuất bền vững, trong đó phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hạn chế dịch
bệnh, bảo vệ môi trường và đảm bảo các vấn đề xã hội.
Theo Cục Quản lý Chất lượng Nông - lâm sản và thủy sản, từ trước tới nay việc
kiểm soát chất lượng thủy sản chỉ được thực hiện ở khâu cuối cùng nên mang tính bị
động, gây tốn kém cho xã hội. Vì vậy, hiện Việt Nam là một trong những nước có lô
hàng thủy sản bị trả về nhiều nhất với giá trị thiệt hại hàng năm lên đến 14 triệu USD.
Hiện nay, VietGAP đang là tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng đối với các đối
tượng thủy sản xuất khẩu chủ lực như tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra. Trong thời
gian tới, VietGAP sẽ bắt buộc áp dụng đối với những đối tượng chủ lực này. Đối với
cá tra có thể sẽ bắt buộc áp dụng từ năm 2015 theo dự thảo nghị định về quản lý sản
xuất và tiêu thụ cá tra. Mặt khác, người tiêu dùng trong nước là đối tượng cần được
quan tâm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên VietGAP trong thủy sản phải giải
quyết nhu cầu này.
Đến nay, sản phẩm đạt chuẩn VietGAP đã được nhiều nhà phân phối các sản
phẩm thủy sản trong nước quan tâm, trong đó có tập đoàn Metro Cash & Carry (gọi tắt
là Metro). Ông Philip Bacac, Tổng Giám đốc Metro cho biết, bên cạnh các sản phẩm
thủy sản đã đáp ứng yêu cầu MetroGAP (tiêu chuẩn do Metro kết hợp với Tổng cục
Thủy sản xây dựng), thời gian tới Metro sẽ lựa chọn thêm các nhà cung cấp thực phẩm
tươi sống đạt chứng nhận VietGAP đưa vào bán tại siêu thị này.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, bên cạnh những mặt khó khăn thách thức
mà Việt Nam gặp phải thì việc ứng dụng tiêu chuẩn VIETGAP vào nuôi trồng thủy
sản đã đem lại những lợi ích đáng kể cho sự phát triển sản xuất thủy sản trong nước
cũng như ngoài nước. VIETGAP trong thủy sản là con đường phát triển bền vững


22


Trước hết, VietGAP tốt cho bản thân người sản xuất, hạn chế dịch bệnh nhờ
môi trường được bảo đảm, hạn chế ô nhiễm, thị trường rộng mở. Vấn đề giá cao không
phải lúc nào cũng thỏa đáng, khi người tiêu dùng yên tâm với sản phẩm chất lượng,
tiêu thụ nhiều hơn sẽ mang lại hiệu quả cho người sản xuất. Đó chính là sự ổn định
trong sản xuất mà nông dân mong muốn
Đánh giá mức độ đáp ứng các quy chuẩn VietGAP trong lĩnh vực thủy sản tại
Việt Nam, ông Philippe Bacac, Tổng Giám đốc Metro Cash & Carry Việt Nam cho
rằng, quy chuẩn VietGAP và việc ứng dụng quy chuẩn trong thủy sản vẫn còn trong
giai đoạn phát triển, nhưng trong thời gian tới tiêu chuẩn này sẽ sớm áp dụng rộng rãi
trong các doanh nghiệp và vùng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam.
Theo Tổng cục Thủy sản, khi triển khai VietGAP trong lĩnh vực thủy sản, điều
khó khăn nhất là thay đổi nhận thức và tập quán người sản xuất, người tiêu dùng, sự
đáp ứng về cơ sở vật chất của các cơ sở nuôi trồng nhỏ lẻ, thói quen ghi chép của
người nuôi, kết nối các bên tham gia trong chuỗi giá trị… Tuy nhiên, nếu áp dụng tiêu
chuẩn VietGAP, chất lượng sản phẩm thuỷ sản sẽ tăng lên, năng suất cao hơn, việc
xuất khẩu sẽ thuận lợi hơn.
Tổng cục Thuỷ sản đặt ra mục tiêu đến năm 2016 phải phổ cập về VietGAP đối
với các hộ nuôi cá tra đạt chứng nhận VietGAP sau đó tiến tới bắt buộc các hộ nuôi
trồng thuỷ sản phải đạt tiêu chuẩn VietGAP mới có thể xuất khẩu được.

Bộ Nông nghiệp và PTNT đặt mục tiêu, tới năm 2020 sẽ có 80% cơ sở nuôi
thủy sản tham gia thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP

23



×