Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và hoạt động bảo vệ môi trường tại nhà máy sơn tĩnh điện bình phát công ty cổ phần thương mại bình phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 104 trang )

NGUYỄN VĂN HĨU

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
---------------------------------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN VĂN HĨU

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY SƠN TĨNH ĐIỆN BÌNH PHÁT
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI BÌNH PHÁT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

ĐHQGHN - 2016

Hà Nội, Năm 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
---------------------------------------

NGUYỄN VĂN HĨU

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY SƠN TĨNH ĐIỆN BÌNH PHÁT


CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI BÌNH PHÁT

Chuyên nghành: Môi trường và phát triển bền vững
( Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN YÊM

Hà Nội, Năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS
Trần Yêm – Giảng viên Trung tâm Nghiên cứu Tài Nguyên và Môi trường- Trường
Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình
thực hiện luận văn thạc sĩ.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Trung tâm Nghiên cứu Tài
nguyên và Môi trường - Trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy, truyền
đạt nhiều kiến thức quý báu và kinh nghiệm cho chúng em trong suốt hai năm
học vừa qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo và các cán bộ Nhà máy
sơn tĩnh điện Bình Phát – chi nhánh công ty CPTM Bình Phát đã tận tình giúp đỡ,
tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực tập tại công ty.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, cơ quan công tác và bạn bè đồng
nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ và ủng hộ tôi trong quá trình làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn.

Học viên


Nguyễn Văn Hĩu

i


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------***------------

GIẤY CAM ĐOAN

Kính gửi:

Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường Trường Đại học Quốc gia Hà Nội

Tên tôi là: Nguyễn Văn Hĩu
Học viên cao học Khóa 2013 - 2015
Ngành: Chuyên nghành: Môi trường và phát triển bền vững
( Chương trình đào tạo thí điểm)
Tôi xin cam đoan:
Mọi số liệu và kết quả được sử dụng trong luận văn của tôi là trung thực với
đề tài : “Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và
hoạt động bảo vệ môi trường tại Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát – Công ty CP
Thương Mại Bình Phát” đã được xem xét và đồng ý của PGS.TS Trần Yêm - Giảng
viên Khoa Môi trường - Trường Đại Khoa học Tự Nhiên – Đại học Quốc gia Hà
Nội – thầy giáo hướng dẫn luận văn cao học của tôi.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan trên.

Hà nội, ngày


tháng

năm 2016

HỌC VIÊN

Nguyễn Văn Hĩu

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CẤC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 2
2. Mục tiêu và Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 3
3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 3
4. Kết quả và Ý nghĩa thực tiễn................................................................................... 4
5. Cấu trúc luận văn .................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................. 5
1.1. Tình hình sản xuất sơn tĩnh điện trên thế giới...................................................... 5
1.2. Tình hình sản xuất sơn tĩnh điện tại Việt Nam [33]............................................. 7
1.3. Tình hình sử dụng nguyên liệu, năng lượng, nước trong ngành sơn tĩnh điện .. 12
1.4. Tình hình nghiên cứu SXSH trong và ngoài nước ............................................. 14
1.5. Các vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình sản xuất sơn tĩnh điện ......... 17
1.5.1.Khí thải .....................................................................................................17

1.5.2. Nước thải .................................................................................................20
1.5.3. Chất thải rắn ............................................................................................22
1.6. Tiếp cận phòng ngừa ô nhiễm trong ngành sơn tĩnh điện .................................. 25
1.6.1. Các cách tiếp cận quản lý môi trường .....................................................25
1.6.2. Sản xuất sạch hơn và lợi ích của SXSH ...................................................26
CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................. 28
2.1. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................... 28

iii


2.2 Thời gian nghiên cứu .......................................................................................... 28
2.3 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 28
2.4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................................. 29
2.4.1. Phương pháp luận đánh giá SXSH ..........................................................29
2.4.2. Lựa chọn phương pháp luận để nghiên cứu ............................................35
2.4.3. Các phương pháp nghiên cứu ..................................................................36
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 41
3.1. Giới thiệu Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát ..................................................... 41
3.1.1. Lịch sử phát triển .....................................................................................41
3.1.2. Cơ cấu tổ chức .........................................................................................42
3.2. Hiện trạng sản xuất tại Nhà máy ........................................................................ 44
3.2.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất .....................................................44
3.2.2. Đặc tính trang thiết bị máy móc ..............................................................50
3.2.3. Công suất và chất lượng sản phẩm .........................................................55
3.2.4. Bảo quản và vận chuyển sản phẩm ........................................................59
3.2.5. Hiện trạng môi trường tại Nhà máy ........................................................59
3.2.6. Các nguồn phát sinh chất thải rắn ..........................................................64
3.3. Đánh giá quy trình Sản xuất tại nhà máy.................................................... 68

3.3.1. Xác định định mức và các công đoạn gây lãng phí .................................68
3.3.2. Cân bằng vật chất và năng lượng............................................................69
3.3.4. Đề xuất các cơ hội SXSH .........................................................................75
3.4. Đề xuất các giải pháp SXSH cho Nhà máy ................................................ 81
3.4.1. Chính sách môi trường ............................................................................81
3.4.2. Mục tiêu cần đạt được .............................................................................81
3.4.3. Giám sát môi trường ................................................................................82
3.4.4. Kế hoạch thực hiện các giải pháp cần đầu tư .........................................82
3.4.5. Duy trì sản xuất sạch hơn ........................................................................83
3.4.6. Đề xuất công nghệ xử lý nước thải ..........................................................83

iv


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 87
1. Kết luận ................................................................................................................. 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 89
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CƯU ............................... 92
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 93

v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Bộ CT

Bộ Công Thương

Bộ LĐTBXH


Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội

Bộ TNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

CQQLNN

Cơ quan quản lý nhà nước

CTNH

Chất thải nguy hại

M&E

Giám sát và đánh giá

NHTG

Ngân hàng thế giới

Sở CT

Sở Công Thương

Sở LĐTBXH

Sở Lao động – Thương binh – Xã hội


Sở TNMT

Sở Tài nguyên và Môi trường

CPA

Đánh giá sản xuất sạch hơn

HTQLMT

Hệ thống quản lý môi trường

KPH

Không phù hợp

KPPN

Khắc phục phòng ngừa

SXSH

Sản xuất sạch hơn

QCVN

Quy chuẩn Việt nam

TCVN


Tiêu chuẩn Việt nam

KPH

Không phát hiện thấy

QLMT

Quản lý môi trường

QTMT

Quan trắc môi trường

GH

Good housekeeping : Quản lý nội vi tốt

PM

Process Modìication : Thay đổi quy trình

EM

Equipment Modìication: Thay đổi cải tiến thiết bị

EM

Equipment Modìication: Thay đổi cải tiến thiết bị


MC

Meterial Change: Thay đổi nguyên vật liệu

PC

Process Control: Khống chế quá trình tốt hơn

OR

Object Reuse: Thu hồi tái chế tái sử dụng

vi


DANH MỤC CẤC BẢNG
Bảng 1: Mức tăng trưởng GDP trong các năm của Việt Nam ................................10
Bảng 2: Nguồn vốn triển khai trong các năm của Việt Nam...................................11
Bảng 3: Nguyên vật liệu phục vụ sản xuất sơn tĩnh điện ........................................13
Bảng 4: Nồng độ khí khu vực sản xuất thanh nhôm và mạ Cr ...............................18
Bảng 5: Nguồn phát sinh khí thải và chất ô nhiễm đáng quan tâm trong ngành sơn
tĩnh điện ....................................................................................................................19
Bảng 6: Thành phần nước thải công đoạn mạ Cr ...................................................21
Bảng 7: Tổng hợp lượng chất thải rắn sinh hoạt và sản xuất phát sinh .................23
Bảng 8 : Thành phần và khối lượng chất thải nguy hại phát sinh ..........................24
Bảng 9: Các hạng mục công trình của nhà máy ......................................................41
Bảng 10: Máy móc thiết bị sản xuất sơn tĩnh điện và sơn vân gỗ...........................50
Bảng 11 : Phương tiện vận tải chuyên dùng ............................................................52
Bảng 12: Thiết bị văn phòng ...................................................................................52
Bảng 13 : Nguyên vật liệu phục vụ sản xuất 6 tháng từ tháng 4 đến tháng 10 năm

2015 ...........................................................................................................................55
Bảng 14: Tình hình tiêu thụ điện, gas năm 2014 ......................................................58
Bảng 15: Sản phẩm được sản xuất và bảo quản tại kho trong nhà máy ..................59
Bảng 16: Đặc tính dòng thải của Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát ........................60
Bảng 17 : Kết quả phân tích chất lượng khí hậu xung quanh Nhà máy sơn tĩnh điện
Bình Phát - Công ty CP Thương Mại Bình Phát ......................................................62
Bảng 18 : Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh Nhà máy sơn tĩnh
điện Bình Phát - Công ty CP Thương Mại Bình Phát...............................................62
Bảng 19 : Kết quả phân tích chất lượng không khí ống khói Nhà máy sơn tĩnh điện
Bình Phát - Công ty CP Thương Mại Bình Phát ......................................................63
Bảng 20: Tổng hợp lượng chất thải rắn sinh hoạt và sản xuất phát sinh ...............65
Bảng 21: Thành phần và khối lượng chất thải nguy hại phát sinh .........................66
Bảng 22: Nguồn gốc gây ô nhiễm trong sản xuất của Công ty ................................67
Bảng 23: Kết quả tính cân bằng vật liệu ..................................................................69
Bảng 24: Tổn thất nhiệt hệ thống phân phối hơi tại thời điểm đánh giá..................73
Bảng 25: Xác định chi phí cho dòng thải..................................................................74

vii


Bảng 26: Phân tích nguyên nhân sinh ra chất thải và đề xuất cơ hội SXSH............75
Bảng 27: Nghiên cứu khả thi và lựa chọn các giải pháp .........................................77
Bảng 28: Đề xuất các giải pháp ................................................................................79
Bảng 29: Kế hoạch hoạt động để thực hiện các giải pháp SXSH .............................82
Bảng 30: Thông số kỹ thuật của các hạng mục trong HTXLNT ...............................86

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1 : Vị trí Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát ......................................................28
Hình 2 : Quy trình đánh giá giảm thiểu chất thải của EPA .......................................30
Hình 3 : Phương pháp luận kiểm toán chất thải do UNEP/UNIDO đề xuất,1991....31
Hình 4 : Sơ đồ các bước kiểm toán SXSH theo phương pháp DESIRE ...................34
Hình 5 : Kỹ thuật SXSH............................................................................................38
Hình 6 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát – Công ty CP
Thương Mại Bình Phát ..............................................................................................43
Hình 7: Sơ đồ quy trình công nghệ sơn tĩnh điện đang áp dụng tại Nhà máy ........44
Hình 8: Sơ đồ quá trình sơn tĩnh điện tại Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát ............48
Hình 9: Sơ đồ quy trình công nghệ sơn vân gỗ đang áp dụng tại Nhà máy .............49
Hình 10: Minh họa quá trình sản xuất tại nhà máy sơn tĩnh điện .............................53
Hình 11: Nguyên lý sơn tĩnh điện .............................................................................54
Hình 12 : Cấu tạo lò đông cứng và lò sấy .................................................................54
Hình 13 : Sơ đồ xử lý nước thải sản xuất ..................................................................84

ix


MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, đã có
những bước phát triển quan trọng và được đánh giá là nền kinh tế năng động nhất
trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang trên đường hội
nhập và phát triển kinh tế theo định hướng phát triển kinh tế thị trường, với sự tham
gia của các thành phần kinh tế. Đó là việc thay đổi cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp chủ động kinh doanh, tìm kiếm đối tác và chịu trách nhiệm trước
pháp luật.
Cùng với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ngành xây dựng đang tăng
trưởng mạnh nên nhu cầu sử dụng thanh nhôm ngày một nhiều. Việc sử dụng các
sản phẩm đồ dùng bằng nhôm, hợp kim nhôm đã trở nên phổ biến và ngày càng
nhiều thay thế các vật liệu khác như sắt, thép... Nhôm được sử dụng trong nhiều

ngành nghề như: Ngành giao thông vận tải: chế tạo các thiết bị giao thông vận tải
như vách ngăn, trang trí nội thất... cho các phương tiện như tàu thủy, toa xe, xe ca...
Ngành công nghiệp xây dựng: Sản xuất các loại cửa ra vào, cửa sổ, cửa chớp, cửa
cuốn cầu thang, trang trí nội ngoại thất cho các công trình công nghiệp và cao ốc.
Trong quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp nhôm đến 2020
định hướng sẽ phát triển ngành công nghiệp nhôm Việt Nam với công nghệ hiện
đại, đặc biệt, trong tương lai sẽ đầu tư xây dựng một số nhà máy sản xuất nhôm
định hình để đáp ứng nhu cầu nhôm nội thất và nguyên liệu cho sản xuất xây dựng.
Phát triển bền vững ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong ngành công
nghiệp sản xuất thanh nhôm định hình. Các doanh nghiệp đã nhận thấy những lợi
ích đáng kể thông qua một loạt các hành động từ việc giảm lượng chất thải, lượng
nguyên nhiên liệu sử dụng, hiệu quả sản xuất và vận chuyển, các nỗ lực thu hồi và
tái sử dụng với các công cụ và kỹ thuật như: tái sử dụng, sử dụng công nghệ sơn
tĩnh điện không độc hại, thân thiện với môi trường…
Kế hoạch cải thiện môi trường, áp dụng các giải pháp sạch hơn là một trong
những vấn đề cần thiết nhằm tiến tới hội nhập với nền thương mại khu vực và toàn
cầu. Áp dụng đồng thời các giải pháp này sẽ giúp cho các doanh nghiệp quản lý tốt

1


hơn, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, tránh lãng phí, tổn thất trong quá trình sản
xuất, do đó góp phần làm giảm giá thành sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh trên
thị trường.
Thông qua áp dụng các giải pháp, các doanh nghiệp đã hoạch định chính
sách môi trường, lập kế hoạch môi trường, tổ chức thực hiện, điều hành, kiểm tra và
hành động khắc phục. Thực tiễn cho thấy, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển
thì việc xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý môi trường cùng với các hệ thống khác
là một chiến lược đúng đắn trong kinh doanh, cạnh tranh và hội nhập. Việc áp dụng
không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi ích thiết thực cho doanh

nghiệp trong quá trình sản xuất, giảm tình trạng chồng chéo thông qua việc cải tiến
quản lý các vấn đề môi trường, người lao động được bảo đảm làm việc trong môi
trường đã được kiểm soát ô nhiễm và đặc biệt tránh những rủi ro do phát triển
không bền vững gây ra. Với sự quan tâm đến môi trường ngày càng nhiều, động cơ
cho việc đạt chứng nhận tiêu chuẩn môi trường là mục đích sống còn của nhiều
doanh nghiệp.
Theo Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, việc áp dụng rộng rãi sản xuất sạch hơn nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu;
giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất
lượng môi trường, sức khỏe con người và bảo đảm phát triển bền vững [22].
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cũng như sản xuất sạch hơn và hiệu suất sinh thái, một hệ thống quản lý môi
trường có thể là một công cụ đắc lực cho một tổ chức để cải thiện hiện trạng môi
trường, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh. Việc thực hiện một hệ thống quản
lý môi trường tạo ra những cơ hội thuận lợi để thực hiện sản xuất sạch hơn, tương
tự sản xuất sạch hơn sẽ là công cụ để tổ chức đó có thể cải thiện hiện trạng kinh tế
và môi trường của mình. Như vậy sản xuất sạch hơn là một trong những nội dung
được quan tâm nhất trong phần mục đích cần đạt được của hệ thống quản lý môi
trường. [18].

2


Ra đời cách đây hơn 5 năm, Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát – Công ty CP
Thương Mại Bình Phát không ngừng phát triển lớn mạnh, tuy nhiên trước xu thế
cạnh tranh của nền kinh tế thị trường đòi hỏi công ty phải liên tục cải tiến hoạt động
sản xuất. Công ty đã tiến hành triển khai áp dụng hệ thống quản lý môi trường và
được duy trì liên tục. Tuy nhiên, cải tiến liên tục, không ngừng đưa ra các giải pháp
giúp cho doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện, góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng

lợi nhuận, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường luôn là bài toán đặt ra cho
Công ty. Để nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường, sản xuất sạch hơn là
một trong những biện pháp được nghiên cứu áp dụng tại công ty.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài luận văn được chọn là:“Nghiên cứu áp dụng
sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và hoạt động bảo vệ môi trường
tại Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát – Công ty CP Thương Mại Bình Phát”.
2. Mục tiêu và Nhiệm vụ nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng hoạt động Sản xuất và các biện pháp bảo vệ Môi trường
tại Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát – Công ty CP Thương Mại Bình Phát, kết quả
đạt được và những vấn đề còn tồn tại.
Đề xuất các giải pháp SXSH và kế hoạch thực hiện cho doanh nghiệp. Thông
qua thực hiện các giải pháp SXSH, doanh nghiệp sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất:
giảm nguyên liệu đầu vào (nguyên liệu, năng lượng, nước) và giảm thiểu ô nhiễm
môi trường.
Đề xuất áp dụng sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và hoạt
động bảo vệ môi trường tại Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát – Công ty CP Thương
Mại Bình Phát”.
3. Phạm vi nghiên cứu
Dây chuyền công nghệ sản xuất tại Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát – Công
ty CP Thương Mại Bình Phát.
-

Nguyên nhiên liệu sử dụng;

-

Sản phẩm của nhà máy;

-


Chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất;

3


-

Sản xuất sạch hơn;

-

Các biện pháp quản lý.

4. Kết quả và Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả Nghiên cứu:
Đánh giá hiện trạng sản xuất tại nhà máy (Ưu điểm, nhược điểm của quy trình
sản xuất, sản phẩm của nhà máy và lượng chất thải phát sinh tại Nhà máy)
Góp phần vào việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong các công ty sơn tĩnh điện tại
Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn:
Nghiên cứu góp phần giúp cho nhà máy nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm
được tài chính, góp phần bảo vệ môi trường đồng thời giúp cho công ty duy trì cải
tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường được vận hành ngày càng hiệu quả hơn.
Là bài học kinh nghiệm nghiên cứu mở rộng mô hình cho các nhà máy sản
xuất sơn tĩnh điện ở Việt Nam.
Đóng góp vào sự phát triển về phương pháp luận về SXSH cho các nhà máy ở
Việt nam.
Là tài liệu tham khảo cho các nhà máy sản xuất sơn tĩnh điện ở Việt Nam.
Ý nghĩa khoa học:
Góp phần vào việc hoàn thiện phương pháp luận, cách tiếp cận về SXSH cho

ngành công nghiệp sơn.
Kết quả áp dụng tại Nhà máy là cơ sở để cho các nhà máy sản xuất sơn tĩnh
điện ở Việt Nam tham khảo
5. Cấu trúc luận văn
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình sản xuất sơn tĩnh điện trên thế giới
Sơn (hoặc có thể gọi là chất phủ bề mặt) được dùng để trang trí mỹ thuật hoặc
bảo vệ các bề mặt vật liệu cần sơn. Sơn đã được loài người cổ xưa chế biến từ các
vật liệu thiên nhiên sẵn có để tạo các bức tranh trên nền đá ở nhiều hang động nhằm
ghi lại hình ảnh sinh hoạt cuộc sống thường ngày mà ngành khảo cổ học thế giới đã
xác định được niên đại cách đây khoảng 25.000 năm [32].
Ai Cập đã biết chế tạo sơn mỹ thuật từ năm 3000 – 600 trước công nguyên.
Hy Lạp và La Mã đã chế tạo sơn dầu béo vừa có tác dụng trang trí vừa có tính chất
bảo vệ các bề mặt cần sơn trong thời kỳ năm 600 trước công nguyên. Đến năm 400
sau công nguyên và mãi đến thế kỷ 13 sau công nguyên các nước khác của Châu Âu
mới biết đến công nghệ sơn này và đến cuối thế kỷ 18 mới bắt đầu có các nhà sản
xuất sơn chuyên nghiệp do yêu cầu về sơn tăng mạnh[32].
Cuộc cách mạng kỹ thuật của thế giới đã tác động thúc đẩy phát triển ngành
công nghiệp sơn từ thế kỷ 18 nhưng chất lượng sơn bảo vệ và trang trí vẫn chưa cao
vì nguyên liệu chế tạo sơn đi từ các loại dầu nhựa thiên nhiên và các loại bột màu
vô cơ có chất lượng thấp.

Ngành công nghiệp sơn chỉ có thể phát triển nhảy vọt khi xuất hiện trên thị
trường các loại nhựa tổng hợp tạo màng sơn cùng với các loại bột màu hữu cơ chất
lượng cao và nhất là sự xuất hiện của sản phẩm bột màu trắng đioxit titan (TiO2) là
loại bột màu chủ đạo, phản ánh sự phát triển của công nghiệp sơn màu.
Trong tương lai, thách thức của ngành công nghiệp sơn toàn cầu phải giải
quyết bài toán quen thuộc là tìm được giải pháp cân bằng giữa một bên là sức ép về
chi phí của năng lượng, nguyên liệu và đáp ứng quy định luật an toàn môi trường
của chính phủ với một bên là yêu cầu của thị trường là chất sơn phải hoàn hảo với
giá cả tốt nhất. Các thách thức này sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho ngành sơn công
nghiệp thế giới nghiên cứu và triển khai các giải pháp công nghệ mới, nguyên liệu
mới và sản phẩm mới đó chắc chắn cũng là tác động tích cực đối với sự phát triển
hơn nữa của ngành công nghiệp này.

5


Công nghệ sơn tĩnh điện (Electro Static Power Coating Technology) là công
nghệ hiện đại được phát minh bởi TS. Erwin Gemmer vào đầu thập niên 1950 [32].
Qua nhiều cải tiến bởi các nhà khoa học, các nhà sản xuất chế tạo về thiết bị và bột
sơn đã giúp cho công nghệ sơn tĩnh điện ngày càng hoàn chỉnh về chất lượng và
mẫu mã tốt hơn. Có 2 loại công nghệ sơn tĩnh điện:
- Công nghệ sơn tĩnh điện khô (sơn bột) [32]: Ứng dụng để sơn các sản phẩm
bằng kim loại: sắt thép, nhôm, inox...
- Công nghệ sơn tĩnh điện ướt (sử dụng dung môi) [32]: Ứng dụng để sơn các
sản phẩm bằng kim loại, nhựa gỗ,...
Mỗi công nghệ đều có những ưu khuyết điểm khác nhau:
- Đối với công nghệ sơn tĩnh điện ướt thì có khả năng sơn được trên nhiều loại
vật liệu hơn, nhưng lượng dung môi không bám vào vật sơn sẽ không thu hồi được
để tái sử dụng, có gây ô nhiễm môi trường do lượng dung môi dư, chi phí sơn cao.
- Đối với công nghệ sơn khô chỉ sơn được các loại vật liệu bằng kim loại,

nhưng bột sơn không bám vào vật sơn sẽ được thu hồi (trên 95%) để tái sử dụng,
chi phí sơn thấp, ít gây ô nhiễm môi trường.
Dây chuyền thiết bị sơn tĩnh điện dạng bột bao gồm các thiết bị chính là súng
phun và bộ điều khiển tự động , các thiết bị khác như buồng phun sơn và thu hồi bột
sơn; buồng hấp bằng tia hồng ngoại tuyến (chế độ hấp điều chỉnh nhiệt độ và định
giờ tự động tắt mở) . Máy nén khí, máy tách ẩm khí nén .. Các bồn chứa hóa chất để
xử lý bề mặt trước khi sơn được chế tạo bằng vật liệu composite.
Sơ đồ qui trình công nghệ sơn tĩnh điện:
Xử lý bề mặt hấp phun sơn sấy thành phẩm
- Xử lý bề mặt: Vật sơn phải được xử lý bề mặt trước khi sơn qua các bước
sau: Tẩy dầu ,Rửa nước chảy tràn, Tẩy gỉ, Rửa nước chảy tràn, Định hình, Phosphat
kẽm , Rửa nước.
- Hấp: Hấp khô vật sơn sau khi xử lý bề mặt.

6


- Phun sơn: Áp dụng hiệu ứng tĩnh trong quá trình phun sơn có bộ điều khiển
trên súng, có thể điều chỉnh lượng bột phun ra hoặc điều chỉnh chế độ phun sơn
theo hình dáng vật sơn.
- Sấy: Vật sơn sau khi sơn được đưa vào buồng sấy. Tùy theo chủng loại thông
số kỹ thuật của bột sơn mà đặt chế độ sấy tự động thích hợp (nhiệt độ sấy 1500C 200oC, thời gian sấy 10 - 15 phút).
- Cuối cùng là khâu kiểm tra, đóng gói thành phẩm. Do trong qui trình xử lý
bề mặt tốt, qui trình phosphat kẽm bám chắc lên bề mặt kim loại, nên sản phẩm sau
khi sơn tĩnh điện có khả năng chống ăn mòn cao dưới tác động của môi trường.
Màu sắc của sản phẩm sơn tĩnh điện rất đa dạng và phong phú như sơn bóng hay
nhám sần, vân búa hay nhũ bạc... Vì vậy, sản phẩm sơn tĩnh điện có thể đáp ứng
cho nhu cầu trong nhiều lĩnh vực có độ bền và thẩm mỹ cao, đặc biệt là đối với
các mặt.
1.2. Tình hình sản xuất sơn tĩnh điện tại Việt Nam [33]

Ở Việt Nam, cha ông ta từ gần 400 năm trước đã biết dùng sơn ta từ cây sơn
mọc tự nhiên chế biến thành sơn trang trí và bảo vệ cho chất lượng gỗ của các pho
tượng thờ, các tấm hoành phi câu đối “sơn son thiếp vàng”. Lớp sơn bảo vệ này
chất lượng hầu như không thay đổi sau hàng trăm năm sử dụng. Sơn ta đến nay vẫn
được coi là nguyên liệu chất lượng cao dùng cho ngành tranh sơn mài được ưa
chuộng cả trong và ngoài nước hoặc một số loại dầu béo như: dầu chẩu và dầu lai
hoặc nhựa thông từ cây thông ba lá mọc tự nhiên tại Việt Nam, từ lâu đã được
người dân chế biến thành dầu bóng (clear – varnish) gọi nôm na là “quang dầu”
dùng trang trí và bảo vệ cho “nón lá” hoặc “đồ gỗ”, nội ngoại thất [33].
Tuy nhiên, việc sử dụng sơn nói trên chỉ mang tính chất tự phát từ nhu cầu đời
sống thường ngày, đến năm 1913 - 1914 ở Việt Nam mới xuất hiện một xưởng sơn
dầu ở Hải Phòng do người Pháp mở mang nhãn hiệu TESTUDO. Tiếp sau đó vài
năm, hãng sơn Việt Nam đầu tiên “Công ty sơn Nguyễn Sơn Hà” được thành lập và
tiếp theo có các hãng sơn ở Hà Nội là Thăng Long, Gecko. Trong đó cần chú ý là
loại sơn RESISTANCO của hãng sơn Nguyễn Sơn Hà rất được người tiêu dùng

7


trong và ngoài nước ưa chuộng, đây có thể nói là hãng sơn đầu tiên lớn nhất tại Việt
Nam lúc ấy và còn để lại giấu ấn lịch sử tới ngày nay là Công ty cổ phần sơn Hải
Phòng phát triển từ mảnh đất mang tên Xí nghiệp sơn Phú Hà (hậu duệ sau này của
ông Nguyễn Sơn Hà). Vì vậy có thể nói rằng: ông Nguyễn Sơn Hà chính là ông tổ
ngành sơn Việt Nam [33].
Ngành công nghiệp sơn Việt Nam có thể lấy điểm khởi đầu phát triển từ năm
1914 -1920 [33]. Tuy nhiên do bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam mãi đến năm 1975
mới thực sự là một quốc gia độc lập và thống nhất lãnh thổ và có đầy đủ điều kiện
phát triển kinh tế xã hội và từng bước phát triển ngành sơn Việt Nam có thể chia
thành các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1914 – 1954: [33].

Tại Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn với sản phẩm chủ yếu là sơn dầu, sơn alkyd
gốc dung môi với công nghệ đơn giản, chất lượng sơn không cao chủ yếu phục vụ
cho yêu cầu sơn trang trí xây dựng, các loại sơn công nghiệp chất lượng cao đều
nhập khẩu.Ngoài ra trong vùng tự do thời kháng chiến chống Pháp cũng có cơ sở
sản xuất sơn của Việt Nam nhưng sản phẩm chủ yếu là sơn dầu từ nguyên liệu thiên
nhiên sẵn có ở Việt Nam như: nhựa thông, dầu chẩu…
Giai đoạn 1954 – 1975: [33].
Miền Bắc: có 3 nhà máy sơn nhà nước quy mô sản xuất công nghiệp là:
Nhà máy Sơn Tổng Hợp Hà Nội ,Nhà máy Hóa chất Sơn Hà Nội và Nhà máy
Sơn Hải Phòng (trước đây là xí nghiệp sơn Phú Hà) do Sở Công nghiệp Hải Phòng
quản lý.
Miền Nam: Có 16 hãng sơn lớn nhỏ sản xuất đủ các loại sơn tổng sản lượng
7.000 tấn/năm (theo số liệu của Tổng Cục Hóa Chất – 28/4/1976) Các nguyên liệu
sản xuất phần lớn đều nhập khẩu có chất lượng cao, công nghệ hiện đại theo thời
điểm 1960, có thể kể các nhà máy lớn và các sản phẩm tiêu biểu.
Nhà máy sơn Bạch Tuyết và Huệ Phát (nay là Công ty sơn Bạch Tuyết): sản
phẩm chủ yếu là sơn alkyd dùng cho ngành xây dựng và 1 lượng không lớn sơn
Epoxy.

8


Nhà máy sơn Á Đông, Á Châu, Việt Điểu, Vĩnh Phát sản phẩm chủ yếu là sơn
dầu, sơn alkyd và sơn nước cho ngành sơn trang trí xây dựng.
Giai đoạn 1976 – 1989[33].
Đặc điểm phát triển của ngành sơn giai đoạn này mang dấu ấn khó khăn chung
của nền kinh tế sau chiến tranh thống nhất đất nước.
Các loại sơn nhựa tổng hợp có chất lượng cao và tốt dùng cho ngành công
nghiệp gốc Alkyd, Epoxy…chỉ được sản xuất số lượng ít theo hạn mức ngoại tệ
nhập khẩu nguyên liệu.

Tổng sản lượng sơn chỉ đạt mức dưới 10.000 tấn/năm cung không đủ cầu,
những loại sơn có chất lượng tốt đều phân phối theo chỉ tiêu và giá bao cấp do Nhà
nước quản lý.
Giai đoạn 1990 – 2008[33].
Năm 1986, kinh tế Việt Nam bắt đầu bước vào thời kỳ “đổi mới” với đặc tính
của nền kinh tế thị trường, cùng với việc chuyển biến tích cực của nền kinh tế,
nhưng sự chuyển biến tích cực của ngành sơn chỉ bắt đầu khởi đầu từ năm 1990 để
bước vào quá trình hội nhập phát triển với khu vực quốc tế và dần dần ổn định phát
triển liên tục tới năm(2008) Có thể tóm tắt đặc điểm lịch sử phát triển của ngành
sơn Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2008 như sau:
Quá trình hội nhập (1990 – 1993) [33].
Mức tiêu thụ (chủ yếu sơn trang trí) trung bình 10.000 tấn/ năm. Sản phẩm chủ
yếu do trong nước sản xuất: Sơn dầu alkyd chất lượng sản phẩm và công nghệ:
không cao, không đáp ứng được yêu cầu về số lượng - chất lượng và chủng loại sơn
(nhất là sơn trang trí gốc nước và sơn công nghiệp).
Bước đột phá về đầu tư (1993 – 1997) [33].
Thuận lợi: GDP trung bình tăng trưởng 8,8%/ năm.
Ngành xây dựng tốc độ gia tăng mạnh là các yếu tố tích cực cho ngành sơn
phát triển.

9


Mức tiêu thụ: tăng vọt qua các năm: 10.000 tấn năm 1993 , 25.000 tấn năm
1996, 40.000 tấn, năm 1997. Sơn trang trí chiếm tỉ lệ: 80% mức tiêu thụ.
Sơn tàu biển và bảo vệ chiếm tỉ lệ 20% mức tiêu thụ.
Mức độ đầu tư nước ngoài về sơn đạt mức khoảng 90 triệu USD: có 20 công
ty sơn nước ngoài lập nhà máy liên doanh với Việt Nam hoặc 100% vốn nước
ngoài, đặc biệt là các công ty có tên tuổi lớn về sơn quốc tế đều có mặt ở thị trường
Việt Nam.

Kết quả với dòng đầu tư đột phá này từ nước ngoài kéo theo sự chuyển đổi
mạnh mẽ của đầu tư trong nước, chất lượng công nghệ sơn tại Việt Nam đã được
“thay da đổi thịt” và tạo ra các dòng sản phẩm có chất lượng theo yêu cầu thị
trường. Từ đó làm cơ sở hết sức quan trọng cho bước phát triển nhảy vọt và ổn định
cho các năm kế tiếp nhất là từ năm 2000 về sau.
Quá trình phát triển ổn định trước thách thức (1997 – 1999) [33].
Thách thức phát triển kinh tế Việt Nam: khủng hoảng tài chính khu vực Đông
Nam Á (1997 – 1999) Việt Nam tuy ít chịu ảnh hưởng nhưng cũng tăng trưởng
chậm lại qua các chỉ tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam. Ngành sơn Việt Nam vẫn
đạt tốc độ phát triển 15 - 20% năm đến hết năm 1999.
Quá trình phát triển với tốc độ cao 2000 – 2007 [33].
Bối cảnh lịch sử: Các nước Đông Nam Á đã vượt qua giai đoạn khủng hoảng
tài chính và nền kinh tế bắt đầu hồi phục và phát triển ổn định. Kinh tế Việt Nam ít
bị ảnh hưởng của khủng hoảng này, tuy có tăng trưởng chậm lại nhưng rất ổn định
và ngày càng phát triển mạnh hơn – thể hiện qua các chỉ tiêu phát triển kinh tế sau
đây:
Bảng 1: Mức tăng trưởng GDP trong các năm của Việt Nam
STT

Năm

Mức tăng GDP/ năm ( %)

1

2000

6,8%

2


2001

6,9%

3

2002

7,08%

10


STT

Năm

Mức tăng GDP/ năm ( %)

4

2003

7,34%

5

2004


7,79%

6

2005

8,44%

7

2006

8,23%

8

2007

8.48%

(Nguồn số liệu: Niên giám của Tổng cục Thống kê Việt Nam) [13].
Bảng 2: Nguồn vốn triển khai trong các năm của Việt Nam
STT

Năm

Vốn đăng ký ( tỉ USD)

Thực hiện ( tỉ USD)


1

2000

2,839

2,44

2

2001

3,143

2,450

3

2002

2,999

2,591

4

2003

3,191


2,650

5

2004

4,548

2,853

6

2005

6,840

3,309

7

2006

12,004

4,100

8

2007


21,348

8,030

Nguồn số liệu: Niên giám của Tổng cục Thống kê Việt Nam [13].
Mức Ngành sơn Việt Nam sau khi đạt được sự phát triển ổn định trong giai
đoạn thách thức khủng hoảng tài chính khu vực Đông Nam Á (1997 - 1999) với tốc
độ tăng trưởng dao động 15 – 20%/năm thì bắt đầu từ năm 2000 đến năm 2007 là
quá trình phát triển với tốc độ cao cùng với sự tăng trưởng không ngừng của nền
kinh tế Việt Nam với các đặc điểm phát triển như sau:
Phát triển mạnh về sản lượng và chủng loại sơn:Sơn trang trí chiếm tỉ trọng
lớn, tăng trưởng trung bình 25%/năm, sơn tàu biển, bảo vệ, sơn công nghiệp ngày
càng phát triển theo yêu cầu thị trường (theo bảng số liệu các năm 1995 đến 2007
về phát triển thị trường sơn Việt Nam do Hiệp hội sơn và mực in Việt Nam – VPIA
công bố). [14].

11


Cho đến năm 2009 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (khoảng hơn
200 doanh nghiệp) vẫn chiếm 60% thị phần, 40% còn lại là phần các doanh nghiệp
Việt Nam.
Với đặc điểm phát triển tốc độ cao trong giai đoạn này có mức tăng trưởng
trung bình 15 – 20% năm, số lượng doanh nghiệp sản xuất sơn ngày càng gia tăng.
Việt Nam trở thành “điểm nóng” thu hút đầu tư của các nước trong khu vực và
quốc tế vào ngành công nghiệp sơn. Trong hoàn cảnh lịch sử đó, Hiệp hội ngành
nghề sơn - mực in Việt Nam (tên giao dịch VPIA) được thành lập 25/4/2008 từ tổ
chức tiền thân là phân hội sơn - mực in thuộc Hội hóa học – Tp.Hồ Chí Minh.
Ngay năm đầu tiên thành lập, tính đến 21/4/2009 VPIA đã quy tụ 112 Hội viên
Doanh nghiệp có liên quan đến ngành nghề (trong số 71 Hội viên là doanh nghiệp

sản xuất có: 54 doanh nghiệp sản xuất sơn, 10 doanh nghiệp sản xuất mực in, 7
doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu và thiết bị sản xuất sơn). VPIA là thành viên
chính thức của tổ chức APIC (Hội đồng quốc tế sơn Châu Á) gồm 17 Hiệp hội sơn
các nước trong khu vực. VPIA là một Hiệp hội ngành nghề còn non trẻ, tập hợp số
lượng Hội viên chưa lớn (64 Hội viên sản xuất sơn – mực in so với tổng số năm
2009 khoảng 280 doanh nghiệp sản xuất sơn - mực in trong cả nước. Hiện nay,
trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, VPIA đang bước đầu hội nhập vào
con đường hoạt động chuyên nghiệp, với nhận định của các chuyên gia kinh tế có
uy tín của thế giới, nền kinh tế Việt Nam sẽ sớm phục hồi và có thể giữ mức tăng
trưởng trên 3% năm 2014, riêng ngành công nghiệp sơn vẫn đạt mức tăng trưởng
mạnh về sơn bảo vệ và tàu biển, sơn trang trí…VPIA hy vọng sẽ hoạt động có hiệu
quả trong quá trình bảo vệ lợi ích của Hội viên và đưa ngành sơn mực in Việt Nam
hội nhập tốt vào các nước khu vực và quốc tế [14].
1.3. Tình hình sử dụng nguyên liệu, năng lượng, nước trong ngành sơn tĩnh điện
Nguyên liệu chính được sử dụng bao gồm: Nhôm định hình, Bột sơn tĩnh
điện CR-2 (dongtai) [21].
Nguyên liệu phụ: bao gồm các loại hoá chất, chất trợ và các loại CR-2 (Dong
tai), DA-2(Dong tai), H2SO4 , polyme, Al2(SO4)3, Fe2SO4, HNO3, NaOH [21].

12


Tình hình sử dụng năng lượng:
Năng lượng: Ngành sơn tĩnh điện sử dụng chủ yếu là điện năng cho máy
móc, thiết bị công nghệ, điều hòa không khí, thông gió và chiếu sáng.
Nhiên liệu: Ngành sơn tĩnh điện thường sử dụng 2 loại nhiên liệu cho lò hơi
là than đá hoặc dầu FO và xăng dầu cho phương tiện vận tải, nâng hạ, bảo trì... Gần
đây đã bắt đầu xuất hiện một số thiết bị sử dụng khí Gas.
Tình hình sử dụng nước:
Nước được sử dụng trong ngành công nghiệp sơn tĩnh điện rất lớn, đặc biệt

cho công nghệ mạ. Số liệu thống kê của các doanh nghiệp cho thấy định mức sử
dụng nước cho 1 tấn sản phẩm của mỗi doanh nghiệp rất khác nhau. Sự khác nhau
này phụ thuộc vào từng mặt hàng, từng thiết bị, công nghệ sử dụng. Sự thiếu hợp lý
trong sử dụng dẫn đến lãng phí nước là hiện tượng rất phổ biến trong các doanh
nghiệp sơn tĩnh điện.
Bảng 3: Nguyên vật liệu phục vụ sản xuất sơn tĩnh điện
STT

Tên nguyên liệu

1

Nhôm định hình

Công thức hóa

Công đoạn sử

học

dụng

Al

Nguyên liệu đầu

Việt Nam

vào chính
Epoxy,


2

Xuất xứ

Việt

Bột sơn tĩnh điện các

polyester, phụ

Nguyên liệu dùng

Nam,

loại

gia

sơn phủ

trung
quốc

CR-2 (dongtai)
3

HNO3: 8%;
CrO3: 4%;


Trung
Phủ Crom

quốc

NaNO3: 6%
DA-2(Dong tai)
4

HF.H2O: 15%;
H3PO4: 5%;
C6H14O2: 5%

13

Trung
Phủ Crom

quốc


STT

Tên nguyên liệu
A Xít sulfuric

Công thức hóa

Công đoạn sử


học

dụng

H2SO4

Xử lý nước thải,

Việt

hoàn nguyên vật

Nam

5

Xuất xứ

liệu hấp phụ
6

7

8

9

Polyme

Nhôm Sulfate


Sắt Sulfate

Axit Nitoric

Natri Hydroxide

Polyme

Xử lý nước thải

Al2(SO4)3

Xử lý nước thải

Fe2SO4

Xử lý nước thải

HNO3

NaOH

Xử lý nước thải

Việt
Nam
Việt
Nam
Việt

Nam
Việt
Nam

Làm sạch nguyên

Việt

liệu, xử lý nước

Nam

10

thải
11

12

13

Gas lỏng, than, củi

Gas lỏng, than,
củi

Điện

Nước:


Điện

H2O

Nồi hơi

Điều hòa, máy

Việt
Nam
Việt
Nam

Sinh hoạt, sản

Việt

xuất

Nam

(Nguồn: Báo cáo tổng kết khoa học công nghệ đề tài cấp nhà nước - Nghiên
cứu chế tạo và ứng dụng sơn bột tĩnh điện) [2]
1.4. Tình hình nghiên cứu SXSH trong và ngoài nước
Với những lợi ích đáng kể SXSH ngày càng được áp dụng rộng rãi trên thế
giới, đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Canada, Australia, Thụy

14



×