ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
NGUYỄN LAN HƯƠNG
NGHIÊN CỨU TÍCH HỢP HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG ISO 14001 VỚI HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ
SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP OHSAS 18001 CHO CÔNG TY
TNHH NHÀ THÉP TIỀN CHẾ ZAMIL VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Hà Nội – Năm 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
NGUYỄN LAN HƯƠNG
NGHIÊN CỨU TÍCH HỢP HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG ISO 14001 VỚI HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ
SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP OHSAS 18001 CHO CÔNG TY
TNHH NHÀ THÉP TIỀN CHẾ ZAMIL VIỆT NAM
Chuyên ngành: Môi trường và phát triển bền vững
(Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Vũ Quyết Thắng
Hà Nội – Năm 2016
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới PGS.TS Vũ Quyết Thắng người đã
dành nhiều thời gian quý báu để hướng dẫn và truyền đạt nhiều kiến thức để tôi thực
hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi cũng gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Trung
tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, các thầy cô và các anh chị đã luôn tạo
điều kiện, trang bị và hỗ trợ cho tôi các kiến thức cần thiết hình thành nên đề tài và
nội dung của luận văn.
Nhân dịp này, Tôi cũng xin được trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo công ty
TNHH Nhà thép tiền chế Zamil Việt Nam và ban ISO đã phối hợp để xây dựng hệ
thống quản lý tích hợp ISO 14001 và OHSAS 18001 cho doanh nghiệp
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016
Tác giả
Nguyễn Lan Hương
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong
luận văn là trung thực, không sử dụng số liệu của tác giả khác khi chưa được công bố
hoặc chưa được sự đồng ý. Những kết quả nghiên cứu của tác giả chưa từng được
công bố trong bất kỳ một công trình nào khác./.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
NGUYỄN LAN HƯƠNG
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ............................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ..............................................................................................vii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................... 4
1.1. Giới thiệu về HTQLMT ISO 14001 và HTQL AT&SKNN OHSAS 18001 ... 4
1.1.1. HTQLMT – ISO 140001 ......................................................................... 4
1.1.2. Hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001 ....... 6
1.1.3. Những lợi ích khi các DN áp dụng ISO 14001/OHSAS 18001 ................ 8
1.2. Tình hình áp dụng Hệ thống quản lý Môi trường ISO 14001 và Hệ thống quản
lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001 .......................................... 10
1.2.1. Trên thế giới .......................................................................................... 10
1.2.2. Tại Việt Nam ........................................................................................ 14
1.3. Hệ thống quản lý tích hợp IMS .................................................................... 17
1.3.1. Khái niệm về IMS ................................................................................. 17
1.3.2. Khó khăn và lợi ích của IMS ................................................................. 18
1.3.3. Mô hình IMS ......................................................................................... 19
1.4. Cơ sở khoa học của mô hình tích hợp hệ thống quản lý ............................... 19
1.4.1. Mô hình PDCA ..................................................................................... 19
1.4.2. Mô hình quản lý chất lượng toàn diện ................................................... 22
1.4.3. Mô hình Ma trận IMS............................................................................ 26
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 28
iii
2.1.
Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu. ........................................... 28
2.1.1.
Địa điểm nghiên cứu: ......................................................................... 28
2.1.2.
Thời gian nghiên cứu. ........................................................................ 28
2.1.3.
Đối tượng nghiên cứu. ....................................................................... 28
2.2.
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ........................................ 31
2.2.1.
Phương pháp luận. ............................................................................. 31
2.2.2.
Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 32
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 34
3.1. Hiện trạng HTQLMT và HTQL AT& SKNN của ZSV ............................... 34
3.1.1. Hiện trạng quản lý môi trường theo ISO 14001 của ZSV ...................... 34
3.1.2. Hiện trạng quản lý an toàn-SKNN theo OHSAS 18001 ......................... 43
3.2. Những tồn tại khi áp dụng song song hai hệ thống ISO 14001 và OHSAS 18001
riêng biệt của ZSV ............................................................................................. 51
3.3. Nghiên cứu lựa chọn mô hình tích hợp cho ZSV ......................................... 53
3.3.1. Lựa chọn mô hình tích hợp .................................................................... 53
3.3.2. Khó khăn và thuận lợi của ZSV khi tiến hành tích hợp HTQL............... 55
3.4. Đề xuất hệ thống quản lý tích hợp cho ZSV ................................................ 56
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................ 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 98
PHỤ LỤC 1 – KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MTXQ VÀ MTLĐ................................ 101
Phụ lục 2: Chính sách Môi trường và Chính sách an toàn…………………………109
Phụ lục 3: Bảng A- xác định các mối nguy quan trọng……………………………111
Phụ lục 4: Hướng dẫn nhận biết, thu gom và quản lý chất thải……………………113
Phụ lục 5: Các quy định AT……………………………………………………….118
Phụ lục 6: Kế hoạch khẩn cấp……………………………………………………..126
Phụ lục 7: Các bảng phỏng vấn sâu………………………………………………..113
Phụ lục 8: Hình ảnh minh họa……………………………………………………..146
iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
AT
: An toàn
ATLĐ
: An toàn lao động
BVMT
: Bảo vệ môi trường
BHLĐ
: Bảo hộ lao động
CAR
: Phiếu yêu cầu khắc phục
CBCNV
: Cán bộ công nhân viên
CSMT
: Chính sách Môi trường
CSAT
: Chính sách An toàn
CTNH
: Chất thải nguy hại
DN
: doanh nghiệp
ĐGMT
: Đánh giá Môi trường
HĐKP
: Hành động khắc phục
HĐKP&PN
: Hành động khắc phục và phòng ngừa
HTQL AT&SKNN : Hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp
HTQLCL
: Hệ thống quản lý chất lượng
HTQLMT
: Hệ thống quản lý Môi trường
HĐSX
: Hoạt động sản xuất
KCMT
: Khía cạnh Môi trường
KPH
: Không phù hợp
MR
: Đại diện lãnh đạo
MT
: Môi trường
MT&AT
: Môi trường và An toàn
MTXQ
: Môi trường xung quanh
MTLĐ
: Môi trường lao động
MT&CT
: Mục tiêu và chỉ tiêu
NCR
: Phiếu sự không phù hợp
ONMT
: Ô nhiễm môi trường
v
PTBV
: Phát triển bền vững
PCCC
: Phòng cháy chữa cháy
SKNN
: Sức khỏe nghề nghiệp
TCCP
: Tiêu chuẩn cho phép
TĐMT
: Tác động Môi trường
TNLĐ
: Tai nạn lao động
VSLĐ
: Vệ sinh lao động
IMS
: Integrated Management System (hệ thống quản lý tích hợp)
HSE
: Health, Safety and Environment (Môi trường, an toàn và sức
khỏe nghề nghiệp
TQM
: Total Quality Management (quản lý chất lượng toàn diện)
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Thống kê số chứng chỉ ISO được cấp trên thế giới
Bảng 3.1. Danh mục các loại nhiên liệu và hóa chất sử dụng trong sản xuất
Bảng 3.1. Danh mục tài liệu môi trường
Bảng 3.2. Danh mục CTNH đăng ký chủ nguồn thải.
Bảng 3.3. Danh mục CTNH được xử lý 6 tháng đầu năm 2015
Bảng 3.4. Danh mục tài liệu An toàn
Bảng 3.5. Ma trận đào tạo
Bảng 3.6. Ưu điểm của hệ thống tích hợp
Bảng 3.7. Ma trận tương quan các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và
OHSAS 18001:2007
Bảng 3.8. Ma trận tích hợp hệ thống quản lý
Bảng 3.9. Ma trận các thủ tục và tài liệu tích hợp
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình quản lý môi trường theo ISO 14001
Hình 1.2. Mô hình quản lý An toàn và SKNN theo OHSAS 18001
Hình 1.3: Số lượng chứng chỉ ISO 14001 được cấp trên thế giới
Hình 1.4: Top 10 quốc gia áp dụng ISO 14001
Hình 1.5: Số chứng chỉ OHSAS 18001 được cấp trên thế giới
Hình 1.6: Số lượng chính chỉ ISO 14001 được cấp ở Việt Nam
Hình 1.7. Hình minh họa chu trình PDCA
Hình 1.8. Hệ thống quản lý tích hợp dựa trên các yếu tố chung
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của ZSV
Hình 2.2. Quy trình công nghệ
Hình 2.3. Mô hình tiếp cận quá trình và tiếp cận hệ thống
Hình 3.1. Hệ thống xử lý khí thải các bon hoạt tính
Hình 3.2. Các bước tích hợp hệ thống quản lý
Hình 3.3. Minh họa sự tích hợp hệ thống quản lý
vii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo nguyên lý của phát triển bền vững là phải đảm bảo phát triển hài hòa và
cân bằng cả về kinh tế, xã hội và MT. Mục đích của phát triển kinh tế là nâng cao đời
sống của nhân loại, nếu các HĐSX kinh doanh nào đó tạo ra sự ONMT hoặc không
tạo ra sự an toàn cho con người có liên quan đến các hoạt động đó thì sự phát triển sẽ
không nhận được sự ủng hộ. Các nhà đầu tư, khách hàng, các bên hữu quan, nhân
viên trong DN, Chính phủ các nước, trong đó có Đảng và nhà nước Việt Nam ngày
càng quan tâm nhiều hơn đến công tác BVMT và vấn đề sức khỏe và an toàn của
người lao động trong DN, vì vậy các quy định pháp lý nghiêm ngặt, các chính sách
kinh tế, hoạt động quản lý nguồn nhân lực và các biện pháp khác ngày càng được
tăng cường và triển khai và áp dụng để nâng cao việc BVMT, phòng ngừa rủi ro về
sức khỏe và ATLĐ. Trước sức ép của pháp luật, của khách hàng, sức ép của cạnh
tranh, muốn tồn tại và PTBV, các DN phải tìm cho mình một giải pháp để đảm bảo
đáp ứng các yêu cầu. DN thuộc mọi ngành nghề muốn nhận được sự ủng hộ của cộng
đồng xã hội, của khách hàng thì phải nghĩ đến việc chứng minh rằng đã hoàn tất các
hoạt động BVMT, các hoạt động kiểm soát sức khỏe và an toàn trong lao động, thể
hiện qua việc quản lý được các TĐMT đáng kể, các mối nguy rủi ro và cải thiện các
ảnh hưởng hữu ích từ các HĐSX kinh doanh, các sản phẩm và dịch vụ của mình. Mỗi
một đất nước có một hệ thống pháp luật khác nhau, vì thế nếu một DN muốn đẩy
mạnh thương hiệu và phát triển của mình để vươn ra các nước khác trên thế giới đòi
hỏi phải có một công cụ hỗ trợ đó là các tiêu chuẩn quốc tế. DN có thể minh chứng
thông qua các chứng nhận về việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản
lý Môi trường theo ISO 14001 và hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
theo OHSAS 18001.
Hiện nay, dựa trên các điểm tương đồng của các hệ thống quản lý, các DN có
xu hướng tích hợp các hệ thống quản lý riêng lẻ với nhau hoặc tiến hành lấy chứng
nhận tích hợp ngay từ giai đoạn đầu nhằm tiết kiệm nguồn lực, thời gian và chi phí,
giảm giá thành sản phẩm và nâng cao được lợi nhuận do kiểm soát được quá trình
1
sản xuất. Công ty TNHH Nhà thép tiền chế Zamil Việt Nam là một trong những công
ty đạt được chứng chỉ ISO 14001:2004, OHSAS 18001:2007, nhận thấy những tồn
tại khi áp dụng 2 hệ thống này riêng lẻ như: hệ thống tài liệu quá nhiều và phức tạp;
gây ra sự hoang mang và có thể sử dụng sai tài liệu; mất thời gian, nhân lực và chi
phí.
Vì lý do trên, đề tài “Nghiên cứu tích hợp hệ thống quản lý môi trường ISO
14001 với hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001 cho
công ty TNHH Nhà thép tiền chế Zamil Việt Nam” được thực hiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung:
Nghiên cứu các giải pháp nhằm tích hợp HTQLMT theo ISO 14001 và HTQL
AT&SKNN theo OHSAS 18001 cho công ty TNHH Nhà thép tiền chế Zamil Việt
Nam (ZSV), nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí ZSV qua đó kiểm soát, giảm thiểu
và ngăn ngừa ONMT, giảm thiểu chất thải và TNLĐ phát sinh từ các HĐSX.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Thực trạng HTQLMT và HTQL AT&SKNN của ZSV;
Nghiên cứu, đề xuất mô hình tích hợp HTQLMT theo ISO 14001 và HTQL
AT&SKNN theo OHSAS 18001 cho ZSV;
Đề xuất hệ thống quản lý tích hợp- Đưa ra khung, các hướng dẫn thiết lập các
quy trình tích hợp.
3. Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu tài liệu tổng quan về HTQLMT theo ISO 14001:2004 và HTQL
AT&SKNN theo OHSAS 18001:2007.
Khảo sát các hoạt động thực tế, cách thức tổ chức quản lý và các quy trình
công nghệ sản xuất của công ty ZSV. Thu thập tài liệu của HTQLMT theo ISO
14001:2004 và HTQL AT&SKNN theo OHSAS 18001:2007 của ZSV.
Phân tích cơ sở khoa học đề xuất giải pháp tích hợp HTQLMT theo ISO
14001:2004 và HTQL AT&SKNN theo OHSAS 18001:2007 cho ZSV.
2
Đề xuất mô hình và một số yêu cầu của tài liệu của hệ thống quản lý tích hợp
cho công ty ZSV.
4. Bố cục của luận văn
Luận văn được trình bày gồm có phần mở đầu; 3 chương chính; kết luận và
kiến nghị. Nội dung của 3 chương chính như sau:
Chương I. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
1.1. Giới thiệu về HTQLMT ISO 14001 và HTQL AT&SKNN OHSAS 18001
1.2. Tình hình áp dụng HTQLMT ISO 14001 và HTQL AT&SKNN OHSAS 18001
1.3. Hệ thống quản lý tích hợp IMS
1.4. Cơ sở khoa hoạc của mô hình tích hợp hệ thống quản lý
Chương II. Địa điểm, thời gian, đối tượng nghiên cứu, phương pháp luận và phương
pháp nghiên cứu
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu
2.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
2.3. Quy mô & cơ cấu tổ chức và quy trình công nghệ của ZSV
Chương III. Kết quả nghiên cứu
3.1. Hiện trạng HTQLMT và HTQL AT&SKNN của ZSV
3.2. Những tồn tại khi áp dụng song song hai hệ thống ISO 14001 và OHSAS 18001
riêng biệt của ZSV.
3.3. Lựa chọn mô hình tích hợp cho ZSV
3.4. Đề xuất hệ thống quản lý tích hợp cho ZSV
3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu về HTQLMT ISO 14001 và HTQL AT&SKNN OHSAS 18001
1.1.1. HTQLMT – ISO 140001
ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành hướng
tới các hoạt động về BVMT, bao gồm nhiều nội dung khác nhau như HTQLMT, đánh
giá vòng đời sản phẩm, nhãn sinh thái, xác định và kiểm kê khí nhà kính.
HTQLMT
Tiêu chuẩn về khía cạnh môi
(ISO 14001, ISO 14004)
trường của sản phẩm
(ISO 14060)
Đánh giá môi trường
Nhãn môi trường
(ISO 14010, ISO 14011, ISO 14012)
(ISO 14020, ISO 14021, ISO
14022, ISO 14023, ISO 14024)
Đánh giá hoạt động môi trường
Đánh giá vòng đời của sản phẩm
(ISO 14031)
(ISO 14040, ISO 14041, ISO
14042, ISO 14043)
Tiêu chuẩn đánh giá tổ chức
Tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm
ISO 14001 là một trong các tiêu chuẩn của Bộ tiêu chuẩn ISO 14000, đưa ra
các yêu cầu cần thực hiện để quản lý các yếu tố ảnh hưởng tới MT trong quá trình
hoạt động của tổ chức, DN. Ra đời lần đầu tiên vào năm 1996, có tên gọi là ISO
14001:1996, sau đó được sửa đổi, bổ sung vả ban hành lần 2 vào năm 2004 với tên
gọi ISO 14001:2004. Đến năm 2009, tiêu chuẩn ISO 14001:2004 đã được bổ sung
phần phụ lục (ISO 14001:2004/COR.1:2009) và phiên bản cập nhật mới nhất ISO
14001:2015 được ban hành vào ngày 15/9/2015.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu của một HTQLMT nhằm hỗ trợ cho tổ
chức triển khai và thực hiện chính sách và các mục tiêu có tính đến các yêu cầu pháp
luật và thông tin về các KCMT có ý nghĩa. Tiêu chuẩn này nhằm áp dụng cho tất cả
4
các loại hình và quy mô tổ chức và thích hợp với các điều kiện địa lý, văn hóa và xã
hội khác nhau. Cơ sở của cách tiếp cận này được nêu ở hình 1.1. Thành công của hệ
thống phụ thuộc vào sự cam kết của tất cả các cấp và bộ phận chức năng, đặc biệt là
của cấp quản lý cao nhất. Một hệ thống kiểu này giúp cho tổ chức triển khai CSMT,
thiết lập các MT&CT, các quá trình để đạt được các nội dung cam kết trong chính
sách, tiến hành hoạt động cần thiết để cải tiến hiệu quả quản lý của mình và chứng
minh sự phù hợp của hệ thống với các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Mục đích tổng thể
của tiêu chuẩn này là hỗ trợ cho BVMT và ngăn ngừa ô nhiễm cân bằng với các nhu
cầu kinh tế-xã hội [17].
Mức độ chi tiết và phức tạp của HTQLMT, quy mô của tài liệu và các nguồn
lực được sử dụng cho hệ thống phụ thuộc vào một số yếu tố như phạm vi của hệ
thống, quy mô của tổ chức và bản chất của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của
tổ chức. Đây có thẻ là trường hợp riêng đối với DN vừa và nhỏ [17].
Tiêu chuẩn ISO 14001 hiện đã có mặt tại 138 quốc gia và vùng lãnh thổ và đã
có trên 140.000 DN/tổ chức được chứng nhận. Lý do của sự thành công trong việc
phổ biến áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 tại nhiều quốc gia với các nền kinh tế khác
nhau, với các mức độ phát triển và các đặc trưng văn hóa khác nhau chính bởi vì tiêu
chuẩn ISO 14001 đã chỉ ra các yêu cầu trong việc thiết lập một hệ thống để quản lý
các vấn đề về MT cho tổ chức và DN, nhưng không nêu ra cụ thể bằng cách nào để
có thể đạt được những điều đó. Chính bởi vì sự linh động đó mà các loại hình DN
khác nhau, từ DN vừa và nhỏ đến các tập đoàn đa quốc gia có thể tìm cách riêng cho
mình trong việc xác định mục tiêu MT cần cải tiến và cách thức để đạt được các yêu
cầu của HTQLMT.
Tiêu chuẩn ISO 14001 đã được Việt Nam chấp thuận trở thành tiêu chuẩn quốc
gia có tên TCVN ISO 14001:2005 – HTQLMT – Các yêu cầu (tương đương tiêu
chuẩn quốc tế ISO 14001:2004). Dựa trên những sửa đổi của phiên bản quốc tế năm
2009, Việt Nam lại ban hành phiên bản mới là TCVN ISO 14001:2010.
5
Hình 1.1. Mô hình quản lý môi trường theo ISO 14001 [17]
Chú thích: Tiêu chuẩn này dựa trên phương pháp luận là Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm
tra – Hành động khắc phục (Plan-Do-Check-Act). PDCA có thể được mô tả tóm tắt như sau:
-
Lập kế hoạch (P): Thiết lập các mục tiêu và các quá trình cần thiết để đạt được kết
quả phù hợp với CSMT của tổ chức.
-
Thực hiện (D): Thực hiện các quá trình
-
Kiểm tra (C): Giám sát và đo lường các quá trình dựa trên CSMT, mục tiêu, chỉ tiêu,
các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác, và báo cáo kết quả.
-
Hành động (A): Thực hiện các hành động để cải tiếng liên tục hiệu quả hoạt động
của hệ thống quản lý môi trường.
1.1.2. Hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001
Các tổ chức thuộc mọi loại hình ngày càng quan tâm đến việc đạt được và
chứng minh kết quả thực hiện AT&SKNN hợp lý thông qua kiểm soát các rủi ro
AT&SKNN, nhất quán với chính sách và mục tiêu AT&SKNN của tổ chức. Các tổ
chức phải hành động như vậy trong một xu thế pháp luật ngày càng chặt chẽ, sự triển
khai của các chính sách kinh tế và các biện pháp khác đều thúc đẩy việc thực hành
tốt về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp, các bên hữu quan cũng ngày càng bày tỏ mối
quan tâm của mình đến các vấn đề an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp.
Nhiều tổ chức đã tiến hành việc “xem xét” hoặc “đánh giá” OHSAS nhằm
đánh giá kết quả thực hiện AT&SKNN của mình. Tuy nhiên, với cách thức của riêng
mình, những xem xét và đánh giá này có thể chưa đủ để đem lại cho tổ chức một sự
6
đảm bảo rằng kết quả hoạt động của tổ chức không chỉ đáp ứng mà phải còn tiếp tục
đáp ứng các chính sách và yêu cầu của luật pháp. Để có hiệu lực, những xem xét và
đánh giá đó cần được tiến hành trong một HTQL được tích hợp trong hoạt động của
tổ chức.
Nhu cầu phát triển mạnh mẽ về tiêu chuẩn quản lý sức khỏe và an toàn đã thúc
đẩy Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) thực hiện phát hành phiên bản đầu tiên – tiêu chuẩn
OHSAS 18001:1999 HTQL AT&SKNN – Các yêu cầu, Với sự cộng tác của các tổ
chức chứng nhận hàng đầu trên thế giới. Dựa vào tiêu chuẩn này, hệ thống quản lý
của các tổ chức có thể được đánh giá và cấp giấy chứng nhận. Với phiên bản mới
OHSAS 18001:2007 không còn là tiêu chuẩn của BSI mà tiêu chuẩn này được hình
thành do sự đóng góp của 10 tổ chức chứng nhận hàng đầu trên thế giới.
OHSAS 18000 là một bộ tiêu chuẩn chuyên sâu về Hệ Thống Quản Lý An
Toàn và Sức Khoẻ Nghề Nghiệp được xây dựng nhằm giúp DN kiểm soát những rủi
ro về an toàn & sức khoẻ nghề nghiệp đồng thời cải thiện công tác quản lý. Hai khía
cạnh quan trọng của OHSAS 18001 là cam kết chấp hành các qui định cũng như chính
sách pháp luật và cam kết cải tiến liên tục hệ thống. OHSAS 18001 có thể áp dụng
cho tất cả các loại hình tổ chức kể cả trong các DN vừa và nhỏ. Việc áp dụng hệ thống
cũng thể hiện cam kết của DN về một MT làm việc an toàn đi đôi với chính sách
phòng ngừa rủi ro về tai nạn cho người lao động.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu của một HTQL AT&SKNN nhằm hỗ trợ
cho các tổ chức triển khai và thực hiện chính sách và các mục tiêu có tính đến các
yêu cầu pháp luật và thông tin về các mối nguy về AT&SKNN. Tiêu chuẩn này nhằm
áp dụng cho tất cả các loại hình và quy mô tổ chức và thích hợp với các điều kiện địa
lý, văn hoá và xã hội khác nhau. Cơ sở của cách tiếp cận này được nêu ở hình 1.2.
Thành công của hệ thống phụ thuộc vào sự cam kết của tất cả các cấp và bộ phận
chức năng, đặc biệt là của cấp quản lý cao nhất. Một hệ thống dạng này giúp cho tổ
chức triển khai CSAT và SKNN, thiết lập các mục tiêu là các quá trình để đạt được
các nội dung cam kết trong chính sách, tiến hành hoạt động cần thiết để cải tiến việc
thực hiện quản lý của mình và chứng minh sự phù hợp của hệ thống với các yêu cầu
7
của tiêu chuẩn này. Mục đích tổng thể của tiêu chuẩn này là hỗ trợ cho bảo vệ
AT&SKNN và phát triển việc thực hành tốt AT&SKNN một cách cân bằng với các
nhu cầu kinh tế, xã hội.
OHSAS 18001 đã được thiết kế để tương thích với tiêu chuẩn quản lý ISO
9001 (về chất lượng) và tiêu chuẩn quản lý ISO 14001 (về MT) nhằm tạo điều kiện
dễ dàng xây dựng một hệ thống tích hợp với mục đích chất lượng cho sản phẩm - an
toàn cho con người - an toàn cho MT - tiết kiệm chi phí.
Chú thích: Tiêu chuẩn này dựa trên phương
pháp luận là Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm
tra – Hành động khắc phục (Plan-Do-CheckAct). PDCA có thể được mô tả tóm tắt như sau:
-
Lập kế hoạch (P): Thiết lập các mục tiêu
và các quá trình cần thiết để đạt được kết
quả phù hợp với chính sách AT&SKNN
của tổ chức.
-
Thực hiện (D): Thực hiện các quá trình
Kiểm tra (C): Giám sát và đo lường các quá trình dựa trên CSMT, mục tiêu, chỉ tiêu,
các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác, và báo cáo kết quả.
Hành động (A): Thực hiện các hành động để cải tiếng liên tục hiệu quả hoạt động của hệ
thống quản lý AT&SKNN
Hình 1.2. Mô hình quản lý An toàn và SKNN theo OHSAS 18001 [20]
1.1.3. Những lợi ích khi các DN áp dụng ISO 14001/OHSAS 18001
• Về mặt thị trường:
Cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế,
Nâng cao uy tín và hình ảnh của DN với khách hàng,
Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt
động QLMT&AT-SK-NN,
8
Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động, yếu tố quan
trong nhất trong một tổ chức và các cơ quan quản lý nhà nước về an
toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp,
Giảm thiểu nhu cầu kiểm tra, thanh tra từ các cơ quan quản lý nhà nước.
• Về mặt kinh tế
Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về
MT/trách nhiệm xã hội,
Giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên thiên nhiên và nguyên liệu đầu vào,
Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng,
Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ,
Giảm thiểu lượng rác thải tạo ra và chi phí xử lý,
Tái sử dụng các nguồn lực/tài nguyên,
Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ sức khỏe được đảm bảo trong MT
làm việc an toàn và giảm thiểu các vụ TNLĐ và bệnh nghề nghiệp,
Giảm thiểu chi phí cho chương trình đền bù TNLĐ và bệnh nghề
nghiệp,
Hạn chế các tổn thất trong trường hợp tại nạn, khẩn cấp.
• Quản lý rủi ro
Phương pháp tốt trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại,
Có thể dẫn đến giảm phí bảo hiểm hằng năm,
Thúc đẩy quá trình giám định thiệt hại cho các yêu cầu bảo hiểm (nếu
có).
• Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận:
Được sự đảm bảo của bên thứ ba,
Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại,
Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.
9
1.2. Tình hình áp dụng Hệ thống quản lý Môi trường ISO 14001 và Hệ thống
quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001
1.2.1. Trên thế giới
ISO 14001
Chúng ta đều biết mọi loại hình DN, tổ chức khi hoạt động đều gây nên những
TĐMT với những mức độ ảnh hưởng khác nhau, vấn đề là các DN với các quy mô
khác nhau đó cần làm những gì để có thể quản lý, giảm thiểu tác động lên MT của
mình. Đó là lý do của sự ra đời của tiêu chuẩn ISO 14001 về HTQLMT. Được ban
hành lần đầu vào năm 1996 bởi Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO), tiêu chuẩn
ISO 14001 hiện đã có mặt tại gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ và đã có trên 300.000
DN/tổ chức được chứng nhận [15].
ISO 14001 đưa ra các yêu cầu cho HTQLMT, ngăn chặn sự tác động đến MT
toàn cầu, áp dụng cho các tổ chức mong muốn hoạt động trong một MT bền vững.
Lý do của sự thành công trong việc phổ biến áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001
tại nhiều quốc gia với các nền kinh tế khác nhau, với các mức độ phát triển và các
đặc trưng văn hóa khác nhau chính bởi vì tiêu chuẩn ISO 14001 đã chỉ ra các yêu cầu
trong việc thiết lập một hệ thống để quản lý các vấn đề về MT cho tổ chức/DN nhưng
không nêu ra cụ thể bằng cách nào để có thể đạt được những điều đó. Chính bởi vì sự
linh động đó mà các loại hình DN khác nhau, từ DN vừa và nhỏ đến các tập đoàn đa
quốc gia có thể tìm cách riêng cho mình trong việc xác định mục tiêu MT cần cải tiến
và cách thức để đạt được các yêu cầu của HTQLMT.
Tính đến cuối tháng 12 năm 2009 đã có ít nhất 223,149 chứng chỉ tiêu chuẩn
ISO 14001:2004 được cấp ở 159 quốc gia và nền kinh tế, mức tăng trưởng gần như
tương tự trong năm 2008 với 34.334 chứng chỉ tiêu chuẩn năm 2009 so với 34.242
chứng chỉ tiêu chuẩn được cấp trong năm 2008. Mức chứng chỉ tiêu chuẩn trước đó
đạt 188,815 chứng chỉ trên 155 quốc gia và nền kinh tế [1].
Báo cáo thống kê năm 2010 (The ISO Survey of Certifications 2010) do Tổ
chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế - ISO công bố cho thấy số lượng tổ chức, DN áp dụng
hệ thống quản lý: ISO 9001, ISO 14001, ISO/TS 16949, ISO 13485, ISO/IEC 27001
10
và ISO 22000 tăng thêm 6.23% trong năm 2010 trên toàn thế giới. Đến cuối năm
2010, tổng số chứng chỉ các hệ thống quản lý được cấp là 1.457.912 chứng chỉ tại
178 quốc gia, trong đó có 1.109.905 chứng chỉ ISO 9001 và 250.972 chứng chỉ ISO
14001.
129,199
140,000
111,162
120,000
90,569
100,000
66,070
80,000
49,449
60,000
40,000
36,765
22,897
20,000
0
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Hình 1.3: Số lượng chứng chỉ ISO 14001 được cấp trên thế giới
(Nguồn: ISO survey 2006)
25,000
22,593
18,842
20,000
15,000
10,000
11,125
9,825
6,070
5,893
5,585
5,415
4,411
5,000
3,047
0
Hình 1.4: Top 10 quốc gia áp dụng ISO 14001
(Nguồn: ISO survey 2006)
Năm 2012, Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế - ISO công bố kết quả khảo sát
năm 2012 về hoạt động chứng nhận. Dưới đây là bảng thống kê tóm tắt số liệu [15]:
Kết quả của năm 2012 (bảng 1) cho thấy hoạt động chứng nhận cho tất cả các
hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO đều có sự tăng trưởng tốt so với năm 2011.
11
Bảng 1: Thống kê số chứng chỉ ISO được cấp trên thế giới
(Nguồn: Quacert 2013)
Tiêu chuẩn
Số chứng chỉ
Số chứng chỉ
Số lượng
Mức tăng
năm 2012
năm 2011
chứng chỉ tăng
(%)
ISO 9001
1 101 272
1 079 647
21 625
ISO 14001
285 844
261 957
23 887
9%
ISO 50001
1 981
459
1 522
332 %
ISO 27001
19 577
17 355
2 222
13 %
ISO 22000
23 231
19 351
3 880
20 %
ISO/TS 16949
50 071
47 512
2 559
5%
ISO 13485
22 237
19 849
2 388
12 %
1 504 213
1 446 130
58 083
4%
TOTAL
2%
Tính đến cuối tháng 12 năm 2012, có ít nhất 285.844 chứng chỉ ISO
14001:2004 đã được phát hành ở 167 quốc gia, tăng 9% (23.887), nhiều hơn 9 lần so
với năm trước. Ba quốc gia đứng đầu về tổng số chứng chỉ cấp ra là Trung Quốc,
Nhật Bản và Ý, trong khi ba quốc gia đứng đầu về tăng trưởng số lượng chứng chỉ
vào năm 2012 là Trung Quốc, Tây Ban Nha và Ý [15].
Tổng thư ký ISO ông Rob Steele nhận xét rằng: "Với gần 1,5 triệu tổ chức,
DN đạt chứng chỉ ISO thể hiện sức hấp dẫn của các mô hình hệ thống quản lý và tiên
phong chính là HTQLCL theo ISO 9001. Bên cạnh đó việc áp dụng các mô hình hệ
thống quản lý khác tiếp tục được các tổ chức, DN quan tâm triển khai để giải quyết
những thách thức về các khía cạnh quan lý gặp phải".
OHSAS 18001
Tính đến năm 2005, khoảng 16.000 tổ chức tại hơn 80 quốc gia đã sử dụng
các đặc điểm kỹ thuật OHSAS 18001. Đến năm 2009 hơn 54.000 giấy chứng nhận
đã được cấp tại 116 quốc gia và 40 khu vực khác nhau. Và đến năm 2013, số lượng
giấy chứng nhận đã được cấp lên tới hơn 90.000 cho 127 quốc gia [28].
12
90,000
100,000
54,000
50,000
16,000
2005
2009
2013
Hình 1.5. Số lượng chứng nhận OHSAS 18001 được cấp trên thế giới
(nguồn: BSI group 2013)
Tích hợp hệ thống
Trên thế giới đã có rất nhiều các nghiên cứu về tích hợp các hệ thống và mang
lại kết quả rất tốt. Douglas và ctv (2000) đã nghiên cứu sự tích hợp hệ thống trong
các doanh nghiệp vừa và nhỏ [22]. Năm 2011 Suzana đã nghiên cứu tích hợp hệ
thống quản lý làm tối ưu hóa hiệu suất lao động của con người tại nơi làm việc [26].
Lakshmi Jagannathan đã nghiên cứu tích hợp giữa ISO 9000 và ISO 14000 trong
ngành công nghiệp linh kiện ô tô của Ấn năm 2008 [25]. Kể từ đó hệ thống tích hợp
(IMS) đã được đưa ra làm đề tài nghiên cứu và thảo luận bởi các chuyên gia nghiên
cứu. Cũng trong năm 2008, Karapetrovis và ctv đã đưa ra nghiên cứu về tích hợp hệ
thống quản lý môi trường với các hệ thống tiêu chuẩn quản lý khác - phạm vi, trình
tự, thời gian và hội nhập [24]. Những bài nghiên cứu đã đưa ra các lộ trình để tích
hợp, lợi ích của tích hợp và trở ngại tích hợp [21]. Các vấn đề về IMS đã được đưa
ra: khái niệm cơ bản, tiềm năng, lợi ích và những rào cản và các phương pháp triển
khai thực hiện nó. Một số tác giả như Jorgensen [27] đã bắt đầu xem xét hiệu quả của
nó trên các hệ thống quản lý của tổ chức. Với các phương pháp tiếp cận khác nhau
để tích hợp các hệ thống quản lý (theo tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001, OHSAS
18001 và SA 8000) đã thực hiện được ở các mức độ khác nhau. Xu hướng gia tăng
tính tương thích giữa các tiêu chuẩn này đã mở ra cho các cuộc thảo luận, làm thế
nào để hiểu được những khía cạnh khác nhau có thể tích hợp. Agota năm 2011 đã
trình bày rằng các nền văn hóa của các tổ chức cũng ảnh hưởng quan trọng tới IMS
và họ chỉ ra các phương pháp tiếp cận của công cụ trong đó có hệ thống tích hợp có
13
thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau tùy thuộc vào văn hóa DN của từng
tổ chức [19]. Joao Carlo và Denis A. Coelho [23] đã trình bày tích hợp nhiều hệ thống
quản lý vào một hệ thống quản lý duy nhất như tích hợp hệ thống quản lý chất lượng
với hệ thống quản lý môi trường và hệ thốn quản lý an toàn & sức khỏe nghề nghiệp,
giúp các tổ chức nhận được rất nhiều lợi ích trong quản lý và BVMT kinh tế và xã
hội.
1.2.2. Tại Việt Nam
ISO 14001
Khảo sát của Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá năm 2007 về chứng chỉ ISO
14001 cho thấy chứng chỉ đầu tiên đã được cấp cho một tổ chức tại Việt Nam năm
1998. Từ năm 1999 đến năm 2002, số chứng chỉ được cấp tăng rất ít. Nhưng đến
tháng 12 năm 2003, con số này lại tăng đáng kể từ 33 đến 56 chứng chỉ. Theo khảo
sát này thì vào tháng 12 năm 2003, Việt Nam đang ở vị trí thứ sáu trong số 10 quốc
gia trong khu vực Đông Nam Á nhận được chứng chỉ ISO 14001. Tuy nhiên, ở Việt
Nam chưa có một cuộc khảo sát chính thức nào về những tổ chức được cấp chứng
chỉ ISO 14001. Vì thế, Việt Nam cũng không có dữ liệu chính thức về số tổ chức
được cấp chứng chỉ ISO 14001 trong thời điểm hiện tại và sự phân bổ chứng chỉ theo
ngành và theo khu vực địa lý. Tuy nhiên, dường như ở khu vực phía Nam nơi có tốc
độ tăng trưởng và mức đầu tư cao hơn, số chứng chỉ được cấp cũng nhiều hơn. Hầu
hết những tổ chức được cấp chứng chỉ là các DN có đầu tư nước ngoài hoặc trong
các ngành xuất khẩu [16].
Tại Việt Nam, chứng chỉ ISO 14001:1996 đã được cấp lần đầu tiên vào năm
1998 (2 năm sau khi tiêu chuẩn ISO 14001:1996 ra đời) và từ đó đến nay, số lượng
tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 và đạt chứng chỉ không ngừng tăng lên.
Thời gian đầu, các công ty tại Việt Nam áp dụng ISO 14001 hầu hết là các
công ty nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài, đặc biệt là với Nhật Bản. Điều
này cũng dễ hiểu vì Nhật Bản luôn là nước đi đầu trong BVMT và áp dụng ISO
14001. Mặt khác Nhật Bản cũng là một trong các quốc gia đầu tư vào Việt Nam rất
sớm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Hiện có rất
14
nhiều DN Nhật Bản đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, có thể kể đến một số
tập đoàn lớn như Honda, Toyota, Panasonic, Canon, Yamaha…Hầu hết công ty mẹ
của các tổ chức này đều đã áp dụng ISO 14001 và họ yêu cầu các công ty con tại các
quốc gia đều phải xây dựng và áp dụng ISO 14001. Bởi vậy, các DN này cũng đã
góp phần rất lớn trong việc xây dựng trào lưu áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam.
230
250
189
200
127
150
85
100
56
50
2
9
33
33
2001
2002
9
0
1998
1999
2000
2003
2004
2005
2006
2007
Hình 1.6: Số lượng chính chỉ ISO 14001 được cấp ở Việt Nam
(Nguồn ISO survey 2007)
Các Công ty liên doanh, Công ty có vốn nước ngoài thường áp dụng hệ thống
này như là điều kiện bắt buột từ các công ty mẹ. Một số công ty điển hình như Vedan,
Crown, Công ty nước Bình An…
Cùng với việc gia tăng số lượng các tổ chức/DN có nhân tố nước ngoài áp
dụng ISO 14001, các tổ chức trong nước cũng đã nhận thức được tầm quan trọng
trong công tác BVMT và họ cũng đã có những chiến lược trong việc áp dụng ISO
14001. Hầu hết các DN thành viên của Tổng công ty xi măng như Xi măng Hoàng
Thạch, Bỉm Sơn, Hoàng Mai… cũng đều đã, đang và trong quá trình xây dựng
HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001. Gần đây, một loạt khách sạn thành viên thuộc
Tập đoàn Saigon Tourist cũng đã được chứng nhận ISO 14001 [1].
Tại Việt Nam hiện nay, chứng chỉ ISO 14001 cũng đã được cấp cho khá nhiều
tổ chức với các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ khá đa dạng, trong đó các
ngành nghề như Chế biến thực phẩm (mía đường, thủy sản, rượu bia giải khát…),
Điện tử, Hóa chất (dầu khí, sơn, bảo vệ thực vật), Vật liệu xây dựng, Du lịch-Khách
sạn đang chiếm tỷ lệ lớn.
15
Tuy nhiên, so với số lượng khoảng 6.000 DN đã được chứng nhận về
HTQLCL ISO 9001 thì số lượng các DN áp dụng tiêu chuẩn về QLMT còn rất nhỏ
bé. Điều này cho thấy tại Việt Nam, các DN/tổ chức vẫn chưa quan tâm đúng mức
tới vấn đề MT và BVMT [1].
Đối với việc tham gia của Chính phủ. Năm 2003, Chính phủ Việt Nam đã
công bố Chiến lược quốc gia BVMT cho tới năm 2010 với tầm nhìn đến năm 2020,
mục tiêu nhằm xúc tiến việc ứng dụng tiêu chuẩn ISO 14001 cho HTQLMT. Văn
bản này đã đề ra mục tiêu phải có 50% DN được cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn ISO
14001 hoặc tương đương vào năm 2020 (Quyết định 256/2003/QD-TTG, 2003) [16].
OHSAS 18001
Hệ thống quản lý OHSAS 18000 là một trong những tiêu chuẩn đang được
xem là yêu cầu bắt buộc của các DN trong xu thế hội nhập. Các DN Việt Nam cũng
đã bắt đầu xem xét áp dụng tiêu chuẩn này và đạt được một số thành công nhất định.
Tuy nhiên, hiện nay số lượng các DN áp dụng thành công OHSAS 18001:2007 vẫn
còn hạn chế cũng như hiệu quả khi áp dụng chưa được như mong muốn của DN, bên
cạnh đó, vẫn còn tình trạng một số DN sau khi đạt được chứng nhận về Hệ thống
quản lý OHSAS 18001:2007 thì không thể vận hành tiếp hệ thống.
Theo thống kê từ Trung tâm năng suất, đến năm 2009 số tổ chức đạt chứng
chỉ OHSAS 18001 không vượt quá 20 đơn vị, và chủ yếu là các tổ chức có vốn đầu
tư nước ngoài.
Nhìn chung, việc áp dụng OHSAS 18001 có lợi cho cả nhân viên và cả DN:
nhân viên được làm trong MT an toàn, DN không mất các chi phí cho nhân viên bị
thương tật, ốm đau, tai nạn vì MT làm việc không an toàn. Tiêu chuẩn này đặc biệt
hữu cho những người phải làm việc trong MT dễ xảy ra sự cố, tai nạn ảnh hưởng tới
sức khỏe, tính mạng. Áp dụng OHSAS 18001 trước tiên là mất chi phí, nhưng có
những lợi ích trước mắt và cả các lợi ích lâu dài, như xây dựng hình ảnh, đáp ứng các
yêu cầu của thị trường, của nhà nước…Tuy nhiên, OHSAS 18001 chưa được áp dụng
rộng rãi tại Việt Nam. Có thể là vì nhận thức, những cũng có khả năng là vì các chủ
DN không hướng ngay tới lợi ích nên ít được quan tâm.
16