Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

thuyết trình mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 34 trang )

NHẬT BẢN VÀ MỐI QUAN HỆ KINH TẾ VỚI
VIỆT NAM
A. Khái quát tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
I.

Tình hình chính trị - xã hội

Nhật Bản là một trong các nước theo hệ thống quân chủ lập hiến, trong đó Thủ
tướng Shinzo Abe – là người nắm quyền cao nhất về các phương diện quản lý
quốc gia và chịu sự giám sát của hai viện quốc hội cùng tòa Hiến pháp có thẩm
quyền ngăn chặn các quyết định vi hiến của chính phủ. Được xây dựng dựa trên
hình mẫu của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và một số nước phương
Tây khác sau này. Thiên hoàng Akihito về danh nghĩa là tối cao nhưng chỉ là
tượng trưng, không được tham gia vào chính trị. thậm chí trong các tình huống
khẩn cấp của quốc gia. Quyền lực này sẽ do Thủ tướng và các thành viên nghị
viện đảm nhận. Nhật Bản là một quốc gia có đa Đảng. Những Đảng phái chính trị
lớn như là: Dân Chủ Tự Do, Dân Chủ, Xã Hội Dân Chủ,Komei, Đảng Cộng Sản.
Nền tảng quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản: mối quan hệ đồng
minh Mỹ-Nhật cần tiếp tục được cải thiện.
Các đường lối đối ngoại chính của Nhật Bản:
• Thắt chặt mối quan hệ hợp tác với các nước châu Á-Thái Bình Dương, cụ
thể là với Trung Quốc, Hàn Quốc và Nga.
• Thực hiện quá trình mở cửa đất nước và thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện
chính là cách thức tối ưu giúp quốc gia này có thể cùng chia sẻ sự thịnh
vượng với các nước khác trên thế giới.
• Chính sách thương mại: tham gia Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)một thỏa thuận thương mại tự do đa phương do Mỹ hậu thuẫn, Thủ tướng
Nhật Bản cho rằng "vấn đề then chốt là mở cửa đất nước, cả về tư tưởng
cũng như nền kinh tế".
• Nâng cao tính cạnh tranh của các công ty Nhật Bản. Để đạt được mục tiêu
này, kể từ năm tài khóa 2011, Nhật Bản cắt giảm 5% điểm thuế của các liên
hiệp công ty


II.

Tình hình kinh tế
1. Tổng quan

Kinh tế Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường, có nền kinh tế phát triển, đứng
thứ 2 thế giới sau Mỹ, TQ với năng suất và kỹ thuật tiên tiến, Nhật Bản đạt được những
thành tựu này từ một điểm xuất phát hầu như bị phá huỷ hoàn toàn sau chiến tranh, làm
nên “Sự thần kỳ kinh tế Nhật Bản” trong những năm 70.


Nhật Bản là một nước đảo nghèo tài nguyên thiên nhiên và phải chu cấp cho một
số dân trên 120 triệu người trên một diện tich tương đối nhỏ. Tuy nhiên bất chấp những
điều kiện hạn chế này và việc cơ sở chế tạo của đất nước bị tàn phá trong chiến tranh thế
giới thứ 2, Nhật Bản đã không những có thể xây dựng lại được nền kinh tế của mình mà
còn trở thành một trong những quốc gia công nghiệp hàng đầu trên thế giới. Tuy vậy,
đồng thời quá trình mở rộng công nghiệp nhanh chóng này, cùng với những thay đổi nảy
sinh những vấn đề kinh tế khác nhau mà hiện nay quốc gia này đang phải đối mặt.
Tháng 3 năm 2011, thảm họa kép sóng thần và động đất tại vùng Đông Bắc Nhật
Bản đã khiến nước này rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn. Hiện nay, Nhật Bản đang
thực hiện tái cơ cấu, khôi phục lại nền kinh tế. Với truyền thống cần cù, sáng tạo, tiềm
lực về khoa học công nghệ và tài chính hùng mạnh, kinh tế Nhật sẽ sớm phục hồi và tiếp
tục khẳng định vai trò đầu tàu kinh tế thế giới.
Các ngành kinh tế mũi nhọn
Kinh tế Nhật bản được chia theo 3 ngành chính: Dịch vụ, Công nghiệp và Nông
nghiệp
Các chỉ số kinh tế:

2.



/>3. Kinh tế Nhật Bản năm 2015

Tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản trong quý III/2015 giảm
0,8%, tức là giảm thêm 0,2 điểm phần trăm so với mức giảm 0,6% của quý trước. Theo lý
thuyết, một nền kinh tế suy giảm trong hai quý liên tiếp tức là đã rơi vào suy thoái.
Số liệu điều chỉnh cho thấy GDP cả năm của Nhật Bản trong đã tăng 1%. Trước đó, GDP
sơ bộ của Nhật Bản được công bố là -0,8%.


Quý III/2015 ghi nhận đầu tư doanh nghiệp tăng 0,6%, đảo chiều so với số liệu sơ bộ là
giảm 1,3% .
Các số liệu này cho thấy GDP quý III/2015 của Nhật Bản tăng 0,3% so với quý trước
mặc dù số liệu sơ bộ trước đó cho thấy sự sụt giảm 0,2%.
Mặc dù sự điều chỉnh này chỉ cho thấy một tia hy vọng vào sự tăng trưởng, nhưng đó là
một điều có lợi cho các nhà hoạch định chính sách đang gặp khó khăn trong việc phục
hồi nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
Nguyên nhân quan trọng nhất khiến kinh tế Nhật Bản tiếp tục suy giảm trong quý
III/2015 là do đầu tư của doanh nghiệp giảm mạnh hơn so với dự đoán, giảm tới 1,3% so
với quý trước, trong khi các doanh nghiệp quyết định giảm hàng tồn kho thay vì tăng sản
lượng.
Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp vốn được đánh giá là yếu tố chủ chốt để thúc đẩy nền
kinh tế.
Nhằm hạn chế bớt các tác động kinh tế ngoại lai, doanh nghiệp Nhật Bản cũng đã cân
nhắc đến yếu tố đầu tư trong nước tuy nhiên thực tế cho thấy nhu cầu trong nước không
đủ mạnh để cân đối với sự sụt giảm ở nước ngoài.


Một điểm yếu nữa của Nhật Bản là sức mạnh tài chính. Tình hình tài chính của nước này
hiện bị đánh giá là yếu nhất trong số các nước công nghiệp phát triển (G-7) với nợ công

lên tới trên 200% GDP.
Hồi phục trong suy thoái
Cho dù bị xếp vào diện suy thoái sau hai quý tăng trưởng âm, nhưng không thể
phủ nhận nền kinh tế Nhật Bản đã có những chuyển biến tích cực trong thời gian qua.
Chỉ số lòng tin kinh doanh Tankan hồi tháng 9/2015 cho thấy các doanh nghiệp lớn của
tất cả các ngành kinh tế đều có kế hoạch tăng chi tiêu cho đầu tư với mức trung bình là
10,9%. Trong kỳ khảo sát tháng 12/2015, chỉ số niềm tin kinh doanh tiếp tục không đổi là
12 sau kỳ khảo sát tháng 9/2015

Một số chỉ số tích cực trong quý III như hoạt động sản xuất và đơn đặt hàng máy móc
tăng, xuất khẩu tăng 2,6%, đầu tư nhà cửa tăng trong quý thứ ba liên tiếp.
Đáng chú ý là thặng dư tài khoản vãng lai của nước này trong 6 tháng đầu tài khóa 2015
(từ tháng 4-9) đã tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt mức cao nhất kể từ 6
tháng đầu tài khóa 2010.


( /> /> />Thâm hụt thương mại năm 2015 của Nhật Bản giảm mạnh
Bộ Tài Chính Nhật Bản ngày 24/1/2016 công bố báo cáo sơ bộ cho thấy thâm hụt thương
mại trong năm 2015 của nước này giảm mạnh tới 77,9% so với năm 2014
Cụ thể, thâm hụt thương mại của Nhật Bản giảm xuống còn 2,83 nghìn tỷ yen (tương
đương 23,9 tỷ USD), chủ yếu do nhập khẩu giảm mạnh trong bối cảnh giá dầu thô trên
thị trường thế giới lao dốc.
Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản trong năm 2015 tăng 3,5%, đạt 75,63 nghìn tỷ yen,
nhờ đồng yen yếu và hoạt động xuất khẩu ô tô sang thị trường Mỹ gia tăng, trong khi kim
ngạch nhập khẩu giảm 8,7% còn 78,46 nghìn tỷ yen.
Đây là năm đầu tiên thâm hụt thương mại của Nhật Bản giảm kể từ khi nước này hứng
chịu thảm họa động đất - sóng thần lịch sử hồi năm 2011. Năm 2014, thâm hụt thương
mại của Nhật Bản là 12,82 nghìn tỷ yen, mức cao kỷ lục kể khi nước này bắt đầu công bố
các dữ liệu vào năm 1979.
Năm ngoái, nhập khẩu dầu thô của Nhật Bản giảm tới 41% do giá dầu giảm 47,4% so với

năm trước đó, tính theo mức trung bình cả năm là 55 USD/thùng, trong khi nhập khẩu khí
hóa lỏng cũng giảm 29,5%.
Giá dầu thô giảm là yếu tố tác động mạnh đến cán cân thương mại của Nhật Bản do nước
này phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu năng lượng, đặc biệt sau khi xảy ra thảm họa tại nhà


máy điện hạt nhân Fukushima hồi tháng 3/2011, khiến nước này phải đóng cửa hầu hết
các lò phản ứng do lo ngại về mức độ an toàn.

Hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc, thị trường tiêu thụ lớn các sản phẩm của Nhật
Bản, giảm 1,1% xuống còn 13,23 nghìn tỷ yen, do xuất khẩu phụ tùng ô tô và linh kiện
điện thoại thông minh giảm trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sa sút.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc lại tăng 1,3%, đạt hơn 19
nghìn tỷ yen. Riêng hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của Nhật Bản sang Liên minh
châu Âu (EU) đều tăng 5,3-5,6%, đạt khoảng 8 nghìn tỷ yen.

B. Khái quát mối quan hệ kinh tế đối ngoại Việt Nam &
Nhật Bản
I.

Lịch sử hình thành mối quan hệ

- Sau năm 1975, hai bên trao đổi Đại sứ quán; ký thoả thuận về việc Chính phủ Nhật Bản
bồi thường chiến tranh với danh nghĩa viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản
đối với Việt Nam 13,5 tỷ Yên (khoảng 49 triệu USD). Giai đoạn 1979-1990, do vấn đề
Campuchia, Nhật Bản đông kết các khoản viện trợ đã thỏa thuận, lấy vấn đề rút quân Việt
Nam khỏi Campuchia làm điều kiện mở lại viện trợ; phối hợp với Mỹ và Phương Tây
ngăn cản các tổ chức tài chính quốc tế (IMF, WB, ADB…) cung cấp tài chính cho Việt
Nam. Quan hệ chính trị rất hạn chế.
- Năm 1992, Nhật Bản quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam. Từ đó đến nay, các mối

quan hệ kinh tế, chính trị, giao lưu văn hoá… được mở rộng; sự hiểu biết và tin cậy giữa
hai nước từng bước được tăng lên.
Nhật Bản là nước G-7 đầu tiên đón Tổng Bí thư ta đi thăm (năm 1995), nước G-7 đầu
tiên thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với ta (năm 2009), nước G-7 đầu tiên công nhận
quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (năm 2011) và là nước G-7 đầu tiên nguyên thủ
gọi điện thoại cho Lãnh đạo cấp cao của ta ngay sau khi lên nắm quyền (năm 2012).


Sau khi Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973, chính
phủ Nhật Bản thực thi chính sách đối ngoại theo học thuyết Fukuda, chủ trương Nhật Bản
đóng vai trò cầu nối, tích cực góp phần duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Đông Nam
Á, và tin rằng Việt Nam sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp này. Tháng 11/1992,
Nhật Bản nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam, và trong suốt 20 năm sau đó, Nhật Bản
không ngừng viện trợ đáp ứng nhu cầu tái thiết và phát triển của Việt Nam. Vào những
năm 1990, để phục vụ cho việc tái thiết Việt Nam, Nhật Bản đã tập trung hỗ trợ phát triển
các CSHT có quy mô lớn như đường xá, nhà máy điện,v.v…; bên cạnh đó, Nhật Bản cũng
hỗ trợ Việt Nam thực thi chính sách Đổi mới trên phương diện phần mềm như Nghiên cứu
về đường lối chuyển đổi sang nền kinh tế theo định hướng thị trường, hoàn thiện hệ thống
pháp luật, v.v…



Mặc dù xảy ra cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á vào cuối những năm 90, nhưng
nền kinh tế Việt Nam không những không có dấu hiệu suy thoái trầm trọng, mà thậm chí
đến năm 2009, Việt Nam còn đạt mục tiêu gia nhập nhóm các nước có thu nhập trung bình.
Dự kiến chậm nhất là năm 2015, Việt Nam sẽ hoàn thành các chỉ tiêu về tỷ lệ nghèo, tỷ lệ
phổ cập giáo dục tiểu học, tỷ lệ tử vong trẻ em, v.v…trong Mục tiêu Phát triển Thiên niên
kỷ (MDGs).
Đáp ứng nhu cầu phát triển của Việt Nam, từ năm 2000 đến nay, Nhật Bản đã triển
khai hỗ trợ Việt Nam xây dựng và cải thiện cơ cấu tổ chức, phát triển CSHT và đào tạo

nguồn nhân lực, phục vụ sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Trong tương lai, hai
nước cần tiếp tục tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác và đóng góp tích cực cho sự ổn định
và phát triển của khu vực Đông Nam Á.
II.

Hoạt động thương mại dịch vụ

Những năm gần đây, mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản ngày càng được thắt chặt. Nhật
Bản luôn đứng đầu danh sách những quốc gia có vốn đầu tư lớn nhất và là đối tác thương
mại quan trọng của Việt Nam nói chung cũng như Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)
nói riêng.
1.Về Thương Mại: Nhật Bản là một trong những thị trường lớn và trong nhiều
năm qua là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam.


Trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với các thị trường trên thế
giới thì Nhật Bản chiếm tỷ trọng lên đến 10%.
+ Mục tiêu kim ngạch thương mại song phương do lãnh đạo 2 nước đặt ra là 50 tỷ
USD vào năm 2020.
+ Tính đến tháng 9 năm 2014, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 và là thị
trường nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam. (9 tháng đầu năm 2014, kim ngạch nhập
khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt 9,107 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam
và Nhật Bản đạt 11,037 tỷ USD).
(Theo số liệu thống kê từ Tổng Cục Hải quan)
+ Đến tháng 9 năm 2014 Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ 1 của Việt Nam với 2410 dự án
và tổng vốn đăng ký 36,31 tỷ USD. Số dự án cấp mới trong 9 tháng đầu năm 2014 đạt
228 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,44 tỷ USD.
(Theo số liệu thống kê từ Tổng Cục Hải quan)
+ Theo thông tin từ Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM, Nhật Bản đang là đối tác
thương mại lớn nhất của Việt Nam, đạt kim ngạch xuất khẩu (XK) lớn thứ hai sau Hoa

Kỳ (13,7 tỷ USD). Tính đến tháng 8 năm 2014, thương mại song phương Việt Nam –
Nhật Bản đạt khoảng 17,3 tỷ USD.
+ Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 8 tháng tính từ
đầu năm 2015, tổng kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam-Nhật Bản đạt gần 19 tỷ
USD, giảm 21% so với cùng kỳ của năm 2014.
Trong đó, tổng trị giá hàng hóa các công ty Việt Nam nhập khẩu hàng hóa xuất xứ từ
Nhật Bản là 9,7 tỷ USD, tăng mạnh 22% so với năm 2014 và chiếm 9% tổng kim ngạch
nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhóm hàng máy
móc, thiết bị và dụng cụ phụ tùng khác được nhập nhiều nhất trong 8 tháng năm 2015 với
trị giá 3,2 tỷ USD tăng 39% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, các nhóm mặt hàng
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện... là một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu
vào Việt Nam khá cao, chiếm hơn 33% tổng kim ngạch nhập khẩu vào Việt Nam của các
mặt hàng có xuất xứ từ Nhật Bản trong 8 tháng đầu năm 2015.
Ở chiều ngược lại, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các công ty Việt Nam sang thị
trường Nhật Bản trong 8 tháng năm 2015 đạt gần 9,3 tỷ USD, giảm 6% so với cùng kỳ
năm trước đó và chiếm 9% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Trong 8 tháng từ đầu năm 2015, Nhật Bản là thị trường tiêu thụ quan trọng đối với các
sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: hàng dệt may (đạt 1,7 tỷ USD, tăng 6%
so với năm 2014); dầu thô (đạt 489 triệu USD, giảm 62% so với năm 2014); hàng thủy
sản đạt 650 triệu USD.





(Nguồn: />ID=845&Category=Tin%20v%E1%BA%AFn%20th%E1%BB%91ng%20k
%C3%AA&Group=ph%C3%A2n%20t%C3%Adch)
2. Về dịch vụ
-


-

Theo thống kê của JETRO, trong năm 2013 có trên 100 dự án thuộc ngành dịch vụ
đã được các DN Nhật Bản đầu tư vào phía Nam, chủ yếu tập trung tại TP.HCM.
Ông Itatani Youhei, Giám đốc điều hành Công ty Bigchoice Co.LTD cho biết,
TP.HCM có lợi thế dân số đông, là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách nước
ngoài, trong đó có nhiều du khách Nhật Bản. Chính vì vậy các DN trong lĩnh vực
dịch vụ ăn uống của Nhật Bản rất muốn mở rộng đầu tư tại đây.


-

Aeon Bình Dương Canary hiện là trung tâm mua sắm Nhật Bản lớn
nhất Việt Nam

- Việc giảm thuế nhập khẩu giúp Aeon đa dạng hóa mặt hàng, giảm giá thành sản phẩm
để đem đến nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, giá hợp lý cho khách hàng Việt Nam”, ông
Yasuo Nishitohge-(Tổng giám đốc Công ty TNHH Aeon Việt Nam ) phân tích.
- Ngoài ra, các doanh nghiệp Nhật đang hoạt động tại Việt Nam trong các lĩnh vực dịch
vụ như kho vận, logicstics, tài chính, ngân hàng… cũng có động thái thành lập mới doanh
nghiệp, đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh.
VD: Tập đoàn Japan Logistic Systems đã đầu tư xây dựng các kho chứa tại Hà Nội, Đà
Nẵng và TP.HCM; hay Tập đoàn Nissin hợp tác với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam để
điều hành một tàu chở hàng chuyên dùng cho doanh nghiệp Nhật Bản, đáp ứng nhu cầu
vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng…
-

Bên cạnh đó thì Việt Nam hiện nay đang phát triển các loại hình ăn uống mang phong
cách Nhật Bản. Các hệ thống nhà hàng, quán ăn Nhật Bản xuất hiện nhiều hơn, nhất
là ở TPHCM (kobe, sumo BBQ,…)

III.

Hoạt động đầu tư

1. Vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp

Có thể nói trong thời gian vừa qua, Nhật Bản là một trong số các nhà đầu tư nước ngoài
chiến lược quan trọng của Việt Nam. Các doanh nghiệp Nhật Bản được đánh giá là hoạt


động hiệu quả, nghiêm túc, chấp hành tốt các quy định pháp luật của Việt Nam, góp phần
thúc đẩy tăng trưởng và giải quyết việc làm cho nền kinh tế.
Nhật Bản luôn giữ tốc độ đầu tư cao, ổn định, luôn là 1 trong 2 quốc gia dẫn đầu về thu
hút ĐTNN tại Việt Nam. Các dự án đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam được đánh giá là
hoạt động có hiệu quả, công nghệ tốt. Đặc biệt, tác phong lao động và kỹ năng làm việc
của doanh nghiệp Nhật Bản luôn được đánh giá cao về sự cần cù chịu khó, thông minh
sáng tạo và có tinh thần trách nhiệm.
Trong 11 tháng năm 2015 Nhật Bản đứng vị trí thứ 3 sau Hàn Quốc và Malaysia với
281 dự án cấp mới và 129 dự án tăng vốn, với tổng số vốn đầu tư là 1,72 tỷ USD.
Theo thống kê của Cục ĐTNN trong 11 tháng năm 2015 Việt Nam có 1.855 dự án cấp
mới với tổng số vốn đăng ký là 13,55 tỷ USD, và 692 dự án tăng vốn, với tổng số vốn
đăng ký tăng thêm là 6,66 tỷ USD, tính chung trong 11 tháng vốn đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam là 20,22 tỷ USD. Trong đó Nhật Bản đứng vị trí thứ 3 sau Hàn Quốc và
Malaysia với 281 dự án cấp mới và 129 dự án tăng vốn, với tổng số vốn đầu tư trong 11
tháng là 1,72 tỷ USD.
+ Lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo được các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư nhiều
nhất với 99 dự án cấp mới và 77 dự án tăng vốn với tổng số vốn đăng ký là 922,9 triệu
USD (chiếm 53,5% tổng vốn đầu tư), đứng thứ 2 là lĩnh vực xây dựng có 8 dự án cấp
mới và 1 dự án tăng vốn với tổng số vốn là 355,9 triệu USD (chiếm 20,6% tổng vốn
đầu tư). Đứng thứ 3 là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng số vốn đầu tư là

146,84 triệu USD (chiếm 8,5% tổng vốn đầu tư). Còn lại thuộc về các ngành lĩnh vực
khác.
Các nhà đầu tư của Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam theo các hình thức: Hình thức
100% vốn nước ngoài với 233 dự án cấp mới và 115 dự án tăng vốn với tổng số vốn là
1,3 tỷ USD chiếm 75,6% tổng vốn đầu tư, đứng vị trí thứ hai là hình thức hợp đồng BOT
với 1 dự án nhưng số vốn là 343,65 triệu USD chiếm gần 20% tổng vốn đầu tư, hình thức
liên doanh với 46 dự án cấp mới và 13 dự án tăng vốn với số vốn là 74,84 triệu USD
chiếm 4,3% tổng vốn đầu tư, hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm số vốn ít nhất
là 1,8 triệu USD chiếm 0,1% tổng vốn đầu tư trong 11 tháng năm 2015.
Trong 11 tháng năm 2015 Nhật Bản đã đầu tư vào 32/63 tỉnh thành phố trong cả nước.
Trong đó Quảng Ninh thu hút nhiều vốn đầu tư từ Nhật Bản trong 11 tháng nhất với tổng
vốn đăng là 343,65 triệu USD (chiếm 20% tổng vốn đầu tư). Đứng thứ hai là Bà Rịa –
Vũng Tàu với tổng số vốn đầu tư là 169,8 triệu USD (chiếm 9,8% tổng vốn đầu tư).


Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ 3 với tổng số vốn là 146,4 triệu USD (chiếm 8,5%
tổng vốn đầu tư). Còn lại là các địa phương khác.
Một số dự án lớn của Nhật Bản tại Việt Nam:
- Dự án Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn, liên doanh giữa các đối tác Idemitsu Kosan Co.,
Ltd; Mitsui Chemicals, Inc của Nhật Bản; Kuwait Petroleum Europe B.V của Cô Oét và
Tập đoàn dầu khí Việt Nam; tổng vốn đầu tư là 9 tỷ USD; mục tiêu: sản xuất dầu mỏ tinh
chế, sx hoá chất cơ bản, sx plastic, bán buôn xăng dầu. Dự án được cấp phép vào ngày
14/4/2008.
- Dự án Công ty TNHH Sản xuất lốp xe Bridgestone VN dự án này đầu tư vào KCN Đình
Vũ – Hải Phòng với tổng vốn đầu tư là 1,22 tỷ USD dự án được cấp phép ngày
01/2/2012.
- Dự án Công ty TNHH Becamex Tokyu (DA khu đô thị Tokyu Bình Dương) với tổng
vốn đầu tư là 1,2 tỷ USD dự án được cấp phép 01/03/2012.
- Dự án CTy TNHH Sắt xốp Kobelco Việt Nam với tổng vốn đầu tư của dự án là 1 tỷ
USD; mục tiêu sản xuất phôi thép. Dự án được cấp phép từ năm 2010, dự án được đầu tư

tại KCN Hoàng Mai, Nghệ An.
( />2. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

Được nối lại từ năm 1992, ODA của Nhật Bản cho Việt Nam đã hỗ trợ phát triển cơ sở hạ
tầng thông qua hợp tác về vốn đồng thời hỗ trợ cải thiện môi trường đầu tư và chính sách
kinh tế thị trường, cải cách thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật, hỗ trợ đào tạo nguồn
nhân lực xây dựng đất nước Việt Nam thông qua hợp tác kỹ thuật. Nhờ đó, những đóng
góp vào phát triển kinh tế thông qua đầu tư và xóa đói giảm nghèo đã được xác nhận một
cách khách quan với nhiều đánh giá đa dạng và cũng được quốc tế công nhận.

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015


ODA (tỷ

Yên)

83,2

202

86,5

145

162,3

525

1315,8

2500

ODA(triệu
USD)

804,7

2156,3

985,4

1819,3

1900


6500

112,4

300

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Trung bình mỗi năm Việt Nam có dành 20-25 tỷ Yên trả nợ ODA cho Nhật Bản, ODA
của Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam tập trung vào 5 lĩnh vực cơ bản, cụ thể là:
• Phát triển nguồn nhân lực và xậy dựng thể chế
• Phát triển nông nghiệp và xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn
• Xây dựng và cải tạo các công trình giao thôn và điện lực
• Phát triển giáo dục và đào tạo y tế
• Bảo vệ môi trường
( />Các dự án trọng điểm được thực hiện bằng vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam như:








Nhà ga số 2 tại Sân bay Quốc tế Nội Bài
Xây dựng Cầu Nhật Tân
Xây dựn Đường vành đai 3 tại Hà Nội
Dự án Đường sắt nội đô tuyến 1,2 thành phố Hà Nội
Xây dựng tuyến đường sắt nội đô tuyến số 1 tại thành phố Hồ Chí Minh
Xây dựng Cảng quốc tea Cái Mép- Thị Vải

Khu công nghệ cao Hòa Lạc, dự án xây dựng Trung tâm vũ trụ
IV.

Hoạt động tài chính, chuyển giao công nghệ

1. Hoạt động tài chính

+ Ngày 04/02/2015, Ngân hàng Nanto và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam (BIDV) đã chính thức ký kết Thỏa thuận hợp tác về việc phục vụ khách
hàng Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam.
+ Ngân hàng Nanto và BIDV sẽ hợp tác để cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng cho các doanh nghiệp Nhật Bản là khách hàng của Ngân hàng Nanto có hoạt


động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Hai ngân hàng sẽ phối hợp đáp ứng nhu cầu
của khách hàng về các sản phẩm dịch vụ tài chính – ngân hàng đa dạng bao gồm
từ mở và quản lý tài khoản, tiền gửi, cấp tín dụng và bảo lãnh, thanh toán trong
nước và quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và phái sinh,v.v...
2. Hoạt động chuyển giao công nghệ


NB chuyển giao công nghệ chọn giống cây trồng tại VN

Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho biết vừa hoàn tất dự án chuyển giao công
nghệ chọn giống cây trồng tại Việt Nam. Công nghệ này phát triển các giống lúa mới có
năng suất cao, ngắn ngày và kháng sâu bệnh bằng việc sử dụng các gen hữu ích và áp
dụng công nghệ sinh học phân tử tiên tiến nhất. Giống lúa mới do dự án phát triển đặc
biệt được hoan nghênh vì đặc tính ngắn ngày không những giúp nông dân chạy bão lụt
tốt, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra hằng năm mà còn mở ra hướng phát triển cây
rau màu trong vụ đông. Dự án cải tiến thành công hơn 50 dòng lúa triển vọng mang các

gen hữu ích. Công nghệ mới này còn có thể áp dụng cho các loại cây trồng lấy hạt khác
như đậu nành, lúa miến, bắp... cũng như các loại cây rau, và có sức ảnh hưởng to lớn đến
việc cải thiện nông sản Việt Nam, là yếu tố quan trọng để vượt qua cạnh tranh khốc liệt
trong tiến trình hội nhập.


NB chuyển giao công nghệ sản xuất chip tại Việt Nam

Công nghệ xưởng Cực tiểu của Hiệp hội này cho phép sản xuất ra tấm nền (wafer) cảm
biến và các chip với quy mô nhỏ và mức đầu tư thấp.
Đây là công nghệ phù hợp với việc nghiên cứu vi mạch và sản xuất ở quy mô nhỏ. Công
nghệ này chỉ cần một chiếc máy nhỏ, không cần phòng vô trùng để sản xuất các tấm nền,
cảm biến và chip, dùng trong các thiết bị điện như máy điều hòa, máy giặt, cho đến chip
dùng trong các máy điện thoại, máy tính bảng…
Tiến sĩ Yasuyuki Harada, người đứng đầu nhóm nghiên cứu tạo ra công nghệ xưởng Cực
tiểu cho biết, đây là công nghệ mới trên thế giới, được các nhà khoa học Nhật Bản nghiên
cứu và giới thiệu từ năm 2012. Việt Nam là nước đầu tiên được các nhà khoa học Nhật
Bản ký kết đào tạo và chuyển giao công nghệ.
Công nghệ này hiện vẫn chưa hoàn thiện. Phải đến 2017 mới thương mại hóa được máy
sản xuất cảm biến và đến năm 2019 mới có thể sản xuất được chip. Phía Nhật Bản sẽ đào
tạo nhân lực cho Việt Nam ngay từ bây giờ để có thể làm chủ được công nghệ trong hai
năm tới - Ông Yasuyuki Harada cho biết thêm.


Cũng theo các nhà khoa học của Hiệp hội, chỉ cần khoảng 5 triệu USD (hơn 100 tỷ đồng)
là đã có được một dây chuyển sản xuất chip. Tuy nhiên, để sản xuất thương mại thì quy
mô như vậy sẽ không có lợi thế về giá thành bằng những nhà máy sản xuất và dây chuyền
lớn, được đầu tư nhiều tỷ USD
Khu Công nghệ cao tại Q.9, TP.HCM là nơi thực hiện các công việc chuyển giao. Và
TP.HCM sẽ xây dựng một tổ hợp nghiên cứu phát triển xưởng Cực tiểu, dành cho công

nghệ chip tại đây.
Trước đó, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch (ICDREC) thuộc Đại học
Quốc gia TPHCM, là đơn vị đầu tiên của Việt Nam đã chế tạo ra con chip 8 bit SG8V1.
Hiện, trong lĩnh vực thiết kế chip vi mạch của khu vực Đông Nam Á, Việt Nam chỉ thua
Singapore và ngang hàng với Malaysia.


NB chuyển giao công nghệ chế biến gạo cho VN

Tập đoàn Satake - công ty chuyên sản xuất máy chế biến thực phẩm của Nhật Bản, mới
đây thông báo sẽ hỗ trợ công nghệ xay xát và chế biến gạo cho một công ty nông nghiệp
của Việt Nam.
Satake cho biết theo thoả thuận giữa hai bên, Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang
(AGPPS) sẽ tiếp nhận trang thiết bị và hỗ trợ công nghệ trên 4 phân đoạn như sấy khô,
đánh bóng, phân tích và quản lý chất lượng gạo.
AGPPS được phía Nhật Bản biết đến như là một công ty cung cấp giống cây trồng và bảo
vệ thực vật hàng đầu ở Việt Nam. Thoả thuận hợp tác giữa hai công ty này cũng hướng
tới việc sản xuất ra loại gạo thành phẩm chất lượng cao.
Theo báo “Nikkei” (Nhật Bản), sau khi tiếp nhận công nghệ của Tập đoàn Satake,
AGPPS có thể tự sản xuất máy sấy tiên tiến sử dụng tại nhà máy xay xát gạo chất lượng
cao của công ty. Ngoài ra, công ty cũng có thể tiến tới tự sản xuất gạo GABA, loại gạo
chứa nhiều amino acid có lợi cho sức khoẻ con người. Báo “Nikkei” đánh giá rằng một
khi chất lượng gạo Việt Nam tăng thì danh tiếng của Satake cũng sẽ được nhiều người
biết đến.


NB chuyển giao công nghệ giữ thực phẩm tươi 10 năm cho VN

Việt Nam vừa tiếp quản công nghệ bảo quản nông sản, thực phẩm (CAS) hiện đại nhất
hiện nay từ Nhật Bản. Theo đó nông thủy sản sẽ được giữ tươi ngon đến 99,7% so với lúc

vừa thu hoạch trong thời gian lên đến 10 năm.


Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ Nguyễn Quân, đây là công nghệ rất hiện đại,
có giá lên đến hàng triệu USD. Sắp tới nếu thành công, tin rằng không chỉ quả dưa hấu,
các loại nông sản khác có thể bảo quản được vài tháng, có thể tới vài năm
Theo ông Trần Ngọc Lân, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển vùng
(Bộ Khoa học - Công nghệ), người phụ trách dự án, CAS là công nghệ hoạt

C. Hiệp định TPP
Nội dung cơ bản:
- Hiệp định TPP đã được kết thúc đàm phán giữa 12 nước vào ngày 4/10/2015 vừa
qua.
1.

- TPP bao gồm 12 nước thành viên với dân số đạt gần 800 triệu người. Mặc dù
con số này chỉ chiếm khoảng 9% dân số toàn cầu; nhưng nhìn từ góc độ kinh tế, 800 triệu
người đó chiếm tới gần 40% nền kinh tế thế giới.
- Hiệp định gồm có 30 chương:
+
+ Thương mại hàng hóa: Các bên tham gia TPP nhất trí xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế
quan và các hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa công nghiệp và xóa bỏ hoặc cắt
giảm thuế quan cũng như các chính sách mang tính hạn chế khác đối với hàng hóa nông
nghiệp
+ Dệt may:
Các bên tham gia TPP nhất trí xóa bỏ thuế quan đối với hàng dệt may – ngành công
nghiệp đóng vai trò quan trọng vào tăng trưởng kinh tế tại một số thị trường của các nước
TPP.
+ Quy tắc xuất xứ: 12 nước thành viên TPP đã thống nhất về một bộ quy tắc xuất xứ
chung để xác định một hàng hóa cụ thể “có xuất xứ” và do vậy được hưởng thuế quan ưu

đãi trong TPP
+ Quản lý hải quan và thuận lợi hóa thương mại
+ Các biện pháp vệ sinh, kiểm dịch động thực vật
+ Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT): Các thành viên TPP đã nhất trí về các
nguyên tắc minh bạch và không phân biệt đối xử khi xây dựng các quy định, tiêu chuẩn
kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp, trong khi vẫn bảo lưu quyền của các thành
viên TPP trong quản lý vì các lợi ích công cộng
+ Phòng vệ thương mại


Chương Phòng vệ thương mại thúc đẩy minh bạch hóa và quy trình thủ tục trong các vụ
kiện phòng vệ thương mại thông qua việc công nhận các thực tiễn tốt nhất nhưng không
ảnh hưởng đến các quyền và nghĩa vụ của các thành viên TPP trong WTO
+ Đầu tư: Khi xây dựng các quy định về đầu tư, các thành viên TPP đã đưa ra các
nguyên tắc yêu cầu các chính sách và bảo hộ đầu tư công bằng và không phân biệt đối xử
nhằm bảo đảm nguyên tắc cơ bản của luật pháp, trong khi vẫn bảo đảm khả năng của
Chính phủ các thành viên để đạt được các mục tiêu chính sách công hợp pháp
+ Thương mại dịch vụ qua biên giới
+ Dịch vụ tài chính
+ Nhập cảnh tạm thời của khách kinh doanh
Chương Nhập cảnh tạm thời của khách kinh doanh khuyến khích các cơ quan có thẩm
quyền của các thành viên TPP cung cấp thông tin về việc nộp đơn xin nhập cảnh, để đảm
bảo rằng phí nộp đơn là hợp lý, đưa ra quyết định đối với đơn xin nhập cảnh và thông tin
cho các ứng viên nộp đơn về quyết định là sớm nhất có thể
+ Viễn thông
Các thành viên TPP chia sẻ sự quan tâm trong việc đảm bảo mạng lưới viễn thông hiệu
quả và đáng tin cậy tại mỗi quốc gia

+ Thương mại điện tử
Trong Chương Thương mại điện tử, các thành viên TPP cam kết đảm bảo rằng các công

ty và người tiêu dùng có thể tiếp cận và chuyển dữ liệu, với các mục tiêu chính sách công
hợp pháp, chẳng hạn như quyền riêng tư, nhằm đảm bảo tự do lưu chuyển thông tin và dữ
liệu toàn cầu, dẫn dắt nền kinh tế Internet và kỹ thuật số.
+ Mua sắm chính phủ
Các thành viên TPP cùng quan tâm tới mở cửa thị trường mua sắm chỉnh phủ rộng lớn
của nhau thông qua các quy tắc công bằng, minh bạch, có thể dự đoán, và không phân
biệt đối xử
+ Chính sách cạnh tranh
Các thành viên TPP cùng quan tâm bảo đảm một khung khổ cạnh tranh bình đẳng trong
khu vực thông qua những quy định yêu cầu các thành viên TPP duy trì hệ thống luật pháp
cấm những hành vi kinh doanh phi cạnh tranh, cũng như những hoạt động thương mại
gian lận và lừa đảo, gây thiệt hại cho người tiêu dùng


+ Doanh nghiệp Nhà nước (SOEs)
Tất cả các thành viên TPP đều có SOEs, thường đóng vai trò cung cấp dịch vụ công và
các hoạt động khác, nhưng các thành viên TPP đều nhận thấy lợi ích của việc thống nhất
một khung khổ quy định về cạnh tranh liên quan đến các SOEs
+ Sở hữu trí tuệ
Chương Sở hữu trí tuệ (IP) trong TPP điều chỉnh các lĩnh vực về bằng sáng chế, nhãn
hiệu, bản quyền, bí mật thương mại, các hình thức khác của quyền sở hữu trí tuệ, và việc
thực thi các quyền về sở hữu trí tuệ, cũng như các lĩnh vực mà các thành viên đồng ý hợp
tác.
+ Lao động
Tất cả các thành viên TPP đều là thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và thừa
nhận mối liên hệ giữa quyền của người lao động với thương mại
+ Môi trường
Với tư cách là ngôi nhà đối với của một phần quan trọng của thế giới hoang dã, các giống
cây trồng và sinh vật biển, các thành viên TPP chia sẻ một cam kết mạnh mẽ nhằm bảo vệ
và bảo tồn môi trường, bao gồm cả việc các thành viên làm việc với nhau nhằm giải

quyết các thách thức về môi trường, ví dụ như ô nhiễm môi trường, buôn bán động vật
hoang dã, khai thác trái phép, đánh bắt trái phép và bảo vệ môi trường biển
+ Hợp tác và Nâng cao năng lực
12 nền kinh tế thành viên TPP rất đa dạng về trình độ phát triển
+Cạnh tranh và Tạo thuận lợi kinh doanh
Chương Cạnh tranh và Tạo thuận lợi kinh doanh nhằm mục tiêu giúp cho TPP đạt được
các tiềm năng của khu vực nhằm phát triển sức cạnh tranh của các thành viên tham gia
hiệp định và của cả khu vực nói chung
+ Phát triển
Các thành viên TPP tìm kiếm giải pháp nhằm đảm bảo Hiệp định TPP sẽ là một hình mẫu
của sự hội nhập thương mại và kinh tế tiêu chuẩn cao, và đặc biệt nhằm đảm bảo mọi
Thành viên TPP có thể thu được các lợi ích từ hiệp định, có đầy đủ năng lực để thực thi
các cam kết của mình và nổi lên như các nền kinh tế thịnh vượng hơn và thị trường mạnh
mẽ hơn cho tất cả các thành viên
+ Gắn kết môi trường chính sách


Chương Gắn kết môi trường chính sách của TPP sẽ giúp mở ra một môi trường thông
thoáng, bình đẳng và dễ dự đoán dành cho các doanh nghiệp hoạt động trên các thị
trường TPP bằng cách khuyến khích minh bạch hóa, công bằng và hợp tác giữa các chính
phủ để đạt được một phương thức tiếp cận chính sách một cách gắn kết
+ Minh bạch hóa và chống tham nhũng
+ Các điều khoản về hành chính và thể chế
+ Giải quyết tranh chấp
+ Ngoại lệ
+ Các điều khoản cuối cùng
Việt Nam và Nhật Bản là hai nước thành viên của TPP, trong đó, Việt Nam được xem là
một trong những quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ việc TPP chính thức được thông
qua.
Cơ hội của Việt Nam khi tham gia TPP từ nước ngoài

+ Về thuế quan (đối với thương mại hàng hóa): hàng hóa Việt Nam được tiếp cận các thị
trường này với mức thuế quan thấp hoặc bằng 0.
+ Về tiếp cận thị trường (đối với thương mại dịch vụ và đầu tư): Việt Nam sẽ được tiếp
cận thị trường dịch vụ của các nước đối tác thuận lợi hơn, với ít các rào cản và điều kiện
hơn.
Cơ hội khai thác được tại thị trường nội địa (Việt Nam)
+ Từ việc giảm thuế hàng nhập khẩu từ các nước TPP: Người tiêu dùng và các ngành
sản xuất sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ các nước này làm nguyên liệu đầu vào sẽ
được hưởng lợi từ hàng hóa, nguyên liệu giá rẻ, giúp giảm chi phí sinh hoạt và sản xuất,
từ đó có thể giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của những ngành này.
+ Từ những khoản đầu tư, dịch vụ đến từ Hoa Kỳ và các nước đối tác TPP: Đó là một
môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn, mang lại dịch vụ giá rẻ hơn chất lượng tốt hơn
cho người tiêu dùng, những công nghệ và phương thức quản lý mới cho đối tác Việt Nam
và một sức ép để cải tổ và để tiến bộ hơn cho các đơn vị dịch vụ nội địa.
+ Từ những thay đổi thể chế hay cải cách để đáp ứng những đòi hỏi chung của
TPP: TPP dự kiến sẽ bao trùm cả những cam kết về những vấn đề xuyên suốt như sự hài
hòa giữa các quy định pháp luật, tính cạnh tranh, vấn đề hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa, chuỗi cung ứng, hỗ trợ phát triển… Đây là những lợi ích lâu dài và xuyên
suốt các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt có ý nghĩa đối với nhóm doanh
nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (doanh nghiệp nhỏ và vừa) và do đó là rất đáng kể.
+ Từ việc mở cửa thị trường mua sắm công: Mặc dù mức độ mở cửa đối với thị trường
mua sắm công trong khuôn khổ TPP chưa được xác định cụ thể nhưng nhiều khả năng
các nội dung trong Hiệp định về mua sắm công trong WTO sẽ được áp dụng cho TPP, và


×