Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

ĐỊNH GIÁ ĐIỆN CHO NHÀ MÁY ĐIỆN GIÓ TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.78 MB, 156 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------MAI SỸ THANH
MAI SỸ THANH

QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỊNH GIÁ ĐIỆN CHO NHÀ MÁY ĐIỆN GIÓ TẠI VIỆT
NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA 2011B
Hà Nội – Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

MAI SỸ THANH

ĐỊNH GIÁ ĐIỆN CHO NHÀ MÁY ĐIỆN GIÓ TẠI VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS, TS. NGUYỄN MINH DUỆ

Hà Nội – Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn “Định giá điện cho nhà máy điện gió tại Việt

Nam” là công trình nghiên cứu riêng của cá nhân tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và rõ ràng.
Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2013.
Tác giả luận văn


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ .....................................3
1.1. Vai trò điện gió trong phát triển của ngành điện..................................................3
1.2. Sự phát triển của điện gió trên thế giới ................................................................9
1.2.1. Tổng quan toàn thế giới ....................................................................................9
1.2.2. Sự phát triển điện gió ở một số quốc gia ........................................................13
1.3. Sự phát triển của điện gió tại Việt Nam.............................................................20
1.3.1. Tiềm năng năng lượng gió tại Việt Nam ........................................................20
1.3.2. Tiềm năng năng lượng gió tại Việt Nam ........................................................23
1.3.3. Các dự án điện gió cho đến nay ......................................................................29
1.3.4. Các nhà cung cấp thiết bị điện gió tại Việt Nam ............................................30
1.4. Vai trò định giá điện gió.....................................................................................31
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ ĐIỆN
GIÓ............................................................................................................................34
2.1. Cơ sở lý thuyết về định giá điện gió ..................................................................34

2.1.1. Mục tiêu của biểu giá điện gió ........................................................................34
2.1.2. Nguyên tắc định giá điện.................................................................................35
2.2. Các phương pháp định giá điện gió ...................................................................36
2.2.1. Phương pháp định giá dựa vào cơ chế ràng buộc chỉ tiêu ..............................36
2.2.2. Phương pháp định giá thông qua đấu thầu......................................................40
2.2.3. Phương pháp định giá theo biểu giá ưu đãi cố định........................................43
2.2.4. Phương pháp định giá theo biểu giá thưởng ...................................................45
2.2.5. Ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp định giá điện gió...................48
2.3. Đề xuất phương pháp định giá điện gió tại Việt Nam .......................................49

i


2.4. Phương pháp định giá điện gió theo Biểu giá ưu đãi cố định ............................55
2.4.1. Định nghĩa.......................................................................................................55
2.4.2. Phương pháp tính toán biểu giá ưu đãi cố định...............................................56
2.4.3. Dạng biểu giá phụ thuộc .................................................................................58
CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG TÍNH TOÁN ĐỐI VỚI ĐIỆN GIÓ TẠI VIỆT NAM.....67
3.1. Tính toán chi phí điện gió bình quân quy dẫn tại Việt Nam..............................67
3.1.1. Lựa chọn địa điểm và mô tả phân phối gió.....................................................68
3.1.2. Lựa chọn tuabin tham khảo.............................................................................73
3.1.3. Tính toán tổng sản lượng điện hàng năm........................................................74
3.1.4. Tính toán chi phí .............................................................................................76
3.1.5. Lựa chọn hệ số chiết khấu...............................................................................81
3.1.6. Lựa chọn tuổi thọ dự án ..................................................................................81
3.1.7. Lựa chọn thời gian cung cấp biểu giá ưu đãi cố dịnh .....................................81
3.1.8. Kết quả tính toán chi phí điện gió quy dẫn .....................................................82
3.2. Đề xuất biểu giá điện gió ưu đãi tại Việt Nam...................................................82
3.2.1. Lựa chọn mức giá............................................................................................83
3.2.2. Xây dựng biểu giá ưu đãi phụ thuộc ...............................................................85

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................94
PHỤ LỤC..................................................................................................................96

ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BWE

Hiệp hội Năng lượng gió Đức

CAPEX

Tổng chi phí đầu tư ban đầu

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng

EEG

Luật Năng lượng tái tạo của Đức

EVN

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

GENCO


Tổng công ty phát điện

FIT

Biểu giá ưu đãi

MoIT

Bộ Công Thương

NLTT

Năng lượng tái tạo

O&M

Vận hành và bảo dưỡng

OFGEM

Cục thị trường điện và khí

PPA

Hợp đồng mua bán điện

RO

Nghĩa vụ năng lượng tái tạo


ROC

Chứng chỉ nghĩa vụ năng lượng tái
tạo

TGC

Chứng chỉ xanh có khả năng mua
bán, trao đổi

iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1: Điện năng tiêu thụ trên toàn thế giới theo khu vực...................................3
Bảng 1. 2: Sản lượng điện gió trên toàn thế giới qua các năm ..................................9
Bảng 1. 3: Công suất điện gió lắp đặt và công suất lũy tiến hàng năm tại Mỹ........16
Bảng 1. 4: Công suất điện gió của các bang tại Mỹ.................................................17
Bảng 1. 5: Tiềm năng gió của Việt Nam ở độ cao 65m ............................................20
Bảng 1. 6: So sánh các kết quả giữa EVN và Ngân hàng Thế giới ..........................21
Bảng 1. 7: Tiềm năng năng lượng gió tại độ cao 80m theo atlas tài nguyên gió mới
...................................................................................................................................22
Bảng 1. 8: Các ưu đãi và cơ chế hỗ trợ NLTT tại Việt Nam ....................................23
Bảng 2. 1: Điều chỉnh biểu giá cho các nhà máy lắp đặt mới..................................64
Bảng 3. 1: Tốc độ gió trung bình tính toán cho các địa điểm gió kém, bình thường
và tốt tại các độ cao khác nhau.................................................................................71
Bảng 3. 2: Các tua bin gió tham khảo ......................................................................73
Bảng 3. 3: Đặc tính kỹ thuật của tuabin Nordex S70 ...............................................74
Bảng 3. 4: Sản lượng điện của dự án điện gió khi đặt tại các khu vực và độ cao

khác nhau ..................................................................................................................75
Bảng 3. 5: Sản lượng điện ròng của dự án điện gió khi đặt tại các khu vực và độ
cao khác nhau ...........................................................................................................76
Bảng 3. 6: Chi phí đầu tư ban đầu CAPEX ..............................................................79
Bảng 3. 7: Tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng trong một năm của dự án điện gió
khi đặt tại các khu vực và độ cao khác nhau ............................................................80
Bảng 3. 8: Lựa chọn WACC làm hệ số chiết khấu....................................................81
Bảng 3. 9: Chi phí điện gió quy dẫn cho các trường hợp nghiên cứu......................82
Bảng 3. 10: Tiềm năng tài nguyên gió tại các khu vực nghiên cứu..........................83
iv


Bảng 3. 11: Số giờ vận hành đầy tải trung bình của dự án điện gió đặt tại các khu
vực và độ cao khác nhau ...........................................................................................86

v


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. 1: Điện năng tiêu thụ trên toàn thế giới theo khu vực ...................................4
Hình 1. 2: Tỷ trọng điện năng sản xuất từ các nguồn năng lượng năm 2012 ............4
Hình 1. 3: Thời gian khai thác còn lại của nguồn năng lượng hóa thạch..................5
Hình 1. 4: Lượng khí CO2 phát thải trên toàn thế giới từ năm 2003 – 2012..............6
Hình 1. 5: Công suất điện gió lắp đặt hàng năm từ 2003 – 2012 ............................10
Hình 1. 6: Tổng công suất đặt điện gió lũy tiến hàng năm từ 2003 – 2012 .............10
Hình 1. 7: 10 quốc gia dẫn dầu về tổng công suất đặt điện gió trên thế giới cho đến
cuối năm 2012 ...........................................................................................................12
Hình 1. 8: Tổng công suất đặt điện gió của Trung Quốc từ 2003 – 2012 ................15
Hình 1. 9: Sự phát triển công suất đặt điện gió của Mỹ từ 2003 – 2012..................16
Hình 1. 10: Các trụ tua-bin gió của Nhà máy điện gió Bạc Liêu .............................30

Hình 2. 1: Phương pháp định giá điện gió theo cơ chế ràng buộc chỉ tiêu..............38
Hình 2. 2: Phương pháp định giá điện gió theo biểu giá ưu đãi cố định .................43
Hình 2. 3: Phương pháp định giá điện gió theo biểu giá thưởng .............................46
Hình 2. 4: Phương pháp định giá điện gió theo biểu giá ưu đãi cố định .................55
Hình 2. 5: Chi phí sản xuất điện gió theo chất lượng địa điểm................................59
Hình 2. 6: Lợi nhuận của nhà sản xuất trường hợp biểu giá cao.............................60
Hình 2. 7: Lợi nhuận của nhà sản xuất trường hợp biểu giá thấp ...........................61
Hình 2. 8: Dạng biểu giá bậc thang theo số giờ đầy tải tại Hà Lan năm 2006. ......62
Hình 2. 9: Biểu giá bậc thang theo quy mô nhà máy................................................63
Hình 2. 10: Điều chỉnh biểu giá theo sự tiến bộ công nghệ hàng năm ....................64
Hình 3. 1 Biểu giá bậc thang theo quy mô nhà máy .................................................69
Hình 3. 2: Phân phối tốc độ gió ở độ cao 65m của các địa điểm.............................72
Hình 3. 3: Phân phối tốc độ gió ở độ cao 110m của các địa điểm...........................73
vi


Hình 3. 4: Đường cong công suất tuabin Nordex S70..............................................74
Hình 3. 5: Phân phối tần suất tích lũy của chi phí điện gió quy dẫn của các khu ...83
Hình 3. 6: Sự phụ thuộc của mức công suất tiềm năng có thể đạt được vào mức giá
điện gió tại các khu vực nghiên cứu..........................................................................84
Hình 3. 7: Sự phụ thuộc của mức công suất tiềm năng có thể đạt được của cả nước
vào mức giá điện gió. ................................................................................................85
Hình 3. 8: Mối quan hệ giữa chi phí điện gió quy dẫn và số giờ vận hành đầy tải
trung bình hàng năm .................................................................................................87
Hình 3. 9: Xây dựng biểu giá bậc thang theo chất lượng địa điểm..........................88

vii


LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trước những thách thức về tình trạng thiếu điện và ứng phó hiệu quả với biến
đổi khí hậu trong những năm tiếp theo thì kế hoạch phát triển “điện xanh” từ các
nguồn năng lượng tái tạo là một giải pháp khả thi nhằm đảm bảo an ninh năng
lượng và bảo vệ môi trường. Gần đây, Chính phủ Việt Nam đã xác định rõ các mục
tiêu trong định hướng phát triển dạng “điện xanh” này. Trong đó, năng lượng gió
được xem như là một lĩnh vực trọng tâm, do Việt Nam được xem là nước giàu tiềm
năng nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Trên thực tế, hiện nay có hơn 50 dự án điện gió đã đăng ký xin đầu tư, phần
lớn tập trung ở khu vực từ Trung Trung bộ vào các tỉnh phía Nam, với tổng công
suất đăng ký gần 5.000 MW, quy mô công suất của các dự án từ 6 MW đến 250
MW, nhưng Việt Nam mới chỉ có 3 nhà máy điện gió đã phát điện thương mại. Còn
nhiều dự án điện gió khác hiện nay ở nước ta vẫn đang nằm chờ. Ngoài nguyên
nhân chưa có một cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác về gió, còn có một nguyên nhân
quan trọng khác là chưa có một chính sách phát triển hợp lý, chính sách hỗ trợ giá
hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Kinh nghiệm nhiều nước như Đức, Trung Quốc, các
nước Bắc Âu ...cho thấy, để công nghệ điện gió phát triển, cần phải xây dựng một
chương trình quốc gia với những chính sách hỗ trợ, bù giá cho điện gió, khuyến
khích sản xuất thiết bị nội địa giá rẻ... Trong các chính sách, chính sách hỗ trợ giá
nên được ưu tiên nhất. Chính sách đó phải hướng vào các nhà đầu tư, bảo đảm sao
cho họ có lãi hợp lý, đặc biệt trong giai đoạn đầu. Nhưng chính sách đồng thời cũng
phải hướng vào người tiêu dùng, bảo đảm giá điện không quá chênh lệch giữa các
loại điện năng. Vì vậy sau thời gian tìm hiểu nghiên cứu tác giả đã lựa chọn thực
hiện luận văn với đề tài: “Định giá điện cho nhà máy điện gió tại Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tổng hợp các phương pháp định giá điện gió trên thế giới.
- Đề xuất phương pháp định giá điện gió tại Việt Nam.

1



- Đề xuất biểu giá điện gió tại Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Sự phát triển điện gió trên thế giới và Việt Nam.
- Các phương pháp định giá điện gió trên thế giới và phương pháp định giá điện
gió phù hợp với Việt Nam.
- Chi phí điện gió quy dẫn tại Việt Nam, mức giá bán điện gió phù hợp với mục
tiêu quốc gia về năng lượng gió.
- Mối quan hệ phụ thuộc của biểu giá điện gió vào các yếu tố như chất lượng
địa điểm, sự tiến bộ công nghệ ...
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu và trong giới hạn phạm vi đề cập ở trên đề tài
sử dụng những phương pháp nghiên cứu: Thu thập tài liệu, nghiên cứu lý luận, phân
tích đánh giá, xin ý kiến chuyên gia, tính toán.
5. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Đề xuất phương pháp định giá điện gió tại Việt Nam
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở tham khảo cho công tác tính toán chi phí
điện gió quy dẫn tại Việt Nam, xác định mức giá bán điện gió tại Việt Nam cũng
như xây dựng mối quan hệ phụ thuộc của mức giá vào các yếu tố như chất lượng
địa điểm, sự tiến bộ công nghệ, lạm phát...
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày trong 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về phát triển điện gió.
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các phương pháp định giá điện gió
- Chương 3: Áp dụng tính toán đối với điện gió tại Việt Nam.
Hà nội, tháng 11 năm 2013
Tác giả
Mai Sỹ Thanh


2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ
1.1. Vai trò điện gió trong phát triển của ngành điện
Ngày nay điện năng là oxy không chỉ cho nền kinh tế mà cho tất cả các hoạt
động của con người, khi thế giới càng ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng năng
lượng nói chung và điện năng nói riêng trên toàn thế giới ngày càng tăng nhanh.
Theo như Bảng 1.1 và Hình 1.1 dưới đây chúng ta có thể thấy trong vòng 10 năm
gần đây (từ năm 2003 đến 2012), năng lượng tiêu thụ trên toàn thế giới đã tăng lên
34% (từ 16,793.2 TWh năm 2003 tăng lên 22,504.3 TWh trong năm 2012). Trong
đó, khu vực có đóng góp đáng kể cần được nhắc đến là châu Á, với tỷ lệ gia tăng từ
2003 đến 2012 lên tới 79.8 %.
Bảng 1. 1: Điện năng tiêu thụ trên toàn thế giới theo khu vực
(Đơn vị: TWh)
Trung và

Châu Âu

Trung

Nam Mỹ

và Á-Âu

Đông

4873.1

850.8


4933.5

2004

4986.4

895.4

2005

5113.4

2006

Năm

Bắc Mỹ

Châu Phi

Châu Á

Toàn cầu

2003

542.2

507.8


5085.8

16793.2

5049.7

577.9

538.5

5524.8

17572.8

934.8

5127.9

624.8

560.9

5971.8

18333.5

5116.9

964.3


5235.3

666.1

586.6

6460.9

19030.2

2007

5242.1

1013.6

5321.1

715.0

608.6

7022.6

19922.9

2008

5204.3


1062.4

5362.1

759.0

618.6

7277.6

20283.9

2009

5000.1

1068.5

5114.1

804.9

622.6

7513.5

20123.7

2010


5183.7

1125.5

5343.5

868.8

661.8

8221.1

21404.5

2011

5191.9

1166.6

5317.5

898.2

658.1

8818.6

22050.9


2012

5157.7

1218.4

5345.8

942.2

694.9

9145.4

22504.3

(Nguồn: Số liệu lấy từ “BP Statistical Review of World Energy June 2013”)

3


Sản lượng điện (TWh)

Hình 1. 1: Điện năng tiêu thụ trên toàn thế giới theo khu vực
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Nguyên nhân của sự tăng nhanh nhu cầu sử dụng điện năng là do dân số trên thế
giới tăng nhanh từng ngày, hiện nay là 7 tỉ người và còn tiếp tục tăng lên. Mặt khác
cũng do nhu cầu tiêu dùng điện năng của con người ngày này tăng cao. Trung bình

một người hiện nay tiêu thụ gấp 15 lần so với một người cách đây 100 năm. Xu
hướng này vẫn tiếp tục mạnh mẽ mà chưa có dấu hiệu nào chậm lại.
Trong tổng tiêu thụ điện năng toàn cầu, hiện nay có đến 68 % sản xuất từ các
nguồn năng lượng hoá thạch: than, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên (Hình 1.2).

Hình 1. 2: Tỷ trọng điện năng sản xuất từ các nguồn năng lượng năm 2012
(Nguồn: Số liệu lấy từ “BP Statistical Review of World Energy June 2013”)
4


Do mức tiêu thụ quá lớn và tăng quá nhanh như đã nói ở trên, nên nguồn năng
lượng này đang cạn kiệt nhanh chóng. Có thể hình dung rằng, để hình thành được
lượng than, dầu, khí đốt như thế giới chúng ta có, thiên nhiên cần một thời gian
hàng trăm triệu năm, nhưng để khai thác nó con người chỉ cần vài trăm năm. Theo
hình 1.3, chúng ta có thể thấy trong điều kiện đà khai thác vẫn duy trì như năm
2012, thì trữ lượng dầu mỏ và khí thiên nhiên lần lượt sẽ hết sạch sau 57.2 và 55.7
năm, đối với than thì lâu hơn một chút, nhưng cũng chỉ đủ cho thế giới chúng ta
khai khác thêm khoảng 109.5 năm nữa1.

Hình 1. 3: Thời gian khai thác còn lại của nguồn năng lượng hóa thạch
(Nguồn: Số liệu lấy từ “BP Statistical Review of World Energy June 2013”)

Do nguồn cạn kiệt, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng lại ngày càng tăng, nên giá
năng lượng sẽ tăng cao. Đối với dầu, chỉ trong vòng 10 đến 20 năm nữa, số lượng
còn lại chỉ bằng một nửa lượng có hiện nay, và khi đó giá dầu sẽ tăng lên gấp nhiều
lần so với giá dầu hiện nay. Ngoài ra hơn 70% dự trữ dầu, 65 % khí đốt còn lại tập
trung vào một số nước trong “elip chiến lược” gồm Arập-xêut, Irac, Iran và Nga.
“thế giới phương tây” gồm nhiều nước công nghiệp phát triển lại thuộc về khu vực
“đói năng lượng”. Đây chính là nguy cơ dẫn đến các bất ổn về chính trị và có thể
dẫn tới các cuộc chiến tranh.

Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng cạn kiệt nguồn năng lượng hoá thạch
như đã nói ở trên. Theo dự báo thì chỉ sau 15 đến 20 năm nữa thì ta phải nhập than,
1

Ở đây, chúng ta chưa tính đến sự gia tăng trong sản lượng khai thác hàng năm, và cũng chưa tính đến những
mỏ năng lượng hóa thạch có thể phát hiện trong tương lai mà có thể làm tăng trữ lượng toàn cầu

5


dầu và khí đốt cũng chỉ còn khai thác được khoảng 40 đến 60 năm nữa. Thế thì sau
50 năm nữa thế giới trong đó có Việt Nam ta sẽ phải giải quyết vấn đề cung cấp
năng lượng như thế nào đây?
Bên cạnh đó, chúng ta cũng biết rằng kinh tế - xã hội - môi trường có mối quan
hệ chặt chẽ và tương hỗ lẫn nhau. Sử dụng năng lượng hoá thạch làm phát thải vào
môi trường rất nhiều khí và chất độc hại. Các khí như SO2, NO gây ra mưa axít, làm
hư hại các công trình văn hoá kiến trúc, kinh tế xã hội. Khí CO tạo ra loại bụi bồ
hóng độc hại. Đặc biệt còn thải ra CO2 là một khí gây hiệu ứng nhà kính làm khí
quyển của quả đất nóng lên.

Năm
Tỉ tấn CO2

2003

2004

2005

2006


2007

2008

2009

2010

2011

2012

27.3

28.6

29.4

30.3

31.2

31.5

31.1

32.8

33.7


34.5

Hình 1. 4: Lượng khí CO2 phát thải trên toàn thế giới từ năm 2003 – 2012
(Nguồn: Số liệu lấy từ “BP Statistical Review of World Energy June 2013”)

Theo hình 1.4, lượng khí CO2 phát thải trên toàn thế giới tăng dần theo các năm,
và trong năm 2012 các hoạt động sản xuất tiêu dùng năng lượng hóa thạch làm phát
thải vào môi trường 34.5 tỉ tấn CO2. Mặc dù CO2 không phải là khí nhà kính duy
nhất, nhưng sự đóng góp của nó là 50%. Theo tính toán thì với tốc độ phát thải như
hiện nay đến năm 2100 nhiệt độ khí quyển mặt đất sẽ tăng lên từ 1.5 đến 5.8OC kéo
theo sự thay đổi hàng loạt về khí hậu trên hành tinh của chúng ta, trong đó có các
biến đổi chưa lường hết được. Nói riêng, sự tăng nhiệt độ, làm cho băng ở 2 cực sẽ

6


tan ra, nước biển vào cuối thế kỷ này có thể dâng lên cao hơn 13cm làm ngập chìm
nhiều lãnh thổ của các quốc gia, nhiều quốc đảo sẽ bị biến mất. Sự tăng nhiệt độ của
khí quyển còn dẫn đến sự biến đổi và sự phân bố lượng mưa, làm thay đổi các vùng
khí hậu và thảm thực vật, làm xuất hiện các điều kiện thời tiết bất thường, đất đai sẽ
suy giảm chất lượng, sa mạc hoá thế giới sẽ lâm vào nạn đói lương thực, .... Do đó,
con người muốn tiếp tục tồn tại và phát triển trên hành tinh này thì không còn cách
nào khác là ngay từ bây giờ phải hợp tác cùng nhau tìm cách hạn chế các phế thải
do sử dụng năng lượng hoá thạch nói chung và CO2 nói riêng.
Đối với Việt Nam, tốc độ tăng trưởng trung bình của sản lượng điện ở Việt
Nam trong 20 năm trở lại đây đạt mức rất cao, khoảng 8-15%/năm - tức là gần gấp
đôi tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế. Chiến lược công nghiệp hóa và duy trì
tốc độ tăng trưởng cao để thực hiện „dân giàu, nước mạnh“ và tránh nguy cơ tụt hậu
sẽ còn tiếp tục đặt lên vai ngành điện nhiều trọng trách và thách thức to lớn trong

những thập niên tới. Theo dự báo của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (Tổng sơ đồ
VII), đối với phương án cơ sở thì nhu cầu điện sản xuất của Việt Nam vào năm
2020 sẽ là khoảng 329,412 GWh, vào năm 2030 là 695,147 GWh. Tuy nhiên hiện
nay nguồn cung sản xuất điện chủ yếu là thủy điện và nhiệt điện dựa vào các nhiên
liệu hữu hạn: than, dầu, khí tự nhiên. Chính vì sự phụ thuộc lớn vào các yếu tố hữu
hạn và liên quan tới thời tiết nên nguồn cung điện của Việt Nam chưa thật sự phong
phú, các nguồn năng lượng cung cấp điện bị giới hạn. Đặc điểm nổi bật của ngành
Điện Việt Nam là tính độc quyền cao với Tập đoàn điện lực (EVN) là người mua và
bán điện duy nhất tới tay người tiêu dùng. Ngành điện bao gồm 3 khâu là: phát điện,
truyền tải và phân phối thì EVN gần như độc quyền trong khâu truyền tải và phân
phối. Các công ty sản xuất điện độc lập (PPI) không được bán điện trực tiếp cho
người tiêu dùng mà phải thông qua đàm phán, ký kết hợp đồng thỏa thuận giá với
EVN. Hầu hết các công ty trong ngành đều do EVN quản lý, điều tiết, phân bổ
nguồn sản lượng điện.
Cơ chế giá do EVN độc quyền quyết định và điều chỉnh trong khung của nhà
nước khiến giá điện hiện tại ở Việt Nam được xem là rẻ tương đối so với thế giới.
7


Một phần ảnh hưởng của việc giữ giá điện thấp đã khiến cầu tiêu thụ ngày càng tăng
mạnh, tình trạng cầu vượt quá cung luôn xảy ra trong nhiều năm. Trong khi đó,
nguồn cung điện lại gặp khó khăn do thời tiết khô hạn và nguồn nhiên liệu sản xuất
như than sắp cạn kiệt, vốn ít, công nghệ chưa thực sự phát triển, giá nhập khẩu điện
từ bên ngoài lại cao hơn rất nhiều so với giá trong nước, khiến sự chênh lệch về
cung-cầu càng lớn.
Với toàn bộ những vấn đề đã nêu ở trên, trong bối cảnh như vậy, năng lượng
mới và tái tạo trở nên ưu việt và quan trọng hơn bao giờ hết, và Việt Nam cũng như
các quốc gia trên thế giới cần phải đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của những
nguồn năng lượng này.
Trong số các nguồn năng lượng mới và tái tạo, năng lượng gió được đánh giá là

thân thiện nhất với môi trường và ít gây ảnh hưởng xấu về mặt xã hội. Để xây dựng
một nhà máy thủy điện lớn cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng các rủi ro có thể xảy ra
với đập nước. Ngoài ra, việc di dân cũng như việc mất các vùng đất canh tác truyền
thống sẽ đặt gánh nặng lên vai những người dân xung quanh khu vực đặt nhà máy,
và đây cũng là bài toán khó đối với các nhà hoạch định chính sách. Song hành với
các nhà máy điện hạt nhân là nguy cơ gây ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của
người dân xung quanh nhà máy. Các bài học về rò rỉ hạt nhân cộng thêm chi phí
đầu tư cho công nghệ, kĩ thuật quá lớn khiến ngày càng có nhiều sự ngần ngại khi
sử dụng loại năng lượng này. Ngoài ra với đặc trưng phân tán và nằm sát khu dân
cư, năng lượng gió giúp tiết kiệm chi phí truyền tải. Hơn nữa, việc phát triển năng
lượng gió cần một lực lượng lao động là các kỹ sư kỹ thuật vận hành và giám sát
lớn hơn các loại hình khác, vì vậy giúp tạo thêm nhiều việc làm với kỹ năng cao.
Tại các nước Châu Âu, các nhà máy điện gió không cần đầu tư vào đất đai để xây
dựng các trạm tuabin mà thuê ngay đất của nông dân. Giá thuê đất (khoảng 20% giá
thành vận hành thường xuyên) giúp mang lại một nguồn thu nhập ổn định cho nông
dân, trong khi diện tích canh tác bị ảnh hưởng không nhiều...
Như vậy chúng ta có thể thấy sự quan trọng của năng lượng gió đối với sự phát
triển của ngành điện. Điện gió sẽ giúp bù đắp một phần sự thiếu hụt cung cầu điện
8


năng, giúp ổn định giá điện trong tương lai khi mà giá nhiên liệu hóa thạch ngày
càng tăng, và giúp hạn chế sự ô nhiễm môi trường cũng như giảm bớt hiện tượng
nóng lên toàn cầu đang đe dọa loài người chúng ta.
1.2. Sự phát triển của điện gió trên thế giới
1.2.1. Tổng quan toàn thế giới
Năng lượng gió đã được xã hội loài người sử dụng trong nhiều thiên niên kỷ.
Tuy nhiên, cho đến cuối thế kỷ 19 thì những thử nghiệm đầu tiên sử dụng năng
lượng gió để phát ra điện mới được tiến hành, và mãi cho đến những năm 1970
điện gió bắt đầu thâm nhập thị trường thị trường điện thương mại – đầu tiên là ở

Đan Mạch, sau đó đến Califonia vào những năm 1980, Đức và Tây Ban Nha vào
các năm 1990.
Mặc dù điện gió bắt đầu được thế giới để ý đến từ hơn 30 năm trước, nhưng chỉ
trong gần 15 năm trở lại đây nó mới khẳng định được vị trí trên thị trường năng
lượng thế giới khi sản lượng điện gió tăng trưởng một cách ngoạn mục với tốc độ
trung bình 26%/năm, cao nhất trong tất cả các nguồn năng lượng hiện có, và tỷ
trọng của năng lượng gió trong tổng sản lượng điện thế giới đã tăng từ 0.5% trong
năm 2004 lên 2.3% vào năm 2012 (Bảng 1.2).
Bảng 1. 2: Sản lượng điện gió trên toàn thế giới qua các năm
(Đơn vị: Twh)
Năm

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012


Tổng sản
lượng điện
toàn cầu

17573

18334

19030

19923

20284

20124

21405

22051

22504

Sản lượng
điện gió

85.7

104.4

133.2


170.7

219.2

277.9

348.1

440.1

521.3

Tỷ trọng
(%)

0.5

0.6

0.7

0.9

1.1

1.4

1.6


2.0

2.3

Tốc độ tăng
của điện
gió (%)

35.2

21.8

27.6

28.2

28.4

26.8

25.3

26.4

18.5

(Nguồn: Số liệu lấy từ “BP Statistical Review of World Energy June 2013”)

9



Chúng ta có thể thấy rõ hơn sự phát triển này thông qua công suất đặt của điện
gió trên thế giới qua các năm. Như số liệu trong hình 1.6, cách đây 10 năm, tổng
công suất đặt điện gió toàn cầu chỉ là 39,431 MW (năm 2003), nhưng cho đến hiện
tại (năm 2012), con số đã tăng lên gấp 7 lần, và đạt mức 282,430 MW. Và riêng
trong 4 năm gần đây, từ 2009-2012, mỗi năm có trung bình 40,000 MW công suất
điện gió được lắp đặt thêm trên toàn thế giới (Hình 1.5).

Hình 1. 5: Công suất điện gió lắp đặt hàng năm từ 2003 – 2012
(Nguồn: “Global Wind Statistical 2012 - GWEC”)

Hình 1. 6: Tổng công suất đặt điện gió lũy tiến hàng năm từ 2003 – 2012
(Nguồn: “Global Wind Statistical 2012 - GWEC”)
10


Sự phát triển thần kỳ này của điện gió có được là nhờ vào một số thay đổi quan
trọng trong thời gian qua. Đầu tiên phải kể đến những tiến bộ về công nghệ có tính
đột phá trong thời gian qua đã giúp giảm giá thành điện gió xuống nhiều lần, đồng
thời tăng công suất, hiệu quả, và độ tin cậy của các trạm điện gió. Cụ thể là nếu như
vào năm 1990, công suất trung bình của một trạm điện gió ở Đan Mạch và Đức chỉ
vào khoảng 200 KW, thì đến năm 2002 đã lên tới 1.5 MW và hiện nay các nước này
đang phát triển các tuabin lớn cỡ 5-10 MW nhằm phát triển các trạm điện gió trên
thềm lục địa. Hiệu quả của các trạm điện gió này cũng được cải thiện từ 2 đến 3%
mỗi năm, góp phần vào việc giảm 30% giá thành điện gió trong vòng 20 năm qua.
Một lý do quan trọng nữa giải thích sự phát triển đột biến của điện gió trong 10
năm trở lại đây là nguy cơ khủng hoảng năng lượng của các nước đã phát triển cũng
như mối quan tâm ngày càng cao của các nước này về bảo vệ môi trường đã tiếp
thêm sức mạnh cho những nỗ lực tìm kiếm các dạng năng lượng tái tạo thân thiện
với môi trường, trong đó điện gió hiển nhiên là một ứng cử viên sáng giá.

Trong các nước chủ trương phát triển năng lượng gió, hiện nay Trung Quốc vẫn
là nước dẫn đầu với tổng công suất đặt vào cuối năm 2012 lên tới 75,564 MW,
chiếm 26.8% tổng công suất đặt điện gió của thế giới. Ngay sau Trung Quốc là Mỹ
và Đức lần lượt chiếm 21.2% và 11.1% tổng công suất đặt điện gió thế giới (Hình
1.7)

11


 

Quốc gia

MW

Tỷ trọng (%)

 

Trung Quốc

75,564

26.8

 

Mỹ

60,007


21.2

 

Đức

31,332

11.1

 

Tây Ban Nha

22,796

8.1

 

Ấn Độ

18,421

6.5

 

Anh


8,445

3.0

 

Ý

8,144

2.9

 

Pháp

7,196

2.5

 

Canada

6,200

2.2

 


Bồ Đào Nha

4,525

1.6

 

Phần còn lại của thế giới

39,852

14.1

 

Tổng 10 quốc gia dẫn đầu

242,630

85.9

 

Tổng toàn cầu

282,482

100.0


Hình 1. 7: 10 quốc gia dẫn dầu về tổng công suất đặt điện gió trên thế giới cho
đến cuối năm 2012
(Nguồn: “Global Wind Statistical 2012 - GWEC”)
12


Phần dưới đây sẽ trình bày cụ thể hơn về sự phát triển điện gió của một vài
quốc gia trên thế giới.
1.2.2. Sự phát triển điện gió ở một số quốc gia
1.2.2.1. Trung Quốc
Là một trong những quốc gia có nhu cầu sử dụng điện lớn nhất thế giới, Trung
Quốc sớm nhận ra nguy cơ bị cạn kiệt các nguồn nhiên liệu hóa thạch và tình trạng
ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Vì vậy, Trung Quốc đã sớm tiến hành thử
nghiệm sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo. Theo Viện Khoa học khí
tượng Trung Quốc, tiềm năng điện gió của nước này rất phong phú, phân bổ ở hai
khu vực rộng lớn: khu vực thảo nguyên phía Tây Bắc và sa mạc Gobi, kéo dài từ
Nội Mông, Cam Túc đến Tân Cương và khu vực duyên hải phía Đông, Đông Nam
từ Sơn Đông, Liêu Ninh tới Phúc Kiến và Quảng Đông. Phần đất liền của nước này
có tiềm năng sản xuất 235 GW điện gió mỗi năm nếu cánh quạt được đặt ở tầm cao
10 mét so với mặt đất; trên biển đông Trung Quốc tiềm năng này dự kiến khoảng
750 GW, do đó Dự án điện gió thử nghiệm đầu tiên của Trung Quốc đã được bắt
đầu từ năm 1986, và nhà máy điện gió đầu tiên được xây dựng tại Vinh Thành, tỉnh
Sơn Đông.
Năm 1994, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Điện của Trung Quốc đã ra quyết định
đẩy mạnh phát triển năng lượng gió, một quyết định hết sức khó khăn. Lý do là vì
vào thời điểm đó, năng lượng gió trên thế giới vẫn chưa phát triển, việc phải nhập
khẩu các tuabin gió với giá thành cao đã gây khó khăn cho quá trình đầu tư, đồng
thời nhiệt điện than khá rẻ và vẫn còn tương đối dồi dào. Hiểu được điểm yếu này
của điện gió so với các nguồn năng lượng truyền thống khác, Bộ Năng lượng của

Trung Quốc đã định hướng phát triển điện gió thông qua việc giảm giá thành bằng
cách phát triển những dự án quy mô lớn, đồng thời địa phương hóa các nhà máy sản
xuất tuabin gió. Thời gian đầu, Trung Quốc mời gọi đầu tư nước ngoài và thành lập
các công ty liên doanh. Năm 1996, NDRC đề ra chương trình “Cưỡi lên ngọn gió”,
mời gọi đầu tư nước ngoài và lập hai công ty sản xuất thiết bị điện gió, liên doanh
với Công ty Nordex của Đức và Công ty Made của Tây Ban Nha - xếp thứ hai và
13


thứ tư trong ngành thiết bị điện gió thế giới. Để bán được hàng vào Trung Quốc, các
nhà đầu tư này phải chuyển giao cho đối tác địa phương công nghệ chế tạo tua bin
điện gió có công suất dưới 600 KW - là loại tua bin sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc
hiện nay. Chỉ hai năm sau, đến năm 1998, Công ty sản xuất thiết bị điện gió đầu tiên
100% vốn trong nước đã ra đời. Đó là Công ty Goldwind ở tỉnh Tân Cương, với
55% vốn của Nhà nước. Nhờ những chính sách ưu đãi của Chính phủ, đến năm
2006, Goldwind đã chiếm 35% thị phần thiết bị điện gió của Trung Quốc; chủ yếu
sản xuất loại tua bin có công suất dưới 1 MW, phù hợp cho các nhà máy điện gió
độc lập, cung cấp năng lượng cho các vùng sâu, vùng xa.
Chính quá trình địa phương hóa các nhà máy sản xuất tuabin đã góp phần quyết
định vào việc giảm giá thành, đồng thời giúp phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt
là ở những vùng sâu, vùng xa nhờ đảm bảo cung ứng điện ổn định, tăng nguồn thu
thuế, và tạo thêm công ăn việc làm cho địa phương.
Để khuyến khích các dự án điện gió có quy mô lớn, kết nối vào mạng điện quốc
gia, chính phủ Trung Quốc c̣n miễn toàn bộ thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng
đối với phần thiết bị và linh kiện nhập khẩu. (Trước đó, thuế VAT đối với điện gió
đã giảm từ 17% xuống 8.5% vào năm 2001, từ năm 2004 thuế nhập khẩu được cố
định ở mức 8% cho tuabin phát điện và 3% cho linh kiện, phụ tùng, song các thuế
suất này sẽ được miễn hoàn toàn nếu tuabin và linh kiện được chủ đầu tư nhập khẩu
để xây dựng dự án điện gió). Năm 2006, NDRC đã phê chuẩn 5 dự án như vậy tại
các tỉnh Giang Tô, Quảng Đông, Nội Mông và Cát Lâm.

Lúc này, thách thức lớn cho tham vọng điện gió của Trung Quốc là nước này
chưa đủ khả năng thiết kế, sản xuất tua bin điện gió có công suất lớn, từ 1 MW trở
lên, cũng như chưa có kinh nghiệm vận hành nhà máy điện gió in-grid cỡ lớn. Để
khắc phục trở ngại này, Trung Quốc đang cố thu hút các công ty đa quốc gia hàng
đầu như General Electric (GE-Mỹ), DuPont (Pháp) hoặc Siemens (Đức)… Chiêu
thức mà Trung Quốc sử dụng là hỗ trợ các công ty này mở rộng mạng lưới phân
phối trên thị trường nội địa rộng lớn của Trung Quốc, đổi lấy việc chuyển giao công
nghệ.
14


Theo báo BusinessWeek, Công ty GE Wind thuộc tập đoàn GE chẳng hạn, đã
chuyển cho đối tác Trung Quốc gần như mọi công nghệ, từ sản xuất tua bin điện gió
đến xây dựng những nhà máy ít gây ô nhiễm; GE cũng đã bán vào Trung Quốc
những mẫu tua bin điện gió có hiệu suất rất cao, hơn hẳn những thiết bị đang hoạt
động ở Mỹ.
Với những chính sách linh hoạt và mềm dẻo đó, thị trường điện gió ở Trung
Quốc đã được hình thành, đến cuối năm 2004 Trung Quốc đã có 43 khu điện gió
với tổng công suất là 850 MW. Năm 2005 Trung Quốc có 59 nhà máy điện gió, lắp
đặt 1,854 tua bin với tổng công suất 1,266 MW, đứng thứ 10 trên thế giới. Đến cuối
năm 2008, công suất điện gió của Trung Quốc đã là 12,200 MW, tương đương 2/3
công suất của đại công trình thủy điện Tam Hiệp trên sông Dương Tử (18,200
MW). Và hiện nay cho đến cuối năm 2012, Trung Quốc đã trở thành quốc gia dẫn
đầu thế giới với 75,564 MW tổng công suất đặt điện gió, chiếm khoảng 26.8% tổng
công suất đặt điện gió toàn cầu (Hình 1.7 và 1.8).

Năm

2003


2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

MW

571

769

1264

2588

5875


12121

25853

44781

62412

75564

Hình 1. 8: Tổng công suất đặt điện gió của Trung Quốc từ 2003 – 2012
(Nguồn: Số liệu lấy từ “BP Statistical Review of World Energy June 2013”)

1.2.2.2. Mỹ

15


×