Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV 688

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.98 KB, 17 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Kết quả kinh doanh của công ty TNHH MTV 688
Bảng 4.2: Khả năng sinh lợi hoạt động của doanh nghiệp
Bảng 4.3: Khả năng sinh lợi kinh tế của doanh nghiệp
Bảng 4.4: Khả năng sinh lợi vốn chủ của doanh nghiệp

Trang
6
7
8
11


LỜI MỞ ĐẦU
Công ty TNHH MTV 688 là một công ty kinh doanh đa ngành, ngoài hoạt
động chính là kinh doanh khách sạn và sản xuất chiếu trúc, công ty còn kinh
doanh dịch vụ ăn uống, khai thác kim loại, xây dựng công trình đường bộ,....
Việc đa dạng ngành nghề của công ty xuất phát từ nhu cầu thực tiễn phát
triển kinh doanh: từ sự xuất hiện cung cầu mới, từ xu hướng phát triển
ngành và sự phát triển của khoa học công nghệ. Ngoài ra, sự gia tăng áp lực
cạnh tranh giữa các đối thu tiềm năng đòi hỏi công ty phải bám sát thị
trường, nhạy bén và năng động nắm bắt những thời cơ mới không ngừng mở
rộng quy mô, phát huy các nguồn lực bên trong, huy động nguồn lực bên
ngoài, giảm thiểu rủi ro theo kiểu “không bỏ hết trứng vào một giỏ”. Đa dạng
hóa cũng góp phần phát triển thị trường, tạo đà phát triển tiếp theo cho công
ty. Tuy nhiên, việc hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực cũng có tính hai mặt
của nó: Một mặt, nếu công ty đi đúng hướng và đầu tư thành công sẽ giúp
doanh nghiệp đạt được những mục tiêu như đã nêu trên; mặt khác, nếu


“chệch hướng” hoặc đầu tư không hiệu quả có thể làm suy sụp hình ảnh của
doanh nghiệp, thậm chí đánh mất thương hiệu và gây ra những thiệt hại to
lớn khó lường cho công ty.
Một công ty đa ngành như Công ty TNHH MTV 688 đã làm thế nào để vận
hành và quản lý hoạt động kinh doanh một cách chặt chẽ và có hiệu quả ? Đó
là lý do em lựa chọn Công ty là đơn vị thực tập.
Nội dung báo cáo được phân tích dựa vào các số liệu và thông tin về quá
trình sản xuất kinh doanh, thông tin về doanh thu, chi phí và xác định kết quả
kinh doanh.
Trong Báo cáo thực tập này, nội dung em chia làm 5 phần:
I.
II.
III.
IV.
V.

Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV 688
Kết quả tài chính, lợi nhuận của công ty thời gian qua
Phân tích tồn tại, hạn chế

Do thời gian thực tập không nhiều, nhận thức của bản thân còn nhiều hạn
chế nên báo cáo không thể trành khỏi những sai sót, nhầm lẫn kính mong các

Page 2


thầy cô đóng góp ý kiến và sửa chữa giúp đỡ để bài viết của em được hoàn
thiện hơn.


I.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

Cao Bằng là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc, nằm ở vị trí đường quốc
lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 đi qua, là điểm nút của sự giao lưu kinh tế với các tỉnh
phía Tây như Thái Nguyên, Bắc Cạn, phía Đông như Quảng Ninh, phía Nam
như Bắc Ninh, Bắc Giang, thủ đô Hà Nội, và phía Bắc giáp với Trung Quốc.
Mặt khác, có đường sắt liên vận quốc tế là điều kiện thuận lợi cho việc giao
lưu kinh tế, khoa học – công nghệ với các tỉnh phía Nam trong cả nước, với
Trung Quốc và qua đó sang các nước Trung Á và châu Âu. Cùng với sự phát
triển kinh tế của đất nước, đời sống nhân dân không ngừng cải thiện tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp Cao Bằng hình thành và không ngừng phát triển.
Trước những điều kiện thuận lợi đó, các sáng lập viên bàn bạc và thống nhất
thành lập công ty TNHH MTV 688. Công ty đã chính ra đời và đi vào hoạt
động ngày 10 tháng 11 năm 2006. Công ty tổ chức và hoạt động theo Luật
doanh nghiệp được Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
khóa X kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/6/1999.
Công ty TNHH MTV 688 mới thành lập nên đã nhận được sự quan tâm, giúp
đỡ, chỉ đạo trực tiếp của các ban ngành liên quan. Công ty cũng đã tiến hành
triển khai nhưng chiến lược kinh tế của mình, sắp xếp bộ máy làm việc thật
gọn nhẹ. Tuyển dụng lao động, công nhân lành nghề, có ý thức kỷ luật cao,
năng động sáng tạo trong công việc, luôn chịu khó học hỏi và áp dụng thực tế
vào công việc.
Công ty TNHH MTV 688 hoạt động theo vốn tự bỏ, tự quản lý và chịu trách
nhiệm với số vốn của mình. Trong những năm đầu mới thành lập, công ty
phải đương đầu với những khó khăn của thời kỳ cơ chế thị trường có sự cạnh
tranh gay gắt của các thành phần kinh tế. Thị trường đầu ra của công ty
chưa được mở rộng.

Với những khó khăn sớm nhận được, Ban lãnh đạo công ty đã huy động mọi
nguồn lực và năng lực của mình. Phát huy tính tự chủ, sáng tạo của cán bộ
Page 3


nhân viên, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng đã chiếm lĩnh được
nhiều thị trường. Mặc dù mới thành lập không lâu nhưng công ty TNHH MTV
688 luôn đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của Nhà nước đề ra đối với loại hình
công ty TNHH.
Trải qua những giai đoạn khó khăn công ty TNHH MTV 688 luôn có sự vận
động để phù hợp với xu hướng phát triển chung. Công ty đã cố gắng mở rộng
thị trường. Hiện nay đã có trên 100 nhân viên, với tổng số vốn trên 10 tỷ
đồng.
Giới thiệu khái quát về công ty:
-

Tên công ty: Công ty TNHH MTV 688
Địa chỉ: Tổ 18 đường 3/10 Nà Cạn, phường Sông Bằng, tỉnh Cao Bằng.
Điện thoại: 0263857740
Giám đốc: Nguyễn Quang Quyền
MST: 4800162582
Tài khoản giao dịch: 33010000018947 Ngân hàng Đầu tư và phát triển
tỉnh Cao Bằng.

Từ khi có quyết định của Sở kế hoạnh và Đầu tư tỉnh Cao Bằng, công ty TNHH
MTV 688 là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, hoạch toán độc
lập.Công ty tổ chứ kinh doanh với các ngành nghề như sau:
-

Sản xuất chiếu trúc, các sản phẩm từ trúc

Khách sạn
Sản xuất điện
Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
..vv...
II.
1.

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY

Chức năng của công ty

Công ty TNHH MTV 688 là đơn vị kinh doanh hoạch toán độc lập. Chấp hành
nghiêm chỉnh các chính sách, chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước, các
quy định của Bộ Ngành. Ngoài ra chịu sự quản lý hành chính, an ninh của Ủy
ban nhân dân các cấp nơi đặt trụ sở công ty.
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty: Sản xuất chiếu trúc, kinh doanh
khách sạn.
2.

Nhiệm vụ của công ty

Page 4


Công ty TNHH MTV 688 có nhiệm vụ tổ chức SXKD đúng ngành nghề đăng ký,
theo quy chế hoạt động của công ty. Trả nợ đúng hạn, hoàn thành nghĩa vụ
nộp thuế theo quy định của phap luật.
Mở rộng quan hệ thị trường, đồng thời tìm kiếm thị trường mới, kinh doanh
các mặt hàng và các công việc khác theo giấy phép đăng ký kinh doanh của
công ty.

Tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh doanh, chấp hành nghiêm chỉnh các
chế độ hạch toán, kế toán thống kê, thực hiện đúng chế độ báo cáo và chịu sự
quản lý của các cơ quan ban ngành.
3.

Cơ cấu tổ chức của công ty

Sơ đồ: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
GIÁM ĐỐC

KẾ TOÁN

PHÓ GIÁM ĐỐC

Phòng kỹ
thuật

Cán bộ
kỹ thuật

Phòng
vật tư

Cán bộ
thanh
toán

Phòng tổ
chức


Cán bộ
an toàn

Thủ kho

Phòng
hành
chính

Y tế

(Nguồn: Phòng tổ chức_hành chính của công ty TNHH MTV 688)
Page 5

Bảo vệ


Cơ cấu tổ chức của công ty gồm các bộ phận sau:
Giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, trực tiếp chiuj
trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh, về việc bảo đảm thực thi đầy
đủ các chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
Phó giám đốc: là người tham mưu trợ giúp cho giám đốc trong quá trình
hoạt động kinh doanh của công ty. Thay thế Giám đốc điều hnahf công ty khi
Giám đốc đi vắng, tư vấn cho Giám đốc về mặt kỹ thuật, quản lý và ký kết các
hợp đồng với đối tác, chịu trách nhiệm chính về vật tư và kỹ thuật.
Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm quản lý tổ chức hành chính và công việc tài
chính của công ty.
Các phòng ban (Phòng vật tư, phòng kỹ thuật, phòng tổ chức hành chính,
phòng hành chính): Thực thi đúng công việc chuyên trách, chịu sự quản lý
của Phó giám đốc và Kế toán trưởng.

III.
1.

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Môi trường hoạt động và sản phẩm chủ yếu của công ty

Hiện nay công ty chủ yếu tập trung vào hoạt động kinh doanh sản xuất và
phân phối chiếu trúc tăm Nguyên Bình, gồm 4 loại chính: Chiếu đối mục,
chiếu không đối mục, chiếu ruột, chiếu kẹp.
Chiếu trúc 688 Cao Bằng có ba mẫu tem:
-

Tem xanh loại 1 đối mục (có lót vải bên dưới)
Tem tím vàng loại 1 (không lót vải bên dưới)
Tem trắng loại 2

(Được phát hành từ tháng 9/2014 có in đầy đủ thông tin trên tem)
Để giảm thiểu chi phí vận chuyển và đảm bảo chất lượng tốt nhất cho khâu
nguyên liệu, nhà máy sản xuất được đặt tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao
Bằng. Chiếu được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao, nguyên liệu chủ
yếu được lấy từ những rừng trúc già nhất của vùng núi Cao Bằng. Sản phẩm
không sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất, nan chiếu tự nhiên 100%
không độc hại, đảm bảo sức khỏe.
2.

Hoạt động tiêu thụ của công ty

Page 6



Hiện tại công ty đang thực hiện tiêu thụ trực tiếp không qua trung gian bằng
đội ngũ bán hàng của công ty là chủ yếu.
Hoạt động bán hàng được thực hiện theo hai hình thức:
- Khách hàng tới trực tiếp công ty lấy hàng.
- Công ty chuyển hàng đến địa điểm khách hàng yêu cầu bằng các phương
tiện : + Xe máy với các đơn hàng nhỏ lẻ.
+ Xe ô tô với các đơn hàng lớn.
Mức độ thương mại thực hiện cả ở bán buôn và bán lẻ. Thị trường của công
ty chủ yếu ở Cao Bằng và các tỉnh lân cận. Với các khách hàng ở khu vực Cao
Bằng và trong phạm vi khoảng cách phù hợp, công ty giao hàng trực tiếp tại
địa điểm khách hàng yêu cầu. Đối với những khách hàng ở các tỉnh xa, hình
thức giao hàng được thực hiện qua một trung gian vận chuyển.
Hoạt động tiêu thụ được ghi nhận theo hợp đồng với những nhu cầu lớn và
theo đơn hàng với nhu cầu thường xuyên, nhỏ lẻ, khách hàng truyền thống.
Tuy nhiên, công ty đang có kế hoạch mở rộng thị trường nên đã triển khai hệ
thống đại lý phân phối trên toàn quốc và quốc tế.
IV.
1.

KẾT QUẢ TÀI CHÍNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN
QUA

Kết quả kinh doanh của công ty
Bảng 4.1: Kết quả kinh doanh của công ty TNHH MTV 688
Đơn vị: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu

năm 2013


năm 2014

năm 2015

1

20.139

16.122

12.665

bán hàng và cung cấp 12.462

11.693

16.844

Tổng tài sản
Doanh thu thuần về

2

dịch vụ
3

Lợi nhuận trước thuế

44


31

79

4

Lợi nhuận sau thuế

43

22

58

Page 7


(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013, 2014, 2015)
Qua bảng tóm tắt trên ta thấy:
Tổng tài sản của doanh nghiệp có xu hướng giảm, từ 20.139 triệu đồng năm
2013 xuống 16.122 triệu đồng năm 2014 và 12.665 triệu đồng năm 2015,
cho thấy quy mô sản xuất kinh doanh của công ty thu hẹp.
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận trước thuế và
lợi nhuận sau thuế năm 2014 giảm so với năm 2013; Nhưng đến năm 2015,
cả ba yếu tố trên lại tăng lên so với năm 2014, chứng tỏ hoạt động tiêu thụ và
sản xuất của công ty tiến triển thuận lợi.
Tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế năm 2015 so với năm 2014 nhanh hơn so
với tốc độ tăng của doanh thu nhưng tỷ lệ chênh lệch không đáng kể cho thấy
doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí nhưng còn rất ít.

2.

Khả năng sinh lợi của công ty

Kết quả của việc quản lý và sử dụng vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó ta cần xem xét đến khả năng sinh lợi của
đồng vốn. Tức là khả năng tìm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp. Lợi nhuận
thuần tuý là thước đo quan trọng và duy nhất của tính sinh lợi. Để đánh giá
khả năng sinh lợi của vốn, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu cơ bản sau:
Khả năng sinh lợi từ hoạt động, khả năng sinh lợi kinh tế và khả năng sinh lợi
vốn chủ.
Bảng 4.2: Khả năng sinh lợi hoạt động của doanh nghiệp
Đơn vị: Triệu đồng
Chênh lệch 2014 so Chênh lệch 2015
Chỉ tiêu

Năm

Năm

Năm

2013

2014

2015

Doanh thu 12.462


11.693

16.844
Page 8

với 2013

so với 2014

Số tiền

Tỷ lệ

Số tiền

Tỷ lệ

(đồng)

(%)

(đồng)

(%)

-769

-6.18%

5.150


44.05%


thuần
Lợi nhuận
trước thuế

4.693

2.550

3.294

-2.142

-45.66%

744

29.18%

Tỉ suất
LNTT/DTT 37.66% 21.81% 19.56% -15.85% -42.09% -2.25% -10.32%
Từ bảng trên ta thấy: Khả năng sinh lợi hoạt động của doanh nghiệp
năm 2014 giảm 15.85% so với năm 2013 do tỷ lệ giảm của doanh thu thuần
(6.18%) nhỏ hơn tỷ lệ giảm của lợi nhuận trước thuế (45.66%), như vậy
trong thời gian này doanh nghiệp chưa quản lý các yếu tố chi phí trong quá
trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Sang năm 2015, khả năng sinh lợi
hoạt động của doanh nghiệp vẫn giảm 2.25% so với năm 2014 do tỷ lệ tăng

của lợi nhuận trước thuế (29.18%) nhỏ hơn tỷ lệ tăng của doanh thu thuần
(44.05%), tuy khả năng sinh lời vẫn giảm xong mức giảm chỉ ở mức thấp cho
thấy doanh nghiệp đã quản lý các yếu tố chi phí trong quá trình sản xuất kinh
doanh có hiệu quả hơn năm trước.
Bảng 4.3: Khả năng sinh lợi kinh tế của doanh nghiệp
Chênh lệch 2014 so Chênh lệch 2015 so
Năm

Năm

2013

2014

với 2013
Năm 2015

với 2014

Số tiền

Tỷ lệ

Số tiền

Tỷ lệ

(đồng)

(%)


(đồng)

(%)

Lợi nhuân
trước thuế và

4.693

2.550

3.294

-2.142

-45.66%

744

29.18%

12.462

11.693

16.844

-769


-6.18%

5.150

44.15%

16.561

18.131

14.393

1.569

9.48%

-3.737

-20.61%

28.34% 14.07%

22.89%

-14.27%

-50.35%

8.82%


62.69%

lãi vay
Doanh thu
thuần
Tổng tài sản
hình quân
Tỷ suất
LNTT/TTS

Page 9


Tỷ suất
LNTT/DTT

37.66% 21.81%

19.56%

-15.85%

-42.09% -2.25% -10.32%

78.718

127.836

-12.431


-15.79% 61.549

Số vòng quay
của tổng TS

66.287

92.85%

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH MTV 688)
Từ bảng trên ta thấy: Tỷ suất LNTT/TTS năm 2013 là 28.34%, năm
2014 là 14.07%, năm 2015 là 22.89%.
Mức độ ảnh hưởng do số vòng quay của tài sản là




DDT1
TTS1

DDT0
TTS 0





-

*


 LNTT0

 DTT0





Mức độ ảnh hưởng do tỷ suất LNTT/DTT
DTT1
TTS1

*





LNTT1
TTS1

-

LNTT0
TTS 0






Ta có bảng sau
Năm 2014 so với Năm 2015 so với

Chỉ tiêu

năm 2013

Mức độ ảnh hưởng do số vòng
quay của tài sản
Mức độ ảnh hưởng do tỷ suất
LNTT/DTT
Tổng mức độ ảnh hưởng

Nhận xét :

Page 10

năm 2014

-4.052%

15.575%

-9.203%

10.323%

-13.255%


25.898%


-Khả năng sinh lợi của tổng tài sản năm 2014 so với năm 2013 đã giảm
13.255% do ảnh hưởng của hai nhân tố:
+Do số vòng quay của tổng tài sản năm 2014 giảm 12.43 lần làm cho
khả năng sinh lời của tổng tài sản giảm 4.052%. Sở dĩ số vòng quay của tài
sản giảm vì trong năm 2013 tổng tài sản bình quân tăng 1,569triệu đồng
(9.48%) nhưng doanh thu thuần lại giảm 769 triệu đồng (6.18%).
+Do tỉ suất LNTT/DTT năm 2014 so với năm 2013 giảm 15.85 % làm
cho khả năng sinh lời của tổng tài sản giảm 11.746%. Như vậy trong năm
doanh nghiệp quản lý các yếu tố chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh
chưa hiệu quả.
-Khả năng sinh lợi của tổng tài sản năm 2015 so với năm 2014 tăng
8.82% do ảnh hưởng của các nhân tố:
+Do số vòng quay của tổng tài sản năm 2015 tăng 61.55 lần làm cho khả
năng sinh lời của tổng tài sản tăng 8.923%. Điều này là do trong năm 2013
tổng tài sản bình quân giảm 3.737 triệu đồng (20.61%) trong khi doanh thu
thuần lại tăng 5.150 triệu đồng (44.15%).
+Do tỉ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần năm 2015 giảm
2.25 lần làm cho khả năng sinh lời của tổng tài sản giảm 10.32%.
Tóm lại: trong 3 năm qua doanh nghiệp đã quản lý các yếu tố chi phí
trong quá trình sản xuất kinh doanh chưa thực sự hiệu quả .

- Khả năng sinh lời vốn chủ =

LNST
VCSH BQ

Ta có

Mức độ ảnh hưởng do tỷ suất LNST/DTT
TTS1
VC1

*

DTT1
TTS1

*





LNST1 LNST0

DTT1
DTT0





Page 11


Mức độ ảnh hưởng của số vòng quay của tổng tài sản
 DTT1 DTT0



 TTS1 TTS 0





*

LNTT0
DTT0

Mức độ ảnh hưởng của hệ số TTS/VC
 TTS1 TTS0


 VC1 VC0

 DTT0 LNST0
 *
*
 TTS0 DTT0

Tổng mức độ ảnh hưởng của ba nhân tố trên:
Năm 2014 so với năm 2013 là:
(-0.288%) + (-4.005%) + 0.0695% = -4.2235
Năm 2015 so với năm 2014 là :
0.396% + 8.923% + (-0.0879%) = 9.2311
Bảng 4.4: Khả năng sinh lợi vốn chủ của doanh nghiệp
Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2014 so với năm
Chỉ tiêu

Lợi nhuận sau
thuế
Vốn chủ sở hữu
bình quân
Tổng tài sản
bình quân
Doanh thu
thuần

2013

Năm

Năm

Năm

2013

2014

2015 Số tiền

Tỷ lệ

(đồng)


(%)
-

Mức độ
ảnh
hưởng

Năm 2015 so với năm 2014
Số tiền

Tỷ lệ

Mức độ

(đồng)

(%)

hưởng

36

158.229%

43

22

58


-21

7.221

7.273

7.354

52

0.723%

81

1.116%

16.561 18.131 14.393

1.569

9.476%

-3,737

-20.61%

12.462 11.693 16.844

-769


-6.177%

5.150

44.051%

47.951%

Page 12

ảnh


Tỷ suất
LNST/VCSH
Do tỷ suất
LNST/DTT(%)
Do số vòng quay
của TTS (lần)
Do hệ số
TTS/VC (lần)

0.608% 0.126% 0.410% -0.482%
0.352% 0.195% 0.350% -0.157%

-

0.284% 225.397%

79.276%

44.602%

-0.288% 0.155%

79.487% 0.396%

78.72

66.29 127.84 -12.43

-0.16

-4.005%

61.55

0.93

2.294

2.493

0.868

0.0695%

-0.536

-0.215


1.957

0.199

8.923%
0.0879%

Qua các số liệu trên ta thấy: Khả năng sinh lợi năm 2014 so với năm
2013 giảm 4.2235 % do ảnh hưởng của ba nhân tố:
+Do tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu năm 2014 giảm 0.157%
làm cho khả năng sinh lời của tổng tài sản giảm 0.288%. Tình hình đó là do
tỷ lệ giảm của lợi nhuận sau thuế (-47.951%) lớn hơn nhiều so với tỷ lệ giảm
của doanh thu thuần (-6.177%). Như vậy, trong năm 2013 doanh nghiệp
chưa quản lý tốt các yếu tố chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh.
+Do số vòng quay của tổng tài sản năm 2014 giảm 12.43 lần làm cho
khả năng sinh lợi của tổng tài sản giảm 4.005%. Nguyên nhân là do trong
năm 2013 tổng tài sản bình quân tăng 1.569 triệu đồng (9.476%) nhưng
doanh thu thuần giảm 769triệu đồng .
+Do hệ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu tăng 0.199 lần làm cho khả
năng sinh lời của tổng tài sản tăng thêm 0.0695%. Đó là vì trong năm tổng
tài sản bình quân tăng 1.569 triệu đồng (9.476%) nhưng doanh nghiệp chỉ
huy động thêm 52 triệu đồng vốn chủ (0.723%) .
-Khả năng sinh lời năm 2015 so với năm 2014 tăng 9.2311% do ảnh
hưởng của các nhân tố:
+Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu năm 2015 tăng 0.159% làm
cho khả năng sinh lời của tổng tài sản tăng 0.396% do tỷ lệ tăng của doanh
thu thuần (44.051%) nhỏ hơn tỷ lệ tăng của lợi nhuận sau thuế (158.229%).
Page 13



Như vậy trong giai đoạn này doanh nghiệp đã quản lý các yếu tố chi phí
trong quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn.
+Số vòng quay của tổng tài sản năm 2015 tăng 61.55 lần làm cho khả
năng sinh lời của tổng tài sản tăng 8.923% do tổng tài sản bình quân giảm
3.737 triệu đồng (20.61%) trong khi doanh thu thuần tăng 5.150 triệu đồng
(44.051%) .
+Hệ số tổng tài sản trên vốn chủ năm 2015 giảm 0.621 lần làm cho khả
năng sinh lời của tổng tài sản giảm 0.0879% do năm 2015 tổng tài sản giảm
3.737 triệu đồng (20.61%) trong khi vốn chủ sở hữu tăng 81 triệu đồng
(1.116%).
Từ các phân tích trên ta thấy từ năm 2013 đến 2015 doanh nghiệp quản
lý các yếu tố chi phí chưa thực sự hiệu quả, cần phải xem xét lại việc tận dụng
khai thác năng lực sản xuất kinh doanh và việc quản lý sử dụng tài sản sao
cho tỷ lệ tăng của doanh thu thuần tương xứng với tỷ lệ tăng của tổng tài sản
thì khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu sẽ cao hơn .
V.

PHÂN TÍCH TỒN TẠI, HẠN CHẾ

Mặc dù đã đi vào hoạt động được 10 năm, kinh doanh rất nhiều ngành nghề
nhưng công ty vẫn chưa có những bứt phá thật sự.
Mọi hoạt động, quyết định của công ty đều dựa trên ý thức chủ quan, chưa có
sự phân tích nghiên cứu tình hình một cách thấu đáo, bài bản, hay có cũng
chỉ rất sơ sài.
Phân tích tài chính doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là việc đưa ra và phân
tích các chỉ tiêu tài chính, rồi sau đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về tình
hình tài chính của doanh nghiệp; mà yêu cầu đặt ra là phải chỉ ra rõ nguyên
nhân nào gây ra tình hình tài chính đó. Trên cơ sở đó, tư vấn cho Ban lãnh
đạo đề ra mục tiêu, kế hoạch và phướng hướng hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.

Như chúng ta đã biết mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đều nằm trong
thể tác động liên hoàn với nhau. Bởi vậy, chỉ có thể phân tích tình hình tài
Page 14


chính của doanh nghiệp mới đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh
tế trong trạng thái thực của chúng. Trên cơ sở đó, nêu lên một cách tổng hợp
về trình độ hoàn thành các mục tiêu – tiêu biểu bằng hệ thống chỉ tiêu kinh tế
kỹ thuật tài chính của doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế
thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, các doanh nghiệp đều bình
đẳng trước pháp luật trong kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp đều có rất nhiều
đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của mình như các nhà đầu tư,
nhà cho vay, nhà cung cấp...Mỗi đối tượng này quan tâm đến tình hình tài
chính của doanh nghiệp trên những góc độkhác nhau, Song nhìn chung, họ
đều quan tâm đến khả năng tạo ra dòng tiền mặt, khả năng sinh lời, khả
năng thanh toán và mức lợi nhuận tối đa. Bởi vậy phân tích tình hình tài
chính doanh nghiệp phải đạt được các mục tiêu sau:
-

Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ những thông tin hữu ích
cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác để họ có thể ra
các quyết định về đầu tư, tín dụng và các quyết định tương tự. Thông tin phải
dễ hiểu đối với những người có một trình độ tương đối về kinh doanh và về

-

các hoạt dộng king tế mà muốn nghiên cứu các thông tin này.
Phân tích tình hình tài chính cũng nhằm cung cấp thông tin quan trọng cho
chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, cac chủ nợ và những người sử dụng khác
đánh giá số lượng, thời gian rủi ro của những khaorn thu bằng tiền từ cổ tức

hoặc tiền lãi. Vì các dòng tiền của các nhà đầu tư liên quan với các dòng tiền
của doanh nghiệp nên quá trình phân tích phải cung cấp thông tin để giúp họ
đánh giá số lượng, thời gian và rủi ro của các dòng tiền thu thuần dụ kiến

-

của doanh nghiệp.
Phân tích tình hình tài chính cũng phải cung cấp tin về các nguồn lực kinh tế,
vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của doanh nghiệp. Đồng thời qua đó
cho thêm nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các nguồn lực này và các tác
động của những nghiệp vụ kinh tế, giúp cho chủ doanh nghiệp dự đoán chính
xác quá trình phát trieent doanh nghiệp trong tương lai.
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, đối chiếu số
liệu, so sánh số liệu về tài chính thực có của doanh nghiệp với quá khứ để
định hướng trong tương lai. Từ đó có thể đánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu
Page 15


trong công tác quán lý doanh nghiệp và tìm ra các biện pháp sát thực để tăng
cường các hoạt động kinh tế và còn là căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự
đoán, dự báo xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN
Trong quá trình thực tập một thời gian ngắn tại Công ty TNHH MTV 688 với
nội dung báo cáo thực tập tổng hợp, em đã tìm hiểu được đặc điểm hoạt
động kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý và đặc biệt là công tác thu thập
thông tin và phân tích tình hình tài chính của công ty. Qua đó rút ra những
đánh giá và hướng khắc phục nhằm hoàn thiện hơn công tác phân tích tài
chính.
Trong thời gian thực tập tại công ty, mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do

trình độ cũng như nhận thức của bản thân còn hạn chế, thời gian thực tập
không dài, bài viết của em mới chỉ đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất,
cũng như đưa ra ý kiến chủ quan của bản thân nên không tránh khỏi sơ xuất
và thiếu sót. Em mong nhận được sự quan tâm góp ý của thầy cô để bài viết
của em được hoàn thiện hơn.

Page 16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP HIỆN _Trần Ngọc Thơ
2. ĐỒNG VỐN VÀ TRỪNG PHẠT _ Helen Hayward, Ducan
3. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH _Josette Payrand/Đỗ Văn Thận dịch_1994
4. QUẢN LÝ CÔNG TY ĐA NGÀNH_Tài liệu dịch
5. QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH _TS Nguyễn Thị Ngọc Trang
6. TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN_Tài liệu dịch
7. QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÔNG TY_Nguyễn Hải Sản_1997
8. ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH_Phan Thị Bích Nguyệt
9. PHÂN TÍCH VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ_Nguyễn Minh Kiều
10. NHỮNG NGUYÊN LÝ CỦA TÀI CHÍNH CÔNG TY_Tài liệu dịch

Page 17



×