Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Ngân hàng câu hỏi và đáp án môn Tư pháp quốc tế LAW115 topica

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.59 KB, 13 trang )

LUẬT TƯ PHÁP QUỐC TẾ - LAW115

Q
Quan hệ pháp luật nào dưới đây là quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước
ngoài? D) Quan hệ luật tư có tính chất quốc tế.
Quan hệ nào sau đây thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế? B) A là nam công
dân Mỹ làm việc tại Việt Nam xin đăng kí kết hôn với B là nữ công dân Việt Nam tại Việt Nam.
Quan hệ nào sau đây KHÔNG thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế? A)
A là công dân Hàn Quốc làm việc tại Việt Nam đánh bạc tại Việt Nam.
Quy phạm nào sau đây là quy phạm xung đột áp dụng bắt buộc trong Tư pháp quốc
tế? A) Hình thức hợp đồng liên quan đến việc xây dựng hoặc chuyển giao quyền sở hữu
công trình, nhà cửa và bất động sản khác trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo pháp luật
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quy phạm thực chất thống nhất là quy phạm A) nằm trong các Điều ước quốc tế.
Quy phạm thực chất bao gồm: C) Quy phạm thực chất thống nhất và quy phạm thực chất
thông thường.
Quy phạm nào sau đây là quy phạm xung đột? A) Thừa kế theo pháp luật phải tuân
theo pháp luật nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.
Quy phạm nào sau đây là quy phạm thực chất? D) Người nước ngoài làm việc tại Việt
Nam cho các dự án đầu tư được chuyển ra nước ngoài thu nhập hợp pháp của mình sau khi
thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam.
Quy phạm xung đột chỉ được áp dụng đối với quan hệ nào? C) Quan hệ Tư pháp quốc tế.
Quy phạm xung đột là: D) Quy phạm dùng để lựa chọn hệ thống pháp luật áp dụng trong
số hai hay nhiều hệ thống pháp luật có liên quan đối với quan hệ pháp lý phát sinh.
Quy phạm xung đột được phân loại như thế nào? B) Quy phạm xung đột một chiều và hai
chiều; quy phạm xung đột mệnh lệnh và quy phạm xung đột tùy nghi; quy phạm xung đột thông
thường và quy phạm xung đột thống nhất.
Quyền nào sau đây KHÔNG phải là quyền của người nước ngoài ở Việt Nam theo quy
định của pháp luật Việt Nam? C) Quyền làm việc tại hệ thống cơ quan nhà nước.
Quyền miễn trừ quốc gia được xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc nào? D) Nguyên tắc
tôn trọng chủ quyền quốc gia và nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia trong quan hệ quốc tế.


Quyền miễn trừ tư pháp quốc gia thể hiện ở những nội dung nào? B) Quyền miễn trừ
xét xử, miễn trừ đối với tài sản nhà nước và miễn trừ thi hành án.

1


LUẬT TƯ PHÁP QUỐC TẾ - LAW115

G
Giá trị pháp lý của phán quyết của các Cơ quan tài phán quốc tế:
C) Có giá trị tham khảo, bổ trợ.
Giải quyết xung đột về thẩm quyền xét xử A) là việc xác định một Tòa án của một quốc
gia cụ thể có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài trong số hai
hay nhiều Tòa án của nhiều quốc gia khác nhau có liên quan.

B
Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
C) là những bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, thương mại;
quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài.
Bản án, quyết định dân sự do Tòa án Việt Nam xét xử
D) có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và các nước có ký Điều ước quốc tế với
Việt Nam về công nhận bản án, quyết định dân sự hoặc được Tòa án nước ngoài công nhận.
Bảo lưu trật tự công trong Tư pháp quốc tế
C) là trường hợp, Tòa án từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài do hậu quả của việc
áp dụng pháp luật nước ngoài trái với trật tự công của quốc gia.

Y
Yếu tố vật chất cấu thành Tập quán quốc tế là gì?
A) Sự hiện diện các quy tắc xử sự hình thành trong thực tiễn.


S
Sắp xếp các thủ tục sau cho đúng trình tự công nhận cho thi hành bản án và quyết
định của tòa án theo quy định của pháp luật Việt Nam:
B) 3 – 1 – 2 – 4.
1. Tòa án xét đơn yêu cầu;
2. Kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án;
3. Người được thi hành nộp đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành đến Bộ Tư
pháp Việt Nam;
4. Thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài.
2


LUẬT TƯ PHÁP QUỐC TẾ - LAW115

N
Nội dung của Tố tụng dân sự quốc tế bao gồm: D) Xác định thẩm quyền của Tòa án, thủ tục giải
quyết vụ việc, ủy thác tư pháp, công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài.
Nội dung của nguyên tắc luật tòa án là: A) Tòa án nhận đơn kiện có quyền áp dụng
pháp luật của nước có Tòa án để giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Nhược điểm của phương pháp xung đột là gì? D) Giải quyết gián tiếp, khó dự đoán,
phát sinh hiện tượng dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba.
Nhược điểm của phương pháp thực chất là gì? D) Giải quyết xung đột pháp luật không
khách quan vì các quy định này chủ yếu dựa trên ý chí của quốc gia.
Nhóm người nước ngoài nào dưới đây KHÔNG chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc
gia sở tại? A) Người nước ngoài được hưởng quy chế ưu đãi và miễn trừ ngoại giao.
Nguyên tắc tuyên phán quyết trọng tài là D) nguyên tắc đa số.
Nguyên tắc nào dưới đây KHÔNG áp dụng trong hoạt động Ủy thác tư pháp?
D) Nguyên tắc bình đẳng.
Nguyên tắc nào sau đây KHÔNG phải là nguyên tắc của Tư pháp quốc tế?
D) Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Nguyên tắc cơ bản trong Tố tụng dân sự quốc tế là nguyên tắc nào?
D) Nguyên tắc luật tòa án.
Nguyên tắc cơ bản nhất của Tư pháp quốc tế là nguyên tắc nào? A) Nguyên tắc bình đẳng.
Nguyên nhân của bảo lưu trật tự công là gì? D) Do nội dung pháp luật nước ngoài hoặc hậu quả
của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái trật tự công nước có Tòa án giải quyết.
Nguyên tắc áp dụng các loại nguồn? C) Ưu tiên áp dụng Điều ước quốc tế hơn so với
nguồn pháp luật quốc gia trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Nguyên nhân phát sinh xung đột pháp luật là nguyên nhân nào sau đây?
D) Do tính chất của các quan hệ tư pháp quốc tế là các quan hệ có yếu tố nước ngoài và pháp
luật các nước có quy định khác nhau về cùng một vấn đề.
Nguyên nhân phát sinh xung đột thẩm quyền?
D) Pháp luật các nước đều có quy định về dấu hiệu xác định thẩm quyền chung
giống nhau và các bên đồng thời nộp đơn kiện tại Tòa án của nhiều nước.
Ngôn ngữ được sử dụng trong phiên xét xử trọng tài tại Việt Nam là ngôn ngữ nào?
D) Do các bên thỏa thuận.
3


LUẬT TƯ PHÁP QUỐC TẾ - LAW115

Nguồn của Tư pháp quốc tế có đặc điểm nào sau đây?
D) Là nguồn độc lập với các ngành luật khác.
Nguồn của Tư pháp quốc tế Việt Nam nằm trong những văn bản nào sau đây?
D) Tất cả các văn bản chứa đựng quy phạm luật tư có yếu tố nước ngoài.
Nguồn của Tư pháp quốc tế bao gồm những loại nguồn nào sau đây?
A) Nguồn pháp luật quốc gia và nguồn pháp luật quốc tế.
Nguồn của Tư pháp quốc tế Việt Nam có đặc điểm gì?
C) Nguồn luật có tính chất quốc nội và có tính chất quốc tế.
Nghĩa vụ nào sau đây KHÔNG phải nghĩa vụ của người nước ngoài ở Việt Nam?
D) Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.

Nghĩa vụ chứng minh trong xét xử trọng tài thuộc về chủ thể nào sau đây?
A) Các bên trong tranh chấp.
Người có 2 quốc tịch bao gồm quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài là
D) người hai quốc tịch.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là A) công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam
cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

L
Lẩn tránh pháp luật là C) trường hợp các đương sự cố ý lợi dụng các phương tiện hợp
pháp để tránh phải áp dụng hệ thống pháp luật nước lẽ ra sẽ được áp dụng trên thực tế.
Loại nguồn nào dưới đây là nguồn của Tư pháp quốc tế Việt Nam? A) Điều ước quốc
tế về Tư pháp quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Loại nguồn nào dưới đây KHÔNG là nguồn bổ trợ của Tư pháp quốc tế? B) Luật
Mẫu về chống bán phá giá của Tổ chức Thương mại thế giới WTO.
Luật quốc tịch của pháp nhân được áp dụng để xác định C) quy chế pháp lý của pháp
nhân trong nước và pháp nhân nước ngoài.

4


LUẬT TƯ PHÁP QUỐC TẾ - LAW115

C
Cá nhân là chủ thể của Tư pháp quốc tế Việt Nam bao gồm: D) Công dân Việt Nam,
người Việt Nam định cư tại nước ngoài, người nước ngoài.
Các phương thức chủ yếu giải quyết các tranh chấp luật tư có tính chất quốc tế?
D) Thương lượng, hòa giải, Tòa án, Trọng tài.
Các căn cứ nào dùng để xác định quốc tịch của cá nhân?
C) Quyền huyết thống và quyền nơi sinh.
Các quy định về xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam nằm trong văn bản luật

nào sau đây? D) Toàn bộ các văn bản có các quy định về xác định thẩm quyền.
Các hình thức trọng tài thương mại quốc tế bao gồm
C) trọng tài quy chế và trọng tài vụ việc.
Các Hiệp định Tương trợ tư pháp về quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình giữa Việt Nam và
các nước quy định chủ yếu các vấn đề gì? C) Các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật
và xung đột thẩm quyền xét xử, ủy thác tư pháp, công nhận và thi hành bản án, phán quyết của
Tòa án, Trọng tài.
Các loại nguồn nào sau đây là nguồn bổ trợ của Tư pháp quốc tế?
C) Là các căn cứ, cơ sở để cơ quan có thẩm quyền dựa vào để giải quyết một vấn đề pháp lý.
Các yếu tố nào cấu thành Tập quán quốc tế? D) Yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần.
Căn cứ vào dấu hiệu quốc tịch, có thể phân loại pháp nhân trong Tư pháp quốc tế
thành C) pháp nhân Việt Nam và pháp nhân nước ngoài.
Cách thức nào sau đây là cách thức giải quyết xung đột thẩm quyền?
C) Xây dựng các Điều ước quốc tế về thẩm quyền và xây dựng quy phạm xác định
thẩm quyền trong pháp luật quốc gia.
Cách thức thực hiện ủy thác tư pháp tại Việt Nam?
A) Thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Công dân Việt Nam là A) người có quốc tịch Việt Nam.
Công nhận hiệu lực bản án của Tòa án nước ngoài là
D) không xét xử lại vụ việc và chỉ xem xét về trình tự thủ tục xét xử củTòa án nước
ngoài có vi phạm pháp luật về tố tụng hay trái trật tự công hay không.

5


LUẬT TƯ PHÁP QUỐC TẾ - LAW115

Cơ quan nào có thẩm quyền công nhận hiệu lực bản án, quyết định dân sự của Tòa án
nước ngoài? D) Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố nơi cư trú, có trụ sở của bên được
công nhận.

Cơ sở xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam trong các vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài? C) Các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và theo quy định của hệ
thống pháp luật Việt Nam về thẩm quyền.
Chế độ pháp lý nào sau đây KHÔNG dành cho người nước ngoài?
D) Tôn trọng quyền miễn trừ tư pháp.
Chế độ pháp lý dành cho pháp nhân nước ngoài ở Việt Nam là chế độ nào sau đây?
D) Chế độ đối xử quốc gia, chế độ tối huệ quốc, chế độ đãi ngộ đặc biệt.
Chủ thể nào sau đây KHÔNG chịu sự điều chỉnh của Tư pháp quốc tế Việt Nam?
A) Người không có quốc tịch Việt Nam, cư trú ở nước ngoài.
Chủ thể tham gia quan hệ Tư pháp quốc tế chủ yếu là: B) Cá nhân và pháp nhân.
Chủ thể nào sau đây được coi là chủ thể đặc biệt của Tư pháp quốc tế? C) Quốc gia.

D
Dẫn chiếu ngược là D) trường hợp cơ quan có thẩm quyền của nước A áp dụng quy phạm
xung đột thông thương dẫn chiếu đến hệ thống pháp luật của nước B, nhưng hệ thống pháp
luật nước B lại quy định vấn đề đó phải được giải quyết theo pháp luật nước A.
Dẫn chiếu trong Tư pháp quốc tế là C) sự chỉ dẫn chọn luật áp dụng của các quy phạm
xung đột.

6


LUẬT TƯ PHÁP QUỐC TẾ - LAW115

U-Ư
Ủy thác tư pháp là A) yêu cầu bằng văn bản chính thức của cơ quan tư pháp một nước
đối với cơ quan tư pháp nước ngoài nhằm thực hiện các hành vi tố tụng riêng biệt tại lãnh
thổ nước ngoài theo những nội dung chỉ định trong văn bản yêu cầu.
Ưu điểm của phương pháp thực chất là gì? D) Quy định rõ giải pháp nội dung cụ thể cho
một vấn đề nên chấm dứt hiện tượng xung đột pháp luật.

Ưu điểm của trọng tài thương mại quốc tế là gì? B) Tính khách quan và hiệu quả.

H
Hậu quả của bảo lưu trật tự công là D) không áp dụng pháp luật nước ngoài, áp dụng
pháp luật nước có Tòa án giải quyết vụ việc.
Hệ thuộc luật nhân thân là A) hệ thống pháp luật của nước mà cá nhân mang quốc tịch
và luật nước nơi người đó cư trú.
Hệ thuộc luật là B) phần chọn luật áp dụng trong quy phạm xung đột.
Hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi là D) Luật nơi thực hiện các hành vi pháp lý.
Hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân áp dụng đối với
D) quy chế pháp lý của pháp nhân.
Hệ quả của lẩn tránh pháp luật là gì? A) Không công nhận hiệu lực của quan hệ pháp lý
hoặc hành vi pháp lý được thực hiện do lẩn tránh pháp luật.
Hoạt động nào sau đây KHÔNG thuộc nội dung thực hiện ủy thác tư pháp?
D) Yêu cầu công nhận quyết định do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp.

X
Xác định tình huống nào sau đây là việc dân sự có yếu tố nước ngoài?
B) Xác nhận tình trạng nhân thân của công dân Việt Nam ở nước ngoài.
Xác định thứ tự các bước giải quyết xung đột pháp luật?
C) Định danh quan hệ pháp lý, xác định yếu tố gắn kết quan hệ với hệ thống pháp
luật, chọn luật áp dụng, giải thích quy phạm xung đột.
Xung đột pháp luật là A) trường hợp khi một quan hệ pháp lý phát sinh, quan hệ đó có
thể chịu sự điều chỉnh của hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau.
Xung đột thẩm quyền là A) trường hợp một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài có thể
thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tài phán của hai hay nhiều quốc gia.
7


LUẬT TƯ PHÁP QUỐC TẾ - LAW115


Đ
Để xác định thẩm quyền của mình, Tòa án dựa trên nguyên tắc nào?
B) Nguyên tắc luật tòa án.
Để giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Trọng tài được lựa chọn luật áp dụng
là C) Luật do các bên thỏa thuận, nếu các bên không thỏa thuận thì Trọng tài lựa chọn luật
mà Trọng tài cho là phù hợp nhất.
Để giải quyết về nội dung tranh chấp trọng tài thương mại quốc tế áp dụng pháp luật
nào? D) Luật do các bên thỏa thuận hoặc luật mà trọng tài cho là phù hợp nhất.
Đặc điểm của phương pháp xung đột là gì?
D) Tính điều chỉnh gián tiếp, tính khách quan, phức tạp và khó áp dụng.
Đặc điểm của quy phạm xung đột là gì?
A) Là loại quy phạm có tính chất điều chỉnh gián tiếp.
Đặc trưng của thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là
C) một trình tự, thủ tục tố tụng đặc biệt vì được giải quyết tại Tòa án quốc gia theo
các quy định pháp luật tố tụng riêng.
Điều ước quốc tế mà Việt Nam chưa là thành viên
D) được coi là nguồn của Tư pháp quốc tế Việt Nam nếu được các bên thỏa thuận
lựa chọn áp dụng và không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên B) là nguồn của Tư pháp quốc tế Việt Nam
nếu có nội dung điều chỉnh các quan hệ Tư pháp quốc tế.
Điều ước quốc tế nào sau đây là Điều ước quốc tế về tố tụng dân sự quốc tế?
A) Công ước Lahay 1958 về công nhận và cho thi hành bản án về cấp dưỡng trẻ em.
Điều kiện để trở thành trọng tài viên trong một vụ việc?
B) Không nhất thiết phải là cử nhân luật, có kiến thức chuyên môn.
Điều kiện để áp dụng Tập quán quốc tế là gì? D) Không có nguồn luật nào điều chỉnh hoặc
các bên không thỏa thuận chọn trong hợp đồng và việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng
Tập quán quốc tế không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

8



LUẬT TƯ PHÁP QUỐC TẾ - LAW115

P
Phán quyết trọng tài nước ngoài cần đáp ứng điều kiện gì để được công nhận tại Việt
Nam? C) Hậu quả của việc công nhận không trái trật tự công của Việt Nam.
Pháp luật quốc tế bao gồm C) Điều ước quốc tế, Tập quán quốc tế, án lệ quốc tế.
Pháp luật nước ngoài là

A) Pháp luật quốc nội do nước ngoài xây dựng.

Pháp luật Việt Nam dựa trên nguyên tắc nào để xác định quốc tịch của pháp nhân?
D) Nơi thành lập, cấp phép đăng ký kinh doanh.
Pháp luật nước ngoài được áp dụng trong trường hợp nào sau đây?
B) Được quy phạm xung đột thống nhất dẫn chiếu đến hoặc được các bên trong hợp
đồng thỏa thuận lựa chọn.
Phương thức áp dụng Điều ước quốc tế tại Việt Nam?
B) Chủ yếu là áp dụng gián tiếp thông qua quá trình nội luật hóa.
Phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế có đặc điểm gì?
C) Khác phương pháp điều chỉnh của Công pháp quốc tế và các ngành luật trong nước.
Phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế bao gồm:
C) Phương pháp thực chất và phương pháp xung đột;
Phương pháp điều chỉnh thực chất là: A) Phương pháp Nhà nước xây dựng hoặc công
nhận các quy phạm thực chất (luật nội dung) để điều chỉnh các quan hệ Tư pháp quốc tế.
Phương pháp điều chỉnh đặc trưng của Tư pháp quốc tế là gì?
D) Phương pháp xung đột.
Phương pháp xung đột là D) phương pháp Nhà nước xây dựng các quy phạm xung đột
để giải quyết xung đột pháp luật.
Phương pháp xung đột là phương pháp điều chỉnh của ngành luật nào sau đây?

B) Tư pháp quốc tế.
Phương pháp thực chất là A) phương pháp Nhà nước xây dựng các quy phạm thực chất
để giải quyết xung đột pháp luật.
Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật và phương pháp điều chỉnh của Tư pháp
quốc tế có đặc điểm như thế nào? D) Hai phương pháp giống nhau nhưng được sử dụng
bởi các chủ thể khác nhau và ở các thời điểm khác nhau.
Phần phạm vi trong quy phạm xung đột là
B) phần xác định quan hệ pháp luật phát sinh là quan hệ gì.
9


LUẬT TƯ PHÁP QUỐC TẾ - LAW115

Phần hệ thuộc trong quy phạm xung đột là
A) phần xác định luật áp dụng cho quan hệ pháp luật cụ thể.
Phạm vi phát sinh xung đột pháp luật chỉ xảy ra trong các quan hệ pháp luật thuộc
lĩnh vực nào? C) Tư pháp quốc tế.
Phạm vi áp dụng của hệ thuộc luật nơi có tài sản là D) quy chế pháp lý đối với tài sản
hữu hình và quyền sở hữu đối với tài sản hữu hình.
Phạm vi áp dụng của hệ thuộc luật nhân thân là gì?
A) Quy chế pháp lý nhân thân, quan hệ nhân thân.

V
Vụ việc nào sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam?
C) Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người
không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống ở Việt Nam.
Vụ việc nào dưới đây thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam?
D) Vụ việc yêu cầu về đòi tiền cấp dưỡng, xác định cha mẹ. nguyên đơn là công dân
nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài tại Việt Nam.
Việc áp dụng các quy phạm giải quyết xung đột pháp luật được thực hiện theo trật tự

nào? D) Quy phạm thực chất thống nhất, quy phạm xung đột thống nhất, quy phạm xung
đột thông thường, quy phạm thực chất thông thường.
Việc xây dựng các quy phạm xung đột cần dựa trên các yếu tố nào?
D) Tính chất của quan hệ pháp lý.

K
Khái niệm vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là
D) việc dân sự có yếu tố nước ngoài và tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài.
Khẳng định nào sau đây là đúng? D) Quy phạm xung đột có hiệu lực vượt ra ngoài
phạm vi lãnh thổ của nước áp dụng quy phạm đó.
Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về vị trí các loại nguồn trong Tư pháp quốc tế
Việt Nam? D) Điều ước quốc tế, pháp luật quốc nội, Tập quán quốc tế.
Khẳng định nào sau đây là SAI khi nói về quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài tại
Việt Nam? B) Người nước ngoài không được hành nghề luật sư tại Việt Nam.
Khẳng định nào sau đây là đúng về nội dung của thỏa thuận trọng tài?
A) Thỏa thuận trọng tài phải xác định rõ trọng tài và tranh chấp.

A
Áp dụng gián tiếp Điều ước quốc tế là gì? A) Là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa những quy định của Điều ước quốc
tế trong pháp luật quốc gia.
10


LUẬT TƯ PHÁP QUỐC TẾ - LAW115

T
Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết loại tranh chấp nào trong các trường hợp
dưới đây? A) Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mà việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần
hợp đồng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam.

Tòa án Việt Nam sẽ từ chối công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước
ngoài nếu B) các bên lập thỏa thuận trọng tài không đủ tư cách pháp lý .
Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong
trường hợp nào? D) Các bên đã có thỏa thuận chọn Tòa án nước ngoài hoặc Trọng tài
nước ngoài nhưng thỏa thuận này không có hiệu lực hoặc bản án, quyết định dân sự của
Tòa án nước ngoài chưa được công nhận hiệu lực tại Việt Nam.
Tòa án Việt Nam chỉ xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết
định dân sự của Tòa án nước ngoài nếu D) có Điều ước quốc tế hoặc pháp luật Việt
Nam có quy định về công nhận.
Tòa án Việt Nam có thẩm quyền trong trường hợp nào sau đây? A) Bị đơn là tổ chức nước
ngoài có trụ sở chính, cơ quan quản lý, chi nhánh, văn phòng đại diện trên lãnh thổ Việt Nam.
Tòa án Việt Nam có thẩm quyền riêng biệt trong trường hợp nào sau đây?
A) Vụ án dân sự có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt
Nam.
Tố tụng dân sự quốc tế là gì? D) Trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài.
Tập quán quốc tế là: A) những quy tắc xử sự chung được áp dụng liên tục, có hệ thống,
được thừa nhận mang tính pháp lý.
Tập quán quốc tế được coi là nguồn của Tư pháp quốc tế Việt Nam nếu
B) được các bên thỏa thuận lựa chọn và không trái các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Tư pháp quốc tế là: A) Ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc gia.
Tư pháp quốc tế có mối quan hệ gắn bó với ngành luật nào sau đây?
D) Công pháp quốc tế và các ngành luật tư trong nước.
Thành viên của một Hội đồng trọng tài bao gồm: D) luôn là số lẻ.
Thẩm quyền xét xử quốc tế là A) thẩm quyền của Tòa án quốc gia giải quyết một vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngoài.
Thẩm quyền trọng tài được xác định theo căn cứ nào?
D) Theo tính chất vụ việc và sự thỏa thuận của các bên.
Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam được xác định theo dấu hiệu nào sau đây?
A) Bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngoài có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc bị đơn có cơ

quan quản lý, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Thỏa thuận trọng tài có hiệu lực cần đáp ứng các điều kiện nào?
D) Hình thức, nội dung hợp pháp, các bên đủ tư cách pháp lý.
11


LUẬT TƯ PHÁP QUỐC TẾ - LAW115

Thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được thực hiện ở đâu?
B) Tại hệ thống Tòa án mỗi quốc gia theo pháp luật tố tụng của quốc gia xây dựng
hoặc theo các Điều ước quốc tế.
Thứ bậc ưu tiên áp dụng các loại quy phạm trong Tư pháp quốc tế: (1) quy phạm thực
chất thông thường; (2) quy phạm xung đột thống nhất; (3) quy phạm thực chất thống
nhất; (4) quy phạm xung đột thông thường. C) 3-2-4-1
Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2011, năng lực pháp luật về tố tụng của người nước
ngoài tại Việt Nam được xác định như thế nào?
D) Theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và theo pháp luật Việt Nam.
Theo các Hiệp định Tương trợ tư pháp, Tòa án có thẩm quyền giải quyết đối với tranh chấp liên
quan đến bất động sản là Tòa án nào? C) Tòa án nơi có bất động sản.
Theo Luật trọng tài thương mại Việt Nam năm 2010, hình thức thỏa thuận trọng tài
nào KHÔNG được coi là xác lập dưới dạng văn bản? D) Điện thoại.
Theo pháp luật Việt Nam, việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
được xác định như thế nào? D) Theo pháp luật nước mà các bên có quốc tịch, nếu người
nước ngoài kết hôn tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam.
Theo Điều 758 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005, quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài là quan hệ dân sự: D) Có ít nhất một trong các bên là chủ thể nước ngoài, hoặc căn
cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước
ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài;
Theo pháp luật Việt Nam, nếu vụ việc thuộc thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam
mà Tòa án nước ngoài vẫn giải quyết thì B) Tòa án Việt Nam vẫn thụ lý đơn kiện nếu

đương sự khởi kiện tại Việt Nam.
Theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, người Việt Nam định cư tại nước ngoài là
D) công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2011, các bên không được lựa chọn cơ quan tài phán
nước ngoài trong trường hợp nào? C) Vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người nước ngoài là A) người không có quốc
tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005, pháp luật nước ngoài được áp dụng nếu
C) được các bên thỏa thuận lựa chọn hoặc quy phạm xung đột dẫn chiếu đến và việc áp dụng
pháp luật nước ngoài không trái nguyên tắc cơ bản hoặc quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hình thức của thỏa thuận trọng tài được coi là
hợp pháp nếu D) thỏa thuận trọng tài phải được xác lập dưới hình thức văn bản hoặc
hình thức có giá trị tương đương.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trọng tài nước ngoài là A) trọng tài được thành lập
theo quy định của pháp luật trọng tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn.
12


LUẬT TƯ PHÁP QUỐC TẾ - LAW115

Theo pháp luật Việt Nam, thỏa thuận trọng tài là A) thỏa thuận giữa các bên về việc
giải quyết bằng trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.
Theo pháp luật Việt Nam, dựa vào thời gian cư trú, người nước ngoài được phân chia
như thế nào? C) Người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú.
Theo pháp luật Việt Nam D) chỉ áp dụng Tập quán quốc tế trong trường hợp không có
nguồn luật nào quy định hoặc các bên không thỏa thuận chọn luật áp dụng.
Theo Hiệp định Tương trợ Tư pháp giữa Việt Nam và các nước quy định Tòa án có thẩm
quyền đối với các tranh chấp liên quan đến bất động sản là A) Tòa án nơi có bất động sản.
Trong các Điều ước quốc tế, bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài sẽ
không được công nhận tại Việt Nam nếu C) hậu quả của việc công nhận bản án và quyết

định dân sự của Tòa án nước ngoài trái với trật tự công nước được yêu cầu công nhận.
Trong các Hiệp định Tương trợ Tư pháp giữa Việt Nam và các nước quy định Tòa án
có thẩm quyền đối với các vụ việc ly hôn và hủy hôn trái pháp luật là Tòa án nào?
D) Tòa án nước vợ và chồng có quốc tịch hoặc có nơi thường trú.
Trọng tài vụ việc (ad hoc) là B) trọng tài được thành lập bởi các bên nhằm giải quyết
một vụ tranh chấp cụ thể nào đó. Sau khi giải quyết xong tranh chấp thì tự giải thể.
Trọng tài thương mại quốc tế bao gồm mấy loại? A) 2
Trọng tài thương mại là gì? C) Là một phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong
hoạt động thương mại, do các bên thỏa thuận lựa chọn.
Trường hợp nào sau đây thuộc chế độ tối huệ quốc? B) Hàng dệt may nhập khẩu từ các
nước Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc vào Việt Nam đều chịu thuế nhập khẩu là 15%.
Trường hợp nào sau đây thuộc chế độ đãi ngộ đặc biệt? B) Người nước ngoài được miễn thuế
thuê đất trong thời hạn 5 năm khi có dự án đầu tư tại Việt Nam.
Trường hợp nào sau đây thuộc chế độ đối xử quốc gia? D) Người nước ngoài có quyền
tự do đi lại trên lãnh thổ Việt Nam như công dân Việt Nam.
Trường hợp không có Điều ước quốc tế hoặc Điều ước quốc tế không quy định về xác
định thẩm quyền, Tòa án Việt Nam xác định thẩm quyền căn cứ vào
C) Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam về thẩm quyền.
Trình tự thủ tục trọng tài hiện nay được thực hiện qua các giai đoạn chính nào:
B) 2-1-3-4
(1) Thành lập hội đồng trọng tài;
(2) Đơn kiện;
(3) Phiên xét xử trọng tài;
(4) Phán quyết trọng tài.

13




×