Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

BÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC HÔN NHÂN VÀ CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH Ở CHÂU ÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 71 trang )

MỤC LỤC
1.

Lý do chọn đề tài.................................................................................................... 3

2.

Lịch sử nghiên cứu đề tài ....................................................................................... 4

3.

Mục đích nghiên cứu.............................................................................................. 6

4.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 6

5.

Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 7

6.

Nguồn tư liệu ......................................................................................................... 7

7.

Đóng góp của đề tài ............................................................................................... 8

8.


Bố cục của đề tài .................................................................................................... 8

CHƯƠNG I – HÔN NHÂN VÀ CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH Ở ..................................... 9
CHÂU ÂU (THẾ KỶ V-X) ........................................................................................... 9
1.1 Hoàn cảnh lịch sử ................................................................................................... 9
1.2 Hôn nhân và cuộc sống gia đình ở Châu Âu Trung Cổ thế kỷ V-X ...................... 12
1.2.1 Đặc trưng của xã hội Châu Âu TK V-X ............................................................... 12
1.2.2 Quan niệm về tình yêu, hôn nhân trong xã hội Châu Âu Tk V-X ........................ 13
1.2.3 Cuộc sống và các mối quan hệ trong gia đình ở xã hội Châu Âu thế kỷ V-X ...... 19
CHƯƠNG II- HÔN NHÂN VÀ CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH Ở CHÂU ÂU ................ 26
(THẾ KỶ XI-XIII) ....................................................................................................... 26
2.1 Bối cảnh lịch sử Châu Âu thế kỷ XI-XIII ................................................................ 26
2.2 Hôn nhân và cuộc sống gia đình ở Châu Âu (XI-XIII) ......................................... 27
2.2.1 Quan niệm về tình yêu, hôn nhân trong xã hội Châu Âu thế kỷ XI đến thế kỷ XIII.
........................................................................................................................................ 27
2.2.2 Tình dục và tình dục đồng tính ............................................................................. 30
2.2.2.1 Vấn đề tình dục ............................................................................................... 30
2.2.2.2 Tình yêu, tình dục đồng giới ........................................................................... 32
2.2.3 Cuộc sống gia đình và các mối quan hệ trong gia đình ở xã hội Châu Âu thế kỷ
XI – XIII ......................................................................................................................... 34
CHƯƠNG III: HÔN NHÂN VÀ CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH Ở .................................. 40
CHÂU ÂU ( THẾ KỶ XIV-XV) ................................................................................. 40
3.1 Hoàn cảnh lịch sử ................................................................................................... 40
3.2 Quan niệm về tình yêu, hôn nhân trong xã hội Trung Cổ Châu Âu thế kỷ XIV-XV
...................................................................................................................................... 42

1


3.3 Cuộc sống gia đình và các mối quan hệ trong gia đình ở xã hội Châu Âu thế kỷ

XIV-XV ....................................................................................................................... 49
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 59

2


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đối với các nhà nghiên cứu ở Việt Nam, những đề tài nghiên cứu về các nước
phương Tây vẫn luôn là một đòi hỏi của thực tế lịch sử. Bởi lẽ trong thế giới hôm nay,
khoảng cách Đông – Tây đã trở nên gần gũi. Nhu cầu hiểu biết lẫn nhau đòi hỏi ở một
mức độ tinh tế hơn. Trong những mối quan hệ giữa các quốc gia, các vùng lãnh thổ,
những quan hệ về chính trị được giới nghiên cứu quan tâm khá nhiều và khai thác tìm
hiểu gần như triệt để. Tuy nhiên những vấn đề khác như kinh tế, văn hóa, tôn giáo…
cũng là những nội dung cần được chú ý. Trong đó, phải kể đến những nét đặc trưng về
văn hóa nói chung và sinh hoạt văn hóa hàng ngày của các cộng đồng dân cư nói riêng.
Tìm hiểu về các nước phương Tây, ta không thể không tìm hiểu về chính cuộc sống
thường ngày của họ mà trong đó mảng tình yêu và hôn nhân đóng một vai trò hết sức
quan trọng. Liệu rằng, cư dân phương Tây trong lịch sử đã có những quan niệm như thế
nào về tình yêu đôi lứa, về cuộc sống gia đình, vị trí người phụ nữ trong gia đình và ngoài
xã hội, những quan điểm đó có giống hay khác với con người phương Đông?
Một số vấn đề khoa học cũng sẽ được sáng tỏ hơn khi nghiên cứu về những nét
đặc trưng trong tình yêu, hôn nhân và cuộc sống gia đình của Phương Tây trung đại. Bàn
về thời Trung Cổ, nhiều sử gia vẫn đánh giá đây là thời kì tăm tối, dốt nát, lạc hậu. Liệu
đó có phải là hình ảnh bao trùm của lịch sử Phương Tây từ thế kỷ V đến thế kỷ XV hay
không? Nghiên cứu đề tài này sẽ góp một phần không nhỏ vào việc trả lời câu hỏi đó.
Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp người viết không chỉ củng cố thêm
những kiến thức đã được học mà còn mở mang thêm nhiều nguồn kiến thức mới về lịch

sử văn hóa con người phương Tây thời Trung Cổ, cũng như cách thức, phương pháp
nghiên cứu những vấn đề thuộc về lịch sử văn hóa.
Ngoài ra, lĩnh vực mà đề tài đề cập là một trong những lĩnh vực chưa được
nghiên cứu rộng rãi ở Việt Nam. Đối với thực tiễn, tình yêu và hôn nhân cùng các mối
quan hệ trong gia đình từ xưa đến nay luôn là lĩnh vực được quan tâm vì nó gắn liền với
cuộc sống hàng ngày, nhưng đối với khoa học thì đây là một vấn đề còn ít được quan
tâm.Trong môi trường giáo dục, rất ít thầy cô đề cập nhiều đến vấn đề này hoặc bỏ qua,
3


giáo dục giới tính ở Việt Nam thì mới được bắt đầu. Đối với sinh viên sư phạm thì nội
dung đề tài chưa được nhiều sinh viên quan tâm và tỏ lúng túng khi đề cập đến vấn đề.
Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài này, nhóm tác giả rất mong trên cơ sở tổng hợp những
tư liệu liên quan, đóng góp thêm một góc nhìn mới về bức tranh xã hội Châu Âu Trung
Cổ.

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Hiện nay ở nước ta, các công trình nghiên cứu về vấn đề tình yêu, hôn nhân và
cuộc sống gia đình của các cộng đồng dân cư trong lịch sử đã được chú trông hơn trước.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu về vấn đề tình yêu, hôn nhân và cuộc sống gia đình của cư
dân Phương Tây vẫn còn khan hiếm. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn có thể tìm thấy nội dung
này trong những cuốn sách dịch thuật hoặc những sách viết tổng quát về thời Cổ đại,
Trung đại; cũng có một số bài viết trên báo tạp chí với nội dung mang tính cục bộ, bàn về
một khía cạnh nào đó mà đề tài này đề cập tới. Liên quan đến tình yêu, hôn nhân và cuộc
sống gia đình đời thường của cư dân phương Tây trung đại, các học giả phương Tây đã
có nhiều công trình nghiên cứu, nhưng do nguồn tư liệu còn hạn chế nên quy mô và số
lượng cũng không bằng các lĩnh vực khác.
Năm 1962, học giả người Pháp Genevieve D' Haucourt viết tác phẩm “Life in the
Middle Ages” (Đời sống thời Trung Cổ). Tác phẩm được Dương Linh dịch ra tiếng Việt
xuất bản bởi nhà xuất bản Thế Giới năm 2002. Đây là tác phẩm có một phần nội dung sát

với đề tài trong đó tác giả tập trung nghiên cứu về hôn nhân của cư dân phương Tây và vị
trí của người phụ nữ ở giai đoạn cuối thời Trung Cổ (thế kỉ XIV – XV).
Cũng trong năm 1962, nhà nghiên cứu Lynn White của đại học California, Los
Angeles viết tác phẩm “Medieval Technology and Social Change” (Kỹ thuật Trung Cổ và
sự thay đổi trong xã hội) do Clarendon Press xuất bản. Tác phẩm đề cập nhiều đến cấu
trúc xã hội và những thay đổi ở các tầng lớp trong xã hội.
Hoàn thành năm 1969 và được xuất bản đầu tiên vào năm 1982 bởi nhà xuất bản
Harper Collins ở New York quyển sách “Life in a medieval city” (Đời sống trong một
thành phố trung đại) của hai nhà nghiên cứu Joseph và Frances C. Gies đã gây nhiều
tiếng vang lớn. Tác phẩm đã miêu tả về cuộc sống ở thành phố Troyes (nằm ở Đông Bắc
4


Pháp ngày nay) vào thế kỉ XIII từ nhiều khía cạnh đời sống và các thành phần dân cư như
những người vợ, đứa trẻ, bệnh tật và tang lễ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống gia
đình.… một cách sinh động và chi tiết. Không chỉ dừng lại ở đó trong nhiều năm sau, hai
tác giả đã cho ra đời nhiều tác phẩm giá trị về đời sống trung đại như “Life in a medieval
castle” (Đời sống trong một lâu đài Trung Cổ) năm1974, “Womans in the Middle Ages”
(Phụ nữ thời trung đại) năm 1978, “The knight in History” (Hiệp sĩ trong Lịch sử) năm
1984, “Marriage and the family in the Middle Ages” (Hôn nhân và gia đình trong thời
Trung Cổ) năm 1987, “Life in a medieval village” (Đời sống trong một ngôi làng Trung
Cổ) năm1990)…
Năm 1973, Marjorie Rowling viết quyển sách “Life in medieval times” (Cuộc
sống thời Trung Cổ) do The berkley Publishing Group – một chi nhánh của Penguin
Putnam xuất bản ở New York. Đây là một quyển sách hay về cuộc sống của cư dân trung
đại. Tác phẩm tập trung phân tích đời sống từng tầng lớp xã hội từ lãnh chúa, nôngnô đến
tăng lữ, kị sĩ…và nghiên cứu tập trung chủ yếu ở địa phận tương ứng với nước Pháp ngày
nay.
Năm 1996, Andrew Langley cùng nhiều tác giả cho ra đời cuốn sách “Medieval
life” (Đời sống Trung Cổ) nằm trong hệ thống sách Eyewitness của nhà xuất bản Dorling

Kindersley tại New York. Đây là một công trình có sự đầu tư công phu của các tác giả
với một bộ sưu tập những hình ảnh đặc sắc, tiêu biểu về đời sống cư dân trung đại. Năm
2004, quyển sách “Terry Jones’ medieval life” (Đời sống Trung Cổ của Terry Jones)
được BBC Books xuất bản tại Anh. Đây là tác phẩm thú vị và lôi cuốn, nó được xuất bản
dựa theo Series truyền hình cùng tên của Oxford Film and Television. Với sự giúp đỡ của
nhiều giáo sư lớn ở Anh, sách được Terry Jones biên soạn với lời văn hóm hỉnh nhưng
đầy ý nghĩa. Tác phẩm tập trung vào các tầng lớp xã hội chính trong thời Trung Cổ và có
cả những phần chính viết về đời sống của các trinh nữ, những nghệ sĩ hát rong.
Gần đây nhất, xuất bản năm 2012 là tác phẩm “Medieval Life: Archaeology and
the Life Course” (Cuộc sống thời Trung Cổ: Khảo cổ học và quá trình diễn biến của cuộc
sống) được nhà xuất bản Woodbridge: Boydell and Brewer phát hành. Đây là công trình
nghiên cứu của nữ khảo cổ học người Anh - Roberta Gilchrist. Tác phẩm là sự kết hợp
giữa những thu hoạch từ khảo cổ và những nghiên cứu về con người thời trung đại. Các
mảng sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng và tôn giáo, giới tính và đẳng cấp, hôn nhân… được
5


tập trung trình bày góp phần đem lại những cái nhìn mới về những sinh hoạt thường ngày
của con người thời bấy giờ.

3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm khái quát được những nét cơ bản nhất trong tình yêu
đôi lứa, hôn nhân và cuộc sống gia đình của cư dân phương Tây thời Trung Cổ, chọn
những nét đặc trưng tiêu biểu nhất của từng thời kì để trình bày. Do đó, không phải tất cả
các vấn đề phong phú, phức tạp trong đời sống của mọi tầng lớp cư dân đều được trình
bày một cách đầy đủ. Ngoài ra, dưới góc độ của người nghiên cứu lịch sử tác giả mong
muốn nhìn văn hóa phương Tây dưới góc độ lịch sử để thấy được sự chi phối của bối
cảnh lịch sử đến đời sống và sự khác nhau của sinh hoạt văn hóa trong từng thời kì.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những nét đặc trưng về tình yêu, hôn nhân và cuộc sống
gia đình của cư dân phương Tây thời Trung Cổ tập trung vào tình yêu nam nữ, tình yêu
đồng giới, sự chi phối của giáo hội với vấn đề hôn nhân, quan hệ vợ chồng…
+ Phạm vi nghiên cứu:
-

Về không gian:
Tập trung ở Tây Âu chủ yếu là Anh, Pháp, Đức, Ý

-

Về thời gian:
Thời Trung Cổ kéo dài khoảng từ thế kỉ V-VI đến XIV-XV. Về mốc mở đầu là giai

đoạn người Man tộc tràn vào cương giới Rome và lập nên những quốc gia tươi trẻ của
họ thế kỉ V-VI. Mốc kết thúc được lấy vào khoảng thế kỉ XIV-XV vì đây là giai đoạn
thời kì Trung Cổ kết thúc với hàng loạt các sự kiện lớn như sự ra đời của hàng loạt
những trường đại học trên khắp Tây Âu với nội dung kiến thức mới, xa rời Thần học, sự
suy giảm lòng tin vào giáo hội Công giáo, đòi hỏi nó phải thay đổi, mong muốn tìm lại
các giá trị nhân văn của văn minh Hy- La cổ, những tiến bộ khoa học kỹ thuật trên bộ
và trên biển để tìm những con đường mới… Bên cạnh đó các giai đoạn trước và sau
6


khoảng thời gian trên cũng sẽ được đề cập tới trong những giới hạn nhất định đặc biệt là
thời cổ đại để làm rõ hơn nội dung nghiên cứu.

5. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp lịch sử:

Trình bày những nội dung về những vấn đề liên quan đến tình yêu, hôn nhân và
cuộc sống gia đình của cư dân phương Tây thời Trung Cổ theo một trình tự thời gian và
không gian cụthể.
Tiếp cận, sử dụng tư liệu từ việc quan sát, nghiên cứu các di tích lịch sử - văn hóa
có liên quan như thành quách, quảng trường, vết tích nhà cửa…; nguồn tư liệu tổng hợp
qua tranh ảnh.
+ Phương pháp Logic:
Đặt các sự kiện, hiện tượng trong mối liên hệ với nhau và tổng hợp, so sánh, đối
chiếu, phân tích chúng… để tìm ra được ý nghĩa, bản chất của sự kiện lịch sử qua đó lý
giải được những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong quan niệm về tình yêu, hôn nhân
của cư dân phương Tây ở từng thời kì.
+ Sử dụng kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học có liên quan như văn hóa học,
khảo cổ học, dân tộc học, xã hội học, nhân học, văn học, dân tộc học, địa lý học… để tìm
hiểu kỹ lưỡng hơn về sinh hoạt văn hóa của cư dân phương Tây.

6. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu gốc của đề tài là những di chỉ khảo cổ học, những di tích lịch sử,
thành quách, quảng trường, dấu tích nhà cửa, hiện vật, đồ dùng sinh hoạt… còn tồn tại
đến ngày nay; những trang phục, mô hình nhà ở của dân cư, mô hình thành thị… được
phục dựng lại từ các bảo tàng Lịch sử; tranh ảnh của các sử gia sống ở thời kì đó được
các sử gia phương Tây tổng kết. Người viết chủ yếu tiếp cận nguồn tư liệu gốc trên qua
các tài liệu thống kê của các tác giả nước ngoài.
Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng khai thác các sách, bài báo, tạp chí có liên quan
đến đề tài, các website lớn ở nước ngoài viết về đề tài và một số bộ phim nước ngoài
phản ánh các khía cạnh của đề tài.
7


7. Đóng góp của đề tài
Góp phần nghiên cứu một mảng trống vắng trong lịch sử văn hóa của cư dân

phương Tây – một lĩnh vực còn thiếu sự quan tâm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu
trong nước: tình yêu, hôn nhân và gia đình của cư dân phương Tây trung đại.
Thu thập và hệ thống hóa nguồn tài liệu tạo thành tập tin, nguồn tài liệu đáng tin
cậy về các vấn đề tình yêu, hôn nhân và đời sống gia đình cư dân phương Tây thời kì cổ
trung đại. Tác giả hy vọng, đề tài có thể là một tài liệu tham khảo cho sinh viên Lịch sử
và giáo viên dạy Sử trung học khi học và dạy phần Lịch sử Thế giới, đặc biệt là giai
đoạn Cổ trung đại.
Đề tài góp phần bổ sung thêm kiến thức về vấn đề giáo dục giới tính cho học
sinh phổ thông và góp phần hình thành tình cảm gia đình điều mà giới trẻ ngày nay ít
quan tâm, còn thờ ơ và đang có lối sống thực dụng, vô cảm. Đồn thời, giáo dục tính
nhân văn cho con người với những vấn đề thiết thực trong đời sống mà còn khá ít những
bài học lịch sử đề cập đến.

8. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phần phụ lục, đề tài có ba
chương nội dung chính:
 Chương 1: Hôn nhân và cuộc sống gia đình ở Châu Âu (thế kỷ V-X)
 Chương 2: Hôn nhân và cuộc sống gia đình ở Châu Âu (thế kỷ XI-XIII)
 Chương 3: Hôn nhân và cuộc sống gia đình ở Châu Âu (thế kỷXIII - XV)

8


CHƯƠNG I – HÔN NHÂN VÀ CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH Ở
CHÂU ÂU (THẾ KỶ V-X)
1.1 Hoàn cảnh lịch sử
Từ thế kỉ V đến X, châu Âu có bước chuyển ngoặt lớn trong thời Trung Cổ. Ở
những thế kỉ trước, lịch sử châu Âu rất rực rỡ với nền văn minh Hy – La đạt đến đỉnh
cao. Thời kỳ này châu Âu cổ đại bao gồm: Nam Âu, Tiền Á, Tiểu Á, bờ cực Bắc vùng
Bắc Phi, một phần nước Anh ngày nay, Tây Âu, bán đảo Iberia và một phần bán đảo

Britain. Sở dĩ có sự phát triển vượt trội như vậy là do Hy Lạp và La Mã đã tận dụng tối
đa vị trí địa lý của mình do nằm ở phía nam bán đảo Balkan hướng mình ra biển Địa
Trung Hải, lãnh thổ Hy Lạp thời kỳ đầu bao gồm Hy Lạp ngày nay và các đảo thuộc biển
Aegaeum và vùng Tây Tiểu Á. Địa hình Hy Lạp có nhiều đồi núi xen kẽ, chia cắt các
đồng bằng, tạo thành các tiểu vùng.Các bờ biển phía đông Hy Lạp là nơi tấp nập tàu
thuyền, nên thương mại có điều kiện phát triển. Còn Đế chế La Mã cai trị một vùng lãnh
thổ to lớn, cùng với một lượng khổng lồ về tài nguyên thiên và con người. Vốn dĩ,
nền kinh tế của La Mã chủ yếu dự trên nền tảng là nông nghiệp và thương mại. Nông
nghiệp phát triển kéo theo thương mại phát triển đã làm thay đổi bán đảo Rô ma, vào
khoảng thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên, những người tiểu điền chủ có thể sở hữu
những điền trang nho và ôliu rộng lớn. Nhờ sự lớn mạnh của mình, đế chế La Mã đã sáp
nhập Ai Cập, Sicilia và Tunisia trở thành các chư hầu cung cấp sản vật.
Như vậy những thế kỷ đầu công nguyên, Hy Lạp và La Mã đã đem lại cho
phương Tây cổ đại một dấu ấn của một nền văn minh rực rỡ nhờ vào điều kiện tự nhiên,
vị trí địa lý và con người. Tuy nhiên đến cuối thế kỷ IV, thành Rô ma đã xảy ra những
cuộc khủng hoảng về mọi mặt một cách nghiêm trọng. Những cuộc chiến tranh xảy ra
liên tục và bội chi đã dẫn đến tình trạng kho bạc hoàng gia bị thâm hụt nặng. Điều đó dẫn
đến tình trạng nhà nước thu nhiều loại thuế, kèm theo đó là tình trạng lạm phát càng nới
rộng khoảng cách chênh lệch giữa người giàu và người nghèo.
Với hy vọng trốn thuế, nhiều người thuộc tầng lớp giàu có đã chạy trốn đến vùng
nông thôn và thành lập các lãnh địa độc lập. Đồng thời đế chế La Mã còn bị rung chuyển
do sự thiếu hụt nguồn lao động. Nền kinh tế của Rô machủ yếu phụ thuộc vào nô lệ khi
tầng lớp này tham gia hoạt động sản xuất trên đồng ruộng và làm các công việc khác như
thợ thủ công…
9


Khi các bộ tộc nước ngoài xâm lược La Mã, họ đã bắt được một số nô lệ và đánh
chiếm được một số vùng lãnh thổ của đế chế La Mã hùng mạnh một thời. Do đó, nguồn
cung lao động xuất thân từ nô lệ bị giảm sút. Với nền kinh tế sa sút, giao thương và sản

xuất nông nghiệp suy giảm, đế quốc La Mã bắt đầu mất dần vị thế ở châu Âu. Không
những thếvào cuối thế kỷ III, Hoàng đế Diocletian chia đế chế La Mã thành hai phần lãnh
thổ: Đế quốc Tây La Mã nằm ở thành phố Milan và đế quốc Đông La Mã nằm ở
Byzantium (sau này được gọi là Constantinople).
Càng về sau, đế quốc Đông và Tây La Mã đã không còn sự hợp tác bền chặt để
chống lại các mối đe dọa đến từ bên ngoài cũng như hợp tác về nguồn lực và viện trợ
quân sự. Đế quốc Đông La Mã – quốc gia nói tiếng Hy Lạp ngày một phát triển kinh tế
vượt trội và giàu lên nhanh chóng và tập trung sức lực chống lại cuộc xâm lăng man rợ
của các bộ lạc phương Tây. Hoàng đế Constantine và một số vị vua khác luôn chú trọng
bảo vệ thành phố Constantinople.Còn đế quốc Tây La Mã nói tiếng Latin lại rơi vào tình
trạng sa sút khủng hoảng về kinh tế.
Trong khi đó, thành Rô ma ở Italy là khu vực dễ bị tổn thương lại không được
bảo vệ an ninh đúng mức. Cuối thế kỉ V, đế quốc Rô ma bị người German từ phương Bắc
tràn xuống xâm chiếm. Năm 476, đế quốc Rô ma bị diệt vong. Chế độ chiếm nô bắt đầu
đi vào hồi kết ở khu vực Địa Trung Hải.
Khi vào lãnh thổ của Rô ma, người German đã thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ,
thành lập nhiều vương quốc mới trên lãnh thổ cũ của đế quốc La Mã ở Tây Âu và Bắc
Phi, bao gồm vương quốc của người Visigoth, Ostrogoth, Vandal, Frank, Lombard,
Anglo-Saxon, Burgundy.
Người German còn chiếm ruộng đất của chủ nô Rôma cũ rồi chia cho nhau, trong
đó các tướng lĩnh quân sự và quý tộc được phần nhiều hơn. Đồng thời, các thủ lĩnh bộ
lạc, các quý tộc thị tộc người German cũng tự xưng vua, phong các tước vị như công
tước, bá tước, nam tước tạo nên hệ thống đẳng cấp quý tộc vũ sĩ. Nền thương mại, sản
xuất, văn hóa, và giáo dục từng một thời vươn xa của Đế chế La Mã giờ đây bị thay thế
bởi sự thống trị cát cứ ở địa phương của những tộc người German vì họ không đủ sức để
tiếp thu một nền văn hóa tiến bộ quá cao so với trình độ của mình. Nền kinh tế hàng hóa
không còn được duy trì, các ngành nghề phụ thuộc nhiều vào việc trao đổi buôn bánbiến
mất. Sự sụp đổ của các mối liên kết về mặt kinh tế và xã hội giữa các vùng miền cũng đã
đưa tới sự nảy sinh khuynh hướng địa phương hóa. Trên lãnh thổ cũ của La Mã, dân số
10



sụt giảm từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ VII. Trong thế kỷ VIII, tổng giao dịch thương mại tụt
xuống mức thấp nhất so với những thế kỷ trước. Nền nông nghiệp có hệ thống cũng biến
mất và sản lượng nông phẩm sản xuất ra chỉ ở mức đủ sống. Nhiều đất canh tác thậm chí
còn bị trở lại thành rừng.
Tuy nhiên, trong quá trình di cư, người German cũng từ bỏ các tôn giáo nguyên
thuỷ của mình và tiếp thu Kitô giáo. Theo thời gian, họ bắt đầu xây dựng nhà thờ và tìm
cách chiếm ruộng đất của nông dân. Đồng thời, nhà vua cũng phong tặng đất đai theo
tước vị cho các quý tộc và nhà thờ.Tầng lớp quý tộc tăng lữ được hình thành. Cùng với
các quý tộc vũ sĩ và quan lại, quý tộc tăng lữ cũng dần trở thành tầng lớp riêng, vừa có
đặc quyền vừa rất giàu có. Họ trở thành các lãnh chúa phong kiến, còn nô lệ và nông dân
thì biến thành nông nô, phụ thuộc vào các lãnh chúa. Quan hệ sản xuất phong kiến ở châu
Âu đã được hình thành. Quá trình này diễn ra rõ nét và mạnh mẽ nhất ở Vương
quốcFrank. Trong quá trình xâm chiếm và mở rộng lãnh thổ từ thế kỷ VI-IX cũng chính
là quá trình phong kiến hóa của vương quốc Frank hay nói cách khác thì quá trình phong
kiến hóa của vương quốc Frank cũng chính là quá trình hình thành chế độ phong kiến ở
Tây Âu. Vương quốc Frank mở rộng đến đâu thì chế độ phong kiến hình thành đến đó.
Tóm lại, từ thế kỷ V đến thế kỷ X, ở châu Âu có những biến chuyển to lớn trong
lịch sử, nó đánh dấu một sự thay đổi từ một xã hội có nền văn minh cao sang một xã hội
với sự cai trị của những dân tộc man di. Những con người cũ hòa nhập con người mới,
những con người mới sống trong một xã hội phát triển cao hơn mình nên buộc họ phải
tiếp nhận những gì ưu tú của xã hội cũ.Thế kỷ V-X cũng là giai đoạn mà Tây âu bước
vào quá trình phong kiến hóa, tiêu biểu là vương quốc Frank. Từ đây những chuyển biến
trong cuộc sống con người cũng được khắc họa một cách rõ nét, bởi lẽ những cuộc sống
nay đây mai đó của những tộc người German không còn nữa, họ bắt đầu ổn định, tạo
dựng cho mình một cuộc sống mới trên nền một nền văn minh Hy-La rực rỡ đã từng tồn
tại.

11



1.2 Hôn nhân và cuộc sống gia đình ở Châu Âu Trung Cổ thế kỷ VX
1.2.1 Đặc trưng của xã hội Châu Âu TK V-X
Tình yêu là một thứ tình cảm cần thiết trong cuộc đời của mỗi con người nhất là
tình yêu gia đình, tình yêu đôi lứa. Tình yêu sẽ làm nhân tố cho sự phát triển của gia đình
nhưng đó là với xã hội hiện đại. Còn ở một xã hội phong kiến châu Âu cổ xưa, con người
đã quan tâm đến vấn đề tình cảm này như thế nào?
Từ thế kỷ V trở đi, cuộc xâm lược của người man tộc đã dẫn đến sự tan rã của
một đế chế La Mã từng rất hùng mạnh, các lãnh thổ này cũng đã trải qua một sự suy giảm
mạnh trong nền văn minh vật chất. Xã hội đô thịvăn minh, con người có chữ viết, hiểu
biết thay thế bằng một xã hội khác không có chữ viết, có cuộc sống theo bộ tộc. Các Giáo
hội Kitô giáo vẫn còn tồn tại sau sự sụp đổ của đế chế La Mã và trở thành ảnh hưởng văn
hóa nổi bật nhất trong thời Trung Cổ châu Âu, chi phối về mọi mặt trong đời sống con
người. Chính vì vậy hôn nhân hay cuộc sống gia đình thời kỳ này đơn giản hơn rất nhiều
những thế kỷ trước đó và chịu sự kiểm soát của Giáo Hội. Theo những tài liệu ghi lại,
người Châu Âu từ thế kỷ V đến thế kỷ X gắn với những quan niệm trong cuộc sống gia
đình rằng lập gia đình chỉ có một mục đích cuối cùng đó là sinh sản, duy trì nòi giống.
Chính vì vậy, trong suốt thời kỳ này, có thể nói hiếm có sự xuất hiện của tình yêu nam nữ
trước hôn nhân. Lứa tuổi để kết hôn là mười hai tuổi so với nữ, khi các cơ quan sinh sản
của nữ giới được cho là đã phát triển, đủ khả năng làm mẹ. Còn nam giới vào khoảng
mười bốn tuổi. Hôn nhân là sự sắp xếp chính trị và xã hội. Các lãnh chúa lớn thường
được hưởng sự tự do, quản lý lỏng lẻo của vua, gia đình của họ kết hôn tự do với các gia
đình hoàng gia Pháp, Anh, Đức và các vương quốc khác. Những người chồng và người
vợ chủ yếu là những người xa lạ cho đến khi họ gặp nhau lần đầu. Các bậc cha mẹ sắp
xếp cuộc hôn nhân của con cái họ dựa trên giá trị tiền tệ.
Cấu trúc xã hội là các gia đình sau khi cuộc hôn nhân được hoàn thành. Những
gia đình nghèo sẽ sống và sinh hoạt với nhau trong các khu nhà một phòng, ban đêm tất
cả ngủ trong một chiếc giường. Trong gia đình khá giả, chủ sở hữu của một nhà sẽ chia
sẻ ngôi nhà của họ với quản gia và người lao động. Ngay cả trong các gia đình quý tộc,

gia đình riêng của mình chỉ có thể có một vài phòng. Vai trò chính của phụ nữ trong xã
hội là một người vợ và người mẹ. Trong các gia đình nghèo, họ làm việc cùng với người
chồng của họ trong những việc đồng áng, cũng như làm việc nhà - nấu ăn, giặt giũ, dọn
12


dẹp, làm cho quần áo, xay ngô, làm bia. Trong thực tế, kinh tế và công việc gia đình
không được phân định như ngày nay, nên buộc họ phải làm tất cả mọi việc sao cho bảo
đảm cuộc sống của họ và gia đình họ được đầy đủ lương thực, cây cối được tưới nước và
có quần áo để mặc cho mỗi thành viên.
Trong giới quý tộc những người phụ nữ có cuộc sống nhàn rỗi hơn là đan, kéo
thành sợi để dệt quần áo và giúp chồng mình quản lý các công việc bên trong lãnh địa
của các hộ gia đình. Trong trường hợp những người đàn ông đi vắng hoặc không thể quản
lý công việc, người phụ nữ trong gia đình đã phụ trách tất cả mọi thứ.
Vào giữa thế kỷ thứ tám, chúng ta có thể thấy rõ một đặc trưng mới văn minh
"thời Trung Cổ" ở Tây Âu đó là một sự pha trộn của văn hóa cuối thời La Mã, truyền
thống Đức và Kitô giáo. Điều này cũng có một số ảnh hưởng đến đời sống xã hội bên
cạnh đời sống chính trị của châu Âu đó là mối quan hệ chặt chẽ giữa các Giáo Hội Kitô
giáo và những người cai trị châu Âu. Hôn nhân là một vấn đề đáng quan tâm của xã hội,
không chỉ là mối quan tâm của những cá nhân ký hợp đồng, mà nó còn có tầm quan trọng
rất lớn được nhà nước và các nhà thờ quan tâm.
1.2.2 Quan niệm về tình yêu, hôn nhân trong xã hội Châu Âu Tk V-X
Nếu như quan niệm về tình yêu của cư dân Hy- La cổ đại là con người được sống
một đời sống tự do, lãng mạn và cởi mở hơn trong vấn đề tình yêu thì xã hội phong kiến
ở Châu Âu thế kỷ V đến X với vấn đề tình yêu, tình dục lại chịu sự chi phối bởi những
giới luật của nhà thờ Cơ Đốc. Quan niệm riêng của mỗi cá nhân về tình yêu còn chưa
được thực sự chú ý, nó chỉ thực sự được nhắc đến trong những tác phẩm văn học khoảng
cuối thế kỷ IX. Trong văn hóa Hy Lạp, chữ yêu được phân chia thành từng trạng thái tình
cảm khác nhau, ví như “Apage” cũng là yêu nhưng thường chỉ đến thứ tình cảm trong
trẻo và lý tưởng, yêu trong tâm hồn và thăng hoa trong cảm xúc hơn là những hấp dẫn về

mặt thể xác. Trong giai đoạn từ thế kỷ V đến thế kỷ X, cư dân phương Tây kết hôn không
phải dựa trên tình yêu mà vì rất nhều những lý do khác, người con gái đến tuổi lấy chồng
khoảng từ 12 tuổi sẽ được gả đi mà cô không hề biết mặt chồng tương lai mình là ai, cô
không được lựa chọn người mà mình sẽ gắn bó trong suốt quãng đời còn lại, nhưng
ngược lại chàng trai đôi khi có thể được lựa chọn người bạn đời của mình. Tình yêu dự
định sẽ đến sau khi họ đã trở thành vợ chồng hoặc nếu không thì có thể tiến triển thành
tình bạn hay tình nghĩa vợ chồng. Việc hứa hôn được các gia đình giàu có rất chú trọng vì
13


việc kết hôn thường liên quan đến tài sản. Còn với những gia đình nông dân và tầng lớp
lao động có xu hướng kết hôn vào độ tuổi và tình trạng của mình phù hợp cho cuộc sống
gia đình. Họ thích chọn phụ nữ khỏe mạnh để sinh con tốt và có đủ sức khỏe để làm việc
cùng với anh ta nếu cần thiết.
Vào đầu thời Trung Cổ, tình yêu và hôn nhân không gắn liền với nhau. Đối với
hầu hết chúng ta, tình yêu được gắn liền với sự lãng mạn và thu hút. Nó thường được
diễn ra công khai với một cuộc hôn nhân sau một lễ cưới công khai trước sự chứng kiến
của nhiều người. Nhưng vào thời điểm đầu Trung Cổ, những cuộc hôn nhân được xem là
cao quý thường được sắp xếp bởi các bậc cha mẹ để tăng cường tính liên minh giữa hai
gia đình và sự giàu có của mỗi gia đình. Họ quan tâm về lợi ích chính trị và tài chính, chứ
không phải là làm thế nào các cặp vợ chồng cảm thấy tốt về nhau. Mặc dù vậy, đối với
tinh thần hiệp sĩ, tình yêu lại là một sự gắn kết mật thiết nhưng thường là giữa hiệp sĩ với
những người phụ nữ quý tộc, không dành cho những phụ nữ nông dân. Bởi thế đã có rất
nhiều những tác phẩm nổi tiếng trong lịch sử ca ngợi về sự thuần khiết, trong trẻo của
tình yêu. Trong tình yêu đó có sự đợi chờ chung thủy của người phụ nữ, niềm tin mãnh
liệt, sự hi sinh của bản thân để sao cho người mình thương yêu được hạnh phúc. Hầu hết
những tác phẩm thi ca sẽ được biểu diễn bằng những người hát rong, họ sẽ đi từ nơi này
đến nơi khác biểu diễn cho những bữa tiệc để giới quý tộc thưởng thức. Quay trở lại thời
kỳ Hy – La cổ đại, con người được tự do trong cuộc sống riêng tư của mình, được đắm
chìm trong tình yêu đôi lứa nhưng ở đầu thời trung đại, con người đã bị ràng buộc bởi

những giáo lý của nhà thờ, mọi điều trong tình yêu giờ đây đều phải tuân theo những quy
ước nhất định, ngay cả quan hệ vợ chồng. Chính vì thế, tình yêu kiểu Hiệp sĩ chỉ còn tồn
tại được trong những tác phẩm thi ca.
Đối với vấn đề về hôn nhân trong giai đoạn này cũng thật sự khắt khe bởi những
quy ước của giáo lý, đặc biệt là đạo Ki-tô giáo. Vấn đề hôn nhân không còn là chuyện
giữa hai người nam và nữ hay giữa hai gia đình mà còn kèm theo những vấn đề khác như
kinh tế và chính trị. Nó có thể được xem như công cụ đảm bảo mối liên minh tốt đẹp, sự
bình yên giữa hai lãnh địa, thậm chí có những cuộc hôn nhân đã được định sẵn từ khi hai
người còn nhỏ hay chưa ra đời. Bên cạnh mục đích về chính trị, hôn nhân còn liên quan
đến vấn đề kinh tế vì hôn nhân đưa đến hệ quả lớn về thừa kế gia sản. Ví dụ như một
người con gái được thừa kế một vùng lãnh thổ hay một khối lượng tài sản lớn mà một
mình cô gái không thể đảm đương hết được, thì cần phải có một người đàn ông uy quyền
14


bên cạnh để bảo vệ cô gái, giúp cô cáng đáng mọi việc. Nhưng trong suốt thời Trung Cổ,
người con gái có hai sự lựa chọn để thoát khỏi “tội của Eva” đó là trở thành độc thân khi
làm những nữ tu hay kết hôn khi đủ 12 tuổi trở đivì lúc này thể chất của cô gái đã sẵn
sàng cho một mối quan hệ tình dục.[66] Hôn nhân cũng phụ thuộc vào mỗi giai cấp trong
xã hội, những người nông dân kết hôn có thể là do tình yêu hay ham muốn tình dục hơn
là vì kinh tế và không có yếu tốt chính trị chi phối, tuy nhiên các cuộc hôn nhân của nông
dân cũng không hoàn toàn giống nhau, đôi khi cũng là vì nhu cầu trao đổi tài sản giữa
những người nghèo. Khi hôn nhân đã được sắp xếp và một ngày đã được thiết lập thì ở
cửa nhà thờ sẽ có một bảng thông báo.Việc thông báo ngoài mục đích cho thật nhiều
người biết đến đám cưới thì còn có mục đích là để đảm bảo rằng cuộc hôn nhân này đã
được cho phép, bên cạnh đó nếu ai đó biết lý do để cuộc hôn nhân này không được tiến
hành thì phải trình bày lý do hai nguời không thể kết hôn, nếu lý do đó có giá trị thì cuộc
hôn nhân này sẽ bị hủy.
Đám cưới sẽ được diễn ra tại nhà thờ và nhận được những lời chúc mừng của
mọi người đến dự, trang phục cưới cũng phụ thuộc vào từng tầng lớp trong xã hội, với

một cặp vợ chồng nông dân thì quần áo cưới sẽ là bộ quần áo tốt nhất mà họ có hoặc có
thể được chuẩn bị riêng, còn với những người thuộc tầng lớp trên thì trang phục có phần
cầu kỳ hơn. Màu sắc của áo cưới thường là màu xanh lá cây, màu tượng trưng cho tình
yêu của tuổi trẻ, hay màu xanh biểu tượng truyền thống cho sự tinh khiết, còn màu trắng
mà ngày nay các cô dâu đều lựa chọn thì thời Trung Cổ, nó không bao giờ được chọn vì
họ cho rằng đó là màu sắc của tang tóc. Hoa lily và hoa hồng là lựa chọn phổ biến cho
các đám cưới và sẽ được rải rác trên sàn nhà giữa những cây cỏ ở các tiệc cưới. Người
phụ nữ được đeo một vòng hoa trên đầu, tục lệ mang theo một bó hoa vẫn chưa xuất hiện
thời Trung Cổ. [18]
Khi đã kết hôn, vợ chồng cùng chung sống với gia đình nhà trai cũng có khi sống
chung gia đình nhà người phụ nữ nếu gia đình người phụ nữ không có anh em trai. Một
phần là vì có thể chưa có điều kiện để ở chỗ khác hay công việc làm ăn cần gia đình luôn
dung nạp được thêm người mới và cách tổ chức kinh tế của gia đình cho phép càng đông
người càng tốt, những trường hợp như vậy thường được gọi là “cộng đồng gia đình”, có
những “cộng đồng gia đình”rất đông người, các anh em ruột và anh em họ cùng chung
một bếp, và mỗi “cộng đồng gia đình” như thế được xem như tế bào của xã hội chứ
không phải là gia đình nhỏ của hai người. Vì sống chung nên việc quan hệ tình dục cũng
15


nằm trong những quy tắc nhất định, mọi hình thức quan hệ tình dục ngoài hôn nhân hay
trước hôn nhân đều không được cho phép, sẽ bị khép tội và trừng phạt nặng. Theo quan
điểm của Giáo hội Ki-tô giáo thời Trung Cổ, tình dục hoàn toàn không phải hành động
thể hiện tình yêu hay mang lại niềm vui thích mà chỉ đơn thuần phục vụ mục đích duy trì
nòi giống của loài người. Bởi thế cho nên “chuyện ấy” chỉ được chấp nhận dưới sự bảo
trợ của hôn nhân. Nói một cách đơn giản, một người đàn ông và một người đàn bà được
“yêu” nhau khi và chỉ khi họ là vợ chồng. Mọi hình thức quan hệ tình dục trước hôn nhân
hay ngoài hôn thú đều bị coi là tội lỗi nghiêm trọng và bị trừng phạt nặng nề. Hình phạt
sẽ tùy thuộc vào mức độ vi phạm mà nặng nhẹ khác nhau. Luật lệ hà khắc này của Giáo
hội được giới quý tộc ủng hộ triệt để bởi họ luôn muốn đảm bảo những đứa trẻ, những

người thừa kế tương lai, chắc chắn phải là dòng dõi của mình. Trong tầng lớp dân thường
thì việc thực thi luật lệ này cũng có phần khoan dung hơn vì chắc hẳn những người nông
dân họ không cần quan tâm lắm đến chuyện thừa kế tài sản vì tài sản lớn nhất của họ là
sức khỏe mà họ có mà thôi.
Ngoài tầm quan trọng về gia đình và chính trị, hôn nhân còn liên quan trực tiếp
đến việc kế thừa gia sản, bởi gia sản gắn liền với vị trí của người kế thừa trong xã hội và
một điều tất nhiên là con người phải gắn liền với của cải của mình, giả sử một người con
gái được thừa kế một vùng lãnh thổ hay một trang trại thì người con gái ấy cần phải có
một người chồng có uy thế giúp cô gái quản lý, trông coi. Còn trường hợp cô gái mồ côi
cha mẹ mà của cải lớn thì quyền lợi của cô sẽ được bảo toàn đến khi tròn 13, 14 tuổi để
gả chồng, nếu cô không chấp nhận những người đàn ông được giới thiệu, cô sẽ phải từ bỏ
quyền của mình rồi vào nhà tu kín. Còn trong trường hợp cô gái có anh em trai, cô gái sẽ
đến ở nhà chồng và mang theo tài sản làm của hồi môn, coi như của thừa kế ứng trước.
Ngoài ra hôn nhân còn có ý nghĩa về mặt kinh tế, bởi lẽ người trong độ tuổi hôn
nhân cũng nằm trong độ tuổi lao động sản xuất ra của cải, nên nếu đám cưới của hai
người ở hai lãnh địa khác nhau, người nào đi theo sang bên kia thì ông chủ bên này sẽ
mất đi một lao động, còn ông chủ bên kia sẽ được thêm một lao động. Do vậy trước khi
kết hôn cả hai người cần sự cho phép của người chủ có liên quan, thường thì họ sẽ được
giải quyết bằng việc nộp một số tiền đã được quy định sẵn. Chỉ sau khi những đám cưới
giữa các lãnh địa trở nên phổ biến thì các lãnh chúa đã thỏa thuận với nhau cho phép
người hai bên lãnh địa tự do kết hôn.

16


Những điều nói ở trên dùng để chỉ quan niệm về tình yêu, hôn nhân và gia đình
giữa một bên là nam một bên là nữ. Và điều này dù ở xã hội Trung Cổ hay xã hội Châu
Âu hiện đại thì hoàn toàn bình thường, được cho là hợp lẽ tự nhiên góp phần thúc đẩy
việc duy trì nòi giống cho con người.
Bên cạnh đó, còn có một tình yêu hay một mối quan hệ mà dù xã hội Châu Âu

Trung Cổ hay hiện đại không thể chấp nhận được dưới ánh mắt xem thường, kì thị, trái
quy luật của tạo hóa (ở xã hội Châu Âu hiện đại cũng chỉ chấp nhận ở một mức độ nào đó
và ở một số nước), đó là quan hệ đồng tính luyến ái. Đây là quan hệ giữa những người
được coi là cùng giới tính với nhau, giữa nam giới với nam giới, nữ giới với nữ giới. Vậy
trong xã hội Châu Âu Trung Cổ có hay không quan hệ đồng tính luyến ái? Câu trả lời
chắc chắn là có quan hệ đồng tính luyến ái trong xã hội Châu Âu Trung Cổ.
Để làm rõ mối quan hệ này, chúng ta hãy trở lại thời kỳ Hy-La cổ đại, đặc biệt là
Hy Lạp. Có thể nói, các thuật ngữ cổ về tình dục đồng giới đều bắt nguồn từ trong thần
thoại của Hy Lạp như: Homosexuality (tính dục đồng giới – gốc Hy Lạp “Homos” có
nghĩa là giống nhau), Nymphomania (chứng cuồng dâm ở đàn bà – gốc Nymph),
Pederasty (tình dục đồng giới nam – gốc paiderastia)… Như vậy từ xa xưa thì tình dục
đồng giới ở cả nam và nữ đều đã xuất hiện. [12; 12]
Cụ thể, từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIV TCN, tình tục đồng giới nam thì phát triển
cực thịnh ở Athen. Một số người đàn ông trưởng thành tìm kiếm những thiếu niên trẻ tuổi
để làm người tình. Mối quan hệ giữa hai người cùng giới này chỉ dừng lại ở mức độ
người tình của nhau hay đã có quan hệ xác thịt với nhau không thì đến nay vẫn còn được
tranh cãi. Hay một ví dụ cụ thể về mối tình của chiến binh Achilles và Patroclus ở Hy
Lạp. Trong quân ngũ, họ đối xử với nhau khác hẳn với những người còn lại nên dấy lên
nghi vấn họ là người tình đồng tính của nhau. Mối quan hệ này phần nào được hé lộ ra từ
khi mâu thuẫn giữa Achilles và Agamemnon xuất hiện. Patroclus đã mượn chiếc áo giáp
của Achilles để ra trận với lý do khiến quân thành Troy thấy tưởng là Achilles thì sẽ bỏ
chạy. Và đúng như thế, quân thành Troy bỏ chạy nhưng Patroclus đã truy sát địch đến tận
chân thành. Tại đây Patroclus đã bị giết chết. Achilles vì thế mà đau buồn, ôm sát người
yêu mà khóc và có ý định tự vẫn. Cuối cùng để trà thù cho Patroclus, Achilles đã đem
quân đánh thành Troy và giành thắng lợi. Một ví dụ nữa nói về hoàng đế Nero với hai
cuộc tình đồng tính công khai. Cuộc tình thứ nhất với một người nô lệ - Pythagoras.
Trong đám cưới, hoàng đế Nero đóng vai cô dâu và buổi lễ diễn ra công khai, long trọng
17



vào năm 64. Khoảng 3 năm sau, ông lại kết hôn với một cậu bé nô lệ tên Sporus.Trong
cuộc tình lần này, ông đóng vai trò là một người chồng và gọi Sporus là “quý cô”, “hoàng
hậu”, “nhân tình” một cách âu yếm. Một mối tình đồng tính nữa là của Alexander Đại Đế
(356TCN-323TCN) – một vị tướng vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới. Ông không chỉ nổi
danh với tài quân sự đánh đâu thắng đó mà còn được biết đến với mối tình đồng tính
cùng người bạn thân Hephaestion. Thời này, quan hệ nam – nam giữa Alexander Đại Đế
và Hephaestion được xem là rất bình thường. Họ là hai người bạn thân cùng học chung
một người thầy là Aristotle. Alexander Đại Đế giành thời gian ở bên Hephaestion còn
nhiều hơn cả vợ mình. Họ ở bên nhau từ nhỏ cho tới lớn, cùng bàn chuyện chính trị, quân
sự, tương lai…Mặc dù cả hai vẫn lấy vợ nhưng Alexander Đại Đế vẫn tuyên bố
Hephaestion có ý nghĩa tất cả đối với ông. Khi cả hai tới thăm thành đền thờ Achilles và
Petroclus, Alexander Đại Đế đã tôn vinh Achilles trong khi Hephaestion tôn vinh
Petroclus. Nhiều tài liệu kể lại rằng, đó là lúc họ nhận ra tình yêu của mình giống như
tình yêu giữa Achilles và Petroclus. [34]
Đó là mối quan hệ giữa hai người đồng tính nam, thế còn đồng tính nữ thì sao?
Nó xuất hiện như thế nào? Câu trả lời chỉ đơn giản là ai cũng có những ham muốn của
bản thân mình, phụ nữ không phải là ngoại lệ. Những người vợ bị bỏ rơi sẽ tìm cách thỏa
mãn ham muốn, dục vọng của bản thân bằng cách quan hệ với những người cùng giới.
Đồng tính nữ xuất hiện từ đó và điều này có thể thấy trong câu chuyện huyền thoại về
hòn đảo Lesbos “nơi mà nàng Sappho cuồng nhiệt đã hát và yêu”.
Trở lại giai đoạn đầu Trung Cổ, quan hệ đồng tính luyến ái đã được các nhà thần
học Công giáo nêu ra một cách thẳng thừng. Các tội như: thủ dâm đơn độc, thủ dâm cho
nhau, giao phối giữa đùi, giao phối với nhau ở phía sau, quan hệ tình dục qua đường hậu
môn cùng với đồng tính đều được Giáo hội coi là tội lỗi. Những hành vi này cùng với
quan hệ đồng tính luyến ái được coi là tội lỗi vì đây là những hành vi trái với tự nhiên
(gồm tất cả những hành vi quan hệ tình dục không qua đường âm đạo).
Nói thêm về hình phạt giành cho những người đồng tính là rất man rợ. “Quả lê
thống khổ” là dụng cụ giành cho tội phạm tình dục, đặc biệt là cho người đồng tính nam
thời Trung Cổ. Quả lê sắt sẽ được đặt vào miệng hoặc hậu môn của nạn nhân và sau đó
các đinh ốc sẽ giúp điều chỉnh độ mở của các lưỡi dao nhọn nhằm đâm nát phần cơ thể

phải chịu tra tấn, gây tử vong cho phạm nhân trong phần lớn trường hợp [29]. Như vậy,
quan hệ đồng tính luyến ái đã xuất hiện từ xa xưa mà cụ thể là thời Hy-La chứ không
18


phải đến thời Trung Cổ mới xuất hiện. Điều đó có nghĩa là thời Trung cổ chỉ là sự tiếp
nối mối quan hệ đồng tính luyến ái này. Ở thời Hy – La thì quan hệ này có vẻ tự do và
không bị ràng buộc bởi bất cứ yếu tố nào. Nhưng đến thời Trung cổ thì quan hệ đồng tính
luyến ái được coi là trái với quy luật của tự nhiên và bị trừng phạt bởi Giáo hội. Nó được
coi là tội lỗi nên hình phạt hết sức nặng nề, man rợ và cái chết là điều khó tránh khỏi nếu
bị phát hiện.
Tạm gác lại quan hệ đồng tính luyến ái đã tồn tại trong xã hội Trung Cổ Châu Âu
từ xa xưa, cái ta cần tiếp tục tìm hiểu là về cuộc sống của các gia đình Trung Cổ Châu
Âu. Họ sống và xây dựng gia đình như thế nào sau khi kết hôn? Mối quan hệ giữa các
thành viên trong gia đình ra sao? Người chồng và người vợ có vai trò gì trong gia đình?
Có hay không chuyện ly dị? Nếu ly dị thì tài sản ra sao? Có quá nhiều câu hỏi cần phải
trả lời về cuộc sống và các mối quan hệ trong gia đình ở xã hội Châu Âu thế kỷ V-X.
1.2.3 Cuộc sống và các mối quan hệ trong gia đình ở xã hội Châu Âu thế kỷ V-X
Ở bất cứ thời đại nào, dù là thời hiện đại hay thời kỳ Trung Cổ thì con người, ai
cũng muốn được yêu, được kết hôn và có một cuộc sống gia đình thật sự. Vì gia đình là
quan trọng; là một phần nền tảng của xã hội. Tình yêu đẹp giữa đôi trai gái sẽ đi đến hôn
nhân và xây dựng một tổ ấm gia đình hạnh phúc. Nhưng điều này có tồn tại ở xã hội
Trung Cổ với rất nhiều ràng buộc hay không hay chỉ là một cuộc sống hôn nhân không
tình yêu giữa hai người?
Trở lại thời kỳ cuối đế chế La Mã và đầu Trung Cổ (thế kỷ IV-V), cả La Mã và
gia đình Barbarian thường nghĩ về các “hộ gia đình”. Đây là các đơn vị lớn hơn nhiều so
với các gia đình hiện đại ngày nay, trong đó gia đình là hạt nhân gồm hai vợ chồng và
con cái của họ. Theo nghĩa hẹp hơn, gia đình gồm những người sống dưới một mái nhà.
Hộ gia đình La Mã và Barbarian chắc chắn bao gồm một người chồng, một người vợ và
trẻ em nếu họ đã có chúng, nhưng nó cũng bao gồm nhiều hơn thế. Nó bao gồm các quản

gia, nô lệ, họ hàng xa và tài sản hộ gia đình. Và theo luật La Mã, người cha là gia trưởng,
đứng đầu trong các hộ gia đình, có quyền hạn rộng rãi trong các thành viên của hộ gia
đình.
Trong thời Trung Cổ ở Châu Âu, hôn nhân không có gì gọi là tình yêu hay lãng
mạn mà đó là một sự sắp đặt. Hôn nhân là sự sắp đặt của hai bên gia đình vì những lợi
ích khác nhau. Ai cũng muốn con mình kết hôn với những người có địa vị, giàu có để
nhận được những đặc quyền. Người con gái kết hôn, tức là gia đình mất đi một người lao
19


động và vì thế cha cô gái phải có trách nhiệm bồi thường cho chúa đất trước khi cô gái
kết hôn và rời khỏi nhà.
Đôi vợ chồng kết hôn với nhau không có nghĩa là có thêm nhà mới. Ở Châu Âu
trung đại, các gia đình luôn gắn kết với nhau, với dòng họ, với mảnh đất mà họ đã sinh
ra. Nên chuyện của một người cũng được cả họ quan tâm và “hôn nhân” cũng là một
trong số đó. Việc chọn lựa người bạn đời của nhau phải được cả họ đồng ý. Sau khi kết
hôn, cặp vợ chồng sẽ về sống chung dưới một mái nhà với nhiều thế hệ khác nhau và
thường là nhà của bố mẹ chồng. Tuy nhiên, cặp vợ chồng cũng có thể ở nhà bố mẹ vợ khi
nhà bố mẹ vợ không có anh hay em trai. Cuộc sống gia đình cứ thế mà dung nạp thêm
những thành viên mới, qua nhiều thế hệ tiếp nhận như vậy, nó sẽ trở thành một “cộng
đồng gia đình” bền vững, gắn kết với nhau dưới một mái nhà.Như vậy, chính “cộng đồng
gia đình” mới là tế bào của xã hội, chứ không phải gia đình nhỏ của hai người. Người ta
thu thuế, đi nghĩa vụ quân sự hay đi dân công cho cộng đồng ấy – nội bộ các thành viên
sẽ tự thu xếp với nhau. Trong các gia đình bình dân, chỉ khi cái cộng đồng ấy tan rã – chứ
không phải người này hay người kia chết – mới diễn ra cái mà người ta gọi là quyền thừa
kế. Nhiều cộng đồng như thế sống êm ấm với nhau dưới một mái nhà trong nhiều thế kỷ.
Ở nước Pháp,chỉ sau cách mạng tư sản thì “cộng đồng gia đình” ấy mới có sự thay đổi.
[8; 107]
Như đã nói trên, hộ gia đình Trung Cổ gồm nhiều thế hệ tất cả chen chúc nhau
dưới một mái nhà. Điều này có thể là khuôn mẫu, hoặc nhấn mạnh nghèo và bẩn thỉu,

hoặc nhấn mạnh việc nuôi dưỡng và sự đoàn kết trong gia đình. Có những nhà chỉ có một
cặp vợ chồng. Sau đó, nó có thể là những cặp vợ chồng có con nhỏ. Khi những đứa trẻ
lớn lên và lập gia đình, họ chuyển ra ngoài, những người phụ nữ chuyển vào nhà chồng
của họ, người đàn ông vào nhà riêng của họ. Khi cặp vợ chồng đã lớn tuổi, họ có thể ở lại
nhà họ hoặc để lại một đứa con và đi sống ở nơi khác nhỏ hơn.
Tại các thành phố, cấu trúc gia đình có thể phức tạp hơn. Kết nối gia đình thậm
chí còn phức tạp hơn, với đầy tớ, người học nghề, người cháu, người hàng xóm, tất cả các
loại mối quan hệ với gia đình, anh em, người chú, ông nội…
Tình dục trong hôn nhân cũng bị ràng buộc bởi những giới luật của giáo hội Kitô giáo. Việc quan hệ xác thịt của các cặp vợ chồng chỉ nhằm mục đích duy trì nòi giống,
ngoài ra không nhằm mục đích nào khác. Tất cả các quan hệ ngoài hôn nhân đều được
cho là tội lỗi. Giáo hội còn quy định, hướng dẫn cách thức quan hệ tình dục. Các cặp vợ
20


chồng không được phép quan hệ tình dục, trong đó bao gồm các ngày lễ, ngày chay, ngày
chủ nhật và những lúc phụ nữ được cho là “ô uế” (thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, cho
con bú và bốn mươi ngày sau khi sinh). Trước khi quan hệ tình dục, các cặp vợ chồng
phải chuẩn bị đầy đủ về vấn đề thể chất lẫn tinh thần (như làm rỗng ruột và bàng quang),
đủ màn dạo đầu, hay mơn trớn của phần dưới… Albert cho rằng: “Một người phụ nữ
không bao giờ mong muốn quan hệ tình dục quá nhiều khi cô ấy đang mang thai”. [66]
Trong hôn nhân, sinh nở cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Đứa trẻ sinh
ra trong gia đình một nông nô dù là gái hay trai đều sẽ trở thành nguồn lao động phục vụ
cho lãnh chúa. Đồng thời, xã hội Châu Âu lúc này, tuổi thọ dân số thấp vì người ta kết
hôn quá sớm, sinh nở sớm nên chết sớm (trung bình tuổi thọ của nữ dưới 30 tuổi) nên rất
cần một lực lượng lao động bổ sung. Cũng theo Ki-tô giáo, mọi con người khi vừa sinh ra
đều có tội nên đứa trẻ ngay sau sinh sẽ được rửa tội bằng cách bỏ hết quần áo, nhúng vào
chậu nước thánh và lau khô. Nhưng kiểu rửatội này sau đó được bỏ mà thay vào đó là
hình thức khác, đó là đổ một ít nước lên trán đứa trẻ. Với hình thức mới này, chỉ cần cởi
bỏ mũ của đứa trẻ chứ không cần bỏ hết quần áo ra ngoài. Cũng như xã hội hiện đại, nuôi
một đứa trẻ trong thời Trung Cổ gặp không ít khó khăn. Sự khó khăn đó được giúp đỡ

bởi tất cả họ hàng, bạn bè như ngườigiúp đỡ tã lót, người tặng quà…để cùng góp sức
nuôi một đứa trẻ khôn lớn.
Tuy nhiên, sinh nở trong thời Trung Cổ rất nguy hiểm. Những nguy hiểm trong
sinh sản được thể hiện ở một số yếu tố: độ tuổi, sức khỏe và bệnh tật, sinh nở biến chứng,
chăm sóc y tế rất nghèo nàn. Tất cả điều đó dẫn đến cái chết. Người ta cho rằng đã có
20% phụ nữ đã chết sau khi sinh con và đó là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tử vong
ở phụ nữ trẻ. Nhưng nếu họ vượt qua được, họ có thể sống lâu như những người đàn ông,
ngay cả 70 tuổi. Nhưng dù có tử vong, thì trong cuộc hôn nhân người phụ nữ bắt buộc
phải mang thai và thực hiện thiên chức làm mẹ.
Khi đứa trẻ sinh ra vào thời Trung Cổ, nhiều người ưa thích là một đứa con trai.
Vì người cai trị một vương quốc hay đế chế đều là con trai. Trong thừa kế cũng vậy, con
trai cả sẽ là người có vai trò thừa kế đầu tiên. Con trai của nông dân sẽ tìm hiểu về nghề
của bố mẹ. Con trai cùa quý tộc sẽ học cách cư xử đúng đắn và học các trò chơi như săn
bắn, đánh cờ. Còn đối với em trai (sau anh cả) thì nhận được ít quyền lợi hơn, có quyền
sống chung với anh trai hoặc rời khỏi nhà. Như vậy, anh cả và em trai tuy cùng là anh,

21


em trai nhưng họ có những quyền lợi khác nhau trong thừa kế. Nhưng nhìn chung, vai trò
của người con trai trong xã hội Trung Cổ rất được coi trọng và đề cao.
Trong gia đình thời Trung cổ, hầu hết trẻ em đều sống với cha, mẹ và các anh chị
em. Tuy nhiên, cũng có những người người cha, mẹ chết khi còn trẻ vì bệnh, trẻ em có
thể sống với những người thân khác. Hầu hết trẻ em không bao giờ biết ông bà của họ,
những người đã chết trước khi họ sinh ra đời.
Trong thời Trung Cổ, hầu như không ai đến trường. Trẻ em thường làm việc
trong các lĩnh vực, hoặc chăm sóc em trai hoặc em gái. Một vài trẻ em, thường là những
gia đình giàu có, đã được trao cho các tu viện để các để được dạy đọc và viết. Các con
của những người đàn ông và phụ nữ giàu có thì đôi khi có gia sư tại nhà.
Ở nông thôn, thanh thiếu niên khoảng tuổi mười hai hay mười ba, thường xuyên

đi ra ngoài để làm việc cho một người khác. Đôi khi họ làm việc cho các nước xung
quanh của họ, cày ngoài đồng hoặc chăm sóc trẻ sơ sinh hay động vật. Đôi khi làm việc
cho các nhà giàu, như làm tôi tớ cho họ hoặc học được nghề dệt hoặc rèn. Nhiều thanh
thiếu niên sống với người mà họ làm việc cho.
Trong gia đình Trung Cổ, người phụ nữ có vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là
phụ nữ nông dân. Ngoài thiên chức làm vợ, làm mẹ thì người phụ nữ phải có trách nhiệm
chăm lo cho gia đình ấy. Thiếu bóng dáng của người phụ nữ thì gia đình ấy sẽ không
thuận lợi nên họ nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ các hộ gia đình. Ngày của họ có thể
bắt đầu từ ba giờ sáng trong suốt nguyên năm. Họ làm công việc nội trợ mà việc làm đầu
tiên là đi mua sắm thực phẩm. Người phụ nữ phải đảm bảo những thứ mình mua có chất
lượng tốt nhất cho gia đình. Bên trong gia đình, họ phải làm những công việc thường
ngày như làm giường, dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, chăm sóc con cái và khu vườn riêng của
họ. Và sự ra đời của bia làm từ hoa bia, sản xuất bia cũng được thực hiện bởi người phụ
nữ.
Nhìn chung, mọi công việc trong gia đình đều phải có bàn tay của người phụ nữ.
Chính vì vậy, họ không có thời gian giải trí và tham gia các hoạt động nhàn rỗi mà thay
vào đó là làm việc trước khi bình minh cho đến sau khi hoàng hôn. Trong nhiều trường
hợp do khối lượng công việc quá lớn nên họ không thể ngồi xuống ăn với gia đình của
họ. Họ phải ăn thức ăn lạnh từ phần còn lại của gia đình.
Phụ nữ quý tộc có cuộc sống khác phụ nữ nông dân. Các nữquý tộc có người
giúp họ làm những việc như tắm rửa, thay đồ, chuẩn bị bữa ăn và giữ cho ngôi nhà luôn
22


sạch sẽ. Cuộc sống hằng ngày của người đàn bà quý tộc chủ yếu xoay quanh việc ăn,
uống, lập kế hoạch cho đám cưới hoặc lễ và thậm chí là cả chuyện phiếm. Và sự tham gia
của họ ở các sự kiện địa phương cho phép họ giữ tên gia đình nổi tiếng và có uy tín.
Bên cạnh đó, người phụ nữ còn hỗ trợ chồng của mình trong kinh doanh. Ở nhà,
người phụ nữ làm vợ còn ở phường hội thì làm công nhân. Đôi khi, họ tham gia vào một
chỗ làm khác so với chồng của mình. Cho nên, người phụ nữ luôn giữ một vai trò hết sức

quan trọng trong mọi công việc.Nhưng điều này, không phải người đàn ông nào cũng
công nhận thực tế đó.
Vai trò quan trọng là thế, nhưng người phụ nữ ít được coi trọng hơn nam giới.
Trong một số trường hợp, người phụ nữ bị chính người chồng của mình đối xử một cách
tệ bạc. Và trong mọi trường hợp, người phụ nữ chỉ có thể cam chịu mà không được
chống trả lại, đặc biệt là với chồng của mình. Vì thế, khi một người phụ nữ mắng chồng
thì ngay lập tức cô sẽ bị chính người chồng của mình đối xử tàn bạo (đánh đập…) và rất
ít sự tôn trọng. Qua đó, chúng ta thấy được trong gia đình vai trò của người đàn ông là
cực kỳ lớn và phụ nữ không có tiếng nói. Người phụ nữ luôn phải chịu địa vị tôi tớ, thấp
hèn trong cuộc sống hôn nhân, gia đình.
Nếu người đàn ông (người chồng) đưa ra quyết định thì người phụ nữ (người vợ)
không được phép có ý kiến và thế giới Ki-tô giáo chỉ nghe tiếng nói của đàn ông phát
xuất từ chỉ dụ La Mã. Một câu nói phán quyết về phụ nữ thật không thể chấp nhận: phụ
nữ là “cánh cửa xâm nhập của qủy dữ” là “kẻ thù”, chịu trách nhiệm về sự sa đọa, biểu
tượng của sự không thuần khiết mà bằng chứng là dòng máu vấy bẩn xuất phát không thể
dẹp yên, từ người phụ nữ, con sói cái tàn bạo ngấu nghiến những người đàn ông, con lợn
nái dâm đãng không nhàm chán. Chính vì thế, phụ nữ đáng bị ghét hơn là được yêu [49].
Tiếng nói không có nên người phụ nữ rất thụ động trong cuộc hôn nhân, đặc biệt chuyện
ly dị trong hôn nhân là do người chồng quyết định. Ở xã hội Trung Cổ Châu Âu, chuyện
li dị là rất hiếm. Vì tất cả những việc trong tình yêu, hôn nhân và gia đình đều được Ki-tô
giáo quy định. Cũng chính vì thế mà chuyện li dị ít xảy ra trong xã hội Trung Cổ. Thế
nhưng, các cặp vợ chồngvẫn được phép li dị nhau bằng cách phá vỡ ba luật do nhà thờ
quy định: thứ nhất là tuổi tác; thứ hai là phải được ba mẹ đồng ý; thứ ba là hai người có
quan hệ huyết thống (bà con) với nhau.Nếu một trong hai người đàn ông hay phụ nữ
không đủ tuổi pháp lý (nam là 14 tuổi và nữ là 12 tuổi), hay người vợ hoặc người chồng
trước đó đã thề tôn giáo hay tu sĩ hay không Kito giáo, và trong trường hợp là người phụ
23


nữ, không phải là đàn ông, không có khả năng quan hệ tình dục trong hôn nhân sẽ bị giải

tán. Đàn ông có thể lợi dụng những luật này để nói rằng người vợ đã làm sai và li dị vợ.
Còn đối với người phụ nữ, cô hoàn toàn không được phép li dị bằng cách này.
Bên cạnh đó, người chồng còn có thể li dị vợ bằng ma thuật. Nếu một người
chồng muốn li dị vợ nhưng không có lí do nào chính đáng, anh ta bèn tố cáo vợ anh ta là
một phù thủy với nhiều ma thuật. Thế là người vợ đáng thương kia có thể bị xử lí ngay
sau đó. Tất nhiên, các quan tòa cũng không vội tin chuyện này mà phải có sự kiểm chứng
xem là người vợ có thật là phù thủy hay không. Người ta cột tay chân người vợ lại và thả
xuống vũng nước sâu. Nếu người vợ chìm và sắp chết đuối thì cô ta không phải là phù
thủy, nhưng nếu cô ta nổi lên nước hơi lâu vì một lí do nào đó thì tòa án kết luận cô ta là
một phù thủy và phải lãnh hình phạt thảm khốc [50].
Sau khi li dị, người phụ nữ không thể sở hữu bất cứ loại tài sản gì, trừ khi họ là
góa phụ. Người phụ nữ không thể thừa kế đất từ cha mẹ nếu họ có bất kỳ anh em nào còn
sống. Sau cái chết của chồng, người góa phụ có quyền thừa kế tài sản của chồng như là
người con trai lớn. Theo quy định, trưởng nam có quyền được thừa kế đất đai từ người
cha quá cố của mình; và trong trường hợp không có con trai, con gái cả sẽ thừa kế tài sản.
Tuy nhiên, quả phụ có thể thừa kế tài sản khi họ có con trai nhỏ, hoặc nếu luật quy định
họ được thừa kế.
Khi vấn đề thừa kế tài sản từ người chồng quá cố được đặt ra – chia phần đồng
đều giữa những con trai và con gái chưa kết hôn, ưu tiên con trưởng, hoặc di chúc giành
quyền thừa kế gần như toàn bộ cho một người, thì người vợ vẫn giữ nguyên quyền làm
chủ phần tài sản “thứ ba” của mình, nghĩa là phần tài sản của người chồng quá cố để lại
cho vợ. Và tất nhiên không phải trường hợp nào cũng được như vậy vì có những trường
hợp được cho là ngoại lệ.
Tóm lại, khi người Man tộc mới đến, họ sống trong tình trạng công xã nguyên
thủy với trình độ còn thấp kém, đời sống xã hội đơn giản, con người lo chiến tranh mải
miết trong các thế kỷ V-VI-VII-VIII. Mãi đến thế kỷ IX, X chiến tranh mới giảm, trên
khắp Tây Âu là các lãnh địa nối tiếp lãnh địa với lãnh chúa và nông nô. Chính vì vậy,
thời kỳ đầu xã hội phương Tây cổ đại còn rất tăm tối, chiến tranh liên miên nên con
người cũng không có thời gian để yêu. Hôn nhân diễn ra với nhiều mục đích khác nhau
và chịu sự chi phối bởi những quy định của nhà thờ Ki-tô giáo. Bước sang thế kỷ IX, X

cuộc sống có phần ổn định hơn, nhưng cuộc sống hôn nhân gia đình không có nhiều tiến
24


triển. Tuy nhiên, quan niệm về tình yêu, hôn nhân và cuộc sống gia đình trong xã hội
Châu Âu Trung Cổ từ thế kỷ V-X cơ bản có một số điểm khác biệt so với xã hội Phương
Tây cổ đại Hy-La cũng như ngày nay. Thứ nhất, con người ta kết hôn với nhau không
phải vì tình yêu mà là vì nhiều lợi ích khác nhau. Cuộc hôn nhân không tình yêu này diễn
ra do sự sắp đặt của cả hai bên gia đình khi cả đôi nam, nữ còn rất trẻ (tuổi pháp lý của
nam là 14, của nữ là 12). [18] Thứ hai, trong xã hội Châu Âu Trung Cổ tồn tại tình yêu
đồng giới – thứ tình yêu luôn được Giáo hội xem là trái với quy luật của tự nhiên nên
luôn bị ngăn cấm. Thứ tình yêu này nó chỉ là sự tiếp nối của thời đại Hy-La và đôi khi
còn mãnh liệt hơn cả tình yêu nam nữ. Thứ ba, tình yêu nam nữ hay tình yêu đồng giới
đều chịu sự kiểm soát bởi những giới luật của Giáo hội Ki-tô giáo. Giáo hội quy định mọi
thứ về hôn nhân, gia đình, quan hệ vợ chồng, chuyện ly dị…và trừng phạt một cách nặng
nề những ai làm khác đi những quy định ấy. Thứ tư, người phụ nữ có vai trò rất quan
trọng trong gia đình nhưng trái lại thì thân phận của họ không được tôn trọng, đối xử như
chính vai trò của họ. Và cuối cùng, chuyện ly dị là rất hiếm và thường thì người đàn ông
không phải chịu thiệt như người phụ nữ.

25


×