Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN RÈN KĨ NĂNG NGHE TIẾNG ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.58 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
-Danh mục từ viết tắt.............................................................................................Trang 2
-Tài liệu tham khảo...............................................................................................Trang 3
-Các phụ lục:
+Phụ lục 1..................................................................................................Trang 4
+Phụ lục 2..................................................................................................Trang 5
+Phụ lục 3.................................................................................................Trang 6
-Nội dung sáng kiến:
I. Mục đích của đề tài.................................................................................Trang 7
II. Tính khoa học .......................................................................................Trang 7
1) Thực trạng ban đầu của vấn đề..................................................Trang 8
2) Biện pháp và quá trình tổ chức thực hiện..................................Trang 9
I. Cách thức tiến hành..........................................................Trang 9
1. Phân loại HS............................................................Trang 9
2. Phân bố vị trí ngồi và nhóm làm việc.....................Trang 9
3. Tiến hành bồi dưỡng kỹ năng sử dụng
tiếng Anh trong giao tiếp trên lớp.........................Trang 10
II. Các tồn tại nảy sinh trong quá trình thực hiện.............Trang 18
III. Kết quả đạt được..........................................................Trang 19
1) Đối với bản thân...................................................Trang 19
2) Đối với HS............................................................Trang 19
3) Đối với đơn vị.......................................................Trang 19
4) Đối với ngành.......................................................Trang 19
III. Tính thực tiễn.....................................................................................Trang 19
1) Tác dụng của SKKN................................................................Trang 19
2) Phạm vi tác dụng của SKKN...................................................Trang 20
3) Những bài học kinh nghiệm.....................................................Trang 20
IV. Kết luận..............................................................................................Trang 20

1



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1)
2)
3)
4)
5)
6)

Từ viết tắt
workshop
HS
THCS
GV
Speaking
Listening

Từ nguyên bản
học sinh
trung học cơ sở
giáo viên
Kĩ năng nói
Kĩ năng nghe

Ghi chú

Từ chuyên ngành
Từ chuyên ngành


2


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2. />3. Let’s Go 1A – second editon (Oxford)
4. Let’s Go 1B – second editon (Oxford)
5. Let’s Go 2A – second editon (Oxford)
6. Văn bản số 1400/QĐ-TTg (về việc phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ
thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020")
7. Module THCS 1: Đặc điểm tâm sinh lý của HS THCS – Đỗ Thị Hạnh Phúc
8. Module 6: Xây dựng môi trường học tập cho HS THCS – Từ Đức Văn

3


PHỤ LỤC 1: CÁC CÂU HỎI PHÂN LOẠI HS
(Mỗi câu trả lời đúng HS được 1 điểm)
1) What is your name? --> .........................................................................................
2) How old are you? -->..............................................................................................
3) How are you? -->....................................................................................................
4) What is this? (ruler) -->..........................................................................................
5) What is that? (pen) -->............................................................................................
6) What is your favorite color? -->.............................................................................
7) What is your favorite food? -->..............................................................................
8) What is your telephone number? -->......................................................................
9) How many people are there in your family? -->....................................................
10)Where do you live? -->...........................................................................................
(Có kèm theo CD 1)


4


PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ CÂU MỆNH LỆNH TRÊN LỚP
No.
1)
2)
3)
4)
5)
6)
7)
8)
9)
10)
11)
12)
13)
14)
15)
16)
17)
18)
19)
20)
21)
22)

PHRASES / SENTENCES
Any questions?

Back to your seat!
Close your book!
Come here!
Come in!
Continue!
Finish?
Hurry up! = Quickly!
Listen to me!
Look at the board!
Open your book!
Put your book in your table!
Put your hand down!
Raise your hand!
Repeat!
Sit down!
Speak aloud! = Speak louder!
Stand up!
Thank you!
Very good!
Work in groups! 2 groups.
Work in pairs! = Work with
your partner!

VIETNAMESE MEANING
Có thắc mắc gì không?
Hãy về chỗ ngồi!
Gấp sách lại!
Đến đây nào!
Mời vào!
Tiếp tục!

Xong chưa?
Nhanh lên!
Nghe thầy nè!
Hãy nhìn bảng!
Mở sách ra!
Cất sách vào học bàn!
Để tay xuống!
Giơ tay lên!
Lặp lại!
Ngồi xuống
Nói to lên!
Đứng lên
Cám ơn!
Giỏi lắm!
Làm việc theo nhóm. 2 nhóm.
Làm việc theo cặp!

NOTES

5


PHỤ LỤC 3:
MỘT SỐ CÂU ĐỐI ĐÁP THÔNG THƯỜNG TRÊN LỚP
No.
1)
2)
3)
4)
5)

6)
7)
8)
9)
10)
11)
12)
13)
14)
15)
16)
17)
18)
19)
20)
21)
22)
23)
24)
25)
26)

PHRASES / SENTENCES
Do you go to school by bike?
Do you live in a house?
Do you live in the city?
Do you live in the country?
How are you?
How do you go to school?
How do you spell your name?

How many people are there in your
family?
How many students are there in
your class?
How old are you?
Is that your book?
Is this your book?
What do you do after school?
What time do you go to bed?
What time do you go to school?
What time do you have breakfast?
What time do you have lunch?
What’s her name?
What’s his name?
What’s that?
What’s this?
What’s your name?
Where do you live?
Which class are you in?
Which grade are you in?
Which school are you in?

REPLY
NOTES
Yes, I do / No, I do not
Yes, I do / No, I do not
Yes, I do / No, I do not
Yes, I do / No, I do not
Fine, thanks / I’m fine, thanks
I go to school by bike?

That’s T-H-I
There are 4 people in my
family
There are 32 students in my
class
I’m 12 years old
Yes, it is / No, it is not
Yes, it is / No, it is not
I play soccer after school
I go to bed at 9 o’clock
I go to school at 6 o’clock
I have breakfast at 5.30
I have lunch at 12.00
Her name is .................
His name is .................
It’s a clock
It’s a pen
My name is .................
I live in Chau Doc city
I’m in class 6A3
I’m in grade 6
I’m in TKH school

Tên đề tài: Nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm

6


Tiến trình để đạt hiệu quả
1) Phân công từ tiết học trước

2) Phân nhóm rõ ràng, giao nhiệm vụ cụ thể: số lượng thành viên các nhóm không nhiều quá (khoảng 4 hoặc 5 học sinh, không
quá 6 học sinh trong một nhóm), mỗi lớp khoản 5 hoặc 6 nhóm. Đặt tên nhóm theo sở thích của nhóm (giáo viên có thể gợi ý
chủ đề: fruits, subjects, things at school, jobs, family members,....)
3) Chọn nhóm trưởng điều hành nhóm: học lực khá giỏi, linh hoạt, năng động có khả năng điều hành tốt, kỹ năng ghi chép
nhanh và tập hợp ý kiến của thành viên, mạnh dạn phát biểu, khả năng giao tiếp tốt và vốn ngôn ngữ vững
4) Tập huấn nhóm trưởng: ....
5) Phân bố vị trí làm việc rõ ràng
6) Hình thành thói quen: tập họp về nhóm, giải tán nhóm, trở về vị trí chỗ ngồi ban đầu
7) Bảng theo dõi thành tích hoạt động của nhóm: để theo dõi tính tích cực của từng thành viên trong nhóm nhằm phục vụ cho
công tác khen thưởng khích lệ hay tổng kết thi đua giữa các nhóm, giữa các thành viên trong các nhóm với nhau
8) Tổng kết thi đua nhóm theo tháng, học kỳ (nếu được thì phát quà khích lệ). Không quên cho điểm thường xuyên, cộng điểm
hay khen ngợi để khích lệ các nhóm làm tốt. Tuyên dương những nhóm trưởng điều hành tốt. Khen ngợi các cá nhân có ý kiến
đóng góp tốt cho nhóm
9) Bám sát hiệu quả hoạt động nhóm: GV theo dõi và bám sát tiến trình hoạt động của các nhóm để hỗ trợ khi cần thiết, nếu có
thể thì nhờ thành viên nhóm khác sang hỗ trợ.
10) Kiểm tra hiệu quả hoạt động nhóm: cho các nhóm trình bày ý tưởng, kết quả, thành tích của nhóm lên trước đám đông theo
hướng thi đua tranh thắng thua để các nhóm phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất có thể.
Chọn nhóm có kết quả tốt nhất để phổ biến đến các nhóm khác
11) Việc ghi bài của các thành viên trong nhóm: Thành viên nhóm tự tích lũy kiến thức trong quá trình thảo luận nhóm để ghi bài
theo sự hiểu biết của mình.
Kiến nghị
1) Về nội dung chương trình:
Làm việc nhóm có thể mất rất nhiều thời gian, và rất dễ phá vỡ kế hoạch khung thời gian và nội dung hoạch định sẵn trong giáo
án do đó khi đánh giá tiết dạy của giáo viên đứng lớp đề nghị các nhà quản lý giáo dục hãy đánh giá sâu vào hiệu quả hoạt
động mang lại từ việc làm nhóm của học sinh, chứ đừng chú trọng quá vào việc giáo viên sao không dạy đúng các nội dung và
các hoạt động đã đề ra trong giáo áo, nà chỉ nên xem là kiến thức trọng tâm có được giáo viên triển khai đến các nhóm học sinh
chưa, các nhóm có hoạt động hiệu quả không
2) Về quản lý lớp: Quá trình hoạt động nhóm là lúc học sinh được giải phóng mình, hòa nhập cùng bạn bè để thảo luận, đóng
góp và xây dựng cho bài học. Do đó việc ồn ào là không tránh khỏi. Theo tôi thiết nghĩ, lớp học hoạt động nhóm càng ồn là càng
có hiệu quả, dù rằng có một số


ĐÈ TÀI:
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NGHE
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
I-MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:
Xu thế hòa nhập kinh tế toàn cầu, tiếng Anh là ngôn ngữ quan trọng trong con
đường thành công của những ai muốn thành đạt.
Việc dạy học tiếng Anh ở nước ta từ lâu đã rất được chú trọng, bằng chứng là
đã có rất nhiều workshop thảo luận và trao đổi về kinh nghiệm dạy và học tiếng Anh.
Người Việt chúng ta có truyền thống ham học từ bao đời nay và cũng được thế
giới đánh giá cao về tỉ lệ IQ, song việc học tiếng Anh của HS Việt Nam vẫn chưa đạt
hiệu quả cao đặc biệt là kĩ năng giao tiếng thông qua việc nghe người bản xứ hay người
sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai (gọi chung là người sử dụng tiếng Anh) còn
hạn chế.
Bản thân là một giáo viên tiếng Anh, thường xuyên chứng kiến HS của mình
lúng túng khi nghe người sử dụng tiếng Anh nói. HS tôi thường hay hỏi tôi "Họ nói gì
vậy thầy". Thực ra những câu nói này hầu hết các em đều được học qua và đã được
thực hành với bạn bè rất nhiều nhưng chúng vẫn không nhận ra. Đề giải quyết vấn đề
này, trong quá trình giảng dạy tôi đã cố gắng tìm hiểu nguyên nhân và tích lũy kinh
7


nghiệm để giúp các em giải quyết cái khó mà nhiều HS hiện nay luôn vướng phải từ đó
giúp các em sử dụng hiệu quả hơn tiếng Anh đã được học vào trong giao tiếp để hiệu
được người sử dụng tiếng Anh thông qua việc nghe hiểu.
Trong bài viết dưới đây, tôi xin đề xuât đề tài “Rèn luyện kĩ năng nghe cho
học sinh Trung học cơ sở ”
II-TÍNH KHOA HỌC
1) THỰC TRẠNG BAN ĐẦU CỦA VẤN ĐỀ:
Khi chưa tiến hành “Rèn luyện kĩ năng nghe cho HS trung học cơ sở” thì các

em không nhận ra được người sử dụng tiếng Anh nói gì và lúng túng khi tìm câu đối
đáp cho phù hợp hoặc làm các bài tập một cách chính xác theo yêu cầu của giáo viên
hoặc của đề bài.
(Xong đến đây)

các em HS chỉ sử dụng tiếng Việt để trao đổi trong tiết học tiếng Anh là chủ yếu
mặc dù một số em có đủ kiến thức tiếng Anh để diễn đạt về vấn đề đó. Bản thân giáo
viên chủ yếu chỉ sử dụng tiếng Việt để giảng dạy vì phần lớn các em không hiểu được
khi nghe giảng bằng tiếng Anh.
2) BIỆN PHÁP VÀ QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC TIẾN HÀNH:
*Về tầm vĩ mô:
Theo tôi thiết nghĩ, các nhà khoa học chúng ta nên bàn thảo cùng nhau để tìm ra
biện pháp hữu hiệu nhằm cải thiện vấn đề này. Đó có thể là:
-Biên soạn lại sách giáo khoa, chú trọng phần Speaking và Listening vì đây là
hai kỹ năng cần thiết cho một người sử dụng ngôn ngữ thành công trong giao tiếp. Hạn
chế chú trọng phần ngữ pháp bởi lẽ nếu nói và nghe phát triển tốt thì tự nhiên ngữ pháp
sẽ được điều chỉnh đúng một cách tự nhiên trong quá trình tích lũy kinh nghiệm giao
tiếp.
-Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên, đặc biệt phải được huấn luyện
với chuyên gia nước ngoài hoặc được đưa đi thực tiễn tại các nước sử dụng tiếng Anh
là tiếng mẹ đẻ. Thực tiễn đã chứng minh điều này một cách rõ ràng hơn hết bởi muốn
sử dụng tốt ngôn ngữ thì không còn cách nào khác là phải tắm mình trong ngôn ngữ.
Muốn tắm mình trong ngôn ngữ hiệu quả thì đòi hỏi phải có một môi trường tốt cho
người GV có cơ hội thách thức mình và trãi nghiệm những kiến thức đã chiếm lĩnh từ
đó tích lũy kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình giảng dạy và đào tạo. Nếu làm

8


được điều này thì có lẽ hiệu quả sẽ cao hơn gấp nhiều lần so với việc cứ đào tạo đi đào

tạo lại hay bồi dưỡng nhiều lần với những người học ngôn ngữ rồi dạy lại ngôn ngữ.
-Tăng cường trang bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ cho việc dạy và học tiếng Anh
trên toàn hệ thống các trường học quốc dân. Trang thiết bị hiện đại sẽ góp phần không
nhỏ vào thành công của việc dạy và học tiếng Anh đặc biệt các thiết bị nghe nhìn có
thể kết nối Internet. Từ đó GV và HS có cơ hội trãi nghiệm những kiến thức mới, các
nguồn tư liệu tiên tiến từ người bản xứ nói tiếng Anh. Hơn nữa HS có cơ hội thực hành
online về kỹ năng Speaking và Listening thông qua một số phần mềm dạy học chuyên
biệt được kết nối Internet hoặc các video clips dạy học trực tuyến.
-Tổ chức học tập tiếng Anh trong môi trường tiếng Anh. Đây sẽ là một thách
thức không nhỏ bởi nếu không thực hiện được các yếu tố đòi hỏi bên trên thì rất khó để
người giáo viên có thể sử dụng tiếng Anh một cách thuần thục và đủ linh hoạt để
truyền thụ bài dạy nhằm tạo ra một môi trường hoàn toàn tiếng Anh trong giờ dạy tiếng
Anh.
Chính vì thế, trong quá trình chờ đợi các khâu cải tiến ở tầm vĩ mô, bản thân tôi
tự đúc kết một số kinh nghiệm để nhằm có thể cải thiện phần nào khả năng giao tiếp
bằng tiếng Anh trong giờ học của HS THCS của trường tôi đang công tác đối với đối
tượng HS khối 6 ở các lớp mình phụ trách là lớp 6A3, lớp 6A4 và lớp 6A5.
*Về biện pháp của bản thân:
Là một giáo viên dạy tiếng Anh, tôi cũng trăn trở vì sao các thế hệ HS mình đã
học rất nhiều kiến thức, nhiều mẫu câu mà vẫn không vận dụng được trong thực tiễn
giao tiếp.
Qua tìm hiểu thực tiễn thì đa số các em cho rằng học xong rồi quên, phần lớn
cho rằng không biết nói tiếng Anh cùng ai và nói vào khi nào, số đông cho rằng khi
nghe người ta nói tiếng Anh thì lại không biết phải đối đáp thế nào dù đã được học qua
rồi.
Từ thực tế đó, tôi đi tìm cách để giúp các em khắc phục khó khăn trên nhằm có
thể giúp các em tối thiểu có thể sử dụng được tiếng Anh giao tiếp trong giờ học tiếng
Anh.
I/ Cách thức tiến hành:
1) Phân loại HS:

-Để nhằm có biện pháp hữu hiệu trong việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho HS, tôi tiến
hành phân loại HS để dánh giá đúng năng lực của các em.
-Cách phân loại HS: Thông qua 4 bước:
+Bước 1: Cho trả lời trên giấy các câu hỏi thông dụng bằng tiếng Anh mà các
em đã được học từ cấp tiểu học (đánh giá năng lực ngữ pháp) (Phụ lục 1). Bước này có

9


thể giúp GV đánh giá được chữ viết và cấu trúc ngữ pháp khi viết câu của các em. Từ
đó có thể có biện pháp để rèn thê về cách viết câu cho từng đối tượng dễ dàng hơn.
+Bước 2: Cho HS đối thoại trực tiếp cùng nhau bằng cách sử dụng hệ thống câu
hỏi đã được sử dụng ở bước 1 (đánh giá năng lực giao tiếp trong môi trường thân
thiện). GV có thể đánh giá được khả năng giao tiếp của HS thông qua việc đối đáp với
bạn bè để làm cơ sở đối chiếu tính mạnh dạng và khả năng linh hoạt trong giao tiếp
thao tác ở bước 3 và bước 4
+Bước 3: Phỏng vấn trực tiếp các em để kiểm tra kĩ năng (đánh giá năng lực
giao tiếp trong môi trường hơi nghiêm túc). Bước này sẽ kiểm tra được khả năng nghe
trong giao tiếp ở chất giọng của người có kinh nghiệm sử dụng tiếng Anh cả về ngữ
điệp, thanh điệu và trọng âm. Làm cơ sở đối chiếu với bước 2 và bước 4
+Bước 4: Cho các em nghe băng ghi âm các câu phỏng vấn đã được sử dụng ở
bước 1 (đánh giá năng lực nghe tiếng Anh giọng bản ngữ) (Đĩa CD đính kèm-Track
1). Bước này kiểm tra được khả năng phân tích âm thanh và nhận dạng tiếng Anh trong
giao tiếp với chất giọng chính xác của người bản ngữ. Làm cơ sở đối chiếu với bước 2
và bước 3. Từ đây có thể phân loại được những HS có năng lực giao tiếp và nghe tiếng
Anh chuẩn để bồi dưỡng cho thích hợp.
2) Phân bố vị trí ngồi và nhóm làm việc:
-Thống kê điểm khảo sát để đánh giá năng lực của HS.
+Bảng thống kê dựa trên các câu hỏi ở Phụ lục 1 lấy trung bình của các bước 1,
bước 2, bước 3, bước 4 nêu trên.

LỚP-SS









10đ
6A3-33 HS /
1
4
9
8
5
3
1
1
1
6A4-30 HS /
1
3
7
7
5
3
2
2

/
6A5-30 HS 1
2
3
10
7
5
2
1
1
/

+Bảng đánh giá năng lực giao tiếp ở bước 3 và bước 4:
XẾP
BƯỚC 3: GIAO TIẾP
BƯỚC 4: GIAO TIẾP
LỚP-SS
VỚI GV
VỚI BĂNG GHI ÂM
LOẠI
6A3
33 HS
6A4
30 HS

TỐT
KHÁ
TB
YẾU
TỐT

KHÁ
TB

7
10
15
1

3
10
14
6
5
5
15

2
6
12
10


6A5
30 HS

YẾU
TỐT
KHÁ
TB
YẾU


5
4
9
12
5

10
2
4
13
11

-Căn cứ trên điểm khảo sát sắp xếp vị trí ngồi cho các em có điểm số cao ngồi
gần hoặc chung bàn hoặc ngồi chung một nhóm làm việc với em có điểm số thấp, các
em có khả năng nói và nghe tốt ngồi chung hoặc gần với em chưa tốt về kỹ năng này.
-Từ vị trí ngồi và nhóm làm việc trên các em sẽ có cơ hội chia sẽ kinh nghiệm
và giúp đỡ nhau trong học tập. Việc sắp chỗ ngồi này cần phải thay đổi sau một tháng
hoặc một thời gian nhất định khi thấy các em có sự thay đổi về trình độ chẳng hạn một
số em đã tiến bộ trong quá trình học khi làm việc với bạn cùng bàn hoặc cùng nhóm
hay một số em chưa tiến bộ khi ngồi tại vị trí đó. Việc thay đổi vị trí ngồi sẽ giúp các
em có cơ hội để tiếp cận với một phong cách làm việc mới của bạn cùng bàn hay bạn
cùng nhóm. Từ đó các em có thể tự điều chỉnh mình để thích hợp bản thân với cách
học của bạn, của nhóm mà tiến bộ.
3) Tiến hành bồi dưỡng kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp trên lớp.
-Bước 1: GV soạn một số câu mệnh lệnh và một số câu đối đáp thông thường
trên lớp có cả nghĩa tiếng Việt phát hành đến các em. (Phụ lục 2 và Phụ lục 3).
*Lưu ý các mẫu câu này được đưa vào áp dụng với các em theo tiến
trình của bài học trên lớp nghĩa là bài nào đã học qua thì GV ghi chú lại mẫu
câu đã dạy và bổ sung vào danh sách phát hành cho HS từng ngày một.

-Bước 2: Hướng dẫn cách đọc, phát âm chính xác các mẫu câu. (Thao tác này
được thực hiện lúc dạy các mẫu câu hoặc nếu cần có thể thực hiện ở một vài tiết trái
buổi). Việc hướng dẫn các em phát âm chính xác các mẫu câu từ ban đầu sẽ giúp các
em có được sự tự tin trong việc sử dụng tiếng Anh của mình. Nếu cần thiết có thể cho
các em ghi chú bằng tiếng Việt để thuận tiện xem lại khi về nhà tự học.
-Bước 3: Phân cặp làm việc với nhau để học sinh thực hành các mẫu câu đã
được cung cấp. Việc phân cặp làm việc vô cùng quan trọng và góp phần quyết định sự
thành công cho phương pháp này. Phân cặp sẽ giúp các em có hứng thú để nói và nói
với một tâm lý thoải mái. Phân cặp sẽ giúp các em tự nhắc nhở nhau có trách nhiệm
trong việc ôn luyện các mẫu câu này.
*Lưu ý: Ngoài việc thực hành mẫu câu mới trong giờ học các em cần thực hành
ngoài giờ học chẳng hạn 10 phút đầu giờ, 5 phút chuyển tiết trước khi vào tiết tiếng
Anh, hoặc ở các buổi học trái buổi.
-Bước 4: GV đem vào áp dụng trên lớp. Đây là thao tác thiết yếu và quyết định
sự thành công hay thất bại của những gì đã hoạch định ở các bước 1, bước 2, bước 3

11


nói trên. Bước này đòi hỏi sự kiên trì của người GV và đỏi hỏi phải có chiến lược rõ
ràng, cụ thể theo các yêu cầu sau:
+Yêu cầu 1: Kiên trì kiểm tra thường xuyên. Muốn đạt được hiệu quả cao trong
việc rèn kỹ năng giao tiếp của các em trên lớp với những mẫu câu đã được cung cấp,
GV phải kiên trì kiểm tra thường xuyên thông qua việc ứng dụng những mẫu câu này
trên lớp, vào các tình huống thực tế đặc biệt là ở mỗi đầu tiết dạy như một bước khởi
động để hâm nóng lại kiến thức. Một chia sẽ ở đây là tôi đã dành khoảng 5 phút trước
khi bắt đầu tiết dạy để đem các mẫu câu này vào trong phần “warm up” thông qua các
hoạt động như: Slap the board, Board race, Matching, Interview, Bingo!, Network,
Ordering, Gapfill, và một số thủ thuật chuyên môn khác nhằm biến hóa đa dạng sự
xuất hiện của các mẫu câu trên để thu hút tối đa sự hứng thú của các em trong việc

chiếm lĩnh kiến thức này.
+ Yêu cầu 2: Chiến lược rõ ràng. Biện pháp này sẽ không hiệu quả nếu người
GV không vạch rõ chiến lược và lịch trình kiểm tra kiến thức của các em theo phương
pháp chia để học. Ở đây tôi đã phải dành thời gian xem qua bảng mẫu câu trước khi
đến lớp để giới hạn số mẫu câu cần thiết kiểm tra các em và để tránh sự trùng lặp việc
kiểm tra một số mẫu câu quá nhiều lần và lãng quên đi một số mẫu câu quá lâu. Thêm
nữa, ở cuối mỗi tiết tôi phải cho các em đánh dấu vào những câu nào cần phải xem lại
trước ở nhà để cho các em có cơ hội chuẩn bị tốt và phản ứng tốt khi giao tiếp trên lớp.
+ Yêu cầu 3: Thực hiện nhất quán và thường xuyên. Mỗi ngày có tiết dạy tôi
đều thực hiện đều đặn nghiêm túc việc kiểm tra lại các mẫu câu đã chỉ định cho các em
xem trước ở nhà thông qua nhiều hình thức như đã nói ở trên. Đặc biệt là phải luôn có
Speaking trong đó để các em được nói và được nghe các mẫu câu này thường xuyên,
có thể là thầy hỏi – trò đối đáp hoặc tương tác theo cặp học sinh với nhau cùng bàn,
cùng dãy hoặc hoán chuyển vị trí lẫn nhau để giúp học sinh nhận dạng được các mẫu
câu trên thông qua nhiều chất giọng khác nhau trong thực tế. Thỉnh thoảng gây hưng
phấn với những em giỏi bằng cách cho các em đối đáp với băng ghi âm chất giọng
người bản xứ (Đĩa CD đính kèm-Track2) , với những em HS khá cho đối đáp với
băng ghi âm chất giọng GV người Việt hoặc GV đang dạy lớp mình (Đĩa CD đính
kèm-Track 3)
+ Yêu cầu 4: Tuyên dương trước tập thể. Đây là một việc làm không thể thiếu
để gia tăng hứng thú học tập của các em vì lứa tuổi HS THCS rất thích được nghe
những lời động viên khuyến khích và khen ngợi đặc biệt là trước một tập thể mà chúng
đang sinh hoạt. Việc khen ngợi HS có tác động vô cùng to lớn đến hình thành ý chí học
tập và phấn đấu học tập của các em. Từ việc tuyên dương này sẽ kích thích mạnh mẽ
đến việc ham học hỏi từ đó một số em sẽ có ý chí vươn lên trong học tập tìm kiếm bạn
bè thầy cô để học hỏi và bày tỏ khó khăn trong học tập. Bản thân tôi thường rất khen
các em đặc biệt là những em có học lực yếu hơn các bạn cùng lớp, thường hay dành
những câu hỏi dễ để hỏi các em để các em có thể trả lời được và lấy về niềm vui trong
học tập hoặc đôi khi tìm một ưu điểm nào đó trong cách trình bày tập, cách viết bài,
cách phát biểu hay một việc làm học tập nào đó của đối tượng HS yếu này đề khen các

em.

12


+ Yêu cầu 5: Cho điểm động viên khuyến khích. Điểm số cao đúng lúc là một
đòn bẩy vô cùng hiệu quả để thúc đẩy nghị lực học tập của HS. Qua ứng dụng thực tế
tôi đã thu được kết quả không ngoài mong muốn đó là những em HS yếu được nhận
điểm cao đã chịu khó tìm tôi để hỏi thêm về cách đọc, về ngữ nghĩa, về cách dùng của
những từ vựng, mẫu câu, hay bài tập mà chúng chưa hiểu trên lớp. Điều này chưa từng
xảy ra trước đây khi tôi không khuyến khích các em với những con điểm ưu ái.
+ Yêu cầu 6: Thể hiện sự thân thiện. Sự thân thiện của GV là một trong những
yếu tố quan trọng góp phần gia tăng hứng thú và động lực học tập cho HS. Nó ảnh
hưởng không nhỏ đến hứng thú học tập bộ môn. Khi hứng thú học tập bộ môn được gia
tăng trong ý nghĩ các em thì các em sẽ tự giác chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp,
chăm chú lắng nghe trên lớp, và năng phát biểu trong giờ học. Góp phần không nhỏ
vào việc nâng cao kết quả học tập của các em.
+ Yêu cầu 7: Nhiệt tình giúp đỡ. Sự nhiệt tình của GV sẽ khiến HS phải có
trách nhiệm hơn với việc học vì điều này sẽ khiến cho HS nghỉ rằng nếu mình không tự
học tốt sẽ không xứng đáng với công sức và tình cảm mà thầy cô đã dành cho mình.
Bản thân tôi luôn thể hiện tốt quan điểm này, với HS bao giờ cũng sẵn sàng giúp đỡ
khi các em cần dù là trong tiết học hay ngoài giờ học. Bằng nhiều biện pháp có thể tôi
cố gắng giúp các em thấu hiểu những điều thắc mắc với sự gần gũi và gắn bó tình cảm
với các em.
-Bước 5: Thể hiện rõ trong giáo án. Đây là bước chiến lược vì thông qua giáo
án, người GV mới hoạch định rõ những gì cần truyền đạt, những gì cần ôn tập, khi nào
lồng ghép các mẫu câu giao tiếp, và mẫu câu nào cần được sử dụng trong tiết dạy này
là thích hợp, là đồng bộ với bài dạy kiến thức mới trên lớp và phát huy hiệu quả tốt
nhất bài học và các mẫu câu giao tiếp này trong thực tế tiết dạy một cách thiết thực
nhất.

*Dưới đây là một vài tiết giáo án mẫu mà tôi đã ứng dụng các mẫu câu ở phụ
lục 1, phụ lục 2 và phụ lục 3 vào trong giáo án của mình trong suốt tiến trình lên lớp
của một tiết dạy.

1) Tiết 7 theo phân phối chương trình tiếng Anh 6:
Ở tiết học trước các em đã được dặn dò về xem kỹ những mẫu câu:
-Look at the board!
-Work in 2 groups!
-Work with your partner!
-Listen to me!
-Repeat!
WEEK 03:
Unit 2: AT SCHOOL
PERIOD 07: Lesson 1: A1-A2 _P20-21
*Aims:

13


-Vocabulary skill.
*Objectives:
-By the end of the lesson students will be able to understand the teacher’s
commands
T
CONTENTS
T and Ss’ ACTIVITIES
I/ Revision (Warmer):
5’
NOUGHTS AND
a) 9 – 5 d) 20 – 7 g) 10 + 2

CROSSES!
-T presents a poster
b) 18 : 2 e) 6 + 5
h) 8 : 4
-SS work in 2 groups
+One asks
c) 3 x 3
f) 6 x 3
i) 5+3
+One answers
--> Look at the board! You work in 2 groups. You choose
-T puts noughts and
the letters and your partner say the numbers.
crosses
II/ New lesson: (Correction)
12’ 1/ Presentation:
*Pre-teach:
-to come in: mời vào
-Picture
-to sit down: ngồi xuống
-Picture
-to stand up: đứng lên
-Picture
-to open your book: mở sách ra
-Picture
-to close your book: đóng sách lại
-Picture
*Set the scene:
PICTURE
Look at the pictures on the board. Listen and repeat.

PRESENTATION
-Come in
-T presents
-Sit down
pictures_P20
-Stand up
-T reads
-Close your book
-Ss repeat

18’

7’

-Open your book
-Goodbye
2/ Practice:
Now you work with your partner. One say the command
and one do the action.
S1: Stand up
S2: Does the action of “stand up”

REAL DRILL
-Ss work in pairs
+One gives commands
+One does the actions
(Subtract “come in”)

3/ Production:
Now we play a game. You only do the action when you

hear I say “Simon says”
-T: Simon says: “Stand up”
-Ss: Do the action “stand up”
-T: Stand up

SIMON SAYS
-T explains how to
play
-T gives command
-Ss do the command
when they hear “simon
14


-Ss: Do nothing

says”
III/ Homework:

3’

-Learn the commands
+come in
+sit down
+stand up
+open your book
+close your book
-Prepare for U2-L2: B1_P23

-T writes on the board

-Students copy

Qua tiết học này HS có cơ hội để nghe hướng dẫn của GV bằng tiếng Anh và áp dụng
những câu nói đó thành hành động trên lớp. Từ đó nâng cao phản ứng của các em trong
việc giao tiếp bằng tiếng Anh trên lớp học. Qua tiết học này các mẫu câu commands
“come in; sit down; stand up; open your book; close your book” được đưa vào danh
sách các câu mệnh lệnh thường sử dụng trên lớp.
2) Tiết 8 theo phân phối chương trình tiếng Anh 6:
Các mẫu câu command ở tiết trước đã được dặn dò HS về nhà xem kỹ. Do vậy
trong tiết học này HS có cơ hội để thực hành lại áp dụng dưới hình thức trò chơi. Hoạt
động này giúp HS cũng cố thêm một lần nữa kiến thức đã học và tạo không khí hưng
phấn trước khi vào bài học mới một cách nhẹ nhàng
WEEK 03:
Unit 2: AT SCHOOL
PERIOD 08: Lesson 2:B1 _P23
*Aims:
-Grammar skill.
*Objectives:
-By the end of the lesson students will be able to talk about where they live
T
CONTENTS
T and Ss’ ACTIVITIES
I/ Revision (Warmer):
5’ Before studying the new lesson, we play the game “Simon SIMON SAYS
says”. You only do the action when you hear I say “Simon -T explains how to play
says”
-T gives command
-Ss do the command
-T: Simon says: “Stand up”
when they hear “simon

-Ss: Do the action “stand up”
says”
-T: Stand up
-Ss: Do nothing
II/ New lesson: (Correction)
12’ 1/ Presentation:
*Pre-teach:
15


-to live: sống
-in a house: trong ngôi nhà
-on a street: trên đường
-in a city: trong thành phố
*Set the scene:
Lan wants to know where Ba lives, Lan talk to him
Lan: Where do you live?
Ba: I live on Tran Phu Street? And you?
Lan: I live in a city
*Grammar point:
Where do you live?
I live on _____ / in_____
18’

2/ Practice:
You work with your partner and practice using the grammar
point above with suitable options.

in a house
in Chau Doc city

on Le Loi Street
S1: Where do you live?
S2: I live in a house

on Nguyen Hue Street
on Dong Khoi Street
in HCM city

Imagine that you want to live in a place you like to
answer your friend’s questions.
S1: Where do you live?
S2: I live in Can Tho City

7’

3/ Production:
You work in groups of 4. You ask and answer in a chain.

3’

S1: Where do you live?
S2: I live in Chau Doc City. Where do you live?
S3: I live in HCMC. Where do you live?
S4: I live on Nguyen Du Street. Where do you live?
S1: I live on Nguyen Thai Hoc Street.
III/ Homework:
-Learn vocabulary and the grammar points
+Where do you live?
+ I live in Chau Doc City


-Explanation
-Piture
-Piture
-Piture
MISSING DIA.
-T presents a dialog
with blanks
-Ss listen and repeat
-Ss fill in the blanks
-T gives corrections
-T asks ss to take out
the grammar points
WORD CUE DRILL
-T presents word cue
-Ss work in pairs
+One asks
+One answers
-T gives help

DREAM DRILL
-T explains how to
play
-Ss write in their
papers a place they
want to live
-Ss practice in pairs
-T gives helps
CHAIN GAME
-Ss work in groups of
4 or 5

-Ss practice in a chain

-T writes on the board
-Students copy

16


-Prepare for U2-L3: B3-B4_P24-25
-Remember revise the commands
+come in
+sit down
+stand up
+open your book
+close your book
Qua tiết học này, một lần nữa HS được cũng cố lại các mẫu câu đã học và các
mẫu câu này cũng nằm trong phần phụ lục được phát hành cho các em rồi. Do đó
những mẫu câu này luôn xuất hiện lặp đi lặp lại sẽ giúp các em dễ dàng phản ứng
nhanh chóng khi nghe GV sử dụng để hướng dẫn trong tiết học. Cũng sau tiết này mẫu
câu “Where do you live? – I live in Chau Doc City” được đưa vào danh sách của các
mẫu câu các em cần nhớ.
3) Tiết 9 theo phân phối chương trình tiếng Anh 6:
Đến tiết này số câu cần nhớ của các em đã gia tăng lên nhiều, một số em giỏi đã có thể
nằm lòng những mẫu câu như: “Look at the board, Stand up, Sit down, Open your book,
Close your book” và phản ứng với chúng một cách dễ dàng. Để cũng cố thêm nữa thì đầu tiết
này tôi cho toàn bộ tập thể khởi động với việc ôn lại tất cả các câu đã từng xuất hiện trước
đây.
WEEK 03:
Unit 2: AT SCHOOL
PERIOD 09: Lesson 3:B2-B3 _P24-25

*Aims:
-Grammar skill.
*Objectives:
-By the end of the lesson students will be able to talk about where they live

T

CONTENTS

T and Ss’
ACTIVITIES

I/ Revision (Warmer):
5’

Now class:
-Stand up
-Sit down
-Open your book!
-Close your book!
-Stand up again!
If you answer my question correctly, you can sit down
T: Where do you live?
S: I live in Chau Doc ctiy
(T asks the first one to ask the second one and so on)

QUESTIONS –
ANSWERS
-T asks
-Ss answer

-Ss do the action

II/ New lesson: (Correction)

17


12’

18’

7’

1/ Presentation:
*Pre-teach:
-Alphabet :
a,b,c,d,e,f,g,h,I,j,k,l,m,n,o,p,q,r,s,t,
u , v , w , x, y , z .
-spell /v/: đánh vần
*Set the scene:
Lan meets her teacher and her teacher wants to know her
name.
T: What’s your name?
Lan: My name is Lan
T: How do you spell it?
Lan: L – A – N
*Grammar point:
How do you spell it?
A–B–C
2/ Practice:

You work in 2 group. You choose the number and ask your
partner.
1) PHUONG 2) AN
3) TUYEN
4) NGA
5) KHUYEN 6) MAI
7) TUYET
8) KHANG
9) XUYEN
S1: What’s your name?
S2: My name is Nga
S1: How do you spell it?
S2: N – G – A
3/ Production:
You work in groups of 4. You ask and answer in a chain.
S1: How do you spell your name?
S2: H-U-N-G. How do you spell your name?
S3: P-H-U-O-N-G. How do you spell your name?
S4: N-G-O-C. How do you spell your name?
S1: L-O-C

-T uses pics to teach the
alphabets
-Mime
MISSING DIA.
-T presents a dialog with
blanks
-Ss listen and repeat
-Ss fill in the blanks
-T gives corrections

-T asks ss to take out the
grammar points

NOUGHTS AND
CROSSES!
-T presents a poster
-SS work in 2 groups
+One asks
+One answers
-T puts noughts and
crosses
CHAIN GAME
-Ss work in groups of 4
or 5
-Ss practice in a chain

III/ Homework:
3’

-Learn the alphabet and the grammar points
+What’s your name?
+My name is ........
+How do you spell your name?
+That’s -....-....-.....
-Prepare for U2-L4: C1_P26-27
-Remember rivise
+Where do you live? I live in Chau Doc city
+Comands

-T writes on the board

-Students copy

18


Qua tiết này khả năng phản ứng khi nghe giảng bằng tiếng Anh của các em đã có cải
thiện rất nhiều. Những em giỏi đã có thể phản ứng tốt khi vừa nghe GV hướng dẫn xong các
yêu cầu bằng tiếng Anh. Sau tiết này thì mẫu câu “What’s your name? – My name is .........”
và mẫu câu “How do you spell your name? –That’s ........” đã được đưa vào danh sách phụ
lục 3 phát hành cho các em.
Cứ như thế lần lượt qua các tiết dạy. GV dành cơ hội cho các em cũng cố lại các mẫu
câu đã học thông qua việc ứng dụng chúng trên lớp, giao tiếp với bạn bè, trả lời các câu hỏi
của GV.
Phương pháp này đã được tôi áp dụng đúng theo những gì mình hoạt định chính vì thế
mà chúng đạt kết quả rất khả quan. Xem thống kê ở phần kết quả đạt được mục III/1.

Lưu ý: Vì các em chỉ là HS lớp 6 nen đôi khi khả năng phản ứng trong giáo tiếp
còn chậm, thâm chí hiểu lời giảng của GV bằng tiếng Việt đôi lúc còn bị mơ hồ, do đó
nếu những lời hướng dẫn nào bằng tiếng Anh mà lạ, mới, HS chưa được nghe trước
đây thì GV cần làm rõ lời hướng dẫn này bằng hành động hoặc tranh ảnh hoặc động tác
cơ thể hay dùng tiếng Việt để giải thích lại vì như thế sẽ giúp các em không cảm thấy
hụt hẫn khi ngồi học cùng với các bạn.
II) Các tồn tại nảy sinh trong quá trình thực hiện:
-Một vài HS còn lười biếng trong việc học và ghi nhớ các mẫu câu giao tiếp nên
dẫn đến một số em này vẫn chưa hiểu rõ những hướng dẫn của GV hoặc một số câu
hỏi của GV hoặc mệnh lệnh mà GV đưa ra nên thường hay loay hoay để hỏi lại bạn là
GV đã nói gì dẫn đến trật tự trong tiết học đôi khi còn chưa thật sự nghiêm túc.
-Một vài HS chưa thật sự có hứng thú trong việc sử dụng tiếng Anh trong giao
tiếp trên lớp.
-Một vài HS chưa tạo thói quen sử dụng tiếng Anh với GV dạy tiếng Anh khi

gặp trong lớp hay trong trường.
-Một vài HS vẫn còn rụt rè trong việc sử dụng tiếng Anh dù rằng có đủ kiến
thức vì chúng sợ những bạn bè khác sẽ chế nhạo là “sạo”.
III) Kết quả đạt được:
1) Đối với bản thân:
Sau khi thực hiện phương pháp này, bản thân cảm thấy hài lòng về thành tích
mình đã mang đến cho HS, thỏa mãn về kết quả mà các em mang đến cho mình: là
phần lớn các HS lớp 6A3, 6A4, 6A5 của năm học này đều có thể hiểu và thực hiện
đúng yêu cầu của giáo viên tiếng Anh trong những tiết học tiếng Anh khi nghe giảng
bằng tiếng Anh.
Điều này là động lực vô cùng to lớn cho bản thân tự nỗ lực phấn đấu tự học tập
để nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề giảng giảng để ngày càng hoàn thiện bản
thân trong quá trình giảng dạy nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong công tác.
2) Đối với HS:
Kiến thức tiếng Anh trong giao tiếp ngày càng vững vàng hơn, tự tin hơn để sử
dụng tiếng Anh để giao tiếp đặc biệt là đã đạt được kết quả khả quan trong cột điểm
19


kiểm tra Speaking để lấy điểm 15 phút của HKI năm học 2014-2015 này. (Xem thống
kê cụ thể III/1)
3) Đối với tổ chuyên môn:
-Góp phần cải thiện chất lượng của tổ bộ môn.
-Thêm một kinh nghiệm mới để giới thiệu đến các thành viên trong tổ để áp
dụng nhằm nâng cao toàn diện chất lượng của tổ bộ môn.
4) Đối với đơn vị và ngành:
Góp phần nêu lên một vấn đề mới trong đơn vị, trong ngành và thúc đẩy được
phong trào tìm tòi sáng kiến kinh nghiệm mới trong giảng dạy để mang lại hiệu quả
cao cho đơn vị và cho ngành.
III-TÍNH THỰC TIỄN:

1) Tác dụng của SKKN:
-Sáng kiến kinh nghiệm đã trãi qua thực tiễn và đem lại hiệu quả thiết thực cho
các lớp mà tôi đang giảng dạy và áp dụng biện pháp này, cụ thể các em đã có thể nghe
giảng được bằng tiếng Anh (một điều mà tôi chưa thực hiện được ở các HS lớp 7A3,
7A4 năm học này vì năm ngoái không áp dụng biện pháp này); các em đã có kết quả
khả quang trong kỳ kiểm tra Speaking để lấy điểm kiểm tra 15 phút lần 3.
-Thống kê cụ thể như sau: (lớp 6A3 giảm 1 HS)
LỚP-SS









10đ
6A3-32 HS /
/
/
/
2
5
4
5
8
8
6A4-30 HS /
/

/
/
7
5
4
4
2
8
6A5-30 HS /
/
/
/
3
1
2
9
5
10

2) Phạm vi tác dụng của SKKN:
Biện pháp giúp HS tăng cường khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong giờ học
có thể được áp dụng cho các thầy cô đang giảng dạy cấp THCS với điều kiện phải đánh
giá chính xác năng lực của các em để khâu khảo sát đầu vào phù hợp với trình độ và
kiến thức của các em.
Đối với những lớp đã được áp dụng biện pháp này thì sang năm học sau các em
sẽ có nền tảng vững chắc để nghe GV giảng dạy bằng tiếng Anh trên lớp mà không còn
bỡ ngỡ như những lớp chưa thực hiện biện pháp này.
3) Những bài học kinh nghiệm:
Để có thể thực hiện được “biện pháp giúp HS tăng cường khả năng giao tiếp bằng
tiếng Anh trong giờ học, bản thân người dạy cần phải:

-Có tâm huyết với nghề, luôn có ý tưởng mới, nhạy bén, năng động.
-Bám sát chương trình có kế hoạch cụ thể chính xác.
20


-Phải kiên trì để rèn luyện các em lâu dài vì kiến thức ngôn ngữ sẽ dễ dàng mất đi
nếu không được rèn luyện lặp đi lặp lại.
-Tích cực sưu tầm tài liệu
Tuy nhiên, chúng ta không nên lạm dụng cách thái hóa đối với HS THCS vì hiện nay
vẫn còn nhiều HS đang còn chưa có hứng thú cao trong học tập nếu chúng ta ứng dụng
mà không để ý đến cảm giác không hiểu bài của những em này thì sẽ dễ dàng dẫn đến
thất bại trong việc áp dụng phương pháp này. Do vậy đôi khi GV cũng cần phải chuyển
sang tiếng Việt những lúc cần thiết và hợp lý để thu hút sự hứng thú của các em. Điều
này tùy thuộc vào tình huống thực tế giảng dạy trên lớp mà áp dụng.
IV) KẾT LUẬN:
Với đặc trưng riêng của môn tiếng Anh là dùng để giao tiếp nhưng hiện nay thì
đa phần các cột điểm của các em trên lớp là chỉ dựa vào bài kiểm tra trên giấy chưa
phải là kiểm tra trên giao tiếp thật sự nên việc áp dụng “biện pháp giúp HS tăng
cường khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong giờ học” sẽ giúp được các em có cơ
hội vận dụng được tiếng Anh của mình, không cảm thấy học tiếng Anh chỉ để đem về
đóng hộp. Từ đó sẽ kích thích tinh thần ham học hỏi của các em, gia tăng hứng thú học
tập bộ môn. Làm nền tảng vững chắc cho các em để tự tin bước vào các cấp học tiếp
theo và trở thành một người lao động giỏi cho đất nước trong tương lai để hòa nhập kịp
với các nền kinh tế lớn khác.

21




×