Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Chiến dịch tây bắc 1952, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (870.63 KB, 58 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo
Khoa Sử- Địa, Trường đại học Tây Bắc, đặc biệt là PSG.TS Phạm Văn Lực,
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên để em trong quá trình triển khai
khóa luận này.
Em cũng xin cảm ơn đến tỉnh ủy 3 tỉnh: Sơn La, Lai Châu,Yên Bái, thư
viện Trường Đại học Tây Bắc, thư viện khoa Sử- Địa, thư viện tỉnh Sơn La đã
tạo điều kiện giúp em trong quá trình tìm kiếm tài liệu phục vụ cho khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
SINH VIÊN
ĐINH KIỀU TRANG


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ............................................................................. 2
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mục đích và ý nghĩa của đề
tài........................................................................................................................... 2
4. Cơ sở tài liệu, phương pháp nghiên cứu: ...................................................... 3
5. Bố cục của đề tài .............................................................................................. 3
CHƯƠNG 1........................................................ Error! Bookmark not defined.
KHÁI QUÁT VỀ TÂY BẮC .............................................................................. 4
CHƯƠNG 2.......................................................................................................... 8
TRUNG ƯƠNG ĐẢNG QUYẾT ĐỊNH MỞ CHIẾN DỊCH TÂY BẮC ....... 8
CHƯƠNG 3........................................................................................................ 35
KẾT QUẢ, NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI, Ý NGHĨA LỊCH SỬ ............. 35
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ....................................................................... 35
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 48



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chiến thắng Tây Bắc (1952) là chiến thắng to lớn nhất của quân dân ta
trong chiến dịch Đông –Xuân 1951-1952. Chiến thắng Tây Bắc được coi là
chiến thắng quan trọng nhất của ta sau chiến dịch Biên giới, làm thất bại hoàn
toàn âm mưu lập xứ Thái, xứ Nùng tự trị của thực dân Pháp.
Với chiến thắng này quyền chủ động về chiến lược của ta tiếp tục được
giữ vững và mở rộng. Lực lượng vũ trang của ta tích lũy thêm nhiều kinh
nghiệm, bước đầu làm quen với cách tấn công tập đoàn cứ điểm.
Đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chiến dịch Tây Bắc, tuy
nhiên hầu như các công trình nghiên cứu chỉ ca ngợi công lao và những chiến
thắng vẻ vang của chiến dịch Tây Bắc mà gần như không đề cập đến những bài
học kinh nghiệm trong trận đánh Nà Sản trong chiến dịch Tây Bắc. Vì thế việc
lựa chọn: “Chiến dịch Tây Bắc 1952, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm”
làm đề tài nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Về khoa học
+ Trên cơ sở khôi phục lại một cách cụ thể chi tiết chính xác chiến dịch
Tây Bắc để khẳng định thêm vị trí vai trò và sự đóng góp to lớn của quân và dân
Tây Bắc trong công cuộc đấu tranh ái quốc vĩ đại của dân tộc.
+ Làm sáng tỏ thêm về lý luận chiến tranh nhân dân của Đảng.
+ Khẳng định đường lối chiến tranh nhân dân mà Đảng đề ra trong thời kỳ
này là đúng đắn khoa học và phù hợp.
Về thực tiễn
+ Bổ sung và làm phong phú thêm tài liệu nghiên cứu về các chiến dịch
trong chiến tranh kháng chiến chống Pháp.
+ Có cái nhìn đầy đủ và đúng đắn về chiến dịch Tây Bắc nói chung và
chiến dịch Nà Sản nói riêng.
+ Làm tài liệu để nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương trong các
trường Đại học, Cao đẳng và các trường phổ thông khu vực Tây Bắc.

1


+ Góp phần giáo dục truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc cho
con em và nhân dân các dân tộc Tây Bắc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Về “Chiến dịch Tây Bắc (1952) đã được đề cập trong một số công trình
tài liệu, cụ thể như sau:
+ Cuốn “Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân dân Tây
Bắc (1954-1945)” – NXB Khoa học xã hội năm 2003 cũng đề cập khá nhiều và
chi tiết về những trận đánh trong chiến dịch Tây Bắc 1952…
+ Các cuốn sách giáo trình: “Đại cương lịch sử Việt Nam tập III” – NXB
Giáo dục năm 1998, “Tiến trình lịch sử Việt Nam” – NXB Giáo dục năm 2010,
các SGK lớp 9 THCS và lớp 12 THPT, của NXB Giáo dục cũng nói về diễn
biến và kết quả của chiến dịch Tây Bắc 1952…
+ Cuốn “Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954 tập
II” – NXB Quân đội nhân dân 1995 cũng đề cập qua về chiến dịch.
+ Các bài báo, bài viết về chiến dịch Tây Bắc 1952 đề cập đến nhiều vấn
đề khác nhau như diễn biến chiến dịch, đánh giá về thắng lợi của ta…như: Hệ
thống phòng ngự của thực dân Pháp ở Nà Sản của PGS.TS Nguyễn Thanh Tâm,
cứ điểm Nà Sản trong chiến dịch Tây Bắc – dẫn đến chiến thắng Điên Biên Phủ
của Th.s Lê Xuân Nam, nghệ thuật tác chiến chủ yếu trong quá trình tiến công
cụm cứ điểm Nà Sản của Thiếu tướng Phạm Ngọc Châu…
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mục đích và ý nghĩa
của đề tài

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của chiến
dịch Tây Bắc 1952.
Nghiên cứu ảnh hưởng cũng như tầm quan trọng của chiến dịch đối với

thắng lợi quyết định của nhân dân ta trong việc đánh đuổi giặc Pháp 1954.

2


3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài đi sâu vào tìm hiểu chiến dịch Tây Bắc diễn ra ở các tỉnh như Lai
Châu, Yên Bái, Sơn La, Nghĩa Lộ trong thời gian từ 14–10–1952 đến 10–12–
1952 nơi trực tiếp diễn ra các cuộc đấu tranh của nhân dân ta. Trong đó tập trung
đi sâu vào tìm hiểu chiến dịch Tây Bắc diễn ra ở tỉnh Sơn La, mà trọng điểm là
chiến dịch tấn công tập đoàn cứ điểm Nà Sản.
3.3. Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu.
Bổ sung thêm về kiến thức lịch sử Việt Nam trong giai đoạn 1952-1954,
nhất là kiến thức về lịch sử Tây Bắc.
Làm phong phú thêm về tư liệu để bổ sung cho quá trình dạy học lịch sử
trong trường phổ thông đặc biệt về lịch sử địa phương.
Nghiên cứu chi tiết về chiến dịch Tây Bắc để các bạn sinh viên trong khoa
Sử- Địa có thêm hiểu biết đặc biệt đối với những ai quan tâm đến chiến dịch
này.
Tìm hiểu thêm về chiến lược tấn công tập đoàn cứ điểm mà Nà Sản là tập
đoàn cứ điểm đầu tiên mà quân đội ta tiến công.
4. Cơ sở tài liệu, phương pháp nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện trên cơ sở các nguồn văn kiện Đảng, Nhà nước tài
liệu lưu trữ ở trung ương và địa phương, tài liệu điền dã, tài liệu trên internet.
- Đề tài được thực hiện bởi các phương pháp chuyên ngành lịch sử như
phương pháp Logic, phương pháp thống kê, phương pháp phân loại, phương
pháp giám định kết hợp với phương so sánh đối chiếu, phương pháp phân tích,
tổng hợp.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài được kết

cấu thành 3 chương
Chương 1: Khái quát về Tây Bắc
Chương 2: Chiến dịch Tây Bắc 1952
Chương 3: Kết quả, nguyên nhân thắng lơi, ý nghĩa lịch sư và bài học
kinh nghiệm.
CHƯƠNG 1
3


KHÁI QUÁT VỀ TÂY BẮC
1.1. Vị trí địa lý Tây Bắc
Tây Bắc vùng rừng núi rộng lớn, một địa bàn quan trọng ở phía Tây Bắc
của tổ quốc. Không gian địa lý của vùng Tây Bắc là vùng phía nam ( hữu ngạn)
sông Hồng. Về mặt hành chính có quan niệm cho rằng Tây bắc có 6 tỉnh Hòa
Bình, Sơn La , Điện Biên, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu và một phần hữu ngạn
sông Hồng của tỉnh Phú Thọ.
Phía Bắc, vùng đất này giáp Trung Quốc với khoảng 513 km biên giới
chung với tỉnh Vân Nam. Đây là đường biên mang nhiều dấu ấn lịch sử trong
quan hệ hai nước Việt – Trung; trên đường biên này có các cửa khẩu quan trọng
như Phong Thổ (Lai Châu), Lào Cai. Phía Tây của các tỉnh Sơn La và Lai Châu
giáp với hai tỉnh Hủa Phăn và Phong Xa Lì của nước Cộng hoà dân chủ nhân
dân Lào có đường biên giới khoảng 552 km với các cửa khẩu Tây Trang (Điện
Biên), Sông Mã, Mộc Châu. Phía Đông và Nam giáp với các tỉnh Hà Giang,
Tuyên Quang, Phú Thọ, Thanh Hoá.
Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn dài tới 180 km, rộng 30 km,
với một số đỉnh núi cao trên từ 2800 đến 3000 m. Dãy núi Sông Mã dài 500 km,
có những đỉnh cao trên 1800 m. Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưu
vực sông Đà (còn gọi là Địa máng sông Đà). Ngoài sông Đà là sông lớn, vùng
Tây Bắc chỉ có sông nhỏ và suối gồm cả thượng lưu sông Mã. Trong địa máng

sông Đà còn có một dãy cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ đến Thanh
Hóa, và có thể chia nhỏ thành các cao nguyên Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản.
Cũng có các lòng chảo như Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh.
1.2. Cộng đồng dân cư
- Tây Bắc là một vùng có dân cư là nhiều dân tộc khác nhau sinh sống từ
lâu đời nay. Ngoài người Kinh còn có trên 30 dân tộc khác nhau sinh sống như:
Thái, Tày, Mường, Mông, Dao… Là những dân tộc có số lượng dân cư đến
hàng trăm nghìn người, nhưng cũng có những dân tộc chỉ chiếm số lượng rất ít
như: Phù Lá, Pa Thẻn, Cơ Lao…
- Các dân tộc thiểu số Tây Bắc nói riêng và cả nước nói chung thường cư
trú trên những vùng cao, vùng núi. Tuy vậy, với truyền thống chung là người
Kinh thường định cư trên khắp mọi miền tổ quốc, cho nên giữa người Kinh và
các dân tộc thiểu số cũng như giữa các dân tộc thiểu số với nhau thường cư trú
4


theo thế xen kẽ, cài răng lược. Mặc dù vậy, mỗi tộc người ở đây lại cư trú tập
trung theo từng tụ điểm dân cư. Do vậy giữa các thành viên tộc người trong từng
bản làng được rang buộc, gắn chặt với nhau bằng cả mối quan hệ dòng tộc bền
vững, bằng những phong tục tập quán của dân tộc mình, và những phong tục của
dòng họ mình.
1.3. Vị trí chiến trường Tây Bắc trong những năm đầu kháng chiến
chống Pháp.
Đối với ta, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, do yêu cầu bố
trí địa bàn chiến lược kháng chiến, địa giới Tây Bắc có sự thay đổi nhiều lần.
Tháng 10- 1945, chính phủ quyết định chia cả nước thành các chiến khu:
1,2,3,4,5,6,7,9,11. Theo đó các tỉnh Yên bái, Lào Cai, Phúc Yên, Vĩnh Yên, Phú
Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn,
Bắc Giang, Bắc Ninh thuộc chiến khu 1.
Tháng 10 – 1946 cả nước chia thành 12 chiến khu. Các tỉnh Yên bái, Lào

Cai, Phúc Yên, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang thuộc chiến khu
10. Ngày 25 – 1 -1948, chính phủ ra xác lệnh số 120/SL và 124/SL chính thức
sáp nhập Khu 10 và Khu 14 thành liên khu 10. Liên khu 10 bao gồm 9 tỉnh của
quân khu 2 ngày nay Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái,
Lào Cai, Lai Châu, Điên Biên, Sơn La.[16.Tr.6]
Thàng 10-19949, Trung ương Đảng quyết định giải thể liên khu 10 sáp
nhập cơ quan hành chính của liên khu 10 và liên khu 1 thành liên khu Việt Bắc.
Đồng thời Trung ương còn quyết định thành lập mặt trận Tây Bắc nhằm thống
nhất tổ chức và chỉ đạo các chiến dịch hoàn thành nhiệm vụ giải phóng Tây Bắc.
Ngày 17-7-1952 để đáp ứng với ứng yêu cầu nhiệm vụ giải phóng Tây Bắc,
Trung Ương Đảng quyết định tách 4 tỉnh: Lai Châu, Sơn La , Lào Cai , Yên Bái
thuộc liên khu Việt Bắc để thành lập khu Tây Bắc.
Từ trước ngày kháng chiến toàn quốc (19-12-1946), giặc Pháp đã chiếm
tỉnh Lai Châu và một phần tỉnh Sơn La. Từ mùa xuân đến mùa thu năm 1947,
chúng lại chiếm nốt Sơn La và tỉnh Hòa Bình. Đến cuộc tiến công Việt Bắc thu
đông năm 1947, chúng chiếm Lào Cai, Nghĩa Lộ, Văn Bàn thuộc Yên Bái và
5


một phần nam tỉnh Phú Thọ. Trong năm 1947, địch chiếm ưu thế về mọi mặt,
kiểm soát phần lớn đất đai Tây Bắc với trên 2 vạn km2, gần 20 vạn dân. Chính
quyền bù nhìn đã được chúng thành lập xong. Chúng thiết lập một phòng tuyến
dài khoảng 400 km từ Hòa Bình đến Hà Giang. Bắt đầu từ sông Đà, cứ điểm Tu
Vũ là đầu mút , qua Thu Cúc, Nghĩa Lộ, Bảo Hà, Yên Bình Xã và cứ điểm cuối
là Hoàng Xu Phì. Tùy theo địa hình , dân tình mà chúng lập cứ điểm, thường
trong những khu vực đông dân, kinh tế dồi dào hay trên đường giao thông quan
trọng. Chúng đóng tất cả 35 cứ điểm, trung bình mỗi cứ điểm cách nhau hơn
10km. Phòng tuyến Tây Bắc có tác dụng rất lớn với địch. Mục đích của chúng
nhằm:
- Bảo vệ cho vùng hậu phương mới kiểm soát được an toàn, bóc lột nhân

lực, vật lực địa phương để tiếp cuộc chiến tranh xâm lược.
- Uy hiếp và ép dân căn cứ địa Việt bắc từ phía tây sang phía đông, bảo
vệ Thượng Lào. Phong tỏa biên giới Việt Nam– Trung Quốc để ta không liên lạc
được với nước ngoài, còn chúng thì cấu kết với thổ phỉ, tàn quân của Tưởng
Giới Thạch ở miền biên giới Vân Nam để đánh ta.
- Chặng đường giao thông liên lạc của ta từ Việt Bắc vào khu tự do ở
vùng sau lưng địch (Sơn La, Lào Cai). Mỗi khi lập xong cứ điểm, lấy thêm được
phân khu địa phương, chúng lại tìm cách lấy ra phân khu tự do để thực hiện
chiến thuật “tằm ăn lá dâu”.
Đối với ta, Tây Bắc là địa bàn bảo vệ phía sau cho căn cứ địa Việt Bắc, là
bàn đạp để tiến sang Thượng Lào. Sau khi địch mở rộng phạm vi khiểm soát,
nhược điểm của chúng đã bộc lộ rõ rệt. Do quân số có hạn, lại phải rải ra đóng
trên nhiều cứ điểm, thành lập phòng tuyến để bảo vệ hậu phương nên quân lính
của chúng bị phân tán lẻ tẻ mà hậu phương thì vẫn sơ hở và gặp khó khăn về vận
tải tiếp tế. Về phần ta, ưu thế mỗi ngày càng phát huy mạnh mẽ. Năm 1947, ta
kém địch về mọi mặt, nhưng sang đến năm 1948 đã chuyển hướng công tác kịp
thời, ta đã áp dụng chiến dịch du kích vận động một cách linh hoạt, bằng các đội
vũ trang tuyên truyền và các đại đội độc lập đi sau vào vùng sau lưng địch hoạt
động và dùng các tiểu đoàn đánh mạnh khi địch lấn ra hoặc co cụm lại. Ta tăng
cường hỏa lực cho những đơn vị nhỏ này để có đủ điều kiện đánh những cứ
6


điểm nhỏ có tính chất tiêu diệt. Từ mùa thu năm 1948 thế của ta ngang bằng với
địch, cuối năm 1948, thế chủ động của ta hơn hẳn địch ở Sơn La, một phần Lào
Cai và Yên Bái. Địch đã bình định Bắc Phi bằng chiến thuật cứ điểm. Chúng
đem chiến thuật đó áp dụng vào chiến trường Việt Nam. Chiến thuật cứ điểm
của địch bước đầu phá sản. Những cứ điểm của địch ở Tây Bắc không khống
chế được ta về chính trị, kinh tế, đường giao thông, trái lại chúng còn bị quân ta
bao vây. Ngày 6-5-1949, Ban Thường vụ Trung ương ra chỉ thị tiếp tục đẩy

mạnh chiến dịch Tây Bắc là một nhiệm vụ chiến lược quan trọng. Nó sẽ làm đà
cho việc chuẩn bị tổng phản công của ta. Năm 1949, hơn 10 cứ điểm của địch bị
tiêu diệt, phòng tuyến vững chắc của địch bị phá vỡ nhiều mảng dài trên 200km.
Quân địch hoảng sợ, không tin vào chiến thuật cứ điểm của tướng Cốc (Koch).
Chúng áp dụng phòng thủ co dãn, rút về đồn lẻ tập trung thành những khối lớn
để tránh bị tiêu diệt.
Ngày 6 - 1- 1950, để đánh lạc hướng địch đề chuẩn bị, phối hợp với chiến
dịch Biên Giới 1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị về mở chiến
dịch Tây Bắc và chuẩn bị chiến trường Đông Bắc: “Hiện nay ở Bắc Bộ và Tây
Bắc là yếu nhất và sơ hở nhất của địch... Ở Tây Bắc, những việc chuẩn bị phải
gấp rút....”.[16, tr.8] Sau nhiều tháng hoàn thành nhiệm vụ nghi binh rồi tiêu
diệt địch quân dân Tây Bắc buộc địch phải rút khỏi Lào Cai, Sa Pa, Hòa Bình
tháng (11 – 1950), giải phóng hàng vạn dân và biên giới. Địch lui về cố thủ tại
phía hữu ngạn sông Hồng, thiết lập phòng tuyến và ra sức củng cố hậu phương,
càn quét khủng bố ác liệt, do đó vùng hậu địch của ta gặp nhiều khó khăn nhất là
sang năm 1952, khu du kích Mai Thuận, Mường La (Sơn La), Tuần Giáo, Điện
Biên (Lai Châu), Than Uyên (Yên Bái) của ta bị phá vỡ, lực lượng bán vũ trang
của ta nhiều nơi bị tan rã.

7


CHƯƠNG 2
TRUNG ƯƠNG ĐẢNG QUYẾT ĐỊNH MỞ CHIẾN DỊCH TÂY BẮC
2.1. Sự lãnh đạo của Đảng đối với chiến dịch Tây Bắc năm 1952
Ngày 23-2-1952, quân Pháp rút khỏi Hòa Bình, bốn ngày sau, nội các
Phelixơ Phổrơ từ chức. Ngày 6-3-1952, Ăngtoa Pinây ngồi vào ghế Thủ tướng
và thiết lập nội các mới. Đây là vị thủ tướng thứ 17 sau 6 năm xâm lược Đông
Dương. Từ Pari đến Hà Nội, Sài Gòn, bộ máy chiến tranh mới được tân trang.
Dựa vào viện trợ Mỹ, họ sớm biểu thị quyết tâm theo đuổi chiến tranh nhằm

giành lại chủ quyền chiến lược.
Về phía ta, thắng lợi của Đại hội Đảng lần thứ II của Đảng, tiếp đến là
thắng lợi của chiến dịch Hòa Bình (10-12-1951=>25-2-1952), đã đem lại cho
toàn quân, toàn dân ta một niềm cổ vũ mới. Vấn đề đặt ra là làm thế nào thực
hiện chỉ thị ngày 16-3-1952, của Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 3 (4-1952),
với ba nhiệm vụ, bốn công tác chính đã chỉ ra cho quân và dân cả nước phương
hướng hành động nhằm duy trì cuộc chiến đấu sau lưng địch, xây dựng và tăng
cường lực lượng về mọi mặt, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu và phục
vụ chiến đấu trong thu đông 1952. Từ kinh nghiệm của các chiến dịch đó (cả
thành công và thất bại), bước vào mùa khô năm 1952, Tổng quân ủy đề đạt
Trung Ương chọn Tây Bắc là hướng tiến công chiến lược chủ yếu, đồng bằng
sông Hồng là hướng phối hợp quan trọng. So với chiến trường khác, Tây Bắc là
chiến trường địch yếu , sơ hở, nhưng lại là một địa bàn chiến lược hiểm yếu, khi
ta tiến công, chắc chắn địch sẽ đưa lực lượng lên ứng cứu.
Tháng 4-1952, sau khi Bộ Chính trị hạ quyết tâm giải phóng Tây Bắc,
mọi công tác chuẩn bị cho chiến dịch được xúc tiến khẩn trương, trước hết là
chuẩn bị đường xá, lực lượng, lương thực, thực phẩm. Tháng 6 năm 1952, để
chuẩn bị chiến dịch Tây Bắc, Liên khu ủy Việt Bắc (lúc này Tây Bắc vẫn thuộc
Việt Bắc) ra nghị quyết về phát triển du kích chiến tranh tại Tây Bắc: “Nhìn
chung toàn Tây Bắc phong trào phát triển du kích chiến tranh không đồng đều
giữa các tỉnh... Việc thực hiện chiến tranh du kích không phải chỉ là nhiệm vụ
8


của riêng du kích mà là nhiệm vụ của toàn dân trong thôn xã chiến tranh du kích
là chiến tranh của toàn dân nội dung của chiến tranh du kích bao gồm ba điểm:
Đánh, phá và tránh”. [6, tr.508] Ngày 17 – 7-1952, Ban Bí thư ra nghị quyết về
thành lập khu Tây Bắc gồm 4 tỉnh: Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La (Trước
đó 4 tỉnh này thuộc liên khu Việt Bắc): “Nhiệm vụ và quyền hạn của Khu ủy
Tây Bắc cũng giống như mọi khu ủy khác là lãnh đạo quân, dân, chính và Đảng

bộ Tây Bắc thực hiện các nhiệm vụ chủ trương, chính sách do Trung ưởng và
Chính phủ đề ra”[6, tr.210]. Ngày 16 – 8 – 1952, Ban bí thư ra chỉ thị về thi
hành chính sách dân tộc thiểu số ở Khu Q.T (Quang Trung – Tây Bắc) [6,
tr.255]. Ngày 28-9-1952 Ban chấp hành Trung ương ra chỉ thị về mở chiến dịch
Tây Bắc:
“Mục đích của chiến dịch Tây Bắc là:
- Tiêu diệt sinh lực địch
- Tranh thủ nhân dân.
- Giải phóng một bộ phận đất đai có tính chất quan trọng về chiến lược.
Để thực hiện mục đích của chiến dịch. Trung ương quyết định tập trung
binh lực, tập trung cán bộ và phương tiện, tập trung nhân lực và vật lực,
giành cho toàn thắng” [6, tr.304]
Ngày 9-9-1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với Hội nghị cán bộ
chuẩn bị cho chiến dịch Tây Bắc: “Trung ương Đảng và Tổng quân ủy đã cân
nhắc kỹ chỗ dễ và chỗ khó của chiến trường sắp đến, và quyết tâm chiến dịch
này phải đánh cho thắng lợi. Quyết tâm của Trung ương còn chưa đủ, còn phải
để cho các chú cân nhắc kỹ thấy cái dễ cái khó để truyền cái quyết tâm đó cho
các chú... Các đơn vị đều có một số đông bào đi theo giúp. Đối với đồng bào,
dân công phải giáo dục, phải chăm nom thân mật, phải giải thích tuyên truyền cổ
động, làm cho đồng bào vui vẻ công tác” [9,tr.558]. Cùng ngày 9-9-1952, Chủ
tịch Hồ Chí Minh công bố 8 điều mệnh lệnh của chính phủ Việt Nam dân chủ
cộng hòa.
Ngày 1-10-1952, Người gửi thư cho cán bộ và chiến sỹ chiến dịch Tây
Bắc: “Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng. Các chú phải đánh cho
9


thắng” [9,tr.573]. Ngày 1-10-1952, Bác gửi thư cho các chiến sỹ dân công ở mặt
trận Tây Bắc: “Chiến dịch này rất quan trọng. Các cô, các chú cũng là chiến sỹ,
cũng có công như các chiến sỹ, phải cùng anh em bộ đội giành cho được thắng

lớn”[9,tr.574]. Tiếp đó, khi chiến dịch Tây Bắc đang diễn ra, Người lại gửi thư
cho bộ đội, dân công ở mặt trận Tây Bắc và đồng bằng (Thư không đề ngày
tháng). Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tổng tư lệnh quân đội đã có nhiều thư động
viên các chiến sỹ và dân công tham gia chiến dịch Tây Bắc: Mệnh lệnh kỷ luật
chiến trường (Ngày 12-10-1952), Thư khen các đơn vị chiến thắng trong trận Pú
Chạng và Nghĩa Lộ (ngày 18-10-1952), Thư gửi cán bộ chiến sỹ trước lúc vượt
sông Đà tiếp tục cuộc tiến công vào Tây Bắc (Ngày 3-11-1952), tiếp tục tấn
công vào Tây Bắc (17-11-1952).
2.2. Chuẩn bị chiến dịch
Lực lượng của ta tham gia chiến dịch Tây Bắc gồm các đại đoàn: 308, 312
và 316 (Thiếu), Tiểu đoàn 910 (Trung đoàn 148), 6 đại đội sơn pháo 75mm, 3
đại đội súng cối 120mm, 1 trung đoàn công binh và 11 đại đội địa phương do Bộ
tổng tư lệnh tổ chức và chỉ huy.
Lực lượng bên Pháp gồm: 8 tiểu đoàn và 43 đại đội bộ binh, bố trí thành
144 cứ điểm thuộc 4 phân khu: Lai Châu, Sông Đà, Nghĩa Lộ, Sơn La và 3 tiểu
khu độc lập: Thuận Châu, Tuần Giáo, Phù Yên. Trong quá trình chiến dịch diễn
ra được tăng thêm 9 tiểu đoàn bộ binh và du Âu- Phi, 3 tiểu đoàn Ngụy, 1 tiểu
đoàn biệt kích hỗn hợp, 1 tiểu đoàn pháo binh.
Chiến thắng Tây Bắc là thắng lợi của niềm tin, của tinh thần hy sinh hết lòng
phục vụ, hết sức vì tiền tuyến của nhân dân các dân tộc Tây Bắc. Khu ủy Tây
Bắc coi đây là nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi sự tập trung lãnh đạo chặt chẽ từ
trên xuống cơ sở. Nhiều nơi giáp hạt, thiếu ăn, thiếu nhân công gặt mùa, nhưng
nhân dân vẫn tự nguyên góp lương thưc, thực phẩm, hăng hái đi dân công, vừa
đánh giặc vừa bảo vệ hậu phương, vừa tham gia phục vụ tiền tuyến.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, phải huy động một khối lượng sức người,
sức của rất lớn, đường tiếp tế lại xa, lắm đèo, nhiều suối, phải vượt qua sông
10


Hồng, sông Đà, thời tiết khắc nghiệt, phương tiện vận chuyển thô sơ, nhưng

quân và dân Tây Bắc đã quyết tâm hoàn thành nhiêm vụ phục vụ chiến dịch.
Gần 20 vạn dân công với 7 triệu ngày công, 11.750 tấn gạo, 164 tấn muối,
235 tấn thịt, 44 tấn thực phẩm, 83 tấn vũ khí, quân trang, quân dụng đã được vận
chuyển kịp thời phục vụ chiến dịch.
Trong số đóng góp đó, đồng bào các dân tộc Tây Bắc đã huy đông tại chỗ
phục vụ chiến dịch 1.140 tấn gạo, 40 tấn thịt, 41 tấn thực phẩm khác cùng với
150.000 ngày công. Đây là sự đóng góp có ý nghĩa to lớn khẳng định chủ trương
huy động sức người, sức của của vùng mới giải phóng, hậu phương tại chỗ của
Đảng ta cho chiến dịch là đúng đắn. Trong số đóng góp đó, đồng bào các dân
tộc Tây Bắc đã huy động tại chỗ phục vụ chiến dịch 1.140 tấn gạo, 40 tấn thịt,
cùng 41 tấn thực phẩm khác cùng với 150.000 ngày công. Đây là sự đóng góp
có ý nghĩa to lớn, khẳng định chủ trương huy động sức người sức của, của vủng
mới giải phóng, hậu phương tại chỗ của Đảng ta cho chiến dịch là đúng đắn.
Trong chiến dịch , tỉnh Yên Bái đã huy động 5.428 dân công thường trực
(chiếm 20% dân số), 1.000 dân công xung phong đi phục vụ một tháng; 730 tấn
gạo, 622 con trâu , 368 con lợn, 16 tấn đậu, lạc ,vừng và 722 tạ muối ăn. Dân
quân cùng các đơn vị bộ đội tỉnh vận chuyển được hàng vạn tấn vú khí, lương
thực, thực phẩm vào mặt trận, riêng khối lượng vận chuyển qua sông Hồng tới
47.309 tấn.
Nhân dân các dân tộc Sơn La đã đóng góp 1.421.220 ngày công, cung cấp
694 tấn gạo, 88 tấn ngô, 48.321 thịt các loại, vận chuyển 135 tấn gạo từ Phú
Thọ lên kho mặt trận tiền phương.
Tại tỉnh Lai Châu, nhân dân đã đóng góp 1.959 tạ gạo, 93 tạ ngô, 21 tạ
thóc, 21 tạ thịt bò, 39 tạ thịt lợn, 5 con trâu, 20 con bò, 31 con lợn, 130 tạ rau,
2.243 người đi dân công từ 1 đến 15 ngày, huy động được 100 con ngựa để vận
chuyển lương thực, thực phẩm.
Ở tỉnh Lào Cai, mặc dù mặc dù đang tiến hành chiến dịch tiểu phỉ, Đảng
bộ đã huy động nhân dân tham gia đóng góp được 739 tấn thóc và 16.000 ngày
công phục vụ chiến dịch.
11



Nhân dân Nghĩa Lộ, nơi sảy ra những trận chiến đấu ác liệt, then chốt mở
đầu chiến dịch cũng tự nguyện đóng góp 250 tấn gạo, 7 con trâu, 5 còn bò và 9
con lợn thịt để nuôi quân.
Tiếng súng trên chiến trường Tây Bắc vừa dứt, nhân dân các dân tộc Tây
Bắc ra sức xây dựng và củng cố vùng mới giải phóng, truy lùng thổ phỉ, biệt
kích khôi phục sản xuất; các đại đoàn chủ lực của Bộ Tổng tư lệnh lại bước vào
những ngày huấn luyện sôi nổi, tập đánh cứ điểm mạnh chuẩn bị cho những đợt
tác chiến mới Xuân Hè 1953.
2.3. Diễn biến chiến dịch
Chiến dịch được chia làm 3 đợt:
Đợt 1: Từ ngày 14 đến ngày 23 tháng 10 năm 1952. Ta tiến công phân
khu Nghĩa Lộ, tiểu khu Phú Yên. Đập tan toàn bộ phong tuyến vòng ngoài của
Pháp từ hữu ngạn sông Thao đến tả ngạn sông Đà, từ Vạn Yên đến Quỳnh Nhai,
Pháp đồn quân về xây dựng cứ điểm Nà Sản.
Đợt 2: Từ ngày 7 đến ngày 22 tháng 11 năm 1952. Ta vượt sông Đà, tấn
công hệ thống phòng ngự ở Mộc Châu, kết hợp với vu hồi chiến dịch từ Quỳnh
Nhai giải phóng Thuận Châu, Tuần Giáo, Điện Biên Phủ, buộc Pháp từ thị xã
Sơn La phải rút về Nà Sản.
Đợt 3: Từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 10 tháng 12 năm 1952. Ta tấn công
quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm Nà Sản.
2.3.1 Tiêu diệt phân khu Nghĩa Lộ, đập tan tuyến phòng thủ vành đai
ngoài Tây Bắc của địch
Phân khu Nghĩa Lộ chiều dài 15 km, chiều ngang chỗ rộng nhất 8km, chỗ
hẹp nhất là 3km, chính giữa là thị trấn, cuối thị trấn về phía tây – nam là cứ điểm
Nghĩa Lộ phố ( còn gọi là Nghĩa Lộ ) xây dựng trên một quả đồi có khoảng 500
quân đồn trú. Sân bay dã chiến của quân khu trải dài từ cứ điểm Nghĩa Lộ phố
về phía đông. Cuối sân bay nối liền dãy núi Pú Chạng. Cứ điểm Pú Chạng ( còn
gọi là Nghĩa Lộ đồi ) có 300 quân đội chiếm đóng, địa thế rất hiểm hóc, có tám

lô cốt, 15 ụ súng, có hầm ngầm kiên cố với nhiều hỏa điểm từ trên các điểm cao
bố trí rất lợi hại; có ba đến bốn hàng rào dây thép gai, xen kẽ là các bãi mìn đày
12


đặc. Sở chỉ huy phân khu đóng ở Nghĩa Lộ đồi do tên quan Ti-ri-ông chỉ huy.
Sân bay dã chiến của phân khu trải dài từ cứ điểm Nghĩa Lộ về phía đông.
Ngày 14 tháng 10 năm 1952, chiến dịch mở màn.
Để tạo thế cho mũi tiến công chính của đại đoàn 308 vào sâu chiếm lĩnh
trận địa tiêu diệt Nghĩa Lộ, trung đoàn 174 của đại đoàn 316 đánh trước vị trí Ca
Vịnh; trung đoàn 141 đại đoàn 312 đánh trước vị trí Sài Lương, đồng thời bố trí
lực lượng đánh viện trên đường Gia Hội.
Đêm 14 – 10 – 1952, quân ta nổ súng tiến công Nghĩa Lộ. Bị đánh bất
ngờ, địch không đối phó kịp, vội vàng rút ra Ca Vịnh, Sài Lương; đêm 15 tháng
10, rút Thượng Bằng La; đêm 16 tháng 10, bỏ Ba Khê chạy về Làng Nhì.
Ngày 15 tháng 10, Đơ li-na-rét điều 3 tiểu đoàn lê dương từ đồng bằng lên
Nà Sản, ngày 16 tháng 10, thả tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 xuống Tú Lệ để chặn
đường tiếp tế của ta, giữ Sơn La và giải tỏa cho Nghĩa Lộ.
Ngày 17 tháng 10, đại đoàn 308 sử dụng 2 trung đoàn đánh Nghĩa Lộ phố
và Nghĩa Lộ đồi. Kế hoạch của đại đoàn là diệt Nghĩa Lộ đồi (Pú Chạng) trước,
sau đó gọi hàng hoặc diệt Nghĩa Lộ phố trong cùng một đêm.
Trung đoàn 102 hành quân qua đèo Khâu Vác cao ngót 1.500 met, độ dốc
tới 50 – 60 độ một bức thành thiên nhiên che chở cho mặt bắc thung lũng Nghĩa
Lộ. Sau khi diệt bọn tuần tiễu ở Nậm Mười , Bản Tú, trung đoàn đã đến chiếm
lĩnh trận địa bao vây Nghĩa Lộ đồi. 17 giờ cùng ngày, địch phát hiện, chúng cho
bốn bay ném bom bắn phá dữ dội vào đội hình tiến công của đại đội ở hướng
chủ yếu. Hơn 30 cán bộ, chiến sỹ hy sinh, nhưng trung đoàn vẫn giữ vững quyết
tâm nổ súng và tìm mọi cách đưa thương binh, tử sĩ về phía sau.
Từ 14 giờ 5 phút đến 17 giờ 15 phút, quân ta đột phá cửa mở dưới làn hỏa
lực dày đặc của địch trong ba giờ liền. Cối 120, 81, DKZ 57, ba-dô-ca của ta bắn

dồn dập vào khu trung tâm cứ điểm. Các tiểu đội dao nhọn của bộ binh xông vào
đồn đánh thọc sâu. Kết quả, ta tiêu diệt toàn bộ sở chỉ huy phân khu Nghĩa Lộ
với gần 400 tên địch, bắt sống 177 tên, trong đó có tên quan tư Ti-ri-ông, thu
nhiều vũ khí, toàn bộ quân trang, quân dụng [4,tr.214].
13


Trung đoàn 88 đánh Nghĩa Lộ phố, hướng thứ yếu, vào chiếm lĩnh chậm
nên 3 giờ sáng mới nổ súng được. Địch dùng máy bay thả pháo sáng và bắn phá
nhiều nơi. Từ trong cứ điểm, địch bắn phá dữ dội. Giai đoạn mở của đột phá
diễn ra rất gay go, bộ đội ta vừa phải đối phó với máy bay vừa phải khẩn
trương, khôn khéo khắc phục mọi hành động đề kháng của địch trong cứ điểm. 8
giờ sáng ngày 18, ta tiêu diệt toàn bộ Nghĩa Lộ phố. Địch chết 45 tên, bị bắt 235
tên, trong đó có tên đại úy Bác-be chỉ huy đội tăng viện. Trong số vũ khí ta thu
được có hai khẩu lựu pháo 105 và hàng nghìn viên đạn pháo. [15, Tr.214]
Như vậy ngay từ đòn tiến công đầu tiên, ta đã san bằng một loạt vị trí then
chốt, phá vỡ một bộ phận tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch. Tạo nên một
hình thái thuận lợi để ta phát triển tiến công.
Trước đây, tháng 9 năm 1952 Ti-ri-ông tuyên bố phải 5 năm nữa Việt
Minh mới đủ khả năng đánh vào Nghĩa Lộ. Nhưng không phải 5 năm mà chỉ
một tháng sau, Nghĩa Lộ thất thủ. Điều đó nói lên sức mạnh mới của quân và
dân ta.
Trước sức mạnh tiến công của quân ta, Xa-lăng quyết định rút một loạt vị
trí và đưa tiểu đoàn dù thuộc điạ số 6 ở Tú Lệ về Nà Sản. Đêm 18 tháng 10,
quân địch ở Của Nhì chưa kịp rút đã bị trung đoàn 36 bao vây, diệt và bắt sống
214 tên, binh lính ở Gia Hội rút về Tú Lệ cũng bị ta phục kích ở Nậm Mười, tổn
thất khá nặng.
Ngày 19 tháng 10, quân ở những vị trí Tú Lệ và xung quanh cùng tiểu
đoàn dù số 6 về Nà Sản trung đoàn 165 được lệnh vân động truy kích địch trên
đoạn đường dài 70Km. Trong trận này, nổi bật lên gương chiến sỹ Chu Viết Sòi

cùng tổ ba người đã vượt lên trước chặn địch ở đèo Tao Phạ dùng súng mày diệt
30 tên địch, thu nhiều vũ khí. Ngày 23-10-1952, đại đoàn 312 hành quân tới
sông, buộc địch phải rút chạy về phía hữu ngạn sông Đà. Kết quả trong 4 ngày
đêm liên tục truy kích địch trên quãng đường dài gần 100 km, đại đoàn 312 đã
đánh tán số quân rút chạy, diệt và bắt sống gần 200 tên. Tiểu đoàn dù số 6 bị
đánh thiệt hại nặng.
14


Trên hướng thứ yếu, đêm 14-10, trung đoàn 98 tấn công vị trí Na Phù;
đêm 17-10 đánh sở chỉ huy tiểu khu Phù Yên, Bản Mo, Bản Trại. Ngày 18 tháng
10, bộ đội ta đến đánh Vạn Yên; hốt hoảng, quân địch ở đó bỏ chạy. Ta tiếp làm
chủ khu vực nhưng không vượt sông truy kích. Ở mũi Vu Hồi phía đông - nam
Lai Châu, ngay trong đêm 11 tháng 10 tiểu đoàn 910 trung đoàn 148, từ Lào Cai
tiến vào Quỳnh Nhai, tiêu diệt vị trí Nậm So, ngày 12 tiến đánh Nà Nục, bọn
địch ở đó hoang mang bỏ chạy. Ngày 14, một đại đội thuộc tiểu đoàn Thái số 2
cũng đến tăng viện cũng bị ta đánh tan. Binh lính địch ở Quỳnh Nhai hoang
mang tinh thần, ngày 15 cũng vội vã rút về hữu ngạn sông Đà. Tiểu đoàn Ta-bo
cơ động đến ứng cứu, cũng bị tiểu đoàn 910 đánh, tiêu diệt một đại đội ở Pắc
Má. Ngày 23, số địch còn lại ở tả ngạn sông Thao cũng lui về hữu ngạn sông
Đà.[4,tr215]
Bộ đội địa phương và các đội du kích Cao Phạ, Mường La, ...phối hợp
lùng quét và gọi hàng tàn binh địch. Các đội du kích, Văn Bàn, Văn Chấn bao
vây Làng Chàng, Bản Lin, vừa truy kích vừa kêu gọi tàn binh rút chạy. Đại đội
802 tỉnh Lai Châu cùng tiểu đoàn 910 nhanh chóng làm chủ khu vực.
Như vậy, chỉ sau 11 ngày đêm chiến đấu, đợt một chiến dịch đã kết thúc
thắng lợi: ta tiêu diệt 500 tên địch, bắt sống trên 1000 tên trong đó có 300 tên
lính Âu Phi, nhiều sỹ quan chỉ huy phân khu Nghĩa Lộ, tiểu khu Phù Yên. Giải
phóng hữu ngạn sông Thao, ngạn sông Đà, từ Vạn Yên đến Quỳnh Nhai, làm
chủ con đường 13 nối liền từ Nghĩa Lộ đến Yên Bái, thu 1.400 súng trường, tiểu

liên, 75 trung liên, 22 trọng liên, đại liên và 34 súng cối, ba DKZ 37, hai khẩu
pháo 105, 14 máy vô tuyến cùng nhiều quân trang quân dụng.[15, Tr.215]
Quyết tâm của Trung ương Đảng, của Bác Hồ thấm nhuần đến từng cán
bộ, chiến sĩ ta đã biến thành hiện thực. Mặt trận mở rộng về phía sông Đà đang
tiến sâu vào Tây Bắc. Chiến dịch đã có thêm một số yếu tố mới để phát triển.
2.3.2 Vượt sông Đà, tiêu diệt phân khu Mộc Châu, giải phóng tỉnh
Sơn La, Điện Biên Phủ
Bị thiệt hại nặng nề, bộ chỉ huy Pháp quyết định bỏ vùng tả ngạn sông
Thao, rút sang hữu ngạn sông Đà và nhanh chóng thiết lập cầu hàng không Hà
15


Nội - Nà Sản, tăng cường lực lượng thiết lập tuyến phòng thủ sông Đà, xây dựng
Nà Sản thành tập đoàn cứ điểm mạnh để quyết giữ vùng còn lại ở Tây Bắc.
Bộ chỉ huy Pháp đưa chín tiểu đoàn cơ động từ vùng đồng bằng và từ
nhiều nơi khác lên Tây Bắc, nâng số quân ở đây lên 16 tiểu đoàn và 32 đại đội.
Ngày 16 tháng 10, tiểu đoàn số 6 dù (6e PBC) đổ xuống Tú Lệ; tiểu đoàn
lê dương ( 3/3e REI) đến Sơn La. Ngày 20 và 21, thêm một số tiểu đoàn lê dương
và tiểu đoàn Ma-rôc( 3/1e RTM) đổ bộ xuống Nà Sản. Ngày 26 tiểu đoàn ngụy từ
đồng bằng Bắc Bộ tăng cường lên cho Nà Sản. Phía Lai Châu, địch tăng cường tiểu
đoàn Bắc Phi ( 27e BMTS) đến đóng chốt ở thị xã. Ngày 2 tháng 11, tiểu đoàn
ngụy Lào (958eBCL) từ thượng Lào sang Điên Biên Phủ và Quỳnh Nhai.
Sau khi tăng cường lực lượng và co cụm về tả ngạn sông Đà, địch tổ chức
Tây Bắc thành hai mặt trận: mặt trận Sơn La do đại tá Gin chỉ huy, mặt trận Lai
Châu do đại tá Đờ-na-oa chỉ huy.
Ở mặt trận Sơn La, từ Tạ khoa đến Ba lay, Mộc Châu địch tổ chức “cánh
quân phía đông”, do đại tá Lăng-xát-dơ chỉ huy, có tiểu đoàn 3 lê dương, tiểu
đoàn 3 Ma-rốc và tiểu đoàn 3 Thái chiễm giữ, tiểu đoàn 3 lê dương chiếm giữ
vùng Tạ Khoa, Cò Nòi, Yên Châu....
Ở mặt trận Lai Châu, tiểu đoàn 27eBMTS chiếm giữ thị xã, tiểu đoàn 17

Ta-bo vượt sông chiếm lại Pắc Má tiểu đoàn 2/2e RTA lên Phong Thổ, tiểu đoàn
ngụy Lào giữ Điện Biên Phủ và Quỳnh Nhai. Tại Tuần Giáo, Thuận Châu mỗi
nơi có một tiểu đoàn....
Tập đoàn cứ điểm Nà Sản thuộc khu vực trung tâm bao gồm nhiều điểm
tựa và nhiều sân bay được củng cố vững chắc. Đây là một hình thức chiến thuật
mới, cao hơn hẳn tập đoàn cứ điểm ở thị xã Hòa Bình. Với biện pháp này, địch
hy vọng có thể đối phó có hiệu quả mọi cuộc tiến công của ta hoặc đè bẹp các
đại đoàn chủ lực nếu như ta dám mạo hiểm tiến công.
Địch sửa chữa đoạn đường Điện Biên- Tuần Giáo, xây dựng thêm công sự,
đặc biệt chú trọng cấu trúc trận địa Nà Sản, đề phòng ta mở đợt tiến công mới.

16


Đối phó về chiến lược, bộ chỉ huy Pháp ở Bắc Bộ còn quyết định mở cuộc
hành quân Lo-Ren đánh lên Phú Thọ hòng phá vùng hậu phương chiến dịch và
kéo quân chủ lực của ta ở Tây Bắc về, phá cuộc tiến công của ta lên Tây Bắc.
Tuy nhiên, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh trước sau vẫn nhất định: Địch
căn bản là ở vào thế bị động dù chúng có tăng cường lực lượng cho Tây Bắc hay
đánh lên Phú Thọ cũng chỉ là để đối phó với ta. Những nhược điểm căn bản của
địch vẫn còn tồn tại, đặc biệt nhược điểm về tinh thần thì sâu sắc hơn trước.[15,
Tr.217]
Tuy nhiên, địch đã tăng cường cả lực lương cơ động và chiếm đóng.
Chúng lại phán đoán hướng tiến công của ta nên chúng ra sức đề phòng, do đó
thế bất ngờ về chiến dịch không còn nữa. Cách bố trí của địch không cố định,
khi ta đánh địch có thể thay đổi nhanh chóng. Khi qua sông, ta có thể gặp địch
trong hành quân. Khi lực lượng ta xuất hiện, địch có thể tăng viện nhưng cũng
có thể rút nhanh và xa ....
Bộ Tổng tư lệnh vẫn giũ quyết tâm tiếp tục tiến công vào Tây Bắc, tập
trung lực lượng mở đợt tiến công mạnh đánh vào Mộc Châu và hữu ngạn sông

Đà. Đồng thời kiềm chế chặt chẽ tiêu hao, buộc địch phải rút khỏi Phú Thọ; lợi
dụng sơ hở của địch, đẩy mạnh hoạt động ở đồng bằng, phối hợp với chiến
trường chính.
Sau đợt một, các đại đoàn khẩn trương rút kinh nghiệm cách đánh, đặc
biệt tác chiến công kiên, củng cố quyết tâm, chấn chỉnh bổ sung lực lượng. Cơ
quan hậu cần tiền phương tiếp tục vận chuyển lương thực, thực phẩm, bố trí kho
trạm cấp phát và cơ động lực lượng sang tả ngạn sông Đà. Giải quyết xong
Nghĩa Lộ, gạo trở thành yếu tố quyết định để phát triển chiến dịch, các đại đoàn
đều phải dành một phần lực lượng để vận chuyển gạo, trung đoàn công binh,
trung đoàn sơn pháo 75 có thêm nhiêm vụ trở ra Yên Bái đưa gạo vào, một
tuyến đường gạo nữa được mở ra tiếp nhận từ Liên khu 4, Liên khu 3, theo dòng
sông Đà đến vùng Hòa Bình, theo đường số 12 và số 41. Gần 40 ô tô lốp choàng
xích sắt chống lầy được huy động để tải gạo.
17


Trên cơ sở thành tích và kinh nghiệm chiến đấu đợt một, Bộ chỉ huy chiến
dịch xác định quyết định tác chiến đợt hai như sau:
Ở hướng chủ yếu, dùng sáu trung đoàn của đại đội 308, 312, 316, và đại
đoàn công pháo 351 tiến công khu vược Tạ Khoa – Ba Lay - Môc Châu nhằm
phá vỡ khu phòng thủ chủ yếu của địch trên tuyến sông Đà, tạo điều kiện tiêu
diệt chúng ở Sơn La, Nà Sản.
Trung đoàn 209 và 141 được tăng cường hai súng cối 120, chín khẩu 12,7
tiến công tiểu đoàn 3 địch (3/1e RMT) và vị trí Ba Lay.
Trung đoàn 88 đánh vị trí Mường Lụm cắt đường số 41, chặn viện binh và
không cho địch có đường rút và cơ động trong khu vực.
Trung đoàn 174, trung đoàn 98 được một đại đội pháo 75 một đại đội cối
120 tăng cường đột phá Mộc Châu tiêu diệt địch, chặn viện không cho lên cứ Ba
Lay về Mộc Châu, Cò Nòi.
Trung đoàn 120 dự bị chiến dịch đứng chân tại Xốp Bua.[15, Tr.218]

Bước vào đợt hai, ở Lai Châu địch vẫn còn sơ hở. Bộ chỉ huy chiến dịch
coi đây là hướng phối hợp quan trọng nên đã tổ chức thành mặt trận bí danh
Y13. Mặt trận được tăng cường thêm lực lượng đánh sâu vào phía sau đội hình
chiến dịch.
Trung đoàn 165, tiểu đoàn 910 của trung đoàn 148, lực lượng vũ trang địa
phương nổ súng sớm đánh vào Quỳnh Nhai nhằm khai thông đường tiến quân
vào Lai Châu, Thuận Châu, Tuần Giáo. Mặt trận Y13 có nhiệm vụ tiêu diệt địch,
đồng thời nghi binh lừa địch, làm cho chúng phán đoán Lai Châu là hướng tiến
công chủ yếu của ta.
Quyết tâm của Tổng Quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh trước sau vẫn tập trung
vào hướng chính đã chọn, thực hiện bằng được mục đích chiến dịch đã đề ra.
Tuy nhiên, ở hướng Phú Thọ, Bộ Tổng tư lệnh vẫn tăng cường trung đoàn 36 cùng
với lực lượng tại chỗ chuẩn bị phá tan cuộc hành quân Lo-ren, bảo vệ vững chắch
hậu phương. Các đại đoàn 320, 304 và bộ đội điạ phương liên khu 3, Việt Bắc thừa
lúc địch sơ hở, đẩy mạnh chiến tranh du kích, tiến công địch ở khắp nơi.
18


Ngày 28 tháng 10, khi đợt một chiến dịch Tây Bắc vừa chấm dứt được
năm ngày ta đang chuẩn bị tiến công địch đợt hai, thì địch tung toàn bộ lực
lượng cơ động dự bị chiến lược đánh lên Phú Thọ, gồm chín tiểu đoàn bộ binh,
ba tiểu đoàn binh dù, hai thủy đội xung kích, ba tiểu đoàn công binh, cùng nhiều
máy bay vận tải ném bom.
Sự kiện đó diễn ra không nằm ngoài dự đoán của Tổng Bộ tham mưu
ngày 21 tháng 9: “Phú Thọ là nơi kinh tế dồi dào, có nhiều nhân vật lực, lại có
đường giao thông quan trọng, nối liền khu Việt Bắc với liên khu 3, 4; nối liền
vùng trung du Việt Bắc với miền thượng du Tây Bắc cho nên thu đông năm nay
địch có thể đánh ra để thực hiện âm mưu của chúng...”[14,tr.394].
Bộ Tổng tham mưu đã ra lệnh cho trung đoàn 246, trung đoàn 176 và bộ
đội đại phương chuẩn bị phương án nghênh chiến.

Ngày 28 tháng 10, địch từ Trung Hà, Việt Trì theo đường sông đường số
2 lên Phú Thọ và nhảy dù xuống Đoan Hùng. Ngày 13 tháng 11 một mũi tiến
công lên Biến Hiên đi đến đâu chúng lùng sục, đốt phá kho tàng, thóc lúa. Tại
Tam Nông, Đoan Hùng, Đồng Vàng... chúng phá ba kho gạo, một kho thóc, một
kho muối, một kho vũ khí 100 tấn ta chưa kịp vận chuyển. Để đề phòng địch có
thể tiến sâu hơn nữa, quấy rối hậu phương, đánh phá cơ quan kho tàng và cắt
đường tiếp viện của ta, ngày 19 tháng 11, trung đoàn 36 tách khỏi đội hình đại
đội 308 cấp tốc hành quân về chặn địch ở hữu ngạn sông Thao, một đại đội công
binh, pháo binh và cơ quan đoàn bộ của trung đoàn 151 trên đường số 13 cùng
cơ động sang thị xã Yên Bái, tổ chức thành một đơn vị phòng thủ. Đảng Bộ,
chính quyền nhân dân các địa phương nơi xảy ra chiến sự phối hợp chặt chẽ với
bộ đội chủ lực, thống nhất phương án đánh địch, kiên quyết bảo vệ hậu phương
chiến dịch.
Trước sức tiến công ào ạt của quân địch, lực lượng vũ trang cùng nhân
dân đại phương phá hoại cầu đường, cất giấu tài sản, đánh địch ở khắp nơi, ngăn
chặn từng bước tiến quân của chúng. Ở Hiên, cán bộ, công nhân quân giới bố trí
trận địa mìn dày đặc, địch không vào được xưởng, phải rút.
19


Ngày 17 tháng 11, trung đoàn 36 đánh trận phục kích trên đèo Chân
Mông – Năng Yên và Trạm Thản. Lợi dụng địa hình hiểm hóc, bộ đội bố trí
khôn khéo, bí mật, chờ địch lọt vào trận địa mới bất ngờ nổ súng đánh giáp lá
cà, tiêu diệt và bắt sống trên 400 tên, phá hủy 27 ô tô, 17 xe bọc thép.
Trong trận này, nổi bật tấm gương chiến sĩ mới Lê Văn Hiến, tuy bị địch
bắt, đánh đập dã man, nhưng vẫn không nhận mình là bộ đội chủ lực để giữ bí
mật bất ngờ cho trận phục kích.
Đêm 23 rạng sáng ngày 24 tháng 11, trung đoàn 36 lại tiến công núi
Quyết (gần Cổ Tiết) diệt thêm một đại đội địch, làm cho binh đoàn cơ động số 4
của địch bị tổn thất nặng nề.

Bị thiệt hại nặng, bộ chỉ huy của quân Pháp phải hạ lệnh cho Đờ li–na– rét
kết thúc cuộc hành quân Lo – ren, rút lực lượng về đối phó với mặt trận đồng
bằng và Tây Bắc.
Gần một tháng đánh lên Phú Thọ, cuộc hành quân phản kích vào hậu
phương chiến dịch được tính toán rất kỹ của các nhà quân sự Pháp ở Đông
Dương đã không đem lại kết quả gì, không thay đổi được quyết tâm chiến lược
của đối phương, mà còn bị tổn thất nặng nề: 1.800 tên bị loại khỏi vòng chiến
đấu, có 173 tên bị bắt, 60 xe cơ giới bị phá hủy.[15, Tr.220]
Thắng lợi ở hậu phương cổ vũ mạnh mẽ cho chiến trường, đặc biệt đối
với mặt trận Tây Bắc. Ở đây, bộ đội, dân công đang hăng hái bước vào đợt tiến
công mới với khí thế thi đua giết giặc lập công sôi nổi.
Theo chủ trương của Bộ chỉ huy chiến dịch, để tranh thủ yếu tố bất ngờ,
nghi binh lừa địch, mặt trận Y13 ở hướng Lai Châu nổ súng trước mở đầu đợt
hai chiến dịch. Đêm 17 tháng 11, tiểu đoàn 910 đánh tan một tiểu đoàn ngụy ở
Nâm Dím. Quân ta vừa vượt sông Đà thì địch ở Tuần giáo, Lai Châu biết tin đã
hoảng loạn, rút chạy. Bộ chỉ huy Pháp phán đoán Lai Châu là hướng ta tiến công
chủ yếu, vội vàng điều hai tiểu đoàn từ đồng bằng lên để đối phó ( 2e PBC và
2/1eRTM). Trong khi đó, ở hướng chủ yếu của chiến dịch, sáu trung đoàn của
đại đoàn 308, 312, 316 nhích dần đội hình, bí mật vượt sông Đà vào chiễm lĩnh
trận địa xuất phát tiến công. Đại đoàn trưởng đại đoàn 312 Lê Trọng Tấn, chính
20


ủy Trần Độ trực tiếp chỉ huy đơn vị vừa vượt sông, trinh sát thực địa vừa kiểm
tra đơn vị chuẩn bị đánh trận đầu.
Đêm 17 tháng 11, trung đoàn 209 được tăng cường một tiểu đoàn 141, do
đồng chí Nam Long chỉ huy, tiến công Bản Hoa, diệt hơn 300 tên địch.
Đêm 18 tháng 11, trung đoàn 141 dùng hai tiểu đoàn đánh Ba Lay, tiêu
diệt gần một tiểu đoàn địch.
Cùng thời gian, đại đoàn 308 cùng một lúc tiến công nhiều vị trí. Tiểu

đoàn 79, trung đoàn 102 tiêu diệt địch ở Hát Tiêu, loại khỏi vòng chiến đấu 98
tên. Tiểu đoàn 29, trung đoàn 88 đánh Mường Lụm diệt và bắt sống 149 tên. Có
69 tên lính Âu Phi thuộc tiểu đoàn 3 Ma-rôc.
Tiểu đoàn 316 có nhiệm vụ tiến công Mộc Châu, một cứ điểm mạnh, then
chốt nằm án ngữ đường số 41, do một tiểu đoàn địch chiếm giữ. Đêm 19 tháng
11, trung đoàn 174, được tăng cường tiểu đoàn 215 của trung đoàn 98, một đại
đội ba khẩu pháo 75, một đại đội cối hai khẩu 120, một tiểu đoàn 12 khẩu
12,7mm, một trung đội DKZ và một trung đội công binh chia làm nhiều mũi tiến
công cứ điểm Mộc Châu. Ở hướng sân bay, tiểu đoàn 439 trung đoàn 98 bố trí
chặn đánh địch đề phòng chúng rút chạy.
Cứ điểm Mộc Châu địa hình rất hiểm trở, địch bố trí binh lực, hỏa lực
nhiều tầng, nhiều lớp từ trên các điểm cao, có những điểm cao đột xuất; cứ điểm
hệ thống lô cốt, bãi mìn, tường xây vững chắc, có vị trí Pom tám, Pom lót cao
80m ở tiền tiêu bảo vệ do một tiểu đoàn lính Thái chốt giữ. Vì vậy cuộc chiến
đấu ở đây diễn ra rất quyết liệt. Các mũi tiến công ở hướng chủ yếu sau hơn một
giờ liên tục mở của đột phá mà vẫn không thành công. Ở múi thứ yếu tác chiến
thuận lợi hơn, đã chiếm được hai vị trí tiền tiêu. Từ trên cao, bộ đội ta phát huy
các loại hỏa khí yểm hộ cho các hướng phát triển tiến công, lần lượt chiếm
các lô cốt, ụ súng, trận địa pháo. Trước sức tiến công mạnh mẽ của quân ta, 2
giờ 15 phút, ngày 20 tháng 11, bọn chỉ huy ở cử điểm Mộc Châu xin đầu
hàng. Một số binh lĩnh tháo chạy rơi vào địa đón lóng của tiểu đoàn 439. Kết
quả, ta lọai khỏi vòng chiến đấu 309 tên địch, thu toàn bộ vũ khí, giải phóng
hơn 1.000 dân bị bắt giam.
21


Sau khi các vị trí then chốt ở tuyến phòng ngự trên cao nguyên Mộc Châu
bị tiêu diệt, địch ở chiềng Pan, sông Con, Tay Say, Sa Piệt, Tạ Khoa,... vội vã
rút chạy. Quân ta tiếp tục truy kích tiêu diệt và bắt sống hơn một tiểu đoàn địch.
Trước sức mạnh tiến công của quân ta, địch ở Chiềng Đông, Cò Nòi, Yên

Châu phải rút về tập trung tại Nà Sản. Những trận đánh mở đầu trận hai chiến
dịch vào tuyến phòng thủ cao nguyên Mộc Châu giành thắng lợi lớn.
Tại Lai Châu hướng thứ yếu, sau khi tiểu đoàn Thái ở Nậm Dín bị ta tiêu
diệt, địch ở Tuần Giáo, Luân Châu rút chạy, vị trí Mường Sài, thị xã Lai Châu bị
uy hiếp, đường số 41 Sơn La –Lai Châu bị chặt đứt một đoạn dài 60km. Ngày
14 và 15 tháng 11, địch điều hai tiểu đoàn (2e BPC và 56e BVN) đến chiếm lại
Luân Châu, Nậm Dín nhằm khôi phục tiểu khu Quỳnh Nhai giữ vững trận địa
bảo vệ thị xã.
Tiểu đoàn 910, tiểu đoàn 542 và tiểu đoàn 564 hình thành hai mũi tiến
công, sau khi vượt sông Đà đã nhanh chóng thọc sâu vào Nậm Dín. Ngày 16
tháng 11, tiểu đoàn 910 tiến công tiểu đoàn dù ở ngã ba Nậm Dín, tiêu hao
khoảng 3 đại đội, ngày 17 tháng 11, tiểu đoàn 542 đánh địch ở Nong Bò, Cha
Mong, diệt một đại đội thuộc tiểu đoàn 56 ngụy.
Tuy địch vẫn chiếm giữ ở ngã ba Nậm Dín, nhưng trước tình hình bị uy
hiếp mạnh từ nhiều phía, chúng hết sức hoang mang lo sợ, cuối cùng phải dồn
về Luân Châu phòng ngự, bị uy hiếp mạnh, quân địch từ Tà Huôn, Tà Ôn, Tà
Giang rút về Mường Sài. Được nhân dân địa phương dẫn đường, tiểu đoàn 564
phái một đại đội vượt lên phía trước chặn địch, cả tiểu đoàn truy kích diệt và bắt
sống gần như toàn bộ địch gồm bốn đại đội ở Mường Sài và hai đại đội ở
Mường Piềng.
Thừa thắng, tiểu đoàn 564 phát triển đến Thuận Châu, địch ở Thuận Châu
hoảng sợ rút chạy. Tiểu đoàn 564 chuyển đội hình bám sát địch, phối hợp với
tiểu đoàn 115- tiểu đoàn dự bị từ Ít Ong – hình thành hai mũi truy kích địch đến
tận Sơn La. Ngày 22 tháng 11, toàn bộ quân địch ở các vị trí còn lại và quân
chiếm đóng thị xã Sơn La rút về Nà Sản, ta tiếp quản Thuận Châu, thị xã Sơn
La, lùng quét bắt gần 400 tàn binh.
22


Tiểu đoàn 542 thọc sâu vào Nậm Dín, qua Thuận Châu tiến về Điện Biên

Phủ, đêm 30 tháng 11, tập kích tiểu đoàn ngụy Lào, tiếp đó truy quét bọn tàn
binh đang lẩn trốn trong bảy ngày đêm liền, bắt sống 726 tên, có một tên quan tư
tiểu đoàn trưởng, thu 600 súng các loại.
Với tinh thần liên tục tiến công, tận dụng thời cơ, có cách đánh táo bạo, ở
hướng phối hợp, bộ đội ta đã nhanh chóng phá tan hệ thống phòng ngự ở phía
nam Lai Châu, diệt và bắt sống hơn 1.400 tên địch, tính cả đợt một trên hướng
này, quân và dân ta đã tiêu diệt 12 đại đội địch, bắt sống 1.700 tên, thu nhiều vũ
khí, giải phóng các huyện Than Uyên, Quỳnh Nhai, Tuần Giáo, Mường La,
Thuận Châu, Điện Biên phủ rộng trên 3.000km2 và 10 vạn dân. Thắng lợi ở
hướng Lai Châu còn tạo điều kiện để hướng Sơn La giành thắng lợi
lớn.[4,tr.223]
Kết quả toàn chiến dịch đến hết đợt hai, ta tiêu điệt và bắt sống hơn 3.000
tên địch, giải phóng 17.700 km2, tỉnh Sơn La ( trừ Nà Sản), một phần tỉnh Lai
Châu không còn giặc.
2.3.3 Tổng tấn công địch ở Nà Sản
2.3.3.1 Hệ thống phòng ngự thực dân Pháp ở Nà Sản
Tiểu khu Nà Sản thuộc xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
Trước đây là một vị trí tiểu khu trên đường 41 thuộc phân khu Sơn La, cách tỉnh
lỵ Sơn La 20 Km về phía nam. Địa hình bằng phẳng, rộng, đồi núi nhấp nhô
hình bát úp, ra xa hơn có các cao điểm quan trọng. Phía Bắc có cao điểm 692,
Đông có cao điểm 614, Nam có cao điểm 645, Tây có cao điểm 643. Toàn bộ cứ
điểm nằm trên tọa độ (4699). Có ranh rới phía Bắc giáp xã Chiềng Sinh (Thị xã
Sơn La), Đông giáp xã Mường Bon, Nam giáp xã Hát Lót, Tây giáp xã Chiềng
Mai (Mai Sơn).[16, Tr.86]
Trước cuộc tiến công lớn của ta lên Tây Bắc, sau khi mất Nghĩa Lộ, Mộc
Châu... Cuối tháng 11 năm 1952, tướng Xa Lăng đã tính đến việc gom các vị trí
lại thành cứ điểm mạnh, hình thành tập đoàn cứ điểm. Lúc đầu Nà Sản chỉ có
một vị trí, một điểm tựa bằng bê tông và một sân bay dã chiến dài 1.100m. Lực
23



×