Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Mở cửa ôtô gây tai nạn phải chịu trách nhiệm gì?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.13 KB, 2 trang )

Mở cửa ôtô gây tai nạn phải chịu trách nhiệm gì?
Không ít trường hợp lái xe ô tô mở cửa xuống xe thiếu quan sát khiến người đi xe máy
phía sau va vào cánh cửa, gây ra tai nạn. Tình huống gây tai nạn này phần lỗi chủ yếu
thuộc về lái xe ô tô và nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng thì lái xe có thể bị xử lý hình sự.

Thưa luật sư, có bạn đọc gửi câu hỏi như sau: “Vợ tôi đang đi xe máy trên đường thì bất
ngờ một chiếc ô tô mở cửa. Do khoảng cách quá gần, cô ấy tông vào cánh cửa rồi ngã ra
đường. Nhưng người chủ xe trên không đồng ý bồi thường cho vợ tôi với lý do là vợ tôi
không quan sát”. Từ vụ việc trên, bạn đọc này hỏi người chủ xe có phạm lỗi không? Và
vợ của bạn đọc này có được bồi thường không?
Theo Khoản 3 Điều 18 Luật giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện khi dừng
xe, đỗ xe phải thực hiện quy định sau: “đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước
xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn.”
Như vậy, việc lái xe taxi bất ngờ mở cửa là hành vi không bảo đảm an toàn về giao thông
đường bộ khi dừng đỗ. Và người điều khiển phương tiện đã có lỗi trong việc gây ra tai
nạn đối với vợ bạn.
Và theo Điều 609 Bộ luật Dân sự 2005 thì vợ bạn có quyền yêu cầu người điều khiển
phương tiện bồi thường Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm.
Ngoài trách nhiệm bồi thường, người mở cửa ô tô thiếu quan sát, gây ra tai nạn cho người
khác còn có thể bị phạt hành chính, hoặc khởi tố hình sự nếu hậu quả nghiêm trọng
Nếu người điều khiển xe ô tô trên cố tình không bồi thường thì vợ tôi phải làm gì để đòi


hỏi quyền lợi cho mình?
Nếu người điều khiển phương tiện trên cố tình không bồi thường thì vợ bạn có thể khởi
kiện tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Theo Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án
nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự về bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng quy định việc bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
được bồi thường, bao gồm:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị


giảm sút của người bị thiệt hại.
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại
trong thời gian điều trị.
- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm: Tối đa không quá 30
tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.
Ngoài bồi thường dân sự thì người điều khiển phương tiện sẽ chịu trách nhiệm gì nữa,
thưa luật sư?
Trong trường hợp việc vi phạm về việc mở cửa xe mà chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng
thì bị xử phạt hành chính về lỗi “mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn” theo
điểm g Khoản 2 Điều 5 Nghị định 46 năm 2016 của Chính với mức phạt từ 300.000
đồng đến 400.000 đồng.
Còn nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng như gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai
người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên; Gây thiệt hại về tài sản có giá trị
từ 70 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng…hoặc gây ra hậu quả chết người thì có thể bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ tại Điều 202 BLHS 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Theo đó, người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về
an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng
cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng,
cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.



×