TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
KHOA PHÁP LUẬT KINH TẾ
BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN LUẬT HÌNH SỰ TUẦN SỐ 2
Đề tài:
Theo luật hình sự Việt Nam người phạm tội trong tình trạng say do
dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác thì vấn phải chịu trách nhiệm
hình sự.
Hảy cho biết quan điểm cá nhân về quy định trên liên hệ với thực
trạng xã hội hiện nay.
Sinh viên: NGUYỄN LÂM SƠN
Lớp: KT32B. Mã số SV: KT32
Hà Nôi: 08/09/2009
Theo luật hình sự Việt Nam người phạm tội trong tình trạng say do
dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác thì vẫn phải chịu trách nhiệm
hình sự. Hãy cho biết quan điểm của cá nhân về quy định trên liên hệ với
thực trạng xã hội hiện nay.
* *
*
Tính có năng lực trách nhiệm hình sự được xem là một dấu hiệu của tội
phạm đặt ra đòi hỏi phải luận chứng về điều kiện trách nhiệm hình sự của người
say rượu hoặc dùng chất kích thích mạnh khác.
Tại điều 14 bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 quy định về vấn đề này
như sau: “ Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích
thích khác thì vấn phải chịu trách nhiệm hình sự.
I. Quan điểm cá nhân về vấn đề này.
Quan điểm cá nhân của em là hoàn toàn nhất trí với tinh thần của điều luật
là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là tội phạm trong tình
trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác vẫn phải chịu trách
nhiệm hình sự, thậm chí phải coi đây là một tình tiết tăng nặng. Nhưng em chưa
đồng tình với cách giải thích về năng lực trách nhiệm hình sự của người đang
trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kich thích khác phạm tội. “ người
say vẫn bị còi là có năng lực trách nhiệm hình sự chính vì họ có năng lực trách
nhiệm hình sự khi đăt minh vào tình trạng say và như vậy cũng có nghĩa là họ đã
tự tước bỏ năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi của mình tự đặt
mình vào tình trạng năng lực bị hạn chế hoặc bị loại trừ. Họ là người có lỗi đối
với tình trạng say của mình do vậy cũng có lỗi đối với hành vi nguy hiểm cho xã
hội đã thực hiện trong khi say.” ( giáo trình Luật hình sự Việt Nam - ĐHLHN)
Giải thích như trên là chưa thoả đáng còn chứa đựng những mâu thuẫn và
các yếu tố không hợp lý trong việc xác định năng lực trách nhiệm hình sự và
tĩnh có lỗi trong hành vi tội phạm. Chúng ta có thể thây rõ điều đó bởi sự thạt
trong cơn say rượu nặng hoặc bị kích động bởi một chất kích thích khác phần
nhiều thì người ta có thể mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi
xử sự của mình. Mặt khác một người uống rượu tức là “ tự đặt mình vào tình
trạng say” không được xem là có lỗi. Lỗi chỉ được xem xét khi thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội pham. Không thể nói rằng
khi uông rượu ngươi ta có năng lực trách nhiệm hình sự và có lỗi nên khi thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội người ta cũng co năng lực trách nhiệm hình
sự và có lỗi mặc dù hành vi đó được thực hiện trong khi say lúc mà người ta
không còn có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.
Nếu một người bị say nặng do uống rượu hoặc do dung một chất kích thích
mạnh khác đến mức mất khả nằng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của
mình, trở thành người không còn có năng lực trách nhiệm thực tế và trong tình
trạng như vậy họ thực hiên hành vi mà luật hình sự xác định là tội phạm thì điều
kiện của trách nhiệm hình sự thực tế không còn tồn tại nữa, xác định trách
nhiệm hình sự với họ lúc này là quy tội khách quan. Vì năng lực trách nhiệm
hình sự là trạng thái tâm lý của một người tại thời điểm mà họ thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình,
chúng ta phải hết sức lưu ý rằng đó là năng lực có ở tại thời điểm thực hiện hành
vi tội phạm. Chính vì vậy mà khi một người say do dùng rượu hoặc chất kich
thich đến mức mà không còn khả năng nhận thức và điều khiển hành vi mà thực
hiện hành vi tội phạm thì họ vấn phải được coi là không có năng lực trách nhiện
hình sự vì không thể nhận thức và điều khiển hành vi và như vậy thì họ cũng
không có lỗi đối vơi hành vi tội phạm thực hiện trong lúc đó ( trong lúc say) vì
họ không có khả năng lựa chọn cách xứ sự phù hợp với đòi hỏi của xã hội, cho
nên họ cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự vơi hành vi tội phạm của mình
( về mặt lý thuyết) vì theo nguyên tắc không có lỗi thì không có tội.
Như vậy thực hiện tội phạm trong tình trạng say nặng, mất khả năng nhận
thức và điều khỉên hành vi của mình nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự
thực chất là biểu hiện của quy tội khách quan. Việc quy tội khách quan này là
hợp pháp và phù hợp việc chống xâm hại tới những khách thể được luật hình sự
bảo vệ và hầu như tất cả các nước trên thế giơi cũng có nhưng quy định như vây.
Khi say nặng người ta rơi vào tình trạng không có năng lực trách nhiệm
nhưng phải chịu trách nhiệm theo điều 14 bộ luật hình sự Việt Nam thực chất đã
đưa ra một ngoại lệ đặc biệt làm cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
người phạm tội trong tình trạng say. Nếu không có quy định này của luật thì
không thể truy cứu trách nhiệm hình sự với người đã thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội mà luật hình sự xác định là tội pham, trong tình trạng say nặng
đã mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.
II. Liên hệ với thực trạng xã hội hiện nay.
Trong xã hội hiện nay Rượu đang trở thành một quốc nạn tình trạng say
rượu đang gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với toàn thể xã hội:
say rượu có thể dẫn đến tình trạng giết người, rượu có thể làm đổ màu và nược
mắt biết bao nhiêu nguời, say rượu cũng là một nguyên nhân dẫn đến làm gia
tằng tai nan giao thông…vv. Chính vì tác hại to lớn của việc say rượu hoặc các
chất kích thích khác mà bộ luật hình sự Việt Nam phải có một quy định riêng
ngoại lệ đặc biệt về trách nhiệm hình sự của người say do dùng rượu hoặc chất
kích thích khác phạm tội. Quy định nhằm chống những xâm hại khách thể được
luật hình sự bảo vệ, nhằn chống trình trạng lách luật để thực hiện những hành vi
tội phạm. vĩ dụ như mượn cớ say rượu để trả thù…
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHAO
1. Giáo trình luật hình sự Việt Nam tập 1, trường đại học Luật Hà nôi - tr
118-119
2. Giáo trình luật hình sự Việt Nam phân chung, khoa luật đại học quốc
gia Hà nôi, tr 161-169
3. Bộ luật hình sự Việt Nam điều 14
4. Luật hình sự Việt Nam những vẫn đề lý luận và thực tiễn, trường đại
học luật Hà nội, tr 12-16
5 Bài tập tình huống -TS Đỗ Đức Hồng Hà
6. Mạng Internet